Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HẾT HỌC PHẦN MÔN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.53 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HẾT HỌC PHẦN MÔN
PHÁP LUẬT VỀ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM
Câu 1:
Trình bày khái niệm và các hình thức của xuất bản phẩm.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
- Khái niệm xuất bản phẩm: Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc
thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi và cịn được thể hiện bằng hình
ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau (Điều 4
– Luật Xuất bản).
- Xuất bản phẩm được thể hiện dưới các hình thức sau đây
o Sách, kể cả sách cho người khiếm thị, sách điện tử.
o Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích; tờ rời, tờ gấp là tác phẩm, tài liệu
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, văn học, nghệ thuật.
o Lịch các loại dưới dạng xuất bản phẩm (lịch tờ, lịch blốc, lịch túi,
lịch sổ, lịch để bàn).
o Băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình của nhà xuất
bản có nội dung thay sách hoặc minh hoạ cho sách.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 2:
Trình bày khái niệm và các hình thức phát hành xuất bản phẩm.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
- Khái niệm phát hành xuất bản phẩm: Phát hành xuất bản phẩm là một
khâu của hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Phát hành
xuất bản phẩm là việc phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người

1




nhằm giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị
văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống
tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống
tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước,
phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm
tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Điều 3 – Luật Xuất bản).
- Các hình thức phát hành xuất bản phẩm: Mua, bán, phân phát, cho thuê,
triển lãm, hội chợ, xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm và đưa xuất bản
phẩm lên mạng thơng tin máy tính (Internet) để phổ biến đến nhiều
người (Điều 37 – Luật Xuất bản).
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 3:
Trình bày vấn đề chủ thể của quan hệ phát hành xuất bản phẩm.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
- Chủ thể của quan hệ phát hành xuất bản phẩm là các thể nhân và pháp
nhân tham gia quan hệ phát hành xuất bản phẩm. Chủ thể thường
xuyên, phổ biến của quan hệ phát hành xuất bản phẩm là các doanh
nghiệp phát hành xuất bản phẩm. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức và
cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ phát hành xuất bản phẩm khi
tham gia các quan hệ này.
- Khái niệm pháp nhân: Pháp nhân là một thực thể pháp lý được thành
lập và thừa nhận một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt
động nhân danh chính mình, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động bằng tài sản đó .
- Khái niệm thể nhân: Thể nhân là cá nhân và các thực thể pháp lý khác
được pháp luật thừa nhận nhưng khơng có tài sản độc lập với chủ sở

hữu, cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản cùng chủ sở hữu
đối với mọi hoạt động của thực thể pháp lý đó.

2


Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 4:
Trình bày chế độ đảm bảo tài sản của các chủ thể quan hệ phát hành xuất
bản phẩm.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
- Chế độ bảo đảm tài sản của các chủ thể quan hệ phát hành xuất bản
phẩm bao gồm chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu
hạn.
- Trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn chỉ xuất hiện và đề cập tới khi một
chủ thể bị vỡ nợ, khơng thanh tốn được các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác đến hạn thanh toán.
- Trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ trả nợ đến tận
cùng của các thể nhân.
- Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ trả nợ có giới
hạn trong phạm vi tài sản độc lập của các pháp nhân.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 5:
Trình bày khái niệm, đặc điểm và khái qt về mơ hình tổ chức cơng ty
trách nhiệm hữu hạn.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
Khái niệm, đặc điểm:
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là doanh nghiệp do một hay

nhiều cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Các chủ sở hữu chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi phần vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Cơng ty TNHH là một doanh nghiệp có số thành viên khơng nhiều và
thường là người quen biết nhau, số thành viên tối đa không vượt quá 50.
- Công ty TNHH là một pháp nhân, có tài sản độc lập, có các quyền về tài
sản và các quyền khác, có thể kiện và bị kiện trước Tòa.
3


- Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu hay bất kỳ loại chứng
khoán nào (cổ phiếu, trái phiếu) ra cơng chúng để huy động vốn. (Cơng
ty chỉ có thể tăng giảm vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của các thành
viên, điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng
lên của Cơng ty, tiếp nhận vốn góp từ các thành viên mới).
- Cơng ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
Đăng ký kinh doanh.
- Công ty TNHH lại được phân biệt thành hai loại là Cơng ty TNHH một
thành viên và Cơng ty TNHH có từ hai thành viên trở lên.
Khái qt về mơ hình tổ chức:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có bộ máy quản lý bao gồm: Hội
đồng thành viên, Giám đốc và Ban Kiểm soát (bắt buộc đối với Cơng ty
có trên 11 thành viên).
- Hội đồng thành viên (HĐTV) gồm tất cả các thành viên, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên quyết định các vấn
đề quan trọng nhất như sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty, kết nạp thành
viên mới, bổ nhiệm giám đốc, phương án chia lãi và xử lý lỗ, ….
- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu Điều lệ không
quy định khác. Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của
Cơng ty.

- Ban Kiểm sốt trực thuộc Hội đồng thành viên, thay mặt cho các thành
viên Công ty kiểm sốt các hoạt động của Cơng ty.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 6:
Trình bày khái niệm, đặc điểm và khái qt về mơ hình tổ chức cơng ty cổ
phần.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
Khái niệm, đặc điểm:

4


- Cơng ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phẩn, chủ sở hữu cổ phần gọi là cổ đông.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi giá trị số cổ phần họ sở hữu.
- Công ty cổ phần phải có số cổ đơng tối thiểu là 3, khơng hạn chế tối đa.
Cổ đơng có thể là tổ chức hay cá nhân.
- Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng
khoán khác ra thị trường để huy động vốn.
- Cơng ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận
Đăng ký kinh doanh.
Mơ hình tổ chức
- Cơng ty cổ phần là loại hình cơng ty đối vốn đặc trưng, các chủ sở hữu
chỉ quan hệ với nhau thông qua vốn sở hữu nên pháp luật quy định về
quản lý công ty cổ phần bằng những chế định chặt chẽ.
- Cơng ty cổ phần có 4 cơ quan quản lý: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Giám đốc và Ban Kiểm soát (Bắt buộc đối với Cơng ty có trên
11 cổ đơng là cá nhân hoặc có cổ đơng là tổ chức sở hữu trên 50% tổng

số cổ phần)
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm
tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông quyết định các
vấn đề quan trọng nhất như sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty, bầu thành
viên Hội đồng quản trị và kiểm soát viên, quyết định phương án chia lãi
và xử lý lỗ, ….
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty gồm khơng q 11 thành
viên. Hội đồng quản trị có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông.

5


- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu Điều lệ không
quy định khác. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của
công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị.
- Ban Kiểm soát thay mặt Đại hội đồng cổ đông thực hiện chức năng giám
sát mọi hoạt động của công ty. Quyền và nhiệm vụ cụ thể do Điều lệ
công ty quy định.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 7:
Trình bày điều kiện kinh doanh phát hành xuất bản phẩm.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
- Kinh doanh phát hành xuất bản phẩm là ngành nghề kinh doanh khơng
có điều kiện, ngoại trừ kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm.
- Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có giấy phép hoạt động
nhập khẩu xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp (Điều 37
– Luật Xuất bản).

- Điều kiện để cơ sở phát hành xuất bản phẩm được cấp giấy phép hoạt
động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm gồm:
o Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận
đầu tư;
o Người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải thường trú tại Việt Nam,
có văn bằng và có chứng chỉ hành nghề về phát hành xuất bản
phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
o Trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách, ngoài các điều kiện trên
cịn phải có đội ngũ nhân viên và cộng tác viên đủ năng lực thẩm
định nội dung sách.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 8:
Trình bày nội dung quyền “Phát hành xuất bản phẩm được phép lưu hành”.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
6


Đáp án:
- Xuất bản phẩm được phép lưu hành là các xuất bản phẩm được xuất bản
hợp pháp, nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam và tuân thủ đầy đủ các quy
định pháp luật về bản quyền tác giả.
- Xuất bản phẩm được xuất bản hợp pháp là các xuất bản phẩm thỏa mãn
đièu kiện:
o Được các nhà xuất bản xuất bản theo đúng kế hoạch xuất bản đã
đăng ký và phê duyệt.
o Hoặc tài liệu không kinh doanh của các cơ quan, tổ chức khác đã
được cấp giấy phép xuất bản.
- Xuất bản phẩm phải có đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật.
- Xuất bản phẩm nhập khẩu hợp pháp là các xuất bản phẩm được nhập khẩu
thông qua các doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm có giấy phép hoạt

động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm theo đúng danh mục xuất bản
phẩm nhập khẩu đã được đăng ký và phê duyệt hoặc đã được cấp giấy
phép nhập khẩu.
- Xuất bản phẩm có bản quyền là xuất bản phẩm được xuất bản, tái bản sau
khi có hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của
pháp luật
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 9:
Trình bày nội dung quyền “Liên kết xuất bản xuất bản phẩm”
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
- Nhà xuất bản được liên kết với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cá nhân có
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về in hoặc phát hành xuất bản phẩm
và tổ chức có tư cách pháp nhân để tổ chức bản thảo, in và phát hành từng
xuất bản phẩm.

7


- Liên kết trong hoạt động xuất bản bao gồm các hình thức: tổ chức bản thảo,
in, phát hành xuất bản phẩm. Các bên tham gia liên kết có thể áp dụng một
hoặc nhiều hình thức trên.
- Giám đốc nhà xuất bản tổ chức biên tập hoàn chỉnh và ký duyệt bản thảo
trước khi đưa in, ký duyệt xuất bản phẩm liên kết trước khi phát hành.
- Tổ chức, cá nhân liên kết với nhà xuất bản được đứng tên trên xuất bản
phẩm và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với xuất bản phẩm
liên kết.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 10:
Trình bày khái niệm và các quy định về nguyên tắc xác lập, đề nghị giao kết

hợp đồng mua bán xuất bản phẩm.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
Khái niệm:
- Hợp đồng mua bán xuất bản phẩm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao xuất bản phẩm cho bên mua và nhận tiền, cịn
bên mua có nghĩa vụ nhận xuất bản phẩm và trả tiền cho bên bán.
- Hợp đồng mua bán xuất bản phẩm được thể hiện bằng lời nói, bằng văn
bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mà
pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tn theo các
quy định đó.
Ngun tắc xác lập quan hệ hợp đồng:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội;
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Đề nghị giao kết hợp đồng:

8


- Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng
và bên đề nghị chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác
định cụ thể.
- Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định theo thời
điểm bên đề nghị ấn định; Nếu bên đề nghị khơng ấn định thì đề nghị
giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề
nghị đó. Đề nghị có thể thay đổi, rút lại hoặc hủy bỏ trong các điều kiện
cụ thể theo quy định của pháp luật.
- Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu
điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị

mới.
- Hợp đồng được coi là xác lập vào thời điểm bên đề nghị nhận được sự
trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề
nghị trong thời hạn quy định
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 11:
Trình bày vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán xuất bản phẩm và hợp
đồng mua bán xuất bản phẩm vô hiệu.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng mua bán xuất bản phẩm có hiệu lực khi có đủ các điều kiện
sau:
- Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực chủ thể để
thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (có đăng ký kinh doanh xuất bản
phẩm, đáp ứng điều kiện kinh doanh).
- Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền
(đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền).

9


- Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm
của pháp luật, không trái đạo đức xã hội (xuất bản phẩm được phép lưu
hành).
- Thứ tư, hợp đồng được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng
theo quy định của pháp luật.
-

Thứ năm, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật


Hợp đồng vô hiệu:
- Hợp đồng vô hiệu tồn bộ (vơ hiệu do vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã
hội; vô hiệu do giả tạo; vô hiệu do không đảm bảo điều kiện năng lực
chủ thể; vô hiệu do nhầm lẫn; vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa; vô hiệu do
không tuân thủ quy định về hình thức
- Hợp đồng vơ hiệu từng phần: Một phần hợp đồng vô hiệu nhưng không
ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng.
- Hậu quả pháp lý: Khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại
tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu khơng hồn
trả được bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản
giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp
luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 12:
Trình bày khái quát nội dung các loại điều khoản của hợp đồng mua bán
xuất bản phẩm.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
- Nội dung của hợp đồng mua bán xuất bản phẩm là toàn bộ các điều
khoản mà các bên đã thỏa thuận, chúng xác định quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể đối với nhau, quyết định tính hiện thực và hiệu lực pháp lý
của hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng được chia thành ba loại điều khoản: Điều khoản
chủ yếu, điều khoản thường lệ, điều khoản tùy nghi.
10


- Điều khoản chủ yếu là những điều khoản cơ bản, quan trọng nhất và phải
có của một hợp đồng. Điều khoản chủ yếu bao gồm:

o Điều khoản về ngày tháng năm ký kết; tên, địa chỉ các bên ký kết;
họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.
o Điều khoản về đối tượng của hợp đồng tính bằng số lượng, khối
lượng hoặc giá trị quy ước đã thỏa thuận.
o Điều khoản về chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của
xuất bản phẩm hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. Điều khoản
này phải phù hợp về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước
hoặc tiêu chuẩn chất lượng của đơn vị đã đăng ký.
o Điều khoản về giá cả. Điều khoản này phải được ghi cụ thể. Các
bên có thể thỏa thuận về nguyên tắc, thủ tục để thay đổi giá khi có
sự biến động giá cả thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Đối với các hạng mục liên quan đến xuất bản phẩm mà Nhà nước
đã quy định giá hoặc khung giá thì giá thỏa thuận phải phù hợp với
quy định đó.
- Điều khoản thường lệ là những điều khoản đã được pháp luật quy định,
các bên có thể tự thỏa thuận đưa vào hợp đồng các điều khoản này nhưng
không được trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp khơng đưa
vào thì coi như các bên đã mặc nhiên cơng nhận và có nghĩa vụ thực hiện
những quy định đó.
- Điều khoản tùy nghi là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với
nhau đưa vào hợp đồng khi chưa có quy định pháp luật hoặc đã có quy
định nhưng các bên được phép vận dụng.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 13:
Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán xuất bản phẩm có yếu tố nước
ngoài.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
11



- Một hợp đồng mua bán xuất bản phẩm được coi là hợp đồng mua bán
xuất bản phẩm quốc tế khi có một trong các yếu tố sau đây:
o Xuất bản phẩm là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước
ngoài (kể cả trường hợp các bên giao kết hợp đồng có cùng quốc
tịch và hợp đồng được thực hiện ở ngay nước mình).
o Hợp đồng được giao kết ở nước ngồi và có thể được thực hiện ở
nước mình hay nước thứ ba.
o Hợp đồng được giao kết và thực hiện bởi các bên không cùng
quốc tịch hoặc khơng cùng nơi cư trú, nơi đóng trụ sở.
- Hợp đồng mua bán xuất bản phẩm quốc tế là hợp đồng được thực hiện
dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái
nhập và chuyển khẩu.
- Hợp đồng mua bán xuất bản phẩm quốc tế bắt buộc phải có hình thức
bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 14:
Trình bày khái niệm tác giả, đối tượng của quyền tác giả và các loại hình tác
phẩm được bảo hộ.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
Tác giả:
-

Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi
chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó.

- Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác
phẩm thì những người đó là các đồng tác giả.
- Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao

gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm
phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả
của tác phẩm phái sinh đó.

12


Đối tượng quyền tác giả:
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh
vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức
và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và
không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.
- Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc, khơng phân biệt hình thức, ngôn
ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Pháp luật không bảo hộ quyền
tác giả của các tác phẩm vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về
hình thức, về nội dung.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 15:
Trình bày các quy định về nội dung quyền tác giả, thời điểm phát sinh và
hiệu lực quyền tác giả.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
Nội dung quyền tác giả:
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.
- Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả bao gồm:
o Đặt tên cho tác phẩm;
o Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc
bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
o Công bố hoặc cho phép người khác cơng bố tác phẩm;
o Bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa,

cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.
- Quyền tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm:
o Sao chép tác phẩm;
o Cho phép tạo tác phẩm phái sinh;
o Phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm;
13


o Truyền đạt tác phẩm đến công chúng;
o Cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính.
Thời điểm phát sinh và hiệu lực quyền tác giả
- Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thể
hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
- Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả tồn tại vô thời hạn, trừ quyền công
bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm do pháp luật về sở hữu
trí tuệ quy định.
- Quyền tài sản thuộc quyền tác giả tồn tại trong thời hạn do pháp luật về
sở hữu trí tuệ quy định.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 16:
Trình bày các quy định về chủ sở hữu quyền tác giả.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
Quyền tác giả
- Quyền nhân thân thuộc về tác giả.
- Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo không phải trên cơ sở thực
hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về tác giả.
- Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ
hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về cơ quan, tổ chức giao
nhiệm vụ hoặc bên giao việc theo hợp đồng, trừ trường hợp có thoả

thuận khác.
- Trong trường hợp quyền tài sản khơng thuộc về tác giả thì tác giả có
quyền nhận thù lao, nhuận bút do chủ sở hữu quyền tài sản chi trả theo
quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Phân chia quyền của đồng tác giả

14


- Trường hợp tác phẩm được các đồng tác giả sáng tạo, trong đó mỗi phần
do từng đồng tác giả sáng tạo có thể tách rời để sử dụng độc lập thì quy
định về Chủ sở hữu quyền tác giả được áp dụng cho từng phần tác phẩm
được sử dụng độc lập đó, nếu các đồng tác giả khơng có thoả thuận khác.
Chuyển giao quyền tác giả
- Quyền nhân thân không được chuyển giao trừ quyền công bố hoặc cho
phép người khác cơng bố tác phẩm.
- Quyền tài sản có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần theo hợp
đồng hoặc để thừa kế.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 17:
Trình bày giới hạn quyền tác giả và nêu ví dụ minh họa
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
Giới hạn quyền tác giả
- Cá nhân, tổ chức được sử dụng tác phẩm của người khác đã được công
bố, phổ biến, nếu tác phẩm không bị cấm sao chụp và việc sử dụng đó
khơng nhằm mục đích kinh doanh và không làm ảnh hưởng đến việc khai
thác bình thường tác phẩm, khơng xâm hại đến các quyền lợi khác của
tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm; cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm
không phải xin phép và không phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở

hữu tác phẩm, nhưng phải ghi hoặc nhắc tên tác giả và nguồn gốc tác
phẩm.
- Ví dụ minh họa: Việc photocopy tác phẩm để dùng riêng được coi là
không vi phạm bản quyền khi khối lượng photocopy không quá 30%
tổng số trang của tác phẩm và không quá 01 bản.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Câu 18:
Trình bày khái niệm và cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát
hành xuất bản phẩm.

15


Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
Đáp án:
- Khái niệm vi phạm hành chính: Vi phạm hành chính là hành vi xâm
phạm các quy tắc quản lý nhà nước, có lỗi và phải bị xử phạt vi phạm
hành chính.
- Cấu thành vi phạm hành chính: Là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng
thể hiện đầy đủ tính xâm hại cho trật tự quản lý nhà nước của một loại vi
phạm hành chính và cần thiết cho việc xác định ranh giới của các loại vi
phạm hành chính với nhau.
- Cấu thành vi phạm hành chính bao gồm các dấu hiệu:
o Hành vi trái pháp luật: Vi phạm hành chính luôn luôn là hành vi
của con người (hành động hoặc không hành động), là dấu hiệu cơ
bản bắt buộc phải có trong một vi phạm hành chính. Hành vi trái
pháp luật là những biểu hiện của con người hoặc tổ chức tác động
vào thế giới khách quan dưới những hình thức bên ngoài cụ thể
gây tác hại đến sự tồn tại và phát triển bình thường của các trật tự
quản lý nhà nước. Những biểu hiện này được kiểm soát và điều

khiển bởi ý thức và ý chí của chủ thể vi phạm hành chính.
o Lỗi: Là trạng thái tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của
người đó đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình. Khi một
người nhận thức được các yêu cầu xử sự cần thiết mà lại chọn và
thúc đẩy hành động của mình trái với u cầu này thì người đó có
lỗi trong hành vi của mình.
o Hậu quả: Hậu quả của vi phạm hành chính là các quy tắc quản lý
nhà nước bị hành vi vi phạm hành chính tác động tới, gây xâm hại.
o Quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả: Mối liên
hệ hữu cơ, trong đó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền đề
xuất hiện của nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính.
Câu hỏi phụ: Các vấn đề liên quan.
16



×