Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Khóc cười chuyện biển hiệu quảng cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.92 KB, 3 trang )

Khóc cười chuyện biển hiệu quảng cáo
Khóc, cười chuyện biển hiệu quảng cáo
Ngày nay, dùng biển quảng cáo là điều mà các Công ty, doanh
nghiệp, cửa hàng, cơ sở dịch vụ thường sử dụng để bán được sản
phẩm hoặc đánh bóng thương hiệu của mình. Thế nhưng, hình
thức, nội dung của những biển hiệu ấy như thế nào, lại là chuyện
khiến các "thượng đế “ nhiều khi giở khóc giở cười...
Từ chuyện sai chính tả trên các biển hiệu
Dạo qua một vòng trên nhiều phố của Thủ đô, chúng ta sẽ bắt gặp không ít những biển hiệu quảng
cáo, mà chủ nhân của cửa hàng không hiểu vì ít học hay cố tình chơi trội, đã cho trương lên những
tấm biển làm cho người qua đường không khỏi phì cười.
Ngay trên phố Cao Bá Quát, có rất nhiều cửa hàng tân trang và rửa xe. Khi tôi dắt xe vào một hiệu
có tấm biển đề Rửa xe, Dán ninon (tức nilon) ôtô, xe máy… Trong lúc hai thợ phụ rửa xe của tôi,
ông chủ to béo không ngớt đi lại, điều khiển mấy anh chàng đang chúi mũi vào sửa sang cho chiếc
Toyota bóng lộn: "Chúng mày nàm (làm) ăn cho cẩn thận, đây là khách quen của tao. Dán ninon
mà ẩu, khách chê tao đuổi hết”. Thì ra ông chủ nói ngọng, nên biển hiệu của ông cũng ngọng theo
chăng?
Lần khác, tôi và cô bạn lại thử vào một hiệu làm đầu ở ngõ Thanh Miến, nơi treo một tấm biển khá
"hoành tráng:” quảng cáo mát xa, nhuộm tóc, làm móng tay chân và đắp mặt lạ (Nạ) dưa chuột…
Bạn tôi, khi đắp thử mặt nạ nói luôn với cô chủ: "Sao em lại viết là mặt lạ, mặt nạ mới đúng chứ".
Cô ta cười giòn tan: "Em cũng biết vậy nhưng đắp mặt nạ thì ai cũng viết rồi, em phải quảng cáo
khác đi khách mới để ý chứ". "Nhưng để thế trông kì lắm”, cô bạn tôi phản đối. Cô chủ nguýt dài:
"Có ai đánh thuế biển quảng cáo đâu, em thích thì để như vậy mà chẳng ảnh hưởng gì tới hoà bình
thế giới?”. Đến nước này thì chúng tôi đành chào thua, bởi có góp ý nữa cô ta cũng chỉ làm theo
cái lý của mình.
Trong một ngõ nhỏ của phố Huỳnh Thúc Kháng, ai nhìn thấy tấm biển treo trên cột điện quảng cáo
sửa chữa Tivi, cũng phải bụm miệng cười. Chẳng hiểu vì chủ tấm biển ấy đã đổi nghề, hay vì mưa
nắng giãi dầu mà chữ "vi" đã bị bong mất từ lâu, chỉ còn có chữ sửa chữa Ti… chất lượng, hiệu
quả tại nhà?
Cũng tương tự, ở một phòng khám tư nhân treo biển Phòng khám Đa khoa đã rơi mất chữ A, chỉ
còn Đ… khoa. Vậy mà mấy tháng trời, thầy thuốc trong phòng khám cũng chẳng cần sửa. Có lẽ dù


Đ… khoa hay Đa khoa, thì vẫn có bệnh nhân đến - thế là quá đủ với họ rồi.
Lại chuyện biển quảng cáo, một lần trên đường ra ngoại thành Hà Nội chúng tôi thấy có một quán
chỉ đề A! Chó! thay vì A! Ở đây có thịt chó! như ở nhiều nhà hàng thịt chó khác. Tôi không rõ khi
viết biển hiệu như vậy họ có thực hiện được mục đích câu khách của mình? Còn anh bạn nước
ngoài đang học tiếng Việt, ngồi cạnh tôi lại cười: "Hoá ra ai vào đấy cũng thành chó hết!", làm tôi
thấy ngượng thay cho sự "sành diệu” nửa mùa của chủ quán thịt chó nọ.
Tới quảng cáo không đúng sự thật
Người viết bài này đã không ít lần chứng kiến, hoặc nghe nhiều thượng đế than thở về việc bị lừa
như thế nào, khi họ tin vào các biển hiệu quảng cáo mà chỉ đọc đã thấy các nội dung hấp dẫn.
Như nhiều sinh viên khác. Thanh và Hiền sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cũng phải
thuê nhà trọ để ở. Nhờ người quen, rồi tự đi hỏi mãi vẫn chưa thuê được căn nhà ưng ý, hai cô đã
tới văn phòng môi giới nhà đất có tấm biển rất kêu "Văn phòng nhà đất hiệu quả” để nhờ tìm. Chị
chủ mắt xanh mỏ đỏ, thơm nức nước hoa vồn vã: "Hai em tới đây là đúng địa chỉ rồi, như tên gọi
của văn phòng, chúng tôi đã mang lại nhiều niềm vui cho khách hàng, vì họ thích nhà đất kiểu gì
cũng được chúng tôi giúp đỡ tận tình. Miệng nói, tay chị ta đưa hai cô xem quyển sổ dày cộp chi

×