Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Văn 11 đề thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.63 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
( Đề thi có: 02 trang)

ĐỀ KSCL LẦN 3 KHỐI 11 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
"Tơi học được rằng mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tơi thay đổi.
Đừng nói: “Nếu đã có thể thì tơi đã làm rồi,” mà hãy nói: “Nếu có thể thì tơi sẽ
làm.” Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải
chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định.
Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lý do: niềm cảm hứng hoặc
nỗi tuyệt vọng. Nếu khơng thích hiện tại thì hãy thay đổi nó! Bạn đâu phải một cái
cây. Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì
xuất hiện ở danh sách “Tơi nên làm” trong tâm trí bạn. Mọi dạng thức sống đều nỗ
lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào?
Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó, con người lại được trao đặc quyền chọn lựa.
Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn. Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các
thách thức và xem mình có thể làm được những gì?
Đơi khi quá trình ra quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm. Đích đến của
bạn khơng thể thay đổi sau một đêm, nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy! Sự thiếu
quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội".
(Thay đổi/ lựa chọn/ quyết định, Jim Rohn, Triết lý cuộc đời, NXB Lao
động)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: "Sự thiếu quyết đốn là kẻ đánh cắp
những cơ hội" ?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao đơi khi q trình ra quyết định giống như một cuộc chiến


nội tâm?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: con người thường thay đổi
bản thân khi có niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng khơng? Lí giải vì sao ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng
200 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính bạn
thay đổi.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận bức tranh phong cảnh và tâm cảnh trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
của Hàn Mặc Tử:
Sao anh không về chơi thơn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
1


Gió theo lối gió, mây đường mây
Dịng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng q nhìn khơng ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Đây thơn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử; SGK Ngữ Văn 11, NXB GD, Tr. 39)
------------------ HẾT ---------------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng được giải thích gì
thêm


2


TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL LẦN 3 KHỐI 11
NĂM HỌC 2020-2021 - MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

I. LƯU Ý CHUNG:
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Khuyến khích
những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có nhiều cách khác nhau để khai thác đề song phải đảm bảo yêu cầu về kĩ năng
và kiến thức.
- Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, vẫn cho
điểm tối đa. Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
II. ĐÁP ÁN:
Phần Câu Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ Phương thức nghị luận
0,5
2
- Thiếu quyết đốn có nghĩa là việc chúng ta khơng dám mạnh dạn đưa
ra quyết định. Thay vào đó, chúng ta lại lưỡng lự, chần chừ, do dự.
- Chính sự do dự này có thể sẽ làm cho cơ hội thuận lợi trôi qua, mà 0,5

một khi cơ hội đã trôi qua thì chúng ta khơng thể lấy lại được.
3
- Đơi khi việc đưa ra những quyết định giống như một cuộc chiến nội
tâm vì:
+ Có những lựa chọn rất dễ đưa ra quyết định nhưng cũng có những lựa
chọn khơng dễ. Để đưa ra được quyết định của mình, chúng ta phải
nghiền ngẫm thật kĩ vấn đề, cân nhắc kết quả có thể đạt được khi quyết 0,5
định thực hiện. Nhiều lúc con người cần vật lộn với chính bản thân
mình, mâu thuẫn với chính mình.
+ Trong cuộc đời, có những quyết định có thể làm thay đổi hướng đi
của cuộc đời, vì vậy chúng ta sẽ phải cân nhắc, tính tốn xem quyết 0,5
định đó là đúng hay sai, có phù hợp với mình hay khơng. Khi đưa ra
quyết định, chúng ta cũng sẽ bị tác động bởi rất nhiều luồng dư luận, do
vậy, chúng ta phải xem xét xem đó có thực sự là điều mình mong
muốn.
=> Do vậy, nó thực sự là một cuộc chiến nội tâm
4
Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn có lí giải phù hợp. Tham khảo:
1,0
- Đồng tình với ý kiến…….
- Vì:
+ Khi có niềm cảm hứng, chúng ta cảm thấy mình có đủ tự tin để thực
hiện một sự thay đổi. Niềm cảm hứng đem đến động lực, sức mạnh để
con người sẵn sàng từ bỏ những cái cũ, tạo lập những cái mới.
+ Khi có nỗi tuyệt vọng, con người thường rơi vào hai trạng thái, hoặc
là bi quan, muốn vứt bỏ tất cả, dẫn đến thay đổi theo hướng tiêu cực;
hoặc là cố gắng vùng vẫy, để rồi đứng lên, thay đổi mình theo hướng
tích cực để chiến thắng hồn cảnh.
(Lưu ý: Đồng tình hoặc khơng đồng tình: 0,25 điểm.
Lí giải hợp lí, thuyết phục: 0,75 điểm).

II
1

LÀM VĂN
Trình bày suy nghĩ về vấn đề: Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính bạn

3

7,0
2,0


thay đổi
a. Yêu cầu về hình thức:
– Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
– Viết theo cấu tạo của đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp…
Trình bày bố cục mạch lạc, rõ ràng.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính bạn thay đổi
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic; vận
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
rút ra được bài học cho bản thân, cụ thể cần các ý sau:
- Sự thay đổi là một cánh cửa mà bạn chỉ có thể mở nó từ bên trong, có
nghĩa là, trên đời này, chỉ có một thứ bạn có thể thay đổi, đó chính là
con người bạn. Bạn khơng thể thay đổi được người khác, cũng khơng
thể bắt buộc hồn cảnh thay đổi theo bạn. Những con người xung
quanh bạn chỉ có thể thay đổi nếu họ thực sự muốn thay đổi mà thôi.
- Bạn trở thành người như thế nào, cuộc sống của bạn ra sao, hoàn cảnh
xung quanh trở nên tích cực hay tiêu cực phần lớn đều xuất phát từ

chính cách nhìn của bạn.
- Do vậy, nếu muốn mọi thứ trở nên tích cực, thì chính bạn phải thay
đổi theo hướng tích cực.
- Ngược lại, khi bạn thay đổi theo hướng tiêu cực, thì mọi thứ cũng có
chiều hướng trở nên đen tối, bế tắc hơn.
- Cần phê phán những con người luôn muốn thay đổi người khác nhưng
lại khơng chịu thay đổi chính bản thân mình.
- Thay đổi chính mình khơng đồng nghĩa với việc đánh mất mình, đánh
mất bản sắc của bản thân.
- Liên hệ rút ra được bài học cho bản thân.

2

d. Chính tả, ngữ pháp, sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề
nghị luận. Có cách diễn đạt mới mẻ. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng
từ, đặt câu ngữ pháp tiếng Việt.
Cảm nhận bức tranh phong cảnh, tâm cảnh trong bài thơ Đây thôn
Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài,
kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết
bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Cảm nhận về bức tranh phong cảnh, tâm cảnh trong bài thơ
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận (đặc biệt là thao tác
phân tích…); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể
triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những nội dung
chính sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu về Hàn Mặc Tử: nhà thơ kì lạ bậc nhất trong phong trào thơ

mới.
- Đây thơn Vĩ Dạ bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Hàn
Mặc Tử.
*Bức tranh phong cảnh:

4

0,25

0,25

0,75

0,25

0,25
0,25
5,0
0,25
0,25
4,0

0,5


- Thiên nhiên thôn Vĩ: thuần khiết, trong trẻo, tinh khơi, hữu tình, tràn
đầy sức sống, khiến thi nhân trầm trồ thán phục đến ngỡ ngàng, gọi
mời khát khao trở về (khổ 1)
- Thiên nhiên chia lìa, tan tác, thấm đẫm nỗi buồn như lan tỏa khắp
cảnh vật, khắp không gian (Khổ 2)

*Bức tranh tâm cảnh:
- Nỗi niềm mong mỏi, trăn trở luôn muốn được trở về thôn Vĩ Dạ. Cuộc
hành hương trong tâm tưởng để vẽ ra bức tranh thôn Vĩ sinh động, mĩ
lệ là biểu hiện sâu sắc của khát khao, của tình u khơng nói nên lời
- Dự cảm của nhà thơ về sự chia ly, về sự mong manh ngắn ngủi của
cuộc đời, của sự lỡ làng muộn màng không kịp
- Nỗi niềm cô đơn chất chứa khơng có người bầu bạn sẻ chia khiến thi
nhân đem cả nỗi lịng tìm đến trăng để gửi gắm những tâm sự sau cùng.
- Nỗi hoài nghi của tác giả về tình đời, tình người, về sự đậm đà thủy
chung của con người.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả phong phú
- Câu hỏi tu từ đầy day dứt
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu cảm cao
- Ngôn ngữ biểu cảm, giàu sức gợi
* Đánh giá
- Đằng sau bức tranh phong cảnh là bức tranh tâm cảnh, là nỗi lịng đầy
trăn trở day dứt hồi nghi của tác giả
- Tình yêu con người, yêu cuộc sống đến da diết khắc khoải của thi
nhân.
- Một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt
câu.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới
mẻ về vấn đề nghị luận.
----------Hết----------

5

0,75

0,75

1,0

0,5

0,5

0,25
0,25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×