Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Giao an lop 1 tuan 31 2buoingayCKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.69 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Sáng Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010</b>
<b>Tập đọc</b>


<b>Tiết 35. Bài: Ngưỡng cửa</b>
<b>1. Yêu cầu cần đạt:</b>


<b>-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa,</b>
<b>nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men.</b>


<b>- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ và hết mỗi khổ</b>
<b>thơ.</b>


<b>- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi tập đi những bước đầu</b>
<b>tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.</b>


<b>- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần</b>
<b>ăt, ăc; Thuộc lòng một khổ thơ.</b>


<b>- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa)</b>


<b>- Giáo dục học sinh: yêu q ngơi nhà của mình, nơi có ngưỡng</b>
<b>cửa quen thuộc hằng ngày bước qua.</b>


<b>2. Đồ dùng dạy học:</b>


<b>-* Giáo viên: Sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt. </b>


<b>* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con.</b>
<b>3, Các hoạt động dạy học</b>


<b>a. </b>



<b> Ổn định lớp</b>


<b>b. Kiểm tra bài cũ:</b>


<b>- Hỏi tên bài cũ?(Người bạn tốt)</b>


<b>- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt.</b>
<b>- Bài học khuyên các con điều gì?</b>


<b>- Viết bảng con: ngượng nghịu.</b>
<b>- Nhận xét</b>


<b>c. Bài mới:</b>


<b>- Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên</b>
<b>bài.</b>


<b>- Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếngViệt đọc</b>
<b>thầm.</b>


<b>* Luyện đọc từ khó:</b>


<b>- Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc->: ngưỡng</b>
<b>cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men.</b>


<b>-Giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần khó đọc</b>
<b> -Học sinh phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó -> đọc </b>
<b>tiếng->đọc từ -> Đọc lại tất cả các từ ngữ khó đọc.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>* Luyện đọc câu:</b>


<b>- Xác định thể loại bài ( thơ)</b>
<b>- Bài có mấy dịng thơ? </b>


<b>- Học sinh đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên</b>
<b>theo dõi, hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét.</b>


<b>* Luyện đọc đoạn:</b>


<b>- Bài có mấy khổ thơ ? </b>


<b>- Chia nhóm 3 -> học sinh đọc thầm theo nhóm mỗi em 1 khổ</b>
<b>thơ -> Các nhóm thi đua đọc bài -> nhận xét.</b>


<b>* Luyện đọc bài:</b>


<b>- Giáo viên đọc mẫu lần 2 ->hướng dẫn cách ngắt nhịp, nghỉ</b>
<b>hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.-> học sinh đọc cả bài ( cá</b>
<b>nhân, nhóm, cả lớp).</b>


<b>* Ôn vần : ăt, ăc</b>


<b>- Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và so</b>
<b>sánh vần.</b>


<b>- Học sinh đọc yêu cầu 1/ sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong bài</b>
<b>có vần ăt</b>


<b>- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài tiếng có vần ăt ghép</b>


<b>những tiếng đó </b>


<b>-> học sinh đọc tiếng vừa ghép được -> nhận xét, tuyên</b>
<b>dương, động viên.</b>


<b>- Học sinh đọc yêu cầu 2: Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần</b>
<b>ăt, có vần ăc</b>


<b>+ Quan sát hình vẽ trong sách tiếng Việt-> Thi nói câu theo</b>
<b>yêu cầu.</b>


<b>d. Củng cố- dặn dò </b>
<b>- Hỏi tên bài</b>


<b>- Gọi 1 hoặc 2 em đọc lại bài.</b>


<b>- Thi đọc thuộc 1 khổ thơ bất kì trong bài-> Học sinh đọc, cô</b>
<b>nhận xét, tuyên dương, động viên học sinh.</b>


<b>- Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp.</b>
<b>e. Nhận xét tiết học . </b>


<b>Tiết 36</b>
<b>a.Luyện đọc :</b>


<b>-Luyện đọc dòng thơ, khổ thơ, cả bài kết hợp tìm hiểu bài.</b>
<b>-Học sinh thi đọc câu ->Ngưỡng cửa là nơi nào? “đi men” có </b>
<b>nghĩa là gì?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>+ Khổ thơ 1 cho các con biết gì? Bà và mẹ dắt bé đi men</b>


<b>ngưỡng cửa</b>


<b>+ Khổ thơ 2 cho các con biết gì? Ngưỡng cửa là nơi mọi người</b>
<b>thân của bé đều phải bước qua nó để vào nhà hoặc đi ra ngồi.</b>
<b>+ Khổ thơ 3 cho các con biết gì? Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi</b>
<b>đến trường.</b>


<b>-Luyện đọc cả bài:</b>


<b>- Học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.</b>
<b>- 2 hoặc 3 học sinh đọc diễn cảm cả bài.</b>


<b>- Bài thơ cho con biết điều gì? Ngưỡng cửa là nơi tập đi những</b>
<b>bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.</b>


<b>- Con thích nhất khổ thơ nào trong bài? Con hãy đọc thuộc</b>
<b>lịng khổ thơ đó.</b>


<b>b. Luyện nói:</b>


<b>-Học sinh nêu chủ đề nói: Hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình,</b>
<b>con đi những đâu?</b>


<b>- Quan sát hình vẽ sgk/ 110</b>


<b>- Học sinh thảo luận nhóm-> Đại diện các nhóm trình bày.</b>
<b>+Hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình, tôi đã đi…..?</b>


<b>-Giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên học sinh.</b>



<b>-Giáo viên tổng kết -> giáo dục thái độ, tinh thần học tập ở </b>
<b>lớp.</b>


<b>c. Củng cố, dặn dò </b>


<b>- Hỏi tên bài? Bài học cho con biết gì?</b>


<b>- Chuẩn bị bài Kể cho bé nghe ( đọc và tìm những từ khó đọc, </b>
<b>tìm trong bài tiếng có vần ươc, ươt. Bài có mấy dịng thơ? Bài </b>
<b>thơ cho con biết điều gì? </b>


<b>- Nhận xét tiết học</b>


<b></b>
<b>---Mơn: Toán</b>


<b>Tiết: 121. Bài: Luyện tập</b>
<b>1. Yêu cầu cần đạt: Học sinh</b>


<b>- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (khơng nhớ) trong </b>
<b>phạm vi 100. Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép </b>
<b>trừ.</b>


<b>- Thực hiện nhanh và chính xác các bài tập : 1,2,3, sgk/163</b>
<b>- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.</b>


<b>2. Đồ dùng học tập:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>a. Kiểm tra bài cũ:</b>
<b>- Hỏi tên bài cũ?</b>



<b>- Học sinh làm bảng con: </b>


<b>- Đặt tính rồi tính: 30 + 65</b> <b>95 - 30 </b> <b>95 - 65</b>
<b>- 3 học sinh lên bảng chữa bài</b>


<b>- Nhận xét</b>
<b>b. Bài mới:</b>


<b>- Giới thiệu và ghi tên bài</b>
<b>* Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:</b>


<b>34+42 </b>
<b>42+34</b>


<b>- Học sinh nêu yêu cầu</b>


<b>- Nêu cách đặt tính và cách tính: 34+42; 42 +34 Học nêu, giáo</b>
<b>viên ghi bảng.</b>


<b>- Nhận xét 2 phép tính: Các số giống nhau nhưng vị trí các số</b>
<b>thay đổi, kết quả giống nhau. </b>


<b>- Hai phép tính này nhằm củng cố cho các con kiến thức gì?</b>
<b>(Tính chất của phép cộng) => Nêu tính chất của phép cộng ?</b>
<b>- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện cột tính thứ hai :76 - 42; 76</b>
<b>- 34</b>


<b>- Nhận xét 2 phép tính: Số thứ nhất giống kết quả của phép</b>
<b>tính. Hai số cịn lại giống các số trong phép tính ở cột 1. Khác</b>


<b>nhau : ở đây là phép tính trừ.</b>


<b>- Đây chính là quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Phép tính</b>
<b>trừ là phép tính ngược của phép tính cộng.</b>


<b>- Học sinh làm vào bảng con hai phép tính cịn lại: 52+47 ;</b>
<b>47+52</b>


<b>* Bài tập 2: Viết phép tính thích hợp</b>
<b> </b>+


<b>- Học sinh nêu u cầu-> Thực hiện nhóm đơi.</b>
<b>- Các nhóm trình bày kết quả. Nhận xét </b>


<b>- Bài tập 2 muốn các con nhận biết kiến thức gì?( quan hệ giữa</b>
<b>phép cộng và phép trừ). => Mối quan hệ ấy như thế nào?</b>


<b>* Bài tập 3: < , >, =</b>


<b>30 + 6 … 6 + 30</b> <b>45 + 2 … 3 + 45</b> <b>55 … 54 + 4</b>
<b>- Học sinh nêu yêu cầu-> Đây là dạng tính gì?</b>


<b>+</b> <b>=</b>


<b>+<sub>-</sub></b> <b>=<sub>=</sub></b>


<b>42</b> <b>76</b> <b>34</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>- Nêu cách thực hiện( tính kết quả rồi so sánh kết quả và điền</b>
<b>dấu).</b>



<b>30 + 6 … 6 + 30 => 30+6 = 6+30</b>
<b> 36 36</b>


<b>- Học sinh thực hiện bảng con ->chữa bài-> Nhận xét ->tuyên</b>
<b>dương, động viên.</b>


<b>- Bài tập 3 củng cố kiến thức gì? ( So sánh các số có hai chữ </b>
<b>số)</b>


<b>c. Củng cố, dặn dò:</b>
<b>- Hỏi tên bài. </b>


<b>- Luyện tập củng cố những kiến thức gì?</b>
<b>- Về làm bài 4 trong sách Toán</b>


<b>- Chuẩn bị bài sau: Đồng hồ, thời gian ( quan sát mặt đồng hồ </b>
<b>xem có những gì? Đồng hồ dùng để làm gì? Tập đọc giờ trên </b>
<b>đồng hồ)</b>


<b>- Nhận xét tiết học.</b>


<b></b>
<b>---</b>


<b> Sáng Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010</b>
<b>Chính tả</b>


<b>Tiết: 13 Bài: Ngưỡng cửa</b>
<b>1. Yêu cầu cần đạt:</b>



<b>-Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng khổ</b>
<b>thơ cuối bài “Ngưỡng cửa”: 20 chữ trong khoảng 8 - 10 phút.</b>
<b>-Điền đúng vần : ăt, ăc ; chữ g, gh vào chỗ trống - Bài tập 2,3</b>
<b>(sgk); nhớ quy tắc chính tả : gờ đứng trước e, ê, i.</b>


<b>-Giáo dục: u q ngơi nhà của mình, nơi có ngưỡng cửa quen</b>
<b>thuộc hằng ngày bước qua.</b>


<b>2. Đồ dùng dạy học</b>


<b>- Bảng phụ ghi bài tập, sách giáo khoa.</b>
<b>3. Các hoạt động dạy học:</b>


<b>a. Kiểm tra bài cũ:</b>


<b>- Hỏi tên bài cũ? (Mèo con đi học)</b>


<b>- Kiểm tra việc sửa lỗi và chép lại bài của học sinh ở tiết trước.</b>
<b>-1 học sinh lên bảng làm bài tập : Điền r, d hay gi</b>


<b>Cái …ổ, dạy …ỗ đám …ỗ</b>


<b>- Nhận xét => lỗi viết sai cơ bản ở tiết trước: buồn bực, be</b>
<b>toáng. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>* Hướng dẫn tập chép</b>


<b> - Học sinh quan sát hình vẽ (sgk/109) -> giới thiệu bài. </b>
<b>- Giáo viên đọc bài viết ( khổ thơ cuối)-> 2 học sinh đọc bài.</b>


<b>* Luyện viết từ khó:</b>


<b>-Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc các chữ dễ viết sai trong</b>
<b>bài, lưu ý những âm/ vần dễ viết nhầm lẫn, học sinh đọc âm,</b>
<b>phân tích vần,đọc tiếng, từ.</b>


<b>-Giáo viên lần lượt đọc từng từ cho học sinh viết vào bảng con:</b>
<b>nơi này, buổi, xa tắp.</b>


<b>- Học sinh đọc lại các từ khó viết: nơi này, buổi, xa tắp.</b>
<b>- Giáo viên đọc lại bài viết</b>


<b>* Luyện viết bài:</b>


<b>- Xác định thể loại bài viết -> nêu cách trình bày-> Các chữ</b>
<b>đầu dịng thơ phải viết như thế nào?</b>


<b>- Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết trên bảng và hướng</b>
<b>dẫn học sinh viết</b>


<b> </b> <b>Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010</b>
<b> Chính tả</b>


<b> Ngưỡng cửa</b>
<b> Nơi này đã đưa tôi</b>
<b> Buổi đầu tiên đến lớp</b>
<b> Nay con đường xa tắp</b>
<b> Vẫn đang chờ tôi đi.</b>


<b>- Nhắc tư thế ngồi, cách để vở, rèn chữ viết, giữ vở sạch.</b>


<b>- Học sinh viết từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.</b>
<b>- Khi học sinh viết xong-> đọc lại bài viết.</b>


<b>- Chữa bài -> hướng dẫn học sinh sửa lỗi ( Đổi vở cho bạn sốt</b>
<b>lỗi, dùng thước và bút chì gạch dưới những chữ viết sai) </b>


<b>- Chấm điểm một số vở -> Nhận xét bài viết</b>
<b>* Hướng dẫn làm bài tập </b>


<b>- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 sgk/111: Điền vần : ăt hay ăc?</b>
<b>- Quan sát hình vẽ: Hình vẽ gì? </b>


<b>- Hai học sinh lên bảng điền -> nhận xét</b>


<b>- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3: Điền g hay gh</b>
<b>- Khi nào viết bằng gh?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>- Chấm điểm một số vở -> nhận xét.</b>


<b>- Bài tập 3 củng cố cho chúng ta kiến thức gì? </b>
<b> Ghi nhớ và sử dụng quy tắc chính tả g/gh.</b>


<b>- Khi nào viết chữ gh? ( khi gh đứng trước e, ê. i)</b>
<b>c. Củng cố, dặn dò:</b>


<b>-Hỏi tên bài viết?</b>


<b>-Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài viết.</b>
<b>-Giáo dục</b>



<b>-Về sửa lỗi, viết lại bài ( những bạn được cô yêu cầu viết lại)</b>
<b>-Chuẩn bị bài sau: Kể cho bé nghe ( Đọc bài, tìm những chữ</b>
<b>hay viết sai viết vào bảng, xem bài tập sgk/112)</b>


<b>- Nhận xét tiết học</b>


<b></b>
<b>---Tập viết</b>


<b>Tiết: 29 Tô chữ hoa: Q, R</b>
<b>1. Yêu cầu cần đạt:</b>


<b>-Học sinh tô được các chữ hoa Q, R</b>


<b>- Viết đúng các vần: ăc, ăt, ươt, ươc; các từ ngữ: màu sắc, dìu</b>
<b>dắt, dịng nước, xanh mướt, kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo</b>
<b>vở Tập viết 1, tập hai.</b>


<b>- Học sinh khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết</b>
<b>đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.</b>


<b>2. Đồ dùng dạy học:</b>


<b>- Chữ viết mẫu trên bảng lớp, bộ chữ dạy tập viết</b>
<b>3. Các hoạt động dạy học</b>


<b>a. Kiểm tra bài cũ:</b>


<b>- Hỏi các chữ hoa, từ ngữ viết ở tiết trước.</b>



<b>- Kiểm và chấm điểm một số vở tiết trước các em chưa hoàn </b>
<b>thành.</b>


<b>- Nhận xét</b>
<b>b. Bài mới</b>


<b>- Giới thiệu và ghi tên bài: Tô chữ hoa Q, R</b>
<b>* Luyện viết bảng con:</b>


<b>- Tô chữ Q:</b>


<b>- Cho học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét:</b>
<b>- Chữ Q gồm những nét nào? Độ cao?</b>


<b>-Hướng dẫn quy trình viết </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>- Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát -> viết vào bảng. (giáo</b>
<b>viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa</b>
<b>đúng, chưa đẹp).</b>


<b>- Tô chữ R ( quy trình tương tự như trên)</b>


<b>* Hướng dẫn học sinh viết vần và từ ngữ ứng dụng:</b>


<b>-Quan sát vần ăc, ăt, ươt, ươc và từ ngữ ứng dụng: màu sắc,</b>
<b>dìu dắt, dịng nước, xanh mướt trên bảng lớp-> phân tích vần,</b>
<b>tiếng, từ-> đọc.</b>


<b>- Xác định cỡ chữ, độ cao các con chữ -> Viết bảng con theo</b>
<b>yêu cầu của giáo viên.</b>



<b>-Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em</b>
<b>viết chưa đúng, chưa đẹp.</b>


<b>* Luyện viết vở</b>


<b>- Học sinh mở bài viết, nhắc tư thế ngồi, cách để vở, cách cầm</b>
<b>viết.</b>


<b>-Viết theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên: Giáo viên viết</b>
<b>bảng, học sinh viết vào vở từng chữ, từng dịng theo u cầu</b>
<b>của cơ; tô chữ hoa, viết vần, từ ngữ ứng dụng.</b>


<b>- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em</b>
<b>viết chưa đúng, chưa đẹp.</b>


<b>-Chấm bài -> nhận xét</b>
<b>c. Củng cố, dặn dò:</b>


<b>- Hỏi các chữ hoa mới học, vần và từ ngữ vừa viết trong bài.</b>
<b>-Về tập viết các chữ hoa nhiều lần cho đẹp (Những em viết</b>
<b>chưa xong chiều viết tiếp).</b>


<b>- Chuẩn bị bài sau: S, T. (quan sát và tìm những nét cấu tạo, cỡ</b>
<b>chữ, độ cao…, tập viết vào bảng con).</b>


<b>- Nhận xét tiết học.</b>


<b></b>
<b>---Chiều: Mơn: Tốn</b>



<b>Tiết: 122: Luyện tập</b>
<b>1. Yêu cầu cần đạt: Học sinh</b>


<b>- Làm quen với mặt đồng hồ.</b>


<b>- Biết xem giờ, có biểu tượng về thời gian.</b>
<b>- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.</b>
<b>2. Đồ dùng học tập:</b>


<b>-Mặt đồng hồ</b>


<b>3. Các hoạt động dạy học</b>
<b>a. Kiểm tra bài cũ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>- Học sinh làm bảng con: </b>


<b>- Đặt tính rồi tính: 23 + 30 = 53 - 23 = </b> <b>53 - 30 =</b>
<b>- 3 học sinh lên bảng chữa bài</b>


<b>- Nhận xét</b>
<b>b. Bài mới:</b>


<b>- Giới thiệu và ghi tên bài</b>
<b>* Làm quen với mặt đồng hồ</b>


<b>- Quan sát 3 mặt đồng hồ -> Mặt đồng hồ có hình gì? Trên mặt </b>
<b>đồng hồ có những gì?</b>


<b>- Học sinh thảo luận nhóm đơi</b>


<b>- Các nhóm trình bày -> Nhận xét</b>


<b>+ Mặt đồng hồ có hình trịn, hình vng hoặc hình chữ nhật.</b>
<b>+ Trên mặt đồng hồ có kim dài, kim ngắn, các số từ 1 đến 12</b>
<b>+ Các kim có thể xoay quanh mặt đồng hồ.</b>


<b>+ Người ta dùng đồng hồ để làm gì? ( xem giờ/biết giờ)</b>
<b>- Các nhóm nhận xét, bổ sung</b>


<b>- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và chốt lại:</b>


<b>Mặt đồng hồ có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng tất cả</b>
<b>đều có một đặc diểm chung là có kim ngắn, kim dài và các số</b>
<b>từ 1 đến 12.</b>


<b>Đồng hồ dùng để biết giờ => Giờ là đơn vị đo thời gian</b>
<b>- Gọi vài học sinh nhắc lại.</b>


<b>* Xem giờ :</b>


<b>- Học sinh quan sát hình sgk/164</b>


<b>- Học sinh đọc giờ theo kim chỉ trên mặt đồng hồ. ( 5 giờ/ 6</b>
<b>giờ/ 7 giờ)</b>


<b>- Lúc 5 giờ em bé đang làm gì? ( ngủ)</b>


<b>- Lúc 6 giờ em bé đang làm gì? ( dậy tập thể dục)</b>
<b>- Lúc 7 giờ em bé đang làm gì? ( đi học)</b>



<b>* Liên hệ thực tế:</b>


<b>-Con thức dậy mấy giờ?-Con tập thể dục lúc mấy giờ?</b>
<b>-Con ăn sáng lúc mấy giờ?-Con đi học lúc mấy giờ?</b>


<b>- Để đến trường không bị trễ, con phải thức dậy lúc mấy giờ?</b>
<b>=> Biết xem đồng hồ, ta sẽ sắp xếp thời gian hợp lí để đi học</b>
<b>đúng giờ.</b>


<b>* Hướng dẫn cách xem giờ đúng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b> </b>


<b> 1 giờ ---- giờ ---- giờ --- giờ</b>
<b>- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy mặt đồng hồ. Làm theo u cầu </b>
<b>của cơ:</b>


<b>-Cơ nói giờ, học sinh chỉnh kim đồng hồ đúng theo giờ giáo viên yêu</b>
<b>cầu. -> Quan sát, nhận xét.</b>


<b>- Mở sách toán trang 164 : Viết giờ thích hợp dưới các mặt đồng hồ.</b>
<b>- Đọc giờ ghi được-> học sinh nhận xét-> giáo viên nhận xét, tuyên </b>
<b>dương, động viên.</b>


<b>c. Củng cố, dặn dò:</b>
<b>- Hỏi tên bài. </b>


<b>- Đơn vị đo thời gian là gì? ( giờ)</b>
<b>- Biết xem đồng hồ có lợi gì?</b>



<b>- Chuẩn bị bài sau: Thực hành ( xem các bài tập 1,2,3,4 trang </b>
<b>165 và 166bài tập yêu cầu gì? Con có cách làm như thế nào?)</b>
<b>- Nhận xét tiết học.</b>


<b></b>
<i><b>---Bồi dưỡng Tập đọc </b></i>


<i><b> Ngưỡng cửa</b></i>
<i><b>A. Luyện đọc thành tiếng</b></i>


<i><b>- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài.</b></i>


<i><b>B. Đọc hiểu: </b><b>- Đọc thầm bài : Ngưỡng cửa</b></i>
<i><b>1. Viết tiếng trong bài có vần ăt: …..</b></i>


<i><b>2. Viết tiếng ngồi bài:</b></i>
<i><b>- Có vần ăt: ……..</b></i>


<i><b>- Có vần ăc:…….</b></i>


<i><b>3. Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa? ( Chọn ý đúng)</b></i>
<i><b>a. Bà b. Bố c. Bạn bè</b></i>


<i><b>4. Nối từ ngữ thích hợp ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B</b></i>


<b> A B</b>
<b>2</b>
<b>3</b>
<b>4</b>
<b>5</b>


<b>6</b>
<b>7</b>
<b>8</b>
<b>11</b> <b>1</b>
<b>2</b>
<b>5</b>
<b>6</b>
<b>7</b>
<b>8</b>
<b>9</b>
<b>10</b>


<b>11</b> <b>12</b> <b>1</b>


<b>4</b>
<b>3</b>
<b>4</b>
<b>5</b>
<b>6</b>
<b>7</b>
<b>8</b>
<b>9</b>
<b>10</b>
<b>11</b>
<b>9</b>
<b>10</b>
<b>9</b>
<b>12</b>
<b>1</b>
<b>2</b>


<b>3</b>
<b>4</b>
<b>5</b>
<b>6</b>
<b>11</b>
<b>10</b>
<b>12</b>
<b>8</b>
<b>7</b>
<b>12</b>
<b>1</b>
<b>2</b>
<b>3</b>


<i><b>đi đến lớp học</b></i>
<i><b>Bạn nhỏ qua ngưỡng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>Chính tả (nghe đọc) </b></i>


<i><b>Buổi sáng nhà em</b></i>


<i><b>Ơng trời nổi lửa đằng đơng</b></i>


<i><b>Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay</b></i>
<i><b>Bố em xách điếu đi cày</b></i>


<i><b>Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau ( gàu)</b></i>
<i><b>Cậu mèo đã dậy từ lâu</b></i>


<i><b>Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.</b></i>


<i><b> Trần Đăng Khoa</b></i>


<b></b>
<b>---</b>


<b>---Sáng Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010</b>
<b>Tập đọc</b>


<b>Tiết 37. Bài: Kể cho bé nghe</b>
<b>1. Yêu cầu cần đạt:</b>


<b>-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ:</b> <b>ầm ĩ, chó vện,</b>
<b>chăng dây, ăn no, quay trịn, nấu cơm.</b>


<b>- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.</b>


<b>- Hiểu nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ</b>
<b>vật trong nhà, ngoài đồng.</b>


<b>- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần</b>
<b>ươc, ươt; học thuộc lòng bài thơ.</b>


<b>- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa)</b>
<b>2. Đồ dùng dạy học:</b>


<b>* Giáo viên: Sách giáo khoa. Hình ảnh minh họa các con vật,</b>
<b>đồ vật.</b>


<b>* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con.</b>
<b>3, Các hoạt động dạy học</b>



<b>a. </b>


<b> Ổn định lớp</b>


<b>b. Kiểm tra bài cũ:</b>


<b>- Hỏi tên bài cũ?(Ngưởng cửa)</b>


<b>- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt.</b>
<b>- Bài học khuyên các con điều gì?</b>


<b>- Viết bảng con: quen, dắt, đi men.</b>
<b>- Nhận xét</b>


<b>c. Bài mới:</b>


<b>- Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên</b>
<b>bài.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>- Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếng Việt đọc</b>
<b>thầm.</b>


<b>* Luyện đọc từ khó:</b>


<b>-Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc-> ầm ĩ, chó</b>
<b>vện, chăng dây, ăn no, quay trịn, nấu cơm.</b>


<b>-Giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần khó đọc</b>
<b>-> học sinh phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó -> đọc </b>


<b>tiếng->đọc từ.</b>


<b>- Đọc lại tất cả các từ ngữ khó đọc.</b>
<b>- Giảng từ : ầm ĩ, có vện, trâu sắt.</b>
<b>* Luyện đọc câu:</b>


<b>- Bài có mấy câu? </b>


<b>- Học sinh đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên</b>
<b>theo dõi, hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét.</b>


<b>* Luyện đọc khổ thơ:</b>


<b>- - Chia nhóm 2 -> học sinh đọc thầm theo nhóm mỗi em 2 câu</b>
<b>trọn vẹn 1 ý -> Các nhóm thi đua đọc bài -> nhận xét.</b>


<b>* Luyện đọc bài:</b>


<b>- Giáo viên đọc mẫu lần 2 ->hướng dẫn cách nghỉ hơi sau mỗi</b>
<b>dòng thơ, khổ thơ-> học sinh đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả</b>
<b>lớp). </b>


<b>* Ơn vần : ươc, ươt</b>


<b>- Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và so</b>
<b>sánh vần.</b>


<b>- Học sinh đọc yêu cầu 1/ sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong bài</b>
<b>có vần ươc </b>



<b>- Giáo viên u cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có vần</b>
<b>ươc ghép những tiếng đó -> học sinh đọc tiếng vừa ghép được</b>
<b>-> nhận xét, tuyên dương, động viên.</b>


<b>- Học sinh đọc u cầu 2: Tìm tiếng ngồi bài có vần ươc, có</b>
<b>vần ươt</b>


<b>- Yêu vầu học sinh viết vào bảng tiếng tìm được -> đọc ->nhận</b>
<b>xét,…</b>


<b>- Học sinh đọc yêu cầu 3: Nói câu chứa tiếng có vần ươc hoặc</b>
<b>ươt.</b>


<b>+ Quan sát hình vẽ trong sách tiếng Việt-> đọc câu mẫu -></b>
<b>- Thi nói câu theo yêu cầu 3.</b>


<b>d. Củng cố- dặn dò </b>
<b>- Hỏi tên bài</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>- Thi đọc thuộc bài thơ</b>


<b>- Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp</b>
<b>e. Nhận xét tiết học . </b>


<b>Tiết 38</b>
<b>a.Luyện đọc :</b>


<b>-Luyện đọc dòng thơ, khổ thơ, cả bài, kết hợp tìm hiểu bài.</b>
<b>-Học sinh thi đọc câu -> Con trâu sắt trong bài là gì? </b>



<b>-Thi đọc thuộc bài thơ -> Hỏi đáp theo bài thơ:</b>
<b>+ 1 em hỏi -> 1 em trả lời.</b>


<b>+ Con gì hay nói ầm ĩ?</b>
<b>+ Con vịt bầu </b>


<b>+ Con gì hay hỏi đâu đâu?</b>
<b>+ Con chó vện …</b>


<b>-Luyện đọc cả bài:</b>
<b>b. Luyện nói:</b>


<b>-Học sinh nêu chủ đề nói: Hỏi đáp về những con vật em biết</b>
<b>- Quan sát tranh</b>


<b>- Học sinh thảo luận nhóm-> các nhóm hỏi- đáp :</b>


<b>+ Sáng sớm con gì gáy ị…ó…o gọi người thức dậy? ->Con gà </b>
<b>trống</b>


<b>+ Con gì là chúa rừng xanh?-> Con cọp</b>
<b>+ Con gì bắt chuột? -> Con mèo…</b>


<b>-Giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên học sinh.</b>
<b>-Giáo viên tổng kết -> Giáo dục </b>


<b>c. Củng cố, dặn dò </b>
<b>- Hỏi tên bài </b>


<b>- Về đọc lại bài. </b>



<b>- Chuẩn bị bài sau: Hai chị em ( đọc và tìm những từ khó đọc, </b>
<b>tìm trong bài tiếng có vần et, oet. Bài có mấy câu? Mấy đoạn?</b>
<b>Mỗi đoạn nói lên điều gì? </b>


<b>- Nhận xét tiết học</b>


<b></b>
<b>---</b>


<b> Sáng Thứ năm ngày 15 tháng 4 năm 2010</b>
<b>Chính tả</b>


<b>Tiết: 14 Bài: Kể cho bé nghe</b>
<b>1. Yêu cầu cần đạt:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>-Điền đúng vần ươc, ươt; chữ ng, ngh vào chỗ trống. </b>
<b>- Bài tập 2, 3 sgk</b>


<b>2. Đồ dùng dạy học</b>


<b>- Bảng phụ ghi bài tập 2,3 (sgk)</b>
<b>3. Các hoạt động dạy học:</b>


<b>a. Kiểm tra bài cũ:</b>


<b>- Hỏi tên bài cũ? (Ngưỡng cửa).</b>


<b>- Kiểm tra việc sửa lỗi và chép lại bài của học sinh ở tiết trước.</b>
<b>-1 học sinh lên bảng làm bài tập 3/111</b>



<b>- Nhận xét => lỗi viết sai cơ bản ở tiết trước: ………… </b>
<b>- Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con-> Nhận xét </b>
<b>b. Bài mới</b>


<b>* Hướng dẫn tập chép</b>


<b>- Học sinh quan sát hình vẽ -> giới thiệu bài</b>


<b>- Giáo viên đọc bài viết ( 8 dòng thơ đầu)-> 2 học sinh đọc bài</b>
<b>* Luyện viết từ khó:</b>


<b>- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc các chữ dễ viết sai trong</b>
<b>bài, lưu ý những âm/ vần dễ viết nhầm lẫn, học sinh đọc âm,</b>
<b>phân tích vần,đọc tiếng, từ.</b>


<b>- Giáo viên lần lượt đọc từng từ cho học sinh viết vào bảng</b>
<b>con: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, con nhện.</b>


<b>- Học sinh đọc lại các từ khó viết: ầm ĩ, chó vện, chăng dây,</b>
<b>con nhện.</b>


<b>- Giáo viên đọc lại bài viết</b>
<b>* Luyện viết bài:</b>


<b>- Xác định thể loại bài viết -> nêu cách trình bày-> Các chữ</b>
<b>đầu dịng thơ phải viết như thế nào?</b>


<b>- Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết trên bảng và hướng</b>
<b>dẫn học sinh viết.</b>



<b>- Nhắc tư thế ngồi, cách để vở, rèn chữ viết, giữ vở sạch.</b>
<b>-Học sinh viết từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.</b>
<b>- Khi học sinh viết xong-> đọc lại bài viết.</b>


<b>- Chữa bài -> hướng dẫn học sinh sửa lỗi ( Đổi vở cho bạn sốt</b>
<b>lỗi, dùng thước và bút chì gạch dưới những chữ viết sai) </b>


<b>- Chấm điểm một số vở -> Nhận xét bài viết</b>
<b>* Hướng dẫn làm bài tập </b>


<b>- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2: Điền chữ : ươc hay ươt?</b>
<b>Mái tóc rất m……; Dùng th…… đo vải</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>- Điền vần thích hợp vào chỗ trống.-> Học sinh làm vào vở -> </b>
<b>chấm điểm -> chữa bài -> nhận xét.</b>


<b>c. Củng cố, dặn dò:</b>
<b>-Hỏi tên bài viết?</b>


<b>-Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài viết.</b>


<b>-Treo bảng phụ bài tập 3 -> Học sinh đọc yêu cầu bài.</b>
<b>3. Điền chữ ng hoặc ngh?</b>


<b>…ày mới đi học, Cao Bá Quát viết chữ xấu như gà bới. Sau</b>
<b>nhờ kiên trì luyện tập …. ày đêm quên cả …ỉ ngơi, ông đã trở</b>
<b>thành …ười nổi tiếng viết chữ đẹp. </b>


<b>- Nhắc lại quy tắc chính tả ( ng) -> học sinh lên bảng điền -></b>


<b>Học sinh nhận xét -> giáo viên nhận xét.</b>


<b>- Bài tập 3 nhằm ơn lại cho các con kiến thức gì? ( quy tắc</b>
<b>chính tả ngh) </b>


<b>- Khi nào viết bằng ngh? ( ngh- đứng trước e, ê, i).</b>


<b>-Về sửa lỗi, viết lại bài ( những bạn được cô yêu cầu viết lại)</b>
<b>-Chuẩn bị bài sau: Hồ Gươm ( Đọc bài, tìm những chữ hay viết</b>
<b>sai viết vào bảng, xem lại quy tắc chính tả c / k).</b>


<b>- Nhận xét tiết học</b>


<i><b></b></i>
<b>---Kể chuyện</b>


<i><b>Tiết:6 Bài</b></i><b>: Dê con nghe lời mẹ</b>
<b>1. Yêu cầu cần đạt:</b>


<b>- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý</b>
<b>dưới tranh.</b>


<b>- Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã</b>
<b>khơng mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi.</b>


<b>- Học sinh giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.</b>
<b>2. Đồ dùng dạy-học:</b>


<b>- Tranh minh họa</b>



<b>3. Các hoạt động dạy học: </b>
<b>a.</b> <b>Bài cũ:</b>


<b>- Hỏi tên bài cũ? ( Sói và Sóc)</b>


<b>- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện.</b>
<b>- Câu chuyện cho em biết điều gì?</b>
<b>- Nhận xét</b>


<b>b. Bài mới:</b>
<b>- Giới thiệu bài</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>+ Tranh 1 vẽ gì? </b>


<b>+ Trước khi đi, Dê mẹ dặn con thế nào?; Dê mẹ hát như thế</b>
<b>nào?</b>


<b>+ Chuyện gì đã xảy ra sau đó? ( Sói nghe thấy Dê mẹ hát)</b>


<b>+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh kể lại nội dung tranh 1-> Học</b>
<b>sinh nhận xét.</b>


<b>+ Tranh 2 :</b>


<b>+ Sói đang làm gì? </b>


<b>+ Giọng hát của nó như thế nào?</b>
<b>+ Bầy Dê đã làm gì?</b>


<b>+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh kể lại nội dung tranh 2-> Học</b>


<b>sinh nhận xét.</b>


<b>+ Tranh 3 :</b>


<b>+ Vì sao Sói lại tiu nghỉu bỏ đi? </b>


<b>+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh kể lại nội dung tranh 3-> Học</b>
<b>sinh nhận xét.</b>


<b>+ Tranh 4 :</b>


<b>+ Khi Dê mẹ về, Dê con làm gì? </b>
<b>+ Dê mẹ khen các con như thế nào?</b>


<b>+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh kể lại nội dung tranh 4-> Học</b>
<b>sinh nhận xét.</b>


<b>* Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện</b>
<b>- Giáo viên gọi 2 học sinh kể lại cả câu chuyện</b>


<b>- Cho học sinh kể theo vai ( người dẫn chuyện, Dê mẹ, Dê con</b>
<b>và Sói) -> Nhóm 4-> Các nhóm kể, học sinh nhận xét, giáo</b>
<b>viên nhận xét-> hướng dẫn kĩ thuật kể.</b>


<b>* Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:</b>


<b>- Các con có biết vì sao Dê con khơng mắc mưu Sói khơng?( Vì</b>
<b>Dê con biết nghe lời mẹ)</b>


<b>- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? ( Phải biết vâng lời</b>


<b>người lớn).</b>


<b>- Giáo viên tổng kết chuyện. </b>
<b>c. Củng cố, dặn dò:</b>


<b>- Hỏi tên bài?- Truyện kể có những nhân vật nào?</b>
<b>- Câu chuyện khuyên các con điều gì? Giáo dục</b>
<b>- Về kể lại cho cả nhà nghe.</b>


<b>- Chuẩn bị bài sau: Con rồng cháu tiên.</b>


<b></b>


<i><b>---Chiều: </b><b>Chính tả ( bồi dưỡng)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b>Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu</b></i>
<i><b>Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng</b></i>


<i><b>Thân dừa bạc phếch tháng năm</b></i>
<i><b>Quả dừa-đàn lợn con nằm trên cao</b></i>


<i><b>Đêm hè hoa nở cùng sao</b></i>


<i><b>Tàu dừa-chiếc lược chải vào mây xanh</b></i>
<i><b> Trần Đăng Khoa</b></i>


<b></b>
<b>---Mơn: Tốn</b>


<b>Tiết: 123: Thực hành </b>


<b>1. Yêu cầu cần đạt: Học sinh</b>


<b>- Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong </b>
<b>ngày.</b>


<b>- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.</b>
<b>2. Đồ dùng học tập:</b>


<b>-Bộ đồ dùng học tốn, mặt đồng hồ, hình vẽ các mặt đồng hồ </b>
<b>bài tập 1,2/165 và phiếu bài tập 3, 4 /166</b>


<b>3. Các hoạt động dạy học</b>
<b>a. Kiểm tra bài cũ:</b>


<b>- Hỏi tên bài cũ? ( đồng hồ, thời gian)</b>


<b>- Mặt đồng hồ có những gì? Kim ngắn chỉ gì? Kim dài chỉ gì?</b>
<b>- Đơn vị đo thời gian gọi là gì?</b>


<b>- Biết xem giờ có lợi ích gì?</b>
<b>- Nhận xét</b>


<b>b. Bài mới:</b>


<b>- Giới thiệu và ghi tên bài</b>
<b>* Bài tập 1: Viết (theo mẫu)</b>


<b>- Học sinh quan sát các mặt đồng hồ -> đọc giờ -> viết giờ </b>
<b>đúng dưới các mặt đồng hồ. => Học sinh làm vào sgk/165</b>



<b> 3 giờ ---- giờ ---- giờ --- giờ --- giờ</b>
<b>* Bài tập 2: Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng( theo </b>
<b>mẫu)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>- Giáo viên hướng dẫn cách làm : 1 giờ kim ngắn chỉ số 1, kim</b>
<b>dài chỉ số 12.</b>


<b>- 2 giờ thì kim ngắn chỉ số mấy? ( số 2) => vẽ kim ngắn chỉ vào</b>
<b>số 2 </b>


<b>- Học sinh làm vào sgk/165</b>


<b>* Bài tập 3: Nối tranh với đồng hồ thích hợp</b>


<b>- Học sinh đọc yêu cầu -> Thảo luận nhóm đơi -> Các nhóm tự </b>
<b>làm vào phiếu bài tập -> Đại diện các nhóm trình bày.</b>


<b> -> Học sinh nhận xét -> giáo viên nhận xét.</b>
<b>* Bài tập 4: Học sinh đọc bài toán</b>


<b>- Từ thành phố về quê đi xe mô-tô mất khoảng 3 giờ đồng hồ.</b>
<b>Em hãy vễ kim ngắn vào đồng hồ từ thứ nhất và vẽ kim ngắn</b>
<b>vào đồng hồ thứ hai giờ bạn An sẽ về tới nhà. Học sinh làm</b>
<b>vào phiếu ( cá nhân)</b>


<b>- Giáo viên gọi học sinh trình bày và giải thích bài làm của</b>
<b>mình</b>


<b> </b>



<b> </b>


<b>2</b>
<b>3</b>
<b>4</b>
<b>5</b>
<b>6</b>
<b>7</b>
<b>8</b>


<b>11</b> <b>1</b>
<b>10</b>


<b>12</b>


<b>2</b>
<b>3</b>
<b>4</b>
<b>5</b>
<b>6</b>
<b>7</b>
<b>8</b>


<b>11</b> <b>1</b>
<b>10</b>


<b>12</b>
<b>9</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b> </b>



<b>c. Củng cố, dặn dò: </b>
<b>- Hỏi tên bài. </b>


<b>- Về chuẩn bị bài sau: Luyện tập ( Các bài tập thuộc dạng nào?</b>
<b>Con sử dụng mặt đồng hồ quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ</b>
<b>các giờ đúng ở bài tập 2/167)</b>


<b>- Nhận xét tiết học.</b>


<b></b>
<b>---</b>


<b>---Sáng Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010</b>
<b>Tập đọc</b>


<b>Tiết 39. Bài: Hai chị em</b>
<b>1. Yêu cầu cần đạt:</b>


<b>-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vui vẻ, một</b>
<b>lát, hét lên, dây cót, buồn.</b>


<b>- Bước đầu biết nghỉ hơi chỗ có dấu câu.</b>


<b>- Hiểu nội dung bài: Cậu em khơng cho chị chơi đồ chơi của</b>
<b>mình và cảm thấy buồn chán vì khơng có người cùng chơi..</b>


<b>- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần</b>
<b>et, oet</b>



<b>- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa)</b>
<b>2. Đồ dùng dạy học:</b>


<b>* Giáo viên: Sách giáo khoa.</b>


<b>* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con</b>
<b>3, Các hoạt động dạy học</b>


<b>a. ổn định lớp</b>


<b>b. Kiểm tra bài cũ:</b>


<b>- Hỏi tên bài cũ?(Kể cho bé nghe)</b>


<b>- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt.</b>
<b>- Bài học cho các con biết điều gì?</b>


<b>- Viết bảng con: chó vện, trâu sắt.</b>
<b>- Nhận xét</b>


<b>c. Bài mới:</b>


<b>- Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên</b>
<b>bài.</b>


<b>- Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếng Việt đọc</b>
<b>thầm.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>- Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc->: vui vẻ, một</b>
<b>lát, hét lên, dây cót, buồn.</b>



<b> -Giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần khó đọc</b>
<b>-> học sinh phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó -> đọc </b>
<b>tiếng->đọc từ -> Đọc lại tất cả các từ ngữ khó đọc.</b>


<b>- Giảng từ : hét lên.</b>
<b>* Luyện đọc câu:</b>
<b>- Bài có mấy câu? </b>


<b>- Học sinh đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên</b>
<b>theo dõi, hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét.</b>


<b>+ Giáo viên đọc mẫu thể hiện thái độ khó chịu của cậu em và</b>
<b>hướng dẫn học sinh đọc:</b>


<i><b>- Chị đừng động vào con gấu bông của em.</b></i>
<i><b> - Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy.</b></i>


<b>* Luyện đọc đoạn:</b>


<b>- Chia nhóm 2-> học sinh đọc thầm theo vai: người dẫn</b>
<b>chuyện, cậu em.</b>


<b>- Các nhóm thi đọc bài.</b>
<b>* Luyện đọc bài:</b>


<b>- Giáo viên đọc mẫu lần 2 ->hướng dẫn cách ngắt câu, nghỉ hơi</b>
<b>khi hết đoạn, giọng của người dẫn chuyện, cậu em -> học sinh</b>
<b>đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp).</b>



<b>* Ôn vần : et, oet</b>


<b>- Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và so</b>
<b>sánh vần et, oet</b>


<b>- Học sinh đọc yêu cầu 1/ sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong bài</b>
<b>có vần et </b>


<b>- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có vần</b>
<b>et ghép tiếng đó </b>


<b>-> học sinh đọc tiếng vừa ghép được -> nhận xét, tuyên</b>
<b>dương, động viên.</b>


<b>- Học sinh đọc yêu cầu 2: Tìm tiếng ngồi bài có vần</b> <b>et hoặc</b>
<b>oet</b>


<b>- Học sinh tìm và viết tiếng/ từ tìm được vào bảng con</b>
<b>- Học sinh đọc yêu cầu 2: Điền vần et hoạc vần oet </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>



<b>Ngày tết, ở miền Nam, Chim gõ kiến kh…… thân cây</b>
<b> nhà nào cũng có bánh t….. tìm tổ kiến. </b>


<b>- 2 học sinh lên bảng điền -> nhận xét, tuyên dương.</b>
<b>d. Củng cố- dặn dò </b>


<b>- Hỏi tên bài</b>



<b>- Gọi 1 hoặc 2 em đọc lại bài.</b>


<b>- Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp</b>
<b>e. Nhận xét tiết học . </b>


<b>Tiết 40</b>
<b>a.Luyện đọc :</b>


<b>-Luyện đọc câu, bài kết hợp tìm hiểu bài.</b>


<b>-Học sinh thi đọc câu -> hét lên là như thế nào?</b>
<b>-Luyện đọc cả bài:</b>


<b>- Học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.</b>


<b>+ Cậu em đã làm gì khi chị đụng vào con gấu bơng?</b>
<b>+ Cậu em đã làm gì khi chị lên dây cót chiếc ơ-tơ nhỏ?</b>


<b>+ Vì sao cậu em lại cảm thấy buồn khi ngồi chơi một mình?( vì </b>
<b>khơng có ai cùng chơi với cậu).</b>


<b>- 2 hoặc 3 học sinh đọc diễn cảm cả bài. Bài học nhắc các con </b>
<b>điều gì?</b>


<b> (Muốn có bạn cùng chơi, chúng ta khơng nên ích kỉ).</b>
<b>b. Luyện nói:</b>


<b>-Học sinh nêu chủ đề nói: Em thường chơi với anh, chị những </b>
<b>trị chơi gì?</b>



<b>- Học sinh thảo luận nhóm 4 -> Các nhóm thi nhau kể, 1 người </b>
<b>hỏi, 1 người kể:</b>


<b>- Hơm qua bạn chơi trị chơi gì với anh ( chị, em) của bạn?</b>
<b>- Hôm qua tớ chơi …. với anh ( chị, em) của tớ.</b>


<b>-Giáo viên nhận xét, cho điểm, tuyên dương, động viên học </b>
<b>sinh.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>- Chuẩn bị bài: Hồ Gươm ( đọc bài, tìm tiếng có vần ươm, ươp.</b>
<b>Tìm câu có chứa tiếng có vần ươm, ươp; trả lời các câu hỏi</b>
<b>trong bài).</b>


<b>Nhận xét tiết học</b>


<b></b>
<b>---Mơn: Tốn</b>


<b>Tiết: 124. Bài: Luyện tập</b>
<b>1. Yêu cầu cần đạt : </b>


<b>-Học sinh biết xem giờ đúng.</b>


<b>-Xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ.</b>
<b>-Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.</b>
<b>-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.</b>


<b>2. Đồ dùng dạy học:</b>
<b>- Mặt đồng hồ</b>



<b>3. Các hoạt động dạy học : </b>
<b>a. Ổn định: Hát</b>


<b>b. Kiểm tra bài cũ:</b>
<b>- Hỏi tên bài cũ.</b>


<b>- Thực hành củng cố kiến thức gì?</b>
<b>- Nhận xét</b>


<b>c. Bài mới:</b>


<b>- Giới thiệu bài -> học sinh nhắc tên bài -> Giáo viên ghi tên</b>
<b>bài;</b>


<b> * Bài tập 1: Nối đồng hồ với kim chỉ giờ đúng</b>


<b>-Học sinh nêu yêu cầu bài tập -> học sinh thảo luận nhóm đơi.</b>
<b>- Thực hiện tính trên bảng lớp-> Học sinh quan sát, nhận xét.</b>
<b>Bài tập 2: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:</b>


<b>11 giờ;</b> <b>5 giờ;</b> <b>3 giờ;</b> <b>6 giờ</b>
<b>7 giờ;</b> <b>8 giờ;</b> <b>10 giờ;</b> <b>12 giờ</b>
<b>-Học sinh nêu yêu cầu bài tập</b>


<b>- Gọi 3 học sinh lên bảng làm -> số còn lại làm dưới lớp -></b>
<b>chữa bài, nhận xét. </b>


<b>- Bài tập 1 và 2 củng cố kiến thức gì? ( Xem giờ đúng)</b>
<b>Bài tập 3: Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp</b>



<b>-Học sinh nêu yêu cầu bài tập </b>


<b>- Học sinh làm trong sách toán/167</b>
<b>- Nêu kết quả-> Nhận xét</b>


<b>- Bài tập 3 cho con biết điều gì? ( các thời điểm trong sinh</b>
<b>hoạt hằng ngày).</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>- Hỏi tên bài.</b>


<b>- Bài tập 1 và 2 củng cố kiến thức gì? </b>
<b>- Bài tập 3 cho con biết điều gì?</b>


<b>- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung ( xem trước các bài tập </b>
<b>trong sách Toán/168. Các phép tính ở dạng nào? Con sẽ thực </b>
<b>hiện như thế nào?).</b>


<b>- Nhận xét tiết học</b>


<b></b>
<b>---Sinh hoạt cuối tuần</b>


<b>- Học sinh hát</b>


<b>- Các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ:</b>
<b>- Vắng :</b>


<b>- Trễ:</b>


<b>- Trực nhật - vệ sinh:</b>


<b>- ôn bài đầu giờ:</b>


<b>- Chuẩn bị bài:</b>


<b>- Sinh hoạt đầu giờ:</b>
<b>- Sinh hoạt ngoài giờ:</b>
<b>- Xếp hàng:</b>


<b>+ Ra, vào lớp: </b>
<b>+ Tập thể dục:</b>
<b>- Tự quản:</b>


<b>- Thái độ học tập:</b>
<b>- Giữ gìn sách vở:</b>


<b>- Số hoa điểm 10 đạt được trong tuần:</b>


<b>- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình học tập của lớp:</b>


<b>- Giáo viên nhận xét, đưa ra phương hướng hoạt động tuần tới</b>
<b>+ Tiếp tục thực hiện chủ điểm 6</b>


<b>+Tiếp tục rèn chữ, giữ vở.</b>


<b>+ Tổ chức trò chơi dân gian : ơ ăn quan</b>


<b>+Tiếp tục thực hiện phịng trào “ trường học thân thiện, học </b>
<b>sinh tích cực”. </b>


<b></b>



<i><b>---Chiều : Tập đọc ( Bồi dưỡng)</b></i>


<i><b> Hai chị em</b></i>
<i><b>A. Luyện đọc thành tiếng</b></i>


<i><b>- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài.</b></i>


<i><b>B. Đọc hiểu:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i><b>- Có vần et: …</b></i>


<i><b>2. Viết tiếng ngồi bài:</b></i>


<i><b>- Có vần et: ……..</b></i>
<i><b>- Có vần oet:…….</b></i>


<i><b>3. Điền vần et hay oet:</b></i>


<i><b>Ngày tết, ở miền Nam, nhà nào cũng có bánh t….. </b></i>
<i><b>Chim gõ kiến kh…… thân cây tìm tổ kiến.</b></i>


<i><b>4. Khi chị đụng vào con gấu bông, cậu em đã: ( Chọn ý đúng)</b></i>


<i><b>a. nói: Em và chị cùng chơi nhé!</b></i>


<i><b>b. nói: Chị đừng động vào con gấu bơng của em.</b></i>
<i><b>c. khơng nói gì cả.</b></i>


<i><b>5. Khi chị lên dây cót chiếc ơ-tơ nhỏ, cậu em đã:</b></i>



<i><b>a. khơng nói gì cả.</b></i>


<i><b>b. hét lên: Chị đừng động vào ô-tô của em.</b></i>
<i><b>c. hét lên: Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy.</b></i>


<i><b>6. Cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình vì:</b></i>


<i><b>a. đồ chơi ít q.</b></i>


<i><b>b. khơng có người cùng chơi</b></i>
<i><b>c. chơi đã chán rồi</b></i>


<i><b></b></i>


<i><b>---Chính tả</b></i>
<i><b>(nghe đọc - viết)</b></i>


<i><b>Cái nắng</b></i>


<i><b>Nắng ở biển thì rộng</b></i>
<i><b>Nắng ở sơng thì dài</b></i>
<i><b>Cịn nắng ở trên cây</b></i>
<i><b>Thì lấp la lấp lánh</b></i>
<i><b> Nắng hiền trong mắt mẹ</b></i>
<i><b> Nắng nghiêm trong mắt cha</b></i>
<i><b> Trên mái tóc của bà</b></i>


<i><b>Bao nhiêu là sợi nắng.</b></i>



</div>

<!--links-->

×