Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu sử dụng tro bay biến tính làm vật liệu hấp phụ một số hóa chất bảo vệ thực vật chất cơ clo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------------

NGUYỄN VIỆT LINH

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO BAY BIẾN TÍNH LÀM VẬT
LIỆU HẤP PHỤ MỘT SỐ HĨA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT,
CHẤT CƠ CLO

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------------

NGUYỄN VIỆT LINH

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO BAY BIẾN TÍNH LÀM VẬT
LIỆU HẤP PHỤ MỘT SỐ HĨA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT,
CHẤT CƠ CLO

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Kiều Hưng
PGS.TS. Đỗ Quang Huy



Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại bộ môn Công nghệ môi trường thuộc khoa Môi
trường - Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và phịng thí
nghiệm của trung tâm 10-80 trong khn khổ chương trình đào tạo thạc sĩ khoa học
của nhà trường, dưới sự hướng dẫn khoa học trực tiếp của PGS.TS. Đỗ Quang Huy và
TS. Nguyễn Kiều Hưng.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáo,
PGS.TS. Đỗ Quang Huy và TS. Nguyễn Kiều Hưng, những người đã trực tiếp chỉ bảo
tận tình, trực tiếp giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Bản luận văn
thạc sĩ khoa học này.
Cảm ơn Cử nhân Lê Thị Hạnh Trang (K58-CLC), Khoa Môi trường, Trường
ĐHKHTN đã cùng cộng tác cùng tôi triển khai thực hiện một số nghiên cứu liên quan
đến nội dung bản luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các Thầy Cô, Tập thể cán
bộ Bộ môn Công nghệ môi trường và Các cán bộ của trung tâm 10-80 đã giúp đỡ, dạy
bảo, động viên, và trực tiếp đóng góp, trao đổi những ý kiến khoa học quý báu để em
có thể hồn thành Bản luận văn này. Em cũng xin được cảm ơn tới Ban chủ nhiệm
khoa đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất cho
em tiếp tục nghiên cứu khoa học, những bạn học cùng lớp, những đồng nghiệp tốt bụng
đã có những thảo luận khoa học và đóng góp quý báu, chân thành góp ý cho em trong
thời gian hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Học viên
Nguyễn Việt Linh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
1.1.

Tro bay và ứng dụng của nó ............................................................................ 3

1.1.1.

Khái niệm ................................................................................................. 3

1.1.2.

Phân loại ................................................................................................... 4

1.1.3.

Thành phần và đặc tính của tro bay.......................................................... 5

1.1.4.

Nguồn chính phát thải tro bay và khả năng sử dụng tro bay .................... 8

1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng tro bay ở Việt Nam ............................................ 11
1.3. Tro bay sử dụng để chế tạo vật liệu hấp phụ ...................................................... 12
1.3.1. Phương pháp biến tính nhiệt ........................................................................ 12
1.3.2. Phương pháp thủy phân nhiệt axít ............................................................... 12
1.3.3. Phương pháp thủy phân nhiệt kiềm ............................................................. 13

1.3.4. Đặc tính hấp phụ của zeolit ......................................................................... 14
1.4. Thuốc trừ sâu cơ clo điển hình sử dụng trong nghiên cứu ................................. 18
1.4.1. Aldrin ........................................................................................................... 18
1.4.2. DDT ............................................................................................................. 19
1.4.3. Dieldrin ........................................................................................................ 20
1.4.4. Endrin .......................................................................................................... 21
1.4.5. HCH ............................................................................................................. 21
1.4.6. Heptachlor ................................................................................................... 22
1.4.7. Policlobiphenyl ............................................................................................ 23
1.5. Các phương pháp xử lý, loại bỏ HCBVTV ........................................................ 27
1.6. Các phương pháp hóa lý sử dụng trong nghiên cứu vật liệu .............................. 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 29
2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu ................................................................... 29
2.2.2. phương pháp đánh giá vật liệu .................................................................... 29
2.2.3. Phương pháp phân tích sắc ký khí detectơ cộng kết điện tử ....................... 29


2.2.4. Phương pháp sắc ký cột ............................................................................... 29
2.3. Thực nghiệm ....................................................................................................... 30
2.3.1. Thiết bị và hóa chất ..................................................................................... 30
2.3.2. Chế tạo vật liệu từ tro bay .......................................................................... 31
2.3.3. Đánh giá vật liệu bằng các phương pháp hóa lý ......................................... 33
2.3.4. Đánh giá khả năng tách chất và hấp phụ chất của tro bay biến tính ........... 33
2.3.5. Điều kiện phân tích các OCPs trong nghiên cứu tách và hấp phụ chất....... 35
2.3.6. Phân tích định lượng các OCPs trong nghiên cứu tách và hấp phụ chất..... 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 38
3.1. Đánh giá vật liệu tro bay trước và sau khi biến tính ........................................... 38
3.1.1. Kết quả đánh giá vật liệu bằng phổ nhiễu xạ tia X...................................... 38

3.1.2. Kết quả đánh giá vật liệu bằng ảnh phổ SEM ............................................. 42
3.1.3. Kết quả đánh giá vật liệu bằng phương pháp hấp thụ đa lớp BET ............. 44
3.2. Kết quá nghiên cứu tách OCPs và hấp phụ PCBs của tro bay biến tính kiềm ... 47
3.2.1. Đường ngoại chuẩn của 17 chất OCPs và PCBs ......................................... 47
3.2.2. Kết quả nghiên cứu tách chất OCPs của tro bay biến tính kiềm ................. 51
3.2.3. Kết quả nghiên cứu hấp phụ PCBs của tro bay biến tính kiềm ................... 56
3.3.2. Hiệu suất hấp phụ PCBs của tro bay biến tính kiềm ................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 60
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 65


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tương phản hạt tro bay hình cầu lớn và nhỏ ................................................... 7
Hình 1.2. Dạng hạt hình cầu thường thấy trong tro bay .................................................. 7
Hình 1.3. Cấu tạo phân tử zeolit .................................................................................... 14
Hình 1.4. Cấu tạo mạng tinh thể của zeolit .................................................................... 15
Hình 1.5. Đơn vị cấu trúc cơ bản của zeolit ................................................................... 15
Hình 1.6. Cấu tạo của PCBs ........................................................................................... 23
Hình 3.1. Phổ X-ray của tro bay trước biến tính ............................................................ 38
Hình 3.2. Phổ X-ray của tro bay biến tính nhiệt ............................................................ 39
Hình 3.3. Phổ X-ray của tro bay biến tính thủy nhiệt axit ............................................. 40
Hình 3.4. Phổ X-ray của tro bay biến tính thủy nhiệt kiềm ........................................... 41
Hình 3.5. Tinh thể zeolite P1 (Na) ................................................................................. 42
Hình 3.6. Ảnh phổ SEM các mẫu tro bay trước và sau biến tính .................................. 43
Hình 3.7. Ảnh phổ SEM mẫu tro bay biến tính kiềm và tinh thể zeolit ........................ 44
Hình 3.8. Ảnh phổ SEM của tro bay xử lý kiềm. .......................................................... 46
Hình 3.9. Sắc đồ xác định 17 chất OCPs nồng độ 0,10 ppm ......................................... 47
Hình 3.10. Sắc đồ phân tích hỗn hợp PCBs ................................................................... 50



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các đặc tính loại tro bay C và F ...................................................................... 5
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của tro bay trên thế giới [7] ............................................ 6
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của tro bay ở Ba Lan ...................................................... 7
Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng tro bay tại các nước trên thế giới [12] .............................. 9
Bảng 1.5. Khối lượng tro bay từ các nhà máy nhiệt điện .............................................. 10
Bảng 1.6. Sự phụ thuộc cấu trúc zeolit vào điều kiện thủy nhiệt .................................. 13
Bảng 1.7. Thông tin về các nhóm đồng phân của PCBs [5] .......................................... 24
Bảng 1.8. Các giá trị hệ số độc tương đương TEF [29] ................................................. 26
Bảng 3.1. Diện tích bề mặt vật liệu xác định theo phương pháp hấp thụ đa lớp BET .. 44
Bảng 3.2. Thời gian lưu của 17 chất trong hỗn hợp chuẩn OCPs.................................. 48
Bảng 3.3. Phương trình định lượng 17 chất trong hỗn hợp chuẩn OCPs ...................... 49
Bảng 3.4. Sự phụ thuộc tổng số đếm diện tích pic vào nồng độ PCBs.......................... 50
Bảng 3.5. Kết quả xác định các chất OCPs trong các phân đoạn OF1, OF2, OF3, OF4
........................................................................................................................................ 52
Bảng 3.6. Nồng độ và độ thu hồi các chất trong các phân đoạn OF1, OF2, OF3, OF4 53
Bảng 3.7. Độ thu hồi 17 chất OCPs khi tách trên tro than bay đã xử lý kiềm (OCPs
nồng độ 0,1 ppm) ........................................................................................................... 54
Bảng 3.8. Lượng PCBs không hấp phụ trong các phân đoạn chất ra khỏi cột tro bay
biến tính kiềm (ở 20oC) .................................................................................................. 57
Bảng 3.9. Dung lượng và hiệu suất hấp phụ PCBs trên tro bay biến tính kiềm ............ 58


DANH MỤC VIẾT TẮT

BET
BVTV

Phương pháp hấp thụ đa lớp BET

Bảo vệ thực vật

ĐCS

Đơn vị cấu tạo sơ cấp

ĐTC

Đơn vị cấu tạo thứ cấp

ĐVC

Đơn vị Cacbon

GC

Thiết bị sắc ký khí (Gas Chromatography)

OCPs

Các hợp chất thuốc trử sâu cơ clo (Organochlorine Pesticides)

PCBs

Các hợp chất polyclobiphenyl

POPs
SEM
TCDD
TEF

USEPA
WHO
X-RAY

Các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (Persistant Organic
Pollutants
Phương pháp kính hiển vi điện tử quét
Hệ số độc tính tương đương
Hệ số độc tính tương đối
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (United States Environment
Protection Agency)
Tổ chức y tê thế giới (World Health Organization)
Phương pháp nhiễu xạ tia X


MỞ ĐẦU
Tro bay là một loại bụi than sinh ra từ quá trình đốt than, mà phổ biến nhất là
quá trình đốt than trong sản xuất nhiệt điện.
Trong ngành điện, nhiệt điện đóng vai trị hết sức quan trọng. Hiện nay, có
khoảng 39% sản lượng điện thế giới được cung cấp từ các nhà máy nhiệt điện và tỉ lệ
này vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo đến năm 2030),. Tuy nhiên việc sử dụng
than để sản xuất năng lượng đã tạo ra lượng lớn tro trong đó phần lớn là tro bay. Ở
nước ta, các nhà máy nhiệt điện ước tính hàng năm thải ra khoảng 1,3 triệu tấn tro
bay[2]. Riêng nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 (Hải Dương) trung bình mỗi ngày thải ra
khoảng 3.000 tấn tro than xỉ, trong đó 30 % lại chưa cháy hết, cịn lại là tro bay rất
mịn.
Hiện nay có một số phương án tái sử dụng tro bay nhằm làm giảm ô nhiễm môi
trường và nâng cao hiệu quả kinh tế, trong đó đáng kể nhất là những nghiên cứu thành
công trong việc tổng hợp zeolit từ tro bay, tăng khả năng hấp phụ các chất độc hại, góp
phần giải quyết ô nhiễm cũng như giảm giá thành sản phẩm.

Việt Nam là một nước nông nghiệp trọng điểm nên mỗi năm, cả nước đã sử
dụng một lượng lớn hóa chất bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, bảo vệ mùa mang,
giữ vững an ninh lương thực quốc gia. Nhưng đồng thời các hóa chất bảo vệ thực vật
này cũng đã và đang tác động xấu đến môi trường. Phần lớn các khu vực ô nhiễm nằm
lẫn trong khu dân cư hoặc khu vực đất ruộng đang được canh tác, diện tích có thể từ
vài chục đến vài ngàn mét vng, sâu từ 0,5 – 3m.
Hóa chất bảo vệ thực vật đặc biệt là các hóa chất thuộc nhóm POPs như: DDT,
666, Aldrin… là những hóa chất khó phân hủy, có thể tồn tại rất lâu trong mơi trường
đất, hoặc trôi theo nước mưa và ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt, hoặc tiềm ẩn
trong khơng khí, thức ăn, nước uống. Đây cũng là một trong những tác nhân gây ra
nhiều loại bệnh ung thư như hiện nay và còn tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe con
người trong tương lai.

1


Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tro bay, trong đó cũng đã có những
nghiên cứu thành cơng tổng hợp zeolit từ tro bay. Ngồi ra cũng đã có những nghiên
cứu về tro bay biến tính làm vật liệu hấp phụ, trong đó chú trọng đến hấp phụ các hợp
chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá và
so sánh khả năng hấp phụ các loại tro bay biến tính đối với các loại hợp chất bảo vệ
thực vật mà điển hình là các hợp chất khó phân huy cơ clo. Để đóng góp vào việc
nghiên cứu ứng dụng tính hấp phụ của tro bay, chúng tơi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
sử dụng tro bay biến tính làm vật liệu hấp phụ một số hóa chất bảo vệ thực vật chất
cơ clo”.
Mục tiêu nghiên cứu: Tạo ra được vật liệu hấp phụ từ tro bay để phân tích mơi
trường và xử lý mơi trường.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu, điều chế vật liệu hấp phụ từ tro bay bằng phương pháp nhiêt,
axít hóa và thủy nhiệt với dung dịch kiềm.

- Đánh giá vật liệu chế tạo từ tro bay bằng các phương pháp hóa lý để lựa chọn
vật liệu có khả năng hấp phụ các thuốc bảo vệ thực vật cơ clo khó phân hủy (OCPs) tốt
nhất.
- Đánh giá khả năng tách chất và hấp phụ của vật liệu chế tạo từ tro bay đối với
các chất OCPs.

2


CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN
1.1. Tro bay và ứng dụng của nó
1.1.1. Khái niệm
Trong các nhà máy nhiệt điện, sau quá trình đốt cháy nhiên liệu than đá, phần
phế thải rắn tồn tại dưới hai dạng: phần xỉ thu được từ đáy lò và phần gồm các hạt rất
mịn bay theo các khí ống khói thu hồi bằng các hệ thống thu gom của các nhà máy
nhiệt điện. Việc này đã tạo ra một trữ lượng lớn các sản phẩm của quá trình đốt cháy
được gọi là tro. Tùy theo các phương pháp đốt cháy nhiên liệu, chất đốt và các kĩ thuật
làm sạch khí cháy mà các loại tro thu được sau khi đốt cháy cũng khác nhau. Thông
thường ở các nhà máy nhiệt điện nước ta cũng chỉ thu được hai loại tro đó là tro than
bay và tro xỉ.
Tro than bay: là các hạt vật liệu được tách ra từ khí ống khói của nhà máy nhiệt
điện bằng các phương pháp khác nhau như: kết tủa, lọc, xoáy cuộn;
Tro xỉ: là các dạng vật liệu thô được lấy ra từ đáy của các lò đốt hay gọi là xỉ
than.
Trước đây ở châu Âu cũng như ở Vương quốc Anh, phần tro này thường được
cho là tro của nhiên liệu đốt đã được nghiền mịn[14]. Nhưng ở Mỹ, loại tro này được
gọi là tro bay bởi vì nó thốt ra cùng với khí ống khói và “bay” vào trong khơng khí.
Và thuật ngữ tro bay (fly ash) được dùng phổ biến trên thế giới hiện nay để chỉ phần
thải rắn thốt ra cùng các khí ống khói ở nhà máy nhiệt điện.
Ở nước ta, các nhà máy nhiệt điện ước tính hằng năm thải ra khoảng 1,3 triệu

tấn tro bay. Riêng nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 (Hải Dương) trung bình mỗi ngày thải
ra khoảng 3.000 tấn tro xỉ, trong đó 30% là than chưa cháy hết, cịn lại là tro bay rất
mịn. Theo dự báo, đến năm 2020 sẽ có thêm 28 nhà máy nhiệt điện đốt than đi vào
hoạt động, lúc đó lượng tro xỉ thải ra hàng nằm sẽ vào khoảng 12 triệu tấn, đó là chưa
kể lượng tro bay khá lớn thải ra từ hàng loạt các lị cao ở các khu cơng nghiệp gang
thép sử dụng nhiên liệu đốt là than. Với khối lượng lớn như vậy việc có thể tái sử dụng
tro bay đã trở thành một vấn đề vô cùng cấp bách.
3


1.1.2. Phân loại
Ở một số nước, tùy vào mục đích sử dụng mà người ta phân loại tro bay theo
các loại khác nhau. Tro bay được phân làm hai loại là tro bay có hàm lượng canxi thấp
và tro bay có hàm lượng canxi cao[30]. Theo cách phân biệt này thì tro bay có hàm
lượng canxi cao có màu hơi vàng trong khi đó tro bay có hàm lượng canxi thấp có màu
hơi xám.
Theo cách phân loại của Canada [37], tro bay được chia làm ba loại:
-

Loại F: Hàm lượng CaO ít hơn 8%

-

Loại CI: Hàm lượng CaO lớn hơn 8% nhưng ít hơn 20%

-

Loại C: Hàm lượng CaO lớn hơn 20%

Trên thế giới hiện nay, thường phân loại tro bay theo tiêu chuẩn ASTM C618.

Theo cách phân loại này thì phụ thuộc vào thành phần các hợp chất mà tro bay được
phân làm hai loại là loại C và loại F [6]. loại F là sản phẩm khi đốt than đá Antraxit,
loại này có hàm lượng vơi thấp (

7%), chứa nhiều SiO2, Al2O3, Fe2O3. Loại C thu

được khi đốt than nâu, có hàm lượng vơi cao hơn (15 30%).

4


Bảng 1.1. Các đặc tính loại tro bay C và F
Đơn

Lớn nhất/

vị

nhỏ nhất

F

C

SiO2 + Al2O3 + Fe2O3

%

Nhỏ nhất


70

50

SO3

%

Lớn nhất

5

5

Hàm lượng ẩm

%

Lớn nhất

3

3

Hàm lượng mất khi nung

%

Lớn nhất


5

5

Chất kiềm

%

Lớn nhất

1,5

1,5

Độ mịn (+325)

%

Lớn nhất

34

34

Hoạt tính pozzolanic so với xi măng (7 ngày)

%

Nhỏ nhất


75

75

Hoạt tính pozzolanic so với xi măng (28 ngày)

%

Nhỏ nhất

75

75

Lượng nước yêu cầu

%

Lớn nhất

105

105

Độ nở trong nồi hấp

%

Lớn nhất


0,8

0,8

Yêu cầu độ đồng đều về tỷ trọng

%

Lớn nhất

5

5

Yêu cầu độ đồng đều về độ mịn

%

Lớn nhất

5

5

Các yêu cầu theo tiêu chuẩn ASTM C618

Nhóm

u cầu hóa học


u cầu hóa học khơng bắt buộc

Yêu cầu vật lý

Phân loại theo tiêu chuẩn ASTM: Tro bay là loại F nếu tổng hàm lượng (SiO2 +
Al2O3 + Fe2O3) lớn hơn 70%. Tro bay là loại C nếu tổng hàm lượng (SiO2 + Al2O3
+ Fe2O3) nhỏ hơn 70%.
1.1.3. Thành phần và đặc tính của tro bay
Tro bay có thể xem là một vậy liệu hỗn tạp, khơng đồng nhất. Thành phần tro
bay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nguyên liệu ban đầu, công nghệ đốt,
công nghệ tách và thiết bị tách tro bay…

5


Thành phần hóa học của tro bay chủ yếu là hỗn hợp các oxit vô cơ như SiO2,
Al2O3, Fe2O3 ,TiO3, MgO, CaO, K2O. Trong đó SiO2 chiếm khoảng 40-65 %, Al2O3
chiếm khoảng 20-40% và cịn có thể chứa một lượng than chưa cháy. Ngồi ra tro bay
cịn chứa một số oxit kim loại khác như Fe2O3 ,TiO3, MgO, CaO, K2O,…
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của tro bay trên thế giới [7]
Khoảng (% khối lượng)

Thành
phần

Châu Âu

Mỹ

Trung Quốc


Ấn Độ

Australia

SiO2

28,5-59,7

37,8-58,5

35,6-57,2

50,2-59,7

48,8-66,0

Al2O3

12,5-35,6

19,1-28,6

18,8-55,0

14,0-32,4

17,0-27,8

Fe2O3


2,6-21,2

6,8-25,5

2,3-19,3

2,7-14,4

1,1-13,9

CaO

0,5-28,9

1,4-22,4

1,1-7,0

0,6-2,6

2,9-5,3

MgO

0,6-3,8

0,7-4,8

0,7-4,8


0,1-2,1

0,3-2,0

Na2O

0,1-1,9

0,3-1,8

0,6-1,3

0,5-1,2

0,2-1,3

K2 O

0,4-4,0

0,9-2,6

0,8-0,9

0,8-4,7

1,1-2,9

P2O5


0,1-1,7

0,1-0,3

1,1-1,5

0,1-0,6

0,2-3,9

TiO2

0,5-2,6

1,1-1,6

0,2-0,7

1,0-2,7

1,3-3,7

MnO

0,03-0,2

-

-


0,5-1,4

-

SO3

0,1–12,7

0,1–2,1

1,0–2,9

-

0,1–0,6

MKN

0,8-32,8

0,2–11,0

-

0,5-5,0

-

Tùy thuộc vào loại nhiên liệu mà thành phần hóa học trong tro bay thu được

khác nhau. Các nhà khoa học Ba Lan tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của tro
bay với hai nguồn nguyên liệu sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện của nước này là
than nâu và than đen [25]:

6


Bảng 1.3. Thành phần hóa học của tro bay ở Ba Lan
Thành phần (%)
Loại tro bay
Than
đen
Than
nâu

ZS-14
ZS-17
ZS-13
ZS-16

SiO2
54,1
41,3
27,4
47,3

Al2O3
28,5
24,1
6,6

31,4

Fe2O3
5,5
7,1
3,8
7,7

TiO2
1,1
1,0
1,0
1,6

MgO CaO
1,9
1,8
2,0
2,7
8,2 34,5
1,9
1,7

Kết quả trên cho thấy, thành phần của các loại tro bay có được sau quá trình đốt
cháy than đen (ZS-14 và ZS-17) và mẫu tro bay có được sau q trình đốt cháy than
nâu (ZS-16) là các nhơm silicat. Cịn mẫu tro bay có được sau q trình đốt cháy than
nâu (ZS-13) là loại canxi silicat
Hầu hết các hạt tro bay đều có dạng hình cầu với các kích thước hạt khác nhau,
các hạt có kích thước lớn thường ở dạng bọc và có hình dạng rất khác nhau [9]. Các hạt
tro bay được chia ra làm hai dạng: dạng đặc và dạng rỗng. Thơng thường, các hạt tro

bay hình cầu, rắn được gọi là các hạt đặc và các hạt tro bay hình cầu mà bên trong rỗng
có tỷ trọng thấp hơn 1,0 g/ cm3 được gọi là các hạt rỗng.

Hình 1.1. Tương phản hạt tro bay hình

Hình 1.2. Dạng hạt hình cầu thường

cầu lớn và nhỏ

thấy trong tro bay

7


Các hạt tro bay đặc có khối lượng riêng trong khoảng 2,0 - 2,5 g/cm3 có thể cải
thiện các tính chất khác nhau của vật liệu nền như độ cứng và độ bền xé. Các hạt tro
bay rỗng có thể được sử dụng trong tổng hợp vật liệu compozit siêu nhẹ do khối lượng
riêng rất nhỏ của chúng, chỉ khoảng 0,4-0,7 g/ cm3, trong khi các chất nền kim loại
khác có khối lượng riêng trong khoảng từ 1,6-11,0 g/ cm3. Cả hai loại hạt này thường
thấy có lớp vỏ khơng hồn chỉnh (bị rỗ).
Tính chất vật lý của tro bay được đánh giá dựa vào một số thông số sau: Sự
phân bố kích thước các hạt; Độ ẩm; Tỷ trọng hạt; Diện tích bề mặt riêng.
Tro bay thường có kích thước rất hỗn tạp, trong khoảng từ hạt bùn đến kích
thước hạt cát, giá trị của hệ số đồng nhất trong khoảng 2 đến 32.
Diện tích bề mặt riêng của tro bay là rất quan trọng đối với các tính chất khác
của tro than bay. Tro bay có diện tích bề mặt riêng càng lớn thì lực kết dính giữa các
hạt tro càng lớn. Hơn nữa, diện tích bề mặt riêng càng lớn thì tốc độ phản ứng hóa học
giữa các thành phần trong tro tăng lên nhanh chóng.
Tính thấm của tro bay là một trong số các tính chất quan trọng góp phần đánh
giá việc xử lý và ảnh hưởng của nó tới mơi trường, thơng số này rất quan trọng khi tro

bay được sử dụng làm vật liệu san lấp, làm nền.
1.1.4. Nguồn chính phát thải tro bay và khả năng sử dụng tro bay
Nhu cầu tiêu thụ điện năng trên thế giới không ngừng tăng lên theo tốc độ phát
triển của nền kinh tế xã hội. Các nguồn cung cấp điện năng mới hiện nay đang phát
triển nhanh chóng phải kể đến như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng
thủy triều,… Tuy có nhiều ưu điểm và được khuyến khích sử dụng nhưng các nguồn
cung cấp điện năng này hiện nay mới chỉ đáp ứng được một lượng rất nhỏ nhu cầu điện
năng toàn cầu và chỉ tập trung ở một vài nước phát triển. Nguồn cung cấp điện năng
chủ yếu vẫn dựa trên các nguồn truyền thống và không ngừng phát triển hàng năm.
Trong đó các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chiếm một tỷ trọng lớn
Trên thế giới. Mỹ là một trong các quốc gia tiêu thụ điện năng hàng đầu thế giới
và cũng là nước có sản lượng các sản phẩm từ quá trình đốt cháy than đá trong các nhà
8


máy nhiệt điện lớn của thế giới [33]. Năm 2007, Mỹ đã tạo ra hơn 125 triệu tấn các sản
phẩm từ than đá bao gồm tro bay, tro đáy lò, xỉ lò, … Phần trăm sử dụng tro bay ở Mỹ
đã giảm trong những năm 2007 - 2010, nhưng sau đó tỷ lệ sử dụng tro bay lại tăng.
Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất điện năng từ than đá, do vậy lượng
tro bay tạo ra từ việc đốt than đá cũng rất lớn. Năm 2009, công suất phát điện và điện
năng của các nhà máy nhiệt điện đều tăng khoảng 7-8%.. Năm 2010, lượng tro bay tạo
ra là 480 triệu tấn và với tốc độ tăng trưởng 20 triệu tấn mỗi năm, dự kiến lượng tro
bay tạo ra ở Trung Quốc hiện nay đạt trên 500 triệu tấn.
Khi lượng than đá sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện càng tăng thì sản phẩm
phụ của quá trình đốt cháy nhiên liệu như xỉ than hay tro bay sinh ra cũng tăng theo.
Theo ước tính, lượng tro bay thải ra trên toàn cầu vào khoảng 700 triệu tấn. Sản lượng
và phần trăm sử dụng tro bay của một số nước được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng tro bay tại các nước trên thế giới [12]
Sản lượng tro bay hàng


Tro bay sử dụng

năm (triệu tấn)

(%)

Trung Quốc (2010)

480

67

2

Ấn Độ (2012)

131

54

3

Mỹ (2010)

70

45

4


Đức

40

85

5

Anh

15

50

6

Australia

10

85

7

Canada

6

75


8

Pháp

3

85

9

Đan Mạch

2

100

10

Ý

2

100

11

Hà Lan

2


100

STT

Nước sản xuất

1

Việt Nam. Ở nước ta, phần lớn các nhà máy nhiệt điện đốt than chủ yếu tập
trung ở phía Bắc, do gần nguồn than. Tổng công suất các nhà máy nhiệt điện đang vận
hành tính ở thời điểm 2010 là 4.250 MW[4] và dự kiến vào năm 2020 sẽ là 7.240 MW.

9


Nguồn cung cấp than nhiên liệu trong nước cho các nhà máy điện thường là loại
than chất lượng thấp, có độ tro lớn hơn 31÷32%, thậm chí đến 43÷45%. Do đó, các nhà
máy nhiệt điện thải ra lượng tro bay khá lớn, có thể chiếm tới 20-30% lượng than sử
dụng. Với suất tiêu hao than trung bình khoảng 500 g/kWh, tổng lượng than sử dụng
cho nhiệt điện và lượng tro bay tạo thành được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1.5. Khối lượng tro bay từ các nhà máy nhiệt điện
Năm

Công suất
(MW)

Tiêu thụ than
(triệu tấn/năm)

Lượng tro bay

(triệu tấn/năm)

2010

4.250

12,75

3,82-4,46

2015

6.240

18,72

5,61-6,55

2020

7.240

21,72

6,51-7,60

Một số các ứng dụng chính của tro bay
+ Ứng dụng trong sản xuất xi măng và bê tông:
Tro bay là một loại phụ gia đặc biệt cho việc sản xuất xi măng, có thể thay thế
20% xi măng trong việc sản xuất bê tơng. Do tro bay có khả năng khử CaO tự do trong

xi măng ở môi trường nước (thành phần vốn gây “nổ” làm giảm chất lượng bê tơng),
lại có thể tăng độ nhớt của vữa. Trên thực tế, tro bay đã được sử dụng:
- Làm nguyên liệu thay thế thạch cao tự nhiên trong quá trình sản xuất xi măng
với tỷ lệ từ 15% tới 30% theo khối lượng xi măng.
- Làm nguyên liệu để sản xuất xi măng bền sulfat sử dụng trong môi trường
chua, mặn, ….
- Sử dụng kết hợp với các phụ gia để sản xuất xi măng sợi không amiăng.
- Làm độn cho bê tông asphalt.
+ Ứng dụng làm vật liệu xây dựng:
Trong xây dựng cầu đường, người ta thường dùng tro bay thay thế một số vật
liệu như đất sét, cát, đá vôi, và sỏi…

10


Tro bay còn được sử dụng là nguyên liệu sản xuất gạch không nung cùng với
cát và xi măng, trong đó tro bay là chất độn chính, cát là chất độn thứ hai và xi măng là
chất kết dính. Gạch ốp lát cũng có thể được sản xuất từ tro bay. Ngồi ra người ta cịn
sử dụng tro bay như một loại vật liệu làm nền đường.
Tro bay còn được sử dụng như vật liệu san lấp mặt bằng cho các cơng trình
cơng cộng như cơng viên, bãi đỗ xe,…
+ Ứng dụng trong nơng nghiệp:
Tro bay có thể được coi là một tác nhân cải tạo đất nông nghiệp [23][36]. Việc
bổ sung tro bay kiềm (có hàm lượng CaO cao) có thể làm tăng độ pH, mật độ hạt, độ
xốp và làm tăng khả năng giữ nước, độ phì nhiêu cho đất. Nó cải thiện sự hấp thu nước
và chất dinh dưỡng của cây trồng, giúp sự phát triển của rễ cây và kết dính đất, dầu
khống và cacbohydrat dự trữ để sử dụng khi cần thiết, bảo vệ thực vật các bệnh tật từ
đất gây ra, và giải độc đất bị ô nhiễm. Tro bay được kết hợp với nước bùn thải có giá
trị làm phân bón như một chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng, tăng năng suất.
+ Ứng dụng tro bay trong xử lý môi trường:

Đối với lĩnh vực môi trường, tro bay được nghiên cứu rộng rãi, đặc biệt là trong
lĩnh vực xử lý các chất ơ nhiễm mơi trường. Có thể dùng tro bay để thay thế than hoạt
tính thương mại hoặc zeolit cho việc hấp phụ các khí NOx, SOx, các hợp chất hữu cơ,
thủy ngân trong khơng khí, các cation, anion, thuốc nhuộm và các chất hữu cơ khác
trong nước.
+ Tro bay dùng trong công nghiệp gia công chất dẻo:
Thành phần chủ yếu của tro bay là các oxit kim loại như oxit silic, oxit nhơm,…
có kích thước hạt mịn và giá thành rẻ, có thể được sử dụng trong lĩnh vực làm chất độn
cho polymer.
1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng tro bay ở Việt Nam
Ở nước ta, tro bay đã được nghiên cứu từ những năm 60 với mục đích chính là
tìm ra kỹ thuật thích hợp để xử lý tro bay làm vật liệu xây dựng, làm đường. Nhưng do

11


thiếu về trang thiết bị máy móc nghiên cứu nên các ứng dụng trong lĩnh vực này hầu
như không được quan tâm phát triển. Chỉ một phần nhỏ tro bay đang được sử dụng để
sản xuất xi măng, sản xuất các loại gạch không nung chất lượng thấp. Các ứng dụng
này thường được sử dụng bởi những người sống gần các nhà máy nhiệt điện.
Để tận dụng những đặc tính tốt của tro bay như: thành phần khoáng cao, độ rỗng
xốp lớn, vật liệu dễ kiếm và các tính chất quan trọng như hấp thu các kim loại nặng
trong nước, quan trọng hơn là sử dụng nguồn thải gây ô nhiễm môi trường này để xử lý
môi trường, tro bay được biến tính theo những cách khác nhau để chuyển hóa thành vật
liệu hấp phụ với tính hấp phụ lớn hơn rất nhiều so với việc sử dụng tro bay chưa xử lý
và vật liệu hấp phụ này phục vụ tốt cho mục đích phân tích, xử lý các đối tượng ô
nhiễm khác.
1.3. Tro bay sử dụng để chế tạo vật liệu hấp phụ
1.3.1. Phương pháp biến tính nhiệt
Tương tự như với phương pháp biến tính axit, trước khi thực hiện biến tính

nhiệt, tro bay cũng phải rây đạt kích thước thích hợp, được nhồi vào ống thạch anh, hai
đầu được nút lại bởi bơng thủy tinh, sau đó đem nung, gia nhiệt tới nhiệt độ cao. Trong
khuôn khổ nghiên cứu này, tro bay thực hiện biến tính nhiệt tại nhiệt độ 650OC [15].
1.3.2. Phương pháp thủy phân nhiệt axít
Phương pháp thủy phân nhiệt axít đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới
nghiên cứu [15].
Tro bay thô được rây lấy cỡ hạt thích hợp, sau đó đem xử lý bằng axit mạnh
(HCl, H2SO4), tại một nhiệt độ thích hợp và trong một thời gian xác định. Khi quá trình
biến tính hồn thành, lượng axit dư được trung hịa NaOH 20%, lọc rửa bằng nước cất
rồi sấy khô thu được vật liệu hấp phụ. Việc axit hóa tro than bay bằng axit mạnh đã
làm giảm hàm lượng các oxit kim loại (thành phần phụ của tro bay) một cách đáng kể.
Khi sử dụng các loại axit này để biến tính mẫu, các oxit kim loại như Al2O3, Fe2O3 đã
phản ứng với axit và tan vào dung dịch tạo ra những lỗ rỗng, xốp trong cấu trúc vật liệu

12


[19]. Đây được xem như nguyên nhân làm tăng khả năng hấp thụ của vật liệu sau biến
tính.
1.3.3. Phương pháp thủy phân nhiệt kiềm
Sự hòa tan với NaOH của tro bay trước khi thực hiện phản ứng kết tinh thủy
nhiệt đã được sử dụng với mục đích nâng cao khả năng phản ứng và thu được Zeolit
Na – X. Sự hình thành zeolit từ phản ứng sau khi hoạt hóa tro bay bởi kiềm là một hàm
của nhiệt độ, thành phần và nồng độ dung dịch. Nó cũng phụ thuộc vào thời gian của
q trình hoạt hóa (1 - 40 ngày) trong một hệ kín hay hệ mở. Xavier Querol và các
cộng sự đã sử dụng thêm tác nhân vi sóng trong q trình tổng hợp zeolit từ tro
bay[21]. Kết quả là hàm lượng zeolit hình thành lớn hơn, thời gian phản ứng giảm đi
đáng kể so với những phương pháp tổng hợp khơng dùng tác nhân vi sóng.
Khi sử dụng NaOH 1M để hoạt hóa ở nhiệt độ 175oC thì zeolit Na- P1 (thuộc họ
Zeolit Gismondire) phải tổng hợp trong 24 giờ và có hàm lượng Na- P1 là trung bình

trong sản phẩm. Khi sử dụng thêm tác nhân vi sóng thì thời gian cần cho q trình tổng
hợp chỉ còn 30 phút và hàm lượng zeolit đạt cao. Bên cạnh đó, trong q trình zeolit
hóa tro bay cịn tạo ra các thành phần khác, như: analcine, phillipsite, kiểu Zeolit F,
hydrosodalit, hydrocancrinit, kalsilite,...[22]
Quá trình thủy phân nhiệt. Tro bay thơ được rây lấy cỡ hạt thích hợp sau đó
đem xử lý bằng kiềm tại một nhiệt độ và trong một thời gian xác định. Tùy vào mục
đích tạo ra zeolit loại nào để chọn nồng độ kiềm và thời gian xử lý thích hợp. Sự phụ
thuộc cấu trúc zeolit vào các điều kiện tiến hành thủy phân nhiệt, như thời gian thủy
phân nhiệt, nồng độ kiềm, nhiệt độ tiến hành phản ứng được nêu trong bảng 2.
Bảng 1.6. Sự phụ thuộc cấu trúc zeolit vào điều kiện thủy nhiệt
Nồng độ

Thời gian phản

Nhiệt độ

NaOH (M)

ứng (giờ)

( C)

1

21

90

P


Q, M

3

21

90

P

Q, M

5

21

90

S

Q, M

6

21

90

S


Q, M

Zeolit

13

Các tinh
thể khác

0


8

21

90

S

Q, M

3,5

24

60

P


Q, M

3,5

72

60

He

Q, M

3,5

144

60

He, Fa

Q, M

3,5

168

60

Fa, He


Q, M

3,5

240

60

Fa, HE

Q, M

1.3.4. Đặc tính hấp phụ của zeolit
+ Cấu tạo của zeolit:
Giống như quartz (SiO2), zeolit là tectosilicat – một nhóm các khoáng silicat cấu
tạo bởi các tứ diện (SiO44-) chia sẻ cả bốn nguyên tử O trong tứ diện với các tứ diện
liền kề trong một cấu trúc không gian ba chiều. Tương tự feldspar (ví dụ như: albit
[NaAlSi3O8] hay anorthit [CaAl2Si2O8]), sự thay thế đồng hình của Al3+ cho Si4+ trong
tứ diện tạo ra sự thiếu hụt điện tích dương. Điều này dẫn đến cấu trúc tổng thể của
zeolit mang điện tích âm. Khơng giống như feldspar hay quartz, sự sắp xếp đặc biệt các
tứ diện trong zeolit tạo ra một cấu trúc có tỉ trọng thấp với các kênh và lỗ rỗng liên
thơng.

Hình 1.3. Cấu tạo phân tử zeolit
Do đó, các cation trung hịa điện tích âm trong cấu trúc zeolit có khả năng trao
đổi ở nhiệt độ thấp (

1000C). Bề mặt trong rất lớn của cấu trúc zeolit cộng thêm sự có

mặt của các cation trao đổi bị hydrat hóa làm cho zeolit có khả năng hấp phụ một

14


lượng nước rất lớn (thường gọi là nước zeolit). Hệ thống rỗng liên thơng cố định cho
phép q trình thuận nghịch hydrat – dehydrat cũng như quá trình trao đổi cation diễn
ra mà khơng ảnh hưởng gì đến cấu trúc zeolit.
Như vậy, zeolit là hợp chất polihidrat của nhôm silicat tinh thể có cấu trúc
khơng gian ba chiều với hệ thống lỗ xốp đồng đều và rất trật tự, với thành phần hóa
học được biểu diễn như sau: (Men+)x/n (AlO2)x(SiO2)y.zH2O (trong đó: Me là ion kim
loại; n là điện tích của ion kim loại; x, y là số nhóm AlO2, SiO2;
z là số phân tử nước).

Hình 1.4. Cấu tạo mạng tinh thể của zeolit
Đơn vị cấu trúc cơ bản của zeolit được biểu diễn như sau:

\

Tứ diện [ SiO4]

Tứ diện [ AlO4]

Hình 1.5. Đơn vị cấu trúc cơ bản của zeolit

15


Đơn vị cấu trúc cơ bản của zeolit là các tứ diện TO4: [ AlO4] và [ SiO4] – biểu
diễn cho “đơn vị cấu tạo sơ cấp” (ĐCS). Hình thái các loại khung zeolit có thể được
biểu diễn theo số lượng xác định các liên kết riêng rẽ của tứ diện được gọi là “đơn vị
cấu tạo thứ cấp” (ĐTC). TO4 có thể kết nối với nhau theo rất nhiều cách để hình thành

các ĐTC, trong đó T có mặt ở mỗi góc và nguyên tử oxy phân bố trong khoảng khơng
giữa các vị trí T. Các ĐTC liên kết với ĐTC khác để hình thành một mạng lưới ba
chiều mở rộng của zeolit. Mơ tả về hình thái khung của zeolit liên quan đến các “đơn
vị cấu tạo ba nhánh” tương ứng với những sắp xếp khác nhau của các ĐCT trong
không gian. Các tứ diện TO4 ghép với nhau theo ba chiều trong không gian tạo thành
khối đa diện gọi là sođalit. Sự sắp xếp theo các hướng khác nhau của sođalit sẽ tạo ra
các zeolit với bộ khung gồm các hình và hốc có kích thước khác nhau đặc trưng cho
từng loại zeolit. Chính vì vậy, góc liên kết T-O-T có thay đổi từ 1300 – 1700. Góc liên
kết phụ thuộc vào cấu trúc tinh thể độ dài liên kết T-O và ảnh hưởng đến sự phân bố
điện tích trong khung zeolit, do đó có thể làm thay đổi đặc tính axit- bazơ của zeolit.
Hệ thống mao quản trong zeolit có kích cỡ phân tử (

20 A0), zeolit thuộc loại

vật liệu vi mao quản và được chia thành 3 loại: Zeolit có mao quản rộng: Đường kính
mao quản d

8 A0 (ví dụ: Zeolit Z,Y). Zeolit có mao quản trung bình: Đường kính

mao quản d = 5

8 A0 (ví dụ: Zeolit ZSM – 5, ZSM – 11). Zeolit có mao quản hẹp:

Đường kính mao quản d

5 A0 .

+ Tính chất hấp phụ:
Zeolit có bề mặt riêng lớn, cấu trúc tinh thể đồng đều, hệ thống mao quản lớn,
kích thước lỗ mao quản được giới hạn bởi các cửa sổ nên zeolit có khả năng hấp phụ

chọn lọc với một dung lượng khá lớn. Zeolit tỏ ra là vật liệu có ưu điểm vượt trội so
với các chất hấp phụ khác. Quá trình hấp phụ của zeolit xảy ra chủ yếu bên trong mao
quản, nên ngoài việc phụ thuộc vào bản chất của chất bị hấp phụ, bản chất của zeolit,
khả năng khuếch tán của chất bị hấp phụ vào mao quản, còn phụ thuộc nhiều vào điều
kiện áp suất, nhiệt độ, mơi trường,...Với các zeolit có nhiều cation bù trừ thì sẽ hấp phụ

16


tốt các phân tử có cực như: NH3, H2O. Cân bằng hấp phụ này được quyết đinh bởi lực
Vanderwal (không cịn lực tĩnh điện). Chính các yếu tố này dẫn đến tính ưa hay kỵ
nước của zeolit. Hiện nay, nhu cầu là các zeolit A và X được sử dụng rộng rãi.
Điện tích bề mặt zeolit được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu gần đây cho
thấy tất cả các zeolit đều có lưới điện tích âm trên bề mặt. Nguồn gốc của các điện tích
âm được chứng minh là do sự mất cân bằng điện tích bắt nguồn từ sự thay thế các
cation trong cấu trúc zeolit. Một phần lưới điện tích bề mặt của zeolit là điện tích linh
động. Sự có mặt của điện tích linh động sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tính ổn định và hoạt
tính của zeolit. Các vị trí mang điện tích linh động thường được gắn liền với sự tồn tại
của nhóm OH – nhóm có khả năng cho – nhận proton.
Điện tích bề mặt của zeolit không chỉ phụ thuộc vào pH mà còn phụ thuộc vào
các yếu tố khác như hoạt độ ion trung dung dịch và lượng Al3+ có trong cấu trúc của
zeolit. Khi lượng Al3+ có trong cấu trúc zeolit tăng thì lượng điện tích âm của zeolit
tăng lên. Khi hoạt độ các ion trong dung dịch tăng lên, điện tích bề mặt zeolit có xu
hướng giảm đi rõ rệt.
+ Ứng dụng của zeolit:
Zeolit được biết đến như một vật liệu tự nhiên có khả năng hấp phụ hay cố định
rất tốt đối với các kim loại nặng trong đất và trong nước thải. Các cation kim loại vết
như Ni2+, Cu2+, Zn2+, Cd2+ và Pb2+ được hấp phụ trên zeolit thông qua những phản ứng
trao đổi đơn giản. Clinoptilolit có độ chọn lọc khá tốt với NH4+, do đó nó thường được
sử dụng để giảm sự mất N trong đất nông nghiệp và đất được sử dụng làm sân gơn. Sự

hấp phụ NH4+ bởi Clinotilolit có thể giảm được ô nhiễm nitrat trong nước mặt và nước
ngầm, giảm mùi phân chuồng, giảm sự mất đạm thông qua bay hơi NH3 hay rửa trơi
NO3- vào nước ngầm. Ngồi ra, những ứng dụng tiềm năng khác của zeolit là sử dụng
làm vật liệu lót cho các bãi chơn lấp chất thải, hấp phụ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
diệt nấm...
Ngoài ra có thế sử dụng zeolit tổng hợp có CEC cao sau khi hấp thụ các kim
loại nặng Pb, Ag, Cu, Cd, Hg,...lại hấp phụ rất mạnh các chất độc môi trường như cơ
17


×