Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Vai trò của lịch sử phát triển địa chất và điều kiện cổ địa lý trong đệ tứ đối với sự hình thành chất lượng nước các tầng pleistocen ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.08 KB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----[\-----

NGUYỄN ĐÌNH TỨ

VAI TRÒ CỦA LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT
VÀ ĐIỀU KIỆN CỔ ĐỊA LÝ TRONG ĐỆ TỨ ĐỐI VỚI

SỰ HÌNH THÀNH CHẤT LƯNG NƯỚC CÁC TẦNG PLEISTOCEN

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN & PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ
MÃ SỐ NGÀNH : 2. 08. 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2003


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
(học hàm, học vị, họ và tên, chữ ký)

TS. NGUYỄN VIỆT KỲ
Cán bộ chấm nhận xét 1:


(học hàm, học vị, họ và tên, chữ ký)
-------------------------------------------------

Cán bộ chấm nhận xét 2 :
(học hàm, học vị, họ và tên, chữ ký)
-------------------------------------------------

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày:
tháng năm 2003


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
--------------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
-------------------------------------------Tp. Hồ Chí Minh, ngày . . . . . tháng . . . . . . năm 2003

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN ĐÌNH TỨ
Phái: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 09/01/1978
Nơi sinh: Thanh Hoá
Chuyên ngành: ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN & PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ
MSHV: ĐCKS12 - 004


I. TÊN ĐỀ TÀI: Vai trò của lịch sử phát triển địa chất và điều kiện cổ địa lý
trong Đệ Tứ đối với sự hình thành chất lượng nước các tầng Pleistocen ở
Đồng bằng Sông Cửu Long
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Thu thập tài liệu liên quan đến các vấn đề nghiên cứu, xử lý, phân tích các
tài liệu.
Nêu được lịch sử phát triển địa chất và cổ địa lý trong Đệ Tứ trên cơ sở
những phát hiện mới của các nhà khoa học.
Giải thích được vai trò của lịch sử phát triển địa chất và cổ địa lý trong Đệ
Tứ đối với sự hình thành chất lượng nước trong tầng Pleistocen ở Đồng
bằng Sông Cửu Long.
Tìm ra quy luật phân bố nước nhạt, lợ, mặn trong tầng Pleistocen ở Đồng
bằng Sông Cửu Long, lập các bản đồ chuyên ngành.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10/02/2003
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/09/2003
V.
HỌ TÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VIỆT KỲ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Nhành thông qua

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Ngày
tháng
năm 2003

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


Lời cảm ơn
---W

UX---

Trãi qua 2 năm học tập, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình Cao học,
tôi thực sự biết ơn gia đình, thầy cô, bè bạn đã dành cho tôi nhiều tình cảm, chỉ
bảo động viên để tôi có thời gian, điều kiện, niềm tin và nghị lực học tập, nâng
cao trình độ bản thân năng lực công tác. Cảm ơn tình thương yêu của bố mẹ đã
cho con niềm tin và nghị lực để con có thể tiếp tục con đường học tập, rèn luyện
và trưởng thành.
Lời đầu tiên, cho tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy
TS.Nguyễn Việt Kỳ, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa chất – Dầu Khí, Trường Đại học Bách Khoa.
Cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy tôi trong 2 năm qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy TS. Đỗ Tiến Hùng, cảm ơn các cô chú,
anh chị thuộc Liên Đoàn Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình Miền Nam đã
nhiệt thành giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập và thực hiện Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cô chú, anh chị thuộc Liên đoàn Bản đồ
Địa chất Miền Nam. Cảm ơn tất cả các cơ quan, đơn vị đã giúp đỡ tôi trong công
tác thu thập tài liệu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ môn Địa Kỹ Thuật đã tạo điều kiện, giúp đỡ
tôi để tôi vừa hoàn thành nhiệm vụ của một Cán bộ giảng dạy, vừa hoàn thành
chương trình cao học, cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, cảm ơn các Thầy, Cô đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

UUU



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận văn bao gồm 135 trang đánh máy vi tính, trong đó có 36 bảng vẽ, hình
ảnh minh hoạ, 19 biểu bảng, 20 tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn bao
gồm:
Phần mở đầu: Nêu tổng quan về đề tài, mục đích, nhiệm vụ của đề tài, những
điểm mới, cơ sở khoa học và ý nghóa khoa học - thực tiễn của đề tài.
Chương I: Nêu đặc điểm địa lý, tự nhiên, xã hội vùng nghiên cứu. Trong đó có
một bản đồ được biên hội mới (Hình I.1).
Chương II: Nêu lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công
trình vùng nghiên cứu.
Chương III: Nêu đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu. Những đặc điểm này kết
hợp với tài liệu thực tế, tài liệu lỗ khoan tác giả thu thập được để xây dựng các
bản đồ chuyên ngành, làm cơ sở khoa học để giải quyết những luận điểm cần
bảo vệ.
Chương IV: Nêu lên lịch sử phát triển địa chất và cổ địa lý vùng nghiên cứu.
Trong chương này có 7 Sơ đồ tướng đá - Cổ địa lý (hình IV.1-IV.7) từ Pliocen
muộn đến Holocen sớm-giữa được tác giả biên hội lại làm cơ sở cho những luận
điểm chính của luận văn.
Chương V: Nêu đặc điểm địa chất thủy văn vùng nghiên cứu, trong đó nêu khá
chi tiết về 2 tầng chứa nước Pleistiocen hạ và giữa-muộn. Trong chương này có
5 mặt cắt địa chất thủy văn được tác giả biên hội lại nhằm minh hoạ cho các giải
thích trong luận văn.
Chương VI: Là chương chính của luận văn, trong chương này tác giả đã vận
dụng nhiều nguồn tài liệu làm cơ sở khoa học giải thích sự hình thành chất lượng
nước các tầng Pleistocen. Có 4 hình vẽ (trong đó có 2 hình được tác giả vẽ, 2
hình sưu tầm), 5 mặt cắt địa chất thủy văn và 13 bản đồ được tác giả biên hội và
xây dựng lại. Các bản đồ này có thể được ứng dụng vào công tác quản lý và khai
thác bền vững nước dưới đất Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ dân sinh.



Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

MỞ ĐẦU
a. Tổng quan về đề tài
Đặc điểm địa chất thủy văn nói chung, sự phân bố chất lượng nước nói
riêng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long rất phức tạp. Những hiểu biết đầy đủ
về nước dưới đất sẽ giúp chúng ta rút ra được những kết luận về nguồn gốc, quy
luật hình thành, và sự phân bố của chúng để từ đó đề ra những biện pháp khai
thác kinh tế và hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu về nước sạch đang ngày
càng trở thành công việc quan tâm hàng đầu không những của địa phương mà của
cả quốc gia, của cả khu vực và thế giới.
Đối với xã hội ta, việc nghiên cứu chi tiết nước dưới đất càng trở nên quan
trọng khi vấn đề nước sạch phục vụ nhân sinh đang ngày trở nên vấn đề bức thiết,
đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Tìm ra được quy luật phân bố
nước dưới đất các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có ý nghóa cực kỳ to lớn trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trước đây, đã có những nghiên cứu về sự hình thành chất lượng nước ở các
tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng do mức độ nghiên cứu về địa tầng chưa
được chi tiết dẫn đến kết qủa nghiên cứu về chất lượng nước bị ảnh hưởng ít
nhiều về tính chính xác, khách quan.
Trong những năm qua, với sự đầu tư của nhà nước và trình độ khoa học kỹ
thuật phát triển mạnh mẽ, đặc điểm địa chất Đồng bằng Sông Cửu Long đã được
nghiên cứu khá chi tiết, nhiều vấn đề đã được làm sáng tỏ hơn, điều này thực sự
có ý nghóa trong công tác nghiên cứu địa chất thủy văn và nhiều công tác khác.

Học viên: Nguyễn Đình Tứ


1


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

Trên quan điểm đó, đề tài “Vai trò của lịch sử phát triển địa chất và
điều kiện cổ địa lý trong Đệ Tứ đối với sự hình thành chất lượng nước các
tầng Pleistocen ở Đồng bằng Sông Cửu Long” sẽ vận dụng những khía cạnh,
quan điểm mới về đặc điểm địa chất để giải thích việc hình thành chất lượng
nước trong tầng Pleistocen ở Đồng bằng Sông Cửu Long, làm tiền đề cho công
tác nghiên cứu ở các tầng chứa nước khác. Đồng thời góp phần khẳng định về
nguồn gốc nước dưới đất của các tầng Pleistocen nói riêng, các tầng chứa nước
khác nói chung ở Đồng bằng sông Cửu Long.
b. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài là:
- Nêu được lịch sử phát triển địa chất và cổ địa lý trong Đệ Tứ trên cơ sở
những phát hiện mới của các nhà khoa học.
- Giải thích được vai trò của lịch sử phát triển địa chất và cổ địa lý trong Đệ
Tứ đối với sự hình thành chất lượng nước trong các tầng Pleistocen ở Đồng bằng
Sông Cửu Long .
- Tìm ra quy luật phân bố nước nhạt, lợ, mặn trong tầng Pleistocen ở Đồng
bằng Sông Cửu Long.
c. Những điểm mới của đề tài:
- Sử dụng những kiến thức mới về lịch sử phát triển địa chất và cổ địa lý
trong Đệ Tứ của các nhà địa chất trong và ngoài nước để giải quyết vấn đề chất
lượng nước thuộc địa chất thủy văn ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Giải thích được vai trò của lịch sử phát triển và cổ địa lý Đệ Tứ trong việc
hình thành chất lượng nước trong các tầng Pleistocen ở Đồng bằng Sông Cửu

Long .

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

2


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

- Tìm ra quy luật phân bố nước nhạt, lợ, mặn trong tầng Pleistocen ở Đồng
bằng Sông Cửu Long.
d. Cơ sở tài liệu và ý nghóa khoa học thực tiễn của đề tài:
Cơ sở tài liệu: Đề tài của luận án được xây dựng trên cơ sở:
9 Tài liệu địa chất của Liên đoàn bản đồ địa chất Miền Nam.
9 Tài liệu địa chất thủy văn của Liên đoàn Địa chất Thủy văn – Địa chất Công
trình Miền Nam.
9 Một số tài liệu của khoa Địa chất Dầu khí trường Đại học Bách Khoa
Tp.HCM và khoa Địa chất Trường Khoa học Tự nhiên TP.HCM.
9 Tài liệu của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long.
Ýù nghóa khoa học thực tiễn của đề tài:
Ýù nghóa khoa học:
9 Giải thích vai trò của lịch sử phát triển địa chất và cổ địa lý trong Đệ Tứ đối
với sự hình thành chất lượng nước tầng Pleistocen (nhạt, lợ, mặn).
9 p dụng kết quả nghiên cứu này với các đồng bằng có lịch sử phát triển điều
kiện hình thành tương tự.
Ýù nghóa thực tiễn:
9 Giúp cho việc quản lý và khai thác nước dưới đất ở Đồng bằng Sông Cửu

Long bền vững.
e. Phương pháp nghiên cứu
9 Nghiên cứu, vận dụng các cơ sở lý thuyết

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

3


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

9 Phương pháp phân tích lịch sử phát triển địa chất.
9 Phương pháp cổ địa lý.
9 Lý thuyết địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, lý thuyết động lực học nước
dưới đất.
9 Các phương pháp địa chất thủy văn thông thường.
9 Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài, kế thừa các kết quả nghiên cứu, tổng
hợp, phân tích tài liệu thu thập được.
9 Sử dụng các phần mềm tin học về địa chất, địa chất thủy văn.
9 Phương pháp đồ thị, thống kê.

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

4


Luận văn Cao học


CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU
I.1 Vị trí địa lý
Đồng bằng Sông Cửu Long nằm phía Đông Nam Bán đảo Đông Dương là
vùng cực Nam của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam giới hạn bởi toạ
độ địa lý:
Từ 8°34’ đến 11°02’: vó độ Bắc
Từ 104°27’ đến 106°48’: kinh độ Đông
Diện tích 39560 Km2 , vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giáp ranh phía Bắc
với Campuchia và tiếp nối với vùng đất liền Đông Nam Bộ qua các tỉnh Tây
Ninh, Bình Dương, TP.HCM, phía Đông và Phía Nam giáp Biển Đông và phía
Tây giáp vịnh Thái Lan.
Vùng nghiên cứu có 12 đơn vị hành chánh gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc
Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh, Vónh Long, Đồng
Tháp, Bến Tre, Long An,Tiền Giang. (Hình I.1).

I.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình khu vực nghiên cứu có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc xuống
Tây Nam. Vùng nằm giữa hai sông Vàm Cỏ và Sài Gòn có độ cao 7-15m, phần
còn lại có độ cao nhỏ hơn 5m.
Địa hình khu vực nghiên cứu bị chia cắt bởi các con sông lớn: Vàm Cỏ
Đông, Vàm Cỏ Tây, Tiền Giang và Hậu Giang cùng mạng lưới kênh rạch. Trong
khu vực tồn tại những vùng có địa hình thấp trũng thường bị triều ngập như U
Minh, Năm Căn và các vùng ven biển. Các đồng trũng thường bị ngập lụt: Tứ
giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười.
Học viên: Nguyễn Đình Tứ


5


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

Trong khu vực nghiên cứu có những núi cao ở Ba Thê, Núi Sập (104m),
Bảy Núi, Cô Tô (658m), núi Sam (270m).

I.3 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu khu vực nghiên cứu mang tính chất khí hậu gió mùa cận xích đạo.
Các yếu tố khí hậu như độ ẩm không khí, bốc hơi, nắng, bức xạ, nhiệt độ tuy thay
đổi theo mùa nhưng tương đối ổn định từ năm này qua năm khác và ít thay đổi
theo không gian.
Mưa và gió là yếu tố không ổn định trong từng năm và biến động nhiều
theo không gian.
Khí hậu khu vực nghiên cứu chia làm hai mùa rõ rệt trong năm:
Mùa mưa: Từ tháng 5 đến 10, lượng mưa rơi chiếm 90-94% lượng mưa cả
năm, trong lúc lượng bốc hơi chiếm 47-60%, độ ẩm không khí 70-80%. Lượng
mưa rơi cao nhất vào tháng 8 và tháng 9.
Lượng mưa trung bình năm vùng Rạch Giá – Hà Tiên: 1604 mm và ở Sóc
Trăng- Cà Mau là 1976 mm.
Nhiệt độ trung bình năm từ 24-27oC, cao nhất từ tháng 3 đến tháng 6 và
thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Độ lệch giữa giá trị trung bình cao
nhất và thấp nhất khoảng 3-4oC.
Hướng gió: Mùa khô gió thổi theo hướng Đông và Đông Bắc, mùa mưa gió
thổi theo hướng Nam, Đông Nam và Tây Nam. Vận tốc gió trung bình 2,3-3 m/s.


I.4 Đặc điểm thủy văn
Trong khu vực nghiên cứu chịu tác động chủ yếu bởi hệ thống sông Mê
Kông.

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

6


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

Sông Mê Kông chảy vào Việt Nam ở cửa ngõ Tân Châu và Châu Đốc
thành hai nhánh sông: Sông Tiền và Sông Hậu đổ ra biển trên chiều dài 450 km
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trước khi chảy ra biển đoạn hạ lưu sông Tiền
phân nhánh toả tia thành các sông Mỹ Tho, Cổ Chiên, Hàm Luông. Nước sông
Tiền và Sông Hậu đổ ra biển bằng 9 cửa sông.
Lưu lượng nước trên sông Tiền và sông Hậu đo được ở Tân Châu và Châu
Đốc chênh nhau rất lớn: 80% ở sông Tiền và 20% ở sông Hậu.
Sau khi chảy đến Chợ Mới nước sông Tiền chảy qua Vàm Nao, nước dồn
vào sông Hậu thêm 30%. Từ đó chảy về phía hạ lưu, lưu lượng nước chảy trên hai
sông tương đương nhau.
Nước sông Mê Kông trước khi chảy vào Việt Nam được điều tiết qua Biển
Hồ (Campuchia) làm ảnh hưởng đến chế độ nước ở hạ lưu: Giảm lũ lụt vào cao
điểm mùa mưa và tăng nước vào mùa khô. Lượng nước chảy về hạ lưu phân phối
chảy trên các sông nhánh đổ ra biển qua các sông theo tỷ lệ được trình bày ở
bảng 1.
Lưu lượng nước đổ ra biển ở các cửa sông khác nhau do đó sự xâm nhập
mặn của nước biển ở trên các cửa sông cũng khác nhau. Cao điểm mùa khô năm

1998 quan sát dược như sau: Nước xâm nhập mặn (1g/l), ở sông Hậu 30Km; sông
Mỹ Tho 70Km; sông Ba Lai 70Km; sông Cổ Chiên 60Km; sông Hàm Luông
65Km.
Bảng 1. Tỷ lệ phân phối lượng nửụực chaỷy treõn caực soõng
Tên sông chính
Sông Tiền

Tỷ lệ tổng lợng nớc
55%

Hoùc vieõn: Nguyeón ẹỡnh Tửự

Sông nhánh
Sông Mỹ Tho

Tên cửa sông

Tỷ lệ%

cửa tiểu

1

cửa đại

6

Sông Hàm Luông

Sông Hàm Luông


17

Sông Cổ Chiên

Sông Cỉ Chiªn

13

7


Luaọn vaờn Cao hoùc

Sông Hậu

CBHD: TS. Nguyeón Vieọt Kyứ

45%

Cung Hầu

18

Cửa Định An

27

Cửa tranh đề


18

I.5 Kinh teỏ xaừ hoọi
I.5.1 Giao thông vận tải:
Đường bộ: Quốc lộ 1 chạy từ Bắc vào Nam qua thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ
Tho, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Ngoài ra còn có các tuyến liên tỉnh
như LT18 từ Cần Thơ đi Châu Đốc, LT21 từ Trà Vinh đi Sa Đéc, Rạch Giá, Hà
Tiên...Đường bộ liên huyện, liên xã cũng được phát triển.
Đường thủy: Hệ thống sông Mê Kông có thể giao lưu các phương tiện vận tải
lớn. Mạng lưới sông nhỏ, kênh, rạch giao lưu với các vùng xa hẻo lánh bằng các
phương tiện từ hiện đại đến thô sơ. Tại khu vực nghiên cứu giao thông đường
thuỷ rất phát triển.
Đường hàng không: Đang xây dựng sân bay Cà Mau.
I.5.2 Dân cư:
Dân số các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long xấp xỉ 17 triệu, chủ yếu dựa
vào nền kinh tế nông nghiệp và thủy hải sản, mức sống ở đây khá thấp, số lượng
sinh viên trên vạn dân khu vực này thấp nhất nước : 17,2 sinh viên/ vạn dân,
(thấp hơn cả Tây nguyên là 26,7 sinh viên/ vạn dân). Dân cư phân bố không đều,
tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn ven trục lộ giao thông, các
vùng đất được khai phá sớm và điều kiện thiên nhiên ưu đãi gần gũi với các trung
tâm kinh tế phát triển. Những năm gần đây các vùng đất mới được cải tạo dân cư
được phân bố lại, nhưng mật độ dân số vẫn còn chênh lệch quá xa giữa các vùng.

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

8


Luận văn Cao học


CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

Mật độ dân số trung bình là 430 người /km2. Sống trong vùng có một số dân tộc
khác nhau: Khơ Me, Chàm.
I.5.3 Kinh tế:
Đồng bằng Sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam, là khu vực được xem là vựa gạo và là nơi
cung cấp thủy hải sản cho các tỉnh phía Nam.
Khai thác hải sản phát triển nhất là đánh cá biển, cá sông, tôm. Những
năm gần đây nghành đánh bắt và chế biến hải sản phát triển, sản phẩm xuất khẩu
đạt hiệu quả kinh tế cao, cải thiện được nguồn lao động đánh bắt, phát triển kinh
tế khu vực. Điển hình như Năm Căn, Gành Hào, Cà Mau, Bình Đại, Ba Tri (Bến
Tre), Long Toàn, Gò Công (Tiền Giang)...Ngoài ra, trong thời gian gần đây các
tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung phát triển các khu công
nghiệp, cảng biển, làm động lực để phát triển các ngành kinh tế khác.

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

9


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

CHƯƠNG II

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT,
ĐỊA CHẤT THỦY VĂN, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Từ lâu, vùng nghiên cứu nói riêng và toàn Miền Nam nói chung đã được các

nhà địa chất trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy mức độ và kết qủa nghiên cứu
mỗi thời kỳ đều có những đặc điểm riêng, nhưng vẫn mang đặc thù cái sau kế
thừa và bổ sung cho cái trước do nguồn tài liệu ngày càng phong phú hơn. Có thể
chia lịch sử nghiên cứu của vùng thành 2 giai đoạn với mốc thời gian là năm
1975.

II.1 Giai đoạn trước năm 1975.
Về nghiên cứu địa chất
Trước năm 1975, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và bán đảo Đông
Dương nói chung đã được các nhà địa chất Pháp nghiên cứu. Các công trình đã
được công bố và hiện vẫn còn lưu trữ có thể kể ra như sau:
Năm 1932, Jacov Ch. Với tờ bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1: 500.000.
Năm 1937, Saurin E và Lacroix A. thành lập tờ bản đồ địa chất Sài Gòn tỷ
lệ 1: 500.000
Năm 1942, Fromaget J. cho ra đời tờ bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ
1:500.000.
Năm 1962, Saurin E. chỉnh lý và phát hành lại tờ bản đồ địa chất Đông
Dương tỷ lệ 1:500.000
Nhìn chung, giai đoạn này các công trình nghiên cứu còn ít, sơ lược và đều
do các nhà địa chất Pháp tiến hành. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu đã phân
chia và định tuổi được các thang địa tầng địa chất, tạo điều kiện thuận lợi và làm
cơ sở cho các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.
Học viên: Nguyễn Đình Tứ

10


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ


Về nghiên cứu địa chất thủy văn, địa chất công trình
Công tác này trước đây chưa được nghiên cứu có hệ thống, mà chỉ tập
trung vào các công trình đơn lẻ phục vụ cho các nhu cầu cấp nước và xây dựng.
Các tài liệu này hiện nay đã bị thất lạc, hoặc còn lưu trữ nhưng nằm rải rác ở một
số nơi. Kết quả nghiên cứu rất nghèo nàn và thiếu chính xác về các thông tin địa
tầng, địa chất thủy văn nên việc sử dụng hạn chế.

II.2 Giai đoạn từ 1975 đến nay
Sau ngày đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến công
tác điều tra địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình ở Đồng bằng Sông
Cửu Long cũng như trong phạm vi Miền Nam và cả nước. Các công trình được
nghiên cứu một cách bài bản và có hệ thống từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệ lớn với mục
đích làm sáng tỏ các điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình
trong từng vùng và khu vực để phục vụ công tác quy hoạch lãnh thổ. Trong đó
đáng kể nhất là các công trình nghiên cứu sau:
Về địa chất
Năm 1976-1982, Đoàn địa chất 500 thuộc Liên đoàn bản đồ Địa chất (cũ)
đã tiến hành khảo sát và chỉnh lý tờ bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do
Nguyễn Xuân Bao chủ biên.
Từ năm 1980-1991, Đoàn địa chất 204 thuộc Liên đoàn Địa chất 6 (cũ) đã
thành lập bản đồ địa chất nhóm tờ Đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ 1:200.000.

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

11


Luận văn Cao học


CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

Năm 1992, Liên đoàn bản đồ địa chất 6 (nay là Liên đoàn bản đồ địa chất
Miền Nam) tiến hành hiệu đính loạt tờ bản đồ địa chất toàn Miền Nam tỷ lệ
1:200.000.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ được điều kiện địa
chất của vùng, đã phân chia được khá chi tiết về thang địa tầng và tuổi địa chất,
làm cơ sở cho việc thành lập các bản đồ địa chất thủy văn Việt Nam tỷ lệ
1:500.000 và bản đồ địa chất thủy văn, địa chất công trình tỷ lệ 1:200.000 cho
vùng Đồng bằng Nam Bộ. Hiện nay nó vẫn là các tài liệu chính để các giai đoạn
nghiên cứu tiếp theo lấy đó làm nền thành lập các loại bản đồ tỷ lệ lớn hơn.
Về địa chất thủy văn, địa chất công trình
Năm 1976, Nguyễn Thượng Hùng, Phạm Kim Hinh, Ngô Ngọc Cát, Phạm
Chín đã thành lập bản đồ phong phú nước ngầm phần miền Nam, tỷ lệ
1:1.000.000. Trên cơ sở đó, các tác giả đã sơ bộ phân chia được các phân vị địa
tầng chứa nước và mức độ phong phú nước ngầm Nam Bộ một cách khái quát.
Năm 1983, Đoàn 500N đã thành lập bản đồ địa chất thủy văn Việt Nam tỷ
lệ 1:500.000 do Trần Hồng Phú chủ biên. Kết quả nghiên cứu đã phân chia được
các tầng và tầng chứa nước cũng như các thông số địa chất thủy văn cho từng
vùng, tạo tiền đề thuận lợi cho các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.
Năm 1992, Liên đoàn 8 (nay là Liên đoàn địa chất thủy văn-địa chất công
trìng Miền Nam) thành lập bản đồ địa chất thủy văn-địa chất công trình tỷ lệ
1:200.000 cho đồng bằng Nam Bộ do kỹ sư Bùi Thế Định chủ biên, bộ bản đồ
này đã phân chia rõ thêm các đơn vị địa tầng địa chất thủy văn (ĐCTV) của bản
đồ tỷ lệ 1:500.000, và đặt nền móng đầu tiên về công tác địa chất công trình

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

12



Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

(ĐCCT) cho toàn khu vực. Đây là tài liệu cơ bản định hướng cho công tác lập bản
đồ địa chất thủy văn-địa chất công trình cho các vùng trong khu vực nghiên cứu.
Năm 1988, kỹ sư Phạm Văn Giắng chủ biên đã thành lập báo cáo thăm dò
sơ bộ nước dưới đất vùng Rạch Giá. Kết quả đã chỉ ra những đối tượng có khả
năng cấp nước, đồng thời định hướng cho công tác khai thác nước ngầm một cách
hiệu quả, tránh được những ảnh hưởng xấu làm phá hủy tầng chứa nước.
Năm 1995, đề án xây dựng mạng lưới quan trắc quốc gia phần đồng bằng
Nam Bộ được thành lập do kỹ sư Trần Văn Lã chủ biên. Tài liệu của hệ thống
quan trắc này làm cơ sở tin cậy cho nhiều luận điểm của luận văn, và làm cơ sở
để xây dựng các bản đồ chuyên ngành của luận văn.
Cũng trong năm 1995, đề án nghiên cứu nước sâu vùng Nam Bộ ra đời do
kỹ sư Nguyễn Quốc Dũng chủ biên. Kết quả nghiên cứu của đề án đã cho thấy rõ
quy mô phân bố của các tầng chứa nước trong khu vực, đặc biệt đã tìm ra nguồn
trữ lượng khai thác phong phú nhằm giải quyết nguồn nước sạch phục vụ nhân
sinh.
Năm 1999, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam đã hoàn thành việc nghiên
cứu địa chất cho các đô thị Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên do kỹ sư Lương
Quang Lân chủ biên. Năm 2002, báo cáo lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1:50.000
vùng Rạch Giá-Thốt Nốt do Vũ Bình Minh chủ biên đã được nghiệm thu.
Cũng trong những năm gần đây, chương trình nước sạch nông thôn do
UNICEF bảo trợ đã khoan nhiều lỗ khoan cấp nước nhỏ cho các cụm dân cư trên
đồng bằng. Các cơ quan, xí nghiệp có thiết bị khoan khai thác đã khoan hàng
trăm giếng khoan khai thác công nghiệp, giải quyết yêu cầu về nước trong nhịp

Học viên: Nguyễn Đình Tứ


13


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

độ phát triển của kinh tế hiện nay. Nguồn tài liệu này đã bổ sung cho các lỗ
khoan chuẩn.
Đặc biệt gần đây còn có những nghiên cứu riêng biệt về thủy địa hoá về
ĐBSCL của Trần Hồng Phú, luận án phó tiến só của Hòang Văn Hưng, Luận án
phó tiến só của Nguyễn Việt Kỳ, của Đỗ Tiến Hùng cũng đề cập và nghiên cứu
khá kỹ đến các tầng chứa nước N2 – QI, QI-III. bên cạnh đó Tiến só Nguyễn Văn
Lập đã và đang nghiên cứu chi tiết về địa tầng tầng QIV và sẽ nghiên cứu tiếp các
tầng QI-III một số tỉnh thuộc vùng nghiên cứu. Tháng 3 năm 2003, đề tài cấp Bộ
“Cơ chế hình thành các đới nhiễm mặn nước dưới đất vùng Bắc Sông Tiền” do
TS. Nguyễn Việt Kỳ và TS. Đỗ Tiến Hùng làm chủ đề tài đã được nghiệm thu.
Và hiện tại, đề án N-Q Đồng Bằng Nam Bộ là đề án cấp nhà nước đang được
thực hiện bởi Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam và Liên đoàn Địa chất thủy
văn-Địa chất công trình Miền Nam.
Nhìn chung, các nghiên cứu phục vụ cho mục đích tìm kiếm thăm dò và
khai thác nguồn tài nguyên này, sau đó đã có những nghiên cứu về sự hình thành
chất lượng nước ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng do mức độ nghiên
cứu về địa tầng chưa được chi tiết dẫn đến kết qủa nghiên cứu về chất lượng nước
bị ảnh hưởng ít nhiều về tính chính xác, khách quan. Trong đó khi nói đến thành
phần hóa học nước dưới đất, nhất là về sự hình thành các đới nhiễm mặn, trước
tiên phải xuất phát từ nguồn gốc của nước dưới đất – một vấn đề hiện nay còn
nhiều tranh cãi mặc dù số lượng tài liệu thực tế ngày càng nhiều. Có thể nêu 2
quan điểm để giải thích về nguồn gốc nước dưới đất ở đây: quan điểm thứ 1 cho

rằng nước dưới đất vẫn thường xuyên được bổ sung, quan điểm này được Nguyễn
Thượng Hùng đề xướng và nhiều người khác ủng hộ. Quan điểm thứ 2 cho rằng
nước dưới đất đồng bằng Tây Nam bộ có nguồn gốc chôn vùi, quan điểm này
Học viên: Nguyễn Đình Tứ

14


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

thuộc các tác giả như Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Kim Ngọc, Hoàng Văn Hưng.
Trong các nghiên cứu sau này, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật với sự hỗ trợ của hệ thống các thiết bị cũng như tài liệu chi tiết hàng ngàn lỗ
khoan, nhiều khúc mắc đã được làm sáng tỏ. Trong đó, các tác giả đều thừa nhận
sự tác động mạnh mẽ của các đợt biển tiến, biển lùi trong việc hình thành chất
lượng nước dưới đất, và nhờ vào nguồn tài liệu phong phú từ hàng ngàn lỗ khoan,
lịch sử phát triển khu vực được tái hiện khá chi tiết, điều này thực sự có ý nghóa
trong công tác nghiên cứu địa chất thủy văn và nhiều công tác khác.

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

15


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ


CHƯƠNG III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
III.1 ĐỊA TẦNG
Hệ Jura, thống hạ, hệ tầng Đray Linh (J1đl )
Hầu hết các lỗ khoan trong vùng không bắt gặp các trầm tích của hệ tầng
này. Ở phía Tây và Tây Bắc, tại LK222 gặp phần mái của hệ tầng ở độ sâu
302,0m. Thành phần là bột kết màu xám xanh trong chứa can- xít.
Quan hệ dưới không rõ, quan hệ trên bị phủ bất chỉnh hợp lên trên tầng
trầm tích của hệ tầng Phụng Hiệp ( N13ph ). Chiều dày thấy được 8m.
Hệ Jura, thống thượng, hệ tầng Long Bình (J3lb)
Chúng không lộ ra trên mặt, dưới sâu bắt gặp duy nhất trong LKS60
(Thị trấn Hồng Ngự - Đồng Tháp). Thành phần chủ yếu là phun trào Đacit màu
xám tro, xám xanh. ở phía Đông Bắc, ngay tại LK822 ở độ sâu từ 240,0 -248,0m.
Thành phần đá gồm Anđecit và tuf của chúng có màu xám xanh tới xám sẫm. Đá
có cấu tạo khối, kết cấu vững chắc. Bề dày khoảng 100m.
Ranh giới dưới chưa rõ, phía trên chúng bị các trầm tích Neogen phủ bất
chỉnh hợp lên trên.
Hệ Neogen, thống Miocen, phụ thống trung - thượng, hệ tầng Bến Tre (N12-3bt)

Trong vùng, duy nhất gặp trầm tích của hệ tầng tại lỗ khoan 218 (bệnh
viện đa khoa Bến Tre) ở độ sâu 560,5m. Mặt cắt quan sát được của hệ tầng bao
gồm: dưới là cát kết hạt mịn màu xám sáng xen các tập sét kết, bột kết màu xám
xanh, xám nâu, chuyển lên trên là cát kết hạt vừa tới mịn màu xám nhạt, xám

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

16



Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

vàng. Rải rác trong mặt cắt phát hiện các bào tử phấn hoa: Florschuetzia levipoli,
Picea sp.Juglans sp.Betula sp..
Ngoài rìa phía Nam của vùng, hệ tầng Bến Tre còn gặp trong các lỗ khoan
CL.1 tại Trà Cú, HG.1 tại Phụng Hiệp. Nhìn chung thành phần mặt cắt trong các
lỗ khoan này so với LK218 không khác biệt nhiều, thường chúng phân bố ở độ
sâu 600m tới 900m tăng dần về phía Nam, Đông Nam. Ranh giới dưới chưa phát
hiện rõ, ranh giới trên bị hệ tầng Phụng Hiệp phủ bất chỉnh hợp lên trên.
Bề dày thấy được khoảng 70m, chiều dày chung toàn vùng khoảng
200,0m. Hệ tầng được định tuổi vào Miocen giữa-muộn dựa vào bào tử phấn hoa.
Hệ Neogen, thống Miocen, phụ thống thượng, hệ tầng Phụng Hiệp ( N13ph )
Hệ tầng được xác định dựa trên lỗ khoan HG.1 tại thị trấn Phụng Hiệp.
Trong vùng, có hai lỗ khoan khống chế hết chiều dày của hệ tầng ở các độ sâu:
446,0m - 560,5m ( LK218 ), 231,0-286,5m ( LK222 ). Thành phần trầm tích từ
dưới lên gồm 3 tập:
Tập 1: chủ yếu là hạt thô cuội kết, cát kết màu vàng nhạt, phớt hồng phân
lớp vừa tới dày. ở một số lỗ khoan trong tập này có hóa thạch Foraminifera và
các tập bào tử phấn hoa. Bề dày khoảng 94m. Lớp đáy của tập nằm trên bề mặt
bào mòn của hệ tầng Bến Tre.
Tập 2: chủ yếu gồm các tập cát kết hạt mịn xen các thấu kính sét, bột kết
chứa vôi màu nâu phân lớp mỏng. Bề dày thay đổi từ 80,0-100,0m.
Tập 3: phổ biến hạt mịn gồm sét, sét-bột màu vàng nâu loang lổ trắng
chứa ít kết vón laterir dạng hạt đậu. Thành phần khoáng vật chủ yếu là kaolin và
ilit. Bề dày thay đổi từ 30-60m. Tập này bị các trầm tích Cần Thơ phủ bất chỉnh
hợp lên trên. Bề dày chung của hệ tầng thay đổi trong khoảng 100-250m.
Học viên: Nguyễn Đình Tứ


17


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

Hệ Neogen, thống Pliocen, phụ thống hạ, hệ tầng Cần Thơ ( N21ct )
Hầu hết các lỗ khoan trong vùng đều khống chế hết chiều dày các trầm
tích của hệ tầng này ở các độ sâu: 151,0 - 190,0m ( LKS60 ), 352,0 - 446,0m
(LK218), 195,0 - 266,0m ( LK027 ), 154,0 - 231,0m ( LK222 ), 294,7 - 396,5m
(LK31) vaø 231,6-334,0m ( LK325 ).
phía Tây Bắc, tại LKS60 mặt cắt từ dưới lên gồm: dưới là cát bột màu
xám loang lổ gắn kết chặt trong chứa cacbonat, oxyt sắt, chuyển lên trên là bột
sét màu xám, nâu vàng loang lổ chứa sạn laterit màu nâu đen cứng chắc.
phía Đông Nam, tại LK218, mặt cắt từ dưới lên gồm 2 tập:
Tập 1: (405,0 - 446,0m ): cát mịn lẫn ít bột màu xám, xám xanh bở rời,
chuyển lên trên là sét, cát bột và bột màu vàng nâu, nâu sẫm đến phớt tím nhạt
đôi chỗ kẹp lớp bột mỏng.
Tập 2: ( 352,0 - 405,0m ): phần dưới là cát mịn-trung xám xanh dạng bở
rời, chuyển lên trên là cát bột xám xanh chứa kết hạch vôi màu xám trắng, trên
cùng là sét bột màu nâu đỏ loang lổ đốm trắng chưa kết hạch vôi.
Qua các tuyến mặt cắt vùng cho thấy các trầm tích có cấu tạo dạng nhịp,
phần dưới mỗi nhịp là các trầm tích hạt thô, chuyển lên là các trầm tích hạt mịn
hơn. Các trầm tích hạt thô chiếm khối lượng chính của hệ tầng. Bề dày của hệ
tầng thay đổi từ 39,0 - 111,0m.
Hệ tầng Cần Thơ phủ bất chỉnh hợp lên trên các trầm tích của hệ tầng
Phụng Hiệp, phía trên bị phủ bởi các trầm tích của hệ tầng Năm Căn.
Hệ Neogen, thống Pliocen, phụ thống thượng, hệ tầng Năm Căn (N22nc )


Học viên: Nguyễn Đình Tứ

18


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

Hệ tầng Năm Căn được xác lập trên cơ sở nghiên cứu mặt cắt qua LK216
tại thị trấn Năm Căn - Cà Mau. Khi liên hệ với các lỗ khoan trong vùng cho thấy
các trầm tích của hệ tầng Năm Căn phân bố ở các độ sâu: 193,0 - 272,0m
(LK301), 193,5-250,0m (LKS72), 121,0 - 195,0m (LK027), 63,5 - 154,5m
(LK222), 108,0 -151,0m (LKS60), 210,0 - 310,0m (LK219), 225,0 - 349,0m
(LK42), 230,5 - 352,0m (LK218), 220,0 - 330,0m (LK219), 185,5- 294,7m
(LK31).
khu vực phía tây, tại LKS72 mặt cắt cho thấy từ dưới lên gồm 4 tập:
Tập 1: (238,5 - 250,0m): phần dưới là cát mịn trung màu xám lục trong xen
kẹp bột sét, chuyển lên là bột sét xám vàng.
Tập 2: (193,5 - 238,5m): phần dưới là cát mịn trung xám tro, bở rời,
chuyển lên là cát mịn xen kẹp bột cát, trên cùng là sét bột xám vàng, đốm trắng.
khu vực phía Đông Nam, mặt cắt tại LK218 từ dưới lên gồm 3 tập:
Tập 1: ( 313,0 - 352,0m ): cát bột, bột cát xen kẹp màu xám xanh.
Tập 2: (285,0 - 313,0m): phần dưới là cát mịn xen kẹp bột màu xám xanh,
chuyển lên là sét bột vàng đốm trắng, trên cùng là cát mịn lẫn bột màu xám
xanh.
khu vực phía bắc, tại LK222 mắt cắt từ dưới lên gồm 3 tập:
Tập 1: ( 137,0 - 154,5m ): cát chứa sạn, sỏi, cuội xám xanh, xám tro,
chuyển dần lên là bột cát mịn xám xanh lẫn ít sạn dính kết yếu.

Tập 2: ( 123,5 - 137,0m ): phần dưới là cát hạt trung lẫn ít cuội, sỏi, thạch
anh, cácbonat, chuyển lên trên là cát bột, bột cát xám xanh, phớt lục.

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

19


Luận văn Cao học

CBHD: TS. Nguyễn Việt Kỳ

Tập 3: ( 63,0 - 123,5m ): phần dưới là cát mịn-trung màu xám lục nhạt,
xám xanh, phần trên là cát trung thô chứa sạn, sỏi thạch anh, silic. Trên cùng là
sét cát, cát pha sét loang lổ xám xanh, xám trắng chứa kết hạch sắt, kết hạch vôi,
cấu tạo khối rắn chắc.
Qua tuyến mặt cắt từng lỗ khoan và các mặt cắt chung cho toàn vùng cho
thấy: phần dưới cùng của hệ tầng là các trầm tích hạt thô, ở khu vực phía Bắc
trong cát chứa nhiều sạn, sỏi, càng dần về phía Đông, Đông Nam, thành phần cát
tương đối đồng nhất có độ chọn lọc tốt trong xen kẹp ít lớp bột mỏng dạng thấu
kính.
Các trầm tích hạt thô chiếm khối lượng chính của hệ tầng, các trầm tích
hạt mịn chiếm tỷ lệ ít hơn, trên cùng là các lớp bột, sét bột hoặc bột sét bị phong
hóa laterit trong chứa nhiều kết hạch sắt. Các trầm tích của hệ tầng có chiều dầy
không ổn định, dày nhất ở phía Đông, Đông Nam. Càng dần về phía trung tâm và
phía Bắc, Tây Bắc, chiều dày càng vát mỏng dần và hệ tầng có xu thế hạ thấp
dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
Tại LK219 ở độ sâu 300,0 -316,0m, phát hiện được ít mảnh hóa thạch tảo
gồm các dạng ưa nước lợ, nước mặn như Streptotheca thamensis. Rhizosolenia
sp…ở độ sâu 220,0m phát hiện được ít bào tử phấn hoa. Theo Nguyễn Đức Tùng

tầng này có thể định tuổi Pliocen-Miocen (?). Bề dày trầm tích thay đổi từ 43,0 124,0m.
Phía dưới hệ tầng Năm Căn phủ trên bề mặt bào mòn của hệ tầng Cần
Thơ, phía trên bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích Đệ Tứ.
Hệ Đệ Tứ, thống Pleistocen, phụ thống hạ, phần giữa, hệ tầng Bình Minh (Q12bm)

Học viên: Nguyễn Đình Tứ

20


×