Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

địa lý hành chính địa lý hành chính tỉnh vĩnh phúc có diện tích 137141 km2 dân số 1 154 792 người gồm 9 đơn vị hành chính là thị xã vĩnh yên tỉnh lỵ thị xã phúc yên và các huyện lập thạch tam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.64 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH</b>


Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1371,41 km2<sub>, dân số 1.154.792 người, gồm 9</sub>
đơn vị hành chính là: Thị xã Vĩnh Yên (tỉnh lỵ) , thị xã Phúc Yên và các huyện:
Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh, Tam Đảo.
Tồn tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn.


Thời Hùng Vương với tên nước Văn Lang, Vĩnh Phúc nằm trong địa phận
bộ Văn Lang, trên hợp lưu của ba con sông: Sông Thao, Sông Đà, Sông Lô...


Năm 257- 110 TCN, địa bàn Vĩnh Phúc nằm trong nước Âu Lạc của Thục
An Dương Vương. Tên gọi vùng đất này theo thổ âm có thể là " M' rinh hay M'
Linh, sau này được phiên âm thành Mê Linh hay Mi Linh".


Từ năm 111 TCN, nhà Hán xâm chiếm nước ta, chia làm ba quận: Giao
Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Khi đó, dưới quận là huyện, và Vĩnh Phúc bấy giờ
(cho tới năm 243 SCN ) nằm trong huyện Mê Linh.


Đến thế kỷ thứ III, Vĩnh Phúc bị xé lẻ và nằm trong 2 huyện Gia Ninh và
Mê Linh (thuộc quận Tân Xương). Tới thế kỷ VI (thời nhà Tuỳ),Vĩnh Phúc nằm
trong địa phận 2 huyện Gia Ninh và Tân Xương...


Từ đó đến thế kỷ XIII,Vĩnh Phúc trải qua nhiều biến động. Từ thế kỷ XIII
-XIV, nhà Trần vẫn chia nước thành các lộ; đến nhà Hồ lại đổi lộ thành trấn. Dưới
lộ (hay trấn) là các phủ, dưới châu là huyện, dưới huyện là các xã. Lúc này, các
huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (thời Trần Mạt ), nằm trong ba trấn và lộ sau:


+ Lộ Đông Đô: Châu Tam Đới (Vĩnh Tường) có huyện Yên Lạc, huyện
Yên Lãng và huyện Lập Thạch.


+ Lộ Bắc Giang: Châu Bắc Giang có huyện Tân Phúc, châu Vũ Ninh có


huyện Đơng Ngàn (gồm huyện Kim Anh, huyện Từ Sơn).


+ Trấn Tuyên Quang có huyện Dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Trấn Kinh Bắc: Phủ Từ Sơn có huyện Đơng Ngàn, phủ Bắc Hà có huyện
Tân Phúc, huyện Kim Hoa.


+ Trấn Sơn Tây: Phủ Tam Đới gồm các huyện Bạc Hạc, Lập Thạch, Yên
Lạc, Yên Lãng; Phủ Đoan Hùng có huyện Dương.


+ Trấn Thái Nguyên: Phủ Phú Bình có huyện Bình Tuyền.


Dưới triều Nguyễn (thế kỉ XIX), vua Minh Mệnh đổi trấn thành tỉnh, phạm
vi Vĩnh Phúc lại nằm vào 3 tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh và Thái Nguyên.


Đến cuối thế kỉ XIX, nhằm thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp
tiếp tục chia cắt và xáo lộn các huyện, các xã ở Bắc Kỳ để thành lập các trung tâm
cai trị mới.Theo đó, các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên bị cắt xén bớt đi,
các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên lần lượt ra đời.


- Tỉnh Vĩnh Yên được thành lập ngày 29/12/1890. Nhưng do hồn cảnh lịch
sử có những biến động nên mãi tới năm 1899, tồn quyền Pháp ở Đơng Dương
mới ban hành quyết định chính thức thành lập tỉnh Vĩnh Yên. Tuy vậy, qua nhiều
lần xáo trộn, cuối cùng ngày 6/ 10/ 1901, tỉnh Vĩnh Yên mới ổn định với một phủ
là Vĩnh Tường và 4 huyện Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.


- Ngày 6/10/1901, Pháp thành lập tỉnh Phù Lỗ gồm phủ Đa Phúc, huyện
Kim Anh và một phần huyện Đông Khê (cắt từ tỉnh Bắc Ninh ra), hợp với huyện
Yên Lãng (tách từ tỉnh Vĩnh Yên ra), tỉnh lỵ đặt ở làng Phù Lỗ huyện Kim Anh.



Ngày 10/12/1903, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên.


Ngày 7/3/1913, tỉnh Phúc Yên đổi làm đại lý Phúc Yên, lệ thuộc tỉnh Vĩnh
Yên.


Ngày 31/3/1923, Thống sứ Bắc Kỳ lại ra Nghị định lập lại tỉnh Phúc Yên,
gồm hai phủ (Đa Phúc, Yên Lãng) và hai huyện (Kim Anh - Đông Anh) - Đây là
tỉnh nhỏ nhất xứ Bắc Kỳ lúc bấy giờ.


*


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 12/2/1950 theo Nghị định số 03/TTg
của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên.
Việc thành lập tỉnh Vĩnh Phúc là nhằm tăng cường sự chỉ đạo phong trào đấu tranh
hậu địch, tăng cường lực lượng ta về mọi mặt, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp
sang giai đoạn mới…


Tuy vậy, về địa giới, tỉnh Vĩnh Phúc cũng không thật sự ổn định mà nhiều
lần có sự tách ra nhập vào.


Năm 1955 huyện Phổ Yên được tách khỏi Thái Nguyên và nhập vào Vĩnh
Phúc, nhưng đến đầu năm 1957, Phổ Yên lại được trả về Thái Nguyên.


Đầu năm 1961, huyện Đông Anh xã Kim Chung (huyện Yên Lãng), xóm
Núi, xóm Nguyễn, xóm Tiên thuộc thơn Đồi xã Phù Lỗ (huyện Kim Anh) được
tách khỏi tỉnh Vĩnh Phúc, chuyển giao về thủ đô Hà Nội.


- Ngày 26/1/1968, theo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hợp
nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành một tỉnh, lấy tên là Vĩnh Phú.



<i><b>- Từ tháng 1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập theo Nghị quyết của</b></i>
<i><b>Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10.</b></i>


<b>Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay gồm thị xã Vĩnh Yên (tỉnh lỵ); Thị xã Phúc</b>
<b>Yên và 7 huyện là: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình</b>
<b>Xuyên, Tam Đảo và Mê Linh.</b>


<b>THỊ XÃ VĨNH YÊN</b>


Được thành lập ngày 29/12/1899 (cùng với việc thành lập tỉnh Vĩnh Yên)
theo Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh n của tồn quyền Đơng Dương.


Trước khi trở thành thị xã, vùng đất này là xã Tích Sơn thuộc huyện Tam
Dương, gồm có 5 làng: Sơn Cao (tên nơm là Sậu), Sơn Tuyền (Khâu), Đắc Thư
(Hạ), Đồng Thái (Tiếc ) và làng Đậu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đứng đầu như: Sở Cẩm (đồi cao trước rừng lim),Toà án, Đề lao, Kho bạc (địa
điểm đài truyền hình tỉnh bây giờ)… Từ năm 1899 đến năm 1904, ranh giới thị xã
Vĩnh Yên (không tính khu người Pháp nắm giữ) là một tứ giác được quy định như
sau:


- Phía Bắc giáp theo tuyến đường sắt.


- Phía Đơng bởi một đường thẳng hướng Bắc Nam tiếp tuyến với quai đê.
- Phía Tây bởi một đường thẳng chạy qua tâm giếng Tích Sơn (là giếng Mắt
Rồng hiện nay).


- Phía Nam bởi một đường thẳng (Đơng sang Tây ) cắt ngang đường nói
trên, cách giếng Tích Sơn 820m. Tổng diện tích chưa đến 2km2<sub>. </sub>



Sau cách mạng tháng 8 - 1945, thị xã Vĩnh Yên là một cụm xã đặt dưới sự
lãnh đạo của thành uỷ Vĩnh Yên, bao gồm các xã Vĩnh Yên, Tích Sơn, Hợp Thịnh,
Đông Đạo, Hạnh Phúc ( Khai Quang ) ngày nay.


Sau ngày 15/11/1955, hai xã Vĩnh Yên và Tích Sơn được chuyển giao cho
huyện Tam Dương quản lý.


Từ tháng 8/1949 đến tháng 7/1954, thị xã Vĩnh Yên có 4 phố chính là: Ngơ
Quyền, Lê Văn Duyệt (sau gọi là Tân Lập), Trần Quốc Tuấn (nay nằm trong khu
Chiền), Vĩnh Thịnh và 4 xóm là Vĩnh Tân, Tân Phúc, Đình, Dinh. Riêng xã Tích
Sơn vẫn thuộc huyện Tam Dương.


Kháng chiến thắng lợi, tháng 7/1954 chính quyền ta tiếp quản vùng giải
phóng và các cơ quan đầu não của tỉnh đóng ở thị xã Phúc Yên.


Tháng 12/1955, Thủ tướng chính phủ ra Nghị định số 450/TTg quyết định
tái lập thị xã Vĩnh Yên.


Năm 1955, trong cuộc cải cách ruộng đất, các đơn vị hành chính sau đây
được nhập vào thị xã Vĩnh Yên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Ba làng Yên Lập của xã Định Trung.


- Xóm Bầu của xã Hạnh Phúc (Khai Quang ngày nay).


Tất cả các làng, xã trên được xếp thành 4 khu: Khu Tích Sơn (gồm Khâu,
Tiếc, Hạ, Gạch, Vĩnh Thịnh); Khu Đống Đa (gồm Đình, Tân Phúc, Ngơ Quyền,
Vĩnh Tân, Tân Lập, Chiền); Khu Liên Minh (có 3 làng Láp và xóm Bầu); Khu
Liên Bảo (sau này).



Đến tháng 7/1977 theo Quyết định số 178/CP của Hội đồng Chính phủ, thị
xã Vĩnh Yên được nhận thêm hai xã là Định Trung, Khai Quang và thị trấn Tam
Đảo (trước đó đều thuộc huyện Tam Dương).


Hiện nay thị xã Vĩnh Yên là thủ phủ của tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích
5079,27 ha và khoảng 70.000 nhân khẩu. Thị xã gồm 9 đơn vị hành chính là:
Phường Ngơ Quyền, phường Đống Đa, phường Liên Bảo, phường Tích Sơn,
phường Đồng Tâm, phường Hội Hợp, phường Khai Quang, các xã Định Trung,
Thanh Trù.


<b>THỊ XÃ PHÚC YÊN</b>


Được thành lập ngày 9/12/2003 theo Nghị định số 153 - 2003/NĐ - CP của
Chính phủ. Thị xã Phúc n có diện tích tự nhiên là 12.029,55 ha với số dân
82.730 người.


Địa giới hành chính thị xã Phúc Yên: Đơng giáp thành phố Hà Nội; Tây
giáp huyện Bình Xun; Nam giáp huyện Mê Linh; Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên;
gồm các phường và các xã:


+ Phường Hùng Vương có diện tích tự nhiên 158,6 ha và 9.341 nhân khẩu;
Địa giới hành chính: Đơng giáp phường Phúc Thắng; Tây giáp xã Tiền Châu, Nam
giáp huyện Mê Linh, Bắc giáp phường Trưng Trắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Phường Trưng Nhị có diện tích tự nhiên 169,04 ha với số dân 6.934
người. Địa giới hành chính: Đơng giáp phường Phúc Thắng, Tây giáp xã Tiền
Châu, Nam giáp phường Trưng Trắc, Bắc giáp xã Nam Viêm và Tiền Châu.


+ Phường Phúc Thắng có diện tích tự nhiên 637,29 ha với dân số 8.261
người. Địa giới hành chính: Đơng giáp thành phố Hà Nội, Tây giáp các phường


Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị; Nam giáp huyện Mê Linh; Bắc giáp xã
Nam Viêm.


+ Phường Xuân Hoà có diện tích tự nhiên 763,66 ha với số dân 17.333
người. Địa giới hành chính: Đơng giáp thành phố Hà Nội, Tây giáp xã Cao Minh,
Nam giáp xã Nam Viêm và thành phố Hà Nội, Bắc giáp xã Ngọc Thanh.


+ Các xã Tiền Châu, Nam Viêm, Cao Minh, Ngọc Thanh.


<b>HUYỆN LẬP THẠCH</b>


Theo sử sách ghi lại thì huyện Lập Thạch có từ đời Trần Thiếu Đế, năm
Kiến Tân thứ 2 (1399). Lúc đó thuộc châu Tam Đới, lộ Đơng Đô. Đời Lê, đời
Nguyễn thuộc phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây. Năm 1891 thuộc đạo Vĩnh Yên; năm
1899 thuộc tỉnh Vĩnh Yên.


Năm 1903, huyện Lập Thạch có tới 11 tổng và 81 làng; 11 tổng là: Bạch
Lưu, Đạo Kỷ, Đông Định, Đơng Mật, Hạ Ích, Hồng Chỉ, Nhân Mục, Sơn Bình,
Thương Đạt, Tử Du, Yên Xá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Quán (15 xóm); Vân Trục (5 thơn); Xn Hồ (21 xóm); Xn Lơi (12 xóm); n
Thạch (14 khu); Triệu Đề (10 thơn); Thái Hồ (7 thơn, xóm); Tam Sơn và thị trấn
Lập Thạch (11 khu).


<b>HUYỆN TAM DƯƠNG</b>


Thời Trần Mạt, tên huyện Dương; Thời thuộc Minh vẫn là huyện Dương
thuộc phủ Tuyên Hoá.


Tên Tam Dương được đặt vào thời Lê Quang Thuận. Lúc đó Tam Dương


thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây, đời Nguyễn năm 1830 thuộc phủ Vĩnh
Tường, tỉnh Sơn Tây. Năm 1891, Tam Dương thuộc đạo Vĩnh Yên; năm 1899
thuộc tỉnh Vĩnh Yên.


Năm 1903, huyện Tam Dương có 10 tổng, 57 làng; 10 tổng đó là: Bình
Hồ, Đạo Tú, Định Trung, Hồng Chuế, Hội Thượng, Miêu Duệ, Quan Ngoại,
Tĩnh Luyện, Yến Dương, Hội Hạ.


Thời Tự Đức giữa thế kỷ XIX, lỵ sở huyện Tam Dương ở địa phận xã Tích
Sơn, chu vi 52 trượng, trước là phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây, đến năm Gia Long
thứ 7 dùng làm lỵ sở huyện Tam Dương.


Hiện nay, huyện Tam Dương gồm 13 đơn vị hành chính: An Hồ (7 làng);
Duy Phiên (2 làng); Đạo Tú (4 làng); Đồng Tĩnh (3 làng); Hoàng Đan (2 làng);
Hoàng Lâu (3 làng); Hoàng Hoa (5 làng); Hợp Thịnh (3 làng); Hướng Đạo (4
làng); Kim Long (4 làng); Thanh Vân (6 làng, 1 phố); Vân Hội (3 làng) và thị trấn
Hợp Hồ.


<b>HUYỆN BÌNH XUN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Theo sách <i>Đại Nam nhất thống chí</i>, tên huyện Bình Tuyền xuất hiện vào
đời Lê Thánh Tơng (1460- 1497) - khi đó đất này thuộc phủ Phú Bình, trấn Thái
Nguyên bao gồm các xã ở phía Bắc quốc lộ số 2 ngày nay trở ra phía sơng Hồng
thuộc huyện n Lãng, phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây.


Năm 1822, Vua Minh Mạng ra đạo dụ chuyển huyện Bình Tuyền sang Phủ
Vĩnh Tường, thuộc tỉnh Sơn Tây… Năm 1842, theo đạo dụ năm Thiệu Trị thứ hai
đổi tên Bình Tuyền thành Bình Xuyên và lại thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đến năm
1890 thì huyện Bình Xuyên được cắt hẳn về Vĩnh Yên.



Tại thời điểm năm 1903, huyện Bình Xun có 7 tổng và 41 làng. Các tổng
đó là: Ba Hạ (5 làng); Hương Canh (6 làng); Sơn Lôi (5 làng); Tam Lộng (8 làng);
Thiện Kế (6 làng) và Xuân Lãng (6 làng). Tới năm 1927, tổng Bá Hạ lại nhập vào
tổng Sơn Lôi, tổng Hương Canh giảm bớt làng Bảo Đức, tồn huyện lúc này cịn 6
tổng với 33 làng.


Hiện nay, huyện Bình Xuyên gồm 13 đơn vị hành chính: Bá Hiến (13
thơn); Đạo Đức (8 thôn); Gia Khánh (8 thôn); Hương Sơn (9 thôn); Phú Xn (5
làng); Quất Lưu (1 thơn và 6 xóm); Sơn Lôi (6 thôn); Tam Hợp (5 thôn); Tân
Phong ( 7 thôn); Thanh Lãng (5 thôn); Thị trấn Hương Canh (6 thôn); Thiện Kế
(11 thôn); Trung Mỹ (8 thôn).


<b>HUYỆN VĨNH TƯỜNG</b>


Tên đất Vĩnh Tường đã có từ xa xưa. Đầu tiên, đất Vĩnh Tường thuộc Bộ
Văn Lang, sau đó thuộc về Phong Châu thừa hoá quận, đời nhà Đường (621- 939),
từ 1225- 1400, thuộc Triều Trần, Vĩnh Tường thuộc lộ Tam Giang. Thời thuộc
Minh, Vĩnh Tường thuộc lộ Đông Đô (nằm trong châu Tam Đới). Đời vua Lê
Thánh Tông, đất này đổi gọi châu Tam Đới thành phủ Tam Đái (1469), bao gồm
Yên Lạc, Yên Lãng, Tiên Phong, Phù Khang, Lập Thạch, Bạch Hạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Dương. Gần sáu chục năm sau, vào năm 1890, phủ Vĩnh Tường lại bao gồm 5
huyện: Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc và Yên Lãng.


Năm 1899, chính quyền Pháp thành lập tỉnh Vĩnh Yên và phủ Vĩnh Tường
thành một đơn vị độc lập, không bao gồm các huyện nữa.


Tới năm 1927, phủ Vĩnh Tường lại gồm 10 tổng là: Đồng Phú, Đồng Vệ,
Hưng Lục, Kiên Cương, Lương Điền, Mộ Chu, Nghĩa Yên, Tăng Đố, Thượng
Trưng và Tuân Lộ.



Lỵ sở phủ Vĩnh Tường trước kia ở xã Văn Trưng. Năm 1831 dời đến địa
phận 3 làng Bồ Điền, Huy Ngạc, Yên Nhân. Thành phủ hiện cịn di tích ở xã Vũ
Di.


Hiện nay, huyện Vĩnh Tường gồm 28 xã và 1 thị trấn. Các xã là: An Tường
(4 thơn); Bình Dương (5 thôn); Bồ Sao (3 thôn); Cao Đại (3 thôn); Chấn Hưng (3
thôn); Đại Đồng (2 thôn); Kim Xá (6 thôn); Lũng Hồ (2 thơn); Lý Nhân (3 thơn);
Nghĩa Hưng (3 thôn); Ngũ Kiên (6 thôn); Phú Đa (4 thôn); Phú Thịnh (4 thôn);
Tân Cương (3 thôn); Tân Tiến (3 thôn); Tam Phúc (4 thôn); Tứ Trưng (3 thôn);
Thượng Trưng (7 thơn); Thổ Tang (2 thơn); Tn Chính (4 thơn); Vân Xuân (2
thôn); Việt Xuân (4 thôn); Vĩnh Ninh (4 thôn); Vĩnh Thịnh (4 thôn); Vũ Di (4
thôn); Vĩnh Sơn (1 thơn); n Bình (3 thơn); n Lập (5 thơn).


<b> HUYỆN YÊN LẠC</b>


Yên Lạc là tên vùng đất có từ thời nhà Đinh, nhà Lý và giữ nguyên tới nay.
Tuy vậy, Yên Lạc chỉ là một huyện độc lập từ năm 1899 (thuộc tỉnh Vĩnh n khi
đó).


Thời xưa, n Lạc là huyện đơng dân cư. Đến năm 1903, huyện Yên Lạc
có 7 tổng với 60 làng, đó là: Tổng Đơng Lỗ (9 làng); tổng Hồn Ngạc (9 làng); tổng
Nhật Chiểu (7 làng); tổng Phương Nha (7 làng); tổng Thư Xá (10 làng); tổng Vân
Đài (14 làng); tổng Yên Lạc (4 làng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Hiện nay huyện Yên Lạc gồm 16 xã và 1 thị trấn. Thị trấn n Lạc có 4
thơn. Các xã là: Bình Định (4 thôn); Đại Tự (3 thôn); Đồng Cương (5 thôn); Đồng
Văn (4 thôn); Hồng Châu (4 thôn); Hồng Phương (3 thôn); Liên Châu (3 thôn);
Nguyệt Đức (3 thôn); Tam Hồng (9 thôn); Tề Lỗ (5 thôn); Trung Kiên (7 thôn);
Trung Nguyên (9 thôn); Trung Hà (3 thôn); Văn Tiến (4 thôn); Yên Phương (4


thôn); Yên Đồng (8 thôn).


<b>HUYỆN MÊ LINH</b>


Hiện có 17 đơn vị hành chính, gồm các xã: Chu Phan (5 thơn); Đại Thịnh
(4 thơn); Hồng Kim (3 thôn); Tiến Thắng (4 thôn); Tiến Thịnh (7 thôn); Tiền
Phong (6 thôn); Tự Lập (2 thôn); Thạch Đà (4 thôn); Thanh Lâm (4 thôn); Tráng
Việt (3 thôn); Vạn Yên (6 thôn); Quang Minh (6 thôn); Tam Đồng (3 thôn), Liên
Mạc (3 làng), Mê Linh (3 thôn), Văn Khê (2 thôn), Kim Hoa (6 thôn).


<b>HUYỆN TAM ĐẢO</b>


Được thành lập ngày 9/12/2003 theo Nghị định số 153-2003/NĐ-CP của
Chính Phủ. Có diện tích tự nhiên 23.641,6 ha và dân số là 65.912 người; bao gồm
9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương, Đại
Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang và thị trấn Tam Đảo. Địa giới
hành chính: Đơng giáp huyện Bình Xun và tỉnh Thái Nguyên; Tây giáp các
huyện Lập Thạch, Tam Dương; Nam giáp các huyện Tam Dương, Bình Xuyên;
Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang.


<b>ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN</b>


Địa hình Vĩnh Phúc được tạo thành bởi kết quả hoạt động tổng hợp từ các
quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh cùng với tác động của con người như đắp
đê ngăn nước, đắp đập, phá rừng làm nương rẫy…


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>ĐỊA HÌNH MIỀN NÚI</b>


Theo nguồn gốc hình thành và độ cao, địa hình miền núi Vĩnh Phúc chia
làm 3 loại:



<i><b>Loại địa hình núi lửa: Chủ yếu thuộc dãy núi Tam Đảo. Trong đó, phần</b></i>
thuộc địa phận Vĩnh Phúc bắt đầu từ xã Đạo Trù (Lập Thạch) đến xã Ngọc Thanh
(Mê Linh) có chiều dài trên 30 km, theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, địa hình
phân cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 1000m. Cao nhất là đỉnh núi Giữa (1542m),
đỉnh Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị đều cao trên dưới 1.400m nổi lên như 3
hịn đảo.


<i><b>Địa hình núi thấp: Đại diện cho loại địa hình này là núi Sáng, thuộc địa</b></i>
phận hai xã Đồng Quế, Lãng Công (Lập Thạch) cao 633m, một dạng địa hình xâm
thực, bóc mịn. Địa hình núi thấp ở Vĩnh Phúc rộng hàng chục km2<sub>. Đó là những</sub>
núi cấu tạo bằng đá cứng, phong hố chậm như quaczit, amphibolit có hình núi
nhọn và cao trội hơn như núi Kim Tôn, núi Bầu ở Đồng Quế, Lãng Cơng (Lập
Thạch). Ngồi ra cịn những núi cấu tạo bằng đá dễ bị phong hoá như gơnaibiotit,
gơnai 2 mica và granit, kết hợp với hoạt động đứt gãy nên núi có hình bằng đi,
thấp xuống, có khi kéo dào theo phương đứt gãy như núi Ngang vùng Đạo Trù,
Hợp Lý, các núi ở Bắc Bình, Quang Sơn (Lập Thạch), Đại Đình (Tam Đảo).


<i><b>Địa hình núi sót: Gồm núi Đinh, núi Trống, núi Thanh Tước, nằm theo</b></i>
một trục trên địa bàn thị xã Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh. Đây
là một trục của nếp lồi khu vực có phương Tây Bắc - Đơng Nam. Các núi đều cấu
tạo bởi các đá của hệ tầng sơng Hồng, giới Proterozoi.


Vĩnh Phúc cịn có một dạng địa hình núi kéo dài theo đứt gãy trẻ (thành tạo
vào chu kỳ tạo núi An - pi); thường nằm ở ven rìa đứt gãy và trùng với phương đứt
gãy; cấu tạo bằng các đá cuội kết cơ sở và răm kết kiến tạo.


Chiều dài của núi có thể tới vài ki lô mét, chiều rộng vài trăm mét như các
núi Phù Mây (Đại Đình, Tam Dương), núi Thằn Lằn (Mê Linh), các núi dạng đồi
ở vùng Đạo Tú (Tam Dương), vùng Tiên Lữ (Lập Thạch) với độ cao chỉ khoảng


50 - 70m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Ở Vĩnh Phúc huyện nào cũng có đồi. Có nhiều đồi nhất là hai huyện Lập
Thạch và Tam Dương. Các huyện đồng bằng như Vĩnh Tường, n Lạc cịn sót
lại một ít đồi gị như đồi Me, gò Đồng Đậu. Đồi ở Vĩnh Phúc như bát úp, kích
thước khơng lớn, có dạng vịm đường nét mềm mại. Đồi ở vùng đồng bằng chỉ cao
từ 20 - 50m, ở vùng trung du cao từ 50 - 200m.


<i><b>Đồi xâm thực bóc mịn: Do các q trình phân cắt và bào mòn bởi nước</b></i>
trên mặt đất ở những miền núi cấu trúc dương được nâng yếu, gồm toàn bộ những
đồi ở vùng núi Sáng (Lập Thạch) vùng từ Tam Dương đến Mê Linh và khu vực thị
xã Vĩnh Yên.


Tác dụng xâm thực là sự kết hợp đồng thời của các q trình phá huỷ các
đá có tính chất cơ học của dịng chảy và q trình bào phá lịng bởi chính dịng
chảy cùng với q trình hồ tan các đá theo phương thức hố học. Xâm thực bề
mặt cịn gọi là rửa trơi bề mặt hay bóc mịn là kết quả tương hỗ tác động của nước
mưa, nước tuyết tan chảy tràn trên mặt và các dòng chảy nhỏ đang định vị trên mặt
đất. Xâm thực mạnh mẽ ở các sườn đồi, các đường phân thuỷ tương đối bằng, các
bồn nước. Sự bào phá của các dòng chảy đã định vị tạo thành những mương, xói,
khe, rãnh, suối, sơng phân cắt các miền đồi như hình dạng ngày nay. Sự xâm thực
này càng rõ ở các vùng đồi cấu tạo bằng các đá phiến giầu nhôm như vùng Lập
Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.


Sản phẩm trên bề mặt vùng đồi Vĩnh Phúc là sản phẩm phong hoá gồm các
lớp đất sét nâu đỏ, laterit và các mũ sắt. Nhân dân thường dùng lớp đất sét có
latarit này để làm gạch đá ong và gạch khơng nung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>Đồi tích tục bóc mịn: Tạo thành từ đồi tích tụ nhưng bị bóc mịn. Dạng đồi</b></i>
này phổ biến ở ven sơng Lô từ Đồng Thịnh, Cao Phong đến Văn Quán, Xuân Lơi,


Triệu Đề của huyện Lập Thạch. Đồi có dạng úp hoặc kéo dài, cấu tạo bởi các đá
cát kết, sỏi kết, cuội, sỏi, sét, bột có tuổi từ Neogen đến thời kỳ Đệ Tứ, do xâm
thực bóc mịn các thềm sơng cổ của dịng sơng Lơ.


<b>ĐỊA HÌNH ĐỒNG BẰNG</b>


Chiếm 40% diện tích tồn tỉnh. Đặc điểm chung là bề mặt tương đối bằng
phẳng, có diện tích đáng kể; độ cao tuyệt đối khác nhau tuỳ nơi phân bố của đồng
bằng. Độ cao dao động rất nhỏ trong một đồng bằng. Song có chênh lệch về độ
cao khá lớn giữa vùng núi và vùng đồng bằng.


Căn cứ vào độ cao tuyệt đối, hình thái, điều kiện thành tạo có thể chia đồng
bằng Vĩnh Phúc làm 3 loại: Đồng bằng châu thổ, đồng bằng trước núi và các thung
lũng, bãi bồi và đầm.


<i><b>Đồng bằng châu thổ: Là loại đồng bằng tích tụ liên quan đến q trình</b></i>
lắng đọng trầm tích tại các cửa sông lớn.


Đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc phát triển từ sự bồi tụ của các dịng sơng
Lơ, sơng Hồng, sơng Phó Đáy và của hệ thống sơng suối ngắn từ dãy núi Tam Đảo
chảy ra.


Diện tích đồng bằng phân bố trên toàn bộ huyện Yên Lạc, hầu hết huyện
Vĩnh Tường, chiếm diện tích lớn ở các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Mê Linh,
bề mặt tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía sơng Hồng và phía Nam huyện
n Lạc, Mê Linh. Đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc còn có những phân dị:


<i>Vùng phân dị gợn sóng:</i> Tạo nên những dải ruộng dạng sóng theo hướng
chính của sơng Hồng là Tây Bắc - Đông Nam kéo dài vài kilômét, rộng vài trăm
mét, phân bố ở khu vực các xã Đồng Văn (Yên Lạc), Bình Dương, Đại Đồng,


Chấn Hưng, Lũng Hoà (Vĩnh Tường).


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

lắng, vun đắp từ các dịng sơng Lơ, sơng Hồng, sơng Đà và hệ thống sơng suối từ
vùng núi Tam Đảo.


Đồng bằng châu thổ phì nhiêu đã thu hút con người đến sinh cơ lập nghiệp.
Hoạt động của con người cũng đã góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt
đồng bằng so với lúc nguyên sơ. Làng xã, thành phố, thị trấn, đường giao thơng,
hệ thống đê sơng Hồng, sơng Lơ, sơng Phó Đáy đã ngăn chặn và giảm thiểu sức
tàn phá dữ dội của các dịng sơng mùa mưa lũ đối với vùng đồng bằng.


<i><b>Đồng bằng trước núi (đồng bằng giới hạn)</b></i>


Được kiến tạo do sự phá huỷ lâu dài của vùng núi, do sự bóc mịn, xâm
thực của nước mặt, nước ngầm và nước sông băng: Từ vùng núi cao thành vùng
núi thấp, dần thành vùng đồi và sau đó thành vùng đồng bằng có giới hạn vì bao
quanh là đồi và núi.


So với đồng bằng châu thổ, đồng bằng trước núi kém màu mỡ hơn. Thành
phần vật chất phụ thuộc vào cấu tạo đá gốc dưới nền đồng bằng và sự rửa trôi bồi
lắng của các vùng đồi, núi xung quanh.


<i><b>Các thung lũng, bãi bồi sông</b></i>


<i>Thung lũng sông:</i> Thung lũng sông của Vĩnh Phúc là một dạng địa hình âm,
chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng, được hình thành chủ yếu do tác động xâm thực
của dịng chảy.


Địa hình thung lũng sơng Lơ chỉ tính ở bờ trái gồm lịng sơng và sườn
thung lũng. Thung lũng có nhiều bãi bồi xen kẽ nên sườn thung lũng thoai thoải.


Chiều rộng tính từ bờ đê ra đường ranh giới có chỗ đến 150m.


Cấu tạo sườn thung lũng là các thềm sông. Thành phần vật chất của thung
lũng là cát, sét, cuội sỏi, thạch anh và silic: nguồn tài nguyên đáng kể phục vụ cho
xây dựng trong tỉnh, Hà Nội và các tỉnh lân cận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Thung lũng sơng Hồng có nhiều bãi bồi sông, là nguồn phù sa màu mỡ
cung cấp cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đưa ra biển Đông bồi lấp hàng
năm, mở rộng châu thổ.


<i>Bãi bồi sông:</i> Chủ yếu phân bố ở các thung lũng sông Hồng, sơng Lơ và
sơng Phó Đáy.


Dọc các thung lũng của 3 con sơng chính của tỉnh có tới vài chục bãi bồi
lớn nhỏ. Ở Vĩnh Tường, Yên Lạc bãi bồi có chiều rộng hàng nghìn mét, dài vài
kilơmét. Bãi bồi sơng Lô ở vùng Đức Bác, Sơn Đông (Lập Thạch ) rộng vài trăm
mét và dài hàng kilơmét.


<b>VỀ SƠNG NGỊI VÀ ĐẦM HỒ</b>


Vĩnh Phúc có một mạng lưới sơng, suối khá dày đặc với hai hệ thống sơng
chính là sơng Hồng và sông Cà Lồ.


<i><b>Hệ thống sông Hồng.</b></i>


Hệ thống sông Hồng gồm sông Hồng với hai nhánh lớn là sông Đà (bờ bên
phải), sông Lô (bờ bên trái) cùng với hai nhánh của sông Lô là sông Chảy (Tuyên
Quang) và sông Phó Đáy (Vĩnh Phúc).


<i><b>Sơng Lơ</b></i>



Sơng Lơ chảy vào giang phận Vĩnh Phúc từ xã Quang yên (Lập Thạch) qua
xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sơng Hồng, có chiều
dài 34km.


Sơng Lơ có lưu lượng dịng chảy bình qn (năm 1996) 1.213m3<sub>/giây; về</sub>
mùa mưa lên tới 3.230m3<sub>/giây; cao nhất năm 1966 là 6.560m</sub>3<sub>/giây, đột xuất ngày</sub>
20/8/1971, lên tới 14.000 m3<sub>/giây. Mực nước lúc cao nhất so với mực nước lúc</sub>
thấp nhất thường chênh nhau 6m; năm 1971 chênh tới 11,7m; năm 1996, chênh
6,27m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Phù sa sơng Lơ lượng ít hơn sơng Hồng song giàu chất phù sa hơn; hàng
năm vẫn bồi đắp cho ruộng bãi đôi bờ, nhưng diện bồi hẹp hơn và lượng bồi cũng
ít hơn sơng Hồng. Sơng Lơ cịn tiếp thêm nước cho hệ thống nông giang Liễn Sơn
qua trạm bơm Bạch Hạc.


<i><b>Sơng Phó Đáy</b></i>


Sơng Phó Đáy chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (Lập Thạch)
ở bên bờ phải và xã Yên Dương ở bên bờ trái, chảy giữa huyện Lập Thạch (bên
phải) và hai huyện Tam Dương, Vĩnh Tường (bên trái) dài 41,5km, rồi đổ vào
sông Lô, giữa xã Sơn Đông (Lập Thạch) và xã Việt Xn (Vĩnh Tường) phía trên
cầu Việt Trì độ 200m.


Sơng Phó Đáy có lưu lượng bình qn 23 m3<sub>/giây; lưu lượng cao nhất là</sub>
833m3<sub>/giây; mùa khô kiệt, lưu lượng chỉ 4m</sub>3<sub>/giây, có qng sơng cạn tới mức lội</sub>
qua được.


Sơng Phó Đáy cũng có lượng phù sa như sơng Lơ (2,44kh/m3<sub>) nhưng tác</sub>
dụng nhất ở chỗ cung cấp nước cho hệ thống nông giang Liễn Sơn dài 157km, tưới


cho 14.000ha ruộng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình
Xuyên, Mê Linh.


<i><b>Sông Hồng</b></i>


Sông Hồng chảy qua Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ vào địa phận Vĩnh Phúc từ
Ngã Ba Hạc đến xã Tráng Việt (Mê Linh ) dài 41 km.


Thời dựng nước, sơng Hồng có tên là sơng Văn Lang. Thời Lý - Trần, sông
Hồng được gọi là sông Lô. Thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV) cũng vậy. Sách An
Nam chí ngun (Q1, Sơn xun, Giao châu phủ) chép sơng Lô ở huyện Đông
Quan (Hà Nội bây giờ) trên tiếp với sơng Bạch Hạc, dưới thơng với sơng Đại
Hồng chảy vào biển. Như thế, sông Lô tức là khúc sông Hồng phía dưới ngã ba
Hạc chảy ra biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Lưu lượng dịng chảy trung bình trong mùa mưa lũ là 8.000m3<sub>/giây. Lưu lượng</sub>
lớn nhất là 18.000m3<sub>/giây. Mực nước cao trung bình là 9,75m, hàng năm lên</sub>
xuống thất thường, nhất là về mùa mưa, có những cơn lũ đột ngột, nước lên nhanh
chóng, có khi tới 3m trong vịng 24 giờ. Mực nước đỉnh lũ thường cao hơn mực
nước mùa kiệt trên dưới 9m (Trong cơn lũ lịch sử năm 1971, chênh tới 11,68m).


Về mùa khô hanh, hệ thống sông Hồng là nguồn nước quý giá vô tận cho
các trạm bơm hút lên tưới cho đồng ruộng đôi bờ. Với hàm lượng phù sa cao, tối
đa có thể lên tới 14kg/m3<sub>, số lượng phù sa lớn (một năm là 80 triệu m</sub>3<sub> hoặc 130</sub>
triệu tấn), chất lượng phù sa tốt và nước sơng cịn chứa nhiều chất khống, sơng
Hồng đã bồi đắp cho Vĩnh Phúc dải đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. Hiện nay, sông
vẫn tiếp tục bồi phù sa cho đồng bãi ven bờ và ngay cả cho ruộng trong đê qua
những con ngịi thơng ra sơng.


<i><b>Hệ thống sơng Cà Lồ.</b></i>



Chảy trong nội tỉnh, hệ thống sông Cà Lồ gồm sơng Cà Lồ và nhiều nhánh
của nó, đáng kể nhất là sơng Phan, sơng Cầu Bịn, sơng Bá Hạ, suối Cheo Meo…


<i><b>Sông Phan</b></i>


Sông Phan bắt nguồn từ núi Tam Đảo, địa phận các xã Hoàng Hoa, Tam
Quan, Hợp Châu, chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (Tam Dương ), Kim Xá,
Yên Lập, Lũng Hoà, Thổ Tang (Vĩnh Tường) theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam;
vịng sang hướng Đơng Nam qua các xã Vũ Di, Vân Xuân (Vĩnh Tường) rồi theo
hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên
Lạc) đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (Bình
Xun) qua xã Sơn Lơi, nhập với sơng Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã
Nam Viêm (Mê Linh).


<i><b>Sơng Cầu Bịn</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Sơn Phan và sơng Cầu Bịn hình thành một đường vịng cung, hai đầu móc
vào sườn Tam Đảo, Phía Tây và Phía Đông. Khu nghỉ mát, chiều dài khoảng 120
km. Về mùa khô, mực nước hai con sông này rất thấp, nhiều chỗ lội qua được.
Nhưng về mùa mưa, nước từ Tam Đảo trút xuống, không tiêu kịp vào sông Cà Lồ
thường ứ lại ở đầm Vạc và làm ngập úng cả một vùng rộng giữa hai huyện n
Lạc và Bình Xun.


Phía Đơng huyện n Lạc ngày nay cịn lại nhiều dải đầm dài ở các xã
Bình Định, Minh Tân, Tam Hồng, Liên Châu (có thể đây là những vết tích của
một dịng sơng ngày xưa, một chi lưu sơng Hồng chảy từ làng Cẩm Khê, tổng
Nhật Chiểu (Yên Lạc) về Đầm Vạc).


<i><b>Sơng Bá Hạ</b></i>



Bắt nguồn từ suối Nhảy Nhót giữa xã Trung Mỹ (Bình Xuyên ) và xã Ngọc
Thanh (thị xã Phúc Yên ), sông Bá Hạ chảy giữa xã Bá Hiến (Bình Xuyên) và xã
cao Minh (Mê Linh) đến hết địa phận xã Bá Hiến đầu xã Sơn Lơi (Bình Xuyên),
nhập với sông Cánh chảy về sông Cà Lồ.


<i><b>Suối Cheo Meo</b></i>


Bắt nguồn từ xã Minh Trí (Sóc Sơn) chiều dài 11,5km, đổ vào sông Cà Lồ
ở xã Nam Viêm (Mê Linh).


<i><b>Sông Cà Lồ.</b></i>


Sông Cà Lồ là một nhánh của sông Diệp Du, cịn gọi là sơng Nguyệt Đức,
nó là một nhánh sông Hồng tách ra từ xã Trung Hà (Yên Lạc).


Sông cà Lồ chảy ngoằn ngoèo từ xã Vạn Yên (Mê Linh) theo hướng Tây
Nam - Đông Bắc, giữa hai huyện Bình Xun, Mê Linh, vịng quanh thị trấn Phúc
n rồi theo một đường vịng cung rộng phía Nam hai huyện Kim Anh, Đa Phúc
cũ, đổ vào sông Cầu ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc
Sơn), dài 86km.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Riêng khúc sơng đầu nguồn cũ, từ Vạn yên đến sông Cánh đã được đắp chặn lại ở
gần thôn Đại Lợi (Mê Linh), dài gần 20km, biến thành một hồ chứa nước lớn tưới
ruộng và ni cá.


<i><b>Tầng chứa nước địa chất thuỷ văn</b></i>


Ngồi các sơng suối, Vĩnh Phúc cịn có các tầng chứa nước địa chất thuỷ
văn:



<i>- Tầng chứa nước Proterozoi:</i> Cấu tạo bởi các đá biến chất cao, chủ yếu là
đá phiến gơnai, quaczit, ămphibolit. Nước ở tầng chứa proterozoi trong, chất
lượng rất tốt, lưu lượng nhỏ; tuy nhiên ở những đới phá huỷ, đập vỡ, lưu lượng
nước có thể đạt trên 5 lít/giây. Tầng phá huỷ của tầng chứa Proterozoi có nước
chất lượng tốt, có thể nghiên cứu đóng chai làm nước giải khát.


<i>- Tầng chứa nước Mezozoi:</i> Cấu tạo bởi các đá phun trào Triat giữa và
muộn và các thành tạo chứa than của hệ tầng Văn Lãng. Chất lượng nước khơng
đều, có nơi bị nhiễm sắt, lưu lượng nhỏ.


<i>- Tầng chứa nước Kainozoi:</i> Đây là tầng chứa nước quan trọng. Tuy nhiên
do vỏ phong hoá mỏng nên lưu lượng nước không lớn, phần lớn chỉ sâu 4 - 5m đã
gặp đá gốc. Tầng chứa nước đứt gãy: Trong các đới phá huỷ, nước tập trung với
các tiềm năng lớn, chất lượng tốt.


<i><b>Đầm hồ</b></i>


Ngồi hệ thống sơng ngịi và trữ lượng nước ngầm, Vĩnh Phúc cịn có nhiều
đầm, hồ lớn, thiên tạo có Đầm Vạc (Vĩnh Yên ), đầm Dưng, vực Xanh, vực Quảng
Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường); đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm (Yên Lạc), hồ
Đá Ngang, hồ Khuôn, hồ Suối Sải (Lập Thạch ), đầm Riệu (Phúc Yên)… nhân tạo
có hồ Đại Lải (Mê Linh), hồ Xạ Hương (Bình Xuyên), hồ Làng Hà (Tam Dương),
hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc (Lập Thạch)…


<i><b>Đầm Vạc</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

trời như mòng, két, cò, cốc, le le, vịt trời, bồ nông, cuốc thi nhau về đây sinh sống;
đêm dù tối trời hoặc có trăng sao thì từng đàn vạc cũng kéo nhau về kiếm ăn và
gọi nhau râm ran một khoảnh trời, do đó mới gọi là Đầm Vạc.



Đầm vạc có diện tích mặt nước lên tới 48,4km2<sub>. Đây nguồn cung cấp nước</sub>
ngọt cho nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.


Tại đây cịn có mỏ đất sét với trữ lượng khoảng 21 triệu tấn có thể cung cấp
nguyên liệu cho làng gốm cổ truyền Hương Canh.


Đầm Vạc có tiềm năng thuỷ sản phong phú, chủng loại đa dạng, như trắm,
chép, mè, trôi… Nhiều loại xếp vào hàng đặc sản như lươn vàng, cá trê, cá chiên,
cá nheo, trạch làn, trạch chấu, tép dầu, bông bống, ba ba, cá quả…


Đầm Vạc cịn có tiềm năng lớn về du lịch. Trong “Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998-2010”, đầm Vạc là điểm chủ yếu trong
cụm du lịch Vĩnh Yên và phụ cận. Nơi đây, sau khi xung quanh đầm được cải tạo
mặt bằng, xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, bãi tắm, sân chơi thể thao… thì địa
điểm nơi đây sẽ là khu du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí hấp
dẫn.


<i><b>Hồ Đại Lải</b></i>


Hồ Đại Lải là hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc địa bàn hai xã
Ngọc Thanh (Thị xã Phúc Yên) và Cao Minh (Mê Linh), cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 21
km, cách thủ đô Hà Nội 45km.


Diện tích mặt hồ rộng 525km2<sub>, chứa 26,4 triệu m</sub>3<sub> nước, bảo đảm tưới tiêu cho</sub>
2900 ha đất canh tác của hai huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn (Hà Nội).


Ngành Thuỷ lợi đã tiến hành khảo sát và thiết kế xây dựng hồ chứa nước
Đại Lải với nhiệm vụ “phục vụ đại bộ phận ruộng nằm bên bờ sơng Cà lồ với tổng
số diện tích 9000 ha”.



Bên cạnh lợi ích của một cơng trình đại thuỷ nông đối với sản xuất nông
nghiệp, hồ Đại Lải còn là một trọng điểm của cụm du lịch Xuân Hoà và phụ cận,
một khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần hấp dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Hồ Xạ Hương nằm trong thung lũng núi Con Trâu thuộc làng Xạ Hương,
xã Minh Quang. Hồ được xây dựng từ năm 1984, nằm ở độ cao 53m so với mực
nước biển. Ở đây có đập chính cao 41m, phía trong được kè đá tảng kiên cố để có
thể tích nước hồ lên cao tới cốt 92 tạo mặt hồ rộng tới 83ha, với sức chứa hơn 10
triệu m3<sub> nước, đủ tưới quanh năm cho 1850 ha đất canh tác phía hạ lưu.</sub>


Với lưu vực hơn 24 km2<sub> gồm 4 con suối lớn và hàng chục khe nước nhỏ</sub>
chảy vào quanh năm, hồ Xạ Hương không bao giờ hết nước. Theo thiết kế, dù
nước hồ xuống đến mức không tự chảy ra mương được nữa thì trong lịng hồ vẫn
cịn tới 700.000m3<sub> nước dự trữ, nhiều chỗ có độ sâu tới 13 m.</sub>


Như vậy, Vĩnh Phúc có một hệ thống sơng ngịi khá phong phú. Mang lại
nhiều lợi tích thiết thực cho nhân dân, cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh.


<b>VỀ THỔ NHƯỠNG</b>


Theo kết quả tổng điều tra thì chất lượng đất ở Vĩnh Phúc có 8 loại thuộc 3
nhóm đất là: Nhóm đất phù sa các sơng, nhóm đất bạc màu và nhóm đất vùng núi
đặc trưng.


<i><b>Nhóm đất phù sa các sơng chiếm 62,2% diện tích, gồm:</b></i>


+ Loại đất phù sa được bồi hàng năm dọc các sông: Sông Cầu, sông Cà Lồ
và sông Phó Đáy: Có 46,22ha (ký hiệu: Pb C-CL-PĐ).



+ Loại đất phù sa được bồi hàng năm dọc các sông Hồng, sơng Đà, sơng
Lơ: Có 1945,26ha (PbH-Đ-L).


+ Loại đất phù sa úng nước nội đồng: 6726,23ha (Pu).


+ Loại đất phù sa không được bồi hàng năm của sông Hồng, sông Đà, sông
Lô: 11.085,43ha. (P.H.L.Đ).


+ Loại đất phù sa Feralitic: 7178,37ha (P.F).


+ Loại đất phù sa không được bồi hàng năm thuộc các sơng Cầu, Cà Lồ,
Phó Đáy: 1.889,19ha (P.C-CL.PĐ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

+ Loại đất phù sa cũ bạc màu: 7.908,01ha (PFB).


+ Loại đất dốc tụ ven đồi núi, cấy lúa, bạc màu: 2.696,03ha (LDB).


+ Loại đất Feralitic biến đổi do trồng lúa khơng bị bạc màu: 818,66ha
(LFB).


<i><b>Nhóm đất vùng núi đặc trưng chiếm 13,1% diện tích:</b></i>
+ Loại đất phù sa xen giữa đồi núi: 265,54 ha (Pxđ).


+ Loại đất dốc tụ cấy lúa không bị bạc màu: 4.527,34ha (LD).


+Loại đất Feralitic biến đổi do trồng lúa không bị bạc màu: 874,44ha(LF).
+ Loại đất lầy thụt: 404,35ha (J).


Phân theo cấp địa hình, đất cao có 9383ha, vàn cao 9125ha, vàn thấp 6829
ha và đất thụt 6628ha. Phân theo thành phần cơ giới, đất cát có 1094ha, đất cát pha


có 13.239ha, thịt nhẹ 12.770ha, thịt trung bình 11.799ha, thịt nặng 7.510ha. Phân
theo hố tính, đất có độ chua (pH KCL) dưới 4,5 chiếm 12% diện tích, pH từ 4,5
đến 5,5 chiếm 36%, pH trên 5 chiếm 43%. Diện tích có độ mùn dưới 1% chiếm
25,6%; từ 1-2% chiếm 63% và trên 2% chiếm 11,24%. Đất có lượng lân dễ tiêu
(mg/100g đất), dưới 10mg chiếm 60%, từ 10 - 15 mg chiếm 28,4% và trên 15mg
chiếm 11,5%.


Có 3 loại đất phù sa ít được bồi thuộc sông Hồng và sông Lô, đất phù sa
trong đê sơng Hồng là ít chua và khơng chua với trị số pH>5,5. Còn lại là đất
chua, đặc biệt chua ở hai loại đất phù sa úng nước mưa mùa hè (Pu) và đất lầy thụt
(J) với trị số pH<4,5. Xét về hàm lượng mùn, đất Vĩnh Phúc chủ yếu là nghèo mùn
(mùn <2%).


Xét về hàm lượng đạm tổng số, trong 8 loại đất đã điều tra có 7 loại là có
hàm lượng đạm trung bình (N%=0,08-0,14%) duy chỉ có đất lầy thụt J là giầu đạm
(N=0,194%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Về lân dễ tiêu, chỉ có 2 loại đất pHib và PF có hàm lượng lân giàu cịn lại
rất nghèo.


Về Kali, có 3 loại đất có hàm lượng Kali tổng số trung bình> 0,08%; đó là
đất Plib (K2<sub>O=0,81%), pHib (K</sub>2<sub>O=0,85%), Ph (K</sub>2<sub>O=0,08%).</sub>


Về Kali dễ tiêu, các đất LDB, PFB, J rất nghèo. Chỉ có PF có hàm lượng
Kali dễ tiêu trung bình thấp (10,7mg/100g đất).


<i><b>Phân bố thổ nhưỡng 5 loại đất chủ yếu ở Vĩnh Phúc chiếm 80,5% theo</b></i>
thứ tự tỷ lệ diện tích như sau:


+ <i>Đất phù sa sơng Hồng, sông Đà, sông Lô (pH.Đ.L)</i> không được bồi hàng


năm chiếm 23,8% diện tích đất ruộng, tập trung hầu hết ở vùng lúa của tỉnh.


Phân bố ở những xã Yên Đồng, Tam Hồng, Minh Tân, Nguyệt Đức (Yên
Lạc), Tuân Chính, Vũ Di, Thượng Trưng (Vĩnh Tường), Sơn Lôi, Tam Canh
(Bình Xuyên), Tam Đồng, Tiến Thịnh, Tự Lập (Mê Linh) dọc theo sơng Hồng.


Nơi địa hình thấp hơn, thường xuyên có nước, là những chân ruộng cấy 2
lúa, sự lắng đọng phù sa nhiều, có nơi dày trên 10m, thành phần cơ giới thường
nặng. Do ảnh hưởng của mạch nước ngầm nên phổ biến có gley từ trung bình đến
mạnh nhưng phần lớn là gley sâu. Căn bản còn giữ được màu sắc của phù sa sông
Hồng màu nâu tươi, trung bính ít chua. Hàng năm sau khi gặt lúa, đất phải được
phơi nỏ cho xác để hạn chế q trình gley hố kết hợp tăng phân, cày sâu dần, mở
rộng diện tích làm đất bằng cơ giới để đỡ tốn sức lao động.


+ <i>Đất phù sa cũ, bạc màu, có sản phẩm feralitic</i> chiếm 17,2% diện tích đất
ruộng; Phân bố rộng khắp, tập trung nhiều ở Tam Dương, Bình Xun, bắc Vĩnh
Tường, n Lạc và một phần đơng bắc Mê Linh.


Ở Vĩnh Phúc, diện tích đất cần cải tạo chiếm 2/3 diện tích canh tác, trong
đó hầu hết là đất bạc màu, bằng biện pháp thuỷ lợi và bón nhiều phân hữu cơ.


+ <i>Đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic không bạc màu (pF)</i> chiếm 15,4%
diện tích đất ruộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

bạc màu, ở địa hình thường thấp hơn gồm các xã: Đồn Kết, Trung Nguyên, Đồng
Cương (Yên Lạc)…, Đại Đồng, Vân Xuân, Bình Dương (Vĩnh Tường) và ở các
huyện Mê Linh, Tam Dương, Bình Xuyên đều có.


- <i>Đất phù sa có sản phẩm feralitic trên có lớp phù sa sơng Hồng phủ dày</i>



trên 20cm chiếm khoảng 1% diện tích các loại đất; phân bố chủ yếu ở ven sông Cà
Lồ như Phúc Thắng (thị xã Phúc Yên), Đạo Đức, Tam Canh, Phú Xuân (Bình
Xuyên).


+ <i>Đất phù sa úng nước nội đồng (Pu):</i> Chiếm 14,5% diện tích đất ruộng.
Phân bố ở các xã Bình Định, Tề Lỗ, Tam Hồng (Yên Lạc), Tân Phong, Thanh
Lãng (Bình Xuyên), Thạch Đà, Văn Khê (Mê Linh), Cao Đại, Vân Xuân (Vĩnh
Tường), Sơn Đông, Phương Khoan, Đồng Thịnh (Lập Thạch).


Vĩnh Phúc có 2 vùng chiêm trũng: Thuộc 2 hệ thống sơng Hồng và sơng Lơ. Ở
phía Nam (Mê Linh, n Lạc, Vĩnh Tường) thường ít chua hơn vì mang tính chất
phù sa sơng Hồng. Vùng Lập Thạch mang tính chất phù sa sơng Lơ cũng ít chua.


<i>Các chất tổng số</i>: Đạm, kali trung bình khá; lân nghèo; <i>các chất dễ tiêu</i>:
Đạm trung bình, lân và kali nghèo can xi, ma nhê trung bình thường chỉ cấy 1 vụ
lúa cịn vụ mùa ngập nước.


+ <i>Đất dốc tụ trồng lúa bị bạc màu (LD):</i> Chiếm 9,75% diện tích ruộng;
Phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh như Lập Thạch, bắc Tam Dương, Bình
Xuyên, ven theo các đồi núi thấp, hình thành những dải ruộng nhỏ hẹp bậc thang
hay dốc thoải.


Loại đất này chua nhiều, lớp mặt pha trộn nhiều cát, có nước thì tơi, bở, ít
lắng rẽ như đất bạc màu.


Các chất tổng số: Đạm trung bình khá, lân và kali nghèo. <i>Các chất dễ tiêu</i>:
Đạm amôn và kali khá, lân, can xi và ma nhê thấp; ít bị rửa trôi nên lượng mùn
khá, lớp mặt chua do ảnh hưởng nước rỉ chua của sắt, nhôm ở ven đồi núi rỉ ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- <i>Trên đất chun màu</i>: Vùng bãi ven sơng có độ phì khá lớn hơn vùng


trong đê, xét trên cả 7 chỉ tiêu đánh giá là độ chua pH, mùn, đạm, lân, kali tổng số
và đạm, lân dễ tiêu.


- <i>Trên đất 3 vụ</i>: 2 lúa + 1 vụ đơng.


Nhìn chung đất 2 vụ lúa 1 vụ đậu tương đơng có hàm lượng mùn và đạm
khá hơn đất trồng ngô đông và khoai lang đông; đất trồng khoai lang trên nền 2 vụ
lúa là xấu nhất.


- <i>Đất trồng 2 vụ lúa</i>: Nhìn chung xét cả hai loại đất là lầy thụt và phù sa
sông Hồng, sông Lô trên đất trồng 2 vụ lúa, các chỉ tiêu dinh dưỡng cịn ở mức
trung bình khá nhưng do chế độ nước mà chế độ sử dụng đất phải chấp nhận ở 2
vụ lúa, điều kiện sản xuất vụ đơng có khó khăn.


- <i>Đất 1 lúa</i>: Tập trung ở vùng đất trũng, chịu ảnh hưởng của chế độ ngập
úng mùa mưa. Nhìn chung đất có độ chua khá, hàm lượng mùn, đạm ở mức trung
bình.


- <i>Đất chuyên trồng rau</i>: Mặc dù diện tích khơng nhiều nhưng đất trồng rau
ít chua hơn so với đất trồng các cây trồng khác, hàm lượng lân và kali khá hơn.


- <i>Đất chuyên trồng hoa</i>: Tương tự đất chuyên trồng rau tuy hàm lượng
mùn và đạm vẫn không thể vượt xa so với các chế độ sử dụng khác mặc dù đầu tư
phân bón ở mức khá hơn nhiều.


</div>

<!--links-->

×