Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tình yêu, tội ác và trừng phạt của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.33 KB, 2 trang )

TÌNH YÊU, TỘI ÁC VÀ TRỪNG PHẠT NƠI SÂU THẲM NGUYỄN HUY THIỆP .
Nửa sau của thập niên 80, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của một hiện
tượng văn học lạ, độc đáo: Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp.
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4
năm 1950 tại huyện Thanh trì, thành phố
Hà Nội, là nhà văn đương đại về mảng
kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết với cách
nhìn mới mẻ, táo bạo. Ông xuất hiện khá
muộn trên văn đàn Việt Nam với vài
truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ năm
1986. Năm 1996, Tiểu Long Nữ được coi
là “ tiểu thuyết đầu tay” của ông. Tác phẩm
của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm
nét về nông thôn và những người lao động.
Sở trường của ông là truyện ngắn với
mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn
học, hơi thở huyền thoại và cổ tích, xã hội
Việt Nam đương đại, làng quê và những
người lao động.
Tuyển truyện ngắn Tình yêu, tội ác và
trừng phạt gồm 14 truyện ngắn(Tướng về
hưu, Khơng có vua, Muối của rừng, Con
gái thủy thần, Tội ác và trừng phạt…)
được chọn lọc kỹ lưỡng cũa Nguyễn Huy
Thiệp, nằm trong tủ sách Mỗi nhà văn, Một tác phẩm là minh chứng rõ ràng và hùng hồn cho
nhận định trên về ông.
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp viết về cuộc sống. Cuộc sống hiện lên trong tác
phẩm của ông như là một nguyên mẫu của chủ nghĩa hiện thực trần trụi, không tô vẽ. Những
chuẩn mực về đạo đức, tinh thần bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi tha hóa, những thói
thực dụng, bảo thủ, trì trệ. Đó chính là hồi chng đánh thức lương tâm con người, đánh thức
tình người mà nhà văn muốn gửi tới người đọc.


Một trong những nét “độc đáo” làm nên phong cách của ơng chính là giọng văn “lạnh”,
thái độ dửng dưng, qua giọng văn ấy nội dung câu chuyện luôn hiện ra cái chất trung thực, khách
quan trước mắt người đọc, và phán xét như thế nào là ở họ. Trong nhiều truyện ngắn(Tướng về
hưu, Khơng có vua, Những bài học nông thôn…) tác giả cũng nhập vai vào người kể truyện
(nhân vật xưng “tôi”) nhưng vẫn cố ý tách ra khỏi câu chuyện để đảm bảo tính khách quan. Cái
làm nên giọng văn của ơng chính là nhờ những câu văn ngắn, mang tính liệt kê, ơng chuộng câu
1


đơn hay cũng tách vế câu ghép bằng dấu phẩy, rạch rịi ra. Điền hình: “Cha tơi tên Thuấn, con
trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ.
Ơng nội tôi trước kia học nho, sau về dạy học…” (Tướng về hưu); hay: “Cấn là con trưởng.
Dưới Cấn có bốn em trai, chênh nhau một, hai tuổi. Đồi là cơng chức ngành giáo dục, Khiêm
là nhân viên lò mỏ thuộc Công ty thực phẩm, Khảm là sinh viên đại học. Tốn, con út, bị bệnh
thần kinh, người teo tóp, dị dạng. Nhà lão Kiền sáu người. Tồn đàn ơng.” (Khơng có vua).
Những câu văn khứa sâu vào lịng người đọc: “Hàng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào
phích đá đem về. Ơng Cơ nấu lên cho chó, cho lợn.” (Tướng về hưu); hay đau đớn hơn “ Mất thì
giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết dơ tay, tơi biểu quyết nhé” (Khơng có vua) và cả chuyện cô gái 16
tuổi giết chết bố và thiêu sống ba đứa em “Một lần đi đường, ông bố không kìm được thú tinh đã
hiếp X..Cơ phẫn uất, dùng rìu giết chết bố, sau đó về nhà khóa cửa lại đốt nhà. Ba đứa em bị cô
thiêu sống.” (Tội ác và trừng phạt). Có thể nói, những câu văn sắc lạnh, dửng dưng như thế có
mặt khắp các trang văn của tuyển truyện ngắn. Nó tạo cho tác giả một nét riêng độc đáo về
phong cách.
Cũng thật lạ, có điều đặc biệt trong cách mở đầu của mỗi truyện ngắn. Cụ thể, lối mở đầu
của nhà văn là khái quát chung nhất về các nhân vật có mặt trong truyện, thường ngắn gọn, súc
tích. Ví dụ trong truyên ngắn Sang sơng, tác giả mở đầu: “Sang đị có một nhà sư, một nhà thơ,
một nhà giáo, một tên cướp, hai tên buôn đồ cổ, hai mẹ con, một cặp tinh nhân và chị lái đò.”
Chỉ bằng một câu văn tác giả đã liệt kê hết những nhân vật có mặt trong truyện, người đọc dễ
dàng bao quát hết nhân vật để tiếp cận tác phẩm. Hay: “Nửa đàu thế kỷ trước, ở Kẻ Noi, huyện
Từ Liêm có ơng Phạm Ngọc Liên là bậc đại phú. Ông Liên xây nhà trên miếng đất đầu làng.

Miếng đất này bằng phẳng, rộng ba sào hai thước.” (Giọt máu). Cái gia đình “Tồn đàn ông.”
(Không có vua) của nhà Lão Kiền cũng được miêu tả như vậy.
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thu hút sự chú ý của người đọc. Có nhiều lí do tạo
nên hiệu quả ấy phải kể đến khả năng phát hiện và lý giải những vấn đề xã hội hết sức sắc sảo.
Điều gì làm nảy sinh tội ác? Theo ơng đó chính là sự tối tăm về nhận thức. Điển hình cho sự ngu
muội, tăm tối về tinh thần dẫn đến tội ác tập trung trong truyện ngắn Tội ác và trừng phạt. Câu
chuyện về tội nhân trong tác phẩm thật quá khủng khiếp, phẫn uất, giết người, cô chỉ 16 tuổi…
Tác giả như muốn hướng tới sự lý giải về hành vi thú tính của người bố hơn. Ông cho rằng:
“Tội ác sẽ trở nên hết sức man rợ bởi sự mông muội tinh thần.” Tác phẩm của ông thôi thúc
những người có lương tâm, có trách nhiệm đối với đời sống cộng đồng cần phải hành động một
cách quyết liệt, kịp thời để ngăn chặn tội ác.
Tạo nên phong cách độc đáo là cái mà mỗi nhà văn đều hướng đến, là sự khẳng định của
mỗi nhà văn. Tuyển truyên ngắn Tình yêu, tội ác và trừng phạt đã làm được điều đó, nó tạo dựng
cho Nguyễn Huy Thiệp chỗ đứng trang trọng trên văn đàn Việt Nam, “vua truyện ngắn”.

2



×