Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển nông, lâm, thủy sản ở thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 205 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

---------

LÊ MỸ DUNG

PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 62.31.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh

HÀ NỘI – 2017


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung
thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án

Lê Mỹ Dung



iii

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm của mình, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các thầy cô giáo
trong bộ môn Địa lý kinh tế - xã hội và khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội đã động viên, ủng hộ và đóng góp nhiều ý kiến q báu cho tơi trong q
trình nghiên cứu và hồn thiện luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội ,
Phịng Sau Đại học, Phịng Kế hoạch tài chính đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tơi hồn thành luận án.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Cục Thống kê TP Hà Nội, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn TP Hà Nội; Phịng Nơng nghiệp, Phịng
Thống kê các huyện và gia đình các hộ nơng dân ở hai huyện Chương Mỹ Đông Anh đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong q trình thu thập tài liệu và điều
tra khảo sát.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn
sinh viên yêu quý đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Lê Mỹ Dung


i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .........................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................9
4. Giới hạn nghiên cứu.................................................................................................9
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................10
6. Những đóng góp chủ yếu của luận án....................................................................14
7. Cấu trúc của luận án...............................................................................................14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NƠNG, LÂM,
THỦY SẢN ...................................................................................................................15
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................15
1.1.1. Một số khái niệm..........................................................................................15
1.1.2. Vai trị của nơng, lâm, thủy sản trong nền kinh tế .......................................20
1.1.3. Lí thuyết liên quan đến phát triển nông, lâm, thủy sản ................................21
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông, lâm, thủy sản .........................23
1.1.5. Một số hình thức tổ chức khơng gian sản xuất nông, lâm, thủy sản ............28
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông, lâm, thủy sản vận dụng cho Hà Nội 30
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................34
1.2.1. Phát triển nông, lâm, thủy sản ở một số thành phố trên thế giới...................34
1.2.2. Phát triển nông, lâm, thủy sản ở 4 TP trực thuộc Trung ương của Việt Nam 37
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển nông, lâm, thủy sản ở Hà Nội .............42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................43
CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM,
THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................44
2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ..............................................................................44
2.2. Nhân tố tự nhiên..................................................................................................45
2.2.1. Địa hình ........................................................................................................45
2.2.2. Đất ................................................................................................................46
2.3.3. Khí hậu .........................................................................................................47
2.2.4. Nguồn nước ..................................................................................................48

2.2.5. Sinh vật.........................................................................................................49
2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ......................................................................................50
2.3.1. Dân cư và nguồn lao động ...........................................................................50
2.3.2. Công nghiệp hố và đơ thị hố.....................................................................53
2.3.3. Thị trường tiêu thụ .......................................................................................54
2.3.4. Chính sách phát triển....................................................................................55
2.3.5. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.......................................................56
2.3.6. Khoa học công nghệ .....................................................................................60
2.3.7. Nguồn vốn đầu tư .........................................................................................61
2.3.8. Tổ chức không gian đô thị Hà Nội ...............................................................61
2.4. Đánh giá chung ...................................................................................................62
2.4.1. Thuận lợi ......................................................................................................62
2.4.2. Khó khăn, thách thức ...................................................................................63
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................63


ii

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN Ở THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................64
3.1. Khái quát chung về ngành nông, lâm, thủy sản của thành phố Hà Nội ..............64
3.1.1. Vị trí của ngành trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội .......................64
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng, quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất ................................65
3.1.3. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên một ha đất canh tác .....................66
3.1.4. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp ......................................66
3.2. Ngành nông nghiệp .............................................................................................68
3.2.1. Khái quát chung ...........................................................................................68
3.2.2. Ngành trồng trọt ...........................................................................................70
3.2.3. Ngành chăn nuôi ..........................................................................................89
3.3. Ngành thủy sản ...................................................................................................99

3.3.1. Khái quát chung ...........................................................................................99
3.3.2. Nuôi trồng thủy sản ......................................................................................99
3.3.3. Khai thác thủy sản ......................................................................................102
3.4. Ngành lâm nghiệp .............................................................................................103
3.4.1. Khái quát chung .........................................................................................103
3.4.2. Hoạt động lâm nghiệp ................................................................................104
3.4.3. Bảo vệ và phát triển rừng ...........................................................................105
3.5. Các hình thức tổ chức khơng gian sản xuất nơng, lâm, thủy sản chủ yếu ở thành
phố Hà Nội ...............................................................................................................105
3.5.1. Hộ nông, lâm, thủy sản (Hộ nông dân, Nông hộ) ......................................106
3.5.2. Trang trại ....................................................................................................114
3.5.3. Vùng chuyên canh và sản xuất tập trung ...................................................115
3.5.4. Các vành đai nông nghiệp ..........................................................................119
3.6. Đánh giá chung .................................................................................................120
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................122
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM , THỦY
SẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030 ............123
4.1. Định hướng phát triển nông, lâm, thủy sản ở thành phố Hà Nội......................123
4.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng .......................................................................123
4.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nông, lâm, thủy sản..............................124
4.1.3. Định hướng phát triển nông, lâm, thủy sản ................................................125
4.2. Các giải pháp phát triển nông, lâm, thủy sản chủ yếu ở thành phố Hà Nội .....135
4.2.1. Tái cơ cấu nông, lâm, thủy sản ..................................................................135
4.2.2. Quy hoạch và sử dụng đất có hiệu quả ......................................................136
4.2.3. Ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất đại trà..............137
4.2.4. Khai thác, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xúc tiến thương mại .............138
4.2.5. Huy động vốn đầu tư ..................................................................................139
4.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, có chất lượng gắn với xây dựng nông thôn mới140
4.2.7. Xây dựng và hồn thiện các chính sách hỗ trợ nơng nghiệp .....................141
4.2.8. Hình thành và phát triển chuỗi liên kết sản xuất- chế biến- tiêu thụ nông sản142

4.2.9. Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường ..........................................143
KẾT LUẬN .................................................................................................................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................149
PHỤ LỤC


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Chữ viết tắt
ATTP
BQ
BQĐN
BVTV
CCKT
CCNN
CLC
CNH
ĐBSH
ĐTH
GDP
GRDP
GTSX
HĐH
KCN
KHKT
KT - XH
KTTS
N, L, TS

NN & PTNT
NNCNC
NNĐT
NTTS
RAT
TCLT
TCLTNN
TP

UBND

Chữ viết đầy đủ
An toàn thực phẩm
Bình quân
Bình quân đầu người
Bảo vệ thực vật
Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu nơng nghiệp
Chất lượng cao
Cơng nghiệp hóa
Đồng bằng sơng Hồng
Đơ thị hóa
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Giá trị sản xuất
Hiện đại hóa
Khu cơng nghiệp
Khoa học kĩ thuật
Kinh tế - xã hội
Khai thác thủy sản

Nông, lâm, thủy sản
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nông nghiệp công nghệ cao
Nơng nghiệp đơ thị
Ni trồng thủy sản
Rau an tồn
Tổ chức lãnh thổ
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Thành phố
Trung ương
Ủy ban nhân dân

Tiếng Anh
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
FAO
Food and Agriculture Organization of
the United Nations
IDRC
International Development Research
Centre |
GAP
Good Agricultural Practices
RUAF
International Network of Resource
Centres on Urban Agriculture and
Food Security
UNDP
United Nations Development
Programme

VietGAP
Vietnamese Good Agricultural
Practices
WB
World Bank
WWF
World Wildlife Fund

Nghĩa tiếng Việt
Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp của Liên Hợp Quốc
Trung tâm nghiên cứu phát triển
quốc tế
Quy trình thực hành nơng nghiệp tốt
Mạng lưới Nơng nghiệp đơ thị và
An ninh lương thực quốc tế
Chương trình phát triển của Liên
Hợp Quốc
Quy trình thực hành nơng nghiệp tốt
tại Việt Nam
Ngân hàng thế giới
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên


iv

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu về nông, lâm, thủy sản của cả nước và các thành phố trực thuộc
Trung ương năm 2014 ............................................................................................ 38
Bảng 2.1. Quy mô dân số và dân số nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 .................. 50

Bảng 2.2. Lao động và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của TP Hà
Nội giai đoạn 2010 - 2014 ...................................................................................... 52
Bảng 2.3. Số dân đô thị, mật độ dân số đô thị và tỉ lệ đơ thị hóa của TP Hà Nội giai đoạn 2008
- 2014 ...................................................................................................................... 53
Bảng 3.1. GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ........... 64
Bảng 3.2. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX nông, lâm, thủy sản của TP Hà Nội giai đoạn
2008 - 2014 ............................................................................................................. 65
Bảng 3.3. Quy mô và cơ cấu GTSX nông, lâm, thủy sản của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ..... 66
Bảng 3.4. GTSX nông, lâm, thủy sản bình quân trên 1 ha đất canh tác của TP Hà Nội giai
đoạn 2008 - 2014 .................................................................................................... 66
Bảng 3.5. Quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 .............. 67
Bảng 3.6. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ... 69
Bảng 3.7. Diện tích và cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn
2008 - 2014 ............................................................................................................. 70
Bảng 3.8. Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014. 71
Bảng 3.9. GTSX và cơ cấu GTSX ngành trồng trọt của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 .... 72
Bảng 3.10. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ..... 75
Bảng 3.11. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đơng xn và lúa mùa của TP Hà Nội giai
đoạn 2008 - 2014 .................................................................................................... 76
Bảng 3.12. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa chất lượng cao của TP Hà Nội giai đoạn
2008 - 2014 ............................................................................................................. 78
Bảng 3.13. Diện tích gieo trồng và GTSX của nhóm cây thực phẩm ở TP Hà Nội giai đoạn
2008 - 2014 ............................................................................................................. 80
Bảng 3.14. Diện tích, năng suất và sản lượng rau của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ....... 81
Bảng 3.15. Diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 .... 82
Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu về cây công nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014........... 84
Bảng 3.17. Diện tích và sản lượng cây ăn quả của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ............ 86


v

Bảng 3.18. Các chủng loại hoa, cây cảnh chủ yếu của TP Hà Nội năm 2014.......................... 89
Bảng 3.19. GTSX và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 90
Bảng 3.20. Số lượng đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi của TP Hà Nội so với cả nước và
vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2008 và năm 2014............................................. 90
Bảng 3.21. Đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ........ 91
Bảng 3.22. Đàn gia cầm và sản phẩm từ gia cầm của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ........ 94
Bảng 3.23. GTSX và cơ cấu GTSX thủy sản ở TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014.................. 99
Bảng 3.24. Quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ...... 99
Bảng 3.25. Diện tích ni trồng thủy sản của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 .................. 100
Bảng 3.26. GTSX và sản lượng khai thác thủy sản của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ... 102
Bảng 3.27. GTSX và cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ... 104
Bảng 3.28. Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 .......... 104
Bảng 3.29. Tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng của các hộ điều tra .. 108
Bảng 3.30. Tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế của các loại vật nuôi của các hộ điều tra .. 109
Bảng 3.31. Khoảng doanh thu của các hộ chia theo các mô hình .......................................... 111


vi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mơ hình của Thunen về phân bố các hoạt động nơng nghiệp .................................. 22
Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu GRDP phân theo nhóm ngành kinh tế của TP Hà Nội giai đoạn 2008
- 2014 ..................................................................................................................... 64
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu GTSX nơng nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ............. 69
Hình 3.3. Biểu đồ GTSX/1 ha đất gieo trồng của một số cây trồng chính ở TP Hà Nội giai
đoạn 2008 - 2014 ................................................................................................... 72
Hình 3.4. Biểu đồ diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của TP Hà Nội giai đoạn
2008 - 2014 ........................................................................................................ 73
Hình 3.5. Biểu đồ diện tích và sản lượng ngơ của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 ............. 79
Hình 3.6. Biểu đồ diện tích gieo trồng và GTSX hoa - cây cảnh của TP Hà Nội giai đoạn

2008 - 2014 ........................................................................................................ 88
Hình 3.7. Biểu đồ số đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của TP Hà Nội giai đoạn
2008 - 2014 ............................................................................................................. 93
Hình 3.8. Biểu đồ số đàn bị thịt và sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng của TP Hà Nội giai
đoạn 2008 - 2014 .................................................................................................... 96
Hình 3.9. Biểu đồ số đàn bò sữa và sản lượng sữa bò của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014.... 97
Hình 3.10. Diện tích & cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp có rừng và diện tích có rừng & cơ cấu
rừng của TP Hà Nội năm 2014 ............................................................................. 103
Hình 3.11. Sơ đồ minh họa quy trình sản xuất của một số mơ hình điển hình tại các hộ điều tra ... 113
Hình 3.12. Biểu đồ cơ cấu các loại hình trang trại của TP Hà Nội năm 2008 và 2014 .......... 114

DANH MỤC BẢN ĐỒ
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
3.1.
3.2.
3.3.

Bản đồ hành chính TP Hà Nội
Bản đồ các nhóm đất chính của TP Hà Nội
Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nông, lâm, thủy sản TP Hà Nội
Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông, lâm, thủy sản TP Hà Nội
Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở TP Hà Nội năm 2014
Bản đồ phát triển và phân bố ngành trồng trọt ở TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014
Bản đồ phát triển và phân bố ngành chăn nuôi ở TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014

3.4.
3.5.

3.6.
4.1.

Bản đồ phát triển và phân bố ngành thủy sản ở TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014
Bản đồ phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014
Bản đồ tổ chức không gian sản xuất nông, lâm, thủy sản của TP Hà Nội năm 2014
Bản đồ định hướng tổ chức không gian sản xuất nông, lâm, thủy sản của TP Hà Nội đến
năm 2030


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng, lâm, thủy sản (gọi chung là nông nghiệp) là ngành sản xuất vật chất lâu
đời nhất gắn liền với nền văn minh đầu tiên của nhân loại - văn minh nông nghiệp. Trải
qua biết bao thăng trầm của lịch sử, ngành này vẫn giữ được vai trị quan trọng của mình
trong nền kinh tế nói chung cũng như trong đời sống xã hội. Nông nghiệp không chỉ
cung cấp trực tiếp lương thực, thực phẩm cho đời sống hàng ngày của con người, mà
còn là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến, đồng thời tạo
nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ. Bên cạnh đó, nơng nghiệp cịn đóng vai trò to lớn
trong việc sử dụng, bảo vệ đất đai, nguồn nước cũng như cải thiện môi trường.
Ở nước ta cũng vậy. Dù cho sự chuyển dịch cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế đã
và đang diễn ra hết sức sâu sắc, nhưng nông, lâm, thủy sản (N, L, TS) vẫn giữ được vị
thế nhất định, đóng góp gần 18% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu hút gần 70% dân
số và 46,0% lao động của cả nước (2014) [79].
Hà Nội là Thủ đơ của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là trung tâm
đầu não chính trị, hành chính, kinh tế, đơ thị loại đặc biệt; là trung tâm văn hoá, giáo
dục đào tạo và khoa học kĩ thuật hàng đầu của cả nước; là một trong những trung tâm
kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong xu hướng hội nhập và phát triển, việc nâng cao vai trị vị thế của Thủ đơ
Hà Nội trên trường quốc tế là một đòi hỏi tất yếu. Ngày 29 tháng 05 năm 2008, Quốc
hội Việt Nam đã ra Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính
của Thủ đơ Hà Nội kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2008. Sau khi điều chỉnh địa giới hành
chính tại thời điểm đó, thành phố (TP) Hà Nội có diện tích tự nhiên là 3.344,7 km2 và
dân số là 6.232,9 nghìn người [56]. Phạm vi mở rộng Hà Nội lên gấp 3 lần về diện tích
và 1,8 lần về dân số đã làm thay đổi mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa... của thủ đơ. Với
tiềm năng và vị thế hiện có, Hà Nội có nhiều lợi thế trong việc huy động tất cả các
nguồn lực cho phát triển, trong đó có N, L, TS.
Trong cơ cấu kinh tế của TP, tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) và khu vực II
(công nghiệp - xây dựng) chiếm ưu thế vượt trội, tương ứng là 53,7% và 41,6% tổng
sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2014. Khu vực I (N, L, TS) giữ vị trí rất khiêm tốn
và ngày càng giảm dần, chỉ có 4,7%. Vấn đề là ở chỗ hơn một nửa dân số của “Hà Nội
mới” (50,8%) sống và lao động kiếm thu nhập tại khu vực nơng thơn và các huyện
ngoại thành, trong đó có cả lao động nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và N, L, TS
vẫn là hoạt động sản xuất chính ở địa bàn này (chiếm tới 93,0% lao động N, L, TS


2

tồn TP) [17]. Tuy chiếm tỉ trọng nhỏ, nhưng nơng nghiệp Hà Nội tại vùng ven đô và
các huyện ngoại thành không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống cho đơ thị
trên 7 triệu dân, mà cịn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,
là nơi tạo công ăn việc làm, nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và dịch vụ với mật độ
dân số cao.
Sự phát triển N, L, TS của thủ đơ chịu tác động của q trình cơng nghiệp hóa
(CNH), đơ thị hóa (ĐTH) đang diễn ra nhanh và kèm theo đó là sự suy giảm mạnh
diện tích đất nơng nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng. Vấn đề đặt ra là phải phát
triển N, L, TS Hà Nội như thế nào để vừa thực hiện nhiệm vụ đóng góp trong phát
triển kinh tế chung của thủ đơ; vừa tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, phục

vụ cho đơ thị, du lịch; góp phần đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm (ATTP); lại vừa bảo tồn các giá trị văn hóa, mơi trường sinh
thái của thủ đơ. Sự phát triển N, L, TS của Hà Nội chắc chắn không thể hoàn toàn
giống như của các tỉnh trên phạm vi cả nước, thậm chí cũng có những điểm khác biệt
so với TP Hồ Chí Minh (cùng với Hà Nội là hai đô thị loại đặc biệt) cũng như các TP
trực thuộc trung ương (TƯ) khác (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ).
Như vậy, dưới góc độ địa lí học, N, L, TS của Hà Nội đã và đang phát triển như
thế nào, triển vọng sẽ ra sao có thể được coi như mảnh đất “còn bỏ ngỏ” và là nhiệm
vụ mà đề tài luận án phải giải quyết. Vì những lí do đó, tác giả đã chọn vấn đề “Phát
triển nơng, lâm, thủy sản ở thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nông nghiệp (N, L, TS) là một trong các ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm
nhất trong lịch sử nhân loại. Vì vậy, đây là ngành được nhiều nhà khoa học ở trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới những lĩnh vực chuyên môn khác nhau như kĩ
thuật nông nghiệp (liên quan đến các nhà nông học), kinh tế nông nghiệp (thuộc các
nhà kinh tế), tổ chức và quản lí nơng nghiệp (gắn với các nhà quản lí), địa lí nơng
nghiệp (các nhà địa lí kinh tế) v.v... Đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triển bền
vững hiện nay, vai trị, vị thế và tình hình phát triển của ngành nơng nghiệp trong nền
kinh tế có nhiều thay đổi thì các hướng nghiên cứu về nơng nghiệp càng được chú ý.
2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nơng nghiệp giữ một vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với
các nước đang phát triển. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vị trí, vai trị của
nơng nghiệp.


3

Kuznets S. (1961) đã lượng hóa về đóng góp của nông nghiệp đối với tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế. Ông giả định rằng nền kinh tế bao gồm hai khu vực: nông
nghiệp và phi nông nghiệp (tức các ngành cơng nghiệp và dịch vụ cịn lại). Trong giai

đoạn đầu của q trình CNH, nơng nghiệp giữ vai trị quyết định đến tăng trưởng nền
kinh tế, nhưng giảm dần trong dài hạn (khi nền kinh tế đã hoàn thành giai đoạn CNH)
[119]. Timmer (1988) cũng cho rằng ở giai đoạn bắt đầu phát triển, nông nghiệp chiếm
phần lớn sản phẩm trong nước, tích luỹ chủ yếu từ nơng nghiệp, nguồn thu của Nhà
nước chủ yếu do các loại thuế đánh vào nơng nghiệp [129].
Như vậy, q trình phát triển nơng nghiệp có thể chia thành 3 giai đoạn từ thấp
đến cao. Mỗi giai đoạn tương ứng với những đặc trưng riêng và áp dụng các biện pháp
khác nhau để tiến hành sản xuất (theo “Mơ hình ba giai đoạn phát triển nông nghiệp”
của Todaro (1990), [dẫn theo 53]). Giai đoạn 1 hình thành trong điều kiện sản xuất
nơng nghiệp tự cấp tự túc, đất và lao động là hai yếu tố sản xuất chủ yếu, sản lượng
nơng nghiệp cịn phụ thuộc vào tự nhiên và tăng lên do mở rộng diện tích đất gieo
trồng. Giai đoạn 2, nơng nghiệp đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá sản
xuất, sử dụng công nghệ sinh học làm tăng năng suất trong nông nghiệp và sản xuất đã
hướng tới thị trường. Giai đoạn 3 (giai đoạn phát triển cao nhất), vốn và công nghệ trở
thành yếu tố quyết định đối với tăng sản lượng nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp
cũng được cung ứng hoàn toàn cho thị trường và lợi nhuận thương mại là mục tiêu của
người sản xuất. Nông nghiệp nên dựa vào lợi thế về quy mô, áp dụng tối đa công nghệ
mới và hướng vào sản xuất một vài loại sản phẩm riêng biệt.
Còn Johnston và Mellor (1961) đã đưa ra 5 vai trị của nơng nghiệp trong phát
triển kinh tế. Đó là gia tăng nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng
trong nước; chuyển giao lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông
nghiệp; mở rộng quy mô của thị trường đối với sản lượng công nghiệp; tăng nguồn
cung cấp tiết kiệm nội địa và mở rộng xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ [116]. Ngồi ra,
phát triển nơng nghiệp cịn góp phần giảm nghèo, nhưng phụ thuộc vào phân phối thu
nhập và điều kiện của mỗi nước (Sarris, 2001) [126].
Nghiên cứu việc bố trí, tổ chức sản xuất nơng nghiệp theo không gian (hay tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp) (TCLTNN) có nhiều lí thuyết được đưa ra từ các nhà khoa
học phương Tây đến trường phái Xô Viết trước đây.
Người đi tiên phong là Von Thunen với lí thuyết về sử dụng đất và phân bố các
hoạt động nông nghiệp (1826). Ông phát hiện ra khoảng cách từ nơi sản xuất nơng

nghiệp đến thị trường tiêu thụ có tác động đến địa tơ, chi phí vận chuyển hàng hóa và


4

từ đó quyết định đến giá cả các mặt hàng nơng sản. Do đó, ơng đã đưa ra mơ hình các
vành đai hình thành xung quanh vị trí trung tâm của một TP xác định việc sử dụng đất
nông nghiệp tương ứng các với nông sản khác nhau. Các sản phẩm có lợi nhuận cao
nhưng nhanh hỏng hoặc khó vận chuyển sẽ được bố trí ven trung tâm TP; cịn các sản
phẩm có lợi nhuận thấp hoặc dễ chuyên chở hơn sẽ nằm cách xa hơn [114], [117], [135].
Mơ hình của Thunen đã bước đầu thể hiện việc tổ chức sản xuất nông nghiệp
theo lãnh thổ trên cơ sở các giả thuyết ơng đặt ra. Từ lí thuyết của Thunen, nhiều nhà
khoa học đã phát triển và đưa ra các mơ hình về sử dụng đất và phân bố sản xuất nông
nghiệp như Sinclair (1967), Boal (1970), Bryant (1973) và Kellerman (1978)...
Đóng góp cho nghiên cứu TCLTNN cịn phải kể đến các nhà địa lí thuộc trường
phái Xơ Viết như Kriustkov V.G. (1972) với các cơng trình “Tổ chức lãnh thổ sản xuất
nông nghiệp (Các vấn đề về phương pháp nghiên cứu)” [39], Ivanov K.I. (1974) với
“Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp” [35]... Ivanov khẳng định TCLT sản xuất
nông nghiệp là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nơng
nghiệp và các lãnh thổ nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
Quá trình CNH và ĐTH đã kéo theo sự ra đời và phát triển nhanh chóng các đơ
thị trên thế giới, từ đó dẫn đến các hướng nghiên cứu mới trong nông nghiệp, đó là
nơng nghiệp đơ thị (NNĐT), nơng nghiệp ven đơ và ngoại thành....
Tiêu biểu cho trường phái Xô Viết là các nghiên cứu của Ivanov K.I. Trong các
hình thức TCLT sản xuất nơng nghiệp mà Ivanov đưa ra có thể tổng hợp nông nghiệp
[35]. Theo ông, đặc trưng cho các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành là ở chỗ sản
phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm của dân cư TP chi phối. Vì
vậy, các thể tổng hợp này được hình thành xung quanh các đô thị hoặc trung tâm công
nghiệp lớn. Ở đây, các nhân tố kinh tế (nhu cầu) đóng vai trị chủ đạo, còn các nhân tố

tự nhiên tuy cũng quan trọng nhưng chỉ giữ vai trị thứ yếu. Quy mơ của các thể tổng
hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vào quy mô số dân của TP. Cùng hướng nghiên cứu
này có nhiều nhà khoa học khác như Mineev V.A., Galazun A.R., Lơpkov J.A...
Nghiên cứu trực tiếp về NNĐT có nhiều cá nhân và các tổ chức quốc tế như
FAO, UNDP, WB, RUAF v.v... Tiêu biểu là các cơng trình “NNĐT: Lương thực, việc
làm và các đô thị bền vững” của Smith J. (1996) với sự hỗ trợ của UNDP [128],
“NNĐT: định nghĩa, sự hiện diện, tiềm năng và rủi ro” của Mougeot J.A. (1999) [122],
“NNĐT và ven đô” và “Lợi nhuận và tính bền vững của nơng nghiệp đơ thị và ven đô”
của FAO công bố các năm 2001 và 2007 [112], [113]... Các nghiên cứu trên đã nêu lên


5

khái niệm, vai trò, đặc điểm, tiềm năng và thách thức của NNĐT; đưa ra các mơ hình
NNĐT cũng như đề xuất các chính sách nhằm phát triển NNĐT một cách bền vững;
đồng thời nghiên cứu một số trường hợp phát triển NNĐT cụ thể ở các nước trên thế
giới... Từ đó, các tác giả đều có chung nhận định là NNĐT có vai trị quan trọng góp
phần cung ứng lương thực thực phẩm tại chỗ cho đô thị; tạo việc làm cho một bộ phận
lao động đô thị; cải thiện môi trường sinh thái; bảo vệ sức khỏe dân cư… Vì vậy, việc
phát triển NNĐT là con đường hướng tới sự phát triển bền vững thực chất cho các đơ
thị trong tương lai.
Dưới góc độ Địa lí học, nơng nghiệp là hướng nghiên cứu của các nhà Địa lí kinh
tế nói chung và Địa lí nơng nghiệp nói riêng. Rakitnikov (1974) tập trung vào các vấn đề
về phương pháp nghiên cứu Địa lí nơng nghiệp [58]. Grigg (1995) [114] hay Singh
(2004) [127] giới thiệu những vấn đề cơ bản của địa lí nơng nghiệp như khái niệm,
hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu; mô tả ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã
hội đến nông nghiệp cũng như tác động của nông nghiệp đến môi trường; đồng thời nêu
lên các mơ hình, thực trạng và phân hóa sản xuất nơng nghiệp theo khơng gian. Ilbery
(1985) lại phân tích mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp trong điều kiện các yếu tố xã hội,
kinh tế và làm rõ hiện đại hóa nơng nghiệp cũng như những thay đổi về địa lý nông

nghiệp theo thời gian thông qua các nghiên cứu tại Hoa Kì và các nước châu Âu [115].
Một số những vấn đề đang đặt ra với nông nghiệp hiện nay như q trình tồn cầu hóa,
hội nhập, tái cơ cấu, phát triển bền vững... thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
như Robinson G. (2004) [125], Oosterveer P. và Sonnenfeld D.A. (2012) [123]...
2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những vấn đề cơ bản của phát triển nông nghiệp đã được đề cập
khá đầy đủ và chi tiết trong nhiều cơng trình nghiên cứu, giáo trình của nhiều cơ quan
và các nhà khoa học.
Giáo trình “Kinh tế nơng nghiệp” của Nguyễn Thế Nhã (2004) đã đề cập đến một
số khía cạnh của kinh tế nông nghiệp như đặc điểm, các nguồn lực chủ yếu trong phát
triển nông nghiệp; lý thuyết cung, cầu trong nông nghiệp; các vấn đề phát triển nông
nghiệp bền vững… [49]
Sản xuất nông nghiệp theo lãnh thổ được sự quan tâm của nhiều nhà địa lí kinh
tế với hàng loạt quan niệm khác nhau. Theo Lê Thông (1986), TCLTNN là các mối
liên hệ không gian giữa các bộ phận tự nhiên, dân cư, kinh tế nông nghiệp nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong q trình sản xuất [72]. Còn tác giả
Nguyễn Viết Thịnh (1995) cho rằng TCLTNN là tổ chức các không gian nông nghiệp


6

(các tiểu vùng nông nghiệp) trên cơ sở đánh giá tác động tổng hợp của các nhân tố
tương đối tĩnh (các điều kiện sinh thái nông nghiệp) và các nhân tố động (với các mức
độ khác nhau) như dân cư, lao động, mạng lưới đô thị, kết cấu hạ tầng sản xuất và sinh
hoạt, thị trường nơng sản, chính sách phát triển... nhằm đánh giá được sự phân hóa
lãnh thổ nơng nghiệp đã định hình, sự hợp lí và chưa hợp lí của nó rồi đưa ra một
(hoặc hai, ba) phương án định hướng TCLTNN, trong đó phát hiện chính xác các địa
bàn trọng điểm phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đồng thời phát hiện
các vùng khó khăn để đề xuất các chính sách phát triển phù hợp [69]. Trong q trình
TCLTNN, phân cơng lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp giữa tự nhiên, kinh

tế, lao động là cơ sở để hình thành các mối liên hệ theo không gian và hiệu quả (kinh
tế, xã hội...) là tiêu chuẩn hàng đầu (Đặng Văn Phan, 2008)... [50]
Một số nhà khoa học chú ý đến hướng nghiên cứu nông nghiệp ngoại thành như
Lê Thông (1986) [72], Lê Quốc Doanh (2004) [22], Đinh Văn Thanh (2005) [66],
Phạm Văn Khôi (2004) [38]... Bên cạnh những thế mạnh, nông nghiệp ngoại thành
như khẳng định của Lê Quốc Doanh (2004) còn nhiều hạn chế như không gian sản
xuất thiếu ổn định, đất canh tác giảm mạnh và chịu ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm
(đặc biệt là nguồn nước) do tác động của quá trình ĐTH... [22].
Nghiên cứu trực tiếp về NNĐT có thể kể đến các tác giả Đào Thế Tuấn (2003)
[85], Mai Thị Phương Anh (2001) [1], Lê Đức Thịnh (2005) [68], Lê Văn Trưởng
(2008) [84]... NNĐT theo Lê Đức Thịnh (2005) ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải
Phòng và nhiều TP khác ở miền Trung và miền Nam nước ta thường hình thành theo
mơ hình ba vành đai. Tính từ trung tâm đơ thị ra phía ngồi có vành đai nơng nghiệp
thối hóa, vành đai nơng nghiệp đa dạng hóa và vành đai nơng nghiệp thích ứng [68].
Cách đặt tên các vành đai của ơng có mới, nhưng thực chất vẫn là các vành đai đã
được các nhà nghiên cứu có trước vạch ra. Lê Văn Trưởng (2008) cho rằng ngay từ
thời phong kiến, mầm mống NNĐT đã có mặt ở các đơ thị (thành) cổ. Đến thời kì
Pháp thuộc, NNĐT tiếp tục được phát triển và có dáng dấp của NNĐT hiện đại [84].
Trong hồn cảnh cụ thể của nước ta, ngay cả khi các đơ thị phát triển rất mạnh thì
trong lịng của nó vẫn có các khu vực nơng nghiệp.
NNĐT cũng là đề tài của một số luận án tiến sĩ như của Trần Trọng Phương
(2012) [55], Lê Văn Thơ (2012) [74], Vũ Thị Mai Hương (2014) [34]...
Nơng nghiệp dưới góc độ địa lí học (Địa lí nơng nghiệp) được nghiên cứu chủ
yếu theo hai hướng.


7

Hướng thứ nhất là những vấn đề mang tính đại cương, tiêu biểu là các nghiên
cứu của Nguyễn Đức Mậu (1977) [42], Bùi Văn Loãn (1983) [40], Nguyễn Đức Tuấn

(1998) [87]. Cơng trình về Địa lí nơng nghiệp dưới góc độ đại cương có thể được coi
là đầy đủ nhất tính đến thời điểm này là giáo trình “Địa lí kinh tế - xã hội (KT - XH)
đại cương” của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên, 2005) [88]. Địa lí nơng nghiệp được trình
bày với các vấn đề chung (vai trị, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
và phân bố nơng nghiệp); địa lí nơng - lâm - ngư nghiệp và các hình thức TCLTNN.
Điểm khác biệt so với các cơng trình trước là ở chỗ các hình thức TCLTNN - một
trong những vấn đề thời sự, cập nhật của khoa học Địa lí đã được đề cập tới.
Hướng thứ hai là những vấn đề về địa lí nơng nghiệp Việt Nam, có thể kể đến các
tác giả Nguyễn Trọng Điều và Vũ Xuân Thảo (1983) [24], Trần Đình Gián (1990) [28],
Đặng Như Tồn (1995) [78], Lê Thông (chủ biên) (2011) [71], Đỗ Thị Minh Đức (chủ
biên) (2003) [26], Đặng Văn Phan (2008) [50]... Nhìn chung, Địa lí nơng nghiệp với tư
cách như một ngành kinh tế trong tổng thể Địa lí KT - XH Việt Nam được nghiên cứu ở
những thời điểm khác nhau nhưng đều có những điểm chung về nội dung. Đó là vai trị,
đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, tình hình phát triển và phân bố và TCLTNN.
2.3. Các nghiên cứu về nông nghiệp TP Hà Nội
Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam nên các nghiên cứu về kinh tế nói chung và về
nơng nghiệp nói riêng tương đối phong phú, đa dạng với sự tham gia của các cá nhân,
tập thể các nhà khoa học và các cơ quan chức năng.
Hàng loạt cơng trình của các tác giả ở trong và ngồi nước nghiên cứu về nơng
nghiệp Thủ đơ đã được công bố như Moustier P. (2001), Mai Thị Phương Anh (2001),
Phạm Văn Cự (2002), Lê Quốc Doanh (2004), Trần Thị Hồng Việt (2005)... Lương
Ngọc Cừ trong bài viết về “Chương trình phát triển kinh tế và xây dựng nơng thôn mới
ở ngoại thành Hà Nội” cho rằng ngoại thành Hà Nội có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế của Thủ đô ở chỗ cung cấp các nông sản mà chủ yếu là thực phẩm cho nhân
dân, đồng thời tạo ra cảnh quan hài hòa cho TP... [20]
Nhưng gần đây nơng nghiệp Hà Nội đang có những thay đổi rõ rệt (Lee B,
Binns T., Dixon A., 2010). Đó là diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, một phần
diện tích đất nơng nghiệp được chuyển sang trồng các loại rau, hoa và cây cảnh có
hiệu quả hơn và xã hội (người tiêu dùng, người sản xuất, chính quyền địa phương) đã
quan tâm hơn đến RAT cho nhân dân TP [120].

Nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh
thái” của Phạm Văn Khôi (2004) khẳng định rằng nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã


8

tiếp cận được các tiêu chí nơng nghiệp sinh thái và khuyến nghị phải chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp ngoại thành theo hướng phát triển các sản phẩm cao cấp, hình thành các
vùng sản xuất tập trung quy mơ lớn kết hợp với các hoạt động dịch vụ, du lịch [38].
Theo Đào Thế Tuấn (2003), Hà Nội đã hình thành 3 vành đai nông nghiệp.
Trong mỗi vành đai, ông phân tích về tình hình phân bố và sử dụng đất nơng nghiệp,
tình hình sản xuất và hướng phát triển [85].
Các cơ quan chức năng của Hà Nội như UBND TP, các Sở, Ban, Ngành cũng
đưa ra các quy hoạch về phát triển kinh tế cũng như về nông nghiệp ở TP. Song từ
năm 1961 đến năm 2008, Hà Nội đã 4 lần điều chỉnh địa giới. Lần gần đây nhất là từ
ngày 01 tháng 08 năm 2008, địa giới hành chính của Thủ đơ được mở rộng trên cơ sở
hợp nhất TP Hà Nội với tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của
huyện Lương Sơn (tỉnh Hịa Bình) [56]. Vì thế, giá trị các cơng trình của cá nhân hoặc
các quy hoạch của các cơ quan chức năng trước đó ít nhiều bị hạn chế.
Ngay sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội đã xây dựng và ban hành
các quy hoạch phát triển mới nhằm đáp ứng tình hình và những yêu cầu mới của Thủ
đô. “Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” của
Thủ tướng Chính phủ và “Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH TP Hà Nội đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Ủy ban nhân dân (UBND) TP Hà Nội đã đề cập
đến hiện trạng đồng thời đưa ra phương hướng, giải pháp phát triển KT - XH Hà Nội
nói chung và của ngành nơng nghiệp nói riêng. Đó là tăng cường ổn định, bền vững;
phát triển nơng nghiệp sinh thái ven đơ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quanh
các đơ thị, các vành đai rau an toàn (RAT), hoa, cây ăn quả, phát triển rừng và cây
xanh phục vụ cho đô thị, khu công nghiệp (KCN); đảm bảo môi trường sinh thái của
Thủ đô; phát triển chăn ni theo hướng tập trung ngồi khu dân cư... Từ đó đề ra các

giải pháp, cơ chế chính sách, các chương trình mục tiêu và các dự án ưu tiên cần tập
trung triển khai thực hiện [75], [92].
2.4. Vận dụng nghiên cứu tổng quan vào đề tài luận án
Việc tổng quan các hướng nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
luận án có ý nghĩa quan trọng. Đề tài luận án thực hiện theo hướng nghiên cứu Địa lí
nơng nghiệp nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với việc tổ chức sản xuất nông nghiệp
theo lãnh thổ. Mặt khác, địa bàn nghiên cứu của luận án là tồn bộ lãnh thổ TP Hà Nội
(đơ thị loại đặc biệt). Do vậy bên cạnh hướng Địa lí nơng nghiệp, việc tổng quan các
hướng nghiên cứu về TCLTNN và NNĐT là cần thiết.


9

Các kết quả tổng quan được là tiền đề quan trọng giúp cho tác giả trong việc
đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài cũng như định hướng cho việc
triển khai nghiên cứu trên địa bàn TP.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở tổng quan những cơng trình đã có ở trong và ngồi nước liên quan
đến đề tài, mục tiêu chủ yếu của luận án là nghiên cứu sự phát triển N, L, TS ở TP Hà
Nội dưới góc độ địa lí học, trong đó tập trung vào việc đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng, phân tích thực trạng sản xuất N, L, TS theo ngành và theo lãnh thổ, từ đó đề
xuất định hướng cũng như các giải pháp góp phần phát triển N, L, TS ở TP Hà Nội
theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phát triển N, L, TS trên cơ sở tổng
quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố N, L, TS của
Thủ đơ.
- Phân tích thực trạng phát triển N, L, TS theo ngành và lãnh thổ, rút ra những

đặc trưng cơ bản trong phát triển N, L, TS của TP.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển N, L, TS ở TP Hà Nội
theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Về nội dung
- Ngành nông nghiệp trong luận án được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên mức độ nghiên cứu của luận án
có sự khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp),
tiếp đến là thủy sản. Riêng lâm nghiệp ít có ý nghĩa kinh tế (năm 2014 chỉ đạt 84 tỉ
đồng, chiếm 0,2% giá trị sản xuất (GTSX) khu vực N, L, TS của Hà Nội) nên luận án
không nghiên cứu sâu như hai ngành trên. Trong ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp,
đề tài tập trung vào hai phân ngành là trồng trọt và chăn ni, riêng dịch vụ nơng
nghiệp do có tỉ trọng trong GTSX ngành nông nghiệp rất thấp nên luận án khơng tách
riêng mà lồng ghép trong phân tích hai phân ngành trên.
- Khi phân tích về một ngành, các nội dung được đưa ra bao gồm vai trò, cơ
cấu, tình hình sản xuất và phân bố. Riêng về cơ cấu, luận án chỉ tập trung vào cơ cấu
ngành và cơ cấu lãnh thổ.


10

- Việc đối chiếu, so sánh giữa Hà Nội với các TP trực thuộc TƯ về một số chỉ
tiêu phát triển N, L, TS chỉ được triển khai ở mức độ khái quát, chủ yếu nghiêng về
kinh nghiệm cho sự phát triển ở TP Hà Nội.
4.2. Về không gian
- Về lí thuyết, khơng gian nghiên cứu của luận án là toàn bộ lãnh thổ của TP
Hà Nội. Song hoạt động N, L, TS ở các quận nội thành không nhiều nên tác giả gộp
các quận lại.
- Tính đến thời điểm 2014, Hà Nội bao gồm 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện. Trong
quá trình phát triển, nhiều quận mới được thành lập mà lần gần đây nhất là tách huyện

Từ Liêm thành hai quận: Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Do vậy, số liệu của các năm
trước khi tách (trước 2014) vẫn giữ theo đơn vị hành chính cũ.
4.3. Về thời gian
Thời gian nghiên cứu của đề tài là giai đoạn 2008 - 2014, thời gian dự báo là
đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này xem xét TP Hà Nội trong các hệ thống cấu thành lãnh thổ sản
xuất lớn hơn là vùng ĐBSH, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và toàn bộ lãnh thổ
Việt Nam. Mặt khác, bản thân TP là một hệ thống KT - XH được cấu tạo bởi mối quan
hệ giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư,... Hệ thống các ngành kinh tế,
trong đó có nơng nghiệp lại bao gồm các bộ phận cấu thành như nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản với các mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Bất kì sự thay đổi của
một thành phần nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các thành phần khác và tồn bộ hệ
thống KT - XH nói chung.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Việc phát triển nông nghiệp của TP Hà Nội chịu tác động tổng hợp của hàng
loạt nhân tố tự nhiên và KT - XH. Quan điểm này giúp cho việc đánh giá chính xác
các nhân tố tác động đến sự phát triển nông nghiệp ở Thủ đơ, từ đó xác định được các
nhân tố có ý nghĩa quyết định. Đó là vai trị của Hà Nội và gắn với nó là nhu cầu về
thực phẩm cho TP triệu dân.
Ngay bản thân ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng cũng có thể được coi như
một thể tổng hợp bao gồm các ngành N, L, TS và được phân bố trên một lãnh thổ xác
định. Như vậy, vận dụng quan điểm tổng hợp - lãnh thổ trong nghiên cứu phát triển
nông nghiệp TP Hà Nội nhằm đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, KT - XH


11


đối với sản xuất nơng nghiệp và sự phân hố của chúng theo các đơn vị lãnh thổ khác
nhau và từ đó tìm ra thế mạnh của từng vùng sản xuất để có quy hoạch tổ chức khơng
gian nơng nghiệp TP một cách hợp lí, hiệu quả.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Việc hình thành và phát triển của ngành nơng nghiệp Thủ đơ cũng là một q
trình ln vận động và phát triển. Thực trạng phát triển của ngành là sự kế thừa kết
quả của các giai đoạn trước, đồng thời cũng là cơ sở để hướng tới tương lai.
Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu nông nghiệp TP Hà Nội nhằm tìm
hiểu sự biến động của nó theo thời gian và khơng gian, phát hiện ra tính quy luật của
sự phát triển và phân bố; đánh giá khách quan, khoa học thực trạng và từ đó dự đoán
về triển vọng của ngành trong các giai đoạn tiếp theo.
5.1.4. Quan điểm kinh tế thị trường
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, việc vận dụng quan điểm này thật sự
là cần thiết. Nghiên cứu nông nghiệp của Thủ đô phải chú ý tới hiệu quả kinh tế, mặc dù
để làm được điều đó là rất khó khăn vì ngành này phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
Muốn phát triển nơng nghiệp nói chung và đạt được hiệu quả cao về kinh tế nói
riêng thì khơng thể khơng xem xét đến thị trường, nhất là trong điều kiện của ngành ở
Hà Nội - Thủ đô, trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Vận dụng quan điểm này
vào luận án cần chú trọng đặc biệt đến thị trường ở ngay trong TP với quy mô dân số
lên đến hơn 7 triệu dân.
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững ngày nay đã trở thành xu hướng tất yếu, vừa là mục tiêu cái đích để hướng tới, vừa là quan điểm phát triển cho mọi hoạt động của nhân loại.
Đối với nông nghiệp - một ngành còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và lại phát
triển trên địa bàn Thủ đơ thì việc vận dụng quan điểm này trở thành vấn đề sống còn.
Quán triệt quan điểm phát triển bền vững trong luận án được thể hiện ở chỗ đánh giá
các nhân tố tự nhiên (điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên) hoặc phân tích thực
trạng phát triển hay đề xuất các giải pháp phải luôn gắn với quan điểm này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu
Đây là phương pháp truyền thống mà bất cứ nghiên cứu nào cũng phải sử dụng.

Đối với đề tài luận án, tác giả tiến hành theo các bước cụ thể sau:
- Xác định các đối tượng, nội dung và dạng thông tin cần thu thập gắn với đề
tài. Đó là các tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận về phát triển nông nghiệp; về điều
kiện tự nhiên và KT - XH của TP; về hiện trạng sản xuất nông nghiệp; về quy hoạch
phát triển ngành của TP... Các dạng tài liệu bao gồm tài liệu viết, bản đồ, tranh ảnh...


12

- Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và danh mục đã lập.
+ Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan phát hành, nhà xuất bản,
từ Thư viện quốc gia, Thư viện TP và trên mạng internet... Cụ thể là các tài liệu của
Tổng cục thống kê; Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN &
PTNT), Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Tài nguyên Môi trường, UBND
TP Hà Nội; Báo cáo, thống kê KT - XH và sản xuất nông nghiệp hàng năm của các
quận, huyện; các cơng trình, báo cáo liên quan đến nơng nghiệp từ các tạp chí chun
ngành trong và ngồi nước, các viện nghiên cứu, bộ, ban ngành...
+ Các tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát, ghi chép và chụp ảnh
ngoài thực địa và qua phỏng vấn, điều tra các nơng hộ của tác giả .
- Xử lí tài liệu đã thu thập được. Từ các số liệu, tài liệu thơ, tác giả xử lí thành
các số liệu tinh thơng qua tính tốn như tốc độ tăng trưởng, cơ cấu GRDP, cơ cấu
GTSX, các chỉ tiêu bình quân đầu người (BQĐN) , năng suất lao động...
5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Sau khi thu thập và xử lí tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng hàng loạt
phương pháp như phân tích, so sánh (theo thời gian - không gian, theo các đối tượng
cùng loại), tổng hợp để rút ra được những đánh giá về điều kiện và thực trạng phát
triển N, L, TS ở Hà Nội.
5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Việc tiến hành điều tra, khảo sát thực địa là một yêu cầu cần thiết nhằm thu
thập nguồn thông tin thực tiễn mà số liệu thứ cấp khơng có được để đưa ra các kết quả

có độ tin cậy, có tính thực tiễn cao và có giá trị khoa học.
Đối với đề tài luận án, tác giả đã tiến hành thực hiện theo các bước sau đây:
a) Xác định nội dung điều tra
- Mục đích điều tra: nhằm bù đắp các thông tin thiếu hụt hoặc chưa đủ để phục
vụ phân tích thực trạng phát triển, phân bố cũng như các hình thức tổ chức khơng gian
sản xuất nơng nghiệp của TP Hà Nội.
- Đối tượng điều tra: các hộ nông dân (nông hộ) ở ngoại thành Hà Nội. Bởi vì
nơng hộ là đơn vị sản xuất nơng nghiệp cơ bản, tự chủ, năng động và đang có sự
chuyển đổi mạnh hướng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu
quả kinh tế cao ở TP. Tại mỗi hộ tiến hành khảo sát chủ hộ (hoặc người lao động) theo
mẫu phiếu hỏi.
- Nội dung điều tra: Để đánh giá thực tế, khách quan thực trạng phát triển nông
nghiệp của Hà Nội, đề tài lựa chọn điều tra tình hình sản xuất nơng nghiệp cụ thể của
một số hộ nông dân ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Nội dung điều tra bao gồm:


13

+ Những thông tin chung về hộ như họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, số
khẩu, số lao động, diện tích và tình hình sử dụng đất...
+ Những thông tin về kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ, trong đó chia ra:
• Hộ trồng trọt: tên từng loại cây trồng, diện tích gieo trồng, giống, mùa vụ,
năng suất, sản lượng, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tình hình tiêu thụ...
• Hộ chăn ni: tên loại vật ni, số lượng, sản lượng thịt, giống, nguồn
thức ăn, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tình hình tiêu thụ...
• Hộ ni trồng thủy sản (NTTS): diện tích ni trồng, sản lượng, giống,
chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tình hình tiêu thụ...
+ Những thơng tin về khó khăn, nguyện vọng, kiến nghị của hộ...
- Địa điểm điều tra: Với tiêu chí lựa chọn là 1 huyện ven đô và 1 huyện xa đô,
sau khi nghiên cứu tổng quan về các huyện ngoại thành Hà Nội, tác giả chọn điều tra

tại 2 huyện là Chương Mỹ và Đông Anh. Chương Mỹ là huyện thuộc Hà Tây cũ, mới
sát nhập vào Hà Nội từ năm 2008 và là một trong những huyện có diện tích đất nơng
nghiệp lớn nhất TP (đứng thứ 4/18 huyện, thị xã của TP); cịn Đơng Anh là 1 huyện
thuộc Hà Nội trước năm 2008, nằm sát trung tâm và có diện tích đất nơng nghiệp đứng
thứ 8/18 huyện, thị xã.
- Chọn mẫu: 120 hộ tại 2 huyện Chương Mỹ và Đông Anh (mỗi huyện 3 xã,
mỗi xã 20 hộ). Ở huyện Chương Mỹ là các xã Lam Điền, Tốt Động, Trường n; cịn
ở huyện Đơng Anh là các xã Xuân Nộn, Cổ Loa và Tàm Xá.
- Thời gian điều tra: tháng 10 - 11 năm 2015
b) Xây dựng phiếu điều tra
Trên cơ sở nội dung đã đề ra, tác giả xây dựng phiếu điều tra cho các nông hộ
(phụ lục 1).
c) Tiến hành điều tra theo kế hoạch
Việc điều tra áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đến gặp chủ hộ hoặc
thành viên trong hộ để phỏng vấn và ghi thơng tin vào phiếu điều tra.
d) Xử lí kết quả điều tra
Từ các phiếu điều tra thu thập được, tác giả xử lí bằng phần mềm SPSS (theo
các bước: khởi tạo biến, nhập và làm sạch dữ liệu, mã hóa dữ liệu, xử lí và phân tích
dữ liệu) để phân chia thành các nhóm hộ khác nhau, từ đó đánh giá, phân tích.
5.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thơng tin địa lí (GIS)
Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các bước nghiên cứu của luận án.
Trong bước thu thập tài liệu, các bản đồ Hà Nội do các cơ quan chuyên ngành của


14

Trung ương và TP xây dựng trên các phần mềm GIS đã được tác giả khai thác để lấy
thông tin. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, các phần mềm GIS là một công cụ
hữu hiệu giúp tác giả luận án đưa ra được các phân tích cụ thể. Trong việc thể hiện kết
quả nghiên cứu, tác giả xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề về N, L, TS Hà Nội bằng

phần mềm Map Info nhằm trực quan hóa kết quả của luận án.
5.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả trực tiếp trao đổi và tham khảo ý kiến của
các nhà khoa học có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới đề tài, đặc biệt là các
chuyên gia thuộc Sở NN & PTNT TP Hà Nội, các nhà quản lí các cấp - những người
đã và đang trực tiếp thực hiện nhiều đề tài, dự án về phát triển nông nghiệp, nông thôn
TP Hà Nội để tiếp thu thêm phương pháp nghiên cứu, kế thừa nguồn tài liệu và học
hỏi những kinh nghiệm thực tiễn. Nhờ đó, giải quyết được những khó khăn, vướng
mắc để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.
Ngoài các phương pháp nói trên, trong luận án cịn sử dụng một số phương
pháp khác như phương pháp dự báo, phương pháp thống kê...
6. Những đóng góp chủ yếu của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển N, L, TS để từ đó
vận dụng chúng vào nghiên cứu ở TP Hà Nội.
- Đánh giá được những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố N, L, TS ở TP Hà Nội.
- Phân tích được thực trạng phát triển N, L, TS theo ngành và theo lãnh thổ ở
địa bàn nghiên cứu dựa vào các tiêu chí đã lựa chọn và kết quả điều tra xã hội học về
hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân ở 6 xã của 2 huyện Đông Anh và
Chương Mỹ.
- Đề xuất được một số giải pháp có cơ sở khoa học nhằm phát triển ngành N, L,
TS của TP Hà Nội hiệu quả và bền vững trong tương lai.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận án tập trung
trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển N, L, TS
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển N, L, TS ở TP Hà Nội.
Chương 3: Thực trạng phát triển N, L, TS ở TP Hà Nội.
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển N, L, TS ở TP Hà Nội đến năm
2020, tầm nhìn 2030.



15

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NƠNG, LÂM, THỦY SẢN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Các khái niệm liên quan đến nông, lâm, thủy sản
Từ khi ra đời cho đến nay, N, L, TS (nơng nghiệp) ln đóng vai trị quan trọng
trong việc phát triển kinh tế cũng như bảo đảm sự sinh tồn của lồi người. Từ xưa, ơng
cha ta đã có câu “Phi nơng bất ổn”. Ănghen cũng đã khẳng định: “nơng nghiệp là
ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nơng nghiệp
lại càng có ý nghĩa như thế” [dẫn theo 88].
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao
động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp
[33]... Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp chỉ gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Trong nền KT - XH hiện đại ở thế kỷ XXI, nơng nghiệp cịn được bổ sung
những nét mới hơn và thực tế hơn. Nông nghiệp là một hoạt động kinh tế, cơ sở cho sự
phát triển công nghiệp và CNH, ĐTH (cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu,
đất, lao động, thị trường, tiền vốn cho công nghiệp...), đảm bảo an ninh lương thực; là
một sinh kế có vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo, là nơi nuôi dưỡng và cung
cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ mơi trường... [45], [64].
Sự phát triển của q trình CNH, ĐTH đã dẫn đến sự ra đời và gia tăng mạnh
mẽ của các đơ thị trên phạm vi tồn thế giới. Từ đó làm xuất hiện một loại hình nơng
nghiệp mới của nhân loại, đó là nơng nghiệp đơ thị (NNĐT).
Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế như FAO, UNDP cũng như của các
nhà khoa học trong và ngoài nước như Smith J. (1996) [128], Mougeot (2000) [122],

Đào Thế Tuấn (2003) [85], Lê Văn Trưởng (2008) [84]... thì tựu chung lại, NNĐT là
một ngành sản xuất ở trung tâm, ngoại ô và vùng lân cận đô thị, có chức năng trồng
trọt, chăn ni, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm
khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở
đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ
cao cấp. NNĐT bao gồm nông nghiệp nội đô và nông nghiệp ven đô, ngoại thành với
các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.
Nông nghiệp nội đô là các hoạt động sản xuất nông nghiệp được tổ chức trên
các diện tích nhỏ cịn xen cài trong đô thị; hoặc các hoạt động sản xuất nông nghiệp


16

không cần mặt đất (như trên sân thượng, ban công, sử dụng các chậu treo...); trồng cây
xanh, phát triển mảng xanh công viên, cây đường phố, khuôn viên…
Nông nghiệp vùng ven đô, ngoại thành chỉ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
quy mô lớn hơn ở vùng đang trong quá trình ĐTH nhanh, gồm các hoạt động trồng trọt
(rau đậu, cây ăn quả, cây lương thực); lâm nghiệp (trồng rừng tập trung, trồng cây
phân tán); chăn nuôi (gia súc, gia cầm); NTTS; dịch vụ có nguồn gốc N, L, TS. Đây là
vùng tranh chấp gay gắt giữa sản xuất nông nghiệp với các hoạt động KT - XH khác
như công nghiệp, xây dựng nhà ở, dịch vụ, mở rộng đường xá… Do quỹ đất đơ thị
khơng cịn nhiều nên đất đai khá đắt [85].
Quá trình ĐTH càng nhanh dẫn đến quy mô đô thị càng lớn, dân số càng đông
với mật độ cao và kinh tế ngày càng phát triển đã dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực ở các
đô thị như diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng... Bên cạnh đó, nhu cầu của người dân đơ thị đối với nông phẩm vốn đã
cao nay lại càng cao theo tiêu chuẩn sinh thái - nhân văn. Vì vậy, việc phát triển nông
nghiệp ở các đô thị cần hướng đến sự cân bằng sinh thái, bền vững.
Nông nghiệp sinh thái là “một hình thái sản xuất nơng nghiệp sử dụng lý thuyết
sinh thái để nghiên cứu, thiết kế, quản lý và đánh giá hệ thống nông nghiệp đạt được

năng suất, đảm bảo duy trì, tái tạo nguồn lực và đạt được sự cân bằng của hệ sinh thái
nông nghiệp” [123].
Theo Lê Văn Khoa (1999), nền nông nghiệp sinh thái là “nền nơng nghiệp kết
hợp hài hịa những ưu điểm, tích cực của hai nền nơng nghiệp: nơng nghiệp hóa học và
nơng nghiệp hữu cơ một cách hợp lý và có chọn lọc nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại
nhưng không gây hại đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai (nông nghiệp bền
vững); thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp,
nghĩa là phải đạt năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt với mức đầu tư vật chất ít và
hiệu quả kinh tế cao” [37].
Như vậy, để phát triển một cách hiệu quả, ổn định và bền vững thì nơng nghiệp
ở các đô thị phải xây dựng theo hướng NNĐT sinh thái, tức là “nền nơng nghiệp được
bố trí phù hợp điều kiện của từng vùng, tôn trọng các quan hệ và cân bằng tự nhiên,
được ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ sạch vào sản xuất, nhằm sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực (đất, nước, năng lượng, lao động, dịch vụ..) tạo ra sản phẩm chất
lượng cao (CLC), ATTP, góp phần nâng cao chất lượng mơi trường và cảnh quan đô
thị, đảm bảo cho sự phát triển hệ sinh thái bền vững” [25].
Có thể thấy phát triển NNĐT sinh thái, ngoài việc cung cấp thực phẩm sạch, an
toàn, đáp ứng địi hỏi ngày càng cao của dân cư đơ thị, cịn góp phần bảo tồn tính đa
dạng sinh học; giữ gìn mơi trường nhờ đảm bảo được sự cân bằng của các yếu tố tự


×