Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân tích sự khác biệt chi phí đầu vào và khả năng cạnh tranh sản phẩm gỗ của công ty cổ phần savimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.5 KB, 88 trang )

iI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------- WX ---------

NGUYỄN THANH LÂM

PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT, CHI PHÍ ĐẦU
VÀO VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN
PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SAVIMEX

Chuyên ngành
Mã số ngành

: Quản Trị Doanh Nghiệp
: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 naêm 2004


i II

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

--------- WX ---------


NGUYỄN THANH LÂM

PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT, CHI PHÍ ĐẦU
VÀO VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN
PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SAVIMEX

Chuyên ngành : Quản Trị Doanh Nghiệp
Mã số ngành : 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2004


i III

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠIHỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. NGUYỄN THỊ CÀNHÏ

Cán bộ chấm và nhận xét 1: ....................................................................................

Cán bộ chấm và nhận xét 2: ....................................................................................

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN

THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ………. tháng ………. năm 2004.


i IV
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc
--------- WX --------TP. Hồ Chí Minh ngày …… tháng …… năm 2004

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên:
NGUYỄN THANH LÂM
Sinh ngày:
04-08-1972
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Phái:
Nơi sinh:
Mã số:

Nam
Mỹ Tho
12.00.00

I.

Tên đề tài: PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT, CHI PHÍ ĐẦU VÀO VÀ

KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN SAVIMEX

II.

Nhiệm vụ và nội dung:

• Phân tích khả năng cạnh tranh sản phẩm gỗ của công ty cổ phần SAVIMEX
• Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm gỗ của công ty cổ
phần SAVIMEX
III. Ngày giao nhiệm vụ:

25-02-2004

IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

31-07-2004

V.

PGS. TS. NGUYỄN THỊ CÀNH

Cán bộ hướng dẫn:

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH


Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Ngày 02 tháng 08 năm 2004
KHOA QUẢN LÝ
NGÀNH


iV

Lời cảm ơn

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
đến PGS.TS. Nguyễn Thị Cành, đã dành
thời gian hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho
luận văn tốt nghiệp này.

Lời cảm ơn được gởi đến Khoa Quản Lý
Công Nghiệp, Đại Học Bách Khoa TP.HCM
và các Thầy Cô giảng viên., Công Ty cổ
phần Savimex cùng các đồng nghiệp.

Xin cảm ơn bạn bè, người thân, gia đình
đã sẵn lòng giúp đỡ luận văn tốt nghiệp
được hoàn thành.


i VI

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Phân tích sự khác biệt, chi phí đầu vào và khả năng cạnh tranh sản phẩm
gỗ của công ty cổ phần SAVIMEX “ được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp cao
học ngành Quản Trị Doanh Nghiệp tại Khoa Quản Lý Công Nghiệp- Trường Đại
Học Bách Khoa TP. HCM. Luận văn gồm 6 chương , 75 trang.
Chương mở đầu giới thiệu đề tài và phương pháp nghiên cứu nhằm làm rỏ cách
thức tiến hành nghiên cứu và trình bày luận văn
Chương 1 Trình bày về cơ sở lý thuyết lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh và các
phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp bằng
phân tích chuỗi giá trị, chi phí đầu vào và sự khác biệt của sản phẩm.
Chương 2 Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu – Công Ty Cổ Phần SAVIMEX –
với đầy đủ các thông tin về quá trình hình thành, hoạt động chính của công ty.
Giới thiệu qua về thị trường nhập khẩu đồ mộc của Nhật Bản
Chương 3 Phân tích các yếu tố môi trường bên trong của doanh nghiệp, sự khác
biệt và chi phí đầu vào của sản phẩm. Thông qua việc so sánh chi phí đầu vào
của công ty với các đối thủ cạnh tranh xác định lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Chương 4 Thông qua phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp, sự khác biệt và
chi phí đầu vào tìm ra các cản ngại làm hạn chế khả năng cạnh tranh sản phẩm
gỗ của công ty và từ các cản ngại đó tìm ra các giải pháp để khắc phục.
Chương 5 Kết luận và đưa ra các kiến nghị mà luận văn chưa thực hiện được.


i VII

MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .....................................................12
0.1 Bối cảnh và đặt vấn đề và nghiên cứu....................................................... 12
0.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 14
0.3 Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu ......................................... 14
0.4 Các phương pháp phân tích đánh giá lợi thế cạnh tranh............................ 15

0.4.1 Phương pháp định lượng ...................................................................... 15
0.4.2 Các phương pháp định tính .................................................................. 15
0.5 Nguồn số liệu sử dụng................................................................................ 16
0.6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 17
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ LI
THẾ CẠNH TRANH............................................................................................18
1.1 Một số quan niệm hay khái niệm về khả năng cạnh tranh, lợi thế so sánh18
1.1.1 Năng lực cạnh tranh quốc gia .............................................................. 20
1.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghhiệp ............................................. 20
1.1.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ........................................ 20
1.2 Các phương pháp phân tích đánh giá lợi thế cạnh tranh............................ 21
1.2.1 Phân tích dây chuyền giá trị của công ty............................................. 21
1.2.2 Phương pháp phân tích chi phí đầu vào và sự khác biệt ..................... 24
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SAVIMEX VÀ THỊ
TRƯỜNG ĐỒ GỖ NHẬT BẢN ...........................................................................26
2.1. Giới thiệu công ty cổ phần SAVIMEX......................................................... 26
2.1.1. Sự hình thành và phát triển công ty cổ phần Savimex....................... 26
2.1.2. Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự ................................................. 28
2.1.3 Sơ đồ tổ chức........................................................................................ 30
2.1.4. Các kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây ................... 30


i VIII

2.1.5. Nhiệm vụ chức năng và định hướng phát triển của công ty............... 31
2.2. Thị trường đồ gỗ Nhật Bản ....................................................................... 33
2.3 Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty cổ phần SAVIMEX.................. 33
2.3.1 Công ty Lobimex(Việt Nam)............................................................... 34
2.3.2 Công ty Marunaka (Trung Quốc) ........................................................ 34
CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM GỖ

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAVIMEX .............................................................35
3.1 Phân tích chuỗi giá trị................................................................................. 35
3.1.1 Phân tích các hoạt động chủ yếu ......................................................... 35
3.1.2. Phân tích các hoạt động hỗ trợ ........................................................... 50
3.2 Phân tích các yếu tố liên quan đến khác biệt hóa sản phẩm ..................... 57
3.2.1 Đánh giá khách hàng Nafuco về khác biệt sản phẩm giữa 03 công ty
Savimex, Marunaka và Lobimex ................................................................. 57
3.2.2 Thương hiệu sản phẩm......................................................................... 58
3.3 Phân tích các yếu tố liên quan đến chi phí sản phẩm ................................ 59
3.3.1 Chi phí đầu vào , cơ cấu chi phí đầu vào và tác động của chi phí đầu
vào đến khả năng cạnh tranh........................................................................ 59
3.3.2 Tác động của giảm chi phí đầu vào đến giảm sản lượng bán ra......... 68
3.3.3 Tính cạnh tranh của sản phẩm công ty so sánh với sản phẩm cùng lọai
của công ty Marunaka (Trung Quốc) qua so sánh chi phí đầu vào .............. 69
3.3.4 Tính cạnh tranh của sản phẩm công ty so sánh với sản phẩm cùng lọai
của công ty LOBIMEX (Việt Nam) qua so sánh chi phí đầu vào ................ 73
CHƯƠNG IV: NHỮNG CẢN NGẠI HẠN CHẾ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.................76
4.1 Những cản ngại làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm ............ 76


i IX

4.1.1 Những cản ngại từ yếu tố nội sinh trong công ty................................. 76
4.1.2 Những cản ngại từ yếu tố môi trường bên ngòai................................. 78
4.2 Một số kiến nghị giải pháp đối với công ty nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm gỗ ..................................................................................... 79
4.2.1 Nhóm giải pháp cho yếu tố đầu vào.................................................... 79
4.2.2 Nhóm giải pháp đầu ra ........................................................................ 81
4.2.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ .................................................................. 82

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ....................................................................................84
5.1 Kết quả ....................................................................................................... 84
5.2. Kiến nghò ................................................................................................... 86


iX

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam .............................12
Bảng 2: Số lượng các cơ sở chế biến gỗ Việt Nam ...............................................12
Bảng 3: Lộ trình cắt giảm thuế quan sản phẩm gỗ trong quá trình Việt Nam hội
nhập AFTA ............................................................................................................13
Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần Savimex từ năm
2001-2003 .............................................................................................................30
Bảng5: Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ vào thị trường Nhật trong năm 2002 và
2003 ......................................................................................................................33
Bảng 6: Số lượng, chi phí mua nguyên liệu gỗ năm 2001 .....................................36
Bảng 7: Số lượng, chi phí mua nguyên liệu gỗ năm 2002 .....................................36
Bảng 8: Số lượng, chi phí mua nguyên liệu gỗ năm 2003 .....................................37
Bảng 9: Bảng tóm tắt số lượng mua nguyên liệu gỗ từ năm 2001-2003 ...............37
Bảng 10: Số lượng chi phí mua keo ghép gỗ từ năm 2001-2003 ...........................39
Bảng 11: Số lượng, chi phí mua sơn hóa chất từ năm 2001-2003 .........................40
Bảng 12: Chi phí mua phụ liệu từ năm 2001-2003 ...............................................41
Bảng 13: Năng suất lao động công nhân từ năm 2001-2003 ................................54
Bảng 14: Tình hình khoản phải thu trong 03 năm 2001-2003...............................55
Bảng 15: Tình hình khoản phải trả từ năm 2001-2003 .........................................55
Bảng 16: Các chỉ số tài chính chủ yếu từ năm 2001-2003....................................56
Bảng 17: Đánh giá sự khác biệt sản phẩm giữa công ty Savimex, công ty Lobimex
và công ty Marunaka ............................................................................................57
Bảng 18: Chi phí bình quân cho 1m3 gỗ thành phẩm, cơ cấu chi phí đầu vào và

biến động chi phí đầu vào.....................................................................................59
Bảng 19: Biến động chi phí đầu vào đến tăng giảm sản lượng baùn ra .................68


i XI

Bảng 20: So sánh chi phí đầu vào giữa công ty cổ phần Savimex và công ty
Marunaka..............................................................................................................70
Bảng 21: So sánh chi phí đầu vào giữa công ty cổ phần Savimex và công ty
Lobimex.................................................................................................................73


12

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

0.1 Bối cảnh và đặt vấn đề và nghiên cứu
Trong những năm đầu thiên niên kỷ mới nền kinh tế thế giới đang phát
triển mạnh mẽ, hòa nhập dòng phát triển đó nền kinh tế Việt Nam nói chung và
ngành chế biến gỗ nói riêng đã có những bước tiến đáng kể. Theo số liệu thống
kê, ngành gỗ là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất nước ta
hiện nay và là một trong 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong
năm 2004.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng ngành

2001

2002


2003

23%

34%

142%

chế biến gỗ Việt Nam
Nguồn: Sở thương mại TP. HCM -2003
Để đạt được tốc độ phát triển cao như trên chứng tỏ nhiều doanh nghiệp
trong nước lẫn nước ngòai vào đầu tư ngành gỗ, điều này dự báo môi trường
cạnh tranh ngành trong tương lai diễn ra rất gay go.
Bảng 2: Số lượng các cơ sở chế biến gỗ Việt Nam
Số cơ sở chế biến gỗ

2000

2001

2002

126.338

136.699

166.627

Nguồn: Niên giám thống kê 2002

Bên cạnh đó Việt Nam đã gia Nhập AFTA do vậy phải tuân thủ theo quy
trình cắt giảm thuế quan xuống 0-5% đến năm 2006 đối với tất cả các mặt hàng
nhập khẩu trong đó có sản phẩm gỗ, do vậy các doanh nghiệp chế biến gỗ
Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


13

Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt về giá với các sản phẩm cùng lọai nhập khẩu
từ các nước ASEAN. Chương trình cắt giảm thuế quan của sản phẩm gỗ tuân
theo lộ trình như sau:
Bảng 3: Lộ trình cắt giảm thuế quan sản phẩm gỗ trong quá trình Việt Nam hội
nhập AFTA
CEPT

Thuế suất nhập khẩu

2003

2004

2005

2006

20%

15%


10%

5%

Công ty cổ phần SAVIMEX được thành lập năm 1985 họat động chính trên
02 lãnh vực chế biến tạo ra sản phẩm gỗ thành phẩm và kinh doanh nhà đất. Từ
năm 1991 công ty SAVIMEX luôn đứng đầu trong các doanh nghiệp gỗ Thành
Phố Hồ Chí Minh về công nghệ cũng như năng lực sản xuất, tất cả các sản phẩm
gỗ của công ty đều xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên trong các năm
gần đây có sự bùng nổ về số lượng cũng như chất lượng các doanh nghiệp chế
biến gỗ cùng với việc giảm thuế quan sản phẩm gỗ nhập khẩu trong quá trình
hội nhập AFTA, công ty phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trong và ngòai
nước đối với sản phẩm gỗ hòan chỉnh trên cả hai thị trường xuất khẩu và nội địa.
Để có thể tồn tại và phát triển lâu dài công ty phải có các giải pháp nhất định để
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong thời kỳ hội nhập tòan cầu hóa.
Vì lý do trên mà tôi chọn đề tài “PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT, CHI
PHÍ ĐẦU VÀO VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM GỖ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SAVIMEX”.
Hòan tất nghiên cứu đề tài chính là việc tìm ra câu trả lời cho hai câu hỏi
cụ thể được đặt ra trong suốt quá trình nghiên cứu như sau:
Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


14

Câu hỏi thứ nhất: Chi phí đầu vào tác động thế nào đến giá thành sản
phẩm? Sự khác biệt công nghệ công ty so với đối thủ cạnh tranh thế nào? Chất

lượng sản phẩm công ty có đáp ứng yêu cầu thị trường Nhật Bản không?
Câu hỏi thứ hai: Các cản ngại từ nội sinh doanh nghiệp và môi trường
kinh doanh mà công ty gặp phải như thế nào và đề xuất cách giải quyết ra sao?
0.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xem xét các tác động của chi phí đầu vào lên giá thành sản phẩm và mức
độ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty, đánh giá yếu tố công nghệ
sản xuất tác động đến sự khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm cùng lọai trên
thị trường.
Phân tích tìm ra những cản trở nội sinh bên trong doanh nghiệp và môi
trường kinh doanh bên ngòai làm hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty.
Đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
0.3 Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu
Các phương pháp áp dụng để nghiên cứu khảo sát gồm
Phương pháp phân tích thống kê mối quan hệ giữa chi phí đầu vào với giá
cả và sản lượng đầu ra đối với sản phẩm xuất khẩu.
Phương pháp áp dụng so sánh chi phí đầu vào và khả năng cạnh tranh của
sản phẩm công ty với sản phẩm cùng lọai được sản xuất từ công ty Marunaka
(Trung Quốc) và từ công ty Lobimex (Việt Nam).
Phương pháp phân tích định tính bao gồm phân tích sự khác biệt hóa của
sản phẩm liên quan đến các yếu tố chất lượng, công nghệ, thương hiệu.

Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


15

0.4 Các phương pháp phân tích đánh giá lợi thế cạnh tranh
Theo Michael Porter (1990), lợi thế cạnh tranh được biểu hiện dưới hai

dạng cơ bản sau. Thứ nhất, nếu hai sản phẩm cùng chủng lọai chất lượng ngang
nhau thì sản phẩm nào có chi phí sản xuất và giá thành thấp hơn sẽ có khả năng
cạnh tranh cao hơn. Thứ hai, một sản phẩm có tính đặc thù, độc đáo riêng biệt
(Về mẫu mã, tính năng độc đáo hay giá trị sử dụng…) mà không có sản phẩm
cùng chủng lọai nào khác có được, cho dù giá cả có cao hơn các sản phẩm khác
thì nó vẫn có một lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các sản phẩm cùng chủng
lọai.
Trong đề tài này tập trung nghiên cứu khả năng cạnh tranh sản phẩm thông
qua phân tích chi phí sản xuất đầu vào ảnh hưởng lên giá thành sản phẩm và
phân tích các yếu tố chất lượng, công nghệ, thương hiệu liên quan đến sự khác
biệt hóa sản phẩm.
0.4.1 Phương pháp định lượng
0.4.1.1 Phương pháp thống kê tính hệ số co giãn
Đây là phương pháp phân tích thống kê xác định mối quan hệ giữa chi phí
đầu vào và kết quả đầu ra thông qua các hệ số co giãn kết quả đầu ra theo chi
phí đầu vào.
0.4.1.2 Phương pháp phân tích tỷ số doanh thu và chi phí
So sánh giá trị giữa tỷ số doanh thu và chi phí với 1, nếu giá trị tỷ số này
càng nhỏ hơn 1 thì khả năng cạnh tranh sản phẩm càng cao.
0.4.2 Các phương pháp định tính
Phân tích các yếu tố liên quan đến chất lượng, công nghệ và thương hiệu
của sản phẩm. Sử dụng phương pháp hội thảo chuyên gia để trao đổi kết quả
Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


16

nghiên cứu và có những đề xuất hòan thiện. Tham quan các kỳ hội chợ hàng gỗ

tại Nhật Bản xác định vị trí sản phẩm gỗ trên thị trường Nhật, tiếp xúc các khách
hàng Nhật để nắm lấy thông tin về chất lượng và nhu cầu thị trường.
Các bước nghiên cứu
Vấn đề: đề xuất các giải pháp
nâng cao khả năng canh tranh

Tìm hiểu và tóm tắt
các lý thuyết liên quan
Phấn tích các yếu tố
liên quan đến chi phí

Phân tích các yếu tố liên
quan đến sự khác biệt

Xác định các cản trở
đối với doanh nghiệp

Đưa ra các giải pháp

0.5 Nguồn số liệu sử dụng
Dữ liệu thứ cấp về chi phí sản xuất, trị giá sản xuất , trị giá xuất khẩu của
công ty SAVIMEX được lấy từ phòng kế tóan công ty SAVIMEX.
Các thông tin liên quan cũng như khuynh hướng phát triển của ngành gỗ
được tham khảo từ thời báo kinh tế Sài Gòn, Saigon Time, tạp chí Asia
Furniture.
Dữ liệu về chi phí sản phẩm cùng lọai được sản xuất tại Trung Quốc được
cung cấp bởi công ty Nafuco (Nhật Bản) – Khách hàng chính của công ty
Savimex, công ty Lobimex và công ty Marunaka.
Một số thông tin liên quan khác được tải từ mạng internet.
Nguyễn Thanh Lâm


Cao Học QTDNK13


17

0.6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Công ty hoạt động trên hai lãnh vực chính là kinh doanh nhà đất và xuất
khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật, đề tài chỉ đề cập khả năng cạnh tranh
sản phẩm gỗ của công ty trên thị trường Nhật Bản.
Các giải pháp đưa ra thực thi đến cuối năm 2005, các số liệu sử dụng trong
đề tài được lấy trong 03 năm gần nhất (2001, 2002, 2003) sau khi công ty
SAVIMEX chuyển sang cổ phần hóa.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và sự khác biệt của sản phẩm, tuy
nhiên đề tài chỉ đặt trọng tâm vào việc phân tích ảnh hưởng chi phí đầu vào lên
chi phí sản phẩm đối với sản phẩm xuất khẩu và phân tích ba yếu tố về công
nghệ, chất lượng, thương hiệu lên sự khác biệt sản phẩm đối với sản phẩm xuất
khẩu ở thị trường Nhật Bản.

Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


18

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
LI THẾ CẠNH TRANH

1.1 Một số quan niệm hay khái niệm về khả năng cạnh tranh, lợi thế so sánh

Cạnh tranh kinh tế là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau
trên một thị trường chung nhằm đứng chân được trên thị trường và tăng lợi
nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế về giá trị sử dụng, giá bán và tổ chức
tiêu thụ sản phẩm của họ.Như vậy sẽ có ba lọai cạnh tranh cơ bản là:
-

Cạnh tranh bằng giá trị sử dụng.

-

Cạnh tranh bằng giá.

-

Cạnh tranh bằng tổ chức tiêu thụ sản phẩm,

Trong thực tế các doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời, phối hợp các lọai
hình nói trên. Các doanh nghiệp thuộc một ngành, làm ra sản phẩm giống nhau
cùng tiêu thụ sản phẩm trên cùng một địa bàn, thì thông thường phải cạnh tranh
với nhau. Nếu chi phí bình quân thấp nhất của doanh nghiệp này giống nhau thì
là cạnh tranh ngang, nếu chúng khác nhau, là cạnh tranh dọc. Tuy nhiên trong
thực tế, các doanh nghiệp có trình độ công nghệ khác nhau và một số doanh
nghiệp có thể có cùng trình độ công nghệ. Như vậy về cơ bản cạnh tranh các đơn
vị trong cùng ngành là cạnh tranh hàng dọc.Trên phương diện quốc gia, năng lực
cạnh tranh đúng nghóa không phải là chiếm hữu và sử dụng tối đa một lợi thế so
sánh nào (Như nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào). Năng lực cạnh tranh về bản
chất là sự tăng năng suất lao động bền vững dẫn đến chất lượng cuộc sống cao
hơn cho người dân. Năng lực cạnh tranh của một quốc gia được điều chỉnh bởi
môi trường vi mô, vó mô và chất lượng của các chiến lược và họat động kinh
Nguyễn Thanh Lâm


Cao Hoïc QTDNK13


19

doanh của các chủ thể thuộc quốc gia đó. Đây là cách tiếp cận về năng lực cạnh
tranh theo mô hình của tiến sỹ Micheal Porter thuộc đại học Harvard. Trên
phương diện ngành, năng lực cạnh tranh thể hiện ở chi phí đầu vào và năng lực
khác biệt các doanh nghiệp.
Lý thuyết lợi thế so sánh dựa trên nhân tố sản xuất và những khác biệt về
chi phí nhân tố đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định cơ cấu
thương mại ở nhiều ngành công nghiệp. Lý thuyết này đã giúp rất nhiều cho các
chính sách hướng về năng lực cạnh tranh của chính phủ vì lý thuyết này giúp các
chính phủ nhận biết rằng họ có thể làm thay đổi lợi thế nhân tố trong tòan bộ
các ngành hay một ngành cụ thể thông qua nhiều hình thức can thiệp khác nhau.
Chính phủ có thể thực hiện những chính sách khác nhau được thiết kế nhằm gia
tăng lợi thế so sánh về chi phí nhân tố. Những ví dụ cụ thể là giảm lãi suất, nổ
lực giảm chi phí tiền lương, phá giá đồng tiền nhằm tác động đến giá so sánh,
các hình thức trợ giá, trợ cấp, cho phép khấu hao đặc biệt… tất cả những chính
sách này, theo cách riêng của mình và qua những thời điểm khác nhau, đều
nhắm vào việc giảm chi phí tương đối của các công ty trong một nước so với
những đối thủ quốc tế của chúng.
Lợi thế so sánh thường bị hiểu nhầm với lợi thế cạnh tranh. Lợi thế so sánh
chỉ là các điều kiện có lợi đặc thù đối với một quốc gia hoặc một ngành do
những điều kiện tự nhiên, con người hoặc thể chế. Nguồn nhân công rẻ, tài
nguyên dồi dào và môi trường đầu tư thuận lợi chỉ được xem là lợi thế so sánh,
có thể là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ không nhất thiết dẫn đến lợi
thế cạnh tranh. Việc theo đuổi những chiến lược sai lầm trong việc sử dụng các
lợi thế so sánh thậm chí mang đến phản tác dụng cho năng lực cạnh tranh.Như

vậy lợi thế so sánh không phải là lợi thế cạnh tranh và không nhất thiết dẫn đến
Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


20

lợi thế cạnh tranh. Lợi thế so sánh không nhất thiết tạo ra sự tiết kiệm chi phí và
càng không nhất thiết dẫn đến các giá trị gia tăng , trừ phi đi kèm với nó là các
chiến lược hợp lý. Lợi thế cạnh tranh chính là khả năng cung cấp giá trị gia tăng
cho các đối tượng liên quan. Các đối tượng này có thể là các khách hàng, là nhà
đầu tư hoặc đối tác kinh doanh.
Xét về quy mô tổ chức thì năng lực cạnh tranh có thể chia làm 03 loại
1.1.1 Năng lực cạnh tranh quốc gia
Bao gồm các yếu tố mang tầm vó mô, đồng thời cũng bao gồm năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước. Năng lực cạnh tranh quốc gia
được định nghóa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững,
thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội nâng cao đời sống của
người dân. Các nhà đầu tư trên thế giới thường tham khảo các đánh giá năng lực
cạnh tranh của các quốc gia từ các tổ chức đánh giá quốc tế để lựa chọn địa
điểm đầu tư, vì vậy các xếp hạng rất quan trọng đối với chính phủ và doanh
nghiệp.
1.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghhiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và
mở rộng thị phần, thu lơiï nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh
trong nước và ngoài nước. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều
sản phẩm và dịch vụ, vì vậy người ta còn phân biệt năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
1.1.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ


Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


21

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ được đo bằng thị phần của
sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trường.
Giữa ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, tạo
điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có năng
lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh,
ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, môi trường
kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách vó mô phải rõ ràng, có
thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn định; bộ máy nhà nước phải trong sạch,
hoạt động có hiệu quả và chuyên nghiệp.
Đồng thời năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua năng
kực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Doanh
nghiệp có thể kinh doanh một hay một số sản phẩm và dịch vụ có năng lực cạnh
tranh.
1.2 Các phương pháp phân tích đánh giá lợi thế cạnh tranh
1.2.1 Phân tích dây chuyền giá trị của công ty

Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


22


Dây chuyền giá trị là tổng hợp các hoạt động có liên quan của doanh
nghiệp làm tăng giá trị cho khách hàng. Việc thực hiện có hiệu quả các hoạt
động trong dây chuyền giá trị sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động chung và
tạo ra các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà việc phân tích
môi trường bên trong để xác định điểm mạnh điểm yếu gắn liền với quá trình
phân tích chuỗi giá trị.
1.2.1.1 Các hoạt động chủ yếu
Gồm các hoạt động được gắn trực tiếp với sản phẩm hoặc dịch vụ của công
ty đó là: các hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu ra, marketing và
bán hàng.
a/ Các hoạt động đầu vào
Trong bất kỳ tổ chức nào những hoạt động đầu vào rất phong phú và đóng
vai trò quan trọng. Các hoạt động đầu vào bao gồm các hoạt động mua hàng,
quản lý tồn kho, kế hoạch vận chuyển. Tất cả hoạt động này đều tác động đến
chi phí đầu vào
b/ Vận hành
Vận hành bao gồm chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng.
Ở đây bao gồm các hoạt động như vận hành máy móc thiết bị, bao bì đóng gói,
bảo dưỡng thiết bị và kiểm tra. Việc hoàn thiện những hoạt động này luôn dẫn
đến sản phẩm có chất lượng cao hơn, hiệu suất cao hơn.
Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


23

c/ Các hoạt động đầu ra
Khi thành phẩm tạo ra chúng cần được đưa đến các khách hàng của công

ty. Các hoạt động này là các hoạt động đầu ra, phân phối và xử lý các đơn hàng.
d/ Marketing và bán hàng
Các hoạt động marketing quay xung quanh bốn vấn đề chủ yếu: hỗn hợp
sản phẩm, giá cả, chiêu thị, kênh phân phối. Tùy thuộc vào phân khúc thị trường
mục tiêu mà công ty lựa chọn các chiến lược marketing khác nhau.
1.2.1.2 Các hoạt động hỗ trợ
a/ Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động được thực hiện nhằm
tuyển mộ, huấn luyện, phát triển và trả công cho tất cả các cấp bậc của người
lao động. Quản trị nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong
dây chuyền giá trị. Nâng cao kỹ năng của người lao động và duy trì những quan
hệ lao động tốt là rất quan trọng cho việc tạo ra giá trị và giảm các chi phí.
b/ Phát triển công nghệ
Công nghệ ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động lớn từ việc phát triển các
sản phẩm và quá trình tới việc nhận đơn hàng và phân phối sản phẩm dịch vụ
đến khách hàng. Tuy nhiên các nhà quản trị cũng cần thấy rằng đầu tư vào công
nghệ cũng là một nguồn rủi ro cho các hoạt động kinh doanh. Không chỉ là các
khoảng đầu tư lớn được thực hiện mà còn rất nhiều bất trắc liên quan tới nhiều
nhân tố, như sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng, sự bắt chước nhanh chóng
của đối thủ cạnh tranh, và sự thay đổi hàng ngày về công nghệ.
Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


24

c/ Tài chính và kế toán
Chức năng tài chính và kế toán đóng vai trò quan trọng trong quản lý công
ty một cách có hiệu quả. Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được thông qua năng lực

trong việc tăng vốn từ thị trường cổ phiếu và các nguồn vay mượn. Các thủ tục
về kế toán chi phí và các hoạt động lập ngân sách vốn được sử dụng để ra các
quyết định về phân bổ các nguồn lực ở công ty.
1.2.2 Phương pháp phân tích chi phí đầu vào và sự khác biệt
Theo Michael Porter (1990), lợi thế cạnh tranh được biểu hiện dưới hai
dạng cơ bản sau. Thứ nhất, nếu hai sản phẩm cùng chủng lọai chất lượng ngang
nhau thì sản phẩm nào có chi phí sản xuất và giá thành thấp hơn sẽ có khả năng
cạnh tranh cao hơn. Thứ hai, một sản phẩm có tính đặc thù, độc đáo riêng
biệt(Về mẫu mã, tính năng độc đáo hay giá trị sử dụng…) mà không có sản phẩm
cùng chủng lọai nào khác có được, cho dù giá cả có cao hơn các sản phẩm khác
thì nó vẫn có một lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các sản phẩm cùng chủng
lọai.
Trong đề tài này tập trung nghiên cứu khả năng cạnh tranh sản phẩm thông
qua phân tích chi phí sản xuất đầu vào ảnh hưởng lên giá thành sản phẩm và
phân tích các yếu tố chất lượng, công nghệ, thương hiệu liên quan đến sự khác
biệt hóa sản phẩm.
1.2.2.1 Phương pháp định lượng
a/ Phương pháp thống kê tính hệ số co giãn
Đây là phương pháp phân tích thống kê xác định mối quan hệ giữa chi phí
Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


25

đầu vào và kết quả đầu ra thông qua các hệ số co giãn kết quả đầu ra theo chi
phí đầu vào.
b/ Phương pháp phân tích tỷ số doanh thu và chi phí
So sánh giá trị giữa tỷ số doanh thu và chi phí với 1, nếu giá trị tỷ số này

càng nhỏ hơn 1 thì khả năng cạnh tranh sản phẩm càng cao.
Phân tích sự thay đổi tỷ số ROE và ROA qua các năm.
1.2.2.2 Các phương pháp định tính
Phân tích các yếu tố liên quan đến chất lượng, công nghệ và thương hiệu
của sản phẩm. Sử dụng phương pháp hội thảo chuyên gia để trao đổi kết quả
nghiên cứu và có những đề xuất hòan thiện. Tham quan các kỳ hội chợ hàng gỗ
tại Nhật Bản xác định vị trí sản phẩm gỗ trên thị trường Nhật, tiếp xúc các khách
hàng Nhật để nắm lấy thông tin về chất lượng và nhu cầu thị trường.

Nguyễn Thanh Lâm

Cao Học QTDNK13


×