Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Lịch sử mỹ thuật thế giới: Hãy phân tích về một tác phẩm nghệ thuật tạo hình hoặc một tác giả trong mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng ở Ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.41 KB, 10 trang )

MÔN: LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI
Đề bài: Hãy phân tích về một tác phẩm nghệ thuật tạo hình hoặc một tác giả trong
mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng ở Ý.
Trả Lời:

Tác phẩm “ Trường học Athens” của Raphael là một trong 4 chủ đề mà
Raphael thể hiện khắc trên tường ( 3 chủ đề còn lại là Thần học “Disputa”, thơ ca
“Parnassus”, và luật học “jurisprudence”), và cũng là kiệt tác được nhắc đến nhiều
nhất khi những nhân vật trong tranh của ông đều đại diện cho cái nôi của sự phát
triển văn minh loài người: Triết học và khoa học.
Đến tận bây giờ và mãi sau này những bức tường của tịa thánh Vantican sẽ
khơng bao giờ được phục chế, mà trái lại nó sẽ được gìn giữ và bảo tồn như những
di sản cấp quốc gia. Bởi lẽ ở đó để lại dấu ấn tài hoa của một trong những kì tài bậc
nhất nền hội họa Ý thời Phục Hưng – Raffaello sanzio
Raffaello, tên đầy đủ là Raffaello Sanzio da Urbino (6 tháng 4 hoặc 28
tháng 3 năm 1483 – 6 tháng 4 năm 1520) là họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng
người Ý. Cùng với Michelangelo và Leonardo da Vinci, ơng hình thành bộ ba bậc
thầy vĩ đại vào thời đó.
Ơng sinh tại một thành phố nhỏ Urbino nhưng quan trọng về mặt nghệ thuật ở
miền trung Ý trong vùng Marche. Cha ông là một họa sĩ nổi tiếng, từ nhỏ đã cho


Raffaello theo học những thầy giáo giỏi và ông học rất xuất sắc. Khi được 21 tuổi,
ông đến Firenze và nghiên cứu tỉ mỉ các tác phẩm của những bậc thầy trước đó.
Từ năm 1508, ơng nhận lời mời của Giáo hồng, đã vẽ một chùm bích
hoạtrong thánh thất Vatican trong vòng 5 năm. Cho đến tận ngày nay ta cũng có
thể chiêm ngưỡng tác phẩm đó ở 4 bức bích hoạ trên 4 bức tường trong thánh
thất Vatican. Năm đó Giáo hồng đã u cầu Raffaello vẽ 4 bức bích hoạ hàm
chứa 4 nội dung: Thần học, Triết học, Văn nghệ, Pháp luật. Trong bức Triết học là
một toà kiến trúc lớn trải dài từ gần đến xa, xa hơn là một mái vòm. Hai nhà triết
học vĩ đại đi phía trước là Platon và Aristotle, phía sau là những nhà triết học,


khoa học cổ Hi Lạp. Raffaello muốn thể hiện cho những người kế tục tư tưởng
văn hoá cổ Hy Lạp đã vượt lên trên thế hệ trước của mình. Nói tóm lại, Raffaello
đã từ bỏ lối vẽ cứng nhắc khi bàn về vấn đề Tôn giáo mà thay vào đó là những
nội dung tư tưởng phục hưng văn hố cổ Hi Lạp, hình thành nên những cấu tứ
độc đáo, mới lạ.
Ngồi chun mơn hoạ sĩ, Raffaello cịn là một kiến trúc sư lỗi lạc. Bằng
chứng là việc thiết kế nhà thờ Thánh Pie tại Vatican ở Roma. Ông cũng đã có
những đóng góp quan trọng trong quy hoạch tổng thể Nhà thờ lớn và đồng thời
còn là người phụ trách cơng việc thi cơng cơng trình này.
Trước đây, Rafael từng gây được sự chú ý của giới thưởng ngoạn khi ông là
người đầu tiên lột tả vẻ đẹp của mẹ Maria ở góc độ “người” nhất, Madonna của
ơng mang đầy tình u thương và “nhân bản”, một hình mẫu khác xa Madonna
của những họa sĩ trước đó, những thiên thần với vẻ đẹp ở trên cao chứ khơng phải
là vóc dáng của người đàn bà ở góc độ thuần khiết nhất, đẹp nhưng xa vời vợi. Và
cũng ở đó, Rafael ln xếp đặt Madonna ở vị trí tâm điểm.
“ Trường học Athens” được Raphael làm trong gần 3 năm trời (đầu năm
1509 đến cuối năm 1511) và cũng là tác phẩm lấy của ông nhiều tâm huyết nhất.
Ông sử dụng cách vẽ chiều sâu để mở rộng không gian bức tường và nghệ thuật


phổi cảnh để làm nổi bật những nhân vật trung tâm. Bên cạnh đó ơng cũng sử dụng
phương pháp “giải phẫu học” của Michalangelo để khắc họa đến từng chi tiết cơ
thể củ mỗi nhân vật và nghệ thuật “sáng tối” của Leanardo de Vinci để làm bừng
sáng kiệt tác của mình.
Nội dung: Tên là Trường học Athens nhưng chỉ là tưởng tượng thơi chứ ko
có cái trường nào ở đây cả. Với bức này, Raphael muốn qui tụ lại tồn bộ các
gương mặt triết gia, tốn học, vật lý học nổi tiếng và sự đóng góp của họ đã đặt nền
móng cho sự phát triển của lồi người. Trong bức tranh, ngồi Plato và Aristotle thì
những gương mặt khác chỉ mang tính demo khơng rõ có phải đúng là người mà
ơng vẽ người ta đốn hay khơng.

Tâm điểm của bức ảnh – cũng là hai nhân vật rõ nét nhất chính là Plato(bên
trái đang ơm quả sách The Timaeus) và Aristotle hai ơng tổ của triết học nhân loại
có vẻ đang nói chuyện với nhau rất nhiệt tình mà khơng để ý gì tới những người
xunh quanh. Đây cũng dường như là đặc điểm trong các tranh vẽ nhiều nhân vật
thời Phục Hưng. Mỗi nhóm nhân vật dường như diễn tả một câu chuyện riêng và
thành một thành phần riêng lẻ rất dễ nhận ra khi nhìn vào tranh – một bức tranh
nhiều câu chuyện.
Nếu chúng ta để ý, Plato đang chỉ tay lên giời có lẽ bởi vì triết học của ông
đã thay đổi thế giới theo hướng trên giờ duy tâm khách quan mà trung tâm của nó
là thế giới ý niệm. Tồn bộ các nhận thức của con người không phải là phản ánh
các sự vật của thế giới khách quan mà là nhận thức về ý niệm. Còn bên cạnh là
Aistotle – học trò của Platon, với tư tưởng triết học lý luận chặt chẽ và khoa học
duy vật (bản thân ông cũng là một nhà khoa học lẫy lừng), với ông, mọi thứ đều có
thể đong đếm cân đo được. Ơng có một câu nói nổi tiếng về thầy Platon:”Platon là
thầy nhưng chân lý thì q hơn thầy”. Tay ơng cũng đang cầm 1 quyển sách của
chính ơng mà người ta cho là cuốn Aristotle’s Ethic nhấn mạnh về mối quan hệ con


người, tình bạn, nhà nước, chính phủ, con người và việc tại sao con người nên
nghiên cứu những vấn đề này.

Bàn tay như đối chọi với Trời, hình ảnh tượng trưng cho Đất. Đó là phong
cách của hai triết gia, một người theo đuổi lý thuyết siêu hình, cịn một người bảo
vệ những logic khoa học thực tế. Ở phía bên trái, những người theo hướng của
Plato như đang nghiên cứu sự huyền bí của vũ trụ, cịn phía bên phải những nhà
triết học theo Aristotle đang chăm chú theo dõi những quy luật phát triển tự nhiên
của con người. Cái hay của Rafael là ông đã phân loại rạch rịi hai trường phái triết
học: Siêu hình và thực tế lồng vào trong cùng một tổng thể bức tranh như để tôn
vinh sự cần thiết của cả hai trường phái này. Hai triết gia, một người “ngước” lên
Trời, một người “hướng” xuống Đất, cùng nhau đứng dưới mái vòm Athens mở ra

bầu trời xanh. Thêm tí nữa, cuốn sách trên tay Plato được đặt theo hình dọc cịn
trên tay Aristotle lại được đặt theo hình ngang tượng trưng cho sự “dọc, ngang”


của trời đất. Plato theo phương thẳng đứng còn Aristotle theo hướng nằm ngang và
hai đường thẳng ấy gặp nhau ở một điểm chung duy nhất, tính “Vĩnh viễn”, một
hình ảnh tượng trưng mà không phải họa sĩ nào cũng lột tả được về bản chất.
Khơng chỉ có thế, “Trường họcAthens” là một tổng thể bao gồm những nhân
vật kiệt xuất, những nhân vật mang đầy tính tư tưởng của nhân loại. Socrates đứng
bên trái gần Plato đang thuyết giảng luân lý cho học trò.Còn bên phải,Euclidđang
thể hiện một minh họa hình học cho những người xung quanh phía sau ông
và Claudius Ptolemy (nhà thiên văn học người Hi Lạp) mỗi người cầm một quả
cầu nhỏ. Khơng khó để nhận thấy quả cầu của Zoroaster mang hình dáng thiên
đàng cịn của Ptolemy là một quả cầu giống như quả đất
Quả đất tượng trưng cho kiểu triết học khoa học tự nhiên và con người, còn
quả cầu Thiên đàng biểu trưng cho thần học, một mối liên hệ mật thiết giữa nghiên
cứu bản chất tơn giáo, Chúa Trời với trí tuệ con người. Ở giữa bức tranh là hiền
triết Diogenes đang ngồi suy nghĩ có lẽ Rafael để ơng ngồi một mình vì tính đa
nghi và nghi ngờ tất cả mọi thứ của ơng. Lẩn quất trong đám đơng cịn có
Xenophon nhà sử học và triết gia Hi Lạp…và tất cả đều có điểm sáng ở vị trí của
mình.
Chỉ với bức “Trường học Athens” mà có người đã đánh giá Rafael miêu tả
lại được cả một nền tư tưởng “Hi Lạp cổ đại” tại La Mã thời Phục Hưng (thế kỷ
14,15,16). Rafael hiểu rõ được tư tưởng nhân văn thời đó và thể hiện nó qua nhiều
chất liệu khác nhau. Bản thân Rafael là một người mộ đạo, thờ kính Chúa và ông
cũng mất vào ngày thứ 6 (ngày Chúa qua đời) ở tuổi 37 khi mà bức tranh ca ngợi
Chúa (The Transfiguration) vẫn còn đang dang dở. “Trường học Athens” hay thánh
đường của những triết gia bây giờ đã thành bất tử và rất nhiều họa sĩ đã bị ảnh
hưởng từ bức tranh này.







end



×