Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Gián án HƯỚNG DẪN CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.81 KB, 16 trang )

Các bước lập kế hoạch nghề nghiệp của học sinh THPT Hãy nhớ rằng, quyết định những mục
tiêu cho sự nghiệp của bạn không phải là một công việc nhanh chóng chỉ cần mất một vài giờ. Đó là một quá trình lâu dài. Bạn
có thể quyết định lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi và sau đó, trong một vài tháng tới, có những quyết định cụ thể hơn.
1. Xác định sở thích của bạn.
Trong cuộc sống hàng ngày, những công việc thế nào khiến bạn vui vẻ? Trên lớp bạn thích học những môn học nào? Nếu bây giờ
cho bạn làm một việc tuỳ thích, cái đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Vì sao nó thu hút bạn? Liệt kê ra những hoạt động khiến bạn
thích thú trong hai năm vừa rồi. Bạn sẽ tự khám phá được những điều thú vị về bản thân mình.

2. Xác định sở trường của bạn
Giờ đây bạn đã biết bạn thích làm gì và nó liên quan thế nào đến những nhóm ngành nghề khác nhau. Bạn cần phải làm rõ khả
năng của mình. Hãy lập một danh sách những ưu thế nổi trội của bạn. Bạn học khá những môn học nào?

3. Xác định quan niệm và nguyên tắc về cuộc sống của bạn
Quan niệm và nguyên tắc sống có ảnh hưởng sâu sắc tới sự thoả mãn của bạn với nghề nghiệp đã chọn. Bạn có quan trọng việc
phải sống ở một nơi cố định? Bạn có luôn hướng tới sự mạo hiểm? Bạn có thường quan tâm tới những người xung quanh
không?... Hãy lập ra một bảng kê cho chính mình nhé!

4. Nghiên cứu kỹ lưỡng về các nghề nghiệp.
Tìm hiểu những yếu tố mà từng nghề nghiệp hấp dẫn bạn, như trình độ học vấn cần thiết, mức lương bổng, điều kiện làm việc,
triển vọng và nhiều thứ khác nữa... Ghi ra những nghề nghiệp bạn thấy thích thú và phù hợp.

5. So sánh khả năng và sở thích của bạn với những nghề nghiệp bạn vừa lựa chọn.
Nghề nào thích hợp nhất với khả năng, sở thích, cá tính của bạn? Có thể đó chính là nghề nghiệp dành cho ban.

6. Xác định mục tiêu nghề nghiệp.
Bạn đã lựa chọn nghề nghiệp nào phù hợp nhất với bạn. Gìơ có thể xác định mục tiêu lớn bạn muốn đạt tới trong nghề nghiệp
đó và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện.

7. Chọn trường, ngành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và học lực.
Chọn ngành trước, chọn nghề sau. Xác định cấp học phù hợp với năng lực rồi chọn trường.


8. Tham khảo ý kiến, đánh giá của gia đình và bạn bè về tính thực tế trong kế hoạch của bạn.
Xem xét các yếu tố liên quan khác như khả năng tài chính để trang trải việc học tập, Những khó khăn và thuận lợi khi theo học

Khi không còn điểm gì vướng mắc bạn nữa , dán kế hoạch của bạn lên tường và bắt đầu nỗ lực thực hiện nó từ ngày hôm nay.
Phân loại nghề cùng với những đặc điểm tâm lý và năng lực học tập Dưới đây chúng tôi
giới thiệu một cách phân loại nghề cùng với những yêu cầu về đặc điểm tâm lý và năng lực học tập để các bạn học sinh tham
khảo:
TT Nhóm xu hướng nghề Yêu cầu về phẩm chất tâm lý và
năng lực học tập
1 Hoạt động giao tiếp sự vụ
- Nhân viên bán hàng, tiếp thị, quảng cáo
- Tiếp viên thương mại, du lịch, nhà hàng,
khách sạn
- Nhân viên ngân hàng, bưu điện, y tế & các
dịch vụ công cộng
- Lịch sự, niềm nở, giới thiệu hấp dẫn
- Nhiệt tình, nhanh nhẹn, ứng xử linh hoạt
- Khả năng diễn đạt và lĩnh hội ngôn từ tốt
- Hiểu biết về lịch sử, văn hóa
- Làm việc ngăn nắp, thận trọng, cẩn thận, không lầm lẫn
- Khí chất, tính cách: linh hoạt, sôi nổi – hướng ngoại, điềm tĩnh –
hướng nội
- Học khá các môn khoa học xã hội (Văn, Sử, Địa, ngoại ngữ).
2 Hoạt động giao tiếp trí tuệ - Nhạy cảm, có óc quan sát
- Lãnh đạo, quản lý nhà nước, tổ chức kinh
tế
- Giáo viên, nhà giáo dục, nhà báo, luật sư,
bác sĩ…
- Cán bộ, nhân viên các đoàn thể, các ngành
văn hóa, pháp lý…

- Kiên trì, nhẫn nại, làm việc có phương pháp, điều độ
- Có năng lực tư duy, khả năng giao tiếp tốt
- Có tính quyết đoán, thất bại không nản
Khí chất, tính cách: Điềm tĩnh – hướng nội, linh hoạt – hướng
ngoại
- Học khá các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên (Toán, Lý,
Hóa, Sinh)
3 Hoạt động khoa học kỹ thuật
- Cán bộ, nhân viên làm công tác nghiên
cứu, thực nghiệm.
- Người quản lý các ngành khoa học kỹ
thuật, khoa học xã hội.
- Kỹ sư, cán bộ nhân viên kỹ thuật trong các
ngành kỹ thuật xây dựng, giao thông, cơ
khí, điện…
- Có óc quan sát, phán đoán, làm chủ kỹ thuật. Làm việc có
phương pháp khoa học.
- Kiên trì, bền bỉ, chịu đựng khó khăn.
- Có tính quyết đoán, xử lý nhanh các tình huống.
- Khí chất, tính cách: điềm tĩnh – hướng nội; linh hoạt – hướng
ngoại.
- Học khá các môn khoa học tự nhiên.
4 Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Kỹ sư thực hành, cán bộ làm nhiệm vụ chế
tạo, sản xuất, kiểm tra trong các ngành
công – nông nghiệp, nhân viên theo dõi điều
khiển các hệ thống điện – điện tử, công
nhân gia công, sửa chữa, sản xuất các sản
phẩm…
- Say mê, nghiêm túc thực hiện các quy trình kỹ thuật, có óc sáng

tạo, khéo tay, làm việc lỉ mỉ.
- Chịu đựng được trạng thái làm việc căng thẳng.
- Kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, có sức khỏe tốt.
- Có trí tưởng tượng không gian. Nhạy cảm, khả năng chú ý tốt
- Khí chất, tính cách: ưu tư, điềm tĩnh – hướng nội
- Học khá các môn khoa học tự nhiên
5 Hoạt động lao động thủ công
- Công nhân sửa chữa lắp ráp các chi tiết
nhỏ.
- Thợ thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ bằng
các vật liệu khác nhau: vàng, bạc, mây tre,
lá…
- Rất khéo tay, làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, có ý thức tìm
tòi cái mới
- Kiên trì, nhẫn nại.
- Thị lực và khả năng phân tích màu sắc tốt
- Khí chất tính cách: ưu tư, điềm tĩnh – hướng nội.
- Có kiến thức văn hóa phổ thông.
6 Hoạt động tư duy trìu tượng
- Cán bộ làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học, triết học, nghệ thuật…
- Người sáng tác, thiết kế trong lĩnh vực mỹ
thuật, nghệ thuật, kiến trúc sư, nhà văn,
họa sĩ, nhạc sĩ…
- Nhạy cảm, có khả năng tư duy tốt.
- Kiên trì, nhẫn nại, ham hiểu biết, có óc sáng tạo và khả năng
quan sát tinh tế
- Có khả năng phân tích và tổng hợp tốt
- Có trí tưởng tượng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể.
- Khí chất, tính cách: ưu tư – hướng nội

- Học khá các môn khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên
7 Hoạt động không sáng tạo
- Công nhân thi công các công trình xây
dựng giao thông, vận tải, chế biến nông,
lâm sản.
- Công nhân làm việc trong các dây chuyền
sản xuất, các xí nghiệp chăn nuôi, công
nhân điều khiển các phương tiện bốc dỡ…
- Có ý thức về sự chính xác. Làm việc ngăn nắp và có phương
pháp. Khả năng tập trung chú ý tốt.
- Có sức khỏe tốt, bền bỉ, cần cù, chịu đựng được sự căng thẳng
thần kinh của môi trường làm việc.
- Khí chất, tính cách: ưu tư, điềm tĩnh – hướng nội
- Có kiến thức văn hóa phổ thông.
Nguồn: Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề - Bộ GD & ĐT
Nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề Có hai loại nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề không
tính đến những dấu hiệu của sự phù hợp. Loại nguyên nhân thứ nhất thuộc “thái độ không đúng”, còn loại nguyên nhân thứ hai
do thiếu hiểu biết về các nghề. Dưới đây là một số nguyên nhân đó:
1. Cho rằng nghề thợ thấp kém hơn kỹ sư, giáo viên THCS thua kép giáo viên THPT… Thực ra mỗi nghề (hay đúng hơn là mỗi
chuyên môn đó) có những bậc thang tay nghề của nó. Ví dụ, công nhân cơ khí có 7 bậc tay nghề. Người công nhân được đào tạo
theo chương trình riêng, họ có vai trò quan trọng riêng trong các nhà máy, xí nghiệp. Một số bạn đã coi nhẹ công việc của người
thợ, của thầy giáo cấp I, của cô y tá, chỉ coi trọng công việc kỹ thuật, của thầy giáo dạy ở bậc trung học hoặc đại học, của bác
sĩ… Chính vì thế mà chỉ định hướng vào những nghề có sự đào tạo bậc đại học.

2. Thành kiến với một số nghề trong xã hội, chẳng hạn, coi lao động chân tay là nghề thấp hèn, chê nhiều công việc dịch vụ là
không “thanh lịch”, v.v… Thường thường, những bạn này không thấy hết ý nghĩa của yếu tố lao động nghề nghiệp, đóng góp của
nghề với xã hội. Đã là nghề được xã hội thừa nhận thì không thể nói đến sự cao sang hay thấp hèn được.

3. Dựa dẫm vào ý kiến người khác, không độc lập việc quyết định chọn nghề. Vì thế đã có nhiều bạn chọn nghề theo ý muốn của
cha mẹ, theo ý thích của người lớn, theo lời rủ rê của bạn bè. Cách chọn nghề này đã dẫn đến nhiều trường hợp chán nghề vì

không phù hợp.

4. Bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài của nghề, thiếu hiểu biết nội dung lao động của nghề đó. Ví dụ, như với các nghề diễn viên điện ảnh,
dẫn chương trình, người mẫu thời trang… rất hấp dẫn với các bạn trẻ, nhưng để thạo nghề thì phải rèn luyện gian khổ, vì vậy
cũng dễ gây chọn nghề nhầm lẫn đối với ai chỉ thích vẻ hào hoa bề nổi của nghề đó. Hoặc nhiều bạn thích đi đây đi đó nên chọn
nghề thăm dò địa chất, khi vào nghề, thấy công việc của mình gắn với rừng núi, quanh năm phải tiến hành công việc khảo sát,
ít có dịp tiếp xúc với cuộc sống thành thị, thiếu điều kiện để giao lưu văn hóa và khoa học, do đó tỏ ra chán nghề. Có người chỉ
tin vào quảng cáo của các cơ sở đào tạo mà chọn nghề vào học cũng sẽ dễ chán trường, chán nghề.

5. Cho rằng đạt thành tích cao trong việc học tập một môn văn hóa nào đó là làm được nghề cần đến tri thức của môn đó. Ví dụ,
có người học giỏi môn văn đã chọn nghề làm phóng viên báo chí. Đúng là nghề này cần đến người viết văn hay, diễn đạt tư
tưởng rành mạch. Song, nếu không nhanh nhẹn, tháo vát, năng động, dám xông xáo… thì không thể theo đuổi nghề này được.
Sai lầm ở đây là do không thấy rằng năng lực đối với môn học chỉ là điều kiện cần, chứ chưa là điều kiện đủ để theo đuổi nghề
mình thích.

6. Có quan niệm “tĩnh” về tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, quên mất những tác động mạnh
mẽ của cách mạng khoa học công nghệ ngày nay. Vì vậy, có bạn cho rằng học xong cấp I là đủ kiến thức để xin vào học nghề
tại các trường dạy nghề. Có bạn lại nghĩ, với vốn liếng lớp 12, mình học ở trường nghề nào mà chẳng được. Thực ra, nghề
nghiệp luôn thay đổi nội dung, phương pháp, tính chất lao động của nó. Người lao động không luôn luôn học hỏi, trau dồi năng
lực thì khó có thể đáp ứng với yêu cầu về năng suất và hiệu quả lao động.

7. Không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túng trong khi chọn nghề. Do đó, có hai tình trạng thường
gặp: hoặc đánh giá quá cao năng lực của mình, hoặc đánh giá không đúng mức và không tin vào bản thân. Cả hai trường hợp
đều dẫn đến hậu quả không hay: Nếu đánh giá quá cao khi vào nghề sẽ vấp phải tình trạng chủ quan ban đầu, thất vọng lúc
cuối. Còn nếu đánh giá quá thấp, chúng ta sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn. Có trường hợp ngộ nhận
mình có năng khiếu về nghề hấp dẫn, thời thượng mà chọn nghề, khi vào nghề gặp thất bại sẽ chán nản.

8. Thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khỏe của bản thân, lại không có đầy đủ thông tin về những chống chỉ định y học trong
các nghề. Điều này cũng rất dễ gây nên những tác hại lớn: người yếu tim lại chọn nghề nuôi dạy trẻ, người hay viêm họng và
phổi lại định hướng vào nghề dạy học, người có bệnh ngoài da lại đi vào nghề “dầu mỡ”, v.v…


GS Phạm Tất Dong
Ba câu hỏi đặt ra trước khi chọn nghề Chúng ta phải cân nhắc trước khi quyết định chọn cho mình một
nghề. Vì vậy, có ba câu hỏi mà bạn trẻ nào cũng cần phải trả lời trước khi quyết định chọn nghề này hay nghề khác.
1. “Tôi thích nghề gì?”

Câu này nên trả lời trước tiên. Muốn làm nghề gì, trước hết bản thân ta có thích nó hay không, tức là có thực sự hứng thú với nó
không. Nếu không thích thì đừng chọn. Đó là nguyên tắc. Chúng ta không thể thay đổi nghề dễ như thay đổi cái áo được. Hơn
nữa, ta không dễ gì đến với nghề khác theo sở thích của bản thân mình ngay sau khi ta chán cái nghề đã chọn…

Chỉ khi nào thích nghề của mình thì cuộc sống riêng mới thanh thoát. Chúng ta mới gắn bó với công việc, với đồng nghiệp, với
nơi làm việc.

2. “Tôi làm được nghề gì?”

Để trả lời câu này, phải tự kiểm tra năng lực của mình. Năng suất lao động của chúng ta có cao hay không là do năng lực của
chúng ta đạt trình độ nào.

Các bạn nên nhớ rằng, có những nghề bạn thích nhưng lại không làm được (thiếu năng lực tương ứng). Song cũng có nghề bạn
làm được nhưng lại không thích nó. Vì thế sau khi câu hỏi thứ hai được giải đáp, ta lại phải đối chiếu xem nó có thống nhất với
câu hỏi thứ nhất hay không.

3. “Tôi cần làm nghề gì?”

Có những nghề được các bạn thích, các bạn lại có năng lực đối với chúng, song những nghề đó lại không nằm trong kế hoạch
phát triển thì cũng không thề chọn được. Vì vậy, để trả lời câu hỏi này, ta phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất của địa phương, kế
hoạch phát triển ngành nghề ở địa bàn tỉnh, huyện, kế hoạch tuyển sinh của các trường đại , cao đẳng và trường nghề, khả
năng tìm được việc làm khi học xong nghề. Cần biết định hướng vào những nghề cần và có điều kiện phát triển, điều chỉnh hứng
thú vào những nghề đó và tự rèn luyện để có năng lực đối với chúng. Ngày nay lại phải chọn nghề sao cho dễ chuyển nghề khi
tình thế bắt buộc.


Ba câu hỏi trên cần được mỗi người giải đáp trong sự cân nhắc đồng thời. Như vậy, việc chọn nghề sẽ vừa đáp ứng được yêu
cầu nhân lực của xã hội, vừa bảo đảm mức độ phù hợp với hứng thú, sở thích, sở trường và năng lực của từng cá nhân.
Đừng nhầm lẫn giữa “thích” và “làm được” Những ngành “hot” hiện nay có còn “hot” không, xã hội
phát triển ngày nay cần những loại ngành nghề gì nhất...? Những câu hỏi ấy có thể rất khó trả lời nhưng cũng có thể thật đơn
giản nếu chúng ta có những căn cứ nhất định từ bản thân, từ các thông tin định hướng nghề nghiệp mà các bạn đã có. Tuy
nhiên, đừng quá “tham lam” dẫn đến “bội thực” thông tin khiến bạn thêm hoang mang.
Hãy kiên định và đừng cầu toàn khi có một lựa chọn nào đó và hãy bắt đầu từ những định hướng hết sức cụ thể!

Lựa chọn một trường nào đó để dự thi, bạn hãy trả lời câu hỏi đầu tiên: Bạn muốn làm gì, bạn thích làm việc gì, bạn sẽ trở
thành con người như thế nào?

Nghề là một công việc ổn định với những kỹ năng hết sức cụ thể, một nghề có thể được khai thác, phát huy tác dụng trong
nhiều lĩnh vực rất khác nhau, có khi cùng một nghề lại có những yêu cầu về chuyện thi cử rất khác biệt.

Hãy hình dung trong nhận thức, trong tưởng tượng của mình nghề mình muốn có, con người mình muốn trở thành sẽ có những
yêu cầu gì, có phù hợp với điều kiện, với các ưu thế chủ quan hoặc với những cơ hội sắp đến của mình không...

Để biết mình thích nghề gì, phù hợp với công việc gì, các bạn có thể tham khảo nhiều cách thông qua ý kiến những người làm
nghề có kinh nghiệm, hay thông qua chính sự quan sát của bản thân.

Chọn nghề trước hết không nên chỉ căn cứ vào việc kiếm sống nhất thời mà hãy tự nhủ nghề nào cũng có cơ hội để được chắp
cánh, mọi người đều có thể thành công và làm giàu với nghề nghiệp của mình.

Chọn nghề, hãy mở rộng cho mình nhiều cơ hội, không chỉ “bắt dính” một công việc hoặc một nghề ấn tượng nào đó, hãy nhớ
khi có nhiều hơn một lựa chọn, bạn sẽ có điều kiện lắng nghe mình nhiều hơn, sẽ biết rõ mình muốn gì nhiều hơn.

Hãy thử tưởng tượng bạn sẽ được gì khi chọn nghề mình yêu thích và ngược lại, rồi tự mình trả lời câu hỏi: mình có sống được
với nghề đó không.


Cố gắng phân biệt điều gì mình thích nhất, việc gì mình có thể làm hay nhất, năng khiếu thật sự của mình là gì... Đừng nhầm
lẫn điều mình thích và điều mình có thể làm được vì nhiều lúc thích nhưng lại không thể làm được như mình muốn...

Sau khi đã xác định một nghề để theo đuổi, bạn có thể tham khảo nhiều nguồn thông tin để chọn ngành phù hợp.

Ngành học là cốt lõi của việc được làm đúng nghề mình ưa thích. Nếu bạn thích chọn một ngành thật “kêu” nhưng lại không
được làm điều mình thích hoặc không làm được nghề như mong muốn, bạn cũng sẽ cảm thấy không thật sự hài lòng.

Hãy thật tỉnh táo khi chọn ngành, vì hiện nay khá nhiều ngành có tên gọi rất ấn tượng nhưng công việc cụ thể có khi lại không
được xác định rõ ràng, nghĩa là tính chất nghề nghiệp không thật sự thực tế...
Bạn cũng nên nhớ học một ngành có thể làm được nhiều nghề và một nghề có thể đòi hỏi kiến thức của nhiều ngành.

TS Đinh Phương Duy
Ba nhầm lẫn cần tránh khi chọn nghề Lựa chọn sự nghiệp là một việc không đơn giản chút nào. Chỉ một
nhầm lẫn nhỏ cũng có thể khiến bạn phải hối tiếc suốt đời. Dưới đây là 3 nhầm lẫn phổ biến, bạn nên tham khảo để tránh xa.
Nhầm lẫn giữa cái bạn giỏi và cái bạn thích

Bạn không cần phải dành cả cuộc đời để ca hát chỉ bởi vì bạn có chất giọng mượt mà như chim sơn ca. Bạn cũng chẳng cần phải
trở thành một đầu bếp bởi bạn có cảm nhận nhạy cảm bẩm sinh với các loại gia vị. Để bắt đầu tìm kiếm việc làm, hãy lập ra hai
bảng danh sách, 1 bảng liệt kê những gì bạn giỏi, và một liệt kê những gì bạn muốn làm.

Hãy theo đuổi những gì bạn muốn làm bởi một công việc được gắn với sự đam mê chắc chắn sẽ hơn một việc chỉ làm cho xong.

Nhầm lẫn giữa sở thích và sự nghiệp

Vậy là bạn đã hoàn thành bản danh sách và nhận thấy rằng mình thích chạy, yêu luật, ham đọc sách và chơi bóng rổ. Giờ bạn
lại đau đầu vì không biết kết hợp tất cả những yếu tố đó vào một công việc như thế nào. Đừng lo lắng. Bởi bạn không cần phải
làm thế.

Nghĩ rằng công việc của bạn sẽ phải thỏa mãn cả con người bạn là một lỗi sự nghiệp rất phổ biến. Hãy nhớ rằng, điều này không

có nghĩa bạn không thể yêu công việc của mình.

Ví dụ như, bạn có thể yêu thích khiêu vũ nhưng bạn biết rằng mình không thể sống đầy đủ bằng con đường này. Do đó, khiêu
vũ là sở thích lớn của bạn. Bạn có thể duy trì hoạt động này để giải trí, thư giãn, nhưng hãy tách biệt nó với công việc chính của
bạn.

Nhầm lẫn giữa một phần và toàn bộ công việc

Cái bạn thích làm không nhất thiết phải là cái chủ đạo mà bạn làm. Người ta thường có xu hướng nghĩ rằng họ phải trở thành cái
họ thích thay vì làm nó.

Ví dụ như một người có sở thích là viết. Thay vì tìm kiếm cơ hội được thực hiện việc VIẾT, anh ta lại nghĩ rằng mình phải trở
thành một nhà văn. Anh ta chỉ theo đuổi sự nghiệp “nghiên bút” như tiểu thuyết gia, phóng viên, người viết slogan, trong khi đó
anh ta có thể hướng vào vị trí một bộ trưởng, một nhân viên PR, một biên tập viên hay một viên chức vận động hành lang cho
chính phủ. Ở đó, anh ta hoàn toàn có “đất” để “múa bút” thoải mái đồng thời phát huy được những khả năng khác của bản thân.

Lưu ý cuối cùng: Hãy suy nghĩ một cách sáng tạo khi xem xét đến công việc sẽ theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Có nhiều lựa
chọn cho bạn hơn là bạn nghĩ đấy!
Chọn ngành nhiều cơ hội trúng tuyển Nhiều trường ĐH tuyển không đủ chỉ tiêu, nhưng cũng còn nhiều
thí sinh có kết quả thi từ điểm sàn trở lên nhưng vẫn không trúng tuyển vào ĐH, không phải vì các bạn không đủ năng lực để
vào ĐH mà chính là các bạn chưa biết tự tạo cơ hội và chưa lập kế hoạch để quyết tâm giành lấy cơ hội đó cho mình.
Để chọn con đường đi sau khi tốt nghiệp THPT, rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến bằng cấp của trường công lập, quan tâm đến
những ngành học "hot", quan tâm đến cơ hội việc làm... Và mặc dù công tác hướng nghiệp đã dần định hướng học sinh chọn
ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp nhưng chỉ những điều đó thôi dường như chưa đủ để bạn giành được "tấm vé" ĐH. Bởi
ngoài chọn ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp thì yếu tố quyết định để giành được "tấm vé" ĐH chính là năng lực học tập
của chính mình.

Năng lực học tập của bản thân được đo lường qua quá trình học THPT, cụ thể qua các môn học có liên quan đến các khối thi ĐH
như: Toán, Lý, Hóa; Toán, Hóa, Sinh; Văn, Sử, Địa; Toán, Văn, Ngoại ngữ. Ngoài ra, theo quy định của Bộ GD-ĐT, đề thi được
ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, vì vậy có thể nhân thêm trọng số cho kết quả học tập ở

lớp 12. Từ đó, tự bản thân mỗi học sinh đều có thể xác định được khối thi nổi trội nhất, ghi lại điểm trung bình THPT của 2 khối
thi nổi trội nhất. Từ mức điểm trung bình trên, các bạn đã có thể đối chiếu với điểm chuẩn của các trường qua nhiều năm để
chọn ngành phù hợp với sức học của mình.

Tuy nhiên, các bạn lưu ý: Cần tham khảo điểm chuẩn của nhiều năm vì hiện nay vẫn còn rất nhiều bạn trẻ chọn ngành dự thi
dựa vào tỷ lệ đăng ký dự thi/chỉ tiêu (K) của năm trước, cho nên thường dẫn đến nghịch lý nếu ngành A có K năm trước thấp thì
thường K của năm nay sẽ tăng hoặc ngược lại.

Điểm trung bình (ĐTB) của 2 khối thi mà bạn đã ghi nhận chính là quá trình học ở bậc THPT. Khi dự thi, bạn có thể bị nhiều yếu
tố chi phối, đặc biệt là tâm lý của người đi thi, vì vậy bạn cần ước tính tỷ lệ phần trăm làm bài thi tuyển sinh ĐH (T). T thường
nhỏ hơn 100% và phụ thuộc vào trình độ của mỗi thí sinh. Bạn cũng có thể ước tính T bằng cách thử giải đề thi tuyển sinh của
các năm trước (trong điều kiện như trong phòng thi thật), rồi nhân với ĐTB THPT của khối thi tương ứng để có được mức điểm
ước đạt. Căn cứ mức điểm này, bạn sẽ có sự lựa chọn chính xác hơn. Ví dụ, bạn có ĐTB THPT khối A là 20 điểm, T 80%, như
vậy mức điểm ước đạt của khối A sẽ là 20 X 80% = 16 điểm. Từ mức điểm ước đạt này, đối chiếu với mức điểm chuẩn của các
trường qua nhiều năm, bạn sẽ có sự lựa chọn tốt hơn.

Không nên quá lo lắng về nội dung, chương trình đào tạo và bằng cấp vì căn cứ chương trình khung do Bộ GD-ĐT ban hành, các
trường xây dựng chương trình đào tạo cho trường mình. Như vậy, cùng một ngành học, giữa các trường sẽ có ít nhất 60% số
môn học là giống nhau. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ do các trường quy định tùy thế mạnh, định hướng phát triển của từng
đơn vị.

Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề
thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có
kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được
đào tạo.

Như vậy, có thể nói giáo dục đại học giúp bạn chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai nhưng không giới hạn ở một nghề nghiệp cụ
thể nào. Bất cứ ngành học nào cũng có thể giúp bạn chuẩn bị cho một số nghề nghiệp khác nhau. Ví dụ: tốt nghiệp ngành Công
nghệ thông tin, có thể làm chuyên viên chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng; lập trình viên; chuyên viên quản trị hệ thống và
an ninh mạng; chuyên viên thiết kế đồ họa web; nhân viên phòng kinh doanh dịch vụ phát triển sản phẩm phần mềm; chuyên

viên tư vấn và triển khai phần mềm chuyên viên phòng đào tạo, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch tài chính; giảng
viên...

Bằng cấp không là yếu tố quyết định việc tuyển dụng mà chính là năng lực thực sự của người xin việc. Bạn không nên quá bị bó
buộc vào một nghề nào đó để tìm ra một ngành phù hợp và cần nhìn xa trông rộng, tự lượng sức mình khi chọn một ngành học
sau trung học phổ thông.

TS Lê Thị Thanh Mai
(Phó trưởng ban ĐH và sau ĐH - ĐH Quốc gia TP.HCM)
Làm công việc bạn yêu thích Nếu được làm công việc bạn yêu thích, bạn sẽ yêu thích công việc bạn làm. Bạn
sẽ cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn dù có thể bạn không kiếm được nhiều tiền. Được làm công việc yêu thích, bạn sẽ yêu cả
những khó khăn do công việc đặt ra.

×