Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.19 KB, 2 trang )
Quảng cáo và PR nên độc lập
Sự tranh giành ảnh hưởng giữa bộ phận quảng cáo và PR có thể ảnh hưởng tiêu cực đến
công ty.
Đó là quan điểm của một giám đốc marketing không muốn nêu tên, đăng trong tạp chí
CMO xuất bản ở Mỹ vào đầu tháng 8. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này của ông.
"Quảng cáo và PR (public relations - giao tế) là hai nghiệp vụ vừa rất giống nhau vừa lại
khác xa nhau. Những công việc mà hai bộ phận này thực hiện không khác nhau lắm, và
người ta có thể nghĩ rằng những nhân viên làm việc tại hai bộ phận này hẳn phải giữ được
một mức độ tôn trọng và tin cậy lẫn nhau nào đó.
Nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Cả hai bên chưa bao giờ tìm cách để làm thân với
nhau. Gần đây, tôi có tham gia một số buổi họp giữa hai bộ phận PR và marketing của
công ty và vô cùng ngạc nhiên khi thấy họ thiếu tinh thần hợp tác với nhau. Người ta có
thể dễ dàng cho rằng những khác biệt về tính cách khiến họ khó có thể làm việc với nhau.
Còn tôi, tôi lại tin rằng về bản chất hai công việc này có một cái gì đó khó tương hợp với
nhau. Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến điều này và tìm một giải pháp cho vấn
đề.
Theo tôi, quảng cáo và PR có điểm giống nhau nhưng cũng có mặt khác nhau. Đây không
phải là quan điểm phổ biến nhưng tôi tin rằng nó cần được xem xét nghiêm túc trong thời
đại tốc độ và chuyên môn hóa này.
Trước tiên, tôi phải thừa nhận rằng những người lãnh đạo hai bộ phận này đều là những
người có năng lực xứng đáng. Họ có khả năng truyền thông và thuyết phục tuyệt vời.
Trong thế kỷ vừa qua, bộ phận PR tập trung phần lớn nỗ lực nhằm tìm cách gây ảnh hưởng
tới báo chí và thực hiện các hoạt động quảng bá hấp dẫn. Edward Bernays đã trở thành ông
tổ của ngành PR hiện đại khi ông tổ chức một chiến dịch quảng cáo bài bản cho chuyến
lưu diễn tại Mỹ của công ty vũ công ba lê Nga nổi tiếng Ballet Russes vào năm 1915, và
quảng bá thành công cho các thương hiệu hàng đầu như General Motors và Procter &
Gamble.
Tuy nhiên, ngành quảng cáo thì không có người khai sinh ra. John Powers được xem là
siêu sao viết quảng cáo đầu tiên vào năm 1880 khi ông được thuê viết quảng cáo cho John
Wanamaker, một trong những nhà doanh nghiệp đầu tiên sáng lập ra ngành kinh doanh bán
lẻ quần áo nam giới, và sau đó được xem là “cha đẻ của quảng cáo trung thực”. J. Walter