Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu các nguyên nhân làm chậm trễ tiến độ các dự án xây dựng và đề xuất mô hình thực hiện tiến độ hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

*

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Đề tài :
Nghiên cứu các nguyên nhân làm chậm trễ tiến độ
các dự án xây dựng và đề xuất mô hình thực hiện tiến độ hợp lý

GV Hướng dẫn

:

PGS. Lê Văn Kiểm
Ths. Đỗ Thị Xuân Lan

Thực hiện

:

Hv. Võ Toàn Thắng

Lớp

:

Cao học XD DD & CN K.11

Tp. HCM - 09 - 2003


Trang i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM
_________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên học viên

: VÕ TOÀN THẮNG

Phái

: Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 16 – 7 – 1975

Nơi sinh : Hà nội

Chuyên ngành
2003)

Mã số


: Xây dựng dân dụng & công nghiệp

: K.11 (2000 –

I.

TÊN ĐỀ TÀI :
NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM CHẬM TRỄ TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THỰC HIỆN TIẾN ĐỘ HP LÝ

II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
Chương 1 :
GIỚI THIỆU
Chương 2 :
CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
Chương 3 :
LƯC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 4 :
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 5 :
PHÂN TÍCH CÁC DỮ LIỆU
Chương 6 :
XÂY DỰNG MÔ HÌNH
Chương 7 :
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

III.


NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

:

26 – 11 – 2002

IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

:

30 – 09 – 2003

V.

HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1

:

PGS. LÊ VĂN KIỂM

VI.

HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

:

Ths. ĐỖ THỊ XUÂN LAN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1
NGÀNH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

PGS. LÊ VĂN KIỂM

Ths. ĐỖ THỊ XUÂN LAN

BỘ MÔN QUẢN LÝ

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua

Ngày
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH

tháng 9 năm 2003

CHỦ NGHIỆM NGÀNH

Trang ii


PGS.TS. CHU QUỐC THẮNG

LỜI CẢM ƠN

Quá trình làm luận văn là giai đoạn quan trọng nhất của người học viên để trở thành

một thạc sỹ, giai đoạn này đòi hỏi người học viên phải tổng hợp các kiến thức từ căn bản đến
nâng cao, từ lý luận đến thực tế để phát triển, nghiên cứu một cách khoa học về một vấn đề,
hay một đối tượng. Nhưng để có một hướng đi đúng, một quá trình nghiên cứu một cách đầy
đủ, với phương pháp luận khoa học, vai trò của thầy cô giáo hướng dẫn là đặc biệt quan
trọng. Tôi đã may mắn và vinh dự được thầy giáo – PGS. Lê Văn Kiểm và cô giáo – Thạc sỹ
Đỗ Thị Xuân Lan đồng hướng dẫn thực hiện luận văn này. Tôi thành thật cảm ơn thầy và cô
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành bản luận văn này.
Và đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến cô giáo – Thạc sỹ Đỗ Thị
Xuân Lan, người đã giúp tôi những ý tưởng ban đầu để lựa chọn đề tài của luận văn phù hợp
với khả năng và nguyện vọng của mình. Cô đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc thu thập các tài
liệu cần thiết và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn cao học này
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám
hiệu trưòng ĐH Bách Khoa Tp. HCM, các Thầy Cô giáo công tác tại Khoa Kỹ Thuật Xây
Dựng, Phòng Đào tạo Sau Đại Học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc hoàn thành
luận văn này.
Trân trọng!

Trang iii


MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN ÁN THẠC SỸ ................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................................................ iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ....................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ............................................................................................................................. 1
1.1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 3
1.3 VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ NGHIÊN CÚU ......................................................................................... 4

1.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4
1.5 PHẠM VI - ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 5
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 6
CHƯƠNG 2 : CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM & VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ .................. 8
2.1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM ............................................................................. 8
2.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XD Ở VIỆT NAM ....................................... 10
2.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM ................................ 11
2.3.1 Việc chậm trễ tiến độ của các dự án xây dựng xảy ra phổ biến và làm giảm hiệu quả đầu tư
các dự án ............................................................................................................................................ 11
2.3.2 Thiếu biện pháp quản lý tiến độ một cách hiệu quả ............................................................... 14
CHƯƠNG 3 : LƯC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 15
3.1 SƠ LƯC VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ ....................................................................... 15
3.2 QUẢN LÝ DỰ ÁN ..................................................................................................................... 15
3.2.1 Đặc điểm của ngành xây dựng ................................................................................................. 15
3.2.2 Một số vấn đề về quản lý dự án ............................................................................................... 16
3.2.3 Phương thức quản lý dự án xây dựng ...................................................................................... 21
3.3 QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ ................................................................................................................... 22
3.3.1 Khái niệm về tiến độ ................................................................................................................ 22
3.3.2 Vai trò của tiến độ đi với sự thành công của dự án ................................................................ 22
3.3.3 Các phương pháp lập tiến độ ................................................................................................... 24
3.3.4 Quản lý tiến độ ......................................................................................................................... 26
3.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG ...................................................... 27
3.5 CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ ............................................................................. 29
3.5.1 Trách nhiệm của các bên liên quan trong việc đảm bảo tiến độ dự án .................................. 29
3.5.2 Các biện pháp ngoài công trường ............................................................................................ 32
3.5.3 Kết luận .................................................................................................................................... 33
CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 35
4.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................................................... 35

Trang iv



4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 35
4.3 CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯC NGHIÊN CỨU .............................................................................. 36
4.4 KHẢO SÁT BẰNG BẢNG CÂU HỎI ........................................................................................ 49
4.4.1 Bảng câu hỏi – một cách hiệu quả để lấy dữ liệu ................................................................... 49
4.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................................................... 50
4.4.3 Nội dung bảng câu hỏi ............................................................................................................. 50
4.4.4 Kiểm tra thử nghiệm bằng bảng câu hỏi - phỏng vấn thử (pilot test) .................................... 58
4.4.5 Thực hiện việc gửi bảng câu hỏi .............................................................................................. 59
4.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ .............................................................................. 59
4.5.1 Biến số thống kê ....................................................................................................................... 59
4.5.2 Kiểm tra trị số thống kê Chi – square ..................................................................................... 60
4.5.3 Mức độ chấp nhận rủi ro trong phân tích thống kê ................................................................. 61
4.5.4 Xử lý những dữ liệu thất lạc ..................................................................................................... 61
4.6 PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH .............................................................................. 62
CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................................................................... 63

5.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ............................................................................................................ 63
5.1.1 Đối tượng trả lời bảng câu hỏi ................................................................................................ 63
5.1.2 Phân tích các nguyên nhân gây chậm tiến độ ......................................................................... 63

5.2 SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................................... 66
5.3 KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 66
CHƯƠNG 6 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH .......................................................................................................... 68

6.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................................................ 68
6.2 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ .................................................................. 68
6.2.1 Đối với chủ đầu tư .................................................................................................................... 68
6.2.2 Đối với tư vấn thiết kế/ giám sát ............................................................................................... 69

6.2.3 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ..................................................................................... 70
6.2.4 Đối với nhà thầu ....................................................................................................................... 71

6.3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỖ TR QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ BẰNG NGÔN NGỮ LẬP

TRÌNH VISUAL BASIC 6.0 ....................................................................................................... 71
6.3.1 Sơ đồ ......................................................................................................................................... 71
6.3.2 Nội dung các đề xuất ................................................................................................................ 72

CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 87
7.1 KẾT LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU .................................................................. 87
7.2 ĐỀ NGHỊ CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU SÂU HƠN ................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................. 94
PHỤ LỤC 1 : BẢNG CÂU HỎI
PHỤ LỤC 2 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
PHỤ LỤC 3 : NỘI DUNG LẬP TRÌNH

*
Trang v


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

A. DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Tam giác mục tiêu của dự án
Hình 3.1 : Các yếu tố của quản lý dự án
Hình 3.2 : Các bước thực hiện quản lý dự án
Hình 3.3 : Các giai đoạn của một dự án xây dựng
Hình 6.1 : Sơ đồ cấu tạo của chương trình
Hình 6.2 : Giao diện 1 : Giới thiệu

Hình 6.3 : Giao diện 2 : Các nhóm vấn đề gây chậm tiến độ
Hình 6.4 : Giao diện 3 : Lựa chọn các nguyên nhân
Hình 6.5 : Giao diện 4 : Lựa chọn mức độ của các nguyên nhân
Hình 6.6 : Giao diện 5 : Xuất ra màn hình những đề xuất
Hình 6.7 : Giao diện 6 : Kết thúc chương trình

B. DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội – GDP của Việt Nam
Bảng 2.2 : Thu nhập bình quân đầu người của TP.HCM và cả nước
Bảng 2.3 : Tổng vốn đầu tư phát triển của TP.HCM và cả nước
Bảng 2.4 : Đóng góp của ngành xây dựng vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
Bảng 2.5 : Số người làm việc trong ngành xây dựng tại TP.HCM
Bảng 5.1 : Mức độ các nguyên nhân gây chậm tiến độ
Bảng P.3.1 : Kết quả phân tích phần trăm
Bảng P.3.2 : Kết quả phân tích tần suất
Bảng P.3.3 : Kết quả phân tích bảng chéo

*

Trang vi


TÓM TẮT NỘI DUNG

Ngành xây dựng ngày càng phát triển thì vai trò của quản lý dự án càng được
khẳng định, trong đó vấn đề quản lý tiến độ đóng một vai trò quan trọng. Một thực
tế hiện nay là vấn đề chậm tiến độ tại các dự án xây dựng xảy ra khá phổ biến, gây
thiệt hại lớn cho các bên tham gia dự án và cả xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu các nguyên nhân làm chậm tiế n độ các dự án xây dựng và đề xuất mô

hình thực hiện tiến độ hợp lý”. Nghiên cứu đã tiến hành những vấn đề chính như sau:
nghiên cứu tình hình chậm tiến độ thực tế tại các dự án xây dựng hiện nay; xác định
các nguyên nhân chính gây chậm tiến độ; thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi gửi
đến các đối tượng trực tiếp tham gia các dự án; đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
nguyên nhân bằng phương pháp phân tích thống kê; từ đó đề xuất các mô hình, biện
pháp thực hiện tiến độ hiệu quả; và xây dựng chương trình tư vấn tiến độ cho các
nhà thầu.

ABSTRACT

When construction industry is more and more developing, the role of project
management, especially of schedule management becomes more important. In
reality, schedule delay is a common problem happening at construction projects,
which causes many damages both to parties concerned in project and to the society.
Realizing the importance of the problem, the author has studied the subject
named “Studying factors causing schedule delay of construction projects and
proposing a model of project scheduling”. The study includes main issues such as:
studying schedule delay at construction projects; defining main causes of schedule
delay; conducting survey by questionnaire sent to persons who take part in the
projects; evaluating effect of causes by statistics analysis method; proposing models
of effective project scheduling; and writing a schedule consulting software for
contractors.

Trang iii’


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

CHƯƠNG I :


GIỚI THIỆU

1.1

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

Công cuộc đổi mới ở đất nước ta đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trong
nhiều lónh vực, nhất là trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Cùng với sự phát triển
nhanh của nền kinh tế quốc dân, vai trò của ngành xây dựng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế, xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng.
Thời gian gần đây, ngành xây dựng Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc
với công nghệ hiện đại, đồng thời cũng có những bước cải tiến quan trọng trong việc
quản lý đầu tư xây dựng xây dựng cơ bản. Tuy nhiên ngành xây dựng vẫn còn tồn tại
nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là trong quản lý đầu tư xây dựng. Trong phạm vi
nghiên cứu này, xin đề cập đến một vấn đề cần được chúng ta nghiên cứu và áp
dụng do tính cấp thiết và ý nghóa quan trọng của nó, đó là vấn đề quản lý tiến độ
trong các dự án đầu tư xây dựng.
Mục tiêu của các dự án đầu tư xây dựng :
Khi một dự án xây dựng được thực hiện thì bất cứ chủ đầu tư và nhà thầu nào
cũng đặc biệt coi trọng ba mục tiêu cơ bản, đó là: Chất lượng – Chi phí – Tiến độ.
Những mục tiêu này có ý nghóa đặc biệt quan trọng và chúng tạo thành “tam giác
mục tiêu” mà bất kỳ doanh nghiệp xây dựng nào cũng phải phấn đấu để đạt đến sự
tối ưu và coi đó như là một sự đảm bảo về uy tín để tồn tại và phát triển (Trịnh Quốc
Thắng, 2002).

Trang 1


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU


CHẤT
LƯNG

CHỦ ĐẦU TƯ
NHÀ THẦU
TƯ VẤN

CHI
PHÍ

TIẾN
ĐỘ

Các mục tiêu Chất lượng – Chi phí – Tiến độ thường liên quan chặt chẽ với nhau,
nếu quan trọng một yếu tố thì các yếu tố còn lại sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Để dự án đạt
hiệu quả toàn diện, chúng ta phải hiểu rõ được sự mối quan hệ giữa các yếu tố này, xem
xét đến đặc điểm tình hình của từng dự án cũng như lợi ích các bên tham gia để tìm ra
giải pháp quản lý dự án phù hợp nhất.
Vai trò của quản lý tiến độ dự án xây dựng :
Ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vai trò của quản lý dự án đã từng bước được
nhấn mạnh. Những tiến bộ trong quản lý xây dựng đã thể hiện trong sự đổi mới hệ
thống văn bản pháp lý, đổi mới về nhận thức. Các dự án được thực hiện theo “Quy chế
quản lý đầu tư và xây dựng” do Chính phủ ban hành theo 52/1999/CP ngày 8/7/1999 và
các nghị định sửa đổi bổ sung sau này. Tuy nhiên trong tất cả các văn bản Pháp luật về
quản lý đầu tư xây dựng, chúng ta chỉ mới quan tâm nhiều đến chất lượng công trình xây
dựng, còn quản lý tiến độ thi công thì hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Chúng ta
chưa quy định trách nhiệm cụ thể cho đơn vị hay các nhân nào nếu để xảy ra chậm trễ
tiến độ, các thiệt hại về kinh tế, xã hội do chậm tiến độ gây ra thường bị xem nhẹ nhưng
thực chất là rất lớn.
Trong thực tế nhiều các nhà thầu thường dự thầu với giá rất thấp, cam kết về chất

lượng thi công và tiến độ xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư để giành được hợp
đồng. Nhưng đến giai đoạn thi công thì nhà thầu thường vi phạm các cam kết trước đó,
Trang 2


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

và nhất là không quan tâm đến việc thi công đảm bảo đúng tiến độ ban đầu. Kết quả là
tiến độ thi công của dự án bị chậm trễ gây rất thiệt hại cho chính nhà thầu, cho chủ đầu
tư và các bên liên quan nhưng nhà thầu vẫn không bị chế tài một cách nghiêm túc. Điển
hình như dự án xây dựng cầu Dần Xây từ Tp.HCM đi Cần Giờ do Sở Giao Thông Công
Chánh Tp.HCM làm chủ đầu tư, Tổng công ty Công trình Giao thông 6 (Cienco 6) đã
thắng thầu với giá 32,665 tỷ đồng (trong khi giá gói thầu sử dụng vốn ngân sách được
duyệt là 58,642 tỷ đồng), công trình đã thi công từ 1/9/1998, nhưng đến tận 1/6/2001 mới
thông xe kỹ thuật (thời gian thi công là 33 tháng thay vì 20 tháng như tiến độ ban đầu),
việc chậm trễ này gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong dư luận xã hội. (theo
số liệu của Viện Kinh Tế TP.HCM, 2002).
Như vậy nghiên cứu về quản lý tiến độ hay cụ thể là nghiên cứu các nguyên
nhân làm chậm tiến độ các dự án đầu tư xây dựng là rất cần thiết vì hiện nay vấn đề này
đang là một vấn đề thời sự, được xã hội rất quan tâm do mức độ ảnh hưởng sâu rộng của
nó. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề chậm tiến độ nhưng ở Việt Nam vẫn
chưa có một nghiên cứu cụ thể và đầy đủ nào về vấn đề này, và các cơ quan quản lý
Nhà nước cũng chưa có một giải pháp triệt để và toàn diện nào để cải thiện tình hình
chậm trễ tiến độ tại các dự án xây dựng như hiện nay.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các nguyên nhân làm chậm tiến độ các dự án đầu tư xây dựng sẽ giúp
cho chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn có cách nhìn khách quan và toàn diện về vấn đề này,
đồng thời tìm ra giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của những nguyên nhân
đó. Trong nghiên cứu này chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu hai vấn đề chính như sau :
Các nguyên nhân làm chậm trễ tiến độ các dự án xây dựng : Trên cơ ở thu thập các

số liệu thực tế, nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ

Trang 3


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

các dự án xây dựng, phân tích cụ thể các nguyên nhân đó để giúp đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nguyên nhân đến tiến độ dự án.
Đề xuất mô hình thực hiện tiến độ hợp lý : Từ việc phân tích một cách có hệ thống
các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ như trên, chúng ta sẽ tiến hành đề xuất mô hình
thực hiện tiến độ hợp lý hơn cho dự án.
Mục đích cuối cùng là giúp các nhà quản lý xây dựng có thể dễ dàng tìm hiểu và áp
dụng mô hình này đối với dự án xây dựng mà mình đang tham gia nhằm rút ngắn tiến độ
thực hiện.
1.3 VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ NGHIÊN CỨU
Với những mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, các câu hỏi đưa ra cần có giải đáp là :
-

Tình hình chậm trễ tiến độ tại các dự án xây dựng hiện nay như thế nào?

-

Những ảnh hưởng từ việc chậm trễ tiến độ các dự án xây dựng?

-

Xác định cụ thể những nguyên nhân gây nên việc chậm trễ tiến độ các dự án xây
dựng?


-

Quan điểm của các bên tham gia dự án về vấn đề chậm trễ tiến độ như thế nào?

-

Các yếu tố như chi phí, năng suất lao động, quản lý chất lượng… tác động đến tiến độ
dự án ra sao ?

-

Vai trò của quản lý dự án trong việc kiểm soát tiến độ quan trọng như thế nào?

1.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về các nguyên nhân làm chậm tiến độ các dự án đầu tư xây dựng
thuộc lónh vực quản lý tiến độ các dự án xây dựng là vấn đề được nhiều tác giả tại các
nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển quan tâm nghiên cứu như Stephen O.

Trang 4


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

Ogunlana, Krit Promkuntong, Vithool Jearkjirm (Thái lan); Daniel W.M. Chan, Mohan
M. Kumaraswamy (HongKong); N. R. Mansfield, O. O. Ugwu, T. Doran (Anh). Nhưng
thực tế tại Việt Nam, chúng ta vẫn chưa nghiên cứu đầy đủ và cụ thể về vấn đề này.
Mặt khác hiện nay vấn đề chậm trễ tiến độ của các dự án xây dựng đang là một vấn đề
thời sự khiến dư luận xã hội hết sức lo ngại, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh
tế xã hội và môi trường đầu tư. Đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa có
một giải pháp triệt để và toàn diện nào để cải thiện tình hình chậm trễ tiến độ tại các dự

án xây dựng như hiện nay.
Vì vậy với mục đích nghiên cứu nêu trên, trong phạm vi về thời gian và khả năng
của mình, tác giả mong rằng kết quả nghiên cứu này có thể xem xét áp dụng vào thực tế
các dự án xây dựng hiện nay. Mức độ hiệu quả của nó còn tùy thuộc nhiều vấn đề
khách quan nhưng mục tiêu của nghiên cứu là cho chúng ta hiểu rõ hơn về các nguyên
nhân gây chậm trễ tiến độ và giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng của các nguyên nhân đó,
đem lại hiệu quả rút ngắn tiến độ xây dựng dự án so với trước đây.
1.5 PHẠM VI - ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu cơ sở để có thể so sánh giữa các đối tượng nghiên cứu nên việc
nghiên cứu được tiến hành trên những dự án đồng loại, cụ thể là các dự án xây dựng với
những đặc điểm sau :
Theo quy mô : nghiên cứu các dự án xây dựng có quy mô vừa và lớn (có giá trị không
nhỏ hơn một tỷ đồng)
Theo lónh vực : chỉ tập trung nghiên cứu các dự án xây dựng công trình dân dụng &
công nghiệp
Theo lãnh thổ : Các dự án đã được thực hiện trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh lân cận

Trang 5


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

Theo nguyên nhân : Nghiên cứu các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ các dự án xây
dựng do yếu tố con người (nguyên nhân chủ quan) mà chúng ta có thể hiểu rõ nguyên
nhân và hạn chế nó. Ngoài ra, các nguyên nhân khách quan như : sự thay đổi chính sách
của Nhà nước và Luật pháp, thiên tai, chiến tranh… không thuộc phạm vi nghiên cứu
này.
Theo thời gian : Các công trình được thực hiện từ năm 2000 đến nay – là thời gian
thống nhất thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng theo “Quy chế quản lý và đầu tư xây

dựng” được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày
8/7/1999
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu đã nêu trên, trong nghiên cứu này chúng ta đi sâu tìm hiểu, phân tích,
đánh giá các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ các dự án xây dựng trên cơ sở :
1. Khảo sát các dự án xây dựng đã được thực hiện trên thực tế nhằm thu thập số
liệu liên quan đến tiến độ của các dự án đó
2. Sử dụng bảng câu hỏi lấy ý kiến các cán bộ phụ trách thi công, đại diện chủ đầu
tư hoặc ban quản lý dự án công trình để tìm hiểu các các vấn đề liên quan đến
quản lý tiến độ của dự án
3. Phân loại và phân tích có hệ thống các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ các dự
án xây dựng
4. Trên cơ sở đó đề xuất mô hình thực hiện tiến độ hợp lý hơn
CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU :

-

Sử dụng lý thuyết về khảo sát định lượng bao gồm các phương pháp nghiên cứu khảo
sát, phương pháp thu thập số liệu và trình tự lấy mẫu để thu thập số liệu từ thực tế

Trang 6


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

-

Theo đó sẽ nghiên cứu và thiết kế “Bảng câu hỏi” một cách khoa học để việc thu
thập số liệu được tiến hành chính xác, phục vụ thiết thực cho nghiên cứu


-

Áp dụng lý thuyết thống kê kết hợp sử dụng phần mềm thống kê SPSS 10.0 để xử lý
các số liệu thu thập được

-

Tiến hành xây dựng quy trình cơ sở để có một mô hình quản lý tiến độ phù hợp
*

Trang 7


CHƯƠNG II : CÔNG NGHIỆP XD VIỆT NAM & VẤN ĐỀ QL TIẾN ĐỘ

CHƯƠNG II :

CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
& VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ

2.1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Qua nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn về nhiều mặt. Tình hình chính trị trong nước luôn được giữ ổn định,
quan hệ quốc tế được mở rộng và phát triển, Việt Nam đã và đang thu hút mạnh mẽ
các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, nền kinh tế tăng trưởng ở mức khá cao so với
các nước trong khu vực. Theo Niên giám thống kê năm 2002, trong giai đoạn 1996
đến nay, các số liệu thể hiện sự tăng trưởng GDP của Việt Nam như sau :
Năm


Tổng sản phẩm quốc
nội – GDP (tỷ đồng)

Tăng GDP
(%)

1996

213.833

9,34

1997

231.264

8,15

1998

244.596

5,80

1999

256.272

4,80


2000

273.666

6,79

2001

292.376

6,84

2002

313.135

7,04

Bảng 2.1 : Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội – GDP của Việt Nam
Sự phát triển nhanh chóng và vững chắc của nền kinh tế còn được thể hiện qua mức
sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Theo số liệu của Niên giám thống kê 2002,
thu nhập bình quân đầu theo đầu người của Việt Nam nhö sau :

Trang 8


CHƯƠNG II : CÔNG NGHIỆP XD VIỆT NAM & VẤN ĐỀ QL TIẾN ĐỘ

Thu nhập bình quân đầu người (USD)


Năm

Cả nước

TP. HCM

1996

311

920

1997

321

1.119

1998

320

1.200

1999

363

1.350


2000

400

1.365

2001

420

1.460

2002

439,5

1.528

Bảng 2.2 : Thu nhập bình quân đầu người của TP.HCM và cả nước
Nhờ đổi mới cơ chế, chính sách mà tổng vốn đầu tư của cả nước những năm qua đã
tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của Sở Kế Hoạch Đầu tư TP.HCM, tình hình vốn
đầu tư phát triển (trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chủ yếu) những năm từ 1996
đến năm 2001 như sau :
Vốn đầu tư phát triển
Năm

Cả nước

Chỉ số phát


TP.HCM

Chỉ số phát

(tỷ đồng)

triển (%)

(tỷ đồng)

triển (%)

1996

87.394

14,9

18.645,022

46,7

1997

108.370

19,2

22.959,860


23,1

1998

117.134

2,6

23.983,565

4,5

1999

131.170

9,8

18.919,668

-21,1

2000

145.333

10,8

21.983,504


4,8

2001

163.550

12,2

24.248,448

10,3

Bảng 2.3 : Tổng vốn đầu tư phát triển của TP.HCM và cả nước

Trang 9


CHƯƠNG II : CÔNG NGHIỆP XD VIỆT NAM & VẤN ĐỀ QL TIẾN ĐỘ

2.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
Sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng có mối liên quan chặt chẽ với sự
phát triển của nền kinh tế. Trong những năm qua, nhờ sự đổi mới trong cơ chế, chính
sách, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao của Việt Nam đã thúc đẩy ngành công nghiệp
xây dựng phát triển mạnh, đưa ngành này trở thành một trong những ngành công nghiệp
mũi nhọn của kinh tế Việt nam. Theo Niên giám thống kê 2002, ngành xây dựng đã
đóng góp vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) như sau :
Năm

Tỷ VNĐ


Tỷ lệ %

1996

15.792

6,90

1997

20.522

6,64

1998

20.858

5,78

1999

21.764

5,44

2000

23.642


5,51

2001

27.421

5.66

2002

31.116

6,0

Bảng 2.4 : Đóng góp của ngành xây dựng vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
Trong những năm qua, vốn đầu tư vào ngành xây dựng đã tăng đáng kể. Theo
thống kê sơ bộ hàng năm vốn đầu tư phục vụ đổi mới công nghệ, thiết bị của các doanh
nghiệp trong ngành xây dựng là khá lớn : năm 1995 là 459 tỷ đồng, năm 1996 là 1.279
tỷ đồng, năm 1997 là 817 tỷ đồng, đến năm 2000 là 1.210 tỷ đồng. Khoảng 55-60% thiết
bị thi công là loại tốt. Trong lónh vực sản xuất vật liệu xây dựng, hơn 70 – 75% dây
chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến. Nhờ đổi mới công
nghệ, nghiên cứu ứng dụng và tiếp nhận công nghệ tiên tiến, trong giai đoạn 1996-2000
mức tăng trưởng chung của ngành vật liệu xây dựng khoảng 16,9% (Nguyễn Mạnh
Kiểm, 2001). Sự phát triển của ngành xây dựng cũng thể hiện qua nhu cầu về xi măng
dùng cho xây dựng cơ bản, theo quyết định số 115/2001QĐ-TTg ngày 1/8/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về chiến lược phát triển ngành công nghiệp VLXD của Việt Nam, đến
Trang 10


CHƯƠNG II : CÔNG NGHIỆP XD VIỆT NAM & VẤN ĐỀ QL TIẾN ĐỘ


năm năm 2005 nhu cầu xi măng của cả nước là 24 triệu tấn và đến năm 2010 sẽ lên tới
37 triệu tấn.
Khi ngành xây dựng phát triển thì số người lao động trong ngành này cũng phải
tăng, theo Niên giám thống kê 2001, số người đủ 15 tuổi trở lên làm việc trong ngành
xây dựng dân dụng và công nghiệp khu vực TP. HCM như sau :
Năm

Số ngøi

1996

786.474

1997

777.380

1998

727.546

1999

777.573

2000

882.990


Bảng 2.5 : Số người làm việc trong ngành xây dựng tại TP.HCM
Đến nay tại khu vực TP.HCM đang có khoảng 1,2 triệu người tham gia sản xuất
trong lónh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trong đó công nhân là 1.146.923
người, 20.628 cán bộ kỹ thuật trình độ trung học, 26.381 cán bộ kỹ thuật có trình độ cao
đẳng và tiến sỹ không quá 100 người (Lê Kiều, 2001)
Tóm lại, trong những năm gần đây sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
Việt Nam đã tạo ra các nguồn vốn đầu tư ngày càng lớn cho xây dựng cơ bản . Điều này
tạo cơ hội thuận lợi cho ngành công nghiệp xây dựng phát triển. Tuy nhiên việc quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết.
2.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
2.3.1 Việc chậm trễ tiến độ của các dự án xây dựng xảy ra phổ biến và làm giảm
hiệu quả đầu tư các dự án
Hiện nay một thực tế đáng lo ngại là vấn đề chậm tiến độ ở các dự án xây dựng
trong nước đang ở mức độ phổ biến và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành
Trang 11


CHƯƠNG II : CÔNG NGHIỆP XD VIỆT NAM & VẤN ĐỀ QL TIẾN ĐỘ

xây dựng. Theo số liệu báo cáo của Sở Kế Hoạch Đầu tư Tp. HCM (được công bố trên
chương trình phóng sự tài liệu của Đài truyền hình Tp.HCM sáng ngày 24/11/2002) thì
tổng số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của Tp. HCM những năm gần đây rất lớn : năm
2002 là 17.000 tỷ đồng, năm 2003 là 33.000 tỷ đồng. Nhưng tiến độ của các dự án xây
dựng lại rất chậm : đến cuối tháng 11 năm 2002 thì tiến độ của các dự án mới triển khai
được 60% kế hoạch năm 2002. Tốc độ triển khai các dự án chậm trễ như vậy đã gây
thiệt hại rất lớn về nhiều mặt…
Chậm tiến độ sẽ gây ra việc chậm hoàn vốn của các dự án, làm giảm hiệu quả
đầu tư, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Ví dụ như dự án nhà máy xi măng Bút Sơn thực hiện
chậm tiến độ, mỗi tháng phải chi thêm 2,25 tỷ đồng, cùng các yếu tố thiếu trách nhiệm
trong quản lý đã gây ra lãng phí gần 90 tỷ đồng, như kết luận của Thanh tra Nhà nước

(Lê Anh Ba, 2003)
Do việc quản lý kém của các nhà thầu nên các công trình thường bị chậm tiến độ
so với tiến độ dự kiến ban đầu. Do sức ép của Chủ đầu tư và các bên liên quan, nhà thầu
phải hoàn thành công trình trong thời gian còn lại rất ngắn và tình trạng thường xảy ra là
nhà thầu thi công chạy tiến độ. Điều này dẫn đến các sai phạm trong quản lý chất lượng
thi công, thi công sai quy trình kỹ thuật dẫn đến chất lượng thi công không đảm bảo…
Điển hình như công trình xây dựng hầm chui Văn Thánh 2 tại Quận Bình Thạnh - TP.
HCM. “Nguyên nhân hầm chui cầu Văn Thánh 2 bị lún nứt trụ đã xác định là do áp lực
phải đạt tiến độ thông xe kỹ thuật vào ngày 31/12/2001 nên chủ đầu tư, thiết kế, tư vấn
giám sát đồng ý cho đơn vị thi công dỡ tải trước thời hạn 3 tháng, dù biết dỡ gia tải khi
kết cấu chưa ổn định là sai quy trình” (Thế Hưng, 2002)
Một vấn đề nữa là do thi công chạy tiến độ nên vấn đề an toàn lao động bị xem
thường, nhà thầu thường vi phạm các quy định an toàn như : an toàn lao động, an toàn
cháy nổ, đảm bảo môi trường nước và không khí. Thời gian qua các tai nạn đã xảy ra
nhiều và nhgiêm trọng, điển hình như dự án nâng cấp liên tỉnh lộ 15 tại Quận 7
Trang 12


CHƯƠNG II : CÔNG NGHIỆP XD VIỆT NAM & VẤN ĐỀ QL TIẾN ĐỘ

TP.HCM, công trình thi công kéo dài nhưng không đảm bảo các quy định về chiếu sáng,
biển báo giao thông, tập kết vật tư thiết bị gây nguy hiểm, tổ chức thi công không khoa
học, nhiều đoạn đường thi công dở dang rồi lại chờ phối hợp với các hạng mục thi công
khác… Trong suốt thời gian thi công, nhiều tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra
khiến dư luận rất bất bình.
Để lý giải cho sự chậm trễ tiến độ, chủ đầu tư và nhà thầu thường đưa ra các
nguyên nhân như : chậm do chờ giải tỏa mặt bằng, do phải thay đổi thiết kế, do thủ tục
phức tạp… Nhưng điều không thể phủ nhận là các nguyên nhân chủ quan từ tất cả các
bên như : năng lực quản lý thi công của nhà thầu chưa đáp ứng, các Ban quản lý công
trình của chủ đầu tư thường là kiêm nhiệm, không chuyên nghiệp nên khả năng điều

hành, phối hợp giữa các bên còn hạn chế, năng lực chuyên môn của các đơn vị tư vấn
chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan…. Qua một số dự án bị
chậm trễ tiến độ trong thời gian qua, uy tín của các nhà thầu và các đơn vị liên quan đã
bị ảnh hưởng không ít, đó cũng là một dạng thiệt hại mà nếu quy ra vật chất chắc chắn
cũng không nhỏ.
Chúng ta thường nói đến các thất thoát trong xây dựng cơ bản do nguyên nhân
tham nhũng, gần như cả xã hội, từ lãnh đạo cấp cao, các Đại biểu quốc hội đến dư luận
không ai phủ nhận con số thất thoát 20-30% vốn đầu tư XDCB do tham nhũng. Nhưng
một dạng lãng phí nhức nhối khác cũng đang tồn tại ở nhiều công trình XDCB là tình
trạng trì trệ tiến độ. Những lý do chủ quan của chủ đầu tư và đơn vị thi công là kém
hoặc thiếu năng lực nhưng lại nhận thầu nhiều công trình, bỏ thầu quá thấp, bán thầu
nhiều lần, chờ cấp thẩm quyền điều chỉnh tăng vốn (Nguyễn Văn Hùng, 2002).
Tóm lại tình hình chậm trễ tiến độ các dự án xây dựng hiện nay là rất phổ biến
và trực tiếp làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Tuy mức độ thiệt hại chưa được thống
kê đầy đủ, nhưng chắc chắn là rất nghiêm trọng. Việc chậm trễ tiến độ các dự án xây

Trang 13


CHƯƠNG II : CÔNG NGHIỆP XD VIỆT NAM & VẤN ĐỀ QL TIẾN ĐỘ

dựng gây thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng đến nhiều lónh vực liên quan và môi trường
đầu tư tại Việt Nam
2.3.2 Thiếu biện pháp quản lý tiến độ một cách hiệu quả
Qua những trình bày ở trên chúng ta đã phần nào thấy rằng một dạng lãng phí rất
lớn của xã hội có nguyên nhân từ việc chậm tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, tuy
nhiên đến nay chúng ta chưa có biện pháp quản lý tiến độ một cách hiệu quả. Hiện nay
ngành xây dựng đang thực hiện theo “Quy chế về quản lý và đầu tư xây dựng” do
Chính phủ ban hành theo nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và các thông tư
hướng dẫn thực hiện của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính… Tuy

nhiên qua hai lần bổ sung sửa đổi (lần thứ nhất là nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày
5/5/2000 và lần thứ hai là nghị định 07/2003/ND-CP ngày 30/1/2003), chúng ta thấy rõ
rằng vấn đề quản lý chất lượng các dự án, quản lý nguồn vốn, chống thất thoát do tham
nhũng được đặc biệt quan tâm, tuy nhiên vấn đề quản lý tiến độ và các biện pháp xử lý
khi xảy ra thất thoát lãng phí do chậm tiến độ thì chưa thể hiện vai trò và mức độ
nghiêm trọng của vấn đề. Hiện nay vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu và mong
rằng trong thời gian tới các biện pháp để thực hiện quản lý tiến độ một cách hiệu quả sẽ
được ban hành cùng với Luật Xây Dựng.
*

Trang 14


CHƯƠNG III : LƯC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG III :

LƯC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1 SƠ LƯC VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ

Theo Ogunlana va Olomolaiye (1989), những nguyên nhân chính gây chậm trễ tiến
độ và các nhà thầu ở những nước đang phát triển thường gặp được phân loại như sau:
(i)nguyên nhân do bị ràng buộc bởi hạ tầng của ngành công nghiệp, (ii)nguyên nhân do
thông tin thiếu chính xác, những thay đổi thường xuyên trong quá trình chỉ dẫn và thiếu
tuân thủ các quy định ràng buộc của một bộ phận chủ đầu tư và đơn vị tư vấn/ thiết kế,
và (iii)các vướng mắc bởi những hạn chế của chính các nhà thầu. Một nghiên cứu khác
(Ogunlana và các tác giả, 1996) về các nguyên nhân gây chậm trễ các cao ốc ở Thái lan
đã ủng hộ ý kiến này. Chi tiết hơn nghiên cứu của họ đã xác nhận rằng các nguyên nhân
chậm trễ của ngành xây dựng rơi và vào ba tầng mức sau: các nguyên nhân do sự thiếu

hụt hay không đủ hạ tầng công nghiệp, các nguyên nhân gây ra bởi chủ đầu tư và tư
vấn, các nguyên nhân do nhà thầu thiếu hoặc thiếu năng lực. Rõ ràng rằng các nguyên
nhân này không chỉ gây chậm trễ tiến độ và còn làm vượt đáng kể chi phí xây dựng của
dự án.
Có nhiều nghiên cứu khác về các nguyên nhân làm chậm trễ tiến độ các dự án xây
dựng đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới bởi nhiều tác giả khác, từ các nước
phát triển như Baldwin và Manthei (1971) tại Mỹ, Sullivan và Harris (1986) ở Anh đến
các nước đang phát triển như Arditi (1985) ở Thổ Nhó Kỳ và Battaineh (2002) ở Jordan.
3.2 QUẢN LÝ DỰ ÁN

3.2.1 Đặc điểm của ngành xây dựng

Trang 15


CHƯƠNG III : LƯC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Ngành xây dựng có những đặc điểm khác biệt so với những ngành công nghiệp khác,
vì vậy cần phải xem xét những đặc điểm này trước khi nghiên cứu các vấn đề về quản
lý xây dựng. Theo Borcherding (1978), Sự khác biệt giữa ngành xây dựng với các ngành
khác được tóm tắt như sau:


Hầu hết các công việc của ngành xây dựng được thực hiện ngoài trời, vì thế công
việc có thể bị gián đoạn do điều kiện thời tiết không thuận lợi, hoặc do điều kiện
làm việc khắc nghiệt… dẫn đến việc chậm trễ thời gian hoàn thành công trình.



Khác với các ngành công nghiệp khác, quá trình thực hiện sản xuất trong ngành công

nghiệp xây dựng được thực hiện ở những địa điểm khác nhau. Vật tư phải được vận
chuyển đến công trường. Quá trình vận chuyển sẽ làm mất nhiều thời gian, dẫn đến
giảm năng suất lao động.



Do phải thực hiện các công việc thi công trong điều kiện không gian làm việc hạn
chế, tư thế làm việc thường xuyên thay đổi, nên công việc thường xuyên bị gián
đoạn. Vì vậy đòi hỏi nhà quản lý phải thực hiện việc lập kế hoạch và tiến độ thi
công một cách cẩn thận, chính xác và áp dụng có hiệu quả.



Mỗi dự án đều có đặc điểm riêng biệt. Việc tổ chức thi công luôn coi trọng nhân tố
thời gian, mong muốn sớm đưa công trình vào sử dụng để tăng hiệu quả đầu tư. Vì
vậy rất ít có cơ hội để tận dụng những kinh nghiệm, bài học rút ra từ những dự án
trước đó. Cũng do hạn chế về thời gian thực hiện mà kế hoạch lâu dài có thể bị bỏ
qua, việc điều chỉnh và cải tiến quản lý cũng có thể bị xem nhẹ



Khác với các ngành khác, các công việc trong ngành xây dựng rất đa dạng và không
ổn định. Vì vậy người lao động được sử dụng trong công trình cũng rất đa dạng về
ngành nghề, tay nghề. Công nhân trong ngành xây dựng có nhiều trình độ khác nhau,
trong đó tỷ trọng lao động phổ thông khá lớn. Do không được đào tạo cơ bản nên ý
thức kỷ luật, trình độ tay nghề, khả năng sử dụng thiết bị khác nhau cũng gây khó
khăn cho công tác quản lý, lập kế hoạch thi coâng
Trang 16



CHƯƠNG III : LƯC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2.2 Một số vấn đề về quản lý dự án
3.2.2.1 Quản lý dự án là gì
Quản lý dự án là việc điều phối và tổ chức các bên khác nhau tham gia vào một dự
án nhằm hoàn thành dự án đó theo những hạn chế áp đặt bởi : chất lượng, thời gian, chi
phí. Hay nói rõ hơn là quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối và
kiểm soát một dự án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nhằm đảm bảo sự hoàn thành
đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và các yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trước
cũng như cách thức và chất lượng thực hiện (Nguyễn Văn Đáng, 2003)
Quản lý một dự án xây dựng không giống với quản lý một tổ chức có trạng thái ổn
định. Một dự án xây dựng bao giờ cũng có thời điểm bắt đầu và kết thúc rất rõ ràng
trong thi một tổ chức ổn định như một nhà máy hay một bệnh viện thì vận hành liên tục
không xác định thời điểm kết thúc. Do vậy tiến độ của dự án xây dựng là yếu tố cần
thiết, là cơ sở quan trọng để đánh giá sự thành công của dự án.

Hình 3.1 : Các yếu tố của quản lý dự aùn

Trang 17


CHƯƠNG III : LƯC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hình 3.2 : Các bước thực hiện quản lý dự án
3.2.2.2 Đặc điểm của dự án xây dựng:
i) Dự án có tính thay đổi : Theo Nguyễn Văn Đáng (2003), quản lý dự án thực chất là
quá trình quản lý sự thay đổi của dự án và là một quá trình phức tạp hơn so với việc
quản lý công việc thường ngày của một công ty sản xuất. Bởi vì công việc hàng ngày có
tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và rõ ràng. Công việc của quản lý
dự án và những thay đổi của nó thường là duy nhất, không lặp lại. Đó chính là bản chất

đặc trưng của dự án.
ii) Dư án có mục tiêu và mục đích hỗn hợp : Trong dự án thường tồn tại nhiều loại mục
tiêu, mục đích. Các bên tham gia dự án đều có các mục tiêu, mục đích khác nhau để
phục vụ lợi ích của đơn vị, cá nhân mình. Chúng rất đa dạng, có thể là : qua quá trình
thực hiện dự án có thể tuyển chọn đội ngũ lao động có năng lực và trình độ chuyên môn
cao; giới thiệu một công nghệ xây dựng mới; hay áp dụng thử nghiệm một mô hình quản
lý mới; chủ đầu tư muốn thực hiện dự án với chi phí thấp trong khi nhà thầu muốn tăng
lợi nhuận; công nhân muốn lónh lương cao hơn; chủ nhiệm dự án mong muốn dự án hoàn
thành tốt để tăng uy tín của mình…
iii) Dự án có tính duy nhất : Mỗi dự án có đặc trưng riêng biệt lại được thực hiện trong
những điều kiện khác nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn
Trang 18


×