Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De thi HSG Van 9 20072008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.85 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
<b> Năm học 2007- 2008</b>


<b> ĐỀ CHÍNH THỨC MƠN THI: NGỮ VĂN</b>


<b> Thời gian: 150 phút (</b><i>không kể thời gian phát đề)</i>


<b>ĐỀ BÀI:</b>
<i><b>Câu 1: (4 điểm)</b></i>


<i>Chép lại khổ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu vắn tắt cảm nhận của em</i>
về khổ thơ trên.


<i><b>Câu 2: (6 điểm)</b></i>


<i>Tưởng tượng em là nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn</i>
Quang Sáng, ghi lại những suy nghĩ của em trong đêm ở nhà bà ngoại trước ngày ba em
lên đường.


<i>(Bài viết dài khoảng nửa trang giấy thi)</i>


<i><b>Câu 3: (10 điểm)</b></i>


Lòng tự trọng của mỗi con người trong cuộc sống.


---Hết---SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI <b>KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9</b>


<b>NĂM HỌC 2007 – 2008</b>


<b> </b>


<b>---ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM</b>



<b>Môn: Ngữ Văn </b>
<b>Câu1 (4 điểm):</b>


<i><b> - Học sinh chép đúng khổ đầu bài thơ Sang thu:</b></i>


<i>Bỗng nhận ra hương ổi</i>
<i>Phả vào trong gió se</i>


<i>Sương chùng chình qua ngõ</i>
<i>Hình như thu đã về</i>


- Nêu vắn tắt cảm nhận:


<i> + Những tín hiệu giao mùa: sự vận động của ngọn gió se (nhẹ, khơ và hơi lạnh), sương</i>


<i>chùng chình (cố ý chậm lại, dùng dằng, lưu luyến), hương ổi tỏa trong không gian, trong</i>


làn gió...


-> Sự cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan


+ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng khi trời đất từ hạ chuyển sang thu ( các
<i>từ “bỗng”, “hình như”...)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

 Chép đúng 4 câu thơ: 1 điểm


 Cảm nhận sâu sắc, diễn đạt tốt: 3 điểm



 Giám khảo cân nhắc mức độ bài làm để định ra điểm 2, điểm 1 cho phần cảm
nhận.


<b>Câu 2 (6 điểm):</b>


<i>- Học sinh sử dụng ngôi kể thứ nhất ( tơi hoặc em). </i>


- Biết hóa thân vào nhân vật để diễn tả lại cảm xúc, suy nghĩ của mình.


- Phần viết gọn, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, hành văn lưu loát, ý
tưởng sâu sắc, sáng rõ, cảm xúc chân thành.


- Gợi ý một số nội dung:


a. Ân hận vì cách đối xử của mình với ba trong những ngày qua
b. Hối tiếc vì khơng cịn thời gian để sửa chữa lỗi lầm


c. Suy nghĩ hoặc tưởng tượng mình sẽ làm như thế nào vào sáng mai, lúc chia tay ba
d. Căm thù giặc vì tại chúng mà cha con phải chia lìa xa cách, vì chúng mà ba phải


bị thương đau đớn, khn mặt ba bị biến dạng đến mức con gái ba cũng khơng
nhận ra


e. Thương má, thấy có lỗi cả với má vì chắc má buồn khi thấy mình đối xử tệ bạc
với ba


<i><b>Học sinh viết theo trí tưởng tượng riêng nên không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các</b></i>
<i><b>ý trên</b></i>


 Điểm 6: Đảm bảo tất cả các yêu cầu (có thể thiếu một trong 2 ý d và e)


 Điểm 4: Diễn đạt tốt, có ý a và 2 đến 3 ý cịn lại


 Điểm 2: Có ý a, diễn đạt tốt hoặc có ý a và 1 đến 2 ý còn lại nhưng diễn đạt còn
mắc lỗi, văn viết chưa sâu.


<b>Câu 3 (10 điểm):</b>
1. Yêu cầu về kĩ năng:


- Xác định đúng kiểu bài: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.


- Bài viết có bố cục rõ ràng, luận điểm chính xác, luận cứ đầy đủ, lập luận chặt chẽ,
lời văn lưu loát, sinh động.


- Biết kết hợp nghị luận với biểu cảm.
2. Yêu cầu về nội dung:


Trình bày được những suy nghĩ về lòng tự trọng của mỗi con người và vai trò của
nó trong cuộc sống. Đại thể, cần đảm bảo các ý cơ bản sau:


a. Mở bài:


<i><b>Giới thiệu về lòng tự trọng của mỗi con người trong cuộc sống.</b></i>
b. Thân bài:


- Giải thích, chứng minh, so sánh đối chiếu… nội dung vấn đề:


+ Tự trọng là tự ý thức được giá trị nhân cách của bản thân mình, từ đó biết trọng
mình. Đó là một đức tính tốt của con người.


+ Tự trọng khác với tự kiêu, tự đắc, tự mãn, tự ái như thế nào? (Không nhất thiết phải


<i>giải thích cụ thể các khái niệm tự kiêu, tự đắc, tự mãn, tự ái mà chỉ cần thấy được đó</i>
<i>là những thói xấu, khác với tự trọng).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Với bản thân (cố gắng học hỏi rèn luyện để khơng thua kém q xa người khác, có
ý thức tự lực tự cường, ý thức tự trau dồi phẩm chất đạo đức…)


+ Với người khác (là người có văn hoá trong ứng xử, trung thực, tự giác, giữ chữ tín,
khơng a dua xu nịnh, trong cơng việc khơng vụ lợi, không làm phiền người khác,
không dựa dẫm ỷ lại, không làm những việc hèn kém, hạ thấp nhân cách như dối trá,
trộm cắp, sử dụng những thủ đoạn làm phương hại đến người khác để đạt mục
đích…)


- Tác dụng của lòng tự trọng:


+ Tạo nên sự tin cậy, bền vững, tốt đẹp trong các mối quan hệ


+ Là yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp nhân cách, biết tự trọng mới mong được người
khác tôn trọng.


<i>Học sinh lấy dẫn chứng thuyết minh cho các luận điểm, chú ý những dẫn chứng</i>
<i>gần gũi trong đời sống học sinh: học tập, thi cử…</i>


c. Kết bài:


- Nhấn mạnh: lòng tự trọng trong cuộc sống luôn nâng cao phẩm giá con người.
- Hãy sống có lịng tự trọng.


3. Chuẩn cho điểm:


- Điểm 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể cịn mắc vài lỗi nhỏ về chính tả hay


dùng từ, viết câu.


- Điểm 8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, nghị luận sâu sắc nhưng biểu cảm
chưa cao, có thể cịn vài sai sót nhỏ về diễn đạt.


- Điểm 6: Thể hiện được kĩ năng nghị luận nhưng kết hợp biểu cảm còn hạn chế,
thiếu một vài ý trong phần nhận định đánh giá vấn đề. Tuy nhiên, bài văn phải có bố
cục hồn chỉnh.


- Điểm 4: Đáp ứng được gần nửa yêu cầu trên, có bố cục rõ ràng, lời văn diễn đạt
được ý.


- Điểm 2: Có đề cập đến vấn đề nhưng nhìn chung bài làm sơ sài, lan man; nhiều lỗi
chính tả và các lỗi diễn đạt khác.


- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp.
* Giám khảo chấm cân nhắc kĩ để cho các điểm còn lại.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×