Tải bản đầy đủ (.pdf) (331 trang)

Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quá trình du nhập và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lâm Đồng từ đầu thế kỷ XX đến năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.68 MB, 331 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Các kết quả trình bày trong luận án là cơng trình nghiên cứu của tơi đƣợc
hồn thành dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Cao Thế Trình và TS. Hoàng Thị Nhƣ
Ý. Các kết quả trong luận án là mới chƣa từng đƣợc cơng bố trong các cơng trình
của ngƣời khác. Những kết quả kế thừa từ các nhà nghiên cứu đi trƣớc đã đƣợc chú
thích rõ ràng. Các nguồn trích dẫn đƣợc liệt kê trong mục tài liệu tham khảo của
luận án.
Tôi xin chịu trách nhiệm với những lời cam đoan của mình.
Lâm Đồng, tháng 8 năm 2020
Tác giả

Bùi Thị Thoa


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám
hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các thầy cô trong Khoa Lịch sử Trƣờng
Đại học Đà Lạt. Xin chân thành cảm ơn Q Thầy Cơ đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trƣờng.
Tôi xin đặc biệt trân trọng cảm ơn PGS.TS. Cao Thế Trình - ngƣời Thầy đã
trực tiếp hƣớng dẫn tơi hết sức tận tình từ việc gợi mở ý tƣởng cũng nhƣ hoàn thành
các nghiên cứu liên quan đến đề tài từ bậc đại học, thạc sĩ đến tiến sĩ. Tôi xin trân
trọng cảm ơn TS. Hồng Thị Nhƣ Ý - ngƣời ln dành sự quan tâm đến luận án để
tơi có thể hồn thành cơng trình này.
Tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ Ban Tơn giáo; Phịng Quản lý Di sản Văn
hóa - Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch; Phịng Văn hóa - Thơng tin các huyện thị;
chủ các cơ sở thờ Mẫu, các thanh đồng trong tỉnh Lâm Đồng đã cung cấp cho tơi


nhiều thơng tin q báu để hồn thành nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, ngƣời thân,
bạn bè đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu để hồn thành luận án.
Lâm Đồng, tháng 8 năm 2020
Tác giả

Bùi Thị Thoa


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................... xi
TĨM TẮT ............................................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................ 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4
2.1. Những nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài ........................................... 4
2.2. Những nghiên cứu của các học giả trong nƣớc ........................................... 6
2.2.1. Những cơng trình nghiên cứu tổng quan về văn hóa dân gian trong
đó có đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu ......................................................... 6
2.2.2. Những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu ... 12
2.2.3. Những cơng trình nghiên cứu có đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở

Tây Nguyên và Lâm Đồng ......................................................................... 20
2.3. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu ....................................... 22
3. Đ I TƢỢNG V PH M VI NGHI N CỨU .................................................... 24
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 24
4. MỤC ĐÍCH V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................... 24
4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 24
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 25
5. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU ............................... 25
5.1. Nguồn tài liệu ........................................................................................... 25
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 26


iv

6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .................................................................. 27
7. B CỤC CỦA LUẬN ÁN ................................................................................ 27
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ
MẪU Ở LÂM ĐỒNG ........................................................................................... 28
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................... 28
1.1.1. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 28
1.1.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 30
1.1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 30
1.1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 31
1.1.2.3. Những kết quả dự kiến đạt được ................................................... 32
1.1.3. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận án ....................................... 33
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 38
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của Lâm Đồng ......................................................... 38
1.2.2. Đặc điểm của cộng đồng ngƣời Việt ở Lâm Đồng ................................. 40
1.2.3. Những yếu tố thế tục của tín ngƣỡng thờ Mẫu ....................................... 43

1.2.4. Tổng quan bức tranh tơn giáo-tín ngƣỡng của ngƣời Việt ở Lâm Đồng 44
1.2.4.1. Các tơn giáo ................................................................................. 44
1.2.4.2. Các loại hình tín ngưỡng dân gian ............................................... 49
Tiểu kết chƣơng 1: .......................................................................................... 52
Chƣơng 2: TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 1923 ĐẾN
NĂM 1975 ............................................................................................................ 53
2.1. NHỮNG YẾU T

TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ

PHÁT TRIỂN........................................................................................................ 53
2.1.1. Bối cảnh chính trị .................................................................................. 53
2.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội........................................................................ 58
2.1.2.1. Quá trình di dân của người Việt đến Lâm Đồng ........................... 58
2.1.2.2. Tình hình kinh tế Lâm Đồng từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975 ....... 65
2.2. SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHỮNG CƠ SỞ THỜ MẪU BAN ĐẦU .................. 68
2.2.1. Tại khu vực Dran (Đơn Dƣơng)............................................................. 68


v

2.2.2. Tại khu vực B'lao (Bảo Lộc).................................................................. 70
2.2.3. Tại khu vực Đà Lạt ................................................................................ 72
2.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ THỜ TỰ MỚI .............. 78
2.3.1. Giai đoạn 1923 - 1954 ........................................................................... 78
2.3.1.1. Lịch sử các cơ sở thờ tự ............................................................... 78
2.3.1.2. Thực trạng các cơ sở thờ tự.......................................................... 82
2.3.2. Giai đoạn 1955 - 1975 ........................................................................... 83
2.3.2.1. Sự phát triển các cơ sở thờ tự mới ................................................ 83
2.3.2.2. Thực trạng các cơ sở thờ tự.......................................................... 92

2.4. THỰC H NH TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU .................................................... 95
2.4.1. Giai đoạn 1923 - 1954 ........................................................................... 95
2.4.2. Giai đoạn 1955 - 1975 ........................................................................... 96
2.4.2.1. Sinh hoạt tín ngưỡng cấp Tổng hội ............................................... 97
2.4.2.2. Sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu tại điện tư gia ............................. 102
Tiểu kết chƣơng 2: ........................................................................................ 104
Chƣơng 3: TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 1976 ĐẾN
NĂM 2018 .......................................................................................................... 106
3.1. NHỮNG YẾU T TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ............. 106
3.1.1. Bối cảnh chính trị ................................................................................ 106
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 108
3.1.2.1. Quá trình người Việt di cư vào Lâm Đồng từ 1975 đến nay........ 108
3.1.2.2. Sự thay đổi điều kiện kinh tế từ 1975 đến nay ............................. 110
3.1.3. Những đổi mới trong chính sách tơn giáo, tín ngƣỡng của Đảng và Nhà
nƣớc .............................................................................................................. 113
3.1.4. Sự công nhận của UNESCO đối với Di sản Thực hành tín ngƣỡng thờ
Mẫu Tam phủ của ngƣời Việt ........................................................................ 115
3.2. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ THỜ TỰ .................................................... 117
3.2.1. Giai đoạn 1976 - 1990 ......................................................................... 117
3.2.1.1. Hạn chế trong việc lập cơ sở thờ tự mới ..................................... 117


vi

3.2.1.2. Thực trạng các cơ sở thờ tự........................................................ 121
3.2.2. Giai đoạn 1991 - 2018 ......................................................................... 124
3.2.2.1. Sự phát triển nở rộ các cơ sở thờ tự mới .................................... 124
3.2.2.2. Thực trạng các cơ sở thờ tự........................................................ 131
3.3. THỰC H NH TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU .................................................. 136
3.3.1. Giai đoạn 1976 - 1990 ......................................................................... 136

3.3.2. Giai đoạn 1991 - 2018 ......................................................................... 138
Tiểu kết chƣơng 3: ........................................................................................ 143
Chƣơng 4: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở
LÂM ĐỒNG ....................................................................................................... 144
4.1. NHỮNG ĐẶC TRƢNG CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở LÂM
ĐỒNG ................................................................................................................. 144
4.1.1. Đặc trƣng về loại hình thờ tự ............................................................... 144
4.1.2. Đặc trƣng về tính chất thờ tự ............................................................... 149
4.1.3. Đặc trƣng về cơ sở thờ tự .................................................................... 158
4.1.4. Đặc trƣng trong thực hành tín ngƣỡng ................................................. 162
4.2. GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở LÂM ĐỒNG ........................ 165
4.2.1. Giá trị lịch sử - văn hóa ....................................................................... 167
4.2.2. Giá trị thực tiễn ................................................................................... 170
4.3. MỘT S

H N CHẾ TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở LÂM

ĐỒNG ................................................................................................................. 181
4.3.1. Hạn chế từ phía những ngƣời sinh hoạt tín ngƣỡng thờ Mẫu................ 181
4.3.1.1. Trình độ nhận thức ..................................................................... 181
4.3.1.2. Vấn đề thống nhất trong tổ chức................................................. 184
4.3.1.3. Vấn đề đoàn kết nội bộ ............................................................... 187
4.3.1.4. Tình trạng thương mại hóa, biến tướng trong sinh hoạt ............. 188
4.3.2. Hạn chế từ phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về văn hóa, tơn giáo, tín
ngƣỡng .......................................................................................................... 192
4.3.2.1. Số lượng và trình độ nguồn nhân lực.......................................... 192


vii


4.3.2.2. Sự quan tâm của chính quyền địa phương .................................. 193
4.4. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở LÂM
ĐỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI ...................................................................... 197
4.4.1. Tiếp tục nở rộ các cơ sở thờ tự ............................................................ 197
4.4.2. Gia tăng tần suất thực hành tín ngƣỡng ................................................ 197
4.4.3. Gia tăng số lƣợng thanh đồng dẫn dến nguy cơ loạn đồng, loạn bóng .. 200
4.5. MỘT S

GIẢI PHÁP Đ I VỚI TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở LÂM

ĐỒNG ................................................................................................................. 201
Tiểu kết chƣơng 4: ........................................................................................ 204
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 206
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LI N QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........ 211
DANH MỤC BÁO CÁO HỘI THẢO, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
LI N QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 212
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 213
PHỤ LỤC............................................................................................................ 229


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

: Ban Chấp hành

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội


KHXH

: Khoa học xã hội

KHXH&NV

: Khoa học xã hội và nhân văn

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NXB

: Nhà xuất bản

TG

: Tơn giáo

TN

: Tín ngƣỡng

TNDG

: Tín ngƣỡng dân gian

TNTM


: Tín ngƣỡng thờ Mẫu

Tp HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: Ủy ban nhân dân

VH,TH&DL

: Văn hóa, Thể thao và Du lịch


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách các cơ sở thờ Mẫu đƣợc lập tại Lâm Đồng giai đoạn
1923 - 1954 ........................................................................................................... 83
Bảng 2.2: Danh sách các cơ sở thờ Mẫu đƣợc lập tại Lâm Đồng giai đoạn
1955 - 1975 ........................................................................................................... 93
Bảng 3.1: Danh sách các cơ sở thờ Mẫu đƣợc lập tại Lâm Đồng giai đoạn
1976 - 1990 ......................................................................................................... 122
Bảng 3.2: Danh sách các cơ sở thờ Mẫu đƣợc lập tại Lâm Đồng giai đoạn
1991 - 2018 ......................................................................................................... 132
Bảng 4.1: Bảng thống kê số lƣợng, địa bàn phân bố và thời gian thành lập các
cơ sở thờ Mẫu tại Lâm Đồng đến hết năm 2018 ................................................... 159
Bảng 4.2: Lý do tham gia sinh hoạt TNTM ......................................................... 173

Bảng 4.3: Mối quan hệ giữa đối tƣợng và lý do tham gia TNTM ......................... 174
Bảng 4.4: Tỷ lệ nam, nữ tham gia sinh hoạt TNTM ............................................. 179
Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa đối tƣợng và nhận thức về khái niệm Mẫu trong
TNTM Tam phủ, Tứ phủ của ngƣời Việt ............................................................. 182
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa đối tƣợng và những vấn đề đã và đang gặp trong
sinh hoạt TNTM tại Lâm Đồng............................................................................ 187


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Nhận thức các giá trị nhân sinh trong sinh hoạt TNTM .................... 168
Biểu đồ 4.2: Mục đích tham gia sinh hoạt TNTM ................................................ 172
Biểu đồ 4.3: Một số hạn chế trong sinh hoạt TNTM ............................................ 185
Biểu đồ 4.4: Mức độ quan tâm của chính quyền địa phƣơng đối với các hoạt
động sinh hoạt tín ngƣỡng ................................................................................... 195


xi

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh một số cơ sở thờ tự và sinh hoạt tín ngƣỡng thờ Mẫu ở
Lâm Đồng trƣớc năm 1975 .................................................................................. 229
Phụ lục 2: Hình ảnh một số cơ sở thờ Mẫu tại Lâm Đồng do nghiên cứu sinh
chụp trong quá trình khảo sát từ năm 2016 - 2018 ............................................... 232
Phụ lục 3: Hình ảnh một số giá đồng tại Lâm Đồng do nghiên cứu sinh chụp
trong quá trình khảo sát từ năm 2016 - 2018 ........................................................ 240
Phụ lục 4: Một số hình ảnh Lễ rƣớc Thánh Mẫu do nghiên cứu sinh chụp trong
quá trình khảo sát năm 2018 ................................................................................ 248
Phụ lục 5: Điều lệ, nội quy Việt Nam Thánh Mẫu hội và một số văn bản liên

quan đến luận án.................................................................................................. 250
Phụ lục 6: Danh sách các cơ sở thờ Mẫu ở Lâm Đồng ......................................... 258
Phụ lục 7: Lịch sử một số cơ sở thờ Mẫu tại Lâm Đồng ...................................... 273
Phụ lục 8: Sơ đồ mặt bằng thờ tự một số cơ sở thờ Mẫu tại Lâm Đồng ................ 290
Phụ lục 9: Danh sách các vấn hầu nghiên cứu sinh đã tham dự tại Lâm Đồng
từ năm 2016 đến năm 2019.................................................................................. 304
Phụ lục 10: Phiếu khảo sát ................................................................................... 310
Phụ lục 11: Biên bản phỏng vấn sâu dành cho cán bộ quản lý văn hóa địa
phƣơng ................................................................................................................ 312
Phụ lục 12: Biên bản phỏng vấn sâu dành cho đồng đền và thanh đồng ............... 313
Phụ lục 13: Biên bản ghi chép quan sát tham dự .................................................. 314
Phụ lục 14: Danh sách ngƣời cung cấp thông tin ................................................. 315


xii

TĨM TẮT
Luận án là cơng trình khoa học nghiên cứu chun sâu, có hệ thống và tƣơng
đối tồn diện về q trình du nhập và phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu (TNTM) ở
Lâm Đồng từ đầu thế kỷ XX đến năm 2018. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương
pháp lịch sử và phương pháp logic. Các phương pháp nghiên cứu định tính với
hƣớng tiếp cận điền dã dân tộc học qua hai hình thức chủ yếu là quan sát - tham dự
(đối với thực hành TNTM, đặc biệt là nghi lễ lên đồng tại các cơ sở thờ tự) và
phỏng vấn sâu (đối với các đồng đền, thanh đồng, con nhang đệ tử và các nhà quản
lý văn hóa địa phƣơng) và phương pháp nghiên cứu định lượng cũng đƣợc sử dụng
để thực hiện tốt những nhiệm vụ đặt ra. Trên cơ sở khảo sát toàn diện các cơ sở thờ
Mẫu toàn tỉnh, lần đầu tiên bức tranh về TNTM ở Lâm Đồng đƣợc tái hiện trên tất
cả các phƣơng diện nhƣ cơ sở thờ tự, sinh hoạt tín ngƣỡng… trong suốt quá trình
lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến năm 2018. Nội dung luận án chia làm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Trình bày một số nội dung về cơ sở lý và thực tiễn của luận án;

những nét cơ bản nhất về các điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cƣ tác động đến nội
dung nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, nội dung chƣơng 1 cũng đề cập đến giả
thuyết, câu hỏi nghiên cứu và một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận án.
Chƣơng 2: Trình bày những nội dung về quá trình du nhập và phát triển của
TNTM ở Lâm Đồng từ đầu thế kỷ XX đến 1975. Nghiên cứu cho thấy tục thờ này
xuất hiện trên cao nguyên Lang Biang vào giữa những năm 20 của thế kỷ XX với
hai dạng thức thờ Mẫu miền Bắc và miền Trung xuất hiện gần nhƣ đồng thời. Giai
đoạn này, các cơ sở thờ Mẫu xuất hiện ít, con số ghi nhận đƣợc từ thực tế cũng nhƣ
qua ký ức của các thanh đồng cao niên là 34 cơ sở, phân bố chủ yếu tại Đà Lạt, Đơn
Dƣơng, Bảo Lộc. Sự phát triển của TNTM Lâm Đồng giai đoạn này đƣợc đánh dấu
bằng sự xuất của Việt Nam Thánh Mẫu hội, trụ sở của Tổng hội đƣợc đặt tại Đền
Việt Nam Thánh Mẫu, đƣờng Ngô Quyền, Đà Lạt. Sự xuất hiện của tổ chức này đã
đánh dấu thời kỳ TNTM tại Lâm Đồng và khu vực miền Nam Việt Nam có nhiều
khởi sắc. Giai đoạn này, không chỉ số lƣợng các thực hành TNTM gia tăng mà số


xiii

lƣợng các thanh đồng, con nhang đệ tử tại các cơ sở thờ Mẫu ở Lâm Đồng cũng đến
từ nhiều tỉnh thành khác nhƣ Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sài Gịn…
Chƣơng 3: Trình bày về sự thành lập và phát triển các cơ sở thờ Mẫu ở Lâm
Đồng giai đoạn 1976 đến năm 2018. Trong những năm 1976 - 1990, có 17 cơ sở
đƣợc lập mới, sinh hoạt TNTM tại Lâm Đồng cũng bƣớc vào thời kỳ đầy biến động,
nhiều cơ sở bị thu tƣợng thánh, bát hƣơng, thậm chí là dỡ bỏ… việc thờ tự và thực
hành tín ngƣỡng mang tính cầm chừng. Tuy nhiên do sự đổi mới trong chính sách
tơn giáo, tín ngƣỡng của Đảng và Nhà nƣớc, sự ổn định và phát triển kinh tế cùng
nhiều yếu tố khác nên từ năm 1991 đến 2018 không chỉ “nở rộ” 93 cơ sở thờ Mẫu
mới mà các nghi lễ thực hành TNTM cũng đƣợc tổ chức thƣờng xun hơn. Tồn
tỉnh Lâm Đồng hiện có 144 cơ sở thờ Mẫu đƣợc phân bố tại 12/12 huyện thị.
Nghiên cứu cũng cho thấy, TNTM ở Lâm Đồng đã và đang tồn tại hai dạng thức

thờ tự chính là dạng thức thờ Mẫu miền Bắc và dạng thức thờ Mẫu miền Trung,
trong đó dạng miền Bắc chiếm số lƣợng vƣợt trội.
Chƣơng 4: Luận án nêu rõ những đặc trƣng của TNTM ở Lâm Đồng trong
bức tranh toàn cảnh của TNTM ở Việt Nam, những giá trị, hạn chế cũng nhƣ xu
hƣớng phát triển của tín ngƣỡng này tại Lâm Đồng trong thời gian tới. Trên cơ sở
đó, luận án đƣa ra một số khuyến nghị với các cơ quan chức năng địa phƣơng trong
công tác bảo tồn phát huy những giá trị tích cực của Di sản văn hóa Thực hành tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của ngƣời Việt tại Lâm Đồng.


xiv

SUMMARY
The dissertation is an indepth, systematic and relatively comprehensive
scientific research work about the process of introduction and establishment of
beliefs in the Mother Goddesses in Lam Dong province from the early twentieth
century to 2018. The study mainly uses the historical and logical methods. The
qualitative research method with the ethnographic fieldwork approach of two main
forms of observation - attendance (for practices related to the beliefs in the Mother
Goddesses, especially the mediumship at the Mother Goddess temples) and in-depth
interviews (for the owners of the Mother Goddess temples, Spirit Mediums, the
disciples of Spirit Mediums and local cultural managers), and quantitative research
method is also employed to accomplish the research tasks. On the basis of a
comprehensive survey of beliefs in the Mother Goddesses establishments
throughout the province, for the first time, the picture of beliefs in the Mother
Goddesses in Lam Dong province is reconstructed in all aspects such as worship
facilities, religious activities ... during the course of history from the early twentieth
century to 2018. The content of the thesis is divided into 4 chapters:
Chapter 1: Presenting some contents about the theoretical and practical
basis of the thesis; the most basic features of natural conditions, population

characteristics impacting on the content of the thesis. Besides, the content of chapter
1 also mentioned hypotheses, research questions and some concepts used in the
thesis.
Chapter 2: Presenting the process of introduction and establishment of
beliefs in the Mother Goddesses in Lam Dong province from the early twentieth
century to 1975. Research shows that this worship was appeared in Lang Biang
plateau in the mid-20s of the twentieth century with two forms of North and Central
Mother Goddess forms appeared at the same time. In this period, the temples of
beliefs in the Mother Goddesses were not popular with the venues reported from
reality as well as the memories of old Spirit Mediums were 34 establishments,
mainly distributed in Da Lat city, Bao Loc city, Don Duong district. The


xv

development of beliefs in the Mother Goddesses in Lam Dong province this period
was marked by the establishment of Vietnam Holy Mother Association, the
headquarters of the congregation is located at Vietnam Holy Mother Temple, Ngo
Quyen street, Da Lat city. The establishment of this organization marked the
flourishing period of beliefs in the Mother Goddesses in Lam Dong province and
the South of Vietnam region. This period, not only the number of practices related
to the beliefs in the Mother Goddesses increased but also the number of Spirit
Mediums, the disciples of Spirit Mediums at Mother Goddess temples in Lam Dong
province also come from many other provinces such as Khanh Hoa, Ninh Thuan,
Binh Thuan and Ho Chi Minh city.
Chapter 3: Presenting the introduction and development of Mother Goddess
temples during the period of 1976-2018. From 1976 - 1990, 17 temples were
created anew, however the Mother Goddess practice went into chaos with many
statues removed, incence burning suspended and temples were not maintained…
and the worshipping and general practice of the creed were not properly maintained.

However, under the renewal of religious and creed policies of the Party and the
State, the economic stability together with many other factors, 93 new temples have
mushroomed from 1991 to 2018 and the worshipping rituals have also been
properly performed. All over Lam Dong province, there are 144 temples allocated
in 12/12 districts. The research also reveals that there have been two forms of
beliefs in the Mother Goddesses in Lam Dong province, i.e the northern and the
central, among which the former dominates.
Chapter 4: The thesis highlights the characteristics of beliefs in the Mother
Goddesses in Lam Dong province in the panorama of beliefs in the Mother
Goddesses in Vietnam, the values and limitations as well as the likely development
trend of beliefs in the Mother Goddesses in Lam Dong province. On that basis, the
thesis has some recommendations for local authorities in conservation work to
promote the positive values of The Practices related to the Vietnamese belief in
Mother Goddesses of the Three Realms” has been officially recognized by
UNESCO as an intangible cultural heritage of humanity in Lam Dong province.


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tín ngƣỡng thờ Mẫu (TNTM) cịn gọi là tín ngƣỡng (TN) Tam phủ, Tứ phủ
là một hiện tƣợng văn hóa độc đáo, riêng có của ngƣời Việt ra đời từ giữa thế kỷ
XVI. Sự xuất hiện của loại hình thờ phụng này là:
Sự phản ứng một cách rất quyết liệt của TN bản địa với xu hƣớng tôn giáo
(TG) ngoại lai từ Tây phƣơng tới. Hiện tƣợng thờ Mẫu Liễu Hạnh phản ánh
hai khuynh hƣớng quan trọng chống đối lại những hệ tƣ tƣởng và TG ngoại
lai: Khổng giáo đến từ Trung Hoa và Cơng giáo đến từ tây Âu. Nhƣng nó
cũng phản ánh xu hƣớng phủ định vai trị của chính quyền phong kiến trung
ƣơng tập quyền, vai trò của vƣơng triều (Đặng Việt Bích, 2005, tr.10).

Bản chất của loại hình TN này là sự tôn thờ một nhân vật huyền thoại, nói
chính xác hơn là một ngun mẫu có thật đã đƣợc huyền thoại hóa - Thánh Mẫu
Liễu Hạnh, con gái thứ hai của Ngọc Hoàng thƣợng đế, vị Tiên Chúa có khả năng
che chở, bênh vực, giúp đỡ cho tất cả những ngƣời dân lƣơng thiện, nhất là phụ nữ,
thoát khỏi những hiểm họa, tai ƣơng. Gắn với TNTM là hoạt động diễn xƣớng đậm
màu shaman giáo hết sức độc đáo mà khẩu ngữ dân gian quen gọi là lên đồng với
những vũ điệu múa thiêng sôi động và một loại hình lễ nhạc đƣợc biết đến với tên
gọi dân dã là hát chầu văn/hát hầu đồng. Gần đây, hình thức diễn xƣớng độc đáo
này còn đƣợc biết đến với danh xƣng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của
người Việt (Practices related to the Viet beliefs in the Mother Goddesses of Three
Realms). Vào ngày 01/12/2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di
sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa
(Ethiopia), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại 21
tỉnh thành của Việt Nam, gồm các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra Bắc và thành phố
Hồ Chí Minh (Tp HCM) đã chính thức đƣợc UNESCO ghi danh tại Danh sách Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tối ngày 02/4/2017, tại Quần thể di
tích thờ Mẫu Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - một trong những cái nôi


2

sinh thành loại hình TNTM, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp tổ chức lễ đón bằng vinh danh của
UNESCO đối với loại hình diễn xƣớng độc đáo này.
Sự kiện trên đây khơng những làm nức lịng đơng đảo quần chúng nhân dân
là tín đồ của đạo Mẫu, mà còn là nguồn động viên to lớn với giới nghiên cứu loại
hình TN này, cổ vũ họ tiếp tục có những khám phá mới trong việc nghiên cứu, giữ
gìn và phát huy những tinh hoa của TNTM vào công cuộc xây dựng một nền văn
hóa Việt Nam tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên, trong hồ sơ của Ủy ban UNESCO Việt Nam trình UNESCO Liên

hiệp quốc cơng nhận Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại chỉ mới đề cập tới loại hình TN này ở
21 tỉnh thành thuộc khu vực phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) và thành phố Hồ
Chí Minh. Các tỉnh miền Bắc gồm Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, Thái
Bình, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng
Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, n Bái, Tun Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Thừa Thiên Huế. Điều đó cho thấy nhiều tỉnh thành khác trong cả nƣớc, bao gồm
Lâm Đồng, hoạt động TNTM vẫn chƣa đƣợc đề cập tới. Tuy ở 21 tỉnh thành nói
trên hoạt động TNTM có phần tiêu biểu và sôi động hơn so với các địa phƣơng còn
lại, nhƣng sẽ là khiếm khuyết, bất cập nếu trong bức tranh tồn cảnh của TNTM lại
thiếu vắng loại hình TN này ở các địa phƣơng khác, trong đó có Lâm Đồng. Một
điểm đáng lƣu ý là, tƣơng tự các hiện tƣợng tín ngƣỡng dân gian (TNDG) khác, khi
vƣơn xa ra khỏi địa bàn sinh thành của mình, TNTM sẽ có những biến đổi để thích
nghi với mơi trƣờng tự nhiên và xã hội của những vùng đất mới với khơng ít những
biểu hiện giao thoa, tiếp biến và xuất hiện thêm những sắc thái mới lý thú và độc
đáo, góp phần làm phong phú thêm những sắc thái vốn có ban đầu. Liệu điều này có
xảy ra với TNTM ở Lâm Đồng? - một địa phƣơng cách xa địa bàn sinh thành của
TNTM hơn một ngàn km.
Thực tế, từ giữa thập niên 20 của thế kỷ trƣớc, TNTM đã khẳng định sự hiện
diện trên mảnh đất Lâm Đồng với một số cơ sở thờ tự ban đầu tại Đà Lạt, Đơn


3

Dƣơng. Đến hết năm 2018, số địa điểm thờ Mẫu toàn tỉnh đã tăng lên đến 144 cơ
sở. Con số ấy có thể tƣơng đƣơng, thậm chí cịn nhiều hơn số lƣợng cơ sở thờ Mẫu
của nhiều tỉnh trong số 21 tỉnh thành có hoạt động TNTM đã đƣợc liệt kê trong hồ
sơ về thực hành TNTM Tam phủ của Ủy ban UNESCO Việt Nam vừa đề cập ở
trên. Bởi theo thống kê, số lƣợng cơ sở TNTM của 4 tỉnh thành gồm: Hà Nội có
1014 di tích, trong đó có tới 886 điện tự gia; Ninh Bình có 415 di tích lịch sử văn

hóa thờ và phối thờ Mẫu, Nam Định có 352 di tích lịch sử - văn hố thờ và phối thờ
Mẫu, trong đó có 220 phủ, 16 miếu, 72 chùa phối thờ, 44 đền, đình thờ chung với
Thành Hồng làng; Hà Nam có 185 di tích thờ Mẫu (Theo ).
Còn lại, 17 tỉnh thành khác chỉ đề cập tới cơ sở thờ tự tiêu biểu, nhƣng không đề
cập tới số lƣợng. Do vậy, theo chúng tôi, số lƣợng cơ sở thờ Mẫu ở 17 tỉnh thành đó
cũng chỉ ở mức tƣơng đƣơng, thậm chí cịn ít hơn ở Lâm Đồng
Nhằm hƣớng tới một nhận thức toàn diện, đầy đủ hơn về bức tranh toàn cảnh
của TNTM Việt Nam, giới thiệu về quá trình du nhập, các giai đoạn phát triển và
những đặc trƣng của TNTM ở Lâm Đồng nên từ năm 2004 đến nay, chúng tôi đã
theo đuổi đề tài này. Lần này, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Quá trình du nhập
và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lâm Đồng từ đầu thế kỷ XX đến năm
2018 làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình. Hy vọng
rằng, những kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần bổ sung thêm những tƣ
liệu mới về TNTM trên vùng đất Nam Tây Nguyên hùng vĩ của tổ quốc, soi sáng
thêm nhiều vấn đề còn khuất lấp trong nhận thức về TNTM nói chung. Mặt khác, từ
việc rút ra những nét đặc trƣng, giá trị, hạn chế và xu hƣớng phát triển của TNTM ở
Lâm Đồng, chúng tôi mong muốn cùng với các cơ quan hữu của địa phƣơng có
những chủ trƣơng, biện pháp thích hợp trong công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các
hoạt động TN, TG theo tinh thần kịp thời phát hiện, ngăn chặn những yếu tố tiêu
cực, bảo tồn phát huy những giá trị tốt đẹp của TNTM trong công cuộc xây dựng
một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tại địa phƣơng (Ban
Chấp hành Trung ƣơng, 1998).


4

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

2.1. Những nghiên cứu của các học giả nƣớc ngồi
Thờ Mẫu là một loại hình TN đặc trƣng và độc đáo của ngƣời Việt. Do đó từ

lâu, tục thờ này đã dành đƣợc sự quan tâm của các học giả nƣớc ngồi. Có thể kể
đến một số cơng trình sau:
Năm 1941, A. Lagrèze (Antoine Lagreze) - Cơng sứ Pháp tại Thanh Hóa - có
bài viết Documents concernant le temple Dên-Song, au Thanh-Hoa - Những tư liệu
liên quan đến Đền Sịng ở Thanh Hố đƣợc in trong Bulletin des Amis du Vieux
Hue, No1, Janvier-Mars 1941, pp. 1-15. Trong bài viết này, A. Lagrèze đã đề cập
đến những lần giáng của Thánh Mẫu Vân Hƣơng. Theo tác giả, sự nổi tiếng của Bà
đã vƣợt qua vùng Đông Giao. Thánh Mẫu Vân Hƣơng không chỉ đƣợc tôn thờ ở
Bắc Kỳ, mà còn cả Trung Kỳ và Nam Kỳ. Cũng trong bài viết này, A. Lagrèze đã
có những miêu tả và dịch thuật cuốn sách bằng đồng - “Đồng sách” đƣợc tìm thấy ở
Đền Sịng vào ngày 12/4/1939 với tên gọi Biên niên sử Ngọc phả Gia đình họ Lê ở
làng Vân Cát, huyện Thiên Bản.
M. Durand trong tác phẩm Technique et Pantheon des médiems Vietnamies Kỹ thuật và điện thần của lên đồng ở Việt Nam (xuất bản năm 1959 tại Pari) đã góp
phần nêu ra những luận giải về nguồn gốc của một số vị thánh nhƣ Mẫu Thoải (với
dị bản tại Tuyên Quang với ngôi đền nổi tiếng là Đền Giùm), Quan Đệ Ngũ Tuần
Tranh… Cũng trong tác phẩm này, M. Durand còn cho rằng, lên đồng là một dạng
thức shaman giáo (Theo Ngô Đức Thịnh, 2007b, tr.71).
Ngoài M. Durand, hai tác giả Piere. J. Simon và Ida. Simon-Baruch cũng
giành sự quan tâm tới tục thờ Mẫu và nghi thức hầu đồng của ngƣời Việt thông qua
tác phẩm Hau Dong - un cult de Vietnamien de possession trangsplante en France
(Hầu đồng - lễ nhập hồn của người Việt ở Pháp), xuất bản năm 1973 tại Pari. Bằng
một cuộc điều tra xã hội học về nghi lễ hầu đồng của các Việt kiều tại Pháp, hai tác
giả đã có những số liệu thống kê về số lần giáng đồng của các vị thánh trong tổng số
27 buổi hành lễ mà họ đã tham dự. Cũng thông qua tác phẩm này, các tác giả cho
rằng “các vị thánh sinh thời đều là con ngƣời tài giỏi, có đức độ, có vị trí cao trong


5

xã hội và đã từng mang lại danh tiếng, công ơn đới với dân, với nƣớc” (Dẫn theo

Ngô Đức Thịnh, 2007b, tr.35, 41).
Từ ngày 30/3 đến 2/4/2001, Trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn
KHXH&NV) Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội thảo Khoa
học Quốc tế với tên gọi “Tín ngưỡng thờ Mẫu và Lễ hội Phủ Dầy” tại Hà Nội. Sau
hội thảo này, phần lớn các báo cáo đƣợc tập hợp và xuất bản thành cuốn Đạo Mẫu
và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu

do Ngô Đức

Thịnh chủ biên, Nhà xuất bản (NXB) Khoa học xã hội (KHXH) ấn hành năm 2004.
Sự quan tâm của các học giả nƣớc ngoài đối với tục thờ Mẫu của ngƣời Việt trong
cuốn sách này đƣợc thể hiện thông qua một số bài viết sau:
Với bài viết Lên đồng - kho tàng sống của di sản văn hóa Việt Nam, tác giả
Frank Proschan (2004) đã kết luận: Lên đồng đã tạo nên một loại “dân tộc học dân
gian” và những ngƣời tham gia hoạt động hầu đồng chính là những ngƣời quản lý
bảo tàng, ngƣời bảo vệ cho văn hóa Việt Nam (tr.273).
Tác giả Barley Norton lại thể hiện sự quan tâm đối với nghi thức lên đồng
của ngƣời Việt ở khía cạnh âm nhạc qua bài viết Lên đồng Việt Nam: cấu tạo âm
nhạc của thần thánh. Theo tác giả: “...âm nhạc làm tăng sự bốc lên của năng lƣợng
ngƣời hầu đồng tiến hành hoạt động nghi lễ và làm lộ ra tính cách bốc đồng, cái cần
thiết để thực hiện việc thánh” (Barley Norton, 2004, tr.318).
Nhà nhân học Mĩ Laurel Kendall đã tiến thêm một bƣớc trong việc đặt vấn
đề so sánh giữa hai hình thức lên đồng của hai dân tộc Việt, Hàn qua bài Khi nào
Kut giống lên đồng: Vài so sánh giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong bài viết này,
tác giả đã đặt vấn đề so sánh để tìm ra những tƣơng đồng và khác biệt giữa lễ Kut
và lên đồng trên một số phƣơng diện nhƣ ai là ngƣời có thể thực hiện nghi lễ, thần
linh trong kut và lên đồng, trang phục mà ngƣời hành lễ sử dụng, kỹ năng ngƣời
hành lễ, âm nhạc, lễ vật, cách thức phát lộc trong khi hành lễ... Tác giả đã kết luận:
“Về cơ bản, những cách thức tƣợng trƣng đƣợc sử dụng trong giao tiếp với linh hồn
giữa thế giới lên đồng và thế giới kut có nhiều điểm tƣơng đồng” (Laurel Kendall,

2004, tr.652).


6

Trong số các học giả nƣớc ngoài nghiên cứu về tục thờ Mẫu của ngƣời Việt
cịn có Silapakit Teekantikun. Với Luận án tiến sĩ lịch sử mang tên Nghi lễ lên đồng
của người Việt ở miền Bắc Việt Nam và của người Lào ở đông bắc Thái Lan…
đƣợc thực hiện vào năm 2010 tại Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia
Hà Nội, tác giả cho rằng:
Trong xã hội đƣơng đại, tục lên đồng của ngƣời Việt có xu hƣớng phát triển
khơng chỉ ở địa bàn nơng thơn mà cịn cả ở thành thị, đặc biệt là Hà Nội. Còn
về tục “Khuồng Phi Phon” của ngƣời Lào ở Đông Bắc Thái Lan, mặc dù vẫn
đƣợc duy trì nhƣng khơng phát triển bằng tục lên đồng của ngƣời Việt
(Silapakit Teekantikun, 2010, tr.149).
Nhìn chung, các học giả nƣớc ngồi khi nghiên cứu về TNTM của ngƣời
Việt thƣờng tập trung vào hầu đồng - nghi lễ đặc trƣng nhất của tục thờ này; những
vấn đề khác nhƣ nguồn gốc và quá trình hình thành TNTM, các dạng dạng thức thờ
tự, những đặc trƣng của TNTM các vùng miền trong cả nƣớc ta... vẫn chƣa dành
đƣợc sự quan tâm đúng mức
2.2. Những nghiên cứu của các học giả trong nƣớc
2.2.1. Những cơng trình nghiên cứu tổng quan về văn hóa dân gian trong đó có
đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu
Hiện nay, cơng tác nghiên cứu về văn hóa, văn học, TNDG… của một dân
tộc, một đất nƣớc đã trở thành đề tài thu hút sự chú ý đặc biệt của đông đảo học giả.
Ở Việt Nam, số lƣợng các cơng trình thuộc thể loại này vô cùng phong phú. Tuy
nhiên trong phạm vi luận án này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số cơng trình nghiên
cứu về văn hóa, văn học, TNDG mà trong đó các tác giả có đề cập đến tục thờ Nữ
thần, tục thờ Mẫu.
Hiện tƣợng thờ Mẫu đã ra đời từ giữa thế kỷ XVI và huyền thoại về Thánh

Mẫu Liễu Hạnh cũng đƣợc lƣu truyền trong dân gian từ rất lâu song hành với sự lan
tỏa của loại hình TN này. Tuy nhiên theo hiểu biết của chúng tôi, phải đợi tới thế kỷ
XVIII, huyền thoại Thánh Mẫu Liễu Hạnh mới đƣợc Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm
sƣu tập và giới thiệu trong tập truyện Truyền kỳ tân phả của bà với tiêu đề Vân Cát


7

thần nữ. Qua tác phẩm này, lần đầu tiên tiên thoại về vị Nữ Thánh - một trong Tứ
bất tử của ngƣời Việt đƣợc giới thiệu một cách chi tiết, sinh động. Theo Đoàn Thị
Điểm (2001, tái bản): Nguồn gốc xuất thân của Mẫu Liễu vốn là Đệ nhị Tiên Chúa
Quỳnh nƣơng - con Ngọc Hoàng do đánh vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần gian
và đầu thai vào nhà họ Lê ở Vụ Bản - Nam Định với tên gọi Giáng Tiên. Lớn lên,
Giáng Tiên càng xinh đẹp, lại thơng minh. Sau đó, nàng kết hơn với Đào Lang rồi
hạ sinh một con trai và một con gái. Ngày mùng 3 tháng Ba (âm lịch) tự nhiên
không bệnh mà mất vì hết hạn phải về trời (khi mới 21 tuổi). Song vì cịn nặng tình
nhân gian, nàng đƣợc Ngọc Hồng Thƣợng Đế phong là Liễu Hạnh cơng chúa và
cho giáng trần lần hai để thăm gia đình cũ. Lần này, nàng không ở yên một nơi mà
thƣờng đi mây về gió (có khi giả làm cơ gái đẹp thổi ống tiêu dƣới trăng, có khi hóa
làm bà già tựa gốc cây trúc bên đƣờng); ngƣời nào dùng lời đùa cợt tất bị vạ tai,
ngƣời nào mang lễ cầu đảo tất đƣợc phúc… Cũng trong lần giáng thứ hai này, Liễu
Hạnh đã kết hôn với một thƣ sinh ở Nghệ An vốn là kiếp sau của chồng bà, nhƣng
sau đó hết hạn phải về trời. Sau 5 năm, nàng lại xin vua cha giáng lần ba tại Phố Cát
- Thanh Hóa. Tiên Chúa thƣờng hiển linh, ngƣời lành đƣợc phúc, kẻ ác bị tai vạ.
Nhân dân đã lập đền thờ. Về đời Cảnh Trị (1663 - 1671) - niên hiệu vua Lê Huyền
Tơng, triều đình nghe tin đồn tƣởng yêu quái, sai quân Vũ lâm cùng thuật sĩ đến nơi
trừ tiễu. Sau đó ít lâu, cả vùng sinh bệnh dịch khiến triều đình phải cho sửa sang
làm lại đền mới trong núi Phố Cát, sắc phong Mã Hồng Cơng chúa. Về sau, quân
triều đình đi tiễu trừ giặc, Tiên Chúa có cơng giúp sức, đƣợc triều đình gia tặng Chế
Thắng Hịa diệu đại vương (xem Đồn Thị Điểm, 2001, tr.65-104).

Nguyễn Công Trứ trong Đại Nam quốc âm ca khúc (thế kỷ XIX) (đƣợc trích
bởi Ngơ Đức Thịnh, 2009b) có bài Liễu Hạnh công chúa diễn âm. Đây là một tập
sách Hán Nôm đang đƣợc lƣu giữ tại Thƣ viện KHXH, kí hiệu AB146. Dù có khác
về cách thức diễn đạt so với Vân Cát thần nữ, nhƣng nội dung chính của Liễu Hạnh
cơng chúa diễn âm vẫn xoay quanh vấn đề nguồn gốc xuất thân của Mẫu Liễu từ
Tiên Chúa phạm lỗi và bị đày vào nhà họ nhà Trần, mất năm 21 tuổi; giáng trần lần
hai cũng lấy thƣ sinh vốn là kiếp sau của chồng cũ…


8

Trong Nam Hải dị nhân (xuất bản lần đầu năm 1909), Phan Kế Bính cũng
giới thiệu về “Liễu Hạnh Tiên Chúa”, qua đó lần giáng thứ ba của Thánh Mẫu đƣợc
giới thiệu nhƣ sau:
Về sau, Tiên Chúa hiển thánh ở Phố Cát tỉnh Thanh Hóa, hiện ra làm con gái
đẹp bán nƣớc, những kẻ đùa bỡn chết hại rất nhiều, triều đình nghi là yêu
quái, sai thầy phù thủy là Trịnh Hoàng Thúc đem quân đi tiễu. Quan quân
bắn vào trong núi, tàn phá đền đài. Đƣợc vài tháng dân xứ ấy dịch tễ, lập đàn
cầu khấn, thì mới biết là Tiên Chúa hiển thánh; tâu lên triều đình, vua sai sửa
sang lại đền miếu, phong bà làm Mã Hoàng cơng chúa. Sau lại có cơng giúp
nƣớc phá giặc Mán, đƣợc phong làm Chế Thắng Hòa diệu đại vương lập đền
trên núi Sùng Sơn đến giờ vẫn còn anh linh (Phan Kế Bính, 2016).
Đầu thế kỷ XX, trong bộ Bulletin Les amis du vieux Huế (tập 1, năm 1914),
nhà nghiên cứu Đào Thái Hanh đã để lại nhiều bài nghiên cứu hấp dẫn về các vị nữ
thần; làm tăng thêm nét cổ kính của Cố đơ Huế một màu sắc huyền hoặc biểu thị
lòng tin vào thần linh của ngƣời dân vùng Huế xƣa. Thông qua bài giới thiệu của
Trần Văn Dũng (2013), chúng ta có thể biết đến một số bài nghiên cứu của Đào
Thái Hanh, trong đó đáng chú ý là các bài Histoire de la déesse Thiên-Y-A-Na (Lịch
sử nữ thần Thiên Y A Na); La déesse Liễu Hạnh (Nữ thần Liễu Hạnh)… Tuy nhiên,
các bài viết của Đồn Thị Điểm, Nguyễn Cơng Trứ, Phan Kế Bính (trong Nam Hải

dị nhân) hay Đào Thái Hanh chỉ mang tính thuật truyện - ghi chép lại những huyền
thoại về Mẫu Liễu Hạnh lƣu truyền trong dân gian.
Đầu thế kỷ XX, công tác nghiên cứu về TNTM ở Việt Nam mới chính thức
đƣợc bắt đầu. Ngƣời tiên phong trong lĩnh vực này là nhà Nho theo tân học Phan Kế
Bính với tác phẩm Việt Nam phong tục (mục Đồng cốt), xuất bản lần đầu năm 1915
và đƣợc tái bản nhiều lần. Theo ông:
Đồng cốt là những ngƣời thờ về chƣ vị, nhƣ thờ bà Liễu Hạnh công chúa,
Thƣợng Ngàn công chúa, Cửu Thiên huyền nữ, v.v… thì gọi là đồng Đức
mẹ, thờ Hồng tử gọi là đồng Đức ơng, thờ các Cậu gọi là đồng Cậu, thờ các
Cô gọi là đồng Cơ… Ngƣời nào bị chƣ vị bắt đồng thì phải ngồi hầu


9

Thánh… Thánh đã bắt đồng thì phải lập cửu tĩnh riêng tại nhà mà thờ hoặc
phải đến chầu chực tại nơi đền miếu nào đó (Phan Kế Bính, 1995, tr.238 239).
Ngồi việc giới thiệu những thơng tin liên quan đến tục thờ này, tác giả cũng
thẳng thắn phê phán những ngƣời tin vào đồng cốt, cho đó là mê tín.
Tác giả Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương (xuất bản lần đầu
năm 1938) cũng quan tâm đến TNTM qua mục Tín ngưỡng và tế tự. Theo ơng:
Những ngƣời thờ chƣ vị đƣợc gọi là đồng cốt, hay bà đồng. Đàn bà con gái,
nhất bà bà góa hay gái già, nếu xem bói hay nằm mộng mà thấy có số thờ thì
phải làm lễ đội bát hƣơng ở tĩnh hay phủ, để xin làm con công đệ tử… Trong
hàng chƣ vị đƣợc nhân dân sùng bái hơn cả là thánh Liễu Hạnh... Tuy nhiên
tác giả lại kết luận rằng đó “chỉ là một mớ mê tín nhảm nhí” (Đào Duy Anh,
1992, tr.247).
Năm 1939, tác giả Nguyễn Văn Huyên - ngƣời đặt nền móng cho ngành
nghiên cứu văn hóa Việt Nam đã hoàn thành bản thảo cuốn La civilisation annamite
- Văn minh Việt Nam với mong muốn công bố cho độc giả phƣơng Tây về một nền
văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên đến năm 1944, sách mới đƣợc

xuất bản lần đầu tiên tại Hà Nội. Trong tác phẩm này, ông đã dành một phần nói
đến hình thức lên đồng nhƣ là một sinh hoạt đạo Lão dân gian Việt Nam với việc
thờ Chƣ vị - đó là “những thần linh nữ và nam ở ba thế giới - Tam phủ: Thiên phủ,
Địa phủ và Thủy phủ” (Nguyễn Văn Huyên, 2016, tr.264). Cũng trong tác phẩm này
ơng cịn cho rằng, những ngƣời làm bà đồng là do Chƣ vị chọn, qua nằm mộng hay
đột nhiên cảm thấy thần kinh rất khác thƣờng. Ngƣời ta thƣờng làm hài lòng chƣ vị
bằng cách đội bát hương. Song, nếu việc đội bát hƣơng không làm cho họ khỏi ốm,
ngƣời ta buộc phải để ngƣời đó trở thành bà đồng. Khi đã trở thành bà đồng, họ
phải thực hiện nghi lễ lên đồng đều đặn để đƣợc khỏe mạnh, phát tài (tr.264 265).
Phía Nam đất nƣớc, nhà khảo cứu Toan Ánh cũng dành sự quan tâm tới loại
hình TN này trong Nếp c Tín ngưỡng Việt Nam (Quyển thƣợng) đƣợc NXB Nam


10

Chi Tùng thƣ ấn hành lần đầu năm 1968. Trong phần biến thể của đạo Lão, tác giả
cho rằng: “Đồng cốt là những ngƣời có căn thờ chƣ vị nhƣ Liễu Hạnh công chúa,
Cửu Thiên huyền nữ, Thƣợng Ngàn công chúa… hoặc các vị Hồng tử, các Cơ, các
Cậu (Toan Ánh, 2005. tr.217).
Phan Ngọc (1998) với tác phẩm Bản sắc văn hóa Việt Nam cũng dành một
mục nói về “Việc thờ Mẫu”. Dù nội dung về thờ Mẫu chỉ chiếm 19/523 trang sách,
song tác giả cũng cho thấy quan điểm của mình khi khẳng định rằng thờ Tứ phủ tức
là bốn cung, nhƣng lúc đầu chỉ có ba cung (gồm Mẫu Thƣợng Thiên - cai quản
miền Trời; Mẫu Thƣợng Ngàn - cai quản miền rừng núi; Mẫu Thoải - cai quản sông
biển), “sau này thêm vào Thánh Mẫu thứ tƣ là Thánh Mẫu Địa phủ (miền đất), cai
quản đất đai, sinh vật, mặc áo vàng” (tr.335). Phan Ngọc cũng khẳng định “việc thờ
Mẫu chính là nơi mà Đạo giáo biểu lộ ảnh hƣởng nhiều nhất” (tr.332).
Nguyễn Minh San (1998) với tác phẩm Tiếp cận tín ngưỡng dân d Việt
Nam đã dành quá nửa nội dung cuốn sách để trình bày về tục thờ Mẫu với các mục
nhƣ TN thờ Mẫu, TN thờ cây và sự phụng thờ bà Chúa Thƣợng Ngàn, Mẫu Thoải,

Bà Chúa Liễu Hạnh - vị Thánh Mẫu oai linh, Thiên Y A Na - vị Thánh Mẫu Chăm Việt, Điện Hòn Chén và tục thờ Bà Chúa Ngọc, TN thờ Bà Chúa Xứ, Núi Bà Đen
và tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, Bà Thiên Hậu - vị Thánh Mẫu bảo trợ... Tác giả
cho rằng: “TNTM khởi nguyên từ ý thức tƣởng nhớ tổ tiên, nó xuất phát từ lịng tơn
kính, vì sự nhớ ơn, vì sự tin tƣởng và cũng vì ảnh hƣởng của đạo Lão (Nguyễn
Minh San, 1998, tr.66 - 67).
Nguyễn Đăng Duy (2001a) trong tác phẩm Các hình thái tín ngưỡng tơn giáo
Việt Nam đã dành trọn chƣơng thứ ba nói về “Tín ngƣỡng thờ Mẫu”. Với dung
lƣợng gần 90 trang sách, ông đã cho độc giả thấy r cốt l i của TNTM chính “... là
mong muốn về sự sinh sản, sự sinh sôi nảy nở, và ngƣời Mẹ biểu tƣợng đầu tiên
chính là Mẹ Cây” (tr.154 - 155). Tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề đồng bóng (mà
thực chất là hiện tƣợng shaman giáo từ thời bộ lạc đƣợc tái hiện lại, là hiện tƣợng
duy tâm, siêu hình, tƣ duy nhập thần). Nhận xét về hiện tƣợng Mẫu Liễu Hạnh, ông
cho rằng:


×