Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp tại lễ nhận giải Nonino

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.83 KB, 2 trang )

Câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp tại lễ nhận giải Nonino
Hà Linh
Tác giả "Tướng về hưu" vừa lĩnh giải thưởng Premio Nonino trị giá 7.700 euro tại thành
phố Udine, Italy. Trong bài phát biểu, ông tâm sự, đây là "một vinh dự to lớn, ngoài sức
tưởng tượng của tôi".
> Nguyễn Huy Thiệp: 'Chúa còn bị hắt hủi nữa là tôi'
Nguyễn Huy Thiệp bất ngờ biết mình đoạt giải Nonino Risit D’Âur Prize 2008 vào đầu
tháng 1. Giải thưởng do thương hiệu nho grappa nổi tiếng tại Italy thành lập nhằm tôn
vinh những cây bút xuất sắc trên toàn thế giới. Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít
những nhà văn Việt Nam có tác phẩm được dịch ra tiếng Italy. Đến nay, ông đã có 3 đầu
sách được xuất bản ở đây: Tướng về hưu, Những ngọn gió từ Việt Nam và Muối của
rừng.
Trong bài phát biểu ngắn gọn tại lễ nhận giải hôm 26/1, sau khi đề cập đến tình yêu sách
vở, văn chương của người dân Việt Nam, nhà văn đã kể câu chuyện, mà ông gọi đó là "sơ
đồ tha hóa của nhiều nhà văn trong một đất nước nông nghiệp lạc hậu đang tiến lên công
nghiệp hoá, hiện đại hoá".
"Ở nơi kia cây cối xum xuê, con người thuần phác có một đạo sĩ rất là thánh thiện. Ông ta
ngồi viết văn, dạy trẻ con học và tự mình gieo trồng để lấy cái ăn. Mọi người đều quý
mến ông, luôn đến hỏi ý kiến ông về mọi việc và ông thường cho họ những lời khuyên rất
chí thánh. Cuộc sống của ông nghèo túng, ông chỉ trùm một cái chăn để che thân người.
Khi ngồi làm việc, những con chuột hôi hám, quái ác vẫn thường chạy đến cắn rách cái
chăn, chúng làm ông rất khổ sở bực mình. Thấy vậy, có một người đi qua thương tình
bèn biếu cho ông đạo sĩ một con mèo để nó bắt chuột. Dân làng vốn thương ông nên
thương luôn con mèo, họ vẫn thường mang sữa đến cho con mèo ăn. Một ngày kia, có
một bà hành hương giàu có nghe tiếng thơm nhân đức của ông đạo sĩ bèn mang đến tặng
cho ông đạo sĩ một con bò sữa để nuôi con mèo. Dân làng thấy vậy mới làm cho con bò
một cái chuồng để nó có chỗ ở khi mưa khi nắng.
- 'Nhưng bò có nhà mà đạo sĩ lại không có nhà! Để thế sao được?' - Dân làng nói với
nhau như thế và họ xúm lại làm cho ông đạo sĩ một cái am nhỏ để ở. Từ ngày ấy, ông đạo
sĩ không còn nhiều thời giờ để tu niệm và viết văn nữa, ông phải bận rộn để nuôi con bò,
con bò lấy sữa nuôi con mèo, còn con mèo đi đuổi lũ chuột. Thấy ông đạo sĩ bận rộn


không có thời giờ tu niệm và viết văn như trước, dân làng tốt bụng lại gửi đến cho ông
đạo sĩ một người đàn bà để nuôi con bò. Thế là vị đạo sĩ đã có tấm vải che thân, đã có
con mèo bắt chuột, đã có con bò cho sữa, lại có cả người đàn bà săn sóc cho cuộc đời
mình. Nhà đạo sĩ không còn giữ được sự yên ổn ở trong lòng mình. Ông ta có hết cả rồi,
ông ta trở nên đầy đủ như một phú ông. Ông ta lấy người đàn bà làm vợ. Ít lâu sau, ông ta
bắt đầu hay cáu gắt, hay văng tục và nói nhảm nhí, ông ta còn uống rượu, đánh người và
đuổi theo các cô gái bằng tuổi con mình.
Con đường hạnh tu của ông đạo sĩ đến đây chấm dứt".
Qua câu chuyện, nhà văn bày tỏ: "Tôi không hy vọng viết lại được câu chuyện của ông
ngoại tôi theo một kết thúc khác nhưng quả thật tôi cũng thích có những vị đạo sĩ vừa viết
văn được, vừa có chăn ấm, vừa có mèo, vừa có bò, lại vừa có người đàn bà hạnh phúc
của mình. Thượng đế anh minh vẫn ban cho cuộc sống rất nhiều phép màu không ai biết
được!".
Sau khi nhận giải, nhà văn đã sang Pháp du lịch

×