BÀI DỰ THI TÌM HIỂU KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
BÀI LÀM
Câu 1: Hãy nêu mục tiêu tổng quát và cụ thể, những ý chính nội dung, chương trình hành động và
giải pháp thực hiện được xác định tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-
2010 của Thủ tướng Chính phủ? Chương trình tổng thể cải cách hành chính được chia bao nhiêu
giai đoạn, khâu nào được lựa chọn là khâu đột phá trong cải cách hành chính?
Trả lời: Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo
của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công
cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù
hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hóa đất nước, trước hết là các thể chế về kinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính.
Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tính cục bộ
trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình xây
dựng thể chế, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bản quy
phạm pháp luật.
2. Xoá bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh
nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện
cho
3.Các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách
nhiệm rõ ràng; chuyển được một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực
hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ đảm nhận
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực
hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra
thực hiện 5 Bộ máy của các bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng, phương
thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công.
5. Đến năm 2005, về cơ bản xác định xong và thực hiện được các quy định mới về phân cấp quản lý
hành chính nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định rõ
chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức lại gọn nhẹ, thực
hiện đúng chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ và thẩm quyền được xác định trong Luật tổ chức
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi). Xác định rõ tính chất, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc
của chính quyền cấp xã
6.Đến năm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại. Tuyệt
đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tuỵ, phục vụ sự
nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.
7. Đến năm 2005, tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơ bản, trở thành động lực của nền
công vụ, bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình.
8.Đến năm 2005, cơ chế tài chính được đổi mới thích hợp với tính chất của cơ quan hành chính và tổ
chức sự nghiệp, dịch vụ công.
9.Nền hành chính nhà nước được hiện đại hoá một bước rõ rệt. Các cơ quan hành chính có trang thiết bị
tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thông suốt. Hệ thống thông tin điện tử
của Chính phủ được đưa vào hoạt động.
Câu 2: Những kết quả đạt được của tỉnh ta về cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Thủ
tướng Chính phủ?
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 13/27 sở, ngành thực hiện Đề án Cải cách hành chính theo mô hình “ Một
cửa”; 15/15 huyện, thị xã, thành phố; 184/184 xã, phường, thị trấn thực hiện cơ chế “Một cửa”. Thực
hiện cơ chế này, các đơn vị, địa phương đã tập trung vào rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính
như: cấp giấy phép xây dựng (13 - 15 ngày); cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (35 - 55
ngày); công chứng, chứng thực trong ngày ...Đề án 30 giai đoạn 2, toàn tỉnh đã thực hiện rà soát 1.377
thủ tục hành chính; trong đó kiến nghị giữ nguyên 494 thủ tục chiếm 35,87%, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung 883 thủ tục chiếm 64,13%. Một số đơn vị đã thực hiện bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng như Sở
Kế hoạch và Đầu tư có tỷ lệ thủ tục hành chính kiến nghị đơn giản hóa sau khi rà soát đạt 87,3%; Sở
Công Thương đạt 80,3%; Sở Xây dựng đạt 90,1%; Sở Y tế đạt 75%...
Nhờ thực hiện đề án nói trên, các cơ quan, đơn vị từng bước nâng cao chất lượng xử lý, giải quyết các
công việc cho tổ chức, công dân và công khai hóa thủ tục, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính đúng
pháp luật … đã giúp công dân, các tổ chức, doanh nghiệp hiểu được đầy đủ trình tự, thủ tục hành chính
và vận dụng thực hiện theo đúng quy định nhằm hạn chế các sai sót. Những kết quả đạt được là tiền đề
quan trọng để Dak Lak tiếp tục triển khai thực hiện ở giai đoạn sau đạt kết quả tốt hơn.
Câu 3: Đến nay tỉnh có bao nhiêu cơ quan chuyên môn, đơn vị cấp tỉnh (nêu tên cụ thể, kể cả đơn
vị ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh) thực hiện cơ chế một cửa theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg
ngày 22-6-2007 của Thủ tướng Chính phủ được cấp thẩm quyền phê duyệt? Việc thực hiện cơ chế
một cửa tại UBND cấp huyện và cấp xã ở tỉnh ta theo quy định của văn bản nào, có bao nhiêu thủ
tục hành chính, lĩnh vực thực hiện theo cơ chế một cửa ở cấp huyện và cấp xã?
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 13/27 sở, ngành thực hiện Đề án Cải cách hành chính theo mô hình “ Một
cửa”; 15/15 huyện, thị xã, thành phố; 184/184 xã, phường, thị trấn thực hiện cơ chế “Một cửa”
Cơ chế một cửa được áp dụng đối với các cơ quan sau:
a) Văn phòng Ủy ban nhân dân, các sở và cơ quan tương đương (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn cấp
tỉnh) thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh);
b) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp
huyện);
c) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);
d) Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương của các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Cơ chế một cửa liên thông được áp dụng đối với các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế
này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa
phương quyết định những loại công việc thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép chưa triển khai
cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại một số huyện đảo có dân số ít, số lượng giao dịch công
việc của tổ chức, cá nhân với cơ quan hành chính ít và tại các xã đặc biệt khó khăn ở khu vực vùng sâu,
vùng xa, miền núi, hải đảo.
Câu 4: Cho biết quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo Quy chế phối hợp liên thông ở tỉnh ta về
giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký dấu đối với doanh nghiệp hoạt động theo
Luật doanh nghiệp? Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông trong
lĩnh vực chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh?
Theo Quy định, Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ Đăng ký Kinh doanh cho các
Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp dân doanh, Hợp tác xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Văn phòng Sở. Đối với các huyện, thị xã, thành phố sẽ tổ chức tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký
kinh doanh cho các Hộ kinh doanh, Hợp tác xã trên địa bàn huyện, thị xã và thành phố tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND & UBND. Phòng Tài chính - Kế hoạch sẽ là cơ quan cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Hợp tác xã đăng ký kinh doanh ở cấp huyện.
Câu 5: Nêu kết quả đạt được trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính 10 năm qua về sắp xếp cơ
quan chuyên môn cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn cấp huyện, thị xã, thành phố?
Xác định thực hiện cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, trong thời
gian qua, Sở đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch, phổ biến
và tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác CCHC. Vì vậy công tác CCHC tại Sở Tư pháp đã đạt được
những kết quả đáng ghi nhận và được Đoàn kiểm tra đánh giá cao. Kết quả thực hiện chương trình cải
cách hành chính của Sở Tư pháp giai đoạn 2006 - 2010 đã triển khai đồng bộ, sâu rộng, kịp thời các
nội dung của chương trình và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Về cải cách thể chế, Sở đã xây dựng và
tham mưu UBND tỉnh ban hành 21 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của
ngành, trong đó có nhiều văn bản về cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Sở tiến hành nhiều đợt
rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để loại bỏ những văn bản hết hiệu lực, chồng chéo,
trái thẩm quyền…Thực hiện Đề án 30, Sở đã tập trung rà soát, thống kê các thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở, qua đó đã đề xuất sửa đổi, loại bỏ, rút ngắn thời gian giải quyết ở nhiều
lĩnh vực như: đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, cấp Phiếu lý lịch tư pháp…Sở cũng đã thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, thẩm định văn
bản, kiểm tra văn bản. Quy trình tiếp nhận và trả hồ sơ được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định
trong Đề án thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Tư pháp đã được UBND tỉnh phê
duyệt. Theo đó, từ ngày 1 tháng 10 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010, Sở đã tiếp nhận 1.071 hồ sơ, đã
giải quyết 965 hồ sơ, 106 hồ sơ chưa đến ngày trả kết quả. Công tác cải cách tổ chức bộ máy đã được
Sở chú trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng và mạnh về chất
lượng đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Về cải cách tài chính công, Sở đã ban hành và tổ chức thực
hiện Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công, từ đó tạo sự chủ động trong quản lý và chi tiêu tài
chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…Sở đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản
lý hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo cơ quan như áp dụng phần
mềm quản lý, điều hành trực tuyến OMS, xây dựng và duy trì hoạt động thường xuyên Trang tin điện
tử cơ quan. Ngoài ra, Sở cũng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2000 ở một số lĩnh vực của ngành và hệ thống quản lý theo kết quả đầu ra (PMS) trong lĩnh vực
đăng ký, quản lý hộ tịch và lĩnh vực văn bản.
Câu 6: Điểm nổi bật đạt được của Chính phủ về đổi mới cơ chế tài chính trong cải cách tài chính
công 10 năm qua đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp là gì? Thực hiện theo văn bản nào?
Điểm nổi bật của cải cách hành chính mà trọng tâm là tài chính công mà Việt Nam đạt được là sự thực
sự sâu sát, quyết liệt của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, là có nhiều văn bản của Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương phải triển khai những việc cụ thể, thiết thực để
đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo ra sự chuyển biến thực chất trong mối quan hệ của cơ quan hành
chính với dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế của nước ta như Quyết
định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 1 năm 2006 về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến
nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính; Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg ngày 21
tháng 3 năm 2006 về việc giảm văn bản giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước; Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2006 về một số biện pháp cần làm
ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh
nghiệp; Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 ban hành Quy định chế độ hội
họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó là hệ thống thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Thể chế quản lý nhà nước
tiếp tục điều chỉnh phù hợp với yêu cầu đổi mới trong điều kiện chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Với kết quả của đề án phân cấp của 22 bộ,
ngành đã thể chế hoá một bước nội dung phân cấp cho chính quyền địa phương trong các văn bản pháp
luật chuyên ngành
Câu 7: Nêu mục tiêu, hình thức và biện pháp của Đề án tuyên truyền về Chương trình tổng thể cải
cách hành chính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 178/2003/QĐ-TTg ngày
3-9-2003? Theo anh (chị) hình thức, biện pháp tuyên truyền nào là hiệu quả nhất?
I. Mục tiêu
1. Cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân có nhận thức đầy đủ, rõ ràng và thống nhất về Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, cụ thể là:
Thực trạng nền hành chính nhà nước; những thuận lợi, khó khăn trong công cuộc cải cách hành chính.
Mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.
Nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.
Quan điểm, kế hoạch cụ thể và biện pháp tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước.
Nhiệm vụ của các cấp, các ngành và của toàn dân trong việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước.
2. Cán bộ, công chức có thái độ tích cực, động cơ đúng đắn, thực sự tham gia hăng hái vào công cuộc
cải cách hành chính nhà nước và kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức thực sự là những người có vai trò quyết
định đến sự thành công của công cuộc cải cách hành chính.
Khơi dậy ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng, đề cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ
cương hành chính, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
3. Các cấp uỷ đảng, tổ chức chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể cũng như đối với đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức hành chính hành động nhất quán để tạo ra động lực và bước phát triển
mới trong công cuộc cải cách hành chính.
II. Một số hình thức, biện pháp chung tuyên truyền về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước
1. Huy động và sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng như các đài phát thanh, đài truyền hình,
các báo viết ở Trung ương và địa phương, các tạp chí, tập san chuyên ngành trong việc tuyên truyền, phổ
biến về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Củng cố, phát triển, mở rộng đội ngũ làm
công tác tuyên truyền phổ biến cải cách hành chính.
2. Tổ chức biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu, tờ gấp thông tin về cải cách hành chính, thực
hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước phù hợp với từng mục tiêu, yêu cầu, nội dung
tuyên truyền, phổ biến đến từng loại đối tượng.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến và quán triệt nội dung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách
hành chính nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức.
4. Đưa nội dung cải cách hành chính nhà nước, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước một
cách thích hợp vào chương trình giảng dạy chuyên đề hoặc ngoại khoá của hệ thống các trường đại học,
cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
5. Đưa nội dung thông tin về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước một cách thích hợp
vào chương trình họp báo định kỳ của Chính phủ.
Câu 8: Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
trong thời gian tới, theo anh (chị) cần tập trung thực hiện cải cách lĩnh vực nào là quan trọng? Vì
sao?
Trong thời gian tới, Chính phủ tiếp cần tục chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn và nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đơn giản hóa thủ tục
hành chính. Tập trung đồng bộ các nội dung cải cách về thể chế, tổ chức bộ máy, công chức công vụ, tài
chính công và hiện đại hóa hành chính. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ triển khai cải cách hành chính, thực hiện các đề án được nêu trong Kế hoạch Cải cách hành
chính giai đoạn II do Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy hội nhập
kinh tế quốc tế. Từng cơ quan trong cả hệ thống hành chính nhà nước có trách nhiệm rà soát thủ tục
hành chính, các loại giấy phép để tự quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên xem xét sửa đổi, bổ
sung hoặc hủy bỏ. Các thủ tục phải được rà soát, sửa đổi đồng bộ theo hướng đơn giản hóa, tránh chồng
chéo, tạo thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp.
Tiếp tục điều chỉnh chức năng của Chính phủ cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó xác định rõ thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ. Tinh thần chung là giảm bớt các quyết định cụ thể không cần thiết của Thủ tướng Chính phủ; phân
bớt việc thực hiện trách nhiệm của Thủ tướng cho các bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh theo
nguyên tắc nếu bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh có thể tự giải quyết được các loại công việc
này thì phân về cho bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh.Thực hiện phân cấp trung ương - địa
phương theo tinh thần Nghị quyết 08 của Chính phủ. Các bộ, ngành trung ương phải thật sự có trách
nhiệm trong đề xuất với Chính phủ để phân cấp những công việc, những nhiệm vụ mà chính quyền địa
phương có thể tự giải quyết được và kiểm tra chính quyền địa phương trong thực hiện các vấn đề đã
phân cấp. Triển khai chương trình hiện đại hóa nền hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập và các tiêu
chuẩn của nền hành chính khu vực và thế giới. Xây dựng chương trình "Chính phủ điện tử" có bước đi
rõ ràng, thích hợp. Đồng thời với cải cách thủ tục hành chính, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng
công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho cán bộ, công chức; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương
hành chính, tăng cường công tác thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, nhũng nhiễu
của cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước. Phát huy tính chủ động, trách nhiệm và sáng
kiến cải cách của bộ máy hành chính các cấp và của chính đội ngũ cán bộ, công chức để đẩy mạnh cải
cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, chúng ta mới tận dụng được
cơ hội để vượt qua thách thức, đưa đất nước tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Họ và Tên: Tạ Hồng Diện
Giới tính : Nam
Năm sinh : 1979
Nghề nghiệp : Giáo viên
Dân tộc: kinh
Tôn giáo : Không
Đơn Vị : Trường THCS Lê ĐìnhChinh
EaRiêng-M’drăk-Dăk Lăk