Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tiểu luận Thiết kế trò chơi học tập phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.19 KB, 43 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển các giác quan là một nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu giáo
dục và phát triển trẻ em lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ em 5-6 tuổi nói
riêng. Thính giác là một trong các cơ quan phân tích quan trọng, nó có thể coi là
“tiền đề” để một đứa trẻ phát triển tồn diện
Những tổn thương về thính giác sẽ hạn chế sự phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã
hội của trẻ.Thính giác nhanh nhạy giúp cho mọi thơng tin khi trẻ tiếp nhận được
đưa lên não bộ nhanh hơn từ đó não bộ sẽ phân tích, xử lý dữ liệu một cách
nhanh chóng kịp thời, điều này góp phần khơng nhỏ đến sự phát triển trí tuệ của
trẻ
Khi ở trường cũng vậy, trẻ muốn học và khám phá mọi thứ thật tốt thì trẻ cần có
sự tương tác trực tiếp với giáo viên, trẻ phải nghe rõ những yêu cầu, hiệu lệnh từ
cô để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ của môn học. Nếu như cơ quan thính
giác của trẻ khơng tốt sẽ gây khó khăn cho việc học, ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển toàn diện của trẻ
Trò chơi học tập được đưa vào sử dụng trong tất các lĩnh vực giáo dục nhằm
mục đích củng cố cho trẻ những kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong giờ
học
Tuy nhiên thực tiễn hiện nay cho thấy giáo viên ở các trường mầm non sử
dụng những trị chơi học tập vào mục đích cho trẻ phát triển khả năng cảm nhận
âm thanh vẫn cịn ít, chưa đa dạng, chưa kích thích tối đa sự phát triển thính giác
ở trẻ, giáo viên chưa biết cách khai thác tiềm năng của trò chơi học tập gắn liền
với các chủ đề ở trường mầm non để phát triển thính giác cho trẻ vì thế mà khả
năng cảm nhận âm thanh của trẻ chưa tốt, làm cho sự tập trung chú ý của trẻ
chưa cao.
Chính vì những lí do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế trò chơi
học tập phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.

1



2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cách thiết kế trò chơi học
tập phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho mẫu giáo trẻ 5-6 tuổi, giúp trẻ
có khả năng tập trung chú ý hơn trong hoạt động và sinh hoạt, góp phần phát
triển nhận thức cho trẻ nói riêng, phát triển tồn diện nhân cách nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở trường MN.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế trò chơi học tập phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
Chúng tơi cho rằng: Nếu thiết kế các trị chơi học tập phát triển khả năng
cảm nhận âm thanh cho trẻ5-6 tuổi dựa trên nhận thức, vốn kinh nghiệm và
hứng thú của trẻ và sử dụng hợp lí trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày thì
mức độ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế trị chơi học tập
phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
5.2 Đề xuất cách thiết kế trò chơi học tập phát triển khả năng cảm nhận
âm thanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .
5.3 Tổ chức thực nghiệm các trò chơi học tập phát triển khả năng cảm
nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu việc phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ trong
thời gian thực hiện chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên.
- Thiết kế một số trò chơi học tập phát triển khả năng cảm nhận âm thanh
cho trẻ 5-6 tuổi

2


- Tiến hành khảo sát thực trạng và thực nghiệm tại một số trường mầm
non trên địa bàn TP. Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu
7.2.3 Phương pháp đàm thoại
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.3 Phương pháp thống kê toán học
1.2 Âm thanh và vai trò của âm thanh đối với việc phát triển của trẻ em
1.2.1 Khái niệm “Âm thanh”
Âm thanh mà tai nghe được là những sóng đàn hồi lan truyền trong các
mơi trường vật chất, có tần số từ 16 hec đến 20 kilôhéc. Âm thanh không truyền
được trong chân không. Tai người cũng không nghe được các hạ âm có tần số
nhỏ hơn 16 héc và các siêu âm có tần số lớn hơn 20 kilơhéc.
Tuy nhiên âm thanh có thể được định nghĩa rộng hơn, tuỳ vào ứng dụng, bao
gồm các tần số cao hơn hay thấp hơn tần số mà tai người có thể nghe thấy, và
khơng chỉ lan truyền trong khơng khí, mà trong bất cứ vật liệu nào
Cả tiếng ồn và âm nhạc đều là các âm thanh.Trong việc truyền tín hiệu
bằng âm thanh, tiếng ồn là các dao động ngẫu nhiên không mang tín hiệu.
Vậy ta có thể hiểu: Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại)
của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật
chất như các sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần
số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).
1.2.2 Cơ chế thu nhận âm thanh

Âm thanh được thu nhận dưới dạng sóng âm. Sóng âm được truyền từ tai
ngồi tới màng nhĩ làm màng nhĩ rung. Sự rung động đó được chuyển qua các
3


xương tai làm rung màng căng cửa sổ bầu dục. Màng nhĩ to hơn cửa sổ bầu dục,
chuỗi xương tai lại tác dụng như một hệ đòn bẩy nên rung động đã tăng lên gấp
22 lần khi đến tai trong.
Dao động của xương bàn đạp làm chất dịch của tai trong rung theo, nhất
là ốc tai. Các dây tương ứng trên màng cơ sở cũng rung động và kích thích các
tế bào thụ cảm thính giác, làm xuất hiện một luồng xung động thần kinh truyền
theodây thần kinh thính giác về vỏ não. Nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não mà
ta nhận biết và phân biệt được âm thanh. Âm thanh có độ cao khác nhau, được
đặc trưng bởi những sóng âm có tần số khác nhau. Các sợi trên màng cơ sở có
độ dài khác nhau, có dao động cộng hưởng với những sóng âm khác nhau, theo
HemHolz các sợi ngắn cộng hưởng với các âm rung động có tần số cao, các sợi
dài cộng hưởng với các âm rung động có tần số thấp.
Tai người có thể thu nhận được sóng âm có tần số từ 16 đến 20000 Hetz,
phân biệt rõ với các âm có tần số từ 200 đến 2000 Hetz.Sự phân biệt tính chất
của âm (cường độ, âm sắc) phụ thuộc vào số lượng và vị trí của các tế bào thính
giác bị kích thích.
1.2.3 Phân loại âm thanh
Âm thanh có 2 loại: Tạp âm và âm thanh có tính nhạc.
-Tạp âm là những âm khơng có độ cao rõ ràng như tiếng máy nổ, tiếng
trống, , tiếng sấm, tiếng gió thổi
-Âm thanh có tính nhạcCác âm thanh có tần số rõ ràng có thể xác định
được như: Tiếng chim sơn ca hót, tiếng gà gáy sáng, tiếng hát, tiếng đàn, tiếng
sáo,
+ Cao độ+ Trường độ+ Âm sắc+ Cường độ
1.2.3 Vai trò của âm thanh đối với việc phát triển của trẻ em.

Âm thanh có một vai trị vơ cùng quan trọng khơng chỉ đối với con người
nói chung mà nó cịn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em ở mọi
lứa tuổi. Đối với trẻ em, âm thanh có vai trị sau đây:
- Âm thanh kích thích hứng thú, phát triển nhận thức cho trẻ:
4


Trẻ em ln ln muốn được tìm tịi khám phá thế giới xung quanh,
những sự vật, sự việc mà khiến chúng cảm thấy bắt mắt, những tiếng kêu, tiếng
gõ của các đồ vật cũng khiến chúng ham muốn được khám phá, tìm tịi.Những
sự vật hiện tượng cho dù mới lạ đến đâu, hấp dẫn đến đâu nếu chỉ là những hình
ảnh mà trẻ khám phá được bằng thị giác cũng không thể hấp dẫn bằng những sự
vật hiện tượng được trẻ khám phá khi có cả âm thanh. Chính từ những hứng thú
nảy sinh khi trẻ lắng nghe những tiếng âm thanh mới lạ, hấp dẫn, “vui tai” nên
đó sẽ là động cơ không nhỏ thúc đẩy sự phát triển nhận thức ở trẻ, điều này góp
phần khơng nhỏ cho trẻ khi học tiếp ở những cấp học cao hơn, đặc biệt là trẻ ở
độ tuổi 5-6 tuổi – độ tuổi chuẩn bị vào lớp 1.
- Âm thanh giúp trẻ dễ dàng định hướng xung quanh:
Âm thanh là một yếu tố không nhỏ giúp trẻ dễ dàng định hướng xung
quanh, âm thanh giúp trẻ xác định được vị trí hiện tại của mình đang ở đâu, nơi
đang dừng chân có âm thanh quen thuộc. Ví dụ khi được mẹ bí mật đưa đến khu
vui chơi, có tiếng nước chảy, mọi hoạt động diễn ra đều có âm thanh liên quan
đến nước, tiếng mọi người nô đùa, trẻ sẽ dễ dàng định hướng được: “Đây là
công viên nước”. Hay âm thanh giúp trẻ dễ dàng định hướng được trong không
gian khi có trường hợp xấu xảy ra như khi bị lạc mẹ, tiếng mẹ gọi quen thuộc sẽ
giúp trẻ định hướng nơi nào mẹ đang tìm mình ở đó và đi đến đó. Hay mọi âm
thanh xung quanh trẻ cịn giúp trẻ nhận biết được những nguy hiểm cận kề:
Tiếng chó sủa, tiếng người lạ, tiếng chng báo động khi có hỏa hoạn xảy ra…
trẻ sẽ lắng nghe xác định hướng nào là hướng nguy hiểm và trẻ sẽ có những
hành động đi đến nơi an toàn kịp thời.

- Âm thanh giúp trẻ cảm nhận và thể hiện xúc cảm với mọi người
xung quanh:
Âm thanh giúp trẻ cảm nhận được xúc cảm, tình cảm của những người xung
quanh đối với chúng qua giọng nói, kể cả khi trẻ chưa hiểu nội dung của nó.
Với từng giai đoạn phát triển của trẻ ở các độ tuổi (lứa tuổi hài nhi, ấu nhi
(nhà trẻ), mẫu giáo…) là các hoạt động chủ đạo tương ứng (như giao tiếp xúc
5


cảm trực tiếp với người lớn, hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi…). Trong
các hoạt động chủ đạo này, âm thanh đều có một vai trị nhất định trong việc
giúp trẻ thể hiện xúc cảm. Từ khi chào đời ở giai đoạn hài nhi, khi trẻ nghe thấy
tiếng trò chuyện của mẹ, tiếng à ơi của bà hay tiếng của người lạ giao tiếp với
trẻ, trẻ đã có những phản ứng thể hiện rõ ràng xúc cảm của mình như cười, chu
miệng đáp lại, cổ họng phát ra những tiếng “gư…gư”, hay khóc thét khi nghe
thấy khơng phải tiếng mẹ đang nói chuyện với mình. Hay đến giai đoạn tiếp
theo lứa tuổi ấu nhi khi mà hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, trẻ ln
tị mị với mọi đồ vật, chúng thích đập xuống đất, gõ và nhau, ném…và cười
thích thú khi những đồ vật đó phát ra những âm thanh khác nhau. Trẻ cười với
người lớn, dắt tay người lớn đi lấy những đồ mà trẻ muốn. Ngoài các hoạt động
chủ đạo của từng lứa tuổi mà âm thanh giúp trẻ thể hiện xúc cảm với mọi người
xung quanh thì những âm thanh hàng ngày trong đời sống quen thuộc cũng
khiến trẻ thể hiện xúc cảm với mọi người như: tiếng gọi trẻ khi có anh chị họ
hàng ở xa về khiến trẻ rất vui vẻ, trẻ cất tiếng hát hát những bài hát về bà về mẹ,
về gia đình thể hiện lịng u thương của mình trong đó…âm thanh giúp cho trẻ
phân biệt được những sự vật gần gũi quen thuộc, phát triển trí tuệ như: tiếng nói
của những người thân trong gia đình, nói, nghe đúng tên bạn, lắng nghe cơ dạy
và biết đánh vần…
- Ngồi ra âm thanh cịn giúp khả năng ghi nhớ của trẻ phát triển: đây là một
trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc học và nhớ những điều vừa nói

ra. Nếu khi trẻ bắt đầu đi học, sự ghi nhớ của thính giác phát triển chưa đầy đủ
thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những cơng việc, mục đích được giao
(bài tập), do vậy trẻ sẽ khơng biết việc gì làm trước, việc gì làm sau
1.3 Khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ và các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ 5-6 tuổi
1.3.1 Khái niệm Khả năng cảm nhận âm thanh

6


Khả năng cảm nhận âm thanh là khả năng con người nghe được những
âm thanh ở môi trường xung quanh, biết được đối tượng phát ra âm thanh và có
những phản ứng phù hợp với âm thanh đó.
1.3.2 Đặc điểm phát triển khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ 5-6 tuổi
BẢNG

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận âm thanh của
trẻ 5-6 tuổi
Yếu tố thứ nhất: Đặc điểm phát triển thể chất, tâm lí trẻ
- Sự phát triển các giác quan và não, đặc biệt là cơ quan thính giác
Đây là tiền đề vật chất cần thiết cho sự phát triển thính giác của trẻ. Các
nhà khoa học đã khẳng định 3 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng của sự
phát triển não cụ thể là trong giai đoạn này não hoàn thành 70 – 80% liên kết
giữa các tế bào ở sau não.Từ năm 4 tuổi trở đi các đường kết nối tế bào sẽ được
diễn ra ở các phần khác nhau ít quan trọng hơn của thùy não trước. Khoa học
cũng chỉ ra quá trình phát triển từ phải sang trái của não trẻ em. Trong đó: từ 0 2 tuổi là thời kỳ phát triển của não phải – đây là giai đoạn thần đồng; 3 - 4 tuổi
là giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ của não trái; từ 6 tuổi là thời kỳ của não
trái. Đến 8 tuổi trí lực khơng phát triển rõ rệt nữa, và sau đó con người chỉ có thể
phát triển kỹ năng và tri thức.Từ đó chúng ta có thể thấy, trẻ lứa tuổi 5-6 tuổi là
thời kỳ phát triển mạnh về não bộ, các giác quan cũng dần hoàn thiện. Nếu như

ngay ở những giai đoạn đầu trước đó, người lớn khơng có sự can thiệp nhằm
phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ thì nguy cơ rất lớn trẻ sẽ mất
thính lực.
-Khả năng chú ý ghi nhớ của trẻ
Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ biết hướng ý thức
của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ.
Trẻ có khả năng chú ý có chủ định, đối tượng chú ý hấp dẫn nhiều thay
đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ.

7


Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2,3 đối tượng cùng một lúc, tuy
nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động.
Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt. Sự phân
tán chú ý ở trẻ còn mạnh, nhiều khi trẻ không tự chủ được do xung lực bản năng
chi phối. Do vậy cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn.
Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ đã chú ý nhiều.Từ âm
thanh bên ngoài trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy nghĩ, cảm xúc bên trong óc
trẻ. Cần luyện tập các phẩm chất chú ý ghi nhớ cho trẻ qua các trị chơi và các
tiết học
-Đặc điểm xúc cảm, tình cảm, hứng thú của trẻ:
Đời sống xúc cảm tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4-5 tuổi, mức độ phong
phú phức tạp, tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh.
Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác
nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như: Tình cảm mẹ con, ơng bà,
anh chị em, tình cảm với cơ giáo, với người thân, người lạ…
Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất
tình huống.
Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới

đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ, tính tị mị ham
hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động
tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.
Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt,
xấu. Qua vui chơi giao tiếp với mọi người, do các thói quen nếp sống tốt được
gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ… trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt
đẹp cần thực hiện để vui lịng mọi người.
Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật, tạo hình, âm nhạc, khám
phá môi trường xung quanh. Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài
hòa về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái
xấu theo chuẩn, xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển.
8


- Đối với trẻ 5-6 tuổi vốn kinh nghiệm của trẻ về thế giới xung quanh, ý
thức và tính tự lập đã phát triển hơn so với các lứa tuổi trước chính vì vậy việc
tạo được hứng thú cho trẻ ở độ tuổi này có thể coi là “khó khăn” hơn. Trẻ sẽ tỏ
ra hứng thú và tích cực rõ rệt khi mà một tiết học hay một trò chơi được tổ chức
thật thoải mái càng khơng gị bó phụ thuộc vào một khn khổ, trình tự nhất
định thì chúng càng cảm thấy hứng thú hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc, các
trị chơi diễn ra cần ln ln có sự thay đổi, nội dung chơi phức tạp và gay cấn
hơn.Trẻ sẽ hứng thú hơn khi những lời cơ nói, những hành động của cô luôn
luôn “ngang bằng” với trẻ.Hứng thú của trẻ ở lứa tuổi này rất dễ mất khi những
tiết học, những trò chơi được diễn ra cứng nhắc, trẻ không được chủ động trong
mọi hoạt động. Khi trẻ đã khơng cịn hứng thú chúng sẽ thể hiện sự chán nản rõ
ràng như: ngồi ỳ ra không chịu hoạt động, khơng cịn nghe lời, hồn thành
nhiệm vụ qua loa cho xong không cần để ý tới kết quả… Chính vì vậy khi tổ
chức trị chơi học tập nhằm phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6
tuổi trong hoạt động khám phá môi trương xung quanh, những trị chơi chỉ sử
dụng thính giác mà khơng dùng tới thị giác cần phải mới lạ, hấp dẫn, đồ dùng đồ

chơi phong phú, ln phiên thay đổi các hình thức…những điều này sẽ phần nào
giúp cho sự hứng thú của trẻ được tốt hơn.
Yếu tố thứ hai: Môi trường
-Sự đa dạng các loại âm thanh.
Sự đa dạng các loại âm thanh trong cuộc sống là điều kiện cần thiết cho
sự phát triển thính giác của trẻ. Các loại âm thanh trong môi trường tự nhiên
cũng như môi trường xã hội là rất đa dạng, âm thanh luôn luôn hiện hữu xung
quanh chúng ta hay ngay cả chính từ bản thân cơ thể mỗi con người cũng có
những âm thanh đặc trưng của mình. Chính vì thế, đối với trẻ em nói chung và
trẻ mầm non nói riêng ở chúng vẫn cịn có những hạn chế nhất định về vốn âm
thanh do kinh nghiệm sống vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Thế giới tự nhiên
rộng lớn đòi hỏi trẻ phải dần dần từng bước khám phá và thế giới âm thanh cũng
vậy. Âm thanh khơng phải chỉ có riêng một loại, hai loại về các nguồn âm thanh
9


như âm thanh về đồ vật, con vật, âm thanh trong cuộc sống sinh hoạt, âm thanh
từ chính con người hay âm thanh đặc trưng nhất định mà âm thanh là sự biến tấu
khơng ngừng về các khía cạnh khác của âm thanh như: Cao độ, trường độ, tốc
độ…vv. mọi tính chất của âm thanh. Sự đa dạng các loại âm thanh như vậy đã
khiến cho không chỉ trẻ em là những người có vốn âm thanh ít mà chính người
lớn cũng cần khám phá tất cả những âm thanh có trong cuộc sống.
-Sự thay đổi cường độ âm thanh.
Âm thanh trong tự nhiên, trong cuộc sống vốn đã đa dạng tuy nhiên bên
cạnh đó là sự vơ vàn của những tính chất âm thanh trong đó bao gồm cường độ
âm thanh, cường độ của một âm thanh có thể thay đổi do con người hoặc mơi
trường bên ngồi tác động, nó có thể lúc to lúc nhỏ và chính sự thay đổi đó có
thể khiến trẻ nhầm lẫn sang một loại âm thanh khác cũng có trong tự nhiên,
trong cuộc sống. Ví dụ: Trẻ 2 tuổi có thể giật mình và chạy thật nhanh tìm người
thân khi nghe chính tiếng mẹ mình giả giọng thành “ngáo ộp” hay trẻ 5-6 tuổi có

thể nhầm lẫn giọng nói của cơ, chú, anh chị khi nghe thấy một giọng nói kủa
người khác qua điện thoại …Điều này có thể thấy, sự thay đổi cường độ âm
thanh là một yếu tố có thể khiến sự phát triển cảm nhận âm thanh của trẻ em nói
chung và trẻ em mầm non nói riêng bị ảnh hưởng.
-Sự bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ vật phát ra AT
Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng cảm nhận
âm thanh của trẻ 5-6 tuổi vì đối với trẻ mầm non, khi cảm nhận âm thanh cần
được tổ chức trong một môi trường càng yên tĩnh càng giúp trẻ lắng nghe và
cảm nhận tốt. Khi tạo ra âm thanh kích thích khả năng tập trung chú ý lắng nghe
của trẻ việc bố trí sắp xếp các nguồn, đồ vật phát ra âm thanh sao cho hợp lí là
rất quan trọng, nếu như việc bố trí sắp xếp các đồ vật khơng cố định hoặc tiếng
âm thanh phát ra khơng hợp lí sẽ không thể giúp trẻ phát triển được.
-Hoạt động ngôn ngữ của con người.
Trẻ sống trong môi trường giàu hoạt động ngôn ngữ sẽ được nghe nhiều,
dần dần sẽ cảm nhận được các đặc tính của âm thanh như cường độ, cao độ,
10


nhịp độ và âm sắc của âm thanh…Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả
năng cảm nhận âm thanh của trẻ.
-Các nguồn âm thanh trong môi trường.
Trong môi trường tự nhiên cũng như trong môi trường xã hội các nguồn
âm thanh là rất đa dạng, nếu như giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận âm
thanh mà không phân ra các nguồn âm thanh cụ thể sẽ khiến khả năng nghe, cảm
nhận của trẻ bị lẫn lộn dẫn đến trẻ sẽ khó hoặc khơng phân biệt được các loại âm
thanh với nhau, có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.
Yếu tố thứ ba: Sự giáo dục cảm nhận âm thanh cho trẻ
Sự phát triển khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ cịn phụ thuộc rất lớn
vào q trình GD như mục đích, nội dung, phương pháp hình thức phương tiện
giáo dục…

Do vậy, cần xác định rõ mục đích phát triển phát triển các giác quan nói
chung, phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ nói riêng. Điều này cần
làm rõ trong chương trình giáo dục trẻ MN và phải thể hiện rõ trong các hoạt
động cụ thể.
-Trên cơ sở mục đích phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ, cần
xác định rõ nội dung giáo dục. Nội dung phát triển khả năng cảm nhận âm thanh
cho trẻ phải được xác định rõ ràng trong từng hoạt động và nhìn một cách tổng
thể trong chương trình GD nói chung. Phải làm rõ phát triển khả năng cảm nhận
âm thanh cho trẻ thể hiện ở các khía cạnh như xác định hướng âm thanh, cường
độ âm thanh, đặc điểm của nguồn âm thanh.
-Việc chuyển nội dung GD thành khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ
được thực hiện bằng các phương pháp biện pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên
cần dựa vào đặc điểm đặc điểm nhận thức, kinh nghiệm của trẻ để sử dụng các
biện pháp giáo dục đa dạng, phong phú kích thích hứng thú, tính chủ động tích
cực sáng tạo của trẻ. Đồng thời, cần lựa chọn các hình thức phong phú, đa dạng,
giúp trẻ có cơ hội để rèn luyện phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ
thường xuyên, có hệ thống trong sinh hoạt hàng ngày
11


1.4 Trị chơi học tập và vai trị của nó đối với việc giúp trẻ phát triển
khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi
1.4.1 Khái niệm trò chơi học tập
Về khái niệm trị chơi học tập cũng có nhiều quan điểm khác nhau, theo
chúng tơi khái niệm trị chơi học tập có thể được hiểu như sau:
Trị chơi học tập là loại trị chơi trí tuệ có luật chơi và nội dung chơi do
người lớn nghĩ ra nhằm giúp trẻ hình thành, củng cố, mở rộng, chính xác hóa,
hệ thống hóa tri thức, biểu tượng của trẻ về bản thân và thế giới xung quanh.
1.4.2 Cấu trúc của trò chơi học tập
Xét về cấu trúc, trò chơi học tập bao giờ cũng có một cấu trúc nhất định

khác hẳn với các dạng trò chơi khác và sự luyện tập. Cấu trúc trò chơi học tập
bao gồm 3 thành tố: nhiệm vụ nhận thức (nội dung chơi), các hành động chơi
(động tác chơi) và luật chơi (quy tắc chơi).
1.4.3 Sự phân loại trị chơi học tập
Với mục đích phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi
thơng qua trị chơi học tập, đề tài của chúng tơi lựa chọn cách phân loại khác, đó
là phân loại dựa vào các tiêu chí giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh
nằm trong khoảng giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi khái
quát và chia thành 3 nhóm chính có thể vận dụng sử dụng trị chơi học tập vào
trong đó để phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ:
+ Nhóm trò chơi phát triển khả năng định hướng âm thanh trong khơng gian
+ Nhóm trị chơi giúp trẻ xác định cường độ, tốc độ âm thanh.
+ Nhóm trị chơi giúp trẻ xác định được nguồn (vật) phát ra âm thanh.
Với đặc thù của loại trò chơi học tập này, chúng tôi cho rằng cách phân
loại như trên sẽ giúp giáo viên dễ dàng thiết kế và lựa chọn trò chơi trên mục
đích cụ thể, phát triển một cách tốt nhất cho trẻ về khả năng cảm nhận âm thanh.
1.4.4 Vai trò của trò chơi học tập đối với việc giúp trẻ phát triến khả
năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi
12


-TCHT có nhiệm vụ nhân thức rõ ràng nên dễ thiết kế, lựa chọn, sử dụng
trong việc rèn luyện, củng cố khả năng nghe của trẻ:
Trong mỗi trò chơi học tập nhiệm vụ nhận thức thường ngắn gọn, rõ ràng
nên khi thiết kế, người thiết kế sẽ tập trung xoáy sâu và mục đích nhiệm vụ cần
đạt được ở trẻ.
-TCHT có thể sử dụng nhiều dụng cụ, tài liệu khác nhau nên nó phù hợp
với việc có thể tạo ra được nhiều âm thanh, rèn luyện thính giác cho trẻ. Trong
TCHT các dụng cụ, tài liệu đa dạng sẽ giúp người giáo viên tiết kiệm được thời
gian, tiền bạc, công sức để tổ chức các trò chơi học tập nhằm phát triểm khả

năng cảm nhận âm thanh cho trẻ.
-TCHT có thể tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi thời điểm phù hợp
với việc rèn luyện thính giác ở trẻ, dựa trên đặc điểm nhu cầu, hứng thú mà
người giáo viên có thể linh hoạt tổ chức các trị chơi phát triển thính giác mà
khơng bị bó buộc vào một khn thời gian nhất định.
-TCHT có thể phát triển bằng cách làm mới các thành tố của nó (nhiệm vụ
nhận thức, hành động chơi, luật chơi, đồ chơi, địa điểm, khơng gian chơi…)
thích hợp với việc kết hợp nhiệm vụ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho
trẻ. Trị chơi học tập chỉ sử dụng thính giác nếu giáo viên không biết cách tổ
chức, sáng tạo, linh hoạt thay đổi các thành tố trong khi chơi sẽ khiến trẻ rất
nhanh nhàm chán. Vì vậy với những ưu thế sẵn có của trị chơi học tập khi gắn
nhiệm vụ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh sẽ giúp trẻ hứng thú và tích
cực hơn.
- TCHT làm cho khả năng suy đốn ở trẻ phát triển mạnh hơn, kích thích
tối đa khả năng suy luận và giúp trẻ vận dụng tất cả vốn kinh nghiệm về môi
trường xung quanh mà trẻ có để giải quyết nhiệm vụ chơi – nhiệm vụ cảm nhận
âm thanh.
- Trước độ tuổi 5-6 tuổi là độ tuổi 4-5 đây là giai đoạn phát triển mạnh tư
duy trực quan hình tượng chính vì thế thơng qua trò chơi học tập giúp trẻ lứa
tuổi sau phát triển khả năng cảm nhận âm thanh vốn biểu tượng của trẻ mẫu giáo
13


nhỡ được giàu lên thêm nhiều, chức năng kí hiệu phát triển mạnh hơn, lòng ham
hiểu biết và hứng thú nhận thức tăng lên rõ rệt thể hiện qua việc cố gắng cùng
nhau hoàn thành nhiệm vụ chơi – nhiệm vụ cảm nhận âm thanh mà giáo viên
đưa ra trong mỗi một trò chơi.
- Phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ thơng qua trị chơi học
tập sẽ giúp trẻ hứng thú và tích cực hơn trong hoạt động, khiến trẻ tham gia trò
chơi một cách thoải mái, tự do, khơng bị gị bó vào một khn phép nào từ đó

trẻ sẽ tập trung thính giác vào việc giải quyết nhiệm vụ chơi góp phần giúp trẻ
phát triển thính giác.
2. Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng TCHT phát triển khả
năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN
2.1 Thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi học tập phát triển khả
năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN
2.1.1 Mục đích điều tra
Xác định thực trạng sử dụng trò chơi học tập phát triển khả năng cảm
nhận âm thanh của trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất cách thiết kế TCHT và sử dụng nó cho phù hợp với
thực tiễn khả năng trẻ 5-6 tuổi và điều kiện trường mầm non.
2.1.2 Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là 32 giáo viên phụ trách chăm sóc - giáo dục trẻ MG
5-6 tuổi ở ba trường: Trường Mầm non Đống Đa, Trường Mầm non Hoa Hồng,
Trường Mầm non Họa Mi, thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó:
+ Giáo viên có trình độ Đại học: 13 giáo viên, chiếm 40.6%
+ Giáo viên có trình độ Cao đẳng: 10 giáo viên, chiếm 31,3%
+ Giáo viên có trình độ Trung cấp: 9 giáo viên, chiếm 28,1%
Đa số tất cả các giáo viên được điều tra đều có thâm niên cơng tác trên 2
năm, u trẻ, u nghề, nhiệt tình và tận tâm với nghề. Các giáo viên này hiện
đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ MG 5-6 tuổi .
2.1.3 Nội dung điều tra
14


Thực trạng sử dụng trò chơi học tập phát triển khả năng cảm nhận âm
thanh cho trẻ 5-6 tuổi được khai thác qua phiếu điều tra GVMN qua hệ thống
câu hỏi để xác định nhân thức, về cách thiết kế TCHT phát triển khả năng cảm
nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi (phụ lục 1).
2.1.4 Cách tiến hành

Sử dụng phiếu điều tra (anket) đối với giáo viên MN, đàm thoại trực tiếp
với giáo viên, kết hợp ghi chép làm cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi
học tập phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN
2.1.5 Kết quả điều tra
Qua việc điều tra trên phiếu anket, chúng tôi thu được kết quả như sau:
*Quan niệm của GVMN về khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ
Kết quả điều tra cho thấy rằng, đa số giáo viên mầm non (84%) đều hiểu
đúng được quan niệm về khả năng cảm nhận âm thanh của con người là khả
năng mà con người nghe được những âm thanh ở môi trường xung quanh, biết
được đối tượng phát ra âm thanh và có những phản ứng phù hợp với âm thanh
đó, số ít giáo viên cịn lại (16%) giáo viên cho rằng khả năng cảm nhận âm
thanh là khả năng con người nghe được những âm thanh từ môi trường xung
quanh và nhận biết được đối tượng phát ra âm thanh. Kết quả trên cho thấy nhận
thức của xã hội nói chung và giáo viên mầm non nói riêng về khả năng cảm
nhận âm thanh ở con người đã được hiểu đúng và trở thành nhiệm vụ quan trọng
của giáo dục mầm non.
*Loại âm thanh được GVMN quan tâm giáo dục trẻ
Qua bảng trên ta thấy, đa số giáo viên lựa chọn việc sử dụng những loại
âm thanh có tính nhạc (80,64%) nhằm giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận âm
thanh, hầu hết các gia viên đều cho rằng chính những loại âm thanh có tính nhạc
sẽ giúp trẻ hứng thú, yêu thích hơn do mang tính chất vui nhộn, mới lạ. Tuy
nhiên bên cạnh đó phần đa giáo viên cũng đã lựa chon việc sử dụng âm thanh tự
nhiên như: Tiếng gió, tiếng nước…(67,8%) sử dụng cho trẻ nhằm phát triển khả
năng cảm nhận âm thanh, tỷ lệ này chỉ thấp hơn những loại âm thanh có tính
15


nhạc mà giáo viên sử dụng là 12,9%. Còn lại những loại âm thanh khác như: âm
thanh trong sinh hoạt, tiếng nói, tiếng kêu các con vật đều được giáo viên lựa
chon, sử dụng ở mức 64,51%. Bên cạnh đó, có 1 ý kiến lựa chọn những loại âm

thanh khác chiếm 3,22%, giáo viên đưa ra là tiếng còi. Chúng ta có thể thấy, một
số lượng nhỏ giáo viên vẫn cịn nhầm lẫn những loại âm thanh, tiếng cịi có thể
xếp vào những loại âm thanh trong sinh hoạt. Nhìn chung, tất cả các con số trên
đều cho thấy, giáo viên mầm non tại trường đã biết vận dụng tối đa các loại âm
thanh đa dạng ứng dụng để phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ, các
con số đều dừng ở mức khá cao, nó cho thấy giáo viên đã ý thức được việc phát
triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ là cần sự đa dạng về âm thanh, nhằm
giúp vốn âm thanh ở trẻ trở nên phong phú hơn, kích thích sự hứng thú, tích cực
tham gia các trị chơi, bài tập về cảm nhận âm thanh ở trẻ.
*Ý kiến GVMN về tầm quan trọng của việc phát triển khả năng cảm nhận
âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi
Qua bảng số liệu trên ta thấy, đa số giáo viên mầm non đã nhận thấy việc phát
triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ là rất quan trọng (61,3%) đây là một
con số chiếm tỉ lệ cao bên cạnh đó 38,7% giáo viên dừng lại ở mức độ quan
trọng. Nhưng nhìn chung, tất cả giáo viên đã ý thức được sự quan trọng của việc
phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ. Qua việc trao đổi và thảo luận
với giáo viên về mức độ quan trọng của việc phát triển khả năng cảm nhận âm
thanh, hầu hết họ đều cho rằng, đây là một yếu tố quan trọng gắn liền với việc
phát triển tồn diện cho trẻ, nó sánh ngang bằng với các mặt khác cần phát triển
cho trẻ như: thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức…Điều đó cho rằng họ đã nhận
thức được tầm quan trọng của việc phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho
trẻ là một nhiệm vụ quan trọng.
*Các chủ đề được sử dụng để phát triển khả năng cảm nhận âm thanh
cho trẻ
Qua bảng đánh giá việc sử dụng trò chơi học tập trong các chủ điểm ở
trường mầm non của giáo viên các trường mầm non cho thấy. Nhìn chung tất cả
16


các giáo viên đều sử dụng trò chơi học tập đồng đều trong các chủ điểm nhằm

phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi. Trong đó chiếm số tỉ lệ
phần trăm cao nhất là sử dụng các trò chơi học tập ứng dụng trong chủ điểm
nước và các hiện tượng tự nhiên (Nước, gió…), tiếp đến là các chủ điểm như:
Động vật, bản thân, nghề nghiệp,thực vật, gia đình, các phương tiện giao thơng,
trường mầm non, quê hương đất nước Bác Hồ. Qua các số liệu trên cho thấy,
giáo viên đã biết cách khai thác trò chơi học tập tương ứng với các chủ đề nhằm
phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ. Một số những chủ điểm có
nhiều đối tượng có thể phát ra âm thanh đã được các giáo viên khai thác triệt để,
được thể hiện qua những ý kiến lựa chọn khá cao.Họ đã nhận thức được tốt
những yếu tố có thể sử dụng để phát triển cho trẻ.
*Các hoạt động sử dụng trò chơi học tập phát triển khả năng cảm nhận
âm thanh cho trẻ.
Qua bảng kết quả thu thập được về những hoạt động mà giáo viên đã sử
dụng trị chơi học tập trong đó nhằm phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho
trẻ, ta thấy: Giáo viên đã biết cách sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả
năng cảm nhận âm thanh trong chính hoạt động khám phá môi trường xung
quanh (chiếm 74.19%), rất phù hợp với sự đa dạng của các loại âm thanh và
phạm vi của hoạt động giúp trẻ được tự do thoải mái khám phá thế giới âm
thanh, đa dạng, nhiều màu sắc. Tuy nhiên đối với trẻ lứa tuổi MGL trẻ hồn tồn
có thể duy trì được mức độ tập trung hứng thú của mình cả khi ở buổi chiều,
điều này khác hẳn hoàn toàn với trẻ lứa tuổi MGB, buổi chiếu trẻ thường khơng
học gì. Qua số liệu trên bảng ta thấy, ý kiến lựa chọn của giáo viên khi tổ chức
trò chơi học tập cho trẻ trong hoạt động chiều còn khá thấp, chưa tận dụng được
tối đa thời gian tổ chức trò chơi học tập nhằm giúp trẻ phát triển khả năng cảm
nhận âm thanh, đó là yếu tố cịn hạn chế. Bên cạnh đó, một điểm tích cực đó là
giáo viên đã biết cách lồng ghép tích hợp các trị chơi nhằm phát triển khả năng
cảm nhận âm thanh cho trẻ trong tất cả các giờ học hay chế độ sinh hoạt hàng
ngày ở trường mầm non. Qua trao đổi, thảo luận với một số giáo viên, một số đã
17



có ý kiến cho rằng có thể tổ chức một số trò chơi học tập nhằm phát triển khả
năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi trong một số khung giờ như: Trước giờ
ngủ trưa, hay giờ đón trẻ…Điều đó cho thấy khả năng sáng tạo của một số
GVMN khá cao.
* Mục đích sử dụng trị chơi học tập phát triển khả năng cảm nhận âm
thanh cho trẻ 5-6 tuổi
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, mục đích giúp trẻ xác định đối tượng
phát ra âm thanh chiếm một tỉ lệ lớn (83,87%), mục đích giúp trẻ định hướng âm
thanh trong không gian và giúp trẻ hứng thú, chú ý, tích cực hơn với tiết học
chiếm một tỉ lệ ở mức khá cao. Điều đó cho thấy, giáo viên rất chú trọng việc
phát triển khả năng cảm nhận âm thanh về phía trẻ. Tuy nhiên họ vẫn chưa chú
trọng đến khía cạnh đặc điểm của âm thanh như thế nào nhằm giúp trẻ phát triển
khả năng cảm nhận âm thanh mà đặc điểm của âm thanh là một yếu tố khá quan
trọng giúp trẻ phát triển sự nhanh nhạy của thính giác, mục đích này chỉ chiếm
35,48%. Cịn lại các mục đích khác chiếm 3,22%.
*Hình thức tổ chức TCHT phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho
trẻ
Các hình thức tổ chức trị chơi học tập của giáo viên nhằm phát triển khả
năng cảm nhận âm thanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được các giáo viên lựa chon
hàng đầu là hình thức tổ chức chơi tập thể, tiếp đến là chơi theo nhóm và thấp
nhất là chơi cá nhân. Qua trao đổi với những giáo viên mầm non lựa chọn phần
đơng là hình thức tổ chức chơi tập thể họ cho rằng, tổ chức như vậy sẽ khiến trẻ
hứng thú hơn, kích thích sự thi đua giữa các trẻ, nó làm cho trị chơi trở nên
thành cơng hơn là khi tổ chức trị chơi với hình thức cá nhân, điều này sẽ khiến
trẻ trở nên nhàm chán.
* Điều kiện sử dụng trò chơi học tập phát triển khả năng cảm nhận âm thanh.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, hầu hết các giáo viên mầm non đã có
ý thức coi trọng việc phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi giữ
một vị trí hàng đầu, từ đó để phát triển được khả năng cảm nhận âm thanh cho

18


trẻ thì việc tiếp theo sẽ là có điều kiện vật chất đầy đủ, cuối cùng là cần có tài
liệu hướng dẫn cách thiết kế trị chơi, có hệ thống trò chơi đã thiết kế và hướng
dẫn sử dụng cụ thể. Nhìn chung, giáo viên đã nhận thức đước các yếu tố cần
thiết để phát triển khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ.
*Khó khăn của GVMN trong việc phát triển khả năng cảm nhận âm thanh
cho trẻ.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy:
- Việc phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi qua trò
chơi học tập khi được giáo viên tiếp xúc đã gặp phải một số những khó khăn
nhất định, phần đơng giáo viên thừa nhận khó khăn lớn nhất là do chưa có kinh
nghiệm thiết kế trị chơi phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ chính vì
thế dẫn đến việc tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng cảm nhận âm
thanh cho trẻ sẽ khó hơn, trẻ khơng hứng thú với những trị chơi chỉ sử dụng
thính giác.
- Bên cạnh đó, qua những khó khăn như vậy trường mầm non vẫn còn
chưa chú trọng đến việc phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ, điều đó
khiến giáo viên chưa thực sự nhiệt tình, chưa tận dụng hết sức sáng tạo, cịn q
rập khn và máy móc trong cơng việc, ngại tạo ra cái mới và áp dụng cái mới.
- Ngồi những khó khăn mà khơng ít giáo viên đã gặp phải thì có 9.67% ý
kiến khác đã cho rằng, họ không gặp bất kỳ khó khăn nào khi tổ chức các trị
chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi nhằm phát triển khả năng cảm nhận âm thanh. Qua
điều tra cho thấy, những giáo viên đó đều có trình độ Đại học, thâm niên cơng
tác đa số trên 20 năm. Vì vậy mà họ đã tích lũy được những vốn kinh nghiệm
đáng kể phần nào giúp cho việc tiến hành tổ chức các trò chơi học tập nhằm phát
triển ,khả năng cảm nhận âm thanh khơng hề gặp khó khăn.
*Kinh nghiệm sử dụng trị chơi học tập phát triển khả năng cảm nhận âm
thanh cho trẻ 5-6 tuổi của GVMN:


19


Qua khảo sát chúng tôi đã thu được một vài ý kiến về kinh nghiệm việc sử
dụng trò chơi học tập phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi
như sau:
+ Lồng ghép vào các trò chơi trong tiết học giúp trẻ hứng thú. Ví dụ: Trong
tiết học âm nhạc sử dụng trò chơi “Tai ai tinh”, “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
+ Cho trẻ nghe nhiều âm thanh khác nhau
+ Sử dụng trò chơi cần đúng thời điểm và phù hợp với chủ đề sẽ đạt hiệu
quả cao trong việc phát triển khả năng cảm nhận âm thanh
+ Chơi theo hứng thú của trẻ
+ Dùng những loại âm thanh có thực trong cuộc sống, gần gũi với trẻ
+ Sử dụng những đồ dùng quanh trẻ để tạo ra âm thanh.
+ Có nhiều trị chơi cho trẻ khám phá.
Ngồi ra trong q trình quan sát, trao đổi với giáo viên chúng tơi nhận
thấy hầu như khơng có hoặc rất ít giáo viên có những cách thiết kế và có những
trị chơi thiết kế để phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi. Những trò chơi phát triển khả năng cảm nhận âm thanh chúng tôi quan sát
được mà giáo viên tổ chức trên trẻ thường chỉ là một số trò chơi sử dụng trong
những giờ âm nhạc. Ví dụ như: trị chơi nghe âm thanh đốn tiết tấu hay trị chơi
nghe nhạc và tìm thật nhanh ghế ngồi cho mình khi nhạc kết thúc.
Kết quả khảo sát trên làm căn cứ giúp chúng tơi thiết kế hệ thống trị chơi
và sử dụng một cách hiệu quả.
2.2 Thực trạng về mức độ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh
của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
2.1.1 Mục đích đánh giá
Xác định mức độ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ 5-6 tuổi
tại trường MN Đống Đa, TP. Hà Nội làm căn cứ để thiết kế và sử dụng trò chơi

học tập có hiệu quả.
2.1.2 Nội dung đánh giá

20


Thực trạng mức độ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ 5-6 tuổi
tại trường mầm non Đống Đa, TP. Hà Nội thể hiện ở các nội dung cụ thể như: khả
năng định hướng AT, xác định cường độ âm thanh, xác định nguồn âm thanh.
2.1.3 Các tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 1: Xác định được hướng âm thanh (2 điểm)
Tiêu chí 2: Xác định được cường độ của âm thanh (4 điểm)
Tiêu chí 3: Xác định được đặc điểm của nguồn âm thanh (4 điểm)
- Về thang đánh giá cụ thể như sau:
+ Tốt: 9-10 điểm
+ Khá: 7- dưới 9 điểm
+ Trung bình: 5- dưới 7 điểm
+ Yếu: Dưới 5
2.1.4 Cách tiến hành đánh giá
- Sử dụng 3 bài tập nhằm phát triển khả năng cảm nhận âm thanh (Phụ
lục 2 ):
+ Bài tập 1: Tai ai tinh
+ Bài tập 2: Nước chảy vào đâu
+ Bài tập 3: Tiếng gì thế nhỉ?
- Khảo sát 60 trẻ của lớp MGL Số 1 tại trường mầm non Đống Đa
-Tiến hành khảo sát lần lượt từng trẻ trong phòng riêng, yên tĩnh
2.1.5 Kết quả đánh giá
Dựa vào tiêu chí đánh giá xây dựng ở mục 2.1.3 và thang đánh giá cụ thể
qua từng tiêu chí ở mục 2.1.4 được qui đổi cụ thể số điểm trong từng bài tập,
chúng tôi tiến hành điều tra và đánh giá mức độ phát triển khả năng cảm nhận

âm thanh của trẻ 5-6 tuổi ở 60 trẻ thông qua 3 bài tập đánh giá.
Thông qua việc điều tra kết hợp với việc quan sát theo dõi và trị chuyện
với trẻ trong suốt q trình thực hiện bài tập khảo sát chúng tôi thu được kết quả
như sau:

21


Khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ đạt ở mức độ Tốt là khá thấp với số
lượng là 5 trẻ (chiếm 8.33%). Đây là những trẻ có biểu hiện như sau: Trẻ có sự
tập trung chú ý cao độ lắng nghe yêu cầu của giáo viên, và những âm thanh mà
giáo viên tạo ra. Có thể đánh giá đây là những trẻ có vốn âm thanh khá phong
phú, trong q trình chơi trị chơi trẻ rất hứng thú và tham gia một cách tích cực,
trả lời rõ ràng, nhanh và đầy đủ các câu hỏi của cô. Hầu hết tất cả trẻ đều xác
định được. Trẻ độc lập thực hiện nhiệm vụ ngay khi giáo viên giao phó. Khi
tham gia trò chơi hầu hết tất cả những trẻ này đều tích cực suy nghĩ, đưa ra
nhiều đáp án trả lời: “Theo con đây có thể là tiếng….” và đưa ra được đúng đáp
án cuối cùng. Qua quan sát các hoạt động của trẻ trên lớp, cho thấy những trẻ
này đều rất nhanh nhẹn, hoạt bát, ngay lập tức chú ý tới cô khi cô gọi tên mặc dù
bản thân đang tham gia một hoạt động nào đó hay khi đang vui chơi. Khả năng
lắng nghe của trẻ tốt thể hiện qua việc khi giáo viên yêu cầu trẻ tạo ra âm thanh,
trẻ đã biết tạo ra được âm thanh đúng loại mà cơ đã sử dụng trước đó.
Mức độ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ đạt ở mức Khá là
7 trẻ (chiếm 11.66%). Khi tham gia hầu hêt những trẻ này đều có mức độ tập
trung lắng nghe âm thanh do cô tạo ra khá tốt. tuy nhiên khả năng tư duy, logic
liên tưởng đến nguồn gốc âm thanh để trả lời cô chậm hơn so với nhóm trẻ ở
mức độ cao, Những trẻ này thường có mức độ tập trung hứng thú giữ ở mức 2/3
thời gian tham gia trị chơi, trẻ nói được phần lớn tên gọi, xác định được hướng
âm thanh, một số âm thanh đa dạng khác cũng như số trẻ cảm nhận âm thanh ở
mức độ Tốt thì trẻ ở mức độ này có khả năng cảm nhận được một số âm thanh

đa dạng khác nhau. Trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển khả năng cảm nhận âm
thanh với mức độ vừa phải, trên cơ sở có sự hướng dẫn của giáo viện.
Số trẻ có mức độ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh đạt mức Trung
bình là 31 trẻ chiếm 51.66% đây là một tỷ lệ khá cao. Những trẻ này có biểu
hiện như sau: Trẻ này có lắng nghe u cầu của giáo viên nhưng khơng thường
xuyên, mức độ tập trung chú ý khi tham gia trò chơi của những trẻ này chỉ giữ
1/3 thời gian hứng thú, sau đó trẻ thường lơ đãng ra ngồi, khi xác định hướng
22


âm thanh trẻ một số trẻ xác định được hướng đúng nhưng không chắc chắn với
câu trả lời hoặc xác định nhầm phương hướng như phía bên trái với phía bên
phải. Đa phần những trẻ này có thể xác định được tốc độ của âm thanh hoặc chỉ
xác định được cường độ âm thanh. Một số loại âm thanh đặc trưng như tiêng
kêu các con vật, lời nói trẻ cũng có thể cảm nhận được.
Số trẻ có mức độ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh đạt mức Yếu là
17 trẻ chiếm 28.33% đây cũng là một tỷ lệ tương đối cao. Trẻ ở nhóm này
nhanh chóng bị phân tán chú ý, không lắng nghe yêu cầu của cô cũng như
nhiệm vụ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh mà giáo viên đặt ra cho
trẻ.Bài tập có một số tiêu chí về xác định vật phát ra âm thanh như tên đồ vật,
chất liệu của đồ vật là q khó đối với trẻ nhóm này.Trẻ thờ ơ, khơng chú ý tới
mọi diễn biến đang diễn ra trước mặt.Trẻ không thực hiện được phần lớn
nhiệm vụ nhằm phát triển khả năng cảm nhận âm thanh. Đa số trẻ ở nhóm này
chỉ có thể nhận biết được một số loại âm thanh đặc trưng rõ rệt như: tiếng kêu
của các con vật và lời nói.
Với những trẻ này giáo viên nên quan tâm nhiều hơn, tăng cường gợi mở,
hướng dẫn trẻ trong các trò chơi nhằm phát triển khả năng cảm nhận âm thanh.
Giáo viên cần quan sát xem vì sao cháu khơng tích cực tham gia vào hoạt động.
Từ đó giáo viên có hướng điều chỉnh phù hợp, tăng kích thích, hứng thú cho trẻ
khi tham gia vào những trị chơi chỉ sử dụng thính giác. Bên cạnh những con số

khảo sát mức độ phát triển khả năng cảm nhận âm thanh của trẻ 5-6 tuổi nằm ở
mức độ thấp thì những trẻ đạt ở mức độ cao cũng nói lên một điều rằng: Trẻ ở
lứa tuổi này cũng rất thích thú khi tham gia vào những trị chơi học tập nhằm
phát triển khả năng cảm nhận âm thanh, khi chỉ sử dụng một giác quan sẽ khiến
trẻ hào hứng muốn khám phá những điều mà bản thân làm được. Mặt khác, có
một điều đặt ra đối với giáo viên là họ cần có sự sáng tạo, đổi mới các trò chơi
học tập nhằm phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ hơn nữa nhằm kích
thích hứng thú, nhu cầu khám phá cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn.

23


CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT CÁCH THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP PHÁT
TRIỂN KHẢ NĂNG CẢM NHẬN ÂM THANH CHO TRẺ 5-6 TUỔI
2.1 Nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập phát triển khả năng cảm
nhận âm thanh của trẻ 5-6 tuổi
a. Đảm bảo tính mục đích.
b. Đảm bảo tính hấp dẫn.
c. Đảm bảo tính hệ thống và phát triển
d. Đảm bảo phù hợp với sự phát triển thính giác củatrẻ5-6 tuổi.
a. Đảm bảo tính mục đích.
Việc thiết kế trị chơi học tập phải đảm bảo thực hiện mục tiêu GDMN nói
chung và nâng cao khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Các
yếu tố của trị chơi học tập cần hướng đến quá trình nhận thức của trẻ, cũng như
việc giúp trẻ phát triển được khả năng cảm nhận âm thanh ngày càng chính xác
và hiệu quả hơn. Vì vậy, mỗi trị chơi học tập từ nhiệm vụ chơi, hành động chơi
và luật chơi đòi hỏi sao cho chúng tạo cho trẻ hứng thú chơi, tập trung và huy
động các hành động thực hành và hành động tư duy trong quá trình chơi nhằm
giải quyết nhiệm vụ chơi mà bắt buộc trẻ phải tập trung lắng nghe để giải đáp
những yêu cầu mà giáo viên đặt ra trong hồn cảnh khơng sử dụng thị giác.

Chính vì vậy, việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nằm phát triển khả năng
cảm nhận âm thanh cho trẻ 5-6 tuổi cần phải hướng tới mục đích làm chính xác
nhiệm vụ đặt ra, khái qt hóa, chính xác hóa những kiến thức, kĩ năng về
MTXQ của trẻ, giúp trẻ luyện tập, phân biệt các đối tượng phát ra âm thanh, đối
tượng khiến vật phát ra âm thanh từ đó nâng cao dần các nhiệm vụ chơi phát
triển ở trẻ khả năng cảm nhận âm thanh một cách tốt nhất.
b. Đảm bảo tính hấp dẫn.
Trị chơi học tập phát triển khả năng cảm nhận âm thanh cho trẻ có đặc
điểm là trẻ khơng được hoặc ít sử dụng thị giác vào trong q trình chơi. Chính
vì thế để trị chơi học tập nhằm mục đích giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận
24


âm thanh được hiệu quả thì trị chơi phải thiết kế sao cho phải thực sự hấp dẫn,
lơi cuốn, kích thích hứng thú trẻ trong q trình tham gia trị chơi. Nội dung phát
triển khả năng cảm nhận âm thanh đặt ra cho trẻ, cách chơi, vật liệu sử dụng,
cũng phải phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ (nhu cầu, xúc cảm, tình cảm và khả
năng cảm nhận âm thanh của từng trẻ hoặc nhóm trẻ).
 Tên gọi trị chơi phải phù hợp với từng nhiệm vụ chơi, luật chơi, kích
thích ở trẻ mong muốn được tham gia và trò chơi.
 Nội dung chơi (nội dung giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận âm
thanh) phù hợp với đặc điểm riêng của trẻ, huy động được kiến thức kĩ năng từ
vốn kinh nghiệm sống mà trẻ đã có nhằm giải quyết được nhiệm vụ cảm nhận
âm thanh sao cho hiệu quả nhất.
 Cách chơi phải dễ nhớ, hấp dẫn, mang tính thi đua cao, phù hợp với khả
năng cảm nhận âm thanh của trẻ 5-6 tuổi. Giaó viên có thể linh hoạt thay đổi
cách chơi làm trò chơi ngày càng sinh động và lôi cuốn trẻ với các mức độ khác
nhau trong q trình trẻ tham gia vào trị chơi.
 Khi giáo viên sử dụng các đồ dùng để tạo môi trường hoạt động cho trẻ
hay đồ dùng sử dụng cho trẻ chơi phải gần gũi, quen thuộc đối với trẻ, đảm bảo

an toàn cho trẻ, phù hợp với tình huống chơi, hành động chơi khác nhau.
c. Đảm bảo tính hệ thống và phát triển
Khi thiết kế và đưa vào thực nghiệm trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi
nhằm phát triển khả năng cảm nhận âm thanh, các trò chơi phải được sắp xếp từ
đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, các nhiệm vụ chơi, hành động chơi, luật
chơi phải được phức tạp hóa dần trong quá trình trẻ tham gia chơi theo trình tự
logic hợp lí. Việc thiết kế trị chơi học tập nhằm phát triển khả năng cảm nhận
âm thanh cho trẻ cần phải được thể hiện dưới nhiều hình thức chơi, nhiều cách
chơi để mỗi trẻ có thể tự chọn những trị chơi, cách chơi khác nhau tùy theo
hứng thú và mức độ khả năng cảm nhận âm thanh của bản thân mình.
d. Đảm bảo phù hợp với sự phát triển thính giác củatrẻ5-6 tuổi.

25


×