Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Ứng dụng lý thuyết hỗn loạn trong việc nghiên cứu tính ổn định của chuổi cung ứng(suuply chain) trong quản lý doanh nghiệp tại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

----------------

NGUYỄN ANH MINH

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỖN LOẠN
TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
(SUPPLY CHAIN)
TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI VN
(CASE STUDY : CÔNG TY TNHH TM TÍCH AN)

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Mã số ngành : 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. HỒ CHÍ MINH, tháng 11 naêm 2005


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học :

TS. Bùi Thị Minh Hằng
TS. Võ Văn Huy


Cán bộ chấm nhận xét 1 :
______________________________________________________
______________________________________________________
______________________________________________________
______________________________________________________
______________________________________________________

Cán bộ chấm nhận xét 2 :
______________________________________________________
______________________________________________________
______________________________________________________
______________________________________________________
______________________________________________________

Luận văn được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, Ngày ……… tháng ……… năm 2005.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
-------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên :
Ngày, tháng, năm sinh :
Chuyên ngành :


Phái : NAM

NGUYỄN ANH MINH
10 – 12 – 1964

Nơi sinh : Sài gòn

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

MSHV : 01703402

TÊN ĐỀ TÀI :
Ứng dụng lý thuyết hỗn loạn trong việc nghiên cứu tính ổn định của chuỗi
cung ứng (supply chain) trong Quản lý Doanh nghiệp tại VN (Case Study :
Công ty TNHH TM Tích An).
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG : Hoàn thành các nội dung chính sau :
(1) Giới thiệu đề tài.
(2) Cơ sở lý thuyết.
(3) Mô hình và kết quả mô phỏng.
(4) Ứng dụng thực tiễn (case study).
(5) Kết luận.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :

Ngày 20 tháng 01 năm 2005

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :

Ngày 25 tháng 11 năm 2005

V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :


TS. Bùi Thị Minh Hằng.
TS. Võ Văn Huy.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

Ngày …… tháng …… năm 200…
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


i

Lời cảm ơn
Xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến :

Các Thầy Cô trong Khoa Quản lý Công nghiệp- Trường Đại học Bách
Khoa Thành phố Hồ Chí Minh- những người đã truyền đạt cho Tôi
nhiều kiến thức bổ ích về Quản trị mang tính ứng dụng cao.
Tiến só Bùi Thị Minh Hằng, Tiến só Võ Văn Huy-Cán bộ hướng dẫn
đề tài-đã tận tình hướng dẫn phương pháp, đồng thời giúp Tôi định
hướng và tạo điều kiện để Tôi đề đạt Luận văn lên Hội đồng xét duyệt.
Các tác giả-Tập thể và cá nhân của những tài liệu tham khảo Tôi đã

sử dụng trong đề tài này đã giúp cho Tôi mở rộng kiến thức, tiết kiệm
thời gian do kiến thức và kinh nghiệm của họ.
Lãnh đạo Công ty, các đơn vị liên quan và đồng nghiệp đã hỗ trợ và
cung cấp thông tin cho đề tài.
Gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, hỗ trợ, khuyến khích, động
viên tinh thần để Tôi hoàn thành đề tài này.
Tháng 11-2005
Nguyễn Anh Minh


ii

Tóm tắt
Các hệ thống sử dụng trong chuỗi cung ứng từ lâu đã được công
nhận là có thể dẫn đến những nhiễu loạn trong nhu cầu và tồn kho khi các
đơn đặt hàng di chuyển qua hệ thống. Sự không chắc chắn sinh ra có thể
làm chậm trễ việc giao hàng, hủy đơn đặt hàng và trông chờ vào sự tăng
lượng tồn kho để làm giảm các ảnh hưởng này. Bất chấp những nỗ lực tốt
nhất của tổ chức nhằm ổn định các động thái đã sinh ra, ngành công
nghiệp vẫn phải trãi qua một mức độ cao của sự không chắc chắn. Thất
bại trong việc giảm đáng kể sự không chắc chắn thông qua các tiếp cận
truyền thống có thể được giải thích một phần bởi lý thuyết hỗn loạn. Đề
tài này xác định sự hỗn loạn tiền định và chứng minh rằng các chuỗi cung
ứng có thể biểu lộ một số đặc tính chủ yếu của hệ thống hỗn loạn, cụ thể
là : sự hỗn loạn biểu lộ độ nhạy với các điều kiện ban đầu,; có những
vùng ổn định; sinh ra các khuôn mẫu; làm mất giá trị của tầm nhìn đơn
giản hoá, và làm hỏng sự chính xác của máy vi tính. Trong đề tài này,
chúng tôi cũng báo cáo về một case study (nghiên cứu tình huống) từ
ngành thực phẩm và tập trung vào để phân tích nguyên nhân có liên quan
gây ra và kết hợp các biện pháp đối phó với hiện tượng hỗn loạn trong

chuỗi cung ứng. Đồng thời đề tài cũng bàn đến các áp dụng lý thuyết hỗn
loạn vào việc quản lý chuỗi cung ứng.


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ...................................................................................................

i

Tóm tắt ........................................................................................................

ii

Mục lục .........................................................................................................

iii

Danh mục các hình ......................................................................................

vi

Danh mục các bảng ..................................................................................... vii
Chương 1 : Mở đầu. ..................................................................................... 01
1.1. Giới thiệu ..................................................................................... 02
1.2. Cơ sở hình thành đề tài ................................................................ 03
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................... 04
1.4. Phạm vi của đề tài ....................................................................... 04

1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 04
1.6. Bố cục luận văn ........................................................................... 05
Chương 2 : Cơ sở lý thuyết .......................................................................... 07
2.1. Một số định nghóa ........................................................................ 08
2.2 Lý thuyết hỗn loạn - những gợi ý cho quản lý chuỗi cung ứng ... 12
2.2.1. Lý thuyết hỗn loạn ............................................................. 12
2.2.2. Lý thuyết hỗn loạn - những gợi ý cho quản lý chuỗi
cung ứng ........................................................................................ 21
2.3. Mô hình hoá chuỗi cung ứng động thái hệ thống ........................ 23
2.4. Phương pháp mô phỏng ............................................................... 24
2.5. Phương pháp Case study (nghiên cứu tình huống) ...................... 26
Chương 3 : Mô hình và kết quả mô phỏng ................................................ 33
3.1. Mô hình........................................................................................ 34
3.2. Kết quả mô phỏng ....................................................................... 36
3.3. Phân tích kết quả mô phỏng ........................................................ 37
3.3.1. Tìm kiếm sự hỗn loạn......................................................... 37


iv

3.3.2. Loại bỏ sự hỗn loạn ............................................................. 43
3.3.3. Áp dụng quản lý .................................................................. 44
Chương 4 : Ứng dụng thực tiễn (case study).............................................. 48
4.1. Chọn tình huống .......................................................................... 49
4.2. Mô tả tình huống.......................................................................... 51
4.3. Thu thập và phân tích dữ liệu của tình huống ............................. 54
4.3.1. Bước 1.................................................................................. 54
4.3.2. Bước 2.................................................................................. 55
4.3.3. Bước 3.................................................................................. 55
4.4. Kết quả phân tích dữ liệu của tình huống .................................. 56

4.4.1. Tình huống cho thấy hiện tượng hỗn loạn........................... 56
4.4.2. Các đặc tính của sự hỗn loạn .............................................. 57
4.4.3. Xác định các nguyên nhân gốc ........................................... 69
4.4.4. Thăm dò tiềm năng của các biện pháp đối phó được chọn

70

4.5. Bàn luận ....................................................................................... 72
4.5.1. Hiện tượng hỗn loạn trong chuỗi cung ứng ......................... 72
4.5.2. Nguyên nhân gốc của các ảnh hưởng hỗn loạn trong
chuỗi cung ứng.................................................................... 73
4.5.3. Các biện pháp đối phó làm giảm bớt sự hỗn loạn
trong chuỗi cung ứng .......................................................... 73
4.5.4. Các ứng dụng quản lý ......................................................... 74
Chương 5 : Kết luận .................................................................................... 76
5.1. Kết luận ....................................................................................... 77
5.2. Ý nghóa của đề tài........................................................................ 78
5.3. Hạn chế của đề tài ....................................................................... 77
5.4. Kiến nghị ..................................................................................... 78


v

Phụ lục : ....................................................................................................... 80
1. Các phương trình trong mô hình mô phỏng........................................ 81
2. Mô hình mô phỏng ............................................................................. 85
3. Kết quả mô phỏng.............................................................................. 87
4. Bảng tiêu chí lựa chọn đối tượng tham gia phỏng vấn ...................... 108
5. Dàn bài phỏng vấn ............................................................................. 109
6. Dàn bài hội thảo ................................................................................. 111

7. Giản đồ nhân quả về nguyên nhân gốc của ảnh hưởng hỗn loạn. .... 114
8. Danh sách Khách Hàng...................................................................... 115
9. Danh mục hàng hoá ........................................................................... 120
10. Danh sách các đối tượng được phỏng vấn ......................................... 122
11. Biên bản phỏng vấn lãnh đạo thuộc nhóm nhà phân phối ................ 123
12. Biên bản phỏng vấn nhóm nhà bán sỉ và lẻ ...................................... 129
13. Biên bản hội thảo về các nguyên nhân gây nên sự hỗn loạn
trong chuỗi cung ứng và các biện pháp đối phó đã thực hiện .......... 135
Tài liệu tham khaûo ....................................................................................... 137


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1 : Mô hình Chuỗi cung ứng phụ gia thực phẩm........................ 33
Hình 2 : Mô hình mô phỏng chuỗi cung ứng phụ gia thực phẩm ....... 34
Hình 3 : Ảnh hưởng của sự thay đổi của các điều kiện đầu vào lên
các mức tồn kho .................................................................................. 36
Hình 4 : Ảnh hưởng của sự thay đổi của các điều kiện đầu vào lên
hàng hóa trên đường về...................................................................... 37
Hình 5 : Ảnh hưởng của sự thay đổi của các điều kiện đầu vào lên
đơn hàng bị ùn tắc chưa giải quyết ..................................................... 37
Hình 6 : Ảnh hưởng của sự thay đổi của độ lệch chuẩn nhiễu lên
đơn hàng bị ùn tắc chưa giải quyết ..................................................... 38
Hình 7 : Mô hình Chuỗi cung ứng phụ gia thực phẩm của Công ty
Tích An .............................................................................................. 51
Hình 8 : Đồ thị mức tồn kho từ tháng 3/2003 đến tháng 10/2005 ...... 66



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1 : Tình hình hoạt động của Công ty TNHH TM Tích An ........ 48
Bảng 2 : Chi phí tồn kho phát sinh ..................................................... 57
Bảng 3 : Chi phí xử lý hàng quá hạn sử dụng .................................... 59
Bảng 4 : Lượng tồn kho hàng hoá ...................................................... 61


1

Chương 1

Giới thiệu đề tài

1.1.

Giới thiệu

1.2.

Cơ sở hình thành đề tài

1.3.

Mục tiêu

1.4.


Phạm vi

1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Chương 1

Giới thiệu đề tài


2

1.1. Giới thiệu :
Những năm gần đây, một cụm từ khá mới xuất hiện : “supply chain”
hay “chuỗi cung ứng” đã trở nên đề tài thu hút khá nhiều người quan tâm
nhất là đối với nhiều Doanh nghiệp Việt nam. Đây là một công cụ khá hữu
hiệu góp nhiều lợi ích cho các Nhà quản lý Doanh nghiệp cải thiện hiệu năng
và khả năng đáp ứng của tổ chức của mình. Ưu điểm của chuỗi cung ứng là
giúp Doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Công cụ này đã được vận dụng khá thành công ở các tổ chức kinh
doanh trên thế giới (nhất là ở các nước phát triển), khá nhiều Công ty sau khi
sử dụng công cụ này đã tăng hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp lên một
cách đáng kể. Tuy nhiên, khi đưa công cụ này áp dụng vào các công ty ở
Việt nam thì gặp khá nhiều trở ngại (rào cản) :
a) Thiếu cơ sở hạ tầng.
b) Điều kiện kinh tế xã hội
c) Nhận thức của con người (nhất là cấp lãnh đạo chưa quan tâm
đúng mức).
Chính các rào cản này làm giảm một phần khả năng áp dụng của công

cụ này vào thực tế Doanh nghiệp tại Việt nam.
Đề tài sẽ đưa ra những bằng chứng về khả năng ứng dụng của công cụ
này vào một Doanh nghiệp Việt nam, xem xét về những yếu tố phù hợp hay
không phù hợp của mô hình chuỗi cung ứng có sẵn khi áp dụng vào thực tế
tại Doanh nghiệp.

Chương 1

Giới thiệu đề tài


3

1.2. Cơ sở hình thành đề tài :
Công ty TNHH TM Tích An được thành lập từ tháng 05 năm 2003
với chức năng : mua bán nguyên liệu và phụ gia trong ngành thực phẩm,
thức ăn gia súc và công nghiệp.
Công ty tương đối ổn định về mặt kinh doanh, có nhiều ưu điểm về
nhân sự và về quan hệ với các đối tác (nhà cung cấp và khách hàng).
Hàng hóa của công ty được mua từ các nhà cung cấp nổi tiếng ở
nước ngoài (ADM-USA, Palsgaard-Denmark, Keivit-Netherlands, …).
Khách hàng của Công ty là các đơn vị sản xuất thực phẩm dinh
dưỡng (sữa, nước uống dinh dưỡng, …), bánh kẹo, nước giải khát, dược
phẩm, mì ăn liền, thức ăn gia súc, … và cả một số công ty thương mại.
Là Công ty thương mại mới thành lập hơn 02 năm, công ty gặp
nhiều khó khăn trong khả năng đáp ứng nhu cầu của Khách hàng (vấn đề
thiếu hàng, hàng về chậm, … ). Ngoài ra vấn đề tồn kho là một vấn đề
đáng quan tâm vì liên quan đến khả năng đáp ứng và chi phí lưu kho.
Sau khi học về chuỗi cung ứng trong chương trình Cao học quản trị
Doanh nghiệp của Khóa 14, cùng với các tài liệu và kiến thức thu thập

được về chuỗi cung ứng, Tôi nhận thấy công cụ này có thể là một công cụ
hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên của Doanh nghiệp. Với niềm tin về
bản thân và kiến thức đã được học cộng với nhu cầu bức thiết của Doanh
nghiệp và nhất là sự động viên và hướng dẫn của các Thầy Cô trong
Khoa Quản lý Công nghiệp của Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, Tôi
bắt tay thực hiện đề tài này. Mong Quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp
hỗ trợ cho Tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Chương 1

Giới thiệu đề tài


4

1.3. Mục tiêu :
Nhằm khảo sát ảnh hưởng của các biến điều kiện ban đầu lên sự ổn
định của một chuỗi cung ứng thông qua lý thuyết hỗn loạn (“chaos
theory”).
Mô hình hóa và mô phỏng một hệ thống thực nhằm tìm kiếm sự hỗn
loạn và loại bỏ chúng.
Thực hiện một case study (nghiên cứu tình huống) nhằm xác nhận
sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng cùng các đặc tính của nó, tìm
nguyên nhân gây nên sự hỗn loạn trong một chuỗi cung ứng và
những biện pháp đã được thực hiện để đối phó.
Đưa ra định hướng thực hiện các bước tiếp theo để Doanh nghiệp
tiếp tục phát triển theo con đường ứng dụng chuỗi cung ứng.

1.4. Phạm vi :
Do đây là đề tài loại ứng dụng nên phạm vi nghiên cứu khá hẹp,

gồm Công ty TNHH TM Tích An và các đơn vị có liên quan trong chuỗi
cung ứng.

1.5. Phương pháp :
Đề tài sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu để thực hiện :
a)

Mô phỏng mô hình và phân tích động thái phi tuyến :
Đề tài sẽ mô phỏng lại mô hình có sẵn với những điều chỉnh
phù hợp với điều kiện của Doanh nghiệp Việt nam nhằm kiểm

Chương 1

Giới thiệu đề tài


5

nghiệm các giả thuyết trên thông qua phương pháp phân tích
động thái phi tuyến.
b)

Minh họa bằng Case study (nghiên cứu tình huống) :
Đề tài sẽ dùng phương pháp nghiên cứu tình huống để khảo
sát chuỗi cung ứng của Công ty TNHH TM Tích An nhằm minh
họa cho mô hình đã trình bày ở trên.
Vì hiện nay, chuỗi cung ứng đã được ứng dụng nhiều ở các
nước phát triển, nhưng ở Việt nam thì việc áp dụng còn rất hạn
chế. Khi áp dụng vào Doanh nghiệp Việt nam, những đặc thù,
hoạt động của Doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự

thành công của việc áp dụng. Do đó, việc chọn tập trung vào
một chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp để khảo sát là hợp lý.
Ngoài ra, khi chọn chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp này để
khảo sát, người thực hiện đề tài sẽ phải thử nghiệm lại với các
lý thuyết của chuỗi cung ứng để xác nhận lại sự phù hợp.
Riêng phương pháp nghiên cứu tình huống là phương pháp
nghiên cứu định tính, là lý thuyết mới, có thể xem xét sâu hơn,
sử dụng được nhiều công cụ nghiên cứu và nên sử dụng nó như
là một công cụ nghiên cứu qui nạp cho phép người thực hiện đề
tài giải thích cấu trúc của một hiện tượng. Nó cũng là công cụ
quan trọng để thử nghiệm và áp dụng lý thuyết suy diễn.

1.6. Bố cục luận văn :
Luận văn gồm 05 chương :
Chương I . Mở đầu. Giới thiệu, cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi,
phương pháp và bố cục của luận văn.
Chương 1

Giới thiệu đề taøi


6

Chương II . Trình bày Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng, sự hỗn loạn, mô
hình và phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích tình huống (case
study).
Chương III . Trình bày về Mô hình chuỗi cung ứng, mô phỏng và các kết
quả mô phỏng, đồng thời phân tích kết quả mô phỏng.
Chương IV . Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống để xác nhận sự
hỗn loạn trong chuỗi cung ứng cùng các đặc tính của nó, tìm nguyên nhân

gốc của sự hỗn loạn và một số biện pháp đã được thực hiện để đối phó .
Chương V . Kết luận và kiến nghị.

Chương 1

Giới thiệu đề tài


7

Chương 2

Cơ sở lý thuyết

Chương 1 đã giới thiệu tổng quát
về nghiên cứu với mục tiêu,
phạm vi, phương pháp và bố cục
của đề tài. Chương 2 sẽ trình bày
tổng quan về cơ sở lý thuyết

2.1. Một số định nghóa
2.2. Lý thuyết hỗn loạn và những gợi ý cho quản lý chuỗi cung ứng
2.3. Mô hình hoá chuỗi cung ứng động thái hệ thống
2.4. Phương pháp mô phỏng
2.5. Phương pháp case study (nghiên cứu tình huống)

Chương 2

Cơ sở lý thuyết



8

2.1. Một số định nghóa :
Chuỗi cung ứng : là một mạng lưới những cơ sở hạ tầng và những tùy
chọn phân phối nhằm thực hiện các chức năng mua nguyên liệu, biến
đổi các vật liệu này thành sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm và
phân phối các thành phẩm này đến khách hàng. [3].
Về cơ bản, một chuỗi cung ứng gồm 3 thành phần chính :
- Cung cấp : tập trung vào việc làm thế nào? Từ đâu? Khi nào?
Nguyên liệu được mua và cung cấp cho việc sản xuất.
- Sản xuất : chuyển đổi các nguyên liệu này thành sản phẩm cuối.
- Phân phối : Đảm bảo các sản phẩm cuối này sẽ được đến tay
khách hàng cuối thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi và bán lẻ.
Có thể nói chuỗi bắt đầu từ các nhà cung cấp của các nhà cung
cấp cho công ty của bạn và kết thúc bởi các khách hàng của các khách
hàng của công ty bạn.
Quản lý chuỗi cung ứng : bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các
hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn hàng và mua hàng, chuyển
đổi và tất cả các hoạt động quản lý hậu cần. Quan trọng hơn nữa là nó
bao gồm sự hợp tác và phối hợp với các đối tác có thể là các nhà cung
cấp, các đơn vị trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba và
khách hàng. Thực chất, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp việc quản lý
cung và cầu vào nhau qua các công ty [12].
Quản lý chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách
nhiệm cơ bản của sự liên kết những chức năng kinh doanh và những
qui trình kinh doanh với nhau qua các công ty vào trong một mô hình
kinh doanh hiệu quả cao. Nó bao gồm tất cả các hoạt động quản lý
hậu cần đã được nêu ở trên cũng như việc điều hành sản xuất, và nó
Chương 2


Cơ sở lý thuyết


9

điều khiển sự phối hợp các quá trình và các hoạt động với nhau thông
qua việc tiếp thị, bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính và công nghệ
thông tin [12].
Quản lý chuỗi cung ứng là sự giám sát nguyên liệu, thông tin, và
tài chính khi chúng di chuyển trong một quá trình từ nhà cung cấp đến
nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ cho đến khách hàng. Quản
lý chuỗi cung ứng gồm sự kết hợp và tích hợp các dòng này cả bên
trong nội bộ cũng như giữa các công ty. Có thể nói rằng mục đích cuối
cùng của bất cứ một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả nào
cũng sẽ giảm bớt hàng tồn kho (với giả định rằng các sản phẩm là có
sẵn khi cần) [3].
Một số ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng dựa vào mô hình dữ liệu
mở hỗ trợ cho việc chia sẻ dữ liệu nội bộ lẫn bên ngoài. Dữ liệu dùng
chung này có thể nằm trong những hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng
hoặc kho dữ liệu tại một số vị trí hoặc các công ty khác nhau.
Bằng cách chia sẻ dữ liệu “dòng lên” (với một nhà cung cấp) và
“dòng xuống” (với một khách hàng), các ứng dụng quản lý chuỗi cung
ứng có tiềm năng cải thiện thời gian tiếp cận thị trường của sản phẩm,
giảm chi phí và cho phép tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng
quản lý tài nguyên và kế hoạch hiện thời tốt hơn cho nhu cầu tương lai
[11].
Sự hỗn loạn (Chaos) [13] : thông thường sự hỗn loạn được xem xét như
là một sự mất trật tự hoặc lộn xộn. Tuy nhiên, trong khoa học nó mô tả
một nghịch lý quan trọng về nhận thức có một ý nghóa toán học chính

xác.

Chương 2

Cơ sở lý thuyết


10

Hỗn loạn là tên của bất kỳ một trật tự nào sinh ra lộn xộn trong
tâm trí của chúng ta. Nhưng theo toán học, hành vi không thể dự báo
một cách hiệu quả trong thời gian dài, nó gia tăng trong một hệ thống
động thái tiền định do bởi độ nhạy với điều kiện ban đầu [21], [24].
Một hệ thống hỗn loạn là một hệ thống tiền định khó có thể đoán
trước [21]. Hỗn loạn được mô tả trong luận văn này là dạng hỗn loạn
tiền định.
Hỗn loạn được định nghóa như là động thái không theo chu kỳ, bị
giới hạn bởi một hệ thống định trước với độ nhạy phụ thuộc vào điều
kiện ban đầu và có cấu trúc không gian pha. Trong đó các từ khóa
được định nghóa như sau [15]:

Không theo chu kỳ (aperiodic) : trạng thái giống nhau không
bao giờ lặp lại hai lần.

Giới hạn (bounded) : trên những lần lặp lại thành công, trạng
thái ở một vùng xác định và không hướng về vô cực âm hoặc
dương.

Định trước (deterministic) : hai điểm gần nhau ban đầu sẽ bị
lệch xa nhau theo thời gian.


Cấu trúc không gian pha (structure in phase space) : hệ thống
phi tuyến được mô tả bởi các véc-tơ đa hướng. Không gian chứa
các véc-tơ đa hướng này được gọi là không gian pha (không
gian trạng thái).
Stacey [13 ] định nghóa : Sự hỗn loạn giống như là một sự trật tự
(một khuôn mẫu) trong một sự mất trật tự (hành vi ngẫu nhiên).

Chương 2

Cơ sở lý thuyết


11

Giáo sư Ian Stewart [15] định nghóa hỗn loạn đơn giản như sau :
hành vi “stochastic” xảy ra trong một hệ thống định trước. Stochastic
có nghóa là ngẫu nhiên hoặc vô trật tự.
Hệ thống định trước được điều khiển bằng những qui luật hoặc
nguyên lý chính xác không thể phá vỡ. Sự hỗn loạn là định trước, được
tạo ra bởi những nguyên lý cố định mà bản thân chúng không bao gồm
các yếu tố cơ hội (vì lý do đó mà có từ ngữ sự hỗn loạn định trước). Vì
vậy theo lý thuyết hệ thống có thể dự báo được nhưng trong thực tế do
những ảnh hưởng phi tuyến của nhiều nguyên nhân làm cho hệ thống
khó dự báo. Hệ thống thì vô vùng nhạy với điều kiện ban đầu, do đó
khi một thay đổi cực nhỏ trong một điều kiện ban đầu của biến hệ
thống có thể gây nên kết quả hoàn toàn khác [20].
Đối với những hệ thống động thái : giả định là một đối một, các
quan hệ nhân quả là tuyệt đối trong hầu hết các lý luận của con người.
Đối với hệ thống hỗn loạn, một sự thay đổi rất nhỏ ở các điều kiện có

thể gây nên một thay đổi rất lớn tại đầu ra của hệ thống. Đồng thời
một sự thay đổi thật sự ở các điều kiện có thể bị giảm đi và không gây
nên ảnh hưởng đáng kể tại đầu ra của hệ thống.
Bình thường chúng ta nghó rằng một hệ thống tiền định thì hoàn
toàn có thể đoán trước và đây là chân lý toán học. Theo định nghóa,
một hệ thống tiền định là một trạng thái của một sự việc ở một thời
gian hoàn toàn có thể xác định trạng thái của nó trong tất cả thời tương
lai. Tuy nhiên, sự hỗn loạn không phải là một mâu thuẫn toán học, nó
là mâu thuẫn nhận thức với hệ quả thực tế. Câu hỏi thực tế là làm thế
nào có thể dự đoán chính xác trong một khoảng thời gian cho trước với
một lượng thông tin nhất định. Lý do mà một hệ thống tiền định khó
Chương 2

Cơ sở lý thuyeát


12

có thể đoán trước là điều xảy ra trong tương lai lại rất nhạy với trạng
thái hiện thời của nó. Thuộc tính này, được gọi là “độ nhạy với điều
kiện ban đầu” đã được mô tả trong hiệu ứng con bướm (Butterfly
Effect) : khả năng xảy ra một cơn bão lớn ở nước Anh chỉ vì một cánh
bướm dao động tại Trung Quốc.
Phương pháp kỹ thuật để mô tả độ nhạy là thông qua sự trệch ra
khỏi quỹ đạo của hệ thống. Việc dự đoán mức độ chính xác của nhu
cầu trong nhiều trường hợp thực tế có vẻ như không thể nào đạt được
[21].
Nghịch lý của sự hỗn loạn tấn công vào gốc rễ của những khái
niệm khoa học truyền thống thường gợi ý rằng kiến thức ngày càng
tăng sẽ dẫn đến khả năng dự đoán trước [21].

Sự hỗn loạn không phải là nguồn duy nhất của tính không thể
đoán trước của một hành vi hệ thống. Dựa trên các khái niệm, có ba
nguồn làm giảm khả năng dự báo. Một là ảnh hưởng của các nhiễu
ngẫu nhiên, hai là ảnh hưởng của môi trường lên hệ thống và ba là
thiếu kiến thức về điều kiện ban đầu. Điều thứ ba là một vấn đề liên
quan với nghiên cứu về sự hỗn loạn [21].

2.2. Lý thuyết hỗn loạn và những gợi ý cho quản lý chuỗi cung ứng
2.2.1 Lý thuyết hỗn loạn :
Lý thuyết hỗn loạn là sự nghiên cứu các hệ thống động thái, phi
tuyến, phức tạp và tiền định. [24].
Lý thuyết hỗn loạn là một lý thuyết định tính [23] hữu dụng cho
việc phân tích quản trị và ra quyết định.

Chương 2

Cơ sở lý thuyết


13

Lý thuyết “hỗn loạn” (động thái phi tuyến) và các mô hình liên
quan của lý thuyết lượng tử và luận lý “mờ” đã được đoán trước như là
“khoa học quản trị mới” [20].
Lý thuyết “hỗn loạn” tương tự như lý thuyết phức tạp và đã được
sử dụng để mô tả và giải thích tất cả các loại hiện tượng tự nhiên và
nhân tạo như : mẫu thời tiết, giá cổ phiếu, chứng bệnh rối loạn nhịp
tim và sự tắt nghẽn giao thông. [23]. Mặc dù tương đương với sự phức
tạp nhưng nó cũng bắt nguồn từ lý thuyết hệ thống đơn giản.
Các nhà toán học đã phát hiện ra rằng hệ thống phản hồi phi

tuyến có khuynh hướng hỗn loạn. Thông tin được phản hồi sẽ ảnh
hưởng đến đầu ra của hệ thống vào thời kỳ kế tiếp của thời gian.
Jay Forrester [4] đã định nghóa một hệ thống phản hồi như sau :
“một hệ thống phản hồi thông tin tồn tại khi môi trường dẫn đến một
quyết định mà kết quả trong hành động lại ảnh hưởng đến môi trường
và vì thế lại ảnh hưởng tiếp đến quyết định trong tương lai”.
Quá trình là liên tục và kết quả mới sẽ dẫn đến quyết định mới
giữ cho hệ thống chuyển động liên tục. Tất cả các hệ thống quản lý
hậu cần và chuỗi cung ứng được tạo nên từ một chuỗi các vòng điều
khiển phản hồi. Đây chính là cách mà hệ thống kinh doanh vận hành,
đa số các vòng phản hồi là phi tuyến.
Những phần tử cơ bản khác của lý thuyết hỗn loạn : Những đề
xướng của lý thuyết hỗn loạn khẳng định đã bộc lộ các nguồn ẩn giấu
tính không chính xác. Theo những lý thuyết gia về sự hỗn loạn, nó
xuất phát từ một hiện tượng gọi là “sự phi tuyến”. Sự phi tuyến có
nghóa là kết quả không tương ứng với nguyên nhân.

Chương 2

Cơ sở lý thuyết


14

Nhà bình luận khác gọi sự hỗn loạn là “ một sự tiến hoá theo thời
gian với độ nhạy phụ thuộc vào các điều kiện ban đầu” [28].
Bernstein [28] nói rằng “phương thức luôn ở trạng thái dòng. Ý
tưởng của một khuôn mẫu không tồn tại trong lý thuyết hỗn loạn. Nó
mang bản chất đồng thời của nguyên nhân và kết quả vào tận cùng
luận lý của nó bằng việc loại bỏ khái niệm về tính không liên tục.

Kiel [24 ] nói rằng hành vi hỗn loạn xuất hiện bên trong các
thông số xác định. Một hệ thống phi tuyến trong một pha hỗn loạn
không trở lại những hành vi nối tiếp có thể nhận biết trước đây. Nói
một cách ngắn gọn, hành vi hỗn loạn có vẻ khá ngẫu nhiên và không
theo khuôn mẫu.
Lý thuyết hỗn loạn dựa vào tiền đề : tồn tại một mối quan hệ phi
tuyến giữa nguyên nhân và kết quả, với ngụ ý rằng những nguyên
nhân nhỏ nhặt có thể dẫn đến những kết quả lớn làm cho nó khó dự
đoán hậu quả của một thay đổi. Trong ngữ cảnh những doanh nghiệp
vận hành trong môi trường hỗn loạn và khó dự báo, các nguyên lý của
lý thuyết hỗn loạn có thể có giá trị rất cao, gồm:
a)

Từ những phương trình thông thường, có thể nhận được
những kết quả hoàn toàn ngẫu nhiên.

b)

Có một thứ tự ưu tiên mà trong đó dữ liệu có vẻ là hoàn
toàn ngẫu nhiên.

Trong môi trường kinh doanh hỗn loạn, con người có khuynh
hướng tự nhiên là tìm những mẫu quá khứ để dự báo cho tương lai và ý
tưởng này cũng được mở rộng cho việc ra quyết định quản lý [4]. Tuy
nhiên, thành công hạn chế trong dự báo xu hướng thời tiết và thị

Chương 2

Cơ sở lý thuyết



15

trường cổ phiếu cho thấy những mẫu quá khứ không phải là luôn đáng
tin cậy khi chỉ đạo tương lai.
Trong quá khứ, hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp ra
những quyết định lớn, quan trọng và khó đảo ngược về nơi mà công ty
tập trung năng lượng và nguồn lực dựa vào sự hiểu biết của họ về điều
gì xảy ra trong tương lai. Trừ phi điều đó không hoạt động trong sự
thiết lập của hôm nay.
Sự hoạch định giả thiết rằng các mối quan hệ là tuyến tính giữa
các biến, và có thể ngoại suy những mẫu quá khứ đó vào trong tương
lai. Do vậy để giải quyết vấn đề hoạch định, tất cả mọi người phải
thực hiện, đo lường và ngoại suy. Và nếu vấn đề này là một vấn đề
quan trọng thì tất cả mọi người phải thực hiện nhiều hơn, cần đo lường
nhiều hơn và ngoại suy chi tiết hơn. Nếu hệ thống này không hoạt
động, nó sẽ làm tê liệt doanh nghiệp, và khi có kết quả thì đã quá
muộn và dù sao đi nữa kết quả cũng sẽ bị sai. [4].
Cách tiếp cận truyền thống thích hợp trong một thế giới ổn định,
có thể dự báo được ở mức 1 không chắc chắn. Tuy nhiên, ngày nay
chúng ta đang sống trong một trạng thái không chắc chắn mức 4. Và
trong một môi trường như vậy, người ta không bao giờ có thể đo lường
đủ chính xác để dự báo một cách có ý nghóa. Việc hoạch định chiến
lược dài hạn rất tốt ở mức không chắc chắn 1 hoặc 2, nhưng chắc chắn
là không phải ở mức 4.
Chiến lược kinh doanh dài hạn chỉ có thể hoạch định được nếu
mỗi hoạt động của doanh nghiệp có một số giới hạn kết quả có thể dự
báo được. [4].

Chương 2


Cơ sở lý thuyết


×