Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

catfish

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.2 KB, 7 trang )

Các tin khác:
Chúng ta đã bị xử ép từ giai đoạn bị buộc không dùng từ 'catfish', vì sợ dân Mỹ vào siêu thị chỉ chọn
mua 'catfish cá basa' VN thay vì mua 'catfish cá nheo Mỹ', cho đến thủ thuật buộc tội bán phá giá để
đánh thuế...", tiến sỹ nông học Võ Tòng Xuân đã mở đầu bài viết của mình như vậy, nhân kết luận
hôm 17/6 của DOC.
Theo tiến sỹ, đây là kiểu bảo hộ mậu dịch tất yếu xảy ra khi một mặt hàng trong nước có nguy cơ bị
phá sản, nếu mặt hàng tương tự của nước khác được nhập vào. Nhưng điều không công bằng trong vụ kiện
này là chuyên viên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) không tham khảo đúng giá đầu vào trong quy trình sản xuất
cá basa Việt Nam, từ đó dễ đi đến kết luận các doanh nghiệp bán phá giá.
Dựa trên những tài liệu, chứng cứ khoa học sưu tầm được, ông Xuân khẳng định: "Giá cả chỉ là bức
bình phong sau một thực tế rất ghê sợ trong phương pháp nuôi cá nheo của Mỹ, khiến cho thịt catfish thua
kém chất lượng so với basa Việt Nam".
Trên thực tế, dân Mỹ có khuynh hướng ngày càng ăn nhiều cá để tránh cholesteron, tránh béo phì và
thu nhiều omega-3 (tiền thân của chất DHA hiện nay được xem là chất giúp tế bào và các mô phát triển,
làm bổ não, thông động mạch, ngăn ngừa tai biến mạch máu và giúp tim đập bình thường, ngăn ngừa ung
thư). Trong các loại cá, filê cá nheo đang rất được ưa chuộng. Rắc rối nảy sinh khi filê basa Việt Nam thâm
nhập vào thị trường Mỹ, các bà nội trợ ở đây cũng như các nhà hàng lại chuộng cá basa vì thơm ngon hơn,
chứa nhiều dinh dưỡng và nhất là axít béo omega-3. Trong khi đó, nhiều người Mỹ lại nghi ngại tính an
toàn thực phẩm của catfish Mỹ do lượng thủy ngân trong cá có thể vượt quá mức cho phép.
Hơn nữa, catfish chỉ được nuôi trong ao hồ nước tù đọng nên có rất nhiều thanh tảo. Thanh tảo
trong nước ao không những ngăn cản ánh sáng xuyên qua nước mà còn tiết ra một chất bám vào thân, mang
và thấm vào thịt cá, gây ra mùi khó chịu. Ông Xuân còn trích bài viết trên tạp chí IntraFish, với lời dẫn của
tiến sỹ Kevin Schrader, một chuyên gia vi sinh học của Bộ Nông nghiệp Mỹ khi ông này mô tả catfish:
"Bạn có thể ngửi thấy mùi hôi bốc lên từ mặt ao".
Để diệt bớt thanh tảo, phần đông các nhà nuôi cá nheo phải áp dụng thuốc diệt cỏ, nhất là thuốc
diuron rất tốn kém. Đây là một hóa chất có độ lưu tồn khá cao, có thể làm độc hại cho cá. Tiến sỹ Schrader
đang nghiên cứu một vài hóa chất khác mong có thể thay thế độc chất diuron, vừa diệt được thanh tảo vừa
không độc cho cá. Theo ông Võ Tòng Xuân, nếu chất này được tìm ra, ngư dân Mỹ lại càng tốn nhiều tiền
hơn để xử lý ao hồ của họ. Như thế, giá thành nuôi catfish sẽ cao hơn. Trong khi đó, basa của Việt Nam
sống trong lồng bè đặt theo dòng sông Cửu Long chảy mạnh suốt ngày đêm, không dùng hóa chất gì nên
giá rất rẻ. "Đây có lẽ là lý do chính khiến cho Washington hạn chế nhập khẩu cá basa Việt Nam. Nếu


không, công nghiệp nuôi cá nheo của Mỹ sẽ đóng cửa vì không cạnh tranh được", ông Xuân viết.
(Theo Thanh Niên)
Trao đổi với báo chí về phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến mới liên quan tới vụ kiện cá
basa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phan Thúy Thanh nhấn mạnh các quyết định sai trái của phía
Mỹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang gia tăng giữa hai nước.
Khẳng định các quyết định trên hoàn toàn không phù hợp với tinh thần của hiệp định thương mại
song phương, bà Thanh nói: "Quyết định ngày 23/7 của Ủy ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (USITC) vẫn là
một quyết định không công bằng, không phản ánh đúng thực tế khách quan. Điều này đã gây thất vọng
không chỉ cho các doanh nghiệp và hàng vạn hộ nuôi cá ở Việt Nam mà cho cả người tiêu dùng Mỹ".
Theo bà Thanh, việc áp dụng các rào cản bảo hộ không công bằng đối với các sản phẩm cá tra, cá basa của
Việt Nam bất chấp sự phản đối của dư luận rộng rãi, đặc biệt là dư luận từ chính nước Mỹ, càng cho thấy
xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước ngày càng cao ở Mỹ. Điều này đi ngược lại chính sách khuyến khích
tự do hóa thương mại và tinh thần cạnh tranh bình đẳng mà chính Washington thường xuyên đề cập.

Phan
Thúy
Thanh.
Ngay sau khi USITC kết thúc cuộc bỏ phiếu sáng qua, ông Tery Hin, một cựu binh Mỹ từng tham chiến tại
Việt Nam đã gửi thư tới Đại sứ quán Việt Nam ở Washington bày tỏ sự bất bình trước quyết định sai trái
này. Bức thư có đoạn: "Tôi là một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, không phải là một thượng nghị
sỹ. Nhưng tôi nghĩ rằng những diễn biến liên quan đến vấn đề cá ba sa nhập khẩu từ Việt Nam thật khủng
khiếp. Tôi hiểu người dân Việt Nam rất cần cù, siêng năng, đầy danh dự và lòng tự trọng. Tôi luôn ủng hộ
nhân dân Việt Nam".
Ông Tery Hin cho rằng các chính khách Mỹ đã cố tình thông qua những dự luật thiếu minh bạch cả về ý
nghĩa lẫn nội dung, cố tình vùi chôn những tài liệu trong các dự luật phải lẽ trên những nghiên cứu đúng
đắn. Vụ kiện cá ba sa chỉ là một trong những vụ việc mà họ cố tình vin vào những thông tin lệch lạc.
Cuối thư, ông Tery Hin viết: "Tôi đã từng nếm thử sản phẩm của cả Mỹ lẫn của Việt Nam, và tôi ưa thích
cá basa hơn. Cá basa Việt Nam đậm hương vị hơn. Tôi không biết phán quyết vừa qua của USITC sẽ đi đến
đâu, nhưng tôi luôn đứng về phía những người nông dân nuôi cá tại Việt Nam".
(Theo TTXVN)

Chiều 24/7, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) ra thông cáo phản đối kết quả bỏ
phiếu của Ủy ban Hiệp thương quốc tế Mỹ (USITC) về vụ kiện cá basa. Đồng thời khẳng định, kết luận này
chứng tỏ chỉ một nhóm nhỏ các chủ trại nuôi cá nheo cũng có thể gây sức ép khiến cơ quan công quyền Mỹ
bóp méo sự thật.
Theo VASEP, vào hồi 1h15 sáng nay (giờ Hà Nội), sau một thủ tục bỏ phiếu chỉ kéo dài 40 giây, không
một lời giải thích, 4 ủy viên USITC đã cùng kết luận ngành sản xuất cá nheo Mỹ bị thiệt hại vật chất bởi
một số sản phẩm filê cá đông lạnh từ Việt Nam. Ngay khi USITC ra văn bản kết luận cuối cùng (dự kiến
trước ngày 7/8 tới), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá cho sản
phẩm cá tra, basa filê đông lạnh của Việt Nam. Quyết định có hiệu lực từ 31/1/2003 (ngày DOC ra quyết
định sơ bộ).
Tại phiên điều trần hôm 18/6 vừa qua, nhiều nhà nhập khẩu thủy sản Mỹ đã trình bày chứng cứ thực tiễn
chứng minh cá tra, cá basa Việt Nam không phải là đối tượng cạnh tranh trực tiếp với cá nheo Mỹ. Các nhà
nghiên cứu về kinh tế và thị trường từ 2 công ty Precision Economics LLP và H.M. Johnson & Associates
cũng đã chứng minh rất rõ ràng việc nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam không hề gây thiệt hại vật chất
cho ngành sản xuất cá nheo Mỹ. Theo VASEP, kết luận sáng nay của USITC chứng tỏ họ đã không xem
xét đầy đủ các luận cứ thực tiễn và các báo cáo khoa học nghiêm túc, cố tình hợp thức hóa kết luận hoàn
toàn ngụy tạo của DOC về việc các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá ba sa vào Mỹ.
Đặc biệt, USITC đã phớt lờ dư luận từ chính nước Mỹ, bất chấp lời cảnh báo của tờ New York Times số ra
ngày 23/7 yêu cầu Ủy ban không nên vì quyền lợi của một nhóm nhỏ chủ trại cá nheo mà quên đi trách
nhiệm xét xử vụ kiện một cách khách quan, công bằng. Thậm chí, cơ quan này cũng bỏ qua cả mối quan
ngại của 6 thượng nghị sĩ được nêu rõ trong bức thư gửi Chủ tịch USITC: “Một phán quyết dựa trên những
thông tin không đầy đủ đối với sản phẩm cá tra, basa Việt Nam nhập khẩu sẽ gây tổn hại đến quan hệ
thương mại giữa hai quốc gia; đồng thời tạo nên một tiền lệ cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong các lĩnh
vực khác của quan hệ thương mại".
Tạm thời, việc áp đặt các mức thuế chống bán phá giá sẽ gây khó khăn cho ngành sản xuất cá tra, cá basa
Việt Nam. Tuy nhiên, VASEP cho rằng, sản phẩm này vẫn có khả năng cạnh tranh và phát triển ngay tại thị
trường Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
3h sáng nay, Uỷ ban thương mại Mỹ (USITC) đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện cá basa. Theo đó,
cơ quan này đã khẳng định các doanh nghiệp VN bán cá basa vào thị trường Mỹ thấp hơn giá thành, gây
tổn hại ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ và ấn định mức thuế suất bán phá giá rất cao, từ 36,84 đến

63,88%.
Cả 4 thành viên USITC dự họp đều bỏ phiếu thuận theo đề nghị của Bộ Thương mại Mỹ và khẳng định,
các bằng chứng về việc cá filê đông lạnh của VN được bán phá giá là hợp lý, bất chấp sự phản đối gay gắt
từ các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam, nhiều Thượng nghị sỹ và báo giới Mỹ.
Quyết định của USITC đã chấm dứt các tranh cãi liên quan đến vụ kiện bán phá giá cá basa. Ngày 6/8, sau
khi cơ quan này ra văn bản chính thức gửi Bộ Thương mại Mỹ, mức thuế chống bán phá giá mới sẽ có hiệu
lực.
Cùng ngày, các sản phẩm chip bán dẫn của Hàn Quốc mang thương hiệu Hynix cũng chịu chung số phận
với cá basa VN. USITC đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị của Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá
mặt hàng này với mức 44,71%.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Mão vừa gửi thư đề nghị Ủy ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ
(USITC) ra quyết định khách quan và công bằng về vụ kiện. USITC sẽ bỏ phiếu ra phán quyết về tranh
chấp cá basa vào 2h sáng mai (giờ Hà Nội).
Trong thư, ông Vũ Mão nhấn mạnh, diễn biến mới liên quan tới vụ kiện cá basa (quyết định tăng thuế của
Bộ Thương mại Mỹ) diễn ra ngay trước cuộc bỏ phiếu khiến cho việc đưa ra một quyết định khách quan và
công bằng từ phía USITC càng trở nên cần thiết.
Ủng hộ quan điểm của một số nghị sĩ Mỹ đối với việc xử lý vụ kiện, bức thư có đoạn: “Chúng tôi rất phấn
chấn bởi sự sáng suốt và công bằng được thể hiện trong bức thư của 6 thượng nghị sĩ Mỹ, những người đã
nhận thấy rằng người dân hai nước sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các phán quyết theo chủ nghĩa bảo hộ cũng
như những tác động xấu đến mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ”.
Cuối thư, ông Vũ Mão nhấn mạnh vai trò quyết định của USITC trong vụ kiện. Ông viết: “Một lần nữa tôi
đề nghị quý vị cân nhắc vụ việc để có thể, như tôi đã nhấn mạnh trong lá thư trước, đi đến một quyết định
cuối cùng, khách quan, hợp lý và công bằng, phù hợp với Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ.
Một quyết định như vậy sẽ mở ra viễn cảnh tươi sáng hơn cho sự phát triển liên tục và bền vững của các
quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước".
Cùng ngày, ông Vũ Mão cũng có thư gửi riêng tới các nghị sĩ nói trên, bày tỏ sự cảm ơn chân thành về việc
các thượng nghị sĩ đã có bức thư gửi USITC hôm 18/7, ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện cá basa.
Song Linh
Theo dòng sự kiện:
Thanh Xuân

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra quyết định tăng biên độ thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá basa
filê đông lạnh đến từ VN, bất chấp dư luận trong nước đang lên tiếng phản đối vụ kiện này. Trong số các
công ty thủy sản VN bị đề xuất áp thuế, Agifish chịu mức tăng lớn nhất, từ 44,76% lên 47,05%.
Mức thuế mới dành cho các công ty còn lại trong vụ kiện là:
Tên công ty
Mức thuế theo quyết
định ngày 18/6/2003
Mức thuế
mới
Nam Việt 52.90% 53.68%
CATACO 45.55% 45.81%
Vĩnh Hoàn 36.84% 36.84%
7 công ty nhỏ 44.66% 45.55%
Trong thông cáo phát đi tối qua, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng,
quyết định mới này một lần nữa cho thấy DOC cố tình bỏ qua nhiều thông tin xác đáng từ phía doanh
nghiệp Việt Nam, nhằm thực hiện ý đồ áp đặt mức thuế cao. Trong khi xem xét lại các tính toán, DOC đã
chấp nhận đề nghị của Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) mà bỏ qua yêu cầu của VASEP, không sửa
chữa các sai sót đã phạm trong khi tính toán giá thành sản xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam.
VASEP kêu gọi các uỷ viên Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ trong cuộc bỏ phiếu ngày mai sẽ đưa ra
phán quyết phù hợp với thực tế, khẳng định việc nhập khẩu các sản phẩm cá philê Việt Nam hoàn
toàn không đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất cá da trơn Mỹ. Kết luận ngược lại sẽ chứng tỏ
phía các cơ quan hữu quan của Chính phủ Mỹ hành động thiếu công tâm, không có thiện chí, không
thực thi tinh thần tự do thương mại. Bộ Thương mại đang gấp rút hoàn chỉnh Pháp lệnh Chống bán phá
giá với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là văn bản luật đầu tiên quy định cách thức bảo hộ hợp
pháp ngành sản xuất trong nước mà nhiều nước trên thế giới áp dụng từ lâu. Tất cả được rút ra từ bài học
tranh chấp cá basa ở thị trường Mỹ.
Giống như các quy định mẫu của WTO về chống bán phá giá, dự thảo Pháp lệnh quy định hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam bị coi là bán phá giá khi được bán với giá thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa
đó tại nước xuất khẩu. Giá trị thông thường đó có thể là giá của hàng hóa tương tự đang được tiêu dùng
trên thị trường nước xuất khẩu, là giá của hàng hóa ở một nước thứ ba, hay giá trị sản xuất ra hàng hóa đó

tại nước xuất khẩu. Khi xác định được có việc bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền là Bộ Thương mại sẽ
quyết định áp dụng các biện pháp thuế chống bán phá giá tạm thời, thuế chống bán phá giá, biện pháp đặt
cọc hoặc thế chấp, hay buộc bên xuất khẩu hàng vào Việt Nam cam kết về giá, số lượng hàng xuất khẩu...
Trao đổi với VnExpress, luật sư Lê Công Định, Công ty luật White & Case - đơn vị tư vấn cho phía Việt
Nam trong vụ kiện cá basa nói: “Nền kinh tế của ta đang bước vào hội nhập, bắt đầu xuất hiện các kiểu bán
phá giá của công ty nước ngoài, và nhất là hàng hóa giá rẻ đến nghi ngờ của Trung Quốc đang ngày càng
nhiều. Đã đến lúc cần xây dựng khung pháp lý về chống bán phá giá”. Biện pháp chống bán phá giá là một
trong những công cụ hiệu quả được WTO thừa nhận và nhiều nước áp dụng để bảo vệ quyền lợi chính đáng
của các nhà sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, ban hành Pháp lệnh Chống bán phá giá chỉ là bước đầu tiên. Bởi để cơ chế này phát huy hiệu
lực, Việt Nam còn cần điều chỉnh, bổ sung hệ thống luật pháp, như luật về bằng chứng, luật về thống kê thị
trường, thống kê thương mại, nguyên tắc xác định thị phần. Ngoài ra còn phải có hệ tiêu chí đánh giá về giá
cả, về tính chất thị trường của nền kinh tế... Đây cũng là khung pháp lý cần thiết để thực hiện nhiều luật đã
ban hành như Pháp lệnh Giá, Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
Trưởng ban Quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại, ông Nguyễn Hữu Chí cũng thừa nhận triển khai biện pháp
bảo hộ hợp pháp này không đơn giản. Để xác định có hay không việc bán phá giá, phía Việt Nam phải có
đồng bộ hệ thống tính toán thống kê về số lượng, chủng loại hàng, mức độ ảnh hưởng của việc bán phá giá
với doanh nghiệp trong nước; phải có năng lực tài chính để tiến hành điều tra tại nước xuất khẩu. “Nhất là
nhân lực, phải đào tạo đội ngũ chuyên gia được như các nước, tới cả trăm người chuyên về bán phá giá” -
ông Chí nói.
Sau khi cá basa chịu nhiều thua thiệt tại thị trường Mỹ, chống bán phá giá với hàng hóa nước ngoài nhập
khẩu vào Việt Nam đang được tìm đến như một công cụ hữu hiệu bảo vệ nhà sản xuất trong nước. Việt
Nam cũng có thể áp dụng công cụ này như một biện pháp trả đũa trong các cuộc tranh chấp thương mại
quốc tế mà EU, Mỹ, Ấn Độ... hay làm. Tuy nhiên, đây sẽ là bài toán khó đối với các cơ quan hải quan,
thuế, quản lý thị trường.
Nghĩa Nhân
Dưới nhan đề "Vũng nước đọng trong tự do thương mại", bài báo của Paul Blustein đăng trên Washington
Post hôm 13/7 đã chỉ ra mặt trái của Luật Chống phá giá và những thủ thuật bảo hộ của chính quyền Bush.
Đây là một trong nhiều tiếng nói ủng hộ cá basa Việt Nam của dư luận Mỹ.
Mở đầu bài báo bằng tít phụ "Cá basa Việt Nam đã viết nên huyền thoại về ngoại giao và những tranh cãi

quanh bàn ăn về bảo hộ", tác giả đã chỉ ra sự bất hợp lý trong phán quyết hôm 17/6 của Bộ Thương mại Mỹ
(DOC). Sự mâu thuẫn ấy chính là xung đột lợi ích giữa số ít các nhà chế biến với đông đảo người tiêu
dùng. Blustein viết: "DOC đã thuận tình với Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) để kết luận rằng Việt
Nam bán phá giá và đề xuất biên độ chống bán giá lên tới 37-64%. Bàn thắng ghi cho bên nguyên, những
người nuôi và chế biến catfish, lại là một đòn trừng phạt nặng nề đối với sản phẩm nhập khẩu. Điều đó
cũng có nghĩa, sự bảo hộ dành cho các nhà chế biến lại là cái giá mà người tiêu dùng trong nước phải
trả. Lẽ ra họ vẫn được hưởng những sản phẩm ngoại nhập giá rẻ nếu không có cái lệnh áp thuế cứng
rắn đó".
Dù hồi kết của cuộc chiến catfish vẫn còn phụ thuộc vào cuộc bỏ phiếu
sắp tới của Ủy ban Hiệp thương quốc tế Mỹ (USITC), nhưng theo tác
giả, trên vũ đài của Luật chống phá giá, ngành sản xuất cá da trơn Mỹ đã
được nâng đỡ quá nhiều so với đối thủ đến từ nước ngoài.
Paul viết: "Với những ai mong muốn Washington giang tay bảo trợ cho
công nhân nước mình thì vụ kiện cá basa quả là đáng khích lệ. Nhưng
những ai muốn Mỹ trung thực hơn trong việc biến khẩu hiệu tự do
thương mại (vốn đã được rao giảng bấy lâu) thành hiện thực thì cho
rằng, vụ kiện này quả là một trò hề. Cũng như tranh chấp trong các
ngành công nghiệp ít nhiều dính líu đến chính trị như thép, đường hay
gỗ xẻ, Washington lại bằng mọi cách loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Dù các
điều luật chống bán phá giá đều có thiện ý dành cho công ty nước ngoài
một sân chơi nhất định, nhưng theo các chuyên gia, thực ra chúng đều
nhằm bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước mà thôi".
Để chỉ ra tính hai mặt trong khái niệm tự do thương mại của Mỹ, tác giả dẫn lời ông David J. Rothkopf,
Phó trợ lý thứ trưởng thương mại dưới thời Clinton: "Đây là một minh chứng hiển nhiên nhất cho thái
độ đạo đức giả trong chính sách thương mại của Washington. Luật chống bán phá giá là một trong
những hàng rào thương mại hiệu quả nhất và bị lạm dụng nhiều nhất mà chúng ta đang có".
Hơn 40.000 hộ nuôi cá ĐBSCL đã ký chung vào một bức thư gửi Chính phủ Mỹ để phản đối quyết định
của DOC. Dĩ nhiên là Mỹ khó có thể từ bỏ chính sách bảo hộ đối với ngành công nghiệp trong nước, bởi
nhiều quốc gia khác cũng ban hành và áp dụng luật chống bán phá giá. Nhưng theo Brink Lindsey, một học
giả của Viện nghiên cứu Cato, điều đáng chú ý trong vụ kiện cá basa là các quan chức DOC không nói rằng

"giá bán filê basa đông lạnh tại Mỹ thấp hơn tại Việt Nam" hay "thấp hơn chi phí sản xuất", một kết luận
thường thấy trong các vụ kiện bán phá giá.
Vậy tại sao DOC lại định áp thuế với biên độ từ 37 đến 64% lên sản phẩm cá basa của Việt Nam. Câu trả
lời là: Việt Nam chưa phải là nước có nền kinh tế thị trường. Tác giả Paul Blustein cho rằng, ngay khi DOC
kết luận kinh tế Việt Nam là phi thị trường, con cá basa đã đối mặt với muôn vàn khó khăn. Và cũng từ
đây, vụ kiện bán phá giá đã chuyển sang giai đoạn mới, trong đó, cá basa của Việt Nam được "giả
dụ" là đến từ Bangladesh.
Theo lập luận của DOC, Bangladesh là một nước có nền kinh tế thị trường, nơi giá cả và chi phí đã được
thiết lập theo chuẩn mực cung cầu, và đặc biệt là trình độ phát triển tương tự như Việt Nam. Đến khi tính
biên độ phá giá, DOC đã bỏ qua cách tính truyền thống đã được áp dụng trong các vụ kiện bán phá giá
trước đây. Dĩ nhiên là Hà Nội không đồng tình với chuyện này.
Giờ đây, vụ kiện đang nằm trong tay USITC. Trước khi ra lệnh áp dụng biên độ thuế chống phá giá, cơ
quan này có trách nhiệm tìm ra bằng chứng cho thấy ngành nuôi cá da trơn Mỹ đã bị tổn thương. Tuy
nhiên, nếu sự khác biệt giữa cá basa Việt Nam và catfish Mỹ là rất lớn như phía Mỹ từng khẳng định để
làm căn cứ ban hành luật nhãn mác (cấm Việt Nam không được dùng tên catfish cho các sản phẩm của
mình) thì thực ra, chúng không thể cạnh tranh trực tiếp với nhau.
Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam
(Amcham) vừa có thư gửi DOC và
bà Chủ tịch USITC Deanna Tanner
Okun để phản đối vụ kiện cá tra,
basa. Nội dung bức thư nêu rõ, thuế
chống phá giá đã được DOC tính
theo phương pháp bất công, không
phản ánh công bằng các hoạt động
nuôi và chế biến thủy sản của các
nhà xuất khẩu Việt Nam.
6 thượng nghị sỹ Mỹ thuộc cả hai
đảng (Cộng hòa và Dân chủ), tại 6
bang cũng gửi thư đến bà Deanna
Tanner Okun, kêu gọi USITC đưa ra

kết luận công bằng, đúng đắn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×