Ứng dụng mô hình lớp học tương tác tại trường tiểu
học Đai Yên
Ngô Tiến Thắng
Tạp chí Thiết bị giáo dục
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và trong dạy học được Bộ Giáo dục & Đào
tạo xác định là một trong số những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008 – 2009. Ý thức
được vai trò của CNTT trong giảng dạy nên Trường Tiểu học Đại Yên luôn coi trọng việc
ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy tại nhà trường.
Năm học 2008 – 2009, Trường Tiểu học Đại Yên phối kết hợp với Trung tâm Công nghệ
Giáo dục – Công ty CP Thế giới máy tính triển khai thí điểm giải pháp “Lớp học tương
tác” tại trường theo hình thức xã hội hoá. Ngày 24 tháng 4 năm 2009 Trung tâm công nghệ
giáo dục phối hợp với trường Tiểu học Đại Yên giới thiệu chương trình ứng dụng mô hình
lớp học tương tác ở trường Tiểu học Đai Yên tới các trường tiểu học trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Tham dự chương trình hội thảo gồm có: Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Tiểu
học, Sở GD&ĐT, Ông Pham Anh Tuấn, Giám đốc trung tâm công nghệ Giáo dục cùng
nhiều báo đài và Hiệu trưởng các trường tiểu học trên thành phố Hà Nội. Chương trình được
triển khai ở trường Tiểu học Đại Yên như sau:
1. Phương hướng triển khai
• Xây dựng tại trường Tiểu học Đại Yên một mô hình lớp học chất lượng cao theo
mô hình Lớp học tương tác
• Các em học sinh sẽ đăng ký theo học Lớp học chất lượng cao trong vòng 5 năm
(lớp 1 đến hết lớp 5). Sĩ số lớp là 40 em.
• Nguồn kinh phí xây dựng lớp sẽ do phụ huynh các em trong lớp đóng góp
• Triển khai xây dựng một lớp trong năm học 2008 – 2009 làm chuẩn. Trong các năm
học tiếp theo sẽ tiến hành nâng dần số lượng Lớp học chất lượng cao theo mô hình này
2. Kinh phí triển khai
• Kinh phí xây dựng một lớp học chất lượng cao theo mô hình Lớp học tương tác dự
kiến như sau:
TT THIẾT BỊ SL KINH PHÍ (VND)
1 Bảng tương tác 01 45.000.000
2 Thiết bị kiểm tra trắc nghiệm 40 39.000.000
3 Bảng cá nhân 01 11.000.000
4 Bảng soạn giáo án 01 1.050.000
5 Máy chiếu – Projector 01 13.500.000
6 Máy tính 01 8.000.000
Tổng cộng 117.550.000
• Nguồn kinh phí xây dựng lớp học chất lượng cao theo mô hình lớp học tương tác sẽ
do phụ huynh học sinh đóng góp. Cụ thể mức đóng góp là 3 triệu đồng/học sinh cho 5 năm
học (65.000 VND/tháng/học sinh)
3. Quá trình triển khai
Từ ngày 1/10/2008, mô hình chính thức đi vào hoạt động với 2 giai đoạn chính:
• Giai đoạn 1 (từ tháng 10/2008 đến hết học kỳ 1): Tập trung đào tạo giáo viên, giúp
giáo viên và học sinh làm quen với hệ thống, sử dụng thiết bị và phần mềm trong việc
giảng dạy hàng ngày.
+ Hàng tuần, TTCNGD đều có chuyên viên xuống trường hướng dẫn giáo viên và học
sinh sử dụng thiết bị và phần mềm; hỗ trợ giáo viên về mặt kỹ thuật trong việc soạn giáo
án điện tử phục vụ việc giảng dạy trên lớp.
+ Triển khai giảng dạy tại lớp 1B (2 tiết/ngày) của bộ môn Tiếng Việt theo phương pháp
mới.
+ Cuối mỗi tuần, giáo viên Tuyết Mai chủ nhiệm lớp 1B cùng với chuyên viên của TT
CNGD tiến hành rút kinh nghiệm và phản ánh những vấn đề kỹ thuật cần hỗ trợ để xử lý.
+ Định kỳ 3 tuần 1 lần, các thiết bị của nhà trường đều được kiểm tra, bảo dưỡng chu đáo.
+ Phụ huynh học sinh được tham dự các tiết học thường ngày và phát biểu ý kiến góp
phần hoàn thiện việc giảng dạy trên hệ thống lớp học tương tác
• Giai đoạn 2 (học kỳ 2): Đẩy mạnh ứng dụng, tăng dần số tiết và số môn học sử
dụng hệ thống.
+ Mở rộng ứng dụng phương pháp mới cho môn Toán và môn TNXH, nâng số tiết sử
dụng mô hình lên thành 3-4 tiết/ngày.
+ Giáo viên Tuyết Mai được hỗ trợ giải đáp về kĩ thuật, và chuyên môn 24/24. Các chuyên
viên của Trung tâm chủ động thường xuyên gọi điện, liên hệ qua email và đến gặp trực
tiếp giáo viên Tuyết Mai để trao đổi, giải đáp và đào tạo nâng cao
+ Phụ huynh học sinh được tham dự các tiết học thường ngày và phát biểu ý kiến góp
phần hoàn thiện việc giảng dạy trên hệ thống lớp học tương tác
4. Kết quả quá trình triển khai
- Giai đoạn 1:
• Giáo viên và học sinh có thể ứng dụng tốt mô hình vào trong việc giảng dạy hàng
ngày.
• Số tiết học sử dụng mô hình mới tăng dần, từ 1 tiết/ngày trong những tuần đầu tiên
lên 2 tiết/ngày trong những tháng tiếp theo.
• Giáo viên và học sinh đều hào hứng với việc dạy và học theo phương pháp mới. Từ
đó nâng cao đáng kể hiệu quả học tập và giảng dạy.
• Với sự hỗ trợ về mặt lỹ thuật của chuyên viên Trung tâm CNGD, các giáo án điện
tử sinh động, hấp dẫn được giáo viên sử dụng để dạy hàng ngày.
• Phụ huynh hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi con em được học trên mô hình lớp
học tương tác này. Họ cảm thấy hài lòng, thích thú về các giáo án trực quan, sinh động kết
hợp với phương pháp giảng dạy chủ động, linh hoạt của giáo viên.
• Học sinh được tương tác trực tiếp với bài giảng của cô giáo, sự giao lưu và trao đổi
giữa học sinh và giáo viên được cải thiện đáng kể
• Kiến thức của các em học sinh ngày càng được cải thiện. Các em được tham gia
nhiều hơn vào bài giảng của giáo viên, chủ động tiếp thu và trau dồi kiến thức trong sách
giáo khoa và trong thực tế
- Giai đoạn 2:
• Số môn học ứng dụng mô hình mới tăng thêm với các môn Toán và TNXH. Số tiết
học sử dụng phương pháp mới cũng tăng lên từ 2 tiết/ngày trong giai đoạn 1 thành 3 đến 4
tiết/ngày.
• Giáo viên Tuyết Mai đã sử dụng tốt phần mềm soạn giáo án, lắp đặt và sử dụng các
thiết bị như: bảng tương tác, bảng soạn giáo án, bảng điều khiển không dây và thiết bị
kiểm tra trắc nghiệm.
• Giáo viên Tuyết Mai ngày càng thành thạo trong việc giảng dạy, đánh giá và quản
lý trình độ của các học sinh trong lớp.
• Trình độ của các em học sinh ngày càng được nâng cao, kiến thức thực tế ngày
càng được trau dồi và tích lũy nhiều hơn. Các em học sinh luôn chủ động, và cảm thấy
hứng thú hơn rất nhiều trong mỗi giờ học.
5. Những vấn đề cần khắc phục
Sau khi tham gia dự tiết học mẫu ở lớp 1B sử dụng bảng tương tác, có rất nhiều ý kiến đưa
ra cho công ty để giải trình về những thắc mắc của giáo viên. Các giáo viên tranh luận rất
sôi nổi về hệ thống bảng tương tác so với các phần mềm trình chiếu khác như: Powerpoint,
Violet… thì bảng tương tác có phần nổi trội hơn, theo ông Pham Xuân Tiến, Trưởng phòng
Tiểu học, Sở GD&ĐT thì bảng tương tác này có hai điểm nổi trội đó là: Phần cứng và phần
mềm
+ Phần cứng: là trang thiết bị tương tác giữa học sinh với lớp học. Cô giáo đặt ra câu hỏi
trên bảng tương tác bằng các hình ảnh sống động, dễ tiếp thu ở dưới học sinh tự thực hành
bằng cách bấm nút đánh dấu câu trả lời.
+ Phần mềm: giáo viên soạn một tiết dạy với Powerpoint và Violet mất nhiều ngày với
nhiều giáo viên cùng thực hiện nhưng với bảng tương tác thì đã sẵn có một ngân hàng giáo
án, có thể bỏ bớt cái này thêm cái kia theo ý tưởng của giáo viên cho bài học thêm sinh
động.
Ông Phạm Anh Tuấn Giám đốc trung tâm CNGD nhấn mạnh: “Bảng tương tác đã bước đầu
được bổ xung đầy đủ từ lớp 1 đến lớp 5 và sẽ hoàn thành vào đầu năm tới”. Tạm biệt trường
tiểu học Đại Yên các đại biểu về dự hội thảo đều hài lòng với sản phẩm và quyết tâm phấn
đấu lắp đặt hệ thống bảng tương tác cho trường mình phù hợp theo sự chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT về ứng dụng CNTT.
(theo báo cáo xây dựngmô hình lớp học
tương tác tại trườngTiểu học Đại Yên)