Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu ứng dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời, do hai loại laser bán dẫn làm việc ở hai bước sóng khác nhau tạo nên, trong điều trị bệnh viêm xoang do nhiễm khuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------

LÊ LÃ VƯƠNG LINH

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HIỆU ỨNG HAI BƯỚC SÓNG ĐỒNG THỜI, DO
HAI LOẠI LASER BÁN DẪN LÀM VIỆC Ở HAI BƯỚC SÓNG KHÁC TẠO
NÊN, TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM XOANG DO NHIỄM KHUẨN

CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT LASER
MÃ SỐ NGÀNH

: 2.07.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2005


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS TRẦN MINH THÁI

Cán bộ chấm nhận xét 1 :

Cán bộ chấm nhận xét 2 :

Luận văn thạc só được bảo vệ tại


HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA , ngày…….tháng …….năm 2005

Có thể tham khảo luận văn này tại Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Đại học quốc gia thành phố HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

C ỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

-------------

----------------------Tp.HCM, ngày …. Tháng ….năm 2005

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : LÊ LÃ VƯƠNG LINH

Phái : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 16 – 01 – 1972
Nơi sinh : Sài gòn – Gia định ( nay là Tp.HCM )
Chuyên ngành : Kỹ thuật Laser

MSHV : KTLS 13 – 10203290

I - TÊN ĐỀ TÀI :


Nghiên cứu ứng dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời,do hai loại Laser bán
dẫn làm việc ở hai bước sóng khác nhau tạo nên,trong điều trị bệnh viêm xoang
do nhiễm khuẩn.
II - NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
2.1 Nhiệm vụ của đề tài
Xây dựng cơ sở lý luận của phương pháp điều trị bệnh viêm xoang do nhiễm khuẩn
bằng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời, do hai loại Laser bán dẫn công suất thấp tạo
nên.
2.2 Nội dung
2.2.1 Xây dựng hoàn chỉnh phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng đối với bệnh
viêm xoang do nhiễm khuẩn, bao gồm :
- Chọn cỡ mẫu thích hợp để tiến hành nghiên cứu điều trị lâm sàng.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh đưa vào diện nghiên cứu điều trị
- Xây dựng quy trình điều trị bệnh viêm xoangdo nhiễm khuẩn bằng hiệu ứng hai
bước sóng đồng thời, do hai loại Laser bán dẫn công suất thấp ạo nên.
- Xây dựng tiêu chí cần theo dõi trên lâm sàng và cận lâm sàng.


- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị.
2.2.2. Kết quả điều trị lâm sàng
2.2.3. Nhận xét và bàn luận
2.2.4. So sánh với lô điều trị viêm xoang cấp do nhiễm khuẩn bằng thuốc y học cổ
truyền trên cùng một phương pháp đánh giá.
2.2.5. Cùng so sánh với lô điều trị bệnh viêm xoang do nhiễm khuẩn bằng tia Laser
bán dẫn công suất thấp, tại các bệnh viện, các trung tâm y tế ( Quận,
Huyện…) trên cùng một phương pháp đánh giá.
2.2.6. Kết luận.

III - NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

IV - NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
V - HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS TRẦN MINH THÁI

Cán bộ hướng dẫn

Chủ nhiệm ngành

Bộ môn quản lý
Chuyên ngành

PGS.TS Trần Minh Thái

TS.Huỳnh Quang Linh

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua
PHÒNG ĐẠO TẠO SĐH

Ngày

Tháng

Năm 2005

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
- Để hoàn thành khóa cao học và thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ hướng dẫn về chuyên môn, cũng như sự hỗ trợ về mọi mặt của nhiều giáo

sư, bác só, lương y, đồng nghiệp và gia đình. Với lòng chân thành, tôi xin bày tỏ sự biết ơn
đối với :
- PGS.TS TRẦN MINH THÁI, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và cố vấn về chuyên môn, cũng như hoàn thiện nội dung, hình
thức của luận văn này.
- Tập thể cán bộ Bộ môn vật lý kỹ thuật – Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
- Con xin cảm ơn cha mẹ đã có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và dìu dắt con từng
bước, và là nguồn động viên vô giá cho con trưởng thành trong cuộc sống và trong học tập.
- Tập thể các anh chị em học viên cao học Kỹ Thuật Laser khóa 13 và 14, đã cùng
tôi chia sẻ những khó khăn và động viên nhau, để hoàn thành tốt chương trình học tập
trong thời gian vừa qua.

Lê Lã Vương Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn
Lê Lã Vương Linh


LỜI NÓI ĐẦU
Viêm xoang là bệnh hiện nay có rất nhiều người mắc phải ở Việt Nam. Nguyên
nhân thường gặp là do ảnh hưởng bởi môi trường sống bị ô nhiễm nặng như : bụi, khí thải
công nghiệp, khí thải từ các loại xe,…; một số trường hợp bị ảnh hưởng bởi môi trường làm
việc bị ô nhiễm như : làm việc trong bộ phận đông lạnh, trong các xưởng may mặc, nơi

khai thác đá,….Một nguyên nhân khác đóng vai trò khá quan trọng là do thay đổi thời tiết
và khí hậu.
Phạm vi tổn thương của viêm xoang rộng và đa dạng.


Rộng ở chổ : có 5 loại xoang khác nhau như : xoang hàm( trái và phải ), xoang
trán, xoang sàng trước, xoang sàng sau, xoang bướm.



Đa dạng ở chổ : viêm xoang có hai dạng
+ Viêm xoang do bị tác động bởi viêm mũi dị ứng.
+ Viêm xoang do bị nhiễm khuẩn.

Viêm xoang do nhiễm khuẩn có thể ở một trong hai thể : thể cấp tính và thể mạn tính.
Chính vì vậy, có nhiều phương pháp để điều trị viêm xoang; từ điều trị bảo tồn, như : nội
khoa – kháng sinh, kháng viêm Histamin thuốc co mạch, đến điều trị tiệt căn : nạo và phẫu
thuật xoang( phẫu thuật hở và nội soi ).
Tuy có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, song chưa có phương pháp nào được xem là
hoàn hảo, vì chúng đều có nhược điểm, tuy ở mức độ khác nhau.
Khi chùm tia Laser công suất thấp tác động lên mô sống, tại đấy sẽ xảy ra hiệu ứng kích
thích sinh học. Chính nhờ hiệu ứng này, mang lại hàng loạt đáp ứng sinh học, mà y văn thế
giới đã khẳng định, như :


Đáp ứng chống viêm.



Đáp ứng chống đau.




Đáp ứng của tổn thương tế bào.



Đáp ứng tái sinh.



Đáp ứng của hệ miễn dịch.



Đáp ứng của hệ tim mạch.




Đáp ứng của hệ nội tiết.

Rõ ràng các đáp ứng sinh học trên đây, là công cụ đắc lực cho việc điều trị viêm xoang.
Một vấn đề được đặc ra : có biện pháp nào làm cho các đáp ứng trên đây xảy ra nhanh hơn
và mạnh hơn không ?.
Ở đây, chúng tôi sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời, do hai loại Laser bán dẫn công
suất thấp với hai bước sóng khác nhau tạo nên, nhằm làm cho hiệu ứng kích thích sinh học
xảy ra nhanh hơn và mạnh hơn. Hơn nữa ở đây, chúng tôi chỉ sử dụng phương pháp điều trị
bảo tồn : nội khoa, nhưng không dùng thuốc, đồng thời điều trị cho viêm xoang do nhiễm
khuẩn ở thể cấp và thể mạn tính.



LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM XOANG
Trong chương này, chúng tôi trình bày các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài ,
nhằm mục đích :
• Cung cấp những kiến thức cần thiết để rồi hiểu rõ hơn về đề tài
nghiên cứu này.
• Trên cơ sở đó, có những đánh giá chính xác về kết quả mà đề tài
mang lại.

1.1

Những vấn đề cơ bản về bệnh viêm xoang

1.1.1 Đôi lời về dịch tễ học về bệnh viêm xoang
Ở Việt nam, chưa có công trình nào đề cập đến dịch tể học bệnh viêm xoang
trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, theo ý kiến của của các chuyên gia đầu ngành :
viêm xoang là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam và đang trở thành một vấn đề thời sự
trong y học, vì số người có triệu chứng “ viêm xoang “ ngày càng tăng, trích theo
tài liệu [ 1 ,2 , 3 ].
Theo báo cáo mới nhất năm 2000 của Trường Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh, có
đến 30% dân thành phố mắc bệnh viêm xoang [ 4 ]. Nếu tính dân số ở Tp. Hồ Chí
Minh là 5.000.000 người, thì đã có 1.500.000 người bị bệnh viêm xoang . Quả là
một con số bệnh nhân không nhỏ.
Theo [ 5 ] cho biết, ở Mỹ hàng năm ước tính có hơn 37 triệu người bị cảm cúm kéo
dài trở thành bệnh viêm xoang.

1.1.2 Đặc điểm giải phẫu học về xoang mũi

Những điều trình bày dưới đây ( cả hình ảnh ) được dựa trên tài liệu [ 1 ].

1.1.2.1 Mô tả giải phẫu xoang
Xoang là những hốc rỗng nằm ở chung quang mũi, ăn thông với hố mũi,trong
những hốc đó có một lớp niêm mạc bao phủ. Niêm mạc của xoang với niêm mạc của
Lê Lã Vương Linh

1


LUẬN VĂN THẠC SĨ

mũi cũng là một, nó có liên đới với nhau rất chặt chẽ trong sinh lý cũng như trong bệnh
lý.
a/ Xoang hàm :
Xoang hàm là một cái hốc hình tháp nằm ở trong xương hàm trên. Nó có ba mặt,
một nền và một đỉnh.
- Mặt trên là sàn của hố mắt, trong mặt này có dây thần kinh dưới hố mắt.
- Mặt trước tức là hố nanh.
- Mặt sau nhìn vào hố chân bướm – hàm. Trong bề dày của xương có dây thần kinh răng
hàm trên.
- Nền của tháp là vách ngoài của hố mũi( vách mũi – xoang ). Các cuốn mũi dưới và giữa
nằm vắt ngang vách mũi xoang . Trong vách này có ống lệ mũi đi từ túi lệ xuống ngách
dưới.
- Đỉnh của tháp nằm ở về phía xương gò má.
- Điểm cần chú ý : cạnh dưới của xoang hàm, tức là đáy xoang, thường có liên quan đến
chân răng số 5,6 và 7 ( răng hàm nhỏ và răng hàm ).
b/ Xoang trán :
Xoang trán là một tế bào đặc biệt của hệ thống sàng. Tế bào này vượt lên khỏi tầm
hố mắt và phát triển trong xương trán.

- Xoang trán giống hình tháp dựng đứng. Nó có ba mặt và một cái nền.
- Mặt trước là vùng rễ lông mày.
- Mặt sau là lớp trong của xương sọ có liên quan đến màng não và não.
- Mặt trong là vách ngăn, cách biệt hai xoang trán.
- Nền của xoang trán gồm hai phần : phần ngoài liên hệ với hố mắt , phần trong thấp hơn
và dính liền với phễu. Xoang trán ăn thông với mũi qua ống mũi – trán. Ống này đi từ
phễu, xuyên qua các tế bào xoang sàng trước và đổ vào ngách giữa, ngay phía trước lỗ

Lê Lã Vương Linh

2


LUẬN VĂN THẠC SĨ

ostium của xoang hàm. Vì đường đi dài và ngoằn ngoèo nên ống mũi – trán dễ bị tắc hơn
lỗ thông của các xoang khác.
c/ Xoang sàng :
Xoang sàng chia làm hai phần: xoang sàng trước ăn thông với ngách giữa, còn xoang
sàng sau ăn thông với ngách trên. Tầm quan trọng của xoang sàng rất lớn trong quá trình
viêm nhiễm. Xoang sàng rất phức tạp, có nhiều ngỏ ngách nên nó thường là một cái ổ lưu
trữ vi trùng mỗi khi các xoang mặt bị viêm.
d/ Xoang bướm :
Xoang bướm là một cái hốc rỗng nằm trong thân xương bướm và to độ bằng đầu
ngón tay. Xoang bướm giáp với: phía trước với xoang sàng sau, phía sau với mảnh nền
của xương chẩm, phía trên với tuyến yên, với giao thoa thần kinh thị giác, với ống thị
giác, phía trong với vách ngăn của xoang bướm. Lỗ thông của xoang này ở phía trước và
cao nên dẫn lưu kém.

1.1.2.2


Các hình ảnh minh họa về xoang : được trích từ [1 ]

Lê Lã Vương Linh

3


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Xoang trán

Sàng trước

Sàng sau

Xoang bướm

Xoang hàm

Hình 1 : vị trí các xoang

Lê Lã Vương Linh

4


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Xoang trán


Xoang sàng

Xoang hàm

Hình 2 : vị trí các xoang

Lê Lã Vương Linh

6


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Xoang trán
Xoang trán
(phần trên ổ mắt)

Xoang sàng
Vách ngăn
Lỗ dưới ổ mắt
Xoang hàm
Thành ngoài
Xoang hàm

Hình 3: Chụp theo tư thế xoang nông (Blônđô)

Lê Lã Vương Linh

7



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Xoang trán

Cung răng hàm trên

Vách ngăn

Xoang sàng

Cung răng hàm trên

Xoang sàng sau

Xoang bướm
Chân bùm
Lỗ bầu dục

Lỗ tròn nhỏ

Hình 4: Chụp theo tư thế xoang sâu (Hirtz)

Lê Lã Vương Linh

8


LUẬN VĂN THẠC SĨ


1.1.3

Đặc điểm bệnh học viêm xoang theo y học hiện đại

1.1.3.1 Viêm xoang cấp tính
Viêm xoang cấp tính tức là viêm niêm mạc xoang vốn trước kia vẫn lành
mạnh. Nói như vậy để tránh nhầm lẫn với nhữnh đợt hồi viêm của bệnh viêm
xoang mạn tính.

Viêm xoang cấp tính có hai nguyên nhân :
a/ Viêm xoang do mũi: vi trùng đi từ mũi vào xoang ( do cảm mạo, do dị ứng ).
b/ Viêm xoang do răng: vi trùng đi từ răng vào xoang ( do sâu răng, do nhiễm trùng
khi nhổ răng hàm ).
NHÓM XOANG TRƯỚC VIÊM CẤP TÍNH

Viêm xoang trước chiếm đại đa số trong bệnh viêm xoang cấp tính. Nhóm
xoang trước hay bị tổn thương hơn vì nó tiếp xúc đầu tiên với vi trùng trong bụi
bậm, với kháng nguyên. Riêng xoang hàm dễ bị viêm hơn các xoang khác vì lỗ
ostium của nó dẫn lưu kém, vì các răng hàm có thể bị sâu và mở đường cho vi
trùng vào.
Viêm xoang trước có thể là viêm xoang hàm, viêm xoang trán, viêm xoang sàng
trước
NHÓM XOANG SAU VIÊM CẤP TÍNH

Các xoang sau( xoang sàng sau, xoang bướm ) ít khi bị viêm cấp tính như
nhóm xoang trước. Khi các xoang sau bị viêm, bệnh nhân có các triệu chứng sau :
Nhức đầu ở vùng chẩm, hoặc đau ở sau xương chũm, kèm theo mỏi gáy.
Cảm giác căng ở trong ổ mắt, làm cho người ốm nhìn chóng mỏi mắt.
Khi soi mũi sau, thấy một lớp mủ chảy từ ngách trên lan ra vòm và xuống thành

sau của họng.

1.1.3.2 Viêm xoang mạn tính

Lê Lã Vương Linh

9


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Viêm xoang mạn tính thường là do viêm xoang cấp tính tái diễn nhiều lần, do sự
dẫn lưu kém không tháo mủ ra được. Trong một số ít trường hợp viêm xoang mạn tính còn
có nguyên nhân nữa là tổn thương xương, như viêm xoang do răng, do chấn thương, do
cúm, do sởi…..Viêm xoang mạn tính có thể bắt đầu từ tuổi thơ ấu và kéo dài suốt đời. Tùy
theo nhóm xoang bị viêm, tùy theo cơ địa, bệnh cảnh lâm sàng của viêm xoang mạn tính
có nhiều hình thái khác nhau.
NHÓM XOANG TRƯỚC VIÊM MẠN TÍNH

Như chúng ta đã biết nhóm xoang trước gồm có xoang hàm, xoang trán và xoang
sàng trước. Trong viêm xoang mạn tính, các xoang này thường có những bệnh tích viêm
giống nhau nhưng ở mức độ khác nhau.
Các triệu chứng khám lâm sàng của các xoang trước đều gần giống nhau, nên người ta
thường gộp chung lại thành một nhóm.
1/ Viêm xoang hàm mạn tính :
Viêm xoang hàm mạn tính có những triệu chứng rất thông thường như: ngạt mũi, sổ
mũi kéo dài. Bệnh nhân xì ra dịch nhầy mũi xanh hoặc mũi vàng, đôi khi có lẫn vài tia
máu( hiện tượng này nói lên rằng đã có pôlyp ),đôi khi bệnh nhân có cảm giác rằng trong
mũi của mình có mùi thối. Ít khi bệnh nhân bị nhức đầu.
2/ Viêm xoang trán mạn tính :

Hiện tượng đau có thể đi từ nặng đầu đến đau nhức ở vùng trán, ở chung quanh ổ
mắt. Mỗi khi bệnh nhân đọc sách, khâu vá hay hội tụ hai mắt nhìn lâu một vật gì thì nhức
đầu và mỏi mắt. Cơn đau tự phát trong viêm xoang trán mạn tính không có giờ giấc rõ rệt,
nhưng thường nặng về buổi trưa, buổi chiều và kèm theo choáng đầu. Bệnh trạng này làm
cho bệnh nhân không lao động được và lười suy nghó. Dùng ngón tay ấn vào góc trong và
trên của gờ ổ mắt ( điểm Ewing ) sẽ làm cho bệnh nhân đau.
3/ Viêm xoang sàng trước mạn tính :

Lê Lã Vương Linh

10


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Triệu chứng có phần giống như viêm xoang trán: nhức đầu vùng trán và ổ mắt, mỏi
mắt , choáng váng, lười suy nghó, hoặc không đau đớn tí nào tùy theo mủ bị tích lại hay
chảy ra ngoài. Bệnh nhân ngạt mũi và xì ra mủ vàng không thối. Ban đêm lúc nằm, mủ
thường chảy vào họng. Soi mũi thấy vách giữa có mủ và niêm mạc ở đấy phù nề, thoái
hóa, có nhiều pôlyp bị viêm , màu đỏ hồng.
NHÓM XOANG SAU VIÊM MẠN TÍNH

Nhóm xoang sau gồm có xoang sàng sau và xoang bướm. Các xoang này có đặc
điểm chung là có lỗ thông đổ ra ngách trên do đó chúng có những triệu chứng lâm sàng
tương tự như sau :
1/ Viêm xoang sàng sau :
Bệnh nhân không xì mũi mà chỉ khạc ra mủ và khịt mũi. Sự viêm xoang được thể
hiện bằng viêm họng mạn tính hoặc viêm đường hô hấp dưới. Thường thường bệnh nhân
ít khi nhức đầu và thường bệnh nhân kêu đau từ trán ra sau gáy, mỏi vai , mỏi gáy và tê
lan ra ngón tay…

Soi mũi sau thấy có mủ đọng hoặc vảy khô ở bờ cửa mũi sau hoặc ở nóc vòm.
2/ Viêm xoang bướm mạn tính :
Viêm xoang bướm mạn tính thường đi đôi với viêm xoang sàng sau, nên viêm
xoang bướm thường có một số triệu chứng giống như viêm xoang sàng sau.
Triệu chứng chính là nhức đầu, bệnh nhân bị đau liên tục, đau sau hố mắt hoặc đau ở
trong sâu, giữa đầu , đau lan ra sau về phía xương chẩm, về bờ sau xương chũm, đau lan
xuống gáy, xuống vai.
Triệu chứng quan trọng thứ hai là bệnh nhân khạc ra mủ hoặc nuốt mủ. Nếu mủ ít, bệnh
nhân không khạc ra và nó sẽ đọng lại thành vảy ở vòm mũi họng làm cho bệnh nhân luôn
có cảm giác vướng họng phải khịt mũi, đằng hắng suốt ngày.

1.1.4 Đặc điểm bệnh học viêm xoang theo y học cổ truyền, theo [ 6 ]

Lê Lã Vương Linh

11


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Viêm xoang mũi thuộc chứng “tỵ uyên “ trong y học cổ truyền, là một loại bệnh
chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh về tai mũi họng. Viêm xoang mũi thường được chia
làm hai loại là tỵ uyên cấp và tỵ uyên mạn theo chứng tỵ uyên của y học cổ truyền :

1.1.4.1 Chứng tỵ uyên cấp tính :
Nguyên nhân chủ yếu là do “ đởm nhiệt xông lên não “ , “Nhiệt lưu đởm phủ, tà di
lên não mà thành tỵ uyên nước mũi chảy không ngừng “… và “Đều do phong hàn nhập
vào não bộ, kết hợp với thấp nhiệt ở kinh thái dương mà sinh bệnh”.
Chứng tỵ uyên cấp thường gặp ở bệnh của 3 kinh : Phế – Tỳ – Đởm. Trường hợp ngoại
cảm, tà độc lâu ngày thành nhiệt uất tại phế kinh, phế mất thanh túc mà sinh bệnh. Hoặc

do đởm kinh uất nhiệt, nhiệt xông lên mũi mà sinh tỵ uyên , hoặc do thấp nhiệt độc uất tại
trung tiêu gây rối loạn chức năng thăng giáng của tỳ vị, thấp nhiệt tích tụ ở mũi cũng sinh
bệnh. Chứng tỵ uyên cấp có thể biện chứng theo ba thể sau :
a/ Phế kinh phong nhiệt :
Triệu chứng chủ yếu: mũi nghẹt, nước mũi chảy nhiều, trắng nhầy hoặc vàng kèm
theo đau đầu, sốt, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi hơi đỏ, mạch phù sác. Niêm mạc
mũi sưng đỏ.
b/ Đởm kinh nhiệt thịnh :
Triệu chứng chủ yếu : nghẹt mũi , nước mũi vàng đặc như mủ mùi hôi, khứu giác
giảm, đau đầu theo vùng, bệnh nặng thì kèm theo sốt, miệng đắng họng khô, bứt rứt dễ
cáu gắt, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác, niêm mạc mũi sưng đỏ, lỗ mũi đầy mủ.
c/ Tỳ vị thấp nhiệt
Triệu chứng chủ yếu: nước mũi vàng đục lượng nhiều, mũi tắc nặng kéo dài, khứu
giác giảm kèm theo đau đầu, nặng như bó chặt, cơ thể mệt mỏi, nhực tức bụng đầy, chán
ăn, tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi dày vàng nhầy, mạch nhu sác. Niêm mạc mũi đỏ
sưng, lỗ mũi nhiều mủ vàng.

1.1.4.2 . Chứng tỵ uyên mạn tính , theo [ 6 ]
Lê Lã Vương Linh

12


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Biện chứng theo hai thể bệnh : Phế khí hư và Tỳ khí hư
a/ Phế khí hư :
Triệu chứng chủ yếu: mũi tắc, chảy nước mũi trắng, gặp lạnh nặng hơn, óc căng tức
váng đầu, người mát, chân tay lạnh, mệt mỏi hơi thở ngắn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng
trắng, mạch nhu yếu, cơ niêm mạc mũi dày lên, nước mũi nhầy nhiều, vách mũi dày hoặc

có pôlip.
b/ Tỳ khí hư :
Triệu chứng chủ yếu: mũi tắc nặng, nước mũi trắng dính hoặc vàng đặc lượng
nhiều, chân tay mệt mỏi, ăn ít bụng đầy, tiêu lỏng , lưỡi bệu, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch
trầm nhược, mũi vách dày hoặc có pôlip.

1.1.4.3 Các biến chứng về bệnh viêm xoang , theo [ 1 ]
Viêm xoang mạn tính hay gây ra nhiều biến chứng, trong số đó có những biến
chứng bất ngờ mà người ta ít nghó đến nguyên nhân do xoang.
1/ Viêm phế quản mạn tính hay lao phổi giả
Viêm xoang hàm và xoang sàng mạn tính thường gây ra biến chứng này. Bệnh
nhân không nhức đầu, không ngạt mũi nhưng đi khám bệnh vì : ho, khạc ra đờm, đôi khi
có cả máu, sốt nhẹ về chiều, ăn kém ngon. Bệnh đầu tiên mà người ta nghó đến là lao,
nhưng các xét nghiệm như thử đờm, chụp phổi, tốc độ máu lắng, hồng cầu , BCG test….
đều không có biểu hiện là lao.
2/ Viêm họng mạn tính
Trong viêm xoang, mủ hay chảy liên tục xuống họng và đồng thời người gầy ốm
hay thở bằng miệng( vì mũi ngạt ), đó là hai nguyên nhân của viêm họng, bệnh nhân kêu
rát họng, vướng họng phải đằng hắng và nuốt luôn mồm, do đó lại dễ bị khí thực hoặc
viêm ruột. Triệu chứng thường thấy là đầy bụng ợ hơi, chậm tiêu, nghẹn thở, tức ngực,
đánh trống ngực…
3/ Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu
Lê Lã Vương Linh

13


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bệnh nhân có thể bị viêm xoang cấp hay viêm mạn. Trong viêm cấp, sau vài cơn

nhức đầu , thị lực sụt rất nhanh và bất thình lình, có khi sau một vài ngày chỉ còn thấy ánh
sáng ở chu vi thị trường và sau một vài tuần tự nhiên thị lực có thể phục hồi lại. Trong
viêm xoang mạn tính, cả hai mắt đều bị mờ với mức độ khác nhau. Bệnh nhân sợ ánh
sáng chói lọi và thấy trước mắt như có một màn sương che phủ. Có ám điểm trung tâm,
không phân biệt đượùc màu sắc rõ ràng. Ít khi bệnh khỏi hẳn : thị lực bị giảm sút.
4/ Viêm ổ mắt – Viêm mi mắt – Viêm túi lệ
Trong biến chứng viêm ổ mắt sưng nề , hay viêm Tênông, bệnh thường xuất hiện
một cách đột ngột và rút lui nhanh chóng. Sau khi bị xổ mũi, nhức đầu vài hôm bệnh nhân
bị sưng mí mắt, lồi nhãn cầu, đau mắt…sau khi điều trị, hiện tượng bệnh lý này sẽ hết
nhưng bệnh tích trong xoang vẫn tiếp tục diễn biến âm ỉ.
pxe mí mắt : bệnh này là biến chứng của viêm xoang mạn hồi viêm cấp. pxe có
thể khu trú ở mí trên( xoang trán hay xoang sàng ) hay ở dưới( xoang hàm ), mi mắt bị
sưng to, nóng, đỏ và đau. Độ bốn năm hôm sau túi mủ sẽ vỡ ra ở phần ba trong của mí
mắt. Người ta gọi là viêm xoang trán xuất ngoại ở mí mắt.
Viêm túi lệ : xương lệ vừa mỏng, vừa có những lỗ thông với xoang sàng nên túi lệ
dễ bị viêm khi nhóm xoang trước bị viêm. Ngoài ra viêm răng, viêm xoang hàm cũng có
thể gây ra viêm túi lệ.
Viêm tấy ổ mắt : đây là viêm mủ của tổ chức mỡ trong ổ mắt . Bệnh nhân đau nhói
trong ổ mắt, đau xiên lên đầu, mi mắt sưng húp, màng tiếp hợp phù nề nhiều, đỏ bầm và
phình ra ngoài mi mắt, nhãn cầu lồi và không di động, thị lực sụt nhanh, đồng tử giãûn, mất
cảm giác ở giác mạc. Cả vùng thái dương bị sưng. Sau đó mủ sẽ vỡ ra ở mi mắt rồi bệnh
khỏi, nhưng có thể biến chứng viêm tónh mạch hang, viêm thần kinh thị giác…
5/ Viêm tắc tónh mạch hang
Có thể do viêm xoang bướm hoặc do viêm tấy ổ mắt gây ra. Bệnh bắt đầu một
cách ồ ạt : sốt 41 độ, nhiệt độ dao động, có rét rung, nhức đầu nhiều kèm theo cứng gáy.
Lê Lã Vương Linh

14



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Màng tiếp hợp bị phù nề và đỏ bầm, nhãn cầu lồi về phía trước và kém di động, gai mắt
bị nề. Các tónh mạch ở mí mắt và ở trán bị giãn. Bệnh lan ra cả hai bên mắt. Tiên lượng
rất nặng, trước khi có kháng sinh tỷ lệ tử vong rất cao.

1.2

Các phương pháp điều trị bệnh viêm xoang

1.2.1 Y học hiện đại điều trị bệnh viêm xoang : theo [ 1 ]
1/ Phương pháp chọc rửa xoang :
Phương pháp chọc rửa xoang có tác dụng tốt trong việc giải quyết các bệnh viêm
xoang mạn tính như :
Thông chọc xoang hàm hoặc xoang trán rồi bơm hỗn dịch cloramphênicôn – axit
bôric(Cloramphenicon 0,25g + axit bôric 0,25g, nước muối đẳng trương 5ml) .
Đưa kháng sinh ( pênixilin + streptomyxin hoặc hỗn hợp dịch cloramphenicon )
vào các xoang bằng phương pháp Proetz…v.v…
2/ Phương pháp điều trị bằng thuốc :
Thuốc kháng sinh tiêm và uống ( pênixilin , streptômyxin…).
Thuốc làm co niêm mạc như êphêdrin, sanôrin ( Privine ) chỉ có tác dụng tạm thời.
Thuốc xông: menthol, teinture d’eucalyptus chỉ có tác dụng viêm xoang cấp.
Những thuốc như vitamin A, vitamin D2, vitamin C, sirô iôđôtanic - phosphatê, dung dịch
Faolơ ( arsenic ) có tác dụng tăng cường sức đề kháng của những thể địa bạch tạng(
lymphatisme ).
3/ Phẫu thuật :
Những phẫu thuật nhỏ như cắt pôlyp, cắt đầu cuốn giữa….chỉ có tác dụng dẫn lưu
đối với thể nhẹ, thương tổn không vượt quá phạm vi một xoang.

1.2.2


Y học cổ truyền điều trị bệnh viêm xoang , theo [ 6 ]

1.2.2.1 Phương pháp dùng thuốc thang truyền thống :
Dưới đây là các bài thuốc kinh nghiệm điển hình chữa trị bệnh viêm xoang cấp và
mạn :
Lê Lã Vương Linh

15


LUẬN VĂN THẠC SĨ

1/ Viêm xoang mũi cấp thường dùng các bài thuốc :

a- Thăng ma giải độc thang , gồm :
- Thăng ma 6g

- Sinh cam thảo 6g

-

Cát căn 15g

- Kim ngân hoa 15g

-

Hoàng cầm 15g


- Xích thược 12g

-

Ngư tinh thảo 12g - Bồ công anh 20g

-

Xuyên khung 3g

- Bạch chỉ 10g

-

Cát cánh 10g

- Thương nhó tử 10g

Trị chứng viêm xoang cấp nhiệt độc thịnh, sắc uống mỗi ngày một thangđ
b- Tân tiền cam cát thang , gồm :
- Tân di hoa 6g

- Phòng phong 6g

- Tiền hồ 9g

- Thiên hoa phấn 9g

- Ý dó 12g


- Cát cánh 4,5g

- Sinh cam thảo 3g
Trị chứng viêm xoang cấp và sắc uống mỗi ngày một thang chia làm hai lần.
2/ Viêm xoang mũi mạn tính thường dùng các bài thuốc :

a- Tam hoa thang , gồm :
-

Kim ngân hoa 30g

–Dã cúc hoa 30g

-

Tân di hoa 10g

– Đào nhân 10g

-

Hoàng cầm 10g

– Bạch chỉ 10g

-

Thương nhó tử 20g

– Sinh ý dó 20g


Trị các chứng viêm xoang mạn. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm hai lần.

b- Thương hoàng thang , gồm :

Lê Lã Vương Linh

-

Thương nhó tử 10g – Thuyên thảo 10g

-

Cúc hoa 10g

– Kim ngân hoa10g

-

Liên kiều 10g

– Tân di 10g
16


LUẬN VĂN THẠC SĨ

-

Hoàng liên 10g


– Tế tân 3g

-

Cam thảo 6g

– Ngư tinh thảo 15g

Trị viêm xoang sàng mạn tính. Ngày một thang sắc uống chia làm hai lần sáng và tối.

1.2.2.2 Phương pháp châm cứu cổ truyền trên các huyệt: theo[ 7 ]
Dưới đây, chúng tôi chỉ nêu các huyệt cơ bản dùng để chữa trị viêm xoang
mũi ( tỵ uyên ) cấp và mạn tính , gồm :
-

Huyệt Nghênh hương – kinh đại trường

-

Huyệt n đường

– ở ngoài kinh

-

Huyệt Hợp cốc

- kinh đại trường


-

Huyệt Ngoại quan

- kinh tam tiêu

-

Huyệt Phong trì

- kinh đởm

-

Huyệt Thông thiên

– kinh bàng quang

-

Huyệt Phế du

– kinh bàng quang

-

Huyệt Trung chữ

– kinh tam tiêu


-

Huyệt Khiếu âm

- kinh đởm

-

Huyệt Thiên trụ

- kinh bàng quang

* Ý nghóa của các huyệt
Huyệt Nghênh hương dùng để khai khiếu, sơ tà, huyệt n đường châm nặn máu để
thanh tiết nhiệt, chữa nhức đầu, huyệt Hợp cốc chữa sơ tán phong tà và khai khiếu ở mũi,
huyệt Ngoại quan dùng để chữa sốt cao, rét rung, huyệt Phong trì và Khiếu âm dùng để
chữa thanh đởm hỏa, huyệt Thông thiên dùng chữa thông kinh hoạt lạc và nhức đầu, huyệt
Trung chữ có tác dụng thanh nhiệt ở kinh Thiếu dương , huyệt Phế du dùng để sơ tán
ngoại tà và thông phế khí, huyệt Thiên trụ có tác dụng chữa họng hầu và chữa chứng mỏi
cổ,mỏi gáy ,sưng đau.

1.2.3 Ứng dụng LASER công suất thấp trong điều trị bệnh viêm xoang

Lê Lã Vương Linh

17


LUẬN VĂN THẠC SĨ


1.2.3.1 Điều trị bệnh viêm xoang bằng LASER khí He-Ne làm việc ở bước sóng
632,8 nm.
Việc sử dụng Laser khí He-Ne làm việc ở bước sóng 632,8nm trong điều trị viêm
xoang đã được nhiều nước trên thê giới thực hiện.
Ở Việt nam trong những năm đầu thập niên 1990 nhiều cơ sở chữa trị sử dụng
Laser khí He-Ne là việc ở bước sóng 632,8nm trong điều trị viêm xoang.
Bảng 1 : Tổng kết kết quả điều trị viêm xoang ở bước sóng 632,8nm ở bệnh viện khác
nhau, do Trung tâm vật lý y sinh Tp Hồ Chí Minh ( thuộc Bộ quốc phòng ) tổ chức chuyển
giao công nghệ. Bảng 1 giới thiệu kết quả điều trị viêm xoang ở 5 cơ sở chữa trị. Cụ thể
như sau : Đã thực hiện điều trị cho 114 bệnh nhân bị viêm xoang, được trích từ [24 ] , chủ
yếu là viêm xoang hàm – vị trí rất thuận lợi cho việc điều trị. Với kết quả :
• Điều trị khỏi 44 người, chiếm 38,60%.
• Điều trị giảm 60 người, chiếm 52,63%.
• Điều trị không kết quả 10 người, chiếm 8,77%.
Tuy tỷ lệ điều trị khỏi và giảm chiếm 91,23% , nhưng tỷ lệ điều trị khỏi trên giảm chỉ
bằng 0,73%.
Khi sử dụng Laser khí He-Ne làm việc ở bước sóng 632,8nm trong điều trị viêm xoang có
những ưu và khuyết điểm như sau .
** Về ưu điểm :
• Đây là phương pháp điều trị nội khoa không dùng thuốc. Do đó tránh được
những phản ứng phụ có hại cho sức khỏe bệnh nhân.
• Kỹ thuật điều trị đơn giản , dễ phổ cập rộng rãi đến các tuyến điều trị cơ sở.
** Về khuyết điểm :
• Thiết bị Laser khí He-Ne chỉ có một giá trị công suất nhất định , nên việc thay
đổi công suất phục vụ cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Lê Lã Vương Linh

18



×