Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Lịch sử 10 mã đề 602

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.55 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
─────────────
Mã đề thi 602

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 10 LẦN 3
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: LỊCH SỬ 10
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.
─────────────

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phịng tuyến sơng Như Nguyệt.
B. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Xiêm.
C. Khi vua Lê Chiêu Thống cho người sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh.
D. Nguyễn Huệ làm lễ lên ngơi Hồng đế.
Câu 2: Nhận xét nào dưới đây về xã hội phong kiến là KHÔNG đúng?
A. Chế độ phong kiến ở phương Đơng hình thành trương đối sớm nhưng lại kết thúc muộn.
B. Phát kiến địa lí đã đưa chế độ phong kiến Tây Âu bước sang giai đoạn thịnh đạt.
C. Ở Tây Âu, chế độ phong kiến ra đời muộn nhưng kết thúc sớm hơn ở phương Đông.
D. Chế độ phong kiến phương Đông khủng hoảng từ khoảng thế kỉ XVII-XIX.
Câu 3: Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang- Âu Lạc là gì?
A. Thờ thần Núi.
B. Thờ cúng tổ tiên.
C. Sùng bái tự nhiên.
D. Thờ thần Mặt trời.
Câu 4: Một trong những quốc gia đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu các thế kỉ
XV-XVI là
A. Giécman.
B. Rô Ma.
C. Tây Ban Nha.


D. Đức.
Câu 5: Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, phong
trào Tây Sơn đã
A. mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.
B. thiết lập vương triều Tây Sơn.
C. bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
D. hoàn thành việc thống nhất đất nước.
Câu 6: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp nước ta thế kỉ XI – XV là
A. Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hồn cảnh đất nước độc lập, thống nhất.
B. Các chính sách khuyến khích thương nghiệp phát triển của nhà nước phong kiến Đại Việt.
C. Những hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài tại Thăng Long.
D. Các triều đại cho xây dựng các hải cảng, bn bán hàng hố với nước ngoài.
Câu 7: Nửa đầu thế kỉ XIX ở nước ta, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp là do đời sống của họ
A. có phần ổn định.
B. được cải thiện hơn.
C. khó khăn, cực khổ.
D. khơng q khó khăn.
Câu 8: Từ sau chiến thắng Bạch Đằng ( 938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta phải tiến hành nhiều cuộc
kháng chiến chống xâm lược đó là
A. hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống Minh.
B. hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và chống Minh.
C. chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Xiêm.
D. hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống Minh và chống Thanh.
Câu 9: Ý nào dưới đây KHÔNG nằm trong chính sách đồng hố về văn hố mà các triều đại
phương Bắc đã áp dụng ở nước ta?
A. Chia nước ta thành nhiều quận, huyện.
B. Đưa người Hán ở lẫn với người Việt.
C. Mở trường dạy chữ Nho.
D. Truyền bá Nho giáo.
Câu 10: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra thời đại

A. phát triển cao của nhà nước phong kiến.
B. độc lập, tự chủ của dân tộc ta.
C. đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. nước ta rơi vào ách đô hộ.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu?
A. Lãnh địa là đơn vị chính trị độc lập.
B. Lãnh chúa có tiềm lực kinh tế mạnh.
C. Lãnh địa có nền kinh tế hàng hóa phát triển. D. Lãnh địa là cơ sở kinh tế tự nhiên, đóng kín.
Câu 12: Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc và Chămpa, Phù
Nam là
Trang 1/3 - Mã đề thi 602


A. đẩy mạnh giao lưu bn bán với bên ngồi.
B. chăn nuôi rất phát triển.
C. nghề khai thác lâm thổ sản rất phát triển.
D. làm nông nghiệp trồng lúa nước, kết hợp với một số nghề thủ cơng.
Câu 13: « Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo » là tư tưởng của bộ
chỉ huy nghĩa quân cuộc đấu tranh nào ?
A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.
B. Phong trào Tây Sơn.
C. Khởi nghĩa Lam Sơn.
D. Kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần.
Câu 14: Sự kiện lịch sử nào dưới đây trong thời kì trung đại ở Tây Âu được coi là cuộc đấu tranh
công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến?
A. Các cuộc phát kiến lớn về địa lí.
B. Thành thị trung đại Tây Âu ra đời.
C. Chiến tranh nơng dân ở Đức.
D. Phong trào Văn hóa phục hưng.
Câu 15: Chủ trương của Lý Thường Kiệt “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để

chặn mũi nhọn của giặc”gọi là gì?
A. Tiên binh, quân mạnh.
B. Tiên phát binh.
C. Binh thư yếu lược.
D. Tiên phát chế nhân.
Câu 16: Yếu tố tích cực nào của văn hóa Trung Hoa được truyền bá vào nước ta thời Bắc thuộc?
A. Nhuộm răng đen.
B. Làm bánh chưng.
C. Văn tự.
D. Tôn trọng phụ nữ.
Câu 17: Khi vào Rôma, người Giécman đã từ bỏ các tơn giáo ngun thuỷ của mình và tiếp thu
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Kitô giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 18: Chính quyền trung ương triều Nguyễn (ở Việt Nam) được tổ chức theo mơ hình thời
A. Lê.
B. Lý.
C. Tây Sơn.
D. Mạc.
Câu 19: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý, Trần và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có sự
khác nhau về
A. kết quả.
B. bối cảnh lịch sử.
C. lực lượng tham gia.
D. quyết tâm giành thắng lợi.
Câu 20: Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc đã chứng tỏ khả năng to lớn
của người phụ nữ trong đấu tranh?
A. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

C. Khởi nghĩa Ngô Quyền.
D. Khởi nghĩa Lý Bí.
Câu 21: Với việc kháng chiến chống Xiêm (1785) thắng lợi, phong trào Tây Sơn đã
A. mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. B. bảo vệ được độc lập dân tộc.
C. thiết lập vương triều Tây Sơn.
D. hoàn thành việc thống nhất đất nước.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây KHƠNG phải là vai trị của thành thị trung đại Tây Âu?
A. Mang lại bầu không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người.
B. Tạo điều kiện cho kinh tế hành hóa giản đơn phát triển.
C. Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
D. Thành thị ra đời đã nâng cao đời sống cho các lãnh chúa.
Câu 23: Trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại (thế kỉ XV-XVI) nổi lên mâu thuẫn chủ yếu là
A. lãnh chúa với nông nô.
B. tư sản với quý tộc phong kiến.
C. lãnh chúa với thị dân.
D. nông dân với địa chủ.
Câu 24: Từ cuộc đấu tranh chống đồng hóa thời Bắc thuộc, bài học được rút ra cho Việt Nam trong
cơng cuộc xây dựng đất nước là gì?
A. Bảo tồn và tiếp thu có chọn lọc yếu tố văn hóa mới.
B. Bảo tồn nền văn hóa dân tộc.
C. Tiếp thu tất cả những yếu tố văn hóa mới.
D. Tiếp thu một phần những yếu tố văn hóa mới.
Câu 25: Ý nào dưới đây KHÔNG phản ánh đúng hạn chế trong nội dung giáo dục nước ta ở các thế
kỉ XVI- XVIII là
A. không được đưa nội dung các môn khoa học vào khoa cử.
B. nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh sử.
C. các môn khoa học tự nhiên không được chú ý.
D. vẫn dùng chữ Hán, chữ Nôm trong học hành thi cử.
Trang 2/3 - Mã đề thi 602



Câu 26: Nhận xét nào dưới đây là KHÔNG đúng về sự ra đời của triều Nguyễn ở nước ta vào năm
1802?
A. Ra đời để thay thế cho vương triều Tây Sơn đã suy tàn.
B. Ra đời trong bối cảnh đất nước vừa trải qua nhiều biến động.
C. Ra đời dựa trên sự đánh bại 1 phong trào nông dân tiến bộ.
D. Sự ra đời đã không tạo ra được cơ sở cho bước phát triển mới của đất nước.
Câu 27: Ý nào dưới đây KHƠNG phải là vai trị của Quang Trung đối với lịch sử dân tộc?
A. Lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Xiêm, Thanh.
B. Lãnh đạo nhân dân lật đổ tập đoàn phong kiến Nguyễn, Lê – Trịnh.
C. Xây dựng vương triều mới với nhiều chính sách tiến bộ.
D. Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
Câu 28: Ý KHƠNG phản ánh chính xác hoạt động đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam
trong các thế kỉ X- XV là
A. cống nạp các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ.
B. bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với một số nước phương Tây.
C. giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng.
D. khi bị xâm lược thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. Nêu nét chính về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang-Âu Lạc.
Câu 2. Nêu tình hình tư tưởng, tôn giáo ở nước ta trong các thế kỉ X - XV.
Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước ta trong giai đoạn thế kỉ XVI-XVIII?
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 3/3 - Mã đề thi 602




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×