BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ngọc Nuôi
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ngọc Nuôi
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN
Chuyên ngành :Giáo dục học (Mầm non)
Mã số
: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HUỲNH VĂN SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong các
công trình khác.
Học viên
Nguyễn Thị Ngọc Nuôi
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP.HCM cùng Quý Thầy Cô giảng dạy tác giả
trong suốt những năm học Đại học đặc biệt trong hai năm học cao học. Những kiến thức và
phương pháp Thầy Cô truyền đạt là nền tảng quan trọng để tác giả hoàn thành luận văn này.
Quý Thầy Cô Phòng Sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tác giả có thể tham gia
học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Huỳnh Văn
Sơn, người Thầy kính mến đã hết lòng quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn nghiên cứu và động
viên để tác giả hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Trường Đại học Thủ Dầu Một, Khoa Khoa học Giáo dục đã tạo điều kiện và hỗ trợ tác
giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Phòng giáo dục Thị Xã Dĩ An cùng Ban giám hiệu và giáo viên các trường: MN Hoa
Hồng 1, Hoa Hồng 6, MG Anh Đào, MN Võ Thị Sáu đã nhiệt tình cộng tác trong quá trình
nghiên cứu đề tài.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến quý đồng nghiệp và bạn học cùng lớp caohọc khóa 22
đã hợp tác và chia sẻ kiến thức.
Cuối cùng, tác giả gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn ủng hộ, động viên tác giả
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Bình Dương, tháng 9 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Ngọc Nuôi
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... 2
MỤC LỤC ............................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................6
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................6
4. Giả thuyết khoa học .......................................................................................................7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................................7
6. Giới hạn đề tài ................................................................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................7
8. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺMẪU
GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN ................................................... 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt
động kể chuyện ...................................................................................................................9
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động kể
chuyện............................................................................................................................... 9
1.1.2. Những nghiên cứu về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện ở Việt
Nam ................................................................................................................................ 13
1.2. Lý luận về tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể
chuyện ...............................................................................................................................17
1.2.1. Khái niệm về tưởng tượng .................................................................................... 17
1.2.2. Khái niệm về tưởng tượng sáng tạo ..................................................................... 22
1.2.3. Hoạt động kể chuyện và khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở trường mầm non ................................................................................................... 27
1.2.4. Khái niệm về biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện ........................................................................ 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦATRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở MỘT SỐTRƯỜNG
MẦM NON TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................................ 49
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ...........................................................49
2.2.Thực trạng khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động kể
chuyện ở các trường thuộc mẫu nghiên cứu .................................................................50
2.2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng......................................................... 50
3
2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện ................................................................................ 52
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢNĂNG
TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔITRONG HOẠT
ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠITHỊ XÃ DĨ AN, TỈNH
BÌNH DƯƠNG...................................................................................................................... 78
3.1. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp triển khả năng tưởng tượng
sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện ...................................78
3.2. Một số biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 56 tuổi trong hoạt động kể chuyện ...................................................................................79
3.2.1. Biện pháp 1: Làm phong phú vốn biểu tượng về đối tượng, ý tưởng, cách biểu
đạt khi kể chuyện bằng cách thường xuyên tổ chức đàm thoại, trò chuyện, tri giác về đồ
dùng đồ chơi, nhân vật, sự vật, sự kiện xung quanh trẻ ................................................. 79
3.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng kết hợp hình thức kể chuyện sáng tạo với nhiều thể loại
khác nhau giúp trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhiều mức độ ............................................ 83
3.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng chuyện mẫu giúp trẻ hình thành các kỹ năng kể chuyện cơ
bản và nâng dần đến kỹ năng tự kể chuyện để tạo nền tảng cũng như chất xúc tác giúp
phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo ...................................................................... 84
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên mầm non để
định hướng cho giáo viên cách thức, biện pháp tổ chức các hoạt động kể chuyện phát
triển khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ .................................................................. 86
3.3. Thực nghiệm một số biện pháp phát triển khả tưởng tượngnăng sáng tạo cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện .........................................................87
3.3.1. Khái quát về tổ chức thực nghiệm........................................................................ 87
3.3.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm.......................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 112
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................... 117
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hàng năm, nước ta có rất nhiều hội thi nhằm thúc đẩy phong trào sáng tạo trong các lĩnh
vực khác nhau để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống của con người. Các hội thi
này diễn ra từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia, quốc tế chứng tỏ con người luôn hướng về một xã
hội không ngừng phát triển với bao điều mới mẻ. Quỹ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam Vifotec
do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự luôn có những hội thi bổ ích để vinh
danh các công trình sáng tạo từ lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng cho đến sinh viên và các
nhà sáng tạo trên toàn quốc. Ngày 22-8-2012 Ban tổ chức cuộc thi Sáng tạo Thanh-Thiếu
niên và nhi đồng toàn quốc lần VIII (2011-2012) đã thông qua kết quả chấm giải của 479 đề
tài. Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2012 cũng có 41 công trình vào
chung khảo với tính ứng dụng cao [63]. Quá trình sáng tạo diễn ra mọi lúc mọi nơi trong tất
cả các lĩnh vực khác nhau. Nếu không có sự sáng tạo, mà nền tảng là sự tưởng tượng để có
thêm nhiều ý tưởng mới thì xã hội sẽ không phát triển mà dậm chân tại chỗ thậm chí bị lạc
hậu, thụt lùi. Mỗi con người có những thế mạnh riêng biệt trong việc sáng tạo và khả năng
này được xem là một phẩm chất cần được bồi dưỡng ngay từ thuở ấu thơ.
Giáo dục mầm non là bậc học quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ trong suốt những
năm đầu đời. Các hoạt động ở trường mầm non giúp phát triển toàn diện các lĩnh vực: thể
chất, tình cảm, trí tuệ và thẫm mỹ cho trẻ. Các lĩnh vực này góp phần cung cấp cho trẻ
những tri thức, kỹ năng để hòa nhập vào cuộc sống sau này. Bên cạnh đó trẻ còn có cơ hội
thể hiện những thế mạnh riêng biệt của bản thân như độc lập, sáng tạo trong suy nghĩ, hành
động. Các hoạt động này khá đa dạng và được tiến hành mỗi ngày để giúp trẻ đạt được tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định.
Một trong những hoạt động được trẻ mầm non rất yêu thích và diễn ra khá xuyên suốt,
mang tính kết hợp chặt chẽ với cả gia đình đó là hoạt động kể chuyện. Trẻ thích tiếp xúc với
tác phẩm văn học nghệ thuật mà ở đây chính là các câu chuyện, bài thơ từ lúc còn rất bé.
Trẻ thích nghe kể chuyện, đọc thơ cũng như tiếp cận với các hoạt động về văn học. Lứa tuổi
này trẻ đã hình thành và phát triển khả năng sáng tạo trong rất nhiều hoạt động như tạo hình,
âm nhạc, kể chuyện. Trong hoạt động kể chuyện, trẻ được hòa mình cùng nhân vật và tự do
thể hiện tình cảm, thái độ của mình với những nhân vật, tình huống chuyện kể khác nhau.
5
Cách trẻ cảm nhận về nhân vật trong từng câu chuyện cũng như cách giải quyết các tình
huống chuyện rất riêng biệt theo từng cá nhân khác nhau.
Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới, độc lập với cả cá nhân lẫn xã
hội, được hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị. Nó đòi hỏi con
người phải thoát khỏi những thói quen và khuôn mẫu nhất định trong suy nghĩ và hành
động. Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tưởng tượng sáng tạo thể hiện khá rõ nét trong các hoạt
động như hoạt động kể chuyện. Đây chính là hoạt động dễ dàng giúp trẻ phát triển lĩnh vực
thẫm mỹ mà đặc biệt là khả năng tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật. Quá trình bên trong của
sáng tạo nghệ thuật là một quá trình tâm lý -thẫm mỹ- xã hội rất tinh vi và đầy phức tạp
trong đó các nhân tố của hoạt động sáng tạo không tách rời cái nọ khỏi cái kia. Qua đó
phát hiện thực chất của hoạt động sáng tạo như một sự toàn vẹn; các yếu tố và chức năng
của tinh thần là một quá trình hữu cơ, mà kết quả của nó là những tác phẩm hoàn chỉnh về
các thể loại văn học nghệ thuật [19, 4].
Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay, giáo viên thường cho trẻ tiếp xúc với
hoạt động kể chuyện một cách “bài bản”theo đúng các bước mà phần nào quên đi việc “lôi
kéo”trẻ đến với việc tự mình tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân riêng biệt. Áp lực
công việc và xã hội cũng làm cho người giáo viên chưa tích cực trong việc lựa chọn các tác
phẩm cũng như các hình thức kể chuyện để lôi kéo trẻ vào hoạt động này một cách tích cực
nhất. Từ đó, hoạt động kể chuyện dễ trở nên “máy móc”, ảnh hưởng đến nhiều khả năng
tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Từ những lý do trên, đề tài: “Một số biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng
tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện”được
xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6
tuổi trong hoạt động kể chuyện nhằm góp phần phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo
cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động kể chuyện của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường Mầm non trong thị xã
Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
6
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt
động kể chuyện.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu có những biện pháp kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt
động kể chuyện thì khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ sẽ được nâng lên ngày càng rõ
nét và phong phú.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu một số vấn đề lý luận có liên quan đến tưởng tượng, tưởng tượng sáng tạo,
hoạt động kể chuyện... của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạtđộng kểchuyện.
5.2. Khảo sát thực trạng khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong
hoạt động kểchuyện.
5.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo ở
trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện.
6. Giới hạn đề tài
6.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện.
6.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu
- Chỉ khảo sát 90 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được chọn ngẫu nhiên từ ba trường: trường
Mầm non Hoa Hồng 6, Mầm non Hoa Hồng 1 và Mẫu giáo Anh Đào tại Thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương.
- Việc thực nghiệm chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm tác động nhằm phát triển khả
năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động kể chuyện.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tham khảo các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên
quan, từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát:
7
Dự giờ, quan sát các hoạt động kể chuyện để khảo sát thực trạng khả năng tưởng
tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và công tác tổ chức phát triển khả năng này.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi dành cho giáo viên đang phụ trách trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi của ba trường Mầm non Hoa Hồng 6, Mầm non Hoa Hồng 1, Mẫu giáo Anh Đào để
khảo sát thực trạng việc phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong hoạt động kể chuyện.
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm:
Thực nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện.
7.3. Phương pháp toán thống kê:
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được.
8. Đóng góp mới của đề tài
8.1. Về lý luận
Làm rõ những vấn đề lý luận về tưởng tượng, tưởng tượng sáng tạo, tưởng tượng sáng
tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện, một số biện pháp để phát triển khả
năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện.
8.2. Về thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển khả năng tưởng
tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện tại thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương.
8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO
CỦA TRẺMẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ
CHUYỆN
1.1. Lịch sử nghiên cứu tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong
hoạt động kể chuyện
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động kể
chuyện
1.1.1.1. Những nghiên cứu về tưởng tượng sáng tạo
Tưởng tượng và vai trò của nó đã được quan tâm từ rất sớm bởi các nhà bác học. Có
rất nhiều quan điểm về vấn đề này mà điển hình là Timiriazep: Con người không biết tưởng
tượng vẫn có thể thu thập được sự kiện. Nhưng nếu không có tưởng tượng sẽ không thể có
phát minh vĩ đại, loài người sẽ không phát triển cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần
[29, 36].
Đầu thế kỉ XX, T. Ribot (1839-1916) một nhà tâm lý học người Pháp đã khởi xướng
việc xem tưởng tượng như một quá trình xây dựng biểu tượng mới từ những cái đã có trước
đó. Ribot thậm chí còn dẫn lời của Libikho như sau: “Khi nói chuyện với tôi về sự tham dự
của tưởng tượng Libikho còn nhận xét rằng một trong những nhà toán học lỗi lạc đã tuyên
bố, theo ông ta, đại bộ phân chân lý toán học đã được nêu lên không phải bằng con đường
suy diễn mà bằng con đường tưởng tượng”[28, 81]. Hai yếu tố cảm xúc và trí tuệ có mối
liên hệ chặt chẽ và thống nhất trong nghiên cứu về tưởng tượng của Ribot. Ở mỗi một lứa
tuổi khác nhau tưởng tượng lại có những đặc trưng riêng biệt và được Ribot thống kê thành
một biểu đồ miêu tả. Tuy vậy, khi so sánh trí tưởng tượng của người lớn và trẻ con ông lại
đặt ra một giả thuyết về sự “ngang bằng”về tính thực tại. Tưởng tượng của trẻ con còn phát
triển như người lớn về mặt cảm xúc nhưng xét về sự kết hợp các yếu tố gắn liền với kinh
nghiệm sống và gắn kết chúng lại một cách có chọn lọc và phong phú thì trẻ con không
bằng người lớn [16, 65, 66]. Như vậy, Ribot đã phần nào đặt nền tảng về sự tồn tại và phát
triển mạnh mẽ trong trí tưởng tượng trong suốt quá trình phát triển của trẻ con.
Nhà tâm lý học Sigmund Freud (1856 - 1939) cũng rất quan tâm đến vấn đề tưởng
tượng trong sự nghiệp của mình thông qua các công trình nghiên cứu về các giấc mơ. Ông
9
cho rằng trong vô thức khi các bản năng tình dục không được thỏa mãn sẽ bị dồn nén lại và
nảy sinh ra hiện tượng tưởng tượng nhằm thỏa mãn dục vọng [27, 15].
Các nhà tác giả như A. Gesell, Jackson… cũng đã chỉ ra được đặc điểm của tưởng
tượng sáng tạo dù chưa vạch ra được quy luật hoạt động chung và sự phát triển của quá
trình tưởng tượng. Tưởng tượng cũng được nghiên cứu trên cơ sở gắn liền hay thậm chí
đánh đồng với trí nhớ. Vinhem Serer, Muyle Phraienphenx xem tưởng tượng là yếu tố
không thể nhận biết được, là “yếu tố độc quyền của các thiên tài sáng tạo”. Serer từng tuyên
bố: “Tôi thiên về phía thừa nhận rằng trí nhớ và tưởng tượng chẳng qua chỉ là một mà thôi,
đấy là khả năng gợi lại các biểu tượng cũ”. Như vậy, chỉ căn cứ vào sản phẩm của tưởng
tượng và trí nhớ đều là biểu tượng, các tác giả này đã vội quy kết hai quá trình này giống
nhau về bản chất. Đây là quan điểm chưa thực sự hợp lý và khoa học [13, 7].
Trong quyển: “Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi”L.X. Vưgotxki cũng đã
trình bày tương đối đầy đủ các lý thuyết về tưởng tượng và sáng tạo. Ông cho rằng cơ sở
của sự sáng tạo chính là tưởng tượng và nó có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của
xã hội loài người. “Trí tưởng tượng là cơ sở của bất cứ hoạt động sáng tạo nào, biểu hiện
hoàn toàn như nhau trong mọi phương diện của đời sống văn hóa, nó làm cho mọi sự sáng
tạo nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật có khả năng thực hiện”. Chúng ta gọi hoạt động sáng
tạo là bất cứ hoạt động nào của con người tạo ra được một cái gì mới, không kể rằng cái
được tạo ra ấy là một vật của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình
cảm chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người [16, 21].
Tác giả O.M. Điatrenco và E.I. Ilencôp đều cho rằng việc lĩnh hội các phương tiện
của hoạt động tưởng tượng được diễn ra trong mối quan hệ tác động qua lại giữa trẻ và
những đồ vật của nền văn hoá xã hội thông qua những dạng hoạt động khác nhau của trẻ
dưới sự tổ chức của người lớn [27, 20]. Khả năng tưởng tượng của trẻ phụ thuộc nhiều vào
những hình ảnh sẵn có mà trẻ lĩnh hội được trong quá trình hoạt động. Kinh nghiệm sống
của trẻ được vận dụng trong các hoạt động sẵn có mà người lớn vô tình hay cố ý tổ chức tạo
cơ hội cho trẻ phát huy khả năng tưởng tượng.
Khả năng tưởng tượng của trẻ con đã trở thành một đề tài nghiên cứu thú vị cho các
nhà khoa học trong thời gian gần đây. E.E. Xapagona đã vạch ra sự ảnh hưởng của các trò
chơi lắp ghép xếp hình đối với trí tưởng tượng của trẻ căn cứ vào lý luận các thao tác xây
dựng biểu mẫu là điều kiện cần thiết cho tưởng tượng. Các tác giả N.B. Khaledơva, N.A.
Curôtrikina, G.V. Panchiukhina thì vạch ra phương pháp dạy nặn trong trường Mầm non để
10
phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ từ việc hình thành các biểu tượng đến việc trang
bị các kỹ năng, kỹ thuật nặn và cách gây hứng thú cho trẻ đối với các hoạt động này. Còn
E.V. Zaika thì lại chú ý đến vai trò của tưởng tượng đối với việc lĩnh hội tri thức của học
sinh phổ thông. E.V. Zaika đã bỏ nhiều năm để nghiên cứu một số biện pháp phát triển trí
tưởng tượng cho trẻ trong đó sâu sắc nhất là hệ thống các trò chơi dành cho học sinh nói
chung [27, 20].
Bài viết “Lý thuyết về tưởng tượng sáng tạo của L.S. Vưgotxki”của hai tác giả
Smolucha Larry và Smolucha Francine cũng đã vạch ra bốn đặc trưng chính về tưởng tượng
sáng tạo của trẻ em là: vui chơi, ngôn ngữ, tương tác xã hội và tư duy. Trong đó, tác giả
nhấn mạnh khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển song song với việc phát triển
ngôn ngữ mà cụ thể là các cuộc trò chuyện có chủ đề của trẻ với trẻ, của trẻ và người lớn.
Bài viết còn nhấn mạnh “trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ sẽ thực sự được nuôi dưỡng và
phát triển khi trẻ con được tự do vui chơi, ngây thơ trải nghiệm, khám phá bản thân nó cũng
như mọi thứ xung quanh. Sự thiếu tự do là một trong những rào cản lớn nhất ngăn cản sự
tưởng tượng sáng tạo của trẻ”[16, 20].
Một nghiên cứu của Shirley Wang trong tác phẩm “Sức mạnh của phép tư duy”cũng
nhấn mạnh tầm quan trọng của trí tưởng tượng trong sự nhận thức của trẻ em. Trí tưởng
tượng là cần thiết để giúp trẻ tìm hiểu về các sự kiện mà trẻ không được trực tiếp tham gia
như các sự kiện lịch sử hoặc ước mơ về tương lai [22].
Nhà tâm lý học Paul Harris của Đại học Harvard chuyên nghiên cứu về giáo dục
chuyên biệt và giáo sư Jacqueline Wooley của Đại học Texas bày tỏ quan điểm: trí tưởng
tượng có vai trò quan trọng để giúp trẻ phân biệt được những gì có thật và những gì không
có thật trong cuộc sống. Nó cũng là dấu hiệu để phát hiện bệnh tự kỉ biểu hiện ở việc trẻ
không tham gia vào các cuộc chơi giả vờ vì thiếu hụt kinh nghiệm sống thực tế cũng như
không suy nghĩ về những điều mới mẻ. Nghiên cứu cũng chỉ rõ vai trò của người lớn mà cụ
thể là người mẹ và cô giáo trong việc khuyến khích trẻ tưởng tượng sáng tạo nhưng vẫn
phân biệt được đâu là sản phẩm của sự tưởng tượng và đâu là sản phẩm thực tế [22].
1.1.1.2. Những nghiên cứu về kể chuyện và tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động
kể chuyện
Tưởng tượng và tưởng tượng sáng tạo dưới sự tác động của hoạt động kể chuyện
cũng đã được quan tâm và nghiên cứu mà tiêu biểu là những tác phẩm “Đọc và kể chuyện
văn học ở vườn trẻ”của M.K. Bogoliupxkaia, V.V. Septsenlô, quyển “Tâm lý học sáng tạo
11
văn học”của M.Ar.Nau.Đôp. Trong các quyển sách này, tác giả đã trình bày về vai trò của
văn học, cách cảm thụ, quá trình sáng tạo cũng như các thủ thuật đọc và kể chuyện sao cho
trẻ tiếp thụ tác phẩm một cách nhanh nhất [28].
Các tác giả Cindy Pan, Vanessa Wood cũng tập hợp các nghiên cứu mới nhất của
mình về sự phát triển thời thơ ấu của con người trong tập sách “100 lời khuyên để nuôi
dưỡng trí thông minh, sự tự tin và sáng tạo ở trẻ nhỏ”. Tập sách là một tài liệu bổ ích cho
người lớn trong việc tập trung vào việc tạo ra những khởi đầu tốt nhất cho đứa trẻ của họ.
Những lời khuyên này chỉ ra rằng, việc “chắt lọc”những mẩu chuyện ngắn trong cuộc sống
sẽ giúp trẻ con có lối suy nghĩ tích cực, giải quyết vấn đề khoa học và phát triển ngôn ngữ
một cách tốt nhất [6].
Bài viết “Kể chuyện cho trẻ em: ảnh hưởng của môi trường nhà trường và gia
đình”trên Tạp chí nghiên cứu về Giáo dục mầm non của Châu Âu số 1 xuất bản năm 2010
cũng trình bày các quan điểm về vai trò của hoạt động kể chuyện cũng như các yếu tố ảnh
hưởng tới hoạt động này. Bài viết chỉ ra rõ kể chuyện là một hoạt động phản ánh khả năng
ngôn ngữ của con người vàbị tác động mạnh mẽ bởi môi trường tại trường mầm non [30].
Henk de Berg với nghiên cứu Lý thuyết của Freud và sử dụng của nó trong nghiên
cứu văn học và văn hóa cũng xem xét lý thuyết từ các giấc mơ, bản chất của sáng tạo văn
học trong hoạt động tâm lý của con người [4].
Fiona Collins với quyển sách “Sử dụng kể chuyện truyền thống trong giáo dục để dạy
các kỹ năng đọc viết cho trẻ tiểu học”chỉ rõ vai trò của hoạt động kể chuyện trong giáo dục
và vai trò quan trọng của nó trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ đọc, viết cho trẻ
tiểu học[51].
Quyển sách “Kể chuyện và sáng tạo”của tác giả Rob Parkinson cung cấp cho người
đọc ý tưởng để làm dấy lên và khai thác trí tưởng tượng của trẻ thông qua các trò chơi thực
tế để giúp trẻ xây dựng, phát triển các câu chuyện và kể chuyện theo từng giai đoạn. Quyển
sách cũng đưa ra một nhận định khá thú vị cho người đọc trong mối quan hệ giữa tưởng
tượng về kể chuyện: mỗi đứa trẻ đều có ước mơ và trí tưởng tượng. Đôi khi điều này làm
chúng “nói quá”về vấn đề và trở thành nói dối. Đây không phải là một thói xấu nếu như
ngưới lớn kịp thời di chuyển khả năng này sang việc sử dụng trí tưởng tượng phong phú đó
để sáng tạo ra các hình ảnh có ích thông qua hoạt động kể chuyện [58].
Tác giả Jack Maguire với quyển sách bỏ túi “Reative Storytelling: chossing,
inventing and Sharing Tales for children”chỉ cho người đọc một số thủ thuật đơn giản trong
12
cách lựa chọn câu chuyện, kỹ thuật ghi nhớ câu chuyện và cách sử dụng kinh nghiệm cá
nhân để tạo ra một câu chuyện mới phù hợp cho từng độ tuổi. Một phát hiện đặc biệt trong
quyển sách là hướng dẫn người đọc có thể liên tưởng đến hàng loạt hoạt động sáng tạo khác
nhau từ việc kể chuyện[52].
Quyển sách “Improving Your Storytelling: Beyond the Basics for All Who Tell
Stories in Work and Play (American Storytelling)”của tác giả Doug Lipman lại đào sâu các
kiến thức về định nghĩa câu chuyện, cấu trúc, ý nghĩa và các mô hình kể chuyện. Quyển
sách giúp người kể chuyện chuyển giao các hình ảnh trong câu chuyện bằng ngôn ngữ nói,
nét mặt, ngôn ngữ cơ thể và giọng nói sao cho hấp dẫn người nghe. Lipman chỉ ra rõ sự linh
hoạt trong khi kể chuyện để kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo quan trọng hơn việc
ghi nhớ[50].
Như vậy, kể chuyện và vai trò của nó trong việc phát triển khả năng tưởng tượng
sáng tạo cho trẻ đã được nhiều tác giả nghiên cứu và hệ thống hóa thành một cơ sở lý luận
vững chắc. Những cơ sở lý luận ấy đến ngày nay vẫn được Giáo dục nói chung, giáo dục
mầm non nói riêng trên thế giới và Việt Nam kế thừa và vận dụng một cách có hiệu quả.
1.1.2. Những nghiên cứu về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện ở
Việt Nam
Tưởng tượng mà nhất là tưởng tượng sáng tạo là một lĩnh vực được nhiều tác giả ở
Việt Nam quan tâm trong cả lĩnh vực Tâm lý học cũng như Giáo dục học hướng đến mục
đích phát triển trí tuệ cho trẻ.
Khái niệm về tưởng tượng được các tác giả như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy,
Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn, Huỳnh Văn Sơn… làm rõ trong
các giáo trình Tâm lý học, Giáo dục học dành cho học sinh, sinh viên các trường Trung cấp,
Cao đẳng, Đại học. Hầu hết các tác giả này đều làm rõ vai trò của tưởng tượng và mối quan
hệ của nó với các quá trình tâm lý khác cũng như vai trò của tưởng tượng trong giáo dục
theo từng lứa tuổi.
Một số nghiên cứu về sáng tạo của các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Huy Tú với các
công trình nghiên cứu về “Trắc nghiệm sáng tạo”, bài viết đăng trên tạp chí “Tâm lý học”về
trí sáng tạo của trẻ em Việt Nam... Tác giả Vũ Thị Kim Thanh với bài viết “Phương pháp
tập kích não và khả năng kích thích tư duy sáng tạo”được đánh giá cao và đăng trên tập chí
“Tâm lý học”đã chỉ ra được tưởng tượng và sáng tạo đã được quan tâm từ rất sớm bới các
nhà tâm lý học tại Việt Nam [11,12].
13
Luận án tiến sĩ nghiên cứu về sáng tạo và tưởng tượng sáng tạo của tác giả Trương
Thị Bích Hà năm 1999 cũng hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tưởng tượng sáng tạo
trong Tâm lý học từ đó làm cơ sở lý luận nghiên cứu hoạt động sáng tạo trong nghệ thuật
của sinh viên trường Đại học Sân khấu điện ảnh Việt Nam [7].
Theo xu hướng chung của ngành giáo dục, ngành giáo dục mầm non cũng nhận rõ
được vai trò to lớn của tưởng tượng, sáng tạo và tưởng tượng sáng tạo đối với sự phát triển
toàn diện của trẻ. Tiên phong trong lĩnh vực này là các tác giả Hoàng Gia, Nguyễn Ánh
Tuyết và Ngô Công Hoàn. Các tác giả đã trình bày tương đối đầy đủ các cơ sở lý luận về
tưởng tượng và tưởng tượng sáng tạo của trẻ từ 0-6 tuổi một cách hệ thống và có liên hệ với
thực tiễn của ngành. Những nghiên cứu này ngoài việc thiết lập cơ sở lý luận cũng vạch ra
các cách thức để giúp trẻ mầm non có thể phát huy tối đa khả năng tưởng tượng của mình
mà trong đó việc sử dụng hoạt động kể chuyện chiếm một vị trí khá quan trọng. Tuy nhiên,
các biện pháp này được trình bày chung cho các lứa tuổi mà chưa đi sâu vào nhóm mẫu giáo
5-6 tuổi [13, 10].
Giúp trẻ mẫu giáo kể chuyện cổ tích thần kì cũng là một nghiên cứu có vai trò quan
trọng trong lĩnh vực tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mầm non. Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang
với tài liệu này đã vạch ra vai trò quan trọng của truyện cổ tích thần kì đối với sự phát triển
khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi [6].
Trong các giáo trình dành cho sinh viên, tác giả Ngô Thái Sơn, Nguyễn Xuân Khoa,
Đinh Văn Vang cũng khái quát về kể chuyện sáng tạo cũng như một vài biện pháp giúp trẻ
kể chuyện sáng tạo nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng tưởng tượng sáng tạo cho
trẻ mầm non mà chủ yếu là trẻ mẫu giáo. Các nghiên cứu này được xem là những tài liệu
tham khảo quý báu cho sinh viên chuyên ngành mầm non trong suốt thời gian qua [20], [5].
Trong quyển “Phát triển tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hình thức kể
chuyện sáng tạo”của tác giả Huỳnh Văn Sơn chủ biên cũng chỉ ra nhiều hình thức kể
chuyện sáng tạo kích thích khả năng tưởng tượng của trẻ. Quyển sách không những có thể
sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho ngành giáo dục mầm non mà còn là một tài liệu
thú vị dành cho các bậc phụ huynh quan tâm, muốn sử dụng chúng để chơi và hòa nhập vào
thế giới của con trẻ [27].
Nhóm tác giả Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh, Hồ Lam Hồng trong quyển
“Tiếng việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ”và nhóm tác giả khác gồm Hoàng Thị
oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức với tài liệu “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
14
trẻ dưới 6 tuổi”cùng chỉ ra vai trò của hoạt động kể chuyện trong sự phát triển ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ mầm non. Hoạt động kể chuyện được xem như một phương pháp tổ chức
cho trẻ phát triển ngôn ngữ độc thoại một cách mạch lạc với nhiều hình thức kể chuyện khác
nhau [37], [44].
Tác giả Đinh Hồng Thái với tài liệu “Hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm
non”và tác giả Nguyễn Thị Phương Nga cùng quyển “Giáo trình phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mầm non”trên cơ sở lý luận về ngôn ngữ của trẻ mầm non đã vạch ra các nội dung,
nhiệm vụ, phương pháp và hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tài liệu cũng đề cập đến
các dạng hoạt động kể chuyện thường gặp ở trường mầm non cũng như các bước để tiến
hành một hoạt động kể chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0-6 tuổi [32].
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non qua các năm 2009-2012 của
Bộ giáo dục và đào tạo nhằm trang bị kiến thức cũng như các kỹ năng chuyên môn mới nhất
đến cho tất cả các đơn vị hoạt động trong ngành mầm non. Các tài liệu được xem như
chương trình khung cho việc xây dựng kế hoạch hoạt động của các trường đều nhắm đến
mục tiêu phát triển toàn diện các mặt cho trẻ mầm non. Trong đó, lĩnh vực phát triển ngôn
ngữ là một trong các lĩnh vực được quan tâm hàng đầu với hoạt động giáo dục nhằm phát
triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng và sự sáng tạo cho trẻ thông qua các hoạt động kể chuyện
theo tranh, kể chuyện theo đồ vật đồ chơi, kể chuyện nối tiếp…
Tưởng tượng, sáng tạo và tưởng tượng sáng tạo cũng được nhiều giáo viên, sinh viên
và học viên cao học quan tâm và trở thành đề tài nghiên cứu của một số học viên cao học,
nghiên cứu sinh trong suốt thời gian qua.
Đề tài “Nghiên cứu khả năng sáng tạo của học sinh lớp 1 thông qua môn kể
chuyện”của tác giả Pham Thị Thu Hòa năm 1990 đã đưa ra một số kết luận về khả năng
sáng tạo của trẻ lớp 1 thông qua phân môn kể chuyện tại trường tiểu học và thử nghiệm
thành công các biện pháp để phát triển khả năng này [8].
Tác giả Lê Thanh Thuỷ với đề tài“Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo
trong hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi”năm 1996 nghiên cứu ảnh hưởng của tri giác tới tưởng
tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của tri giác
tới sự phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ, tìm kiếm con đường tác động, nâng cao
khả năng tri giác của trẻ để từ đó hình thành và phát triển khả năng tưởng tượng, sáng tạo
của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động tạo hình [33].
15
Năm 1997, tác giả Hồ Lam Hồng với đề tài “Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thông qua kể chuyện”đã xác định thực trạng ngôn ngữ và khả năng tự kể chuyện
của của trẻ mẫu giáo lớn. Từ đó, tác giả đã xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp tác
động rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ [9].
Năm 1999, đề tài “Nghiên cứu một số biểu hiện tưởng tượng của trẻ Mẫu giáo”của
tác giả Lê Thị Kim Thanh đã đưa ra một hệ thống các bài tập thực nghiệm về xếp hình, vẽ
tranh, kể chuyện để trẻ bộc lộ các đặc điểm tưởng tượng của mình. Kết quả cho thấy khả
năng tưởng tượng của trẻ còn nhiều hạn chế và việc tăng cường vốn sống, phát triển ngôn
ngữ cho trẻ là rất cần thiết [31].
Tác giả Mã Thị Khánh Tú trong đề tài “Một số biện pháp phát triển trí tưởng tượng
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động nặn”năm 2001 cũng chỉ ra vai trò của hoạt động
cùng việc xây dựng hệ thống các biện pháp giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng [13, 11].
Tác giả Nguyễn Thị Huệ trong đề tài luận văn thạc sĩ năm 2003 “Một số biện pháp
tổ chức hoạt động tạo hình nằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” đã
nhận ra vai trò to lớn của sáng tạo và đề xuất những biện pháp phù hợp để phát huy khả
năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong xu thế đổi mới chung của ngành giáo dục mầm non
[12].
Vào năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Kim với đề tài “Một số biện pháp bồi
dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ mẫ giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ theo ý thích”cũng
từ các cơ sở lí luận về khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ đã vạch ra các biện pháp để
bồi dưỡng khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non
thông qua hoạt động vẽ và kể chuyện [18].
“Nghiên cứu trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi qua kể chuyện ở một số trường
mầm non trên địa bàn TP. Huế”cũng là một nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Hiếu vào năm
2006. Đề tài đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận tâm lý học, khảo sát thực trạng tưởng
tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi qua kể chuyện và từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp
phần phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ qua kể chuyện [11].
Gần đây nhất, năm 2012, tác giả Hồ Hoàng Yến với luận văn “Tìm hiểu mức độ
tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ở một số trường mầm
non ở thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai”đã tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ
trong hoạt động vẽ và trên cơ sở đó đã xây dựng, thử nghiệm một số biện pháp nâng cao khả
năng này [47].
16
Tác giả Vũ Thị Kiều Trang, Phạm Thị Thu Thủy với nghiên cứu “Một số biện pháp
phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây dựng từ
các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu”trên tạp chí khoa học số 10/2012-ĐH Sư phạm
Hà Nội đã đề xuất các nhóm biện pháp giúp trẻ phát triển tính tích cực sáng tạo như: Nhóm
biện pháp bổ sung và cung cấp nguyên vật liệu cho trẻ chơi, nhóm biện pháp thiết kế môi
trường chơi nhằm góp phần phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo [40].
Hầu hết các nghiên cứu trên đều thấy rõ vai trò quan trọng của tưởng tượng sáng tạo
đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Ở lứa tuổi này, môi trường hoạt động phù
hợp cùng với sự tác động có hệ thống của người lớn mà đặc biệt là giáo viên mầm nonnhững người có tác động mạnh mẽ đến trẻ sẽ phát huy hết được tiềm năng của mình. Sự tác
động này đã được nghiên cứu hầu hết trong các hoạt động phù hợp với trẻ ở trường mầm
non mà chủ yếu thường thấy trong các nghiên cứu là hoạt động tạo hình. Trong hoạt động
kể chuyện cũng đã có nghiên cứu về sáng tạo, tưởng tượng sáng tạo nhưng vẫn còn chưa
được thực hiện một cách chuyên biệt. Vì vậy, với nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung
vào việc thử nghiệm các biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện nhằm góp phần phát triển khả năng tưởng tượng
sáng tạo ở trẻ.
1.2. Lý luận về tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động
kể chuyện
1.2.1. Khái niệm về tưởng tượng
1.2.1.1. Định nghĩa về tưởng tượng
Có nhiều quan niệm khác nhau về tưởng tượng được nêu ra cho đến thời điểm này.
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh hiện tượng ở dạng đặc biệt, dạng những
hình ảnh, khái niệm, tư tưởng mới, chủ quan hay khách quan, xây dựng trên cơ sở những
hình ảnh của tri giác, trí nhớ cũng như những kiến thức nhận được. Trên bình diện này, có
thể đề cập đến một vài định nghĩa sau về tưởng tượng.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học: “Tưởng tượng là tạo ra trong trí nhớ
hình ảnh những cái không có trước mắt hoặc chưa hề có”[43, 996].
Các nhà Tâm lý học có quan điểm không giống nhau về tưởng tượng. Tác giả P.A.
Ruđich đã khẳng định: “Tưởng tượng là hoạt động nhận thức mà trong quá trình nhận thức
con người sáng tạo ra những biểu tượng, những tình huống trong tư tưởng, ý nghĩa; đồng
17
thời dựa vào những hình tượng còn giữ lại trong ký ức từng kinh nghiệm của cảm giác trước
kia và có đổi mới, biến đổi các thứ”. Ông nhìn nhận tưởng tượng gói gọn trong hoạt động có
ý thức song trong thực tế tưởng tượng có khi chứa đựng cả những yếu tố vô thức. Tuy
nhiên, P.A. Ruđich đã vạch ra con đường tạo ra biểu tượng mới trong tưởng tượng: Biểu
tượng mới được tạo nên từ những nguyên liệu là biểu tượng về thế giới xung quanh được
giữ lại trong kí ức [13, 47].
Đứng trên quan điểm của mình, A.V. Daparozet nhìn nhận “Tưởng tượng là sáng tạo
ra những hình ảnh các sự vật và hiện tượng mới bằng cách làm sống lại trong óc người
những đường liên hệ thần kinh tạm thời đã thành lập trước đây thành các tổ hợp mới”[13,
49].
Tác giả A.A. Liublinxkaia xem xét tưởng tượng là sự phản ánh hiện thực của con
người bằng cách phối hợp những hình ảnh của sự vật đã tri giác trước đây. Tác giả cho rằng
những sự phối hợp đó càng độc đáo, chúng càng có ý nghĩa to lớn cho hoạt động về sau của
con người và mức độ tưởng tượng sáng tạo của người đó càng cao. Người lớn sử dụng rộng
rãi trí tưởng tượng vào cuộc sống hàng ngày. Để hoàn thành bất cứ công việc gì, điều cần
thiết trước tiên là phải tưởng tượng, tức là phải tưởng tượng ra cái mục đích, cái mà vì nó
con người quyết định hành động đó. Khi đọc sách hay nói chuyện với mọi người thì người
đó phải đặt mình (tức là phải tưởng tượng) vào tâm trạng của người khác, phải đồng cảm
với họ thì mới đảm bảo việc tiếp xúc tốt nhất và thông cảm với nhau một cách đầy đủ [13,
52].
“Trong cuộc đấu tranh để sống, bản năng sinh tồn phát triển trong con người hai sức
sáng tạo mãnh liệt: nhận thức và tưởng tượng. Nhận thức là khả năng quan sát, so sánh,
nghiên cứu những hiện tượng thiên nhiên và những sự kiện trong sinh hoạt xã hội, nói gọn
hơn: nhận thức là tư duy. Xét về bản chất, tưởng tượng cũng là tư duy về vũ trụ, nhưng phần
lớn tư duy bằng hình tượng, đó là một “tư duy nghệ thuật”. M.Gorki đã nhìn nhận tưởng
tượng là nơi ký thác tâm sự, ước mơ cuộc đời phong phú và đẹp đẽ hơn [47, 26].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh
những cái mới những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng
những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có”. Đây là định nghĩa được nhiều nhà
Tâm lý học ở Việt Nam thừa nhận [11, 144].
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh
những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh
18
mới trên cơ sở những biểu tượng đã có”[41, 104]. Những biểu tượng này lại do cảm giác, tri
giác đem lại, được lưu giữ lại trong trí nhớ, là biểu tượng của trí nhớ. Như vậy, tưởng tượng
có quan hệ mật thiết với trí nhớ. Sản phẩm của tưởng tượng là biểu tượng, còn gọi là biểu
tượng cấp hai. Vì thế người ta gọi biểu tượng của tưởng tượng là biểu tượng của biểu tượng
[28, 10].
Theo tác giả Hà Nguyễn Kim Giang: “Tưởng tượng chính là thêm vào cái có thật
phần nên có và sẽ có, là chuẩn bị tích cực cho hoạt động sáng tạo, là phẩm chất quý giá của
trí tuệ con người”[6, 76].
Về nội dung phản ánh, tưởng tượng đôi khi bị nhầm lẫn với tư duy khi phản ánh
những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã hội, tức là phản ánh cái mới.
Tuy nhiên, nếu xét trên phương thức phản ánh thì tưởng tượng tạo ra cái mới từ biểu tượng
và thực hiện dưới hình ảnh cụ thể còn tư duy phản ánh hiện thực dưới hình thức khái niệm.
Trong quá trình tưởng tượng, các biểu tượng, tri thức của con người được chế biến, nhào
nặn lại theo một cách thức hoàn toàn mới [13, 13].
Nhìn chung, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tưởng tượng và chúng tôi chọn
định nghĩa của tác giả Phạm Minh Hạc: “Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh
những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những
hình ảnh mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã có” làm thuật ngữ nghiên cứu trong đề
tài này.
1.2.1.2. Các giai đoạn của quá trình tưởng tượng
Hành động tưởng tượng thường trải qua các giai đoạn sau:
+ Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề:
Tưởng tượng nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề chứa đựng những mâu thuẫn đòi
hỏi con người phải tìm cách giải quyết. Có thể dùng tư duy để giải quyết những vấn đề nảy
sinh vì vậy tưởng tượng được sử dụng khi hoàn cảnh có vấn đề mang tính chất bất định,
không rõ ràng, thiếu cơ sở, lập luận mà tư duy không dựa vào đó để giải quyết được. Toàn
bộ tiến trình của tưởng tượng sẽ được vạch ra khi hoàn cảnh có vấn đề đã được xác định. Nó
là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn quan trọng nhất để giúp cho quá trình tưởng tượng
được thực hiện có mục đích
[13, 14].
+ Huy động các biểu tượng của trí nhớ, các kinh nghiệm mà cá nhân đã tích luỹ để
chuẩn bị xây dựng biểu tượng của tưởng tượng:
19
Ở giai đoạn này, vốn biểu tượng sẽ phong phú hay nghèo nàn hoàn toàn phụ thuộc sự
huy động vốn hình ảnh, kinh nghiệm sống đã có của chủ thể đểthực hiện quá trình tưởng
tượng. Lượng hình ảnh, kinh nghiệm này sẽ được huy động, tập hợp lại sao cho có liên quan
đến biểu tượng của tưởng tượng.
+ Sàng lọc các liên tưởng và hình thành biểu tượng của tưởng tượng:
Các hình ảnh, kinh nghiệm trong quá trình thu lượm, tổng hợp ở giai đoạn hai vẫn
còn mang nhiều yếu tố lan man, “râu ria”, chưa đi sâu vào trọng tâm. Cần có một giai đoạn
để chọn lọc ra những hình ảnh có chất lượng cho việc hình thành biểu tượng của tưởng
tượng sao cho biểu tượng của tượng tượng được liên tưởng và hình thành một cách trọn vẹn
nhất ở mức có thể.
+ Biểu tượng của tưởng tượng được thể hiện ra bên ngoài thông qua các sản phẩm
của tưởng tượng:
Sản phẩm của tưởng tượng có thể là những sản phẩm tinh thần, cũng có thể là những
sản phẩm vật chất. Dù là tinh thần hay vật chất thì chúng cũng có đặc điểm mang tính độc
đáo, hiếm lạ và nhiều khi còn xa rời thực tiễn. Thông qua sản phẩm của tưởng tượng, ta có
thể đánh giá năng lực sáng tạo của cá nhân [13, 15].
1.2.1.3. Phân loại tưởng tượng
Căn cứ vào tính tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng, tưởng tượng được chia
thành tưởng tượng tích cực và tiêu cực, ước mơ và lý tưởng.
* Tưởng tượng tiêu cực:
Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện
trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không được thực hiện, tưởng tượng
chỉ để mà tưởng tượng, để thay thế cho hoạt động.
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra có chủ định nhưng không gắn liền với ý chí thể
hiện những hình ảnh đó trong đời sống. Người ta gọi đó là sự mơ mộng, mơ mộng đưa con
người đến một cuộc sống hão huyền mà hiện thực họ không hy vọng có được. Tưởng tượng
tiêu cực cũng có thể nảy sinh không chủ định nhưng chủ yếu khi hoạt động của ý thức, của
hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ở tình trạng không hoạt động, trong giấc
ngủ, trong trạng thái xúc động hay rối loạn bệnh lý của ý thức (ảo giác, hoang tưởng).
* Tưởng tượng tích cực:
Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng
những yêu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người
20
Tưởng tượng tích cực gồm hai loại: tái tạo và sáng tạo
+ Tưởng tượng tái tạo: là quá trình tạo ra những hình ảnh chỉ là mới đối với cá nhân
người tưởng tượng và dựa trên cơ sở sự mô tả của người khác, của tài liệu, của sách vở.
+ Tưởng tượng sáng tạo: là quá trình xây dựng hình ảnh mới một cách độc lập.
Những hình ảnh này là mới đối với cả cá nhân và xã hội được hiện thực hóa trong các sản
phẩm vật chất độc đáo và có giá trị. Đồng thời, chúng được (hoặc có khả năng) hiện thực
hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị, mang dấu ấn riêng của từng cá nhân.
Tưởng tượng sáng tạo có ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội và con người, là yếu tố
quan trọng của hoạt động sáng tạo. Giữa tưởng tượng sáng tạo và tái tạo không có sự ngăn
cách tuyệt đối. Mọi sự tưởng tượng sáng tạo đòi hỏi lặp lại hình ảnh của các sự vật hiện
tượng nào đó đã biết trước đây, ngược lại trong các quá trình tưởng tượng tái tạo thường có
yếu tố sáng tạo.
1.2.1.4. Các phương pháp sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
+ Thay đổi kích thước, số lượng:là việc thay đổi các thuộc tính, các thành phần của
một số lượng đối tượng nhằm làm tăng lên hoặc giảm đi hình dáng của nó so với hiện thực
để tạo thành một hình ảnh mới.
+ Nhấn mạnh: là cách tạo thành một hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hay
đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng này với
sự vật, hiện tượng kia. Một biến dạng của phương pháp này là sự cường điệu.
+ Chắp ghép (kết dính): là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện
tượng khác nhau thành một hình ảnh mới và không có sự biến đổi các bộ
phận ấy.
+ Liên hợp:phương pháp này gần giống phương pháp chắp ghép nhưng các bộ phận
ban đầu bị cải biên, sắp xếp trong tương quan mới để tạo thành một hình ảnh mới.
+ Điển hình hóa: là phương pháp tạo thành hình ảnh mới phức tạp nhất trong đó
những thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như là đại diện của
một giai tầng hay tầng lớp xã hội nhất định được biểu hiện trong hình ảnh mới này. Phương
pháp này được dùng nhiều trong hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật, điêu khắc…
+ Loại suy: là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những
chi tiết, những sự vật có thực.
Các phương pháp xây dựng hình ảnh mới trên của tưởng tượng thường không tách
rời nhau mà tùy thuộc vào các hoạt động, chúng sẽ có sự liên hệ hỗ trợ nhau để tạo ra những
hình ảnh sáng tạo.
21
Chuyển tính chất của đối tượng này sang đối tượng khác.
Tạo ra một hình ảnh mới sau khi đã khái quát được nhiều nét cùng có ở nhiều đối
tượng cùng loại để hình ảnh đó mang được tính chất vừa cá biệt, vừa tiêu biểu và điển hình
cho nhiều đối tượng [47, 31].
1.2.2. Khái niệm về tưởng tượng sáng tạo
1.2.2.1. Khái niệm về sáng tạo
A.Osborn dù không phải là một nhà Tâm lý học nhưng ông đã có cái nhìn thật độc
đáo về vấn đề sáng tạo của con người. Ông đã đề cập đến phương án tập kích não để làm
việc tốt, phát triển sáng tạo.Quyển sách của ông đã tái bản 24 lần gây tiếng vang lớn lúc bấy
giờ[28, 8].
Theo S. Freud “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình, là sự tiếp tục và thay thế
trò chơi trẻ con cũ”. Với Freud trò chơi và tưởng tượng là hai hình thức biểu hiện của vô
thức, nền tảng của sáng tạo là nguyện vọng không được thỏa mãn[47, 32].
Cùng với quan điểm của Freud cho rằng sáng tạo như một trò chơi, Thiessy Gaudin,
tác giả cuốn: “Chuyện về thế kỉ 21”, đã viết rằng: “Trò chơi là sự thăm dò những cái có thể
và một sự học tập. Ai không chơi thì người đó đã thu hẹp trường tri giác và sáng tạo của
họ”[47, 32].
Theo quan điểm của nhà vật lý A. Eintein thì sáng tạo là đặt vấn đề, ông cho rằng
việc giải quyết vấn đề chỉ là kĩ năng toán học hay kinh nghiệm, còn nêu lên được những vấn
đề mới, những khả năng mới nhìn nhận những vấn đề cũ với một góc độ mới đòi hỏi phải có
trí tưởng tượng và nó đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của khoa học. Với A. Eintein thì
“tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức, kiến thức còn bị giới hạn nhưng tưởng
tượng có mặt khắp nơi trên thế giới”
[47, 13].
Đối với L.X. Vưgôtxki hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất của con
người, và cơ sở vật chất của sáng tạo chính là bộ não “Bộ não không những là một cơ quan
giữ lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó còn phối hợp một cách sáng tạo và xây
dựng nên những tình thế mới và những hành vi mới bằng những yếu tố của kinh nghiệm cũ
đó”. Hoạt động sáng tạo được ông nhìn nhận như sau: “Sự sáng tạo thật ra không chỉ có ở
nơi nó tạo ra những tác phẩm vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con người tưởng tượng, phối hợp,
biến đổi và tạo ra cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng
tạo của các thiên tài…”
22
[47, 33].
Theo GS. Chu Quang Tiềm, đại học Bắc Kinh, trong cuốn sách “Tâm lý học văn
nghệ”đã định nghĩa sáng tạo là: “Căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt
xén gạt bỏ chọn lọc tổng hợp thành một hình tượng mới”[18, 10].
Theo từ điển triết học của NXB Tiến bộ Matxcơva: “Sáng tạo là quá trình hoạt động
của con người tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần. Các loại hình sáng tạo được
xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật…Có thể nói
sáng tạo có mặt trong mọi lãnh vực của thế giới vật chất và tinh thần [18, 10].
Trong từ điển Tiếng Việt: “Sáng tạo là tìm ra cái mới, giải quyết cái mới, không bị
gò bó, phụ thuộc vào cái đã có”[47,33].
Cuối thế kỷ XX người ta phát hiện thấy bên cạnh trí thông minh, trí tuệ còn bao gồm
cả trí sáng tạo, trí thông minh được mở rộng, nâng cao và bổ sung nhờ trí sáng tạo. Trí sáng
tạo hay tính sáng tạo hay khả năng sáng tạo được biểu thị bằng chỉ số CQ (Creative
Quotient) và được xác định qua các trắc nghiệm sáng tạo. Chỉ số CQ liên quan nhiều đến
năng lực tư duy phân kì và dẫn đến nhiều trả lời độc đáo, mới và chưa có trong kinh
nghiệm. R. Valette (1983) đã viết “Tính sáng tạo là thành phần thiết yếu trong quá trình tiến
hóa của loài người, giúp chúng ta tiếp tục thích ứng và giải quyết những vấn đề mới ngay cả
khi chúng ta không thể nhìn thấy trước điều gì”.
Từ tổng quan lịch sử nghiên cứu về sáng tạo ta thấy có nhiều quan niệm, góc nhìn,
cách tiếp cận khác nhau về sáng tạo. Có thể khái quát thành bốn loại định nghĩa được hình
thành từ các quan điểm nghiên cứu và sự quan tâm cá nhân trong quá trình phát triển, đó là:
nhân cách sáng tạo, sản phẩm sáng tạo, quá trình sáng tạo và môi trường sáng tạo
(Feldhusen & Goh, 1995). Theo Tardiff và Sternberg (1988), các định nghĩa tập trung vào
nhân cách sáng tạo bao gồm ba khía cạnh: đặc điểm nhận thức, chất lượng tình cảm, nhân
cách và trải nghiệm trong quá trình phát triển của người đó (ví dụ là con đầu, có nhiều sở
thích). Loại định nghĩa thứ hai nhấn mạnh đến đặc điểm của sản phẩm sáng tạo. Đó phải là
điều mới lạ, có tác động mạnh, có giá trị hoặc hữu ích đối với xã hội. Loại thứ ba quan tâm
tới quá trình hoặc cách thức phát triển sản phẩm sáng tạo. Quá trình sáng tạo có thể liên
quan tới cách độc đáo để tạo ra những ý tưởng khác lạ, để tạo ra sự kết hợp lạ hoặc để bổ
sung những ý tưởng mới vào những điều đã biết. Cuối cùng nhóm định nghĩa thứ tư nhấn
mạnh đến vai trò của môi trường trong việc kích thích hoặc kiềm chế khả năng sáng tạo.
23