Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ứng dụng phương pháp hồi quy đa biến logistic xây dựng mô hình nhận thức về diễn biến hình thái khu vực cửa sông đà diễn tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Duy Huy Bình

ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP HỒI QUY ĐA BIẾN LOGISTIC
XÂY DỰNG MƠ HÌNH NHẬN THỨC VỀ DIỄN BIẾN
HÌNH THÁI KHU VỰC CỬA SƠNG ĐÀ DIỄN, TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 60440224

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1: PGS.TS NGUYỄN TIỀN GIANG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 2: TS. BÙI QUANG THÀNH

Hà Nội, 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI KHU VỰC CỬA SÔNG ĐÀ DIỄN, TỈNH PHÚ YÊN ..........................................3
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ......................................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm địa hình ..........................................................................................3


1.1.3. Đặc điểm khí tƣợng, thủy văn, hải văn..........................................................4
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ......................................................................................21
1.2.1. Các hoạt động mang tính quản lý vùng cửa sơng ven biển [1] ...................21
1.2.2. Các cơng trình thủy lợi trên lƣu vực sơng Ba [4] ........................................21
1.2.3. Các cơng trình thủy điện trên lƣu vực sông Ba ...........................................22
1.2.4. Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác ..............................................24
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU....................................29
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................29
2.1.1. Khái niệm cửa sơng .....................................................................................29
2.1.2. Mơ hình nhận thức.......................................................................................30
2.1.3. Phƣơng pháp phân tích hồi quy từng bƣớc logistic:....................................31
2.2. Số liệu: ................................................................................................................34
2.2.1. Biến phụ thuộc:............................................................................................ 34
2.2.2. Biến độc lập: ................................................................................................ 38


CHƢƠNG 3. ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN
TỪNG BƢỚC LOGISTIC XÂY DỰNG MƠ HÌNH NHẬN THỨC VỀ DIỄN BIẾN
HÌNH THÁI CỬA SƠNG ĐÀ DIỄN, TỈNH PHÚ YÊN ..............................................44
3.1. Phân tích thống kê và đánh giá dữ liệu ảnh viễn thám Landsat .........................44
3.1.1. Giai đoạn 1: .................................................................................................44
3.1.2. Giai đoạn 2: .................................................................................................45
3.1.3. Giai đoạn 3: .................................................................................................46
3.2. Kết quả mơ hình phân tích hồi quy từng bƣớc logistic: .....................................47
3.2.1. Giai đoạn 1: .................................................................................................48
3.2.2. Giai đoạn 2: .................................................................................................49
3.2.3. Giai đoạn 3: .................................................................................................51
3.2.4. Cả năm: ........................................................................................................54
3.3. Mơ hình nhận thức về diễn biến độ rộng cửa sông ............................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 58


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Vị trí cửa Đà Diễn .............................................................................................. 3
Hình 2. Hoa gió tính từ số liệu gió đo tại trạm Tuy Hịa [1] ...........................................6
Hình 3. Kè đá phía Bắc cửa Đà Diễn, khu vực hải đăng (11/2017) .............................. 25
Hình 4. Hệ thống kè cứng phía Nam cửa Đà Diễn – Xóm Rớ (11/2017) .....................25
Hình 5. Kè đá bảo vệ bờ Nam cửa sơng Đà Diễn (11/2017).........................................26
Hình 6. Quy trình của mơ hình nhận thức (Robinson, 2011) [10] ................................ 30
Hình 7. Ảnh thu thập từ vệ tinh Landsat 8 (11/02/2015) ..............................................37
Hình 8. Hình ảnh thu thập từ vệ tinh Landsat 7 – SLC off (05/12/2005) ....................38
Hình 9. Vị trí trạm Củng Sơn (Nguồn: Google Earth) ..................................................39
Hình 10. Tọa độ trích xuất dữ liệu ................................................................................40
Hình 11. Tỷ lệ đóng mở cửa sơng giai đoạn 1 .............................................................. 45
Hình 12. Thời điểm cửa sơng thu hẹp gần nhƣ hồn tồn.............................................45
Hình 13. Tỷ lệ đóng mở cửa sơng giai đoạn 2 .............................................................. 46
Hình 14. Tỷ lệ đóng mở cửa sơng giai đoạn 3 .............................................................. 46
Hình 15. Đƣờng tần suất lƣu lƣợng trung bình ngày lớn nhất nhiều năm giai đoạn 1977
– 2016 tại trạm Củng Sơn .............................................................................................. 47
Hình 16. Kết quả mơ hình giai đoạn 1...........................................................................49
Hình 17. Kết quả mơ hình giai đoạn 2...........................................................................50
Hình 18. Kết quả mơ hình giai đoạn 3...........................................................................52
Hình 19. Kết quả mơ hình cả năm .................................................................................54
Hình 20. Mơ hình nhận thức diễn biến độ rộng cửa sông Đà Diễn ............................... 55

i


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Tần suất (%) và hƣớng gió thịnh hành khu vực Phú Yên ..................................4
Bảng 2. Đặc trƣng thời tiết khi có bão tại Tuy Hịa (Phú n) .......................................8
Bảng 3. Lƣu lƣợng trung bình ngày lớn nhất năm giai đoạn 1978 – 2016 tại trạm Củng
Sơn .................................................................................................................................11
Bảng 4. Phân phối dịng chảy bình qn nhiều năm tuyến Củng Sơn (1977-2016) .....11
Bảng 5. Kết quả 32 chỉ số biến đổi thủy văn qua các giai đoạn, thời kỳ điều tiết so với
thời kỳ tự nhiên [3] ........................................................................................................13
Bảng 6. Đƣờng kính hạt trung bình (d50) và độ chọn lọc (so) của trầm tích vùng cửa
sơng Đà Diễn [4]............................................................................................................17
Bảng 7. Bảng tính tốn cao độ và độ lớn thủy triều dựa trên số liệu tồn cầu ..............19
Bảng 8. Đặc trƣng sóng của khu vực cửa sông Đà Diễn [6] .........................................20
Bảng 9. Các cơng trình thuỷ điện trên dịng chính và nhánh lớn lƣu vực sông Ba [1] .23
Bảng 10. Lƣợng bùn cát đến hồ Sơng Ba Hạ khi có hồ An Khê, Krong Hnăng và
Iayun [1] ........................................................................................................................23
Bảng 11. Phần trăm biến động giữa các đối tƣợng giai đoạn 1992-2000 [7]................27
Bảng 12. Số liệu đầu cho mơ hình giai đoạn 1 .............................................................. 48
Bảng 13. Số liệu đầu cho mơ hình giai đoạn 2 .............................................................. 49
Bảng 14. Tỷ lệ mở cửa sông theo năng lƣợng sóng và hƣớng sóng trong điều kiện lăng
trụ triều lớn nhất ............................................................................................................51
Bảng 15. Số liệu đầu cho mô hình giai đoạn 3 .............................................................. 51
Bảng 16. Tỷ lệ mở cửa sơng theo lƣợng lƣợng sơng và hƣớng sóng trong điều kiện
năng lƣợng sóng lớn nhất .............................................................................................. 52
Bảng 17. Tỷ lệ mở cửa sông theo lƣu lƣợng sông và hƣớng sóng trong điều kiện năng
lƣợng sóng trung bình ....................................................................................................53

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành thủy văn học với đề tài: "Ứng dụng

phƣơng pháp hồi quy đa biến Logistic xây dựng mơ hình nhận thức về diễn biến hình
thái khu vực cửa sơng Đà Diễn, tỉnh Phú Yên" là kết quả quá trình nghiên cứu của bản
thân và đƣợc sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các giảng viên, bạn bè đồng nghiệp và
ngƣời thân. Qua trang viết này, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời đã giúp đỡ
tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Nguyễn Tiền
Giang đã tận tình hƣớng dẫn trực tiếp, định hƣớng nghiên cứu, cũng những cung cấp
tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với TS. Bùi Quang Thành, hƣớng dẫn phụ
của tôi, đã ln hỗ trợ tơi trong q trình nghiên cứu và định hƣớng phƣơng pháp xử
lý, phân tích ảnh vệ tinh trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trƣờng Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Khoa Khí tƣợng Thủy văn và Hải dƣơng học, Bộ mơn Thủy văn học
đã tồn điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng trình nghiên cứu khoa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm đề tài cấp nhà nƣớc:“Nghiên cứu cơ sở
khoa học để xác định cơ chế bồi lấp, sạt lở và đề xuất các giải pháp ổn định các cửa
sông Đà Diễn và Đà Nông tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng và
kinh tế xã hội” mã số ĐTĐL.CN.15/15 do Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội chủ trì, đã cung cấp số liệu, tài liệu cũng nhƣ hỗ trợ tơi trong q
trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn tới những đồng nghiệp tại Trung tâm Động lực
học Thủy khí Mơi trƣờng đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả

Phạm Duy Huy Bình


MỞ ĐẦU
Sông Ba là con sông lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ và là lƣu vực sông nội
địa lớn thứ hai trên lãnh thổ Việt Nam sau lƣu vực sông Đồng Nai. Cửa Đà Diễn là nơi

sông Ba (hạ lƣu đƣợc gọi là sông Đà Rằng) đổ ra biển, thuộc phƣờng 6 và phƣờng Phú
Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Đây là nơi đƣợc ngƣ dân địa phƣơng sử dụng
làm bến cảng với hơn 900 tàu khai thác hải sản xa bờ thƣờng xuyên neo đậu. Vùng
biển này có tiềm năng rất lớn về khai thác nguồn lợi thủy hải sản, đặc biệt cảng cá cửa
sông Đà Diễn đã trở thành trung tâm buôn bán cá ngừ đại dƣơng lớn nhất duyên hải
miền Trung. Bên cạnh đó, thành phố Tuy Hịa, đơ thị loại II trực thuộc tỉnh Phú Yên,
với dân số trên 200.000 ngƣời đang là thành phố phát triển toàn diện về nhiều mặt bao
gồm nông nghiệp, công nghiệp, du lịch… nằm dọc theo hai bờ sơng Đà Rằng cho đến
cửa Đà Diễn. Có thể thấy, các hoạt động của thành phố đều gắn chặt với con sông này.
Tuy nhiên, khu vực hạ lƣu sông Ba những năm gần đây lại có các diễn biến vơ cùng
phức tạp. Lịng dẫn sơng Đà Rằng có xu hƣớng bồi lấp và đã hình thành nhiều bãi bồi
giữa và ven sông. Mặt khác, khu vực cửa sông, nơi tiếp nối giữa sơng và biển, lại có
diễn biến trái ngƣợc theo mùa. Cửa sơng Đà Diễn có xu hƣớng bị bồi lấp và đã từng bị
đóng hồn tồn trong năm các năm 1990,1998 và 2007, nhƣng chỉ trong thời gian ngắn
khi lũ lớn xảy ra, cửa sông lại mở rộng ra rất lớn, đặc biệt là ảnh hƣởng của trận lũ
năm 1993 với lƣu lƣợng lũ là 21500 m3/s đo đạc tại trạm thủy văn Củng Sơn đã khiến
cửa sông Đà Diễn mở rộng hơn 1000m. Nhƣng lƣu lƣợng sông lại chƣa phải yếu tố tác
động chủ đạo đến diễn biến cửa sơng. Có thể nói, cửa sơng Đà Diễn có chịu ảnh hƣởng
của nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau dẫn đến những diễn biến phức tạp vùng cửa sông.
Không những thế, tác động từ hoạt động của con ngƣời ví dụ nhƣ xây dựng các cơng
trình chỉnh trị sông, khai thác cát, khai thông luồng lạch… cũng đã gián tiếp gây ra
những xáo trộn phức tạp khiến cho cửa sơng Đà Diễn khơng ổn định.
Đứng trƣớc tình trạng đó, chính quyền địa phƣơng đã thực hiện một số biện
pháp tạm thời nhằm mục đích khắc phục tối đa những thiệt hại đến hoạt động kinh tế
xã hội trên địa bàn. Nhƣng để có thể xây dựng và triển khai các biện pháp có hiệu quả
cao và mang tính lâu dài, cần phải có các nghiên cứu khoa học để tìm ra ngun nhân
chính tác động đến diễn biến cửa sông.

1



Luận văn tập trung xây dựng mơ hình khái niệm diễn biến hình thái cửa sơng
Đà Diễn, Phú n. Phƣơng pháp đƣợc áp dụng là phƣơng pháp phân tích hồi quy từng
bƣớc logistic để xác định mối quan hệ và mức độ tác động của các yếu tố tự nhiên tác
động đến cơ chế diễn biến khu vực cửa sông trong giai đoạn từ 1988 - 2009. Số liệu
thu thập phục vụ nghiên cứu gồm số liệu lƣu lƣợng trung bình ngày đo đạc tại trạm
Củng Sơn, số liệu khí tƣợng, thủy hải văn toàn cầu từ ECMWF, ảnh viễn thám Lansat.
Kết quả của luận văn là nghiên cứu cơ sở để xây dựng mơ hình tốn mơ phỏng chế độ
thủy thạch động khu vực này theo các thời đoạn ngắn và dài hạn.
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần:
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực cửa sông Đà
Diễn, tỉnh Phú Yên
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu
Chƣơng 3: Ứng dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy đa biến từng bƣớc logistic xây
dựng mơ hình nhận thức về diễn biến hình thái cửa sơng Đà Diễn, Phú Yên
Kết luận và kiến nghị

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI KHU VỰC CỬA SÔNG ĐÀ DIỄN, TỈNH PHÚ YÊN
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý
Hạ lƣu sơng Ba cịn đƣợc gọi là sông Đà Rằng. Sông Ba dài 374 km, bắt nguồn
từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao 1.549 mét, chảy theo hƣớng
Bắc-Nam qua các huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum, KBang, Đắk Pơ, An Khê,
Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa của tỉnh Gia Lai, chuyển sang hƣớng Tây Bắc-Đông Nam

qua huyện Krông Pa (Gia Lai) rồi đi vào địa phận Phú Yên theo hƣớng Tây-Đơng làm
thành ranh giới tự nhiên giữa Sơn Hịa và Sơng Hinh, giữa Sơn Hịa và Tây Hịa, giữa
Tây Hịa và Phú Hòa, giữa Tây Hòa và thành phố Tuy Hịa rồi đổ ra biển Đơng ở cửa
biển Đà Diễn (Hình 1).

Hình 1. Vị trí cửa Đà Diễn
(Nguồn: Google Earth)
Tọa độ của cửa sông Đà Diễn là khoảng 13o5‟23.65” vĩ độ Bắc, 109o19‟40.79”
kinh độ Đông. Vùng cửa sông nằm ở phía Nam thành phố Tuy Hịa, giáp với huyện
Đơng Hịa – tỉnh Phú Yên.

1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh Phú Yên khá phức tạp với phần diện tích đồi núi chiếm khoảng
70% diện tích tồn tỉnh. Địa hình của tỉnh có 6 đỉnh núi cao trên 1.000 m và đỉnh cao
nhất là 1.470 m. Nửa phía Tây tỉnh Phú n là sƣờn phía Đơng của dãy Trƣờng Sơn,
3


vì vậy địa hình của tỉnh thầp dần từ Tây sang Đơng. Các vùng núi tƣơng đối thấp ở
phía Bắc và cao ở phía Nam tỉnh. Dãy núi Chƣ Mu, Hịn Bà cao trên 1000 m, ở biên
giới phía Nam tỉnh. Thung lũng sông Ba kéo dài từ Gia Lai – Kon Tum, xuyên qua
Phú Yên ra đến biển.
Do vị trí địa lý và ảnh hƣởng của địa hình mà vùng hạ du lƣu vực sông Ba
thƣờng xuyên chịu tác động của các yếu tố tự nhiên nhƣ mƣa, gió, sóng, bão, áp thấp
nhiệt đới, phân bố bồi tích khơng đều … gây nên lũ lụt, bồi lấp, xói lở khu vực cửa
sơng. Ngồi ra, những tác động của con ngƣời nhƣ khai thác không hợp lý tài nguyên
rừng, khoanh đắp các đầm ni hải sản, các cơng trình dân sinh, thủy lợi, thủy điện…
làm thay đổi chế độ dòng chảy và lƣợng bùn cát từ sông đổ ra biển. Phía thƣợng nguồn
rừng bị tàn phá làm suy thối và cạn kiệt dịng chảy mùa khơ ở hạ lƣu dẫn đến hậu quả
mơi trƣờng vùng ven biển nhƣ suy thối hệ sinh thái, giảm nguồn lợi thuỷ sản, thay đổi

vận chuyển bùn cát của sông, nhiễm mặn và suy giảm chất lƣợng nƣớc.

1.1.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn
1.1.3.1. Đặc điểm khí tượng
Gió
Từ số liệu quan trắc tại các trạm Tuy Hồ, Miền Tây và Sơn Hịa (Phú Yên) từ
năm 1987 đến năm 2007 (Bảng 1), có thể dễ dàng nhận thấy mùa đông (từ tháng 10
đến tháng 4 năm sau) gió ở khu vực cửa Đà Diễn có hƣớng thịnh hành nhất là Bắc, tập
trung chủ yếu vào góc từ 0 - 90o (từ Bắc đến Đơng), trong mùa mƣa có tần suất 50 –
60%, sau đó là gió Đơng Bắc với tần suất 30 - 45%. Vào tháng 10 và tháng 4, gió
Đơng Bắc thƣờng chiếm ƣu thế nhất trong các hƣớng.
Bảng 1. Tần suất (%) và hƣớng gió thịnh hành khu vực Phú n
Tháng\Trạm

Tuy Hồ

Miền Tây

Sơn Hoà

1

N - 63,3

NE - 60,4

E - 36,4

2


N - 51,4

NE - 57,6

E - 43,4

3

N E - 30,2

NE - 51,0

E - 42,3

4

E - 37,8

NE - 41,1

E - 35,3

5

E - 32,3

W - 35,2

W - 31,1


6

W - 45,2

W - 48,4

W - 31,1

7

W - 44,6

W - 60,6

W - 64,0

8

W - 58,5

W - 64,2

W - 63,7

4


Tháng\Trạm

Tuy Hoà


Miền Tây

Sơn Hoà

9

W - 29,6

W - 51,4

W - 45,5

10

NE - 44,7

NE - 52,8

E - 28,5

11

N - 50,5

NE - 69,1

NE - 31,2

12


N - 63,8

NE - 66,0

NE - 40,3

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia)

Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa chủ yếu hƣớng Tây, tập trung vào góc từ 225o
- 270o (từ Tây Nam đến Tây). Vào tháng 5, khu vực cửa Đà Diễn chủ yếu chịu ảnh
hƣởng bởi gió Đơng với tần suất 32.3% . Suốt từ tháng 6 đến tháng 9, khu vực nghiên
cứu thƣờng xuyên có gió Tây với tần suất 30 - 65%, tháng 8 tần suất gió Tây lớn nhất
trong năm. Từ cuối tháng 9, gió mùa Tây Nam bắt đầu bƣớc vào thời kỳ suy thoái,
đồng thời cũng là thời kỳ tranh chấp của hai thứ gió mùa. Có thể nói, tháng 9 là
chuyển giao giữa hai mùa gió.
Chế độ gió ở Phú Yên thể hiện hai mùa rõ rệt, từ tháng 10 đến tháng 4 là thời
kỳ thịnh hành một trong ba hƣớng gió Bắc, Đơng Bắc và Đơng, từ tháng 5 đến tháng 9
là thời kỳ thịnh hành một trong ba hƣớng Tây, Tây Nam và Đơng (Hình 2)
Tốc độ gió trung bình năm dao động trong khoảng 2 - 2,5 m/s, độ chênh lệch
qua từng tháng không quá 0,5 m/s. Nhìn chung các tháng mùa hè tốc độ gió trung bình
lớn hơn mùa đơng. Tốc độ gió trong bình lớn nhất vào tháng 5, 6 và nhỏ nhất vào
tháng 12 hoặc tháng 1. Trên cao ngun thống gió, tốc độ gió trung bình lớn hơn so
với vùng thấp và thung lũng kín gió.[1]
N

N

Calm
0.00 %

10 %

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3
1- 2
0.6 - 1
0.2 - 0.6
0.1 - 0.2
Below 0.1

N

Calm
0.00 %

10 %

T1

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3
1- 2
0.6 - 1
0.2 - 0.6
0.1 - 0.2
Below 0.1


Calm
0.00 %
10 %

T2

5

T3

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3
1- 2
0.6 - 1
0.2 - 0.6
0.1 - 0.2
Below 0.1


N

N

N
Calm
0.00 %


Calm
0.00 %

Calm
0.00 %

10 %

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3
1- 2
0.6 - 1
0.2 - 0.6
0.1 - 0.2
Below 0.1

10 %

T4

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3
1- 2
0.6 - 1
0.2 - 0.6
0.1 - 0.2

Below 0.1

10 %

T5

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3
1- 2
0.6 - 1
0.2 - 0.6
0.1 - 0.2
Below 0.1

T6
N

N

N

Calm
0.00 %

Calm
0.00 %
Calm
0.00 %


10 %

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3
1- 2
0.6 - 1
0.2 - 0.6
0.1 - 0.2
Below 0.1

10 %

T7

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3
1- 2
0.6 - 1
0.2 - 0.6
0.1 - 0.2
Below 0.1

T9

T8


N

N

Calm
0.00 %

10 %

T10

10 %

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3
1- 2
0.6 - 1
0.2 - 0.6
0.1 - 0.2
Below 0.1

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3
1- 2
0.6 - 1

0.2 - 0.6
0.1 - 0.2
Below 0.1

N

Calm
0.00 %
10 %

T11

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3
1- 2
0.6 - 1
0.2 - 0.6
0.1 - 0.2
Below 0.1

Calm
0.00 %
10 %

Hs(m)
Above 4
3- 4
2- 3

1- 2
0.6 - 1
0.2 - 0.6
0.1 - 0.2
Below 0.1

T12

Hình 2. Hoa gió tính từ số liệu gió đo tại trạm Tuy Hịa [1]
Mƣa [1]
a. Mưa năm
Mƣa là một yếu tố chính của khí hậu, thủy văn, là một trong những thành phần
của cán cân nƣớc. Phú Yên có một nền nhiệt độ cao thì mƣa là nhân tố quan trọng chi
phối thời vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất và chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, đặc
biệt là các vùng sản xuất còn lệ thuộc vào nƣớc trời. Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm
biến đổi từ 1300mm đến 2200mm, mƣa ít nhất tại các vùng khuất gió nhƣ Cheo Reo,
Phú Túc và mƣa nhiều nhất là thƣợng nguồn sông Hinh và thƣợng nguồn sông Ba.
6


Mùa mƣa trên lƣu vực sông Ba giữa khu vực Tây và Đơng Trƣờng Sơn có khác
nhau, ở Tây Trƣờng Sơn mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, còn Đơng Trƣờng Sơn là
từ tháng 9 đến tháng 12. Vì vậy dịng chảy mặt lƣu vực sơng Ba là phong phú, tính đến
Tuy Hịa (diện tích 13000 km2) thì tổng lƣợng nƣớc trung bình nhiều năm khoảng 9,8
tỷ m3. Vấn đề là lƣợng nƣớc này phân bố không đều trong năm tạo ra mùa mƣa ác liệt
và mùa khô thiếu nƣớc.
b. Mưa sinh lũ
Đối với nƣớc ta nói chung và Phú Yên nói riêng, lũ sinh ra, chủ yếu là do mƣa
rào (> 50 mm/ngày), bao trùm trên diện rộng. Mƣa ở đây có liên quan đến sự phát triển
của những nhiễu động thời tiết nhƣ: bão, dải hội tụ nhiệt đới, Front, đƣờng dứt, rãnh

thấp v.v... Mƣa sinh lũ có lƣợng và cƣờng độ khá lớn, lƣợng mƣa ngày lớn nhất trong
mùa lũ trung bình từ 190 - 300 mm, cá biệt có nơi lên tới 674 mm/ngày (sơng Hinh
1981), 567 mm/ngày (Tuy Hòa 1992), 629 mm/ngày (Tuy Hòa 1993).
Sơng Ba là con sơng có tiềm năng xảy ra lũ lớn rất cao, module đỉnh lũ lớn hơn
rất nhiều so với hệ thống sơng Hồng. Thời gian duy trì các trận lũ thƣờng chỉ 3-5 ngày.
Lũ có biên độ lũ cao, cƣờng suất lũ lớn, thời gian lũ lên ngắn, dạng đỉnh lũ nhọn. Đặc
điểm này là do cƣờng độ mƣa lớn, tập trung nhiều đợt, tâm mƣa nằm ở trung hạ du các
lƣu vực sông, độ dốc sông lớn, nƣớc tập trung nhanh.
Tổng lƣợng lũ 1 ngày lớn nhất chiếm tới 40-50% tổng lƣợng của toàn trận lũ.
Tại Củng Sơn, tổng lƣợng lũ 5 ngày lớn nhất đạt tới 2,51 tỷ m3 lũ vào năm 1993, tại
An Khê, tổng lƣợng lũ 5 ngày đạt tới 292,8 triệu m3 lũ năm 1981.
Hạ du các sông chịu ảnh hƣởng thủy triều mạnh, một số cơn bão mạnh đã làm
nƣớc dâng lên ở vùng ven biển rất lớn: Do các cửa sông Miền Trung nằm sát bờ biển
nên chịu ảnh hƣởng của thủy triều lớn, nên lũ có cơ hội gặp đỉnh triều thì sẽ gây lũ lớn
ở hạ du các sơng. Ví dụ nhƣ các trận lũ 12/1986 trên sơng Đà Rằng gặp triều cƣờng
làm cho ngập sâu và lâu hơn.
Do vị trí địa lý và ảnh hƣởng của địa hình mà lũ lụt vùng hạ du của lƣu vực
sơng Ba nằm trên địa bàn tỉnh Phú Yên xảy ra thƣờng xuyên hơn so với phần thƣợng
nguồn, do chịu tác động trực tiếp mƣa lớn và lũ thƣợng nguồn lƣu vực sông Ba. Tại hạ
lƣu sông Ba, các vùng đất trũng thấp ven sông và trong đồng bằng hạ du, trong đó có
một số khu vực thuộc thành phố Tuy Hòa là vùng thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng của
7


ngập úng do mƣa lũ. Theo số liệu điều tra trong những năm gần đây lũ lụt và tình hình
ngập úng vùng hạ lƣu sông Ba thƣờng xuyên xảy ra hàng năm ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn. Thí dụ mƣa lũ đã gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng trong
khu vực liên tục trong các năm 1981, 1986, 1988, 1992, 1993, 1996, 1999, 2005, 2007,
2009 gây nhiều thiệt hại.
c. Mưa trong mùa cạn

Tháng 1, lƣợng mƣa trong tỉnh chỉ chiếm tỉ lệ từ 1 - 3% lƣợng mƣa năm, mùa khô
thực sự bắt đầu. Các tháng 2, 3, 4 lƣợng mƣa rất thấp, thấp nhất là tháng 2, trung bình
chỉ chiếm dƣới 1% lƣợng mƣa năm. Từ tháng 5 đến tháng 8 tuy lƣợng mƣa có tăng lên
do có mƣa tiểu mãn, đơi khi gây ra lũ tiểu mãn, nhƣng vẫn chƣa vƣợt qua 100
mm/tháng, tỉ lệ mƣa tháng còn dƣới 8,3 % chƣa đủ tiêu chuẩn mùa mƣa lũ.
Bão và áp thấp nhiệt đới
Bão và áp thấp nhiệt đới thƣờng ảnh hƣởng hoặc đổ bộ vào nƣớc ta từ tháng 5
đến tháng 12, nhƣng cũng có năm bão đổ bộ từ tháng 3 (năm 1982) . Mùa bão ở Phú
Yên trùng với mùa mƣa (tháng 10 đến tháng 12) nhƣng cũng có năm cuối tháng 6 đầu
tháng 7 đã có bão đổ bộ vào khu vực này (năm 1978, 2004), cho nên vào giữa mùa gió
Tây khơ nóng cũng khơng loại trừ khả năng bão đổ bộ.
Bảng 2. Đặc trƣng thời tiết khi có bão tại Tuy Hòa (Phú Yên)
STT

Cơn bão số

Thời gian bắt đầu

Thời gian
vào đất liên

Khu vực đổ
bộ

Tốc độ gió lớn
nhất (m/s)

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

#25
#15
#27
#17
#22
#30
#34
#33
#32
#31
#18
#21
#18
#32
#21

14/11/1945

18/11/1951
16/10/1952
14/10/1952
13/12/1959
11/10/1961
06/11/1964
02/11/1964
07/11/1967
30/11/1972
09/09/1972
09/11/1973
04/10/1973
13/11/1974
01/11/1975

16/11/1945
25/11/1951
24/10/1952
15/10/1952
21/12/1959
12/10/1961
08/11/1964
04/11/1964
09/11/1967
09/12/1972
15/09/1972
10/11/1973
07/10/1973
15/11/1974
04/11/1975


Phu Yen
Khanh Hoa
Phu Yen
Binh Dinh
Khanh Hoa
Binh Dinh
Khanh Hoa
Binh Dinh
Khanh Hoa
Binh Dinh
Binh Dinh
Khanh Hoa
Binh Dinh
Phu Yen
Phu Yen

20.6
46.3
66.9
20.6
77.2
36.0
33.4
43.7
54.0
38.6
28.3
38.6
18.0

23.1

8


STT

Cơn bão số

Thời gian bắt đầu

Thời gian
vào đất liên

Khu vực đổ
bộ

Tốc độ gió lớn
nhất (m/s)

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46

#12
#5
#22
#26
#1
#13
#22
#26

#24
#22
#28
#26
#24
#23
#24
#34
#27
#21
#35
#32
#24
#23
#22
#33
#27
#8
#26
#23
GAEMI
SINLAKU
DAMREY

14/09/1977
26/06/1978
30/09/1979
28/10/1980
14/03/1982
06/10/1983

11/10/1984
19/11/1985
20/11/1987
07/11/1987
08/11/1990
15/10/1990
09/10/1990
29/09/1990
12/10/1992
17/11/1993
18/10/1995
19/09/1995
31/10/1996
07/10/1996
07/12/1998
23/11/1998
16/11/1998
14/12/1999
05/11/2001
05/06/2004
14/11/2008
25/10/2009
01/10/2012
26/11/2014
01/11/2017

23/09/1977
30/06/1978
14/10/1979
01/11/1980

24/03/1982
08/10/1983
12/10/1984
25/11/1985
24/11/1987
19/11/1987
11/11/1990
18/10/1990
14/10/1990
04/10/1990
23/10/1992
23/11/1993
25/10/1995
28/09/1995
02/11/1996
22/10/1996
14/12/1998
26/11/1998
19/11/1998
16/12/1999
11/11/2001
12/06/2004
17/11/2008
02/11/2009
06/10/2012
29/11/2014
04/11/2017

Phu Yen
Phu Yen

Phu Yen
Khanh Hoa
Khanh Hoa
Khanh Hoa
Khanh Hoa
Khanh Hoa
Khanh Hoa
Khanh Hoa
Khanh Hoa
Phu Yen
Phu Yen
Phu Yen
Phu Yen
Phu Yen
Phu Yen
Phu Yen
Binh Dinh
Binh Dinh
Khanh Hoa
Binh Dinh
Khanh Hoa
Khanh Hoa
Phu Yen
Binh Dinh
Khanh Hoa
Phu Yen
Phu Yen
Phu Yen
Phu Yen


38.6
18.0
56.6
18.0
30.9
25.7
20.6
23.1
23.1
23.1
25.7
20.6
18.0
18.0
46.3
48.9
33.4
12.9
20.6
46.3
46.3
23.1
23.1
15.4
59.2
38.6
20.6
46.3
28.3
28.3

46.3

(Nguồn: Số liệu thu thập từ trang website: [2]
Từ Bảng 2 cho thấy, trong 72 năm, từ năm 1945 đến 2017 có tổng cộng 46 cơn
bão đổ bộ vào khu vực bờ biển tỉnh Phú Yên và gây ảnh hƣởng đến thành phố Tuy
Hòa. Ở Phú Yên, năm nhiều bão và ATNĐ đổ bộ nhất là các năm 1980, 1983, 1990,
cũng đều không quá 2 cơn, ngƣợc lại có một số năm khơng có cơn nào nhƣ các năm
1982,1985, 1986, 1989, 1991, 2000,2002, 2013, 2015. Phần lớn các cơn bão đổ bộ
trực tiếp vào Phú Yên hay các tỉnh ven biển lân cận nhƣng ảnh hƣởng đến Phú Yên
9


đều gây ra mƣa lớn, lƣợng mƣa thƣờng từ 100 đến 500 mm. Các vùng ven biển có núi
thì lƣợng mƣa bão thƣờng rất lớn.
Có thể nói, Phú Yên tuy là một trong những tỉnh ven biển nằm trong khu vực
đón bão, song bão khơng nhiều nhƣ Bắc Trung Bộ và miền Bắc, và xen kẽ có năm
khơng có bão. Địa hình của tỉnh Phú n đóng vai trị quan trọng trong chế độ mƣa
của bão. Lƣợng mƣa do bão đem tới đã góp phần làm cho tổng lƣợng mƣa toàn mùa
thêm phong phú, nhƣng mƣa bão kết hợp địa hình dốc ngắn đã làm cho các trận lũ trở
nên phức tạp hơn trong suốt cả mùa.
1.1.3.2. Đặc điểm thủy văn
Dòng chảy
Xét chuỗi số liệu đo đạc 38 năm tại trạm Củng Sơn, tuyến đo thủy văn cuối
cùng trên sông Ba, từ năm 1977 đến 2016 cho thấy, mùa lũ tại hạ lƣu sông Ba bắt đầu
từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, mùa kiệt bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8.
Lƣu lƣợng dòng chảy vào mùa lũ trên sơng Ba chiếm 71.8% lƣu lƣợng dịng
chảy cả mùa. Tháng có lƣu lƣợng lớn nhất là tháng 11 với lƣu lƣợng trung bình
khoảng 8623.155, chiếm 25.8% lƣu lƣợng dịng chảy cả năm.

Lưu lượng trung bình tháng nhiều năm

900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
1

2

3

4

5

6

Lưu lượng trung bình tháng nhiều năm

7

8

9


10

11

12

Chuẩn dịng chảy năm

Hình 3. Lƣu lƣợng trung bình tháng nhiều năm giai đoạn 1978 – 2016 tại trạm
Củng Sơn

10


Bảng 3. Lƣu lƣợng trung bình ngày lớn nhất năm giai đoạn 1978 – 2016 tại trạm
Củng Sơn
Q (m3/s)

Năm

Q (m3/s)

Năm

Q (m3/s)

Năm

1978


4710

1991

2060

2004

2060

1979

6290

1992

8210

2005

4330

1980

6440

1993

13500


2006

1860

1981

9320

1994

1860

2007

6740

1982

810

1995

3180

2008

6000

1983


4280

1996

4740

2009

10300

1984

3810

1997

2520

2010

4890

1985

3490

1998

8130


2011

2220

1986

7620

1999

5360

2012

2670

1987

5440

2000

4330

2013

4610

1988


8160

2001

1980

2014

515

1989

1260

2002

1460

2015

458

1990

6750

2003

7640


2016

6460

Dịng chảy mùa khơ xuất hiện từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 8. Từ cuối
tháng 12 đến tháng 1, dịng chảy trên các sơng đƣợc hình thành chủ yếu là do thành
phần nƣớc trữ lại từ mùa mƣa trƣớc đó cung cấp, thƣờng giảm xuống nhanh chóng,
đến tháng 4 đạt giá trị trung bình nhiều năm thấp nhất chỉ chiếm khoảng 1.4% dòng
chảy năm. Từ tháng 5 đến tháng 8, nhờ có mƣa lũ tiểu mãn, mùa Tây Nguyên và mƣa
sớm đầu mùa, nên tỉ lệ dòng chảy tăng lên đến 7.3% nhƣng vẫn là mùa khô. Trong 8
tháng mùa khơ, lƣợng dịng chảy chỉ chiếm khoảng 29.2% lƣợng dòng chảy năm, là
thời kỳ thiếu nƣớc cho sản xuất và dân sinh. Đây cũng chính là nguyên nhân động lực
vùng cửa sơng khơng cịn khả năng cân bằng với động lực biển và thời gian này các
yếu tố biển trội hơn nhiều các yếu tố sông, gây ra các tác động bồi lấp cửa do bùn cát
đƣợc vận chuyển từ biển và ven bờ, một phần nhỏ bùn cát mịn từ sông cũng bị lắng
đọng ngay ở vùng trong cửa sơng.
Bảng 4. Phân phối dịng chảy bình qn nhiều năm tuyến Củng Sơn (1977-2016)
Tháng
Lƣu lƣợng trung bình tháng nhiều năm
Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5


6

152.24

83.09

54.50

47.23

95.96

133.45

4.56

2.49

1.63

1.42

2.88

4.00

11



Tháng
Lƣu lƣợng trung bình tháng nhiều năm
Tỷ lệ (%)

7

8

9

10

11

12

131.61

243.41

377.14

674.13

862.16

480.89

3.95


7.30

11.31

20.21

25.85

14.42

Dịng chảy của hai thời kỳ lũ và kiệt của sông Ba có tầm đặc biệt quan trọng đối
với diễn biến cửa Đà Diễn. Kết quả thống kê cho thấy lƣu lƣợng trung bình tháng lớn
nhất (11) gấp tới hơn 18 lần so với tháng nhỏ nhất (4).
Theo Nguyễn Tiền Giang và nhóm nghiên cứu (2016) khi nghiên cứu về sự
biến đổi chế độ thủy văn hạ lƣu lƣu vực sông Ba dƣới tác động của hệ thống hồ chứa
[3] cho thấy, hệ thống hồ chứa trên lƣu vực đóng vai trị trong cắt giảm dòng chảy
ngày cực đại nhƣng lại tác động tiêu cực đến chế độ thủy văn hạ lƣu thời đoạn ngắn
mùa cạn tại trạm Củng Sơn. Dòng chảy mùa lũ có xu hƣớng tăng vào hai tháng XI, XII
và dòng chảy cực đại trong thời đoạn ngắn (1,3,7 ngày) giảm. Dòng chảy 1 ngày cực
tiểu giảm 17% và tần suất dòng chảy xung thấp tăng 57% (đặc biệt từ năm 2008, hồ
Ba Hạ đi vào hoạt động).

12


Bảng 5. Kết quả 32 chỉ số biến đổi thủy văn qua các giai đoạn, thời kỳ điều tiết so với thời kỳ tự nhiên [3]

32 Chỉ số biến đổi thủy văn

Tk Tự nhiên (1977-


GĐ điều tiết 1

1994)

(1996-1999)

Tại Củng Sơn

Tại Củng Sơn

GĐ điều tiết 2 (2000-2008)

Tại Củng Sơn

GĐ điều tiết 3 (2011-2014)

Tại Đồng Cam

Tại Củng Sơn

Tk điều tiết (1996-2014)

Tại Đồng Cam

Tại Củng Sơn

(IHA)
Độ lệch


Hệ số
TB (1)

phân tán

TB (1)

(2)

TB (%)

Độ lệch
TB (1)

(3)

Độ lệch

TB (%)

TB (1)

(3)

TB (%)

Độ lệch
TB (1)

(3)


TB (%)

Độ lệch
TB (1)

(3)

TB (%)

TB (1)

(3)

Độ lệch

Độ lệch

TB (%)

PT (%)

(3)

(4)

Nhóm 1: Dịng chảy tháng (Q trung bình tháng)
Tháng 1

146.7


0.3731

217.1

48.06

157

7.03

181.5

23.75

146

-0.4796

173.7

18.44

166.2

13.3

50.95

Tháng 2


83.77

0.2746

120.1

43.35

80.25

-4.196

100.5

19.95

73.19

-12.62

101.2

20.83

86.41

3.154

77.6


Tháng 3

53.11

0.2853

69.53

30.92

53.23

0.2332

74.6

40.47

58.33

9.833

87.25

64.29

58.27

9.725


46.06

Tháng 4

44.56

0.4083

81.63

83.2

43.73

-1.853

64.79

45.4

41.96

-5.835

69.35

55.65

51.15


14.79

68.61

Tháng 5

85.18

0.6755

148.2

73.93

102.4

20.2

123.3

44.7

100.4

17.86

129.4

51.97


111.4

30.77

-14.62

Tháng 6

144.4

0.698

134.2

-7.063

121

-16.19

139.8

-3.21

142.7

-1.17

165.3


14.42

130.7

-9.527

-2.68

Tháng 7

140

0.5144

122.4

-12.55

125.4

-10.42

141.3

0.9472

132.9

-5.068


149.1

6.506

127.1

-9.179

8.47

Tháng 8

247.4

0.5601

238.7

-3.54

235.5

-4.846

248.7

0.5095

276


11.53

291.3

17.74

248.9

0.6009

-41.87

Tháng 9

367.9

0.4229

342

-7.036

426.6

15.96

440.7

19.81


482.2

31.08

492.7

33.93

426.3

15.89

12.05

13


32 Chỉ số biến đổi thủy văn

Tk Tự nhiên (1977-

GĐ điều tiết 1

1994)

(1996-1999)

Tại Củng Sơn


Tại Củng Sơn

GĐ điều tiết 2 (2000-2008)

Tại Củng Sơn

GĐ điều tiết 3 (2011-2014)

Tại Đồng Cam

Tại Củng Sơn

Tk điều tiết (1996-2014)

Tại Đồng Cam

Tại Củng Sơn

(IHA)
Độ lệch

Hệ số
TB (1)

phân tán

TB (1)

(2)


TB (%)

Độ lệch
TB (1)

(3)

Độ lệch

TB (%)

TB (1)

(3)

TB (%)

Độ lệch
TB (1)

(3)

TB (%)

Độ lệch
TB (1)

(3)

TB (%)


TB (1)

(3)

Độ lệch

Độ lệch

TB (%)

PT (%)

(3)

(4)

Tháng 10

768.8

0.5854

601.8

-21.72

569.2

-25.97


588

-23.52

632.3

-17.75

648.1

-15.7

596

-22.48

-13.85

Tháng 11

814.4

0.5902

1218

49.59

837.3


2.808

859.5

5.545

806.7

-0.9377

830.2

1.944

907.8

11.47

16.79

Tháng 12

370.9

0.7483

1025

176.3


450.7

21.49

478.2

28.92

282.1

-23.95

308.1

-16.93

518.3

39.73

21.89

Qmin1

26.49

0.4003

38.93


46.92

24.99

-5.683

37.33

40.91

5.802

-78.1

23.49

-11.34

21.86

-17.48

143.1

Qmin3

27.06

0.3881


39.73

46.86

26.06

-3.682

40.54

49.85

13.47

-50.22

34.69

28.21

24.96

-7.738

108.4

Qmin7

28.7


0.381

42.56

48.26

27.83

-3.05

45.65

59.03

17.95

-37.46

42.79

49.08

27.81

-3.112

89.92

Qmin30


35.76

0.3302

53.42

49.4

39.11

9.38

58.71

64.18

34.09

-4.665

58.22

62.82

40.54

13.37

68.48


Qmin90

48.31

0.2862

79.02

63.57

51.66

6.936

72.77

50.63

52.96

9.621

81.17

68.01

57.83

19.71


74.51

Qmax1

5542

0.5784

5188

-6.391

4044

-27.02

4069

-26.58

4201

-24.2

4205

-24.12

4334


-21.78

3.543

Nhóm 2: Dịng chảy cực trị

14


32 Chỉ số biến đổi thủy văn

Tk Tự nhiên (1977-

GĐ điều tiết 1

1994)

(1996-1999)

Tại Củng Sơn

Tại Củng Sơn

GĐ điều tiết 2 (2000-2008)

Tại Củng Sơn

GĐ điều tiết 3 (2011-2014)


Tại Đồng Cam

Tại Củng Sơn

Tk điều tiết (1996-2014)

Tại Đồng Cam

Tại Củng Sơn

(IHA)
Độ lệch

Hệ số
TB (1)

phân tán

TB (1)

(2)

TB (%)

Độ lệch
TB (1)

(3)

Độ lệch


TB (%)

TB (1)

(3)

TB (%)

Độ lệch
TB (1)

(3)

TB (%)

Độ lệch
TB (1)

(3)

TB (%)

TB (1)

(3)

Độ lệch

Độ lệch


TB (%)

PT (%)

(3)

(4)

Qmax3

3945

0.5411

3664

-7.119

3172

-19.6

3196

-18.99

3201

-18.87


3209

-18.65

3285

-16.74

3.916

Qmax7

2426

0.4976

2571

5.974

2155

-11.17

2180

-10.16

2004


-17.4

2018

-16.81

2195

-9.526

0.1526

Qmax30

1182

0.5111

1521

28.72

1163

-1.623

1183

0.1404


1116

-5.543

1131

-4.299

1223

3.526

-3.439

Qmax90

711.9

0.41

982

37.94

689

-3.213

709


-0.4074

692.6

-2.711

710.6

-0.1749

751.8

5.61

7.726

0.1173

0.624

0.1291

10.13

0.1181

0.7076

0.1776


51.47

0.07891

-32.7

0.1632

39.15

0.108

-7.859

4.528

Dịng chảy cơ bản (Qbase)

Nhóm 3: Thời gian xuất hiện dịng chảy cực trị
T (Qmin1)

128.7

0.0709

146.5

9.745


136

4.007

122.6

3.339

115.3

7.286

153.3

13.48

131.7

1.649

14.84

T (Qmax1)

300

0.09041

326.8


14.62

300.6

0.3036

300.6

0.3036

286.2

7.559

286.2

7.559

301.5

0.834

23.98

6.056

0.3944

3.5


-42.2

6.333

4.587

4.556

-24.77

18.17

200

15.67

158.7

9.474

56.45

97.38

18.86

0.8357

16.94


-10.16

16.49

-12.59

11.29

-40.15

4.963

-73.69

2.705

-85.66

12.5

-33.73

-18.99

Nhóm 4: Dịng chảy xung cao, xung thấp
Số lần xuất hiện xung thấp
(LPC)
Khoảng thời gian duy trì

15



32 Chỉ số biến đổi thủy văn

Tk Tự nhiên (1977-

GĐ điều tiết 1

1994)

(1996-1999)

Tại Củng Sơn

Tại Củng Sơn

GĐ điều tiết 2 (2000-2008)

Tại Củng Sơn

GĐ điều tiết 3 (2011-2014)

Tại Đồng Cam

Tại Củng Sơn

Tk điều tiết (1996-2014)

Tại Đồng Cam


Tại Củng Sơn

(IHA)
Độ lệch

Hệ số
TB (1)

phân tán

TB (1)

(2)

TB (%)

Độ lệch
TB (1)

(3)

Độ lệch

TB (%)

TB (1)

(3)

TB (%)


Độ lệch
TB (1)

(3)

TB (%)

Độ lệch
TB (1)

(3)

TB (%)

TB (1)

(3)

Độ lệch

Độ lệch

TB (%)

PT (%)

(3)

(4)


xung thấp (LPD)
Số lần xuất hiện xung cao
(HPC)
Khoảng thời gian duy trì
xung cao (HPD)

4.611

0.4151

4.75

3.012

4.667

1.205

4.444

-3.614

4.333

-6.024

4.333

-6.024


4.526

-1.839

32.02

3.968

0.5026

7.092

78.73

4.56

14.93

4.943

24.57

4.824

21.58

4.869

22.7


5.244

32.16

-3.201

Nhóm 5: Tỉ lệ và tần suất biến đổi dòng chảy
Tỉ lệ tăng

149

0.4582

151.8

1.933

120.9

-18.83

104.5

-29.82

96.18

-35.44


96.08

-35.5

119.6

-19.7

-6.046

Tỉ lệ giảm

-65.76

-0.4703

-81.74

24.31

-61.57

-6.373

-61.37

-6.666

-81.85


24.48

-82.19

24.99

-72.22

9.83

-1.996

99.17

0.1052

104

4.874

105.7

6.555

134.9

36.02

182


83.53

186.8

88.4

129.4

30.51

181.3

BĐ ngƣợc chiều (FRC)

16


Bùn cát sông Ba
Số liệu bùn cát là một trong những yếu tố thủy văn đặc biệt quan trong đối với
ổn định lịng sơng, cửa sơng. Cùng với dịng chảy trong sông Ba là hàm lƣợng bùn cát,
đây là yếu tố trực tiếp ảnh hƣởng đến lƣợng bùn cát tới cửa Đà Diễn, lƣợng bùn cát
này cũng thay đổi rất lớn theo thời gian trong năm. Các kết quả phân tích thống kê cho
thấy độ đục (hàm lƣợng bùn cát) trung bình nhiều năm của sơng Ba tại Củng Sơn là
228,0 g/m3 nƣớc. Trong đó tháng cao nhất là tháng 10 đạt tới 294,2 g/m3, tháng thấp
nhất là tháng 3 chỉ có 18,3 g/m3, chênh nhau tới 16 lần.
Kết quả điều tra nghiên cứu khảo sát cho thấy, đƣờng kính cấp hạt (d50) của tất
cả các mẫu trầm tích trong khu vực nghiên cứu biến đổi từ 0,003 - 1,4 mm, ngoại trừ
có một số ít cuội sỏi với đƣờng kính cấp hạt biến đổi từ 7,0 - 15,0 mm. Hầu hết các
trầm tích hạt thơ có màu trắng, vàng - trắng và xám nhạt, cịn những trầm tích hạt mịn
có màu xám xanh và vàng xám. Nhìn chung độ chọn lọc của các trầm tích hạt thơ và

trung khá tốt, biến đổi từ 1,1 - 1,6 (Bảng 6). Tuy nhiên độ chọn lọc của các trầm tích
hạt mịn kém hơn, biến đổi từ 2,2 - 3,5.
Bảng 6. Đƣờng kính hạt trung bình (d50) và độ chọn lọc (so) của trầm tích vùng
cửa sơng Đà Diễn [4]
Loại trầm tích

D50 (mm)

Độ chọn lọc (so)

Cuội

7,0 – 15,0

-

Cát thô

0,7 – 1,4

1,1 – 1,6

Cát trung bình

0,2 – 0,8

1,2 – 1,4

Cát mịn


0,08 – 0,2

1,3 – 1,6

Bùn lẫn cát

0,008 – 0,1

2,2 – 2,7

0,003 – 0,005

2,3 – 3,5

Bột sét

Lƣợng bùn cát trong sông đổ ra khá lớn vào mùa lũ (chiếm khoảng 25% ÷ 30%
tổng lƣợng bùn cát bồi lấp khu vực trƣớc cửa sông) dƣới tác động tổng hợp của sóng,
dịng ven và dịng chảy từ thƣợng nguồn qua cửa sông đã tạo thành các dải cát, doi cát
chắn trƣớc khu vực cửa sông.

17


Hệ thống hồ chứa trên lƣu vực sông Ba gây ảnh hƣởng lớn đến cán cân cân
bằng bùn cát khu vực hạ lƣu và đặc biệt là cửa sông Đà Diễn. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Tiền Giang và nhóm nghiên cứu (2017) [5], khi xét đến tổng lƣợng bùn cát cả
năm tại trạm thủy văn Củng Sơn, sự thiếu hụt bùn cát thể hiện rõ rệt trong giai đoạn
sau khi hồ Ba Hạ hoạt động. Chuỗi số liệu từ năm 1977 đến năm 2016 đƣợc chia
khoảng thành ba giai đoạn nghiên cứu để đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của từng hồ chứa

đến lƣu lƣợng bùn cát hạ lƣu sông. Cụ thể:
- Giai đoạn I: 1977-1998, thời kỳ trƣớc khi hồ Sông Hinh hoạt động.
- Giai đoạn II: 1999-2007, thời kỳ sau khi hồ Sông Hinh hoạt động – trƣớc khi
hồ Ba Hạ hoạt động.
- Giai đoạn III: 2008-2016, thời kỳ sau khi hồ Ba Hạ hoạt động.
1E+10
1E+09
100000000
10000000

Lưu lượng bùn cát (tấn/ngày)

1000000
100000
10000
1000
100
10
1
1

10

100

1000

10000

100000


1000000

10000000

Lưu lượng (m3/s)
Giai đoạn I

Giai đoạn II

Giai đoạn III

Hình 4. Quan hệ tƣơng quan Q-Qs tại trạm Củng Sơn trong ba giai đoạn (vẽ trên
giấy log) [5]
Theo Hình 4, ở giai đoạn III, sự giảm mạnh bùn cát lơ lửng hạ lƣu sông đƣợc
thể hiện rõ rệt trên biểu đồ quan hệ Q - Qs. Đƣờng quan hệ giữa Q – Qs ở giai đoạn III
hạ thấp đáng kể so với cả hai giai đoạn trƣớc đó và lƣu lƣợng bùn cát có xu hƣớng
càng giảm mạnh hơn khi lƣu lƣợng càng tăng. Nhƣ vậy, có thể thấy tác động rất lớn
của hồ Ba Hạ đến lƣu lƣợng bùn cát tại Củng Sơn. Tác động này gây ra sự thiếu hụt
đáng kể bùn cát đi về hạ lƣu sông.

18


1.1.3.3. Đặc điểm hải văn
Thủy triều
Thuỷ triều tại khu vực này thuộc chế độ nhật triều không đều. Hàng tháng có từ
18 đến 22 ngày nhật triều. Thời kỳ triều cƣờng thƣờng xuất hiện nhật triều, khi triều
kém thƣờng xuất hiện bán nhật triều. Độ lớn triều trung bình là 1,50 ± 0,20 m. Khi
triều cƣờng, độ cao mực nƣớc là 1,70 m, khi triều kém độ cao triều là 0.50 m. Thời

gian triều dâng thƣờng kéo dài hơn thời gian triều rút. Vận tốc dịng triều khơng lớn,
vào khoảng 20 † 30 cm/giây. Vào mùa mƣa thuỷ triều chỉ gây ảnh hƣởng tối đa đến
khoảng 4 km trong sông. Vào mùa khơ, lƣu lƣợng dịng chảy nhỏ, triều truyền xa hơn.
Theo số liệu toàn cầu, cao độ và biên độ thủy triều đƣợc tính tốn theo từng
tháng nhƣ sau:
Bảng 7. Bảng tính tốn cao độ và độ lớn thủy triều dựa trên số liệu tồn cầu
Tháng

Trung bình

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Biên độ

1

1,65

2,12

1,19

0,93

2

1,50


1,93

1,08

0,85

3

1,42

1,79

1,01

0,78

4

1,42

1,78

1,00

0,78

5

1,46


1,86

1,00

0,86

6

1,47

1,94

0,97

0,97

7

1,46

1,94

0,96

0,98

8

1,49


1,92

1,05

0,87

9

1,59

1,96

1,21

0,75

10

1,73

2,13

1,32

0,81

11

1,82


2,28

1,37

0,92

19


×