Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

HD danhgia xeploai HStieuhoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.59 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> UBND TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b> <b> Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b> _____________</b> <b> ____________________________________</b>


Số: 3754/SGD&ĐT-GDTH <i><b> Phan Thiết, ngày 24 tháng 11 năm 2009</b></i>
V/v Hướng dẫn thực hiện đánh


giá, xếp loại học sinh tiểu học


Kính gởi: Các Phịng Giáo dục và Đào tạo


Ngày 27/10/2009, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số
32/2009/TT-BGDĐT qui định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, Sở hướng
dẫn cụ thể thêm việc thực hiện qui định này như sau:


<b>1. Đánh giá và xếp loại về hạnh kiểm:</b>


Thời điểm đánh giá hạnh kiểm học sinh được thực hiện thống nhất vào 5
tuần thực học cuối học kì 1 (đánh giá cuối học kì 1) và 5 tuần thực học cuối học
kì 2 (đánh giá hạnh kiểm cuối năm học). Mức độ đánh giá được qui định cụ thể
cho từng lớp thể hiện trong sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh
(STD).


Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) cần cân nhắc kĩ khi đánh giá từng nhận xét
(NX) mỗi học sinh. Đối với những học sinh dự kiến đánh giá “Thực hiện chưa
đầy đủ” (CĐ - chỉ đạt 0-4 NX trong tổng số 10 NX mỗi học kì), GVCN phải lập
danh sách ghi rõ những NX mà học sinh đó chưa đạt được kèm theo phiếu phối
hợp của từng em và sổ chủ nhiệm lớp trình hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi tham
khảo ý kiến của các phó hiệu trưởng, tổng phụ trách đội, trao đổi lại với GVCN
hoặc mời cha mẹ học sinh lên trao đổi (nếu thấy cần thiết), hiệu trưởng chính


thức duyệt các bản danh sách đề nghị của các lớp. GVCN căn cứ vào bản danh
sách đã được duyệt mà ghi vào STD và phiếu phối hợp của lớp mình phụ trách.
Các bản danh sách này đều được lưu lại để kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.
<b>2. Đánh giá và xếp loại về học lực:</b>


<b>a. Đối với các môn đánh giá bằng NX: </b>


<b>- Lớp 1, 2: Mỗi 1 môn (hoặc phân môn) đều được chia thành 8 NX (mỗi</b>
học kì 4 NX). Căn cứ vào số NX đạt được, việc xếp loại học lực được tính như
sau:


<b>Xếp loại học lực</b> <b>Học kì I</b> <b>Cả năm</b>


Hoàn thành tốt (A+<sub>)</sub> <sub>4 NX</sub> <sub>8 NX</sub>


Hoàn thành (A) 2-3 NX 4-7 NX


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>- Lớp 3, 4, 5: Mỗi 1 môn (hoặc phân môn) đều được chia thành 10 NX</b>
(mỗi học kì 5 NX). Căn cứ vào số NX đạt được, việc xếp loại học lực được tính
như sau:


<b>Xếp loại học lực</b> <b>Học kì I</b> <b>Cả năm</b>


Hồn thành tốt (A+<sub>)</sub> <sub>5 NX</sub> <sub>10 NX</sub>


Hoàn thành (A) 3-4 NX 5-9 NX


Chưa hoàn thành (B) 0-2 NX 0-4 NX


<b>b. Đánh giá thường xuyên:</b>



<b>- Đối với các môn (hoặc phân môn) đánh giá bằng NX: Thực hiện theo</b>
qui định riêng về đánh giá bằng NX.


<b>- Đối với các môn đánh giá bằng điểm kết hợp với NX:</b>


+ Thống nhất qui định các tháng theo tuần thực học để thực hiện việc
kiểm tra thường xun (KTTX); mỗi học kì có 4 tháng, tổng cộng cả năm học có
8 tháng (đã ghi cụ thể thứ tự tuần trong phiếu phối hợp, các trường căn cứ vào
đó ghi thứ tự tuần vào tháng thứ nhất đến tháng thứ tám trong STD).


<b>+ Đối với mơn tiếng Việt: Mỗi tháng có tối thiểu 4 lần KTTX, được chia</b>
làm 2 cột: đọc: tối thiểu 2 lần; viết: tối thiểu 2 lần.


<b>+ Đối với môn Lịch sử và Địa lí: Mỗi tháng có tối thiểu 2 lần KTTX,</b>
được chia làm 2 cột: lịch sử: tối thiểu 1 lần; địa lí: tối thiểu 1 lần.


<b>+ Các hình thức KTTX:</b>


<b>* Kiểm tra miệng: Chủ yếu thực hiện ở phần kiểm tra bài cũ. Trong phần</b>
bài mới, có thể cho điểm những học sinh có câu trả lời một cách xuất sắc, đặc
biệt.


Cần cân đối số học sinh trong lớp với số tiết phải dạy trong tháng để tính
được số học sinh phải kiểm tra trong từng tiết học.


<b>* Bài tập thực hành: Là các bài tập về phần viết môn tiếng Việt được</b>
thực hành ngay tại lớp trong phần luyện tập. Có thể tiến hành lấy điểm KTTX
hàng tháng theo một trong các cách sau: lấy 1 lần cả lớp vào cuối tháng; lấy 2
lần, mỗi lần nửa lớp;…



<b>* Kiểm tra viết: Thực hiện theo phân phối chương trình. Riêng đối với</b>
mơn tốn, nếu trong tháng đó phân phối chương trình khơng có tiết kiểm tra viết
thì tổ chuyên môn thống nhất về nội dung kiểm tra viết (dưới 20 phút) ở 1 tiết
luyện tập chung (hoặc tiết luyện tập) trong tháng.


<b>c. Đánh giá định kì đối với các môn đánh giá bằng điểm kết hợp với</b>
<b>NX:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Việc tổ chức KTĐK bổ sung được tiến hành đối với trường hợp học sinh
không đủ số điểm KTĐK với bất cứ lí do gì.


Đối với trường hợp có điểm KTĐK bất thường so với kết quả học tập
hàng ngày: chỉ kiểm tra bổ sung ở lần KTĐK cuối học kì 1 và cuối năm học các
đối tượng có điểm chênh lệch bất thường giữa điểm trung bình KTTX trong
tháng có tổ chức KTĐK (hoặc tháng liền kề nếu trong tháng có tổ chức KTĐK
khơng có đủ số điểm KTTX tối thiểu theo qui định) và điểm KTĐK từ 3 điểm
<i>trở lên. Riêng cuối năm học, nhà trường kết hợp kiểm tra bổ sung các trường</i>
<i>hợp có điểm KTĐK cuối năm học dưới 5 điểm để xét lên lớp thẳng các đối</i>
<i>tượng này. Việc sửa chữa, ghi lại điểm mới sau khi kiểm tra bổ sung phải ghi rõ</i>
trong STD (phần sửa chữa điểm và xác nhận của Hiệu trưởng).


<b>d. Đánh giá học sinh có hồn cảnh khó khăn đặc biệt:</b>


<b>- Đối với học sinh khuyết tật học hoà nhập: Hàng năm, ngay sau khi kết</b>
thúc KTĐK giữa học kì 1, GVCN các lớp có học sinh khuyết tật học hoà nhập
căn cứ kết quả giáo dục của các đối tượng này đề nghị hiệu trưởng phê duyệt
danh sách phân loại học sinh khuyết tật học hoà nhập của lớp mình theo hai loại:
<b>+ Loại học sinh khuyết tật học hòa nhập được tham gia đánh giá xếp</b>
<b>loại theo qui định chung nhưng có giảm nhẹ về yêu cầu; mức độ giảm nhẹ do</b>


giáo viên tự quyết định phù hợp với yêu cầu từng môn và mức độ khuyết tật của
trẻ (viết tắt là HNXL sát lề phải cột “họ và tên học sinh” trong STD để phân biệt
với học sinh bình thường).


<b>+ Loại học sinh khuyết tật học hịa nhập khơng tham gia đánh giá xếp</b>
<b>loại, viết tắt là HNKXL sát lề phải cột “họ và tên học sinh” trong STD để tính</b>
trừ vào tổng số học sinh của lớp khi thống kê, đánh giá.


<b>- Đối với học sinh học các lớp học linh hoạt: Việc xếp loại học lực mơn</b>
đạt trung bình qui định tại khoản 2 điều 10 thông tư 32/2009/TT-BGDĐT được
áp dụng trong trường hợp sau:


Có một mơn tiếng Việt hoặc tốn đạt điểm 4, mơn cịn lại đạt điểm 6 trở
lên: cả hai mơn đều xếp loại học lực mơn là trung bình (thay vì một mơn xếp
loại yếu và một mơn xếp loại từ trung bình trở lên).


<b>3. Về sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại:</b>


- Đối với những học sinh là các đối tượng thuộc khoản 2 điều 11 thông tư
32/2009/TT-BGDĐT, nhà trường phải lên kế hoạch tổ chức đánh giá xếp loại
hạnh kiểm, kiểm tra bổ sung đối với các môn đánh giá bằng điểm kết hợp với
NX và bồi dưỡng đánh giá đối với các môn đánh giá bằng NX trước khi kết thúc
năm học đồng thời điều chỉnh số liệu báo cáo thống kê gởi lên cấp trên theo qui
định (cũng được tính vào diện lên lớp thẳng nếu đủ điều kiện qui định tại khoản
1 điều 11 thông tư 32/2009/TT-BGDĐT).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>- Xét khen thưởng: Nhà trường tiến hành xét hai lần trong năm học: cuối</b>
HKI và cuối năm học. Các danh hiệu học sinh được xét khen thưởng gồm:


<b>Danh hiệu</b> <b><sub>hạnh kiểm</sub>Xếp loại</b>



<b>Xếp loại học lực các môn</b>
<b>đánh giá bằng điểm kết</b>


<b>hợp với NX</b>


<b>Xếp loại học lực các</b>
<b>môn đánh giá bằng NX</b>
Học sinh Giỏi <b><sub>đầy đủ (Đ)</sub>Thực hiện</b> Giỏi Hoàn thành (A)
Học sinh Tiên


tiến


<b>Thực hiện</b>


<b>đầy đủ (Đ)</b> Khá Hoàn thành (A)


Ngoài ra, nhà trường cũng quan tâm xem xét khen thưởng thành tích từng
mặt hoặc từng môn học đối với những học sinh không đạt được danh hiệu học
sinh giỏi, học sinh tiên tiến nhưng có thành tích tốt trong các hoạt động trong và
ngoài nhà trường hoặc đạt loại A+<sub> đối với môn học đánh giá bằng NX.</sub>


Nhận được công văn này, yêu cầu các Phòng phổ biến đến tận trường học
và giáo viên để thực hiện. Trong quá trình thực hiện có gì chưa rõ, cần kịp thời
phản ánh về Sở./.


<b>GIÁM ĐỐC </b>


<i><b> Nơi nhận:</b></i>



- Như trên;


- Trường CĐCĐ; (Đã ký)
- Các Phòng Ban Sở;


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×