Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Khóa luận tốt nghiệp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---oOo---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC
CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG ĐƢỢC NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
MÃ SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH

HÀ NỘI - 2014

: NGUYỄN THỊ NGUYÊN
: A18792
: TÀI CHÍNH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---oOo---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN


HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC
CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG ĐƢỢC NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Giáo viên hƣớng dẫn
Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
Chuyên ngành

: Th.S Chu Thị Thu Thủy
: Nguyễn Thị Nguyên
: A18792
: Tài Chính

HÀ NỘI - 2014

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Trong thực tế khơng có sự thành cơng nào là khơng có sự hỗ trợ, dù ít hay nhiều,
dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Thăng Long,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ từ q thầy cơ, gia đình và
bạn bè. Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô
trong trường Đại học Thăng Long, những người đã cung cấp cho em kiến thức cơ bản
cũng như chuyên ngành về kinh tế, tài chính trong suốt quá trình em học tập tại
trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đến giáo viên
hướng dẫn của em - ThS. Chu Thị Thu Thủy, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
trực tiếp em chu đáo trong thời gian em nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
này.

Trong q trình thực hiện và nghiên cứu, khó tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q Thầy, Cơ để kiến thức của em trong lĩnh
vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc q Thầy, Cơ đang cơng tác và giảng dạy tại trường
Đại học Thăng Long dồi dào sức khỏe, nhiều niềm vui để thực hiện sứ mệnh cao đẹp
của mình là cập bến con thuyền tri thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự trợ
giúp từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép từ các cơng trình nghiên cứu của
người khác. Các dữ liệu thơng tin thứ cấp trong Khóa luận có nguồn gốc và được trích
dẫn rõ ràng.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên

Nguyễn Thị Nguyên

Thang Long University Library


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

CHƢƠNG 1.MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của Đề tài .................................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu ...............................................................2
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................3
1.5. Kết cấu của Đề tài ............................................................................................................3

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH.................................................................................................................. 4
2.1. Tổng quan chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh...................................................4
2.1.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh ......................................4
2.1.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ...............6
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.....9
2.2.1. Quy mô của doanh nghiệp (Company Size) .......................................................9
2.2.2. Địn bẩy tài chính (Leverage) ............................................................................10
2.2.3. Khả năng thanh toán ngắn hạn (Liquidity) .....................................................12
2.2.4. Thời gian quay vòng tiền(Cash Conversion Cycle)..........................................13
2.2.5. Thời gian hoạt động (Company Age) ...............................................................14
2.2.6. Hình thức sở hữu (State)...................................................................................17
2.2.7. Một số nhân tố vĩ mô .........................................................................................18

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 20
3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................................20
3.2. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu ...........................................................22
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................22
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................22
3.3. Các biến nghiên cứu và đo lường các biến nghiên cứu ............................................25
3.3.1. Mơ hình nghiên cứu ..........................................................................................25


3.3.2. Biến phụ thuộc ...................................................................................................25
3.3.3. Biến độc lập........................................................................................................26

3.3.4. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................26
3.4. Mô tả mẫu nghiên cứu...................................................................................................29
3.4.1. Đặc trưng của ngành.........................................................................................29
3.4.2. Thiết kế mẫu ......................................................................................................30

CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC
CÔNG TY TRONG NGÀNH XÂY DỰNG ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM................................................................ 31
4.1. Đặc điểm của ngành xây dựng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 31
4.2. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh .................................................................33
4.2.1. Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu ROS .....................................................................34
4.2.2. Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu ROA ....................................................................36
4.2.3. Đánh giá nhóm chỉ tiêu ROE ............................................................................39

CHƢƠNG 5. NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 43
5.1. Thống kê mơ tả mẫu nghiên cứu .................................................................................43
5.2. Phân tích tương quan R ................................................................................................49
5.2.1. Ma trận tương quan ..........................................................................................49
5.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến ...................................................................................56
5.2.3. Phân tích hồi quy ...............................................................................................57
5.2.4. Kết quả của mơ hình ..........................................................................................68

CHƢƠNG 6.KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................ 71
6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .........................................................................................71
6.2. Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu .........................................................................71
6.3. Một số kiến nghị .............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thang Long University Library



DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BDS

Bất động sản

CSTT

Chính sách tiền tệ

CTCP

Cơng ty cổ phần

KD & PT

Kinh doanh và Phát triển

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định


TSDH

Tài sản dài hạn

TSLĐ

Tài sản lưu động

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 4-1: Thống kê ROS từ năm 2009 đến năm 2013 .................................................. 34
Bảng 4-2: Thống kế ROA từ năm 2009 đến năm 2013 ................................................. 36
Bảng 4-3: Thống kê ROE từ năm 2009 đến năm 2013 .................................................. 39
Bảng 5-1: Kết quả thống kê mô tả ................................................................................... 43
Bảng 5-2: Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc............. 49
Bảng 5-3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho các biến độc lập ................................ 56
Bảng 5-4: Kết quả kiểm định tự tương quan mơ hình biến phụ thuộc ROS................. 57
Bảng 5-5: Kết quả mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc ROS ....................................... 58
Bảng 5-6: Kết quả kiểm định tự tương quan chạy lại mơ hình biến phụ thuộc ROS ..... 59
Bảng 5-7: Kết quả chạy lại mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc ROS ......................... 59
Bảng 5-8: Kết quả kiểm định tự tương quan mơ hình biến phụ thuộc ROA ................ 60

Bảng 5-9: Kết quả mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA ...................................... 61
Bảng 5-10: Kết quả kiểm định tự tương quan chạy lại mơ hình biến phụ thuộc ROA 63
Bảng 5-11: Kết quả chạy lại mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA ...................... 63
Bảng 5-12: Kết quả kiểm định tự tương quan mơ hình biến phụ thuộc ROE .............. 64
Bảng 5-13: Kết quả mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc ROE..................................... 65
Bảng 5-14: Kết quả các nhân tố tác động hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................... 67
Biểu đồ 4-1: Tỷ trọng ngành xây dựng trong GDP năm 2013....................................... 31
Biểu đồ 4-2 : Cơ cấu lao động ngành xây dựng năm 2013 ............................................ 32
Biểu đồ 4-3: Thống kê ROS từ năm 2009 đến năm 2013 .............................................. 34
Biểu đồ 4-4: Thống kê ROA từ năm 2009 đến năm 2013 ............................................. 37
Biểu đồ 4-5: Thống kê ROE từ năm 2009 đến năm 2013.............................................. 39
Sơ đồ 3-1: Quy trình nghiên cứu...................................................................................... 20
Sơ đồ 3-2: Mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các công ty xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ....... 25

Thang Long University Library


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 0-1: Danh sách mã chứng khốn các Cơng ty Cổ phần Xây dựng được niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009 – 2013)
Phụ lục 0-2: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
của các công ty ngành Xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
(2009 – 2013)
Phụ lục 0-3: Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) và thống kê tổng tài sản của các công
ty ngành Xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009 –
2013)
Phụ lục 0-4: Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) và tỷ số nợ trên VCSH của các công
ty ngành Xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009 2013)
Phụ lục 0-5: Thời gian quay vòng tiền và khả năng thanh tốn nhanh (QR) của các

cơng ty ngành Xây dưng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009 2013)


LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi thực hiện chính sách Đổi mới kinh tế mạnh mẽ từ năm 1986, nền kinh tế
Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định. Việt Nam đã tạo được một môi
trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động. Nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần được khuyến khích phát triển, tạo tính hiệu quả trong việc huy động các
nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Môi trường đầu tư trở nên thơng
thống hơn, thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, mở
rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số ngành nghề tạo ra
nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn. Đặc biệt, việc trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập
sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, là cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê cho biết, dòng vốn FDI vào Việt
Nam tăng nhanh, có thể coi là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam.
Từ mức gần như con số không vào năm 1986, vốn đăng ký FDI đã tăng lên 64 tỷ USD
năm 2008. Tính đến ngày 31/12/2012, Việt Nam có 14.522 dự án FDI còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký 210,5 tỷ USD. Thu hút FDI từ đầu năm 2013 đến 15/12/2013 đạt
khoảng 21,6 tỷ USD, bao gồm 14,3 tỷ USD vốn đăng ký của 1275 dự án được cấp
phép mới và 7,3 tỷ USD vốn đăng ký bổ sung của 472 lượt dự án được cấp phép từ các
năm trước.
Nếu như trong giai đoạn 1986-1990, GDP chỉ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm,
thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995) đã đạt mức tăng bình quân 8,2%. Do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP
của Việt Nam là 7,5%. Kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với GDP bình
quân là 7,26%/năm trong mười năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
2001-2010. Từ 2011-2013, GDP của Việt Nam tăng trung bình là 5,5-6% năm. Từ
năm 2008 đến năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 1.024

USD/người/năm lên 1.960 USD/người/năm. Việt Nam được đánh giá là một trong
những nước có mức tăng thu nhập cao nhất trong 40 năm qua. Cùng với tăng trưởng
kinh tế, cơ cấu kinh tế trong nước của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng
cơng nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên trong khi nông nghiệp giảm xuống. Hiện
nay, cơ cấu công nghiệp dịch vụ chiếm khoảng 80% trong tổng GDP quốc gia. Năm
2013, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3%. Xuất khẩu của
Việt Nam tăng bình quân 20%/năm trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất nhập
khẩu đạt hơn 200 tỷ USD/năm. Chỉ tính riêng năm 2013, kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu đạt 132,2 tỷ USD, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD.

Thang Long University Library


Có thể thấy, ngành cơng nghiệp - xây dựng là nhóm ngành kinh tế thực lớn nhất,
trong nhiều năm trước đã trở thành động lực, đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh
tế. Rõ nhất là tăng trưởng GDP do nhóm ngành cơng nghiệp-xây dựng vẫn giữ được
tốc độ cao hơn tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế (năm 2011 tăng 6,68% so với
tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,75% so với tăng 5,25%) bình quân trong 3 năm tăng 6%
so với tăng 5,4%). Tuy nhiên, ngành công nghiệp - xây dựng đã và đang gặp một số
khó khăn. Rõ nhất là tốc độ tăng GDP do nhóm ngành này tạo ra đã tăng chậm liên tục
trong 3 năm nay. Tốc độ tăng bình quân trong thời kỳ 2011-2013 đã thấp hơn thời kỳ
2006-2010 (ước 6% so với 6,38%/năm), đồng thời cũng thấp xa so với mục tiêu đề ra.
Nếu giữ mục tiêu 7,8% đến 8%/năm của 5 năm, thì 2 năm cịn lại là năm 2014 và 2015
phải tăng 10,57-10,91%/năm. Đây là tốc độ tăng rất cao, lại trong điều kiện nợ xấu còn
cao, tăng trưởng tín dụng thấp, tốc độ tăng tồn kho chậm lại nhưng cịn cao, tổng cầu
yếu… Vì vậy, đây cũng là mục tiêu cần cân nhắc (do 5 năm tăng 6,38% và 2 năm còn
lại là 6,95%/năm). Một vấn đề khác là cơng nghiệp phụ trợ chậm phát triển, tính gia
cơng của sản xuất, xuất khẩu còn lớn, vừa phụ thuộc vào nước ngoài, vừa phải nhập
siêu, vừa giá trị gia tăng thấp. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong nhóm ngành

cơng nghiệp - xây dựng đang có xu hướng giảm. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của
nhóm ngành này cũng cịn thấp…
Trên đây cũng có thể thấy được bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và
ngành xây dựng nói riêng. Với mục đích đưa ra được cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn về
ngành xây dựng mà cụ thể xung quanh vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
em đã lựa chọn đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình là “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty ngành Xây dựng
được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Nội dung khóa luận được chia thành 6 chương như sau:
Chƣơng 1: Mở đầu
Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết về hiệu quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh các công ty trong ngành xây
dựng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán việt nam
Chƣơng 5: Nội dung kết quả nghiên cứu
Chƣơng 6: Kết luận và một số kiến nghị


CHƢƠNG 1.

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam không ngừng chuyển động, môi
trường kinh tế năng động thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Do đó, vốn đầu tư cho
ngành xây dựng vô cùng dồi dào và đa dạng.
Ngành xây dựng là một ngành có nhiều tiềm năng để phát triển. Khơng những
thế ngành xây dựng cịn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trị
và ý nghĩa của ngành xây dựng có thể nhìn thấy rõ từ sự đóng góp vào q trình tái sản

xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thơng qua các hình thức xây dựng mới,
cải tạo sửa chữa lớn hoặc khơi phục các cơng trình hư hỏng hồn tồn. Là một ngành
có những đặc thù riêng như vốn lớn, thời gian thi công lâu dài và quy mơ lớn, địi hỏi
nhà quản lý giải quyết những vấn đề như: phải quản lý vốn tốt, có hiệu quả khắc phục
tình trạng thất thốt và lãng phí trong sản xuất thi cơng, giảm chi phí, hạ giá thành,
tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Thị trường BĐS đóng băng khơng chỉ gây
khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS mà cịn ảnh hưởng tới tính thanh
khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng, xây lắp, sản xuất, kinh doanh hàng trang trí nội thất... Nhiều doanh nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng hoạt động cầm chừng, lượng hàng tồn kho lớn. Một số doanh
nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự cân đối được nguồn trả
nợ các khoản đã vay để đầu tư. Các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn trong
tìm kiếm việc làm mới cũng như trong thực hiện các cơng trình dở dang, cơng nợ tại
các cơng trình rất lớn.
Trong mơi trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, bất cứ một doanh nghiệp
hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực nào đều gặp phải những khó khăn nhất định. Vì
vậy tất cả doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình mục tiêu hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu. Nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh khơng chỉ có ý nghĩa với doanh nghiệp mà cịn ý nghĩa
với toàn xã hội. Làm thế nào để sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực khác của
doanh nghiệp? Doanh nghiệp cần có chính sách, chiến lược như nào để doanh nghiệp
có thể phát triển tốt đạt mục tiêu như mong đợi khi bị tác động bởi các nhân tố từ bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp? Đây là bài tốn khó đặt ra cho các nhà quản trị
doanh nghiệp nói chung và các nhà quản trị doanh nghiệp trong ngành cơng nghiệp
xây dựng nói riêng. Trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thăng
Long tác giả nhận thấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng là vơ cùng cần thiết nên
tác giả đã nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản
1


Thang Long University Library


xuất kinh doanh của các công ty ngành Xây dựng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam”
1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
 “Hiệu quả sản xuất kinh doanh” là gì?
 Có những chỉ tiêu nào để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam?
 Những nhân tố nào tác động lên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam và tác động như thế nào?
 Biến nào là biến phụ thuộc, biến nào là biến độc lập tác động đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng được niêm yết trên
thị trường chứng khốn Việt Nam?
 Có những giải pháp và kiến nghị gì để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh cho các doanh nghiệp ngành xây dựng được niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Nghiên cứu lý thuyết về hiệu quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây
dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
 Xây dựng quy trình nghiên cứu, thu thập, xử lý và đưa ra giả thuyết nghiên
cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt
Nam;
 Phân tích các kết quả nghiên cứu;

 Kết luận và kiến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành xây dựng được niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối với bài nghiên cứu này, chỉ dừng lại ở việc kiểm định sự tác động của các
nhân tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty ngành xây dựng được niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 đến 2013. Sau khi tổng hợp số
liệu và hồi quy theo mơ hình kinh tế lượng sẽ tiến hành phân tích kết quả hồi quy
nhằm làm rõ hơn sự tác động của các nhân tố.
2


1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tổng hợp và phân tích các dữ liệu định tính kết hợp với thống kê, phân tích các
dữ liệu định lượng, so sánh kết quả thu được với các kết quả có trước đó đã được trình
bày nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Cơng cụ sử dụng là mơ hình kinh tế lượng chạy
trên phần mềm SPSS.
1.5. Kết cấu của Đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chƣơng 1: Mở đầu
Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết về hiệu quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Nội dung kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5: Kết luận và một số kiến nghị

3

Thang Long University Library



CHƢƠNG 2.

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH
2.1. Tổng quan chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
 Khái niệm hiệu quả:
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và
hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất,
hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi
nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh
giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng
số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.1
Hiệu quả đo lường theo tương đối:

Hiệu quả được đo lường tuyệt đối:
Hiệu quả = Kết quả đầu ra – Yếu tố đầu vào
 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một loạt hàng hố mà khơng cắt giảm một loạt sản lượng
hàng hố khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của
nó"2. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các
nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất
trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể
nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và khơng thể có mức
hiệu quả nào cao hơn nữa.
Với quan điểm của nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả

là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”3. Trong
quan điểm này nhà kinh tế người Anh đã đánh đồng hiệu quả và kết quả mà thật ra
giữa chúng có sự khác biệt. Theo ơng thì các mức chi phí khác nhau mà mang lại cùng
một kết quả thì có hiệu quả như nhau. Như vậy Adam Smith mới chỉ quan tâm đến kết
quả đầu ra mà chưa quan tâm đến các yếu tố đầu vào.

1

/>P. Samerelson và W. Nordhaus: Giáo trình kinh tế học trích từ bản dịch Tiếng Việt (1991)
3
Khoa Thương mại – ĐHKTQD: Kinh tế thương mại dịch vụ - Nhà xuất bản thống kê 1998
2

4


Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là
tác giả Manfred Kuhn, theo ơng : "Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả
tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh"4. Đây là quan điểm được nhiều
nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình
kinh tế.

Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là
hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị.
Theo hai ơng thì hai khái niệm này hồn tồn khác nhau. "Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản
lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao
động, đơn vị thiết bị, ngun vật liệu...) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật
hay hiện vật"5, "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện
thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chỉ ra được gọi là tính hiệu quả xét

về mặt giá trị"6 và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta cịn hình thành tỷ
lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền"7. Khái niệm
hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ơng chính là năng suất lao động,
máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, cịn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả
của hoạt động quản trị chi phí.
Theo cuốn giáo trình Kinh tế thương mại dịch vụ - NXB Thống Kê 1998 , có quan
điểm cho rằng :”Hiệu quả kinh tế của một quá trình sản xuất kinh doanh là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định”.
So với các quan điểm trên thì quan điểm này phản ánh tốt trình độ lợi dụng của hoạt
động sản xuất kinh doanh trong mọi điều kiện biến đổi. Cũng theo quan điểm này thì
có thể xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong mọi điều kiện biến động.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả
kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của các
doanh nghiệp như sau: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra, nó biểu
hiện mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc và những chi phí bỏ ra để có đƣợc
kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lƣợng này càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Với khái niệm tác giả đưa ra thì theo quan điểm của tác giả hiệu quả sản xuất kinh
(3) Từ điển kinh tế, Hamburg 1990

(4),(5),(6): Trích dẫn theo giáo trình kinh doanh tổng hợp trang 407, 408

5

Thang Long University Library


doanh được đo lường theo cả tương đối và tuyệt đối. Công thức chung dùng để đánh
giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:


Công thức này phản ánh mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị
đầu ra và được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi
phí thường xuyên đến kết quả kinh tế.
Bên cạnh đó, để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng có thể sử dụng
công thức:

Trong công thức này lại phản ánh một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu
vào. Dựa vào công thức này nhà quản trị doanh nghiệp có thể xác định được quy mơ
tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực và chi phí thường xuyên.
Các yếu tố đầu ra được đo lường bằng các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu thuần,
tổng lợi nhuận, lợi nhuận gộp,... Các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, máy móc thiết
bị, nguyên vật liệu, vốn chủ sở hữu, vốn vay,...
2.1.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.2.1. Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là một chỉ số tài chính dùng để theo dõi tình hình
sinh lời của doanh nghiệp. Đây là chỉ số chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và
doanh thu của doanh nghiệp.

Tỷ số này phản ánh lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu từ hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác tỷ số này cho biết 1
đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này mang giá trị dương cho
thấy doanh nghiệp hoạt động có lãi, tỷ số càng lớn càng thể hiện doanh nghiệp có lãi
càng lớn. Ngược lại, tỷ số này âm đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ.
Tỷ số này bị ảnh hưởng bởi giá bán và chi phí sản xuất của doanh nghiệp, nếu
như giá bán cao hoặc nhà quản trị quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tốt hoặc cả hai
thì tỷ số này sẽ cao. Ngược lại, nếu như tỷ số này giảm nguyên nhân có thể là do
doanh nghiệp đang mất kiểm sốt với chi phí sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp
đang phải sử dụng chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán cho khách hàng.


6


Trong nghiên cứu năm 1998 của Stanwick cũng chỉ ra tỷ lệ lợi nhuận trên doanh
thu (ROS) là chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.1.2.2. Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) hay cịn gọi là chỉ tiêu hồn vốn tổng tài
sản. Tỷ số này là tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên một đồng tài
sản của doanh nghiệp.

Tổng tài sản gồm TSDH và TSNH của một doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Tỷ
số này lớn hơn 0 thì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số này càng cao thì thể
hiện doanh nghiệp có hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
+ Hiệu suất sử dụng TSLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố. Tuy
nhiên, nhân tố ảnh hưởng nhiều và quyết định đến hiệu suất sử dụng tài sản của doanh
nghiệp là khoa học – công nghệ. Khoa học cơng nghệ phát triển thì đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường. Song, mặt trái của khoa học – cơng nghệ phát triển chính là
làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vơ hình nhanh hơn. Thậm chí có những
máy móc, thiết bị mới chỉ nằm trên các dự án thôi mà đã bị lạc hậu. Do vậy, việc theo
đuổi khoa học – công nghệ với một doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Ngồi yếu tố
khoa học cơng nghệ, hiệu quả sử dụng tài sản còn bị tác động bởi thị thường tiền tệ, thị

trường chứng khoán, đối thủ cạnh tranh. Yếu tố con người cũng có tác động nhiều đến
hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp có hướng đi
đúng đắn, chiến lược đầu tư hợp lý thì doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản hiệu quả từ đấy
dẫn đến sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hay tinh thần trách nhiệm của cơng nhân

7

Thang Long University Library


viên trong doanh nghiệp cao cũng mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và ngược lại.
McGuire và cộng sự, 1988;. Russo và Fouts năm 1997; Stanwick và Stanwick,
2000; Clarkson và cộng sự, 2008 dùng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là thước
đo để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một nghiên cứu
khác của Cohen, Chang và Ledford (1997) cũng cùng quan điểm, dùng ROA làm
thước đo để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.2.3. Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Hiệu quả sử dụng vốn là tỷ số giữa tổng doanh thu và tổng số vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh trong kỳ:

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
hay nói cách khác khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của một đồng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp càng lớn.
Để tăng chỉ tiêu này các nhà quản trị có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm
nâng cao doanh thu đồng thời giảm chi phí làm gia tăng lợi nhuận thuần. Hoặc doanh
nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn bằng cách nâng cao vịng quay tài sản hay nói
cách khác doanh nghiệp tăng tỷ số này bằng cách cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ
những tài sản sẵn có của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể nâng cao tỷ số này

lên bằng cách nâng cao địn bẩy tài chính tức là vay nợ để tăng vốn đầu tư.
Một nghiên cứu của Bowman và Haire, 1975 đưa ra đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE).
2.1.2.4. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí là yếu tố gắn liền với mọi cơng đoạn trong sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp. Chí phí được hiểu như là cái giá mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được
mục tiêu kinh doanh. Việc sử dụng chi phí có hiệu quả đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp tiết kiệm được nguồn lực đầu vào mà vẫn nâng cao được hiệu quả đầu ra.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ta có những chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng chi phí:

8


Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận của chi phí:

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu sử dụng chi phí và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí càng cao thì hiệu quả
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Việc quản lý tốt các
chi phí bỏ ra đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách chính xác cần tính các chỉ
tiêu trên rồi so sánh năm đang phân tích với năm gốc. Nếu các chỉ tiêu trên càng cao
thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại.
Cohen, Chang và Ledford (1997) cho rằng nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản
(ROA) được các nhà phân tích sử dụng chủ yếu để đo lường hiệu quả sản xuất kinh

doanh. McGuire và cộng sự, 1988; Russo và Fouts năm 1997; Stanwick và Stanwick,
2000; Clarkson và cộng sự, 2008 cũng cho rằng thước đo để đo lường hiệu quả sản
xuất kinh doanh là nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (ROA). Tuy nhiên, Bowman
và Haire, 1975, lại lấy nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn làm thước đo (ROE) và
Stanwick và Stanwick, 1998 lấy nhóm chỉ tiêu thu nhập trên doanh thu (ROS) để đo
lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp trong ngành xây dựng, từ những nghiên cứu của các tác giả trước, trong phạm
vi nghiên cứu khóa luận này, tác giả chọn chỉ tiêu nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên
doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE) là thước đo để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp trong ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
2.2.1. Quy mơ của doanh nghiệp (Company Size)
Doanh nghiệp có quy mơ lớn là doanh nghiệp mà có lực lượng sản xuất đạt trình
độ kỹ thuật cao, quy mơ lớn. Có khả năng tham gia cạnh tranh kỹ thuật cao và mới
trên thế giới. Có các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức đội ngũ cán bộ kỹ thuật

9

Thang Long University Library


hùng hậu. Đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, sản xuất nhiều loại sản phẩm, kinh
doanh rộng rãi nhiều ngành nghề, hình thành thay đổi trên thị trường và nước ngồi.
Doanh nghiệp có quy mơ nhỏ là doanh nghiệp có phạm vi quy mơ nhỏ hẹp, lực
lượng sản xuất ít, cơng cụ sản xuất chưa hiện đại, cịn mang tính truyền thống, phạm vi
hoạt động chưa phát tán rộng, chỉ sản xuất một loại sản phẩm đặc trưng, chưa có các tổ

chức nghiên cứu sâu rộng trên thị trường.
Đặc biệt do đặc trưng của ngành nghề sản xuất kinh doanh là ngành xây dựng
nên quy mơ của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngành xây dựng có một đặc thù riêng đó là cần có nguồn vốn lớn. Vì thế với các
doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có lợi thế về vốn, nhà xưởng, kho, bãi và có nhiều cơ
hội sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp quy mơ nhỏ thì nhà quản trị dễ dàng trong việc
quản lý nguồn vốn, nguồn nhân lực. Nếu một doanh nghiệp có quy mơ lớn mà cơng
tác quản trị khơng tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh chưa chắc hiệu quả bằng một
doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.
Quy mơ của một cơng ty đóng một vai trị quan trọng trong việc xác định hiệu
quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và nó ảnh hưởng đến hoạt động tài
chính của doanh nghiệp đó bằng nhiều cách. Quy mơ cơng ty được coi là một yếu tố
quyết định quan trọng đến lợi nhuận của công ty (Babalola, p. 90, 2013). Một số
nghiên cứu chỉ ra sự tác động của quy mô doanh nghiệp đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Trong nghiên cứu của Malik (2011) đã chỉ ra rằng quy mô của doanh nghiệp có
mối quan hệ dương với lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2.2. Địn bẩy tài chính (Leverage)
Địn bẩy là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của một cơng ty.

Các quyết định tài chính hay địn bẩy là một quyết định quan trọng của nhà quản
lý vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ đơng, rủi ro và giá trị thị trường của công ty.
Tỷ lệ nợ trên VCSH có ý nghĩa đối với cổ tức và rủi ro của các cổ đông, điều này ảnh
hưởng đến chi phí vốn và giá trị thị trường của cơng ty (Pandey, 2007).
Đối với các doanh nghiệp nói chung ngồi nguồn vốn sẵn có để đảm bảo cho quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng quy
mô, đầu tư mua sắm và đầu tư vào những hoạt động khác, doanh nghiệp cần phải huy
động nguồn vốn từ bên ngoài. Những khoản này gọi là những khoản nợ.
Địn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản
của mình, hoặc đầu tư bằng nợ vay, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của doanh

10


nghiệp. Vì vậy, địn bẩy tài chính là cơng cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có
chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của các nhà đầu tư.
 Đòn bẩy tài chính giúp cho nhà quản trị tài chính có thêm công cụ làm gia
tăng lợi nhuận trên vốn cổ phần thường từ đấy mà có thể thu hút nhà đầu
tư vào doanh nghiệp. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng các nguồn
vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu hoặc đi vay từ ngân
hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Điều
này sẽ được thể hiện rõ nét nhất khi phân tích mối quan hệ giữa địn bẩy
tài chính và tỷ suất sinh lợi của VCSH. Hay nói các khác, đó chính là sự
tác động của địn bẩy tài chính lên mức sinh lợi của VCSH;
 Các cơng ty sử dụng địn bẩy tài chính khi nhu cầu vốn cho đầu tư của
doanh nghiệp khá cao mà VCSH không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của
công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ
gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ
suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Như vậy, địn bẩy tài
chính cũng giúp nhà quản trị có thêm thơng tin để quản lý nợ, quản lý
VCSH tốt hơn;
 Ngồi ra địn bẩy tài chính cịn là cơng cụ giúp doanh nghiệp dự đoán
nhanh thu nhập trên vốn cổ phần thường. Từ những dự đốn trên nhà quản
trị của doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ cấu vốn của doanh nghiệp;
 Mặc dù địn bẩy tài chính như một lực tác động lên doanh nghiệp làm
khuếch đại khả năng tài chính của doanh nghiệp song nó như một con dao
hai lưỡi. Nếu khơng biết sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm sẽ khiến doanh
nghiệp gặp khơng ít rủi ro về tài chính.
Gupta và cộng sự (2010) trích dẫn một số nghiên cứu cho thấy kết quả trái ngược
nhau về mối quan hệ giữa tăng sử dụng nợ trong cơ cấu vốn và hoạt động tài chính.
Ghosh, Nag và Sirmans (2000), nghiên cứu của Berger và Bonaccorsi di Patti (2006)

chỉ ra mối quan hệ giữa địn bẩy và hiệu quả tài chính là mối quan hệ dương, trong khi
Gleason và cộng sự (2000), Simerly và Li (2000) cho thấy mối quan hệ âm giữa hiệu
quả tài chính và địn bẩy tài chính. Tương tự như vậy, Zeitun và Tian (2007) phát hiện
ra rằng đòn bẩy tác động âm lên hiệu quả hoạt động tài chính.
Theo lý thuyết đánh đổi của cơ cấu vốn, mức nợ tối ưu cân bằng các lợi ích nợ so
với chi phí của nợ (Gu, 1993) do đó, sử dụng các khoản nợ đến một kết quả nhất định
trong tỷ lệ nợ trên VCSH sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên, lợi ích của nợ sẽ
thấp hơn so với chi phí sau khi đạt một mức độ nào đó của cấu trúc vốn. Nói cách
khác, càng có nhiều công ty sử dụng nợ, thuế thu nhập công ty phải trả sẽ giảm, nhưng
11

Thang Long University Library


rủi ro tài chính của cơng ty sẽ lớn hơn. Dựa trên lý thuyết cân bằng cho cơ cấu vốn,
các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của nợ mang lại lợi nhuận tốt hơn trên
VCSH.
2.2.3. Khả năng thanh toán ngắn hạn (Liquidity)
Đây là yếu tố quan trọng để quyết định khả năng sản xuất cũng như là một chỉ
tiêu khơng thể thiếu để đánh giá quy mơ, tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp.
Khả năng thanh tốn gồm các chỉ tiêu:
 Khả năng thanh toán ngắn hạn8: cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm
bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải duy trì chỉ tiêu này ln ln lớn hơn hoặc
bằng 1 đồng nghĩa với việc tổng tài sản ngắn hạn phải lớn hơn tổng nợ ngắn hạn. Khả
năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có
tình hình sản xuất kinh doanh tốt.
 Khả năng thanh toán nhanh9: cho biết khi khơng tính đến hàng tồn kho thì
một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn

hạn.

Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là một doanh nghiệp có hàng
tồn kho thấp. Hệ số này nếu nhỏ hơn 1 đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp không mang lại hiệu quả cao.
 Khả năng thanh toán tức thời: chỉ tiêu này cho biết một đồng nợ của công
ty đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền.

Chỉ tiêu này cũng được nhà quản trị duy trì ở mức lớn hơn hoặc bằng 1. Khả
năng thanh tốn tức thời sẽ cho thấy cơng ty có khả năng trang trải nợ ngắn hạn bằng
tiền mặt. Tuy nhiên, nhà quản trị cũng cần cân nhắc mức độ cất giữ tiền mặt và các
khoản tương đương tiền tại quỹ một cách hợp lý, tránh tình trạng dự trữ quá nhiều tiền
mà khơng có khả năng sinh lời.

8
9

Giáo trình quản trị kinh doanh – TS. Nguyễn Văn Thuận – Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh trang 23
Giáo trình quản trị kinh doanh – TS. Nguyễn Văn Thuận – Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh trang 24

12


Tài sản ngắn hạn là những loại tài sản có tính thanh khoản cao (có khả năng
chuyển đổi thành tiền mặt nhanh nhất) như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản
phải thu, hàng tồn kho,... Liargovas và Skandalis, (2008) lập luận rằng doanh nghiệp
có thể sử dụng tài sản lưu động để tài trợ cho các hoạt động đầu tư tài chính của mình
khi các nguồn lực bên ngồi là khơng có sẵn. Mặt khác, tính thanh khoản cao hơn có
thể cho phép một doanh nghiệp vượt qua được những tình huống bất ngờ và vượt qua
khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng. Almajali và cộng sự (2012) cho thấy khả năng

thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp có tác động dương lên hiệu suất tài chính
của các doanh nghiệp. Kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp cần tăng tài sản ngắn
hạn và giảm nợ ngắn hạn vì mối quan hệ dương giữa khả năng thanh tốn ngắn hạn và
hiệu suất hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
2.2.4. Thời gian quay vòng tiền10(Cash Conversion Cycle)
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian quay vòng hàng lưu kho + Thời gian thu tiền
trung bình
Thời gian quay vịng tiền = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian trả nợ trung bình

Thời gian luân chuyển kho trung bình được chọn là một trong những yếu tố tác
động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vì nó là một thước đo quan trọng để đánh giá
việc quản lý hàng tồn kho có hiệu quả hay khơng. Thời gian ln chuyển kho trung
bình cho biết số ngày cần thiết cho kho luân chuyển được một vịng. Hay nói cách
khác thời gian ln chuyển kho trung bình cho biết hàng tồn kho quay vịng bao nhiều
lần trong một năm. (C.Madhusudhana và K.Prahlada, p. 43, 2009). Thời gian luân
chuyển kho nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, khơng có tình
trạng tồn kho. Hàng hóa sản xuất ra bán hết và sẽ thu hồi lại vốn nhanh chóng. Hay nói
cách khác, thời gian luân chuyển kho trung bình của một doanh nghiệp nhỏ tức doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại, thời gian luân chuyển kho trung
bình lớn, hàng hóa sản xuất ra khơng bán được, lượng hàng tồn kho lớn thì doanh
nghiệp đang đứng trước tình trạng sản xuất và kinh doanh không hiệu quả. Hoặc sản
xuất ồ ạt, vượt quá mức cầu của thị trường, hoặc doanh nghiệp chưa có chiến dịch kinh
doanh tốt. Doanh nghiệp cần phải có những chiến lược tốt hơn để cải thiện tình hình
tồn kho của mình. John Ananiadis và Nikos C. Varsakelis, 2008, Shaskia G. Soekhoe,
2012, Chandrapala và Wickremasinghe,] 2012, Faisal Shakoor, et al, 2012 đã nghiên
10

Giáo trình quản trị kinh doanh– TS. Nguyễn Văn Thuận– Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh trang 24,25

13


Thang Long University Library


cứu và sử dụng vòng quay hàng tồn kho là nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh.

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền. Chỉ
tiêu này được thể hiện qua thời gian thu nợ trung bình. Căn cứ vào hệ số thu nợ để ta
tính thời gian thu nợ trung bình. Thời gian thu nợ trung bình cao chứng tỏ các khoản
phải thu khách hàng tăng cao. Cho khách hàng nợ nhiều thì có thể giữ chân khách
hàng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khách hàng nợ lâu dài thì ảnh hưởng đến dịng tiền
của doanh nghiệp. Dịng tiền ln biến đổi theo thời gian, tiền mặt sử dụng ngay bao
giờ cũng có giá trị hơn. Vì thế mà thời gian thu nợ trung bình lớn quá sẽ ảnh hưởng
đến doanh thu và dòng tiền trong doanh nghiệp dẫn đến việc sản xuất và kinh doanh
của doanh nghiệp không hiệu quả. Thời gian thu nợ trung bình mà thấp cho thấy việc
thanh toán của khách hàng với doanh nghiệp là nhanh chóng. Tốc độ thu hồi các
khoản phải thu hồi tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. (A lgimantas Misiunas, p.
39, 2010). Olufemi và Ajilore, 2009, Hasan Agan Karaduman, et al, 2010, Ahsen
Saghir, et al, 2011, Shaskia G. Soekhoe, 2012, Faisal Shakoor, et al , năm 2012 đã chỉ
ra thời gian thu nợ trung bình là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Cũng giống như thời gian thu nợ trung bình, thời gian trả nợ trung bình của
doanh nghiệp mà lớn thì doanh nghiệp khơng có hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tình
hình sản xuất kinh doanh kém dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khơng có khả năng trả
nợ cho nhà cung cấp, trả lương cho nhân viên và nộp thuế.
2.2.5. Thời gian hoạt động (Company Age)
Một doanh nghiệp thành lập lâu năm, có thời gian hoạt động nhiều, có nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất kinh doanh thì hoạt động sản xuất kinh hơn so với doanh

nghiệp mới đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thời gian hoạt động trong ngành ngắn hay dài
không quyết định sự hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả chịu tác động của các nhân tố sau dựa trên cơ sở là thời
gian hoạt động:
14


×