Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.5 KB, 5 trang )

Tóm tắt luận văn thạc sỹ

Đại học Bách Khoa Hà Nội

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài:
“Một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank Hịa Bình
giai đoạn 2011 – 2015”
Tác giả luận văn: Vũ Hùng Cường

Khoá: 2010 – 2012

Người hướng dẫn: PGS.TS Nghiêm Sĩ Thương
1.

Mục đích chọn đề tài
Trong những năm qua đất nước đã có những bước phát triển vượt bậc, kinh

tế tăng trưởng cao trong nhiều năm. Bên cạnh đó trong bối cảnh hiện nay khi mà xu
hướng quốc tế hóa đang ngày càng phát triển, sự khan hiếm các nguồn lực ngày
càng gia tăng, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của xã hội luôn biến đổi làm cho môi
trường kinh doanh của ngành ngân hàng ngày càng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi
ro. Với một mơi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như vậy các ngân hàng
muốn đứng vững và phát triển đòi hỏi phải xác định đúng các yếu tố môi trường và
yếu tố nội tại bên trong ngân hàng để từ đó phân tích, nắm bắt xu hướng biến động
và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng triệt để các cơ hội để
giảm thiểu những nguy cơ đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của ngân
hàng mình.
Thực tế cho thấy những ngân hàng nào xây dựng chiến lược kinh doanh phù
hợp thì ngân hàng đó sẽ thành cơng. Ngược lại những ngân hàng hoạt động khơng
có chiến lược hoặc hoạch định chiến lược khơng đúng thì hoạt động cầm chừng và


thụ động trước những biến đổi của môi trường kinh doanh mà khơng thể phát triển
được thậm chí cịn phải trả giá cho những quyết định kinh doanh sai lầm đó. Qua đó
chúng ta thấy được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh đối với quá trình hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân
hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
(VPBANK)) được thành lập vào ngày 12 tháng 08 năm 1993. VPBank là một trong

Khóa 2010-2012

1

Học viên: Vũ Hùng Cường


Tóm tắt luận văn thạc sỹ

Đại học Bách Khoa Hà Nội

những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam thành lập trong bối
cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Là chi nhánh cấp I đóng trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, VPBank Hịa Bình với
nguồn vốn dồi dào, hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin hiện đại, đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp, dịch vụ đa dạng phong phú đã giúp chi nhánh phát triển
thương hiệu, nâng cao vị thế trên địa bàn tỉnh.
Nhìn nhận những tiềm năng, cơ hội và những thách thức trong những năm
tới, đồng thời là người đang công tác 10 năm trong ngành Ngân hàng. Tôi chọn đề
tài: “Một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank Hịa Bình
giai đoạn 2011 – 2015” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học.
2.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vận dụng những lý luận và phương pháp luận về chiến lược kinh doanh của

doanh nghiệp, bài luận văn đã đưa ra các luận cứ để xây dựng giải pháp chiến lược
kinh doanh cho Ngân hàng VPBank Hịa Bình.
-

Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank

chi nhánh Hịa Bình
-

Phạm vi nghiên cứu : Dựa vào số liệu cụ thể về tình hình hoạt động kinh

doanh của VPBank chi nhánh Hịa Bình giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2011.
3.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với

những kiến thức đã học đánh giá tồn bộ q trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Ngân hàng VPBank Hịa Bình. Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp như:
thống kê, phân tích, mơ hình hóa, dự báo để phân tích đánh giá và đưa ra các giải
pháp chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
4.

Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn là sự tổng hợp có lựa chọn những số liệu và thơng tin thực tế về


tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank Hịa Bình. Trên cơ sở phân tích những
dữ liệu đó luận văn đã phân tích đánh giá được những ưu, nhược điểm, cơ hội và
thách thức đối với hoạt động kinh doanh của VPBank Hịa Bình trong những năm
Khóa 2010-2012

2

Học viên: Vũ Hùng Cường


Tóm tắt luận văn thạc sỹ

Đại học Bách Khoa Hà Nội

qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho VPBank Hịa Bình
giai đoạnh 2011 – 2015. Đưa VPBank Hịa Bình trở thành một chi nhánh đứng tốp
4 trong hệ thống và Ngân hàng TMCP đứng thứ 2 trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.
5.

Kết cấu của đề tài
-

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hịa Bình.
Chương 3: Một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho VPBank Hịa Bình
giai đoạn 2011 – 2015.

6. Tóm tắt nội dung chính
Nội dung chương 1: Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều thay đổi lớn về mơi
trường kinh doanh, thị trường cạnh tranh ngày càng được thể hiện khá rõ ràng, ngân
hàng muốn thành công, ổn định và phát triển vững chắc nhất định phải có chiến
lược kinh doanh. Để xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng, chúng ta phải
phân tích các yếu tố mơi trường bên ngoài cũng như nội bộ của hệ thống để xác
định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đó.
Nội dung của Chương I của luận văn đã hệ thống lại toàn bộ những kiến thức
chung về chiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh để từ đó vận dụng vào việc
xây dựng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp; bao gồm các vấn đề chính
sau đây:
-

Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược kinh doanh và cách thức xây dựng

chiến lược kinh doanh cho ngân hàng.
-

Phương pháp phân tích và đánh giá các yếu tố mơi trường kinh doanh bên

ngồi và các nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến việc xây dựng các chiến lược kinh
doanh.

Khóa 2010-2012

3

Học viên: Vũ Hùng Cường



Tóm tắt luận văn thạc sỹ

-

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đưa ra một số loại hình chiến lược kinh doanh cơ bản thường được áp dụng

với ngành ngân hàng: chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận hay chiến lược
chức năng được sử dụng ở hệ thông ngân hàng như thế nào.
-

Các phương pháp đánh giá chiến lược, thực thi chiến lược và dự đốn khả

năng thành cơng của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Những kiến thức cơ bản về lý thuyết chiến lược và quản trị chiến lược kinh
doanh trên đây sẽ giúp cho việc đưa ra các giải pháp chiến lược kinh doanh cho
ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK) chi nhánh
Hịa Bình sẽ được đề cập đến ở những chương tiếp theo.
Nội dung chương 2 tập trung vào việc phân tích nhân tố chiến lược của
VPBank chi nhánh Hịa Bình. Nhìn chung, hoạt động của ngân hàng khá ổn định
trong những năm qua, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của nhân viên và
các yếu tố kinh tế, xã hội tăng trưởng mạnh.
Việc phân tích các yếu tố mơi trường, các cơ hội và nguy cơ, phân tích điểm
mạnh, điểm yếu với nhiều mơ hình chiến lược trên cơ sở đó tổng hợp như sau:
+ Ma trận cơ hội và nguy cơ cho thấy các cơ hội và nguy cơ của từng SBU,
từ đó nhận định và tập trung đầu tư vào những SBU có nhiều tiềm năng và tìm cách
giảm bớt những đầu tư đối với SBU có ít cơ hội hơn.
+ Ma trận BCG của VPBank cho thấy rõ hơn vị trí quan trọng của từng SBU
để từ đó bắt đầu nhận dạng từng chiến lược kinh doanh áp dụng đối với từng SBU.

+ Ma trận Mc. Kinsey GE của VPBank cho thấy vị thế cạnh tranh của từng
SBU được thể hiện như thế nào, từ đó nhận định được khả năng thành cơng của
chiến lược kinh doanh đối với từng SBU.
Tóm lại, nội dung của chương 2 đề cập chủ yếu đến tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của VPBank chi nhánh Hịa Bình và phân tích tổng hợp tồn bộ các
yếu tố mơi trường, các yếu tố nội bộ và các mơ hình chiến lược để từ đó rút ra các
định hướng căn bản cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Trong
chương tiếp theo, chúng tôi đề xuất các giải pháp chiến lược đối với từng SBU.
Dựa trên những cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh tại
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng CN Hịa Bình cũng như định hướng phát
Khóa 2010-2012

4

Học viên: Vũ Hùng Cường


Tóm tắt luận văn thạc sỹ

Đại học Bách Khoa Hà Nội

triển của VPBank Việt Nam, nội dung của chương 3 đã nêu được các giải pháp cụ
thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Các giải pháp bao gồm:
Giải pháp 1: : Đa dạng hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phát triển mạng
lưới.
Giải pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động Maketting
Hy vọng với các giải pháp đã đưa ra, đề tài này sẽ được đưa vào ứng dụng trong
thực tiễn và sẽ đóng góp phần nào cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng CN Hịa Bình nhằm đạt được các mục tiêu chiến
lược của mình là phát triển một cách bền bền vững.

Để hoàn thành luận văn này, ngồi sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tơi được sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình, chu đáo của PGS.TS. Nghiêm Sĩ Thương Cho phép tôi
được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Nghiêm Sĩ Thương , các
thầy cô giáo Khoa Kinh tế & Quản lý, các cán bộ của Viện đào tạo sau đại học- Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, Lãnh Đạo các phòng ban của Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh vượng CN Hịa Bình đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này. Với trình độ
hiểu biết và thời gian nghiên cứu thực tế có hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo để bài viết được hồn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2013
Học viên

Vũ Hùng Cường

Khóa 2010-2012

5

Học viên: Vũ Hùng Cường



×