Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 1


<b>VĂN MẪ</b>

<b>U L</b>

<b>Ớ</b>

<b>P 8 </b>



<b>ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO </b>



<b>A.</b> <b>SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý </b>


<b>B.</b> <b>DÀN BÀI CHI TIẾT </b>
<b>1.</b> <b>Mở bài </b>


- Giới thiệu truyện ngắn Lão Hạc và nhà văn Nam Cao
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích


<b>2.</b> <b>Thân bài </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 2


• <i>“Lão Hạc” </i>là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của


Nam Cao; đăng báo lần dầu năm 1943.
• Tóm tắt tác phẩm:


• Bố cục


o Đoạn 1: “Hơm sau…cũng xong” → Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờơng giáo
hai việc…ông giáo an ủi lão Hạc


o Đoạn 2: “Luôn mấy hôm…đáng buồn” → cuộc sống của Lão Hạc sau đó, thái độ
của Binh Tư và ơng giáo



o Đoạn 3: “Không! Cuộc đời…một sào” → Cái chết của Lão Hạc
- Phân tích:


• Nhân vật lão Hạc


o Tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán “c<i>ậu Vàng”: </i>


✓ Tình cảm của lão Hạc đối với “c<i>ậu Vàng</i>”: gọi con chó là cậu Vàng như một
bà hiếm hoi gọi con cái, bắt rận, đem ra ao tắm, cho ăn cơm….cái bát như
một nhà giàu, nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng và chửi yêu, nói với
nó như nói một đứa cháu “À khơng, ơng khơng giết… ơng ni” → Tình u
tha thiết với lồi vật, một người giàu tình cảm


✓ Sau khi bán <i>“cậu Vàng”: l</i>ão cốlàm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt lão ầng
ậng nước, mặt … co rúm, vết nhăn xô lại, ép …nước mắt, cái đầu ….ngoẹo,
miệng móm mém…mếu, lão hu hu khóc→ Lão Hạc là người sống tình nghĩa
thủy chung, u thương lồi vật; người cha có tình u thương con sâu sắc.


o Việc làm của lão Hạc trước khi chết: Nhờông giáo: giữ hộba sào vườn cho con
trai, gửi 30 đồng để lo hộ đám tang cho mình,duy trì cuộc sống: ăn khoai, củ
chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai bữa ốc và từ chối mọi sựgiúp đỡ gần
như là hách dịch → Coi trọng bổn phận làm cha, coi trọng danh giá làm người.


o Nguyên nhân cái chết của lão Hạc


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 3


✓ Muốn bảo toàn căn nhà, mảnh vườn cho con; không muốn gây phiền hà cho
hàng xóm láng giềng.



⇒ Bộc lộrõ số phận, nhân phẩm của người nông dân nghèo trước CMT8: nghèo khổ,
bế tắc, cùng đường, giàu tình thương và lịng tự trọng. Qua đó, tốcáo mạnh mẽ sựtàn
ác bất nhân của chếđộ phong kiến


• Nhân vật ơng Giáo


o Tình cảm đối với lão Hạc


✓ <i>“Tơi muốn ơm chồng lấy lão mà khóc”</i>


✓ Giữ hộlão Hạc mảnh vườn và ba mươi đồng bạc


✓ Giữ hộlão Hạc mảnh vườn và ba mươi đồng bạc


⇒ Đồng cảm, xót thương cho hồn cảnh lão Hạc, ln tìm cách giúp đỡ, an ủi và tỏlòng
quý trọng nhân cách lão Hạc


o Suy nghĩ của ông Giáo về cuộc đời


✓ Khi nói chuyện với Binh Tư


✓ <i>“Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”</i>


✓ Buồn vì: đói nghèo có thểđổi trắng thay đen, biến người lương thiện như
lão Hạc trởthành kẻ trộm cắp như Binh Tư


✓ Buồn vì: một con người như lão Hạc đành phải biến chất vì khơng cịn tìm
đâu ra miếng ăn tối thiểu hàng ngày


o Khi chứng kiến lão Hạc chết



o Khi nói chuyện với vợ:


→ Ơng giáo là người hiểu đời, hiểu người, chan chứa tình yêu thương và lòng nhân ái
sâu sắc. Người trọng nhân cách không mất niềm tin vào những điều tốt đẹp của con
người.


- Nhận xét:
• Nội dung


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 4


o Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻđẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh
khốn cùng vẫn giàu lịng tự trọng.


• Nghệ thuật


o Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến tồn bộcâu
chuyện và cảm thơng với lão Hạc.


o Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữtình đan
xen triết lí sâu sắc.


o Xây dựng được nhân vật có tính cá thểhóa cao


<b>3.</b> <b>Kết bài: </b>


- Nêu cảm nhận, đánh giá chung về vấn đề


- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ, cảm nhận của mỗi cá nhân


<b>C.</b> <b>BÀI VĂN MẪU </b>


<b>Bài văn mẫu 1 </b>


Trong giai đoạn 1930 –1945, có lẽ những tác phẩm văn học hiện thực đạt đến đỉnh
cao nhất đã khắc họa thành cơng hình tượng người nơng dân. Trong tác phẩm ấy, Lão Hạc
đứng ở một vi trí vơ cùng quan trọng và đã gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc
bởi cách nhìn người nơng dân của Nam Cao. Đó là cách nhìn của một con người đồng cảm
với nỗi đau khố của người nông dân, gần gũi, yêu thương và nhìn ra những phẩm chất
cao quý của họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 5
trung thành nhất của một người thư ký trong cuộc đời. Và ơng cùng đã mang theo ngịi
bút, cách nhìn ấy vào Lão Hạc và nó trởnên sâu sắc hơn ởđây. Nếu như Ngơ Tất Tốnhìn
vào người nơng dân trong nỗi đau khổvì thuếthân, một thứ thuếdã man, độc ác, một thứ
thuế bất công bắt con người phải trả tiền cho chính cái mạng sống nhục hơn chó cùa mình:
nếu như Nguyền Cơng Hoan khắc họa hình ảnh người nơng dân trong đắng cay, tủi nhục
vì bị lừa bịp, cướp ruộng, thì Nam Cao lại có cách nhìn thật khác. Có khi nếu người đọc vơ
tình khơng đểý thì có nhận ra được cái nhìn “th<i>ấm sâu” </i>ấy đâu. Và ta sẽ khẳng định lão
Hạc khổlà “t<i>ựlão</i>” đấy chứ, giống như người vợ của ông giáo đã nói vậy. Và như thế, thì
là cũng tựlão ăn củmài, củ chuối để tựđọa đày tấm thân mình đấy chứ. Nhưng không,
Nam Cao đã thấy được một cách rõ nét nhất sự thiếu thốn vô bờ về vật chất của lão Hạc:
cái khổvì chăm làm mà khơng ai th, cái khổ trong cảnh: Làng mất vó sợi, nghề vải đành
phải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Cịn tí việc nhẹ nào họtranh nhau làm tất cả…, cái khổvì
tiền dành dụm được của lão sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh. Đau xót lắm chứ, cơ
cực lăm chứởđây đâu có xuất hiện thứ thuếthân, đâu có xuất hiện một tên quan huyện
gian tham nào đâu mà người nông dân vẫn vô cùng tủi nhục. Đó chính là cái nhìn của con
ngươi thông cảm nhất với người nông dân, hiểu thấu nhất nỗi đau đời “<i>bình dị</i>” mà xót xa
nhất của họ. Bằng trái tim tha thiết, Nam Cao lại dám nhìn sâu vào nỗi khổ của người nơng
dân một cách trực tiếp nhất mà có khi chính tác giảcũng đang nhòa lệ. Trong những ngày


cuối đời, lão Hạc sợăn vào tiền của con nên lão bán đi cậu Vàng – con vật mà lão yêu quý,
dành dụm hết tiền để đưa cho ông giáo, rồi tự “ki<i>ếm ăn</i>”. Đúng, lão “ki<i>ếm ăn” </i>như một
“con v<i>ật”. </i>Nghe mà tàn nhẫn quá, nhưng đúng là như vậy, bởi vì cái con người phải ăn các
loại củ, mị trai mị hến cẩm hơi thì đâu cịn là cuộc sống cuộc đời của con người nữa đâu.
Ôi! Cái nhìn của Nam Cao vào nỗi khổ vật chất của người nơng dân mới đau đớn xót xa và
trực tiếp, dũng cảm biết bao.


Nếu cái nhìn của Nam Cao vềngười nông dân chỉ dừng lại ở cuộc sống vật chất của
họthì ta cũng thấy nó sâu xa, đau lòng lắm rồi. Nhưng Nam Cao còn là một người gần gũi
với nơng dân nên tác giảcịn nhìn sâu hơn vào nỗi đau tinh thần của họ. Nam Cao đã hiểu
được nỗi đau về tinh thần tưởng chừng như khơng thể có trong cái con người mà chất


“<i>con” nhi</i>ều hơn của Chí Phèo thì ởlão Hạc, cái nỗi đau khổ lại càng thấm thía hơn. Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 6
mà đứa con duy nhất phải phẫn uất bỏđi xa vì tình yêu tan vỡ. Nỗi lo lắng cho số phận
của người con ởđồn điền cao su là nỗi đau cùng cực mà lão Hạc phải chịu đựng. Nam Cao
đã nhìn ra nỗi đau đó từ những lời than thở của lão Hạc với ông giáo từ những ngày ông
cặm cụi, một thân một mình bên con chó, kỉ vật của anh con trai để lại, từ những lời nói
tưởng chừng như vơ cùng “l<i>ẩn thẩn” của lão vớ</i>i con chó: Cậu có nhớ bố cậu khơng? … Có
nghĩa đó là những việc bình thường nhất trong cuộc sống hàng ngày của người nơng dân,
thếnhưng nó mới da diết lẳng lặng mà đau vào “t<i>ận tâm” bi</i>ết bao nhiêu. Khơng dừng lại
ởđó, Nam Cao cịn nhìn thấu cái nỗi đau đớn, ân hận của lão Hạc khi lão bán đi cậu Vàng.
Bán chó là một chuyện nhưng bán đi cái niềm vui nhỏ nhoi cuối cùng, bán đi <i>“cái người </i>
<i>bạn” </i>ngày đêm cặm cụi bên lão thì lại là chuyện khác. Nó đau đớn đến nỗi miệng lão méo
xệch, hai hàng nước mắt chảy ra và tự cho là mình làm việc thất đức, già rồi mà “n<i>ỡ lừa </i>


<i>con chó</i>” . Ơi, nó mới đau khổ, thấm thía làm sao! Nam Cao nhìn vào nỗi khổ của người


nông dân mà viết lên một cách sâu lắng nhưng mạnh mẽnhư chính mình đau vậy.



Khơng chí thế, Nam Cao cịn nhìn thấy những phẩm chất cao đẹp của lão Hạc trong
suốt cuộc sống khơng phải là con người. Lão mang trong mình một trái tim yêu thương
nồng hậu. Một lần nữa, cái nhìn của Nam Cao lại bộc lộnét độc đáo và sâu xa ởđây. Nam
Cao khơng chỉ nhận thấy tình thương của con người với con người như tình cảm vợ chồng,
làng xóm trong Tắt đèn của Ngơ Tất Tố, như tình cảm bỗng dưng trào lên trong Chí Phèo
khi hắn ngửi thấy cái mùi vịthơm ngon trong bát cháo hành của Thị Nởmà lại nhìn thấy
từtình thương với con vật. Lão ăn gì cũng gắp cho nó, âu yếm như một bà mẹchăm sóc
đứa con cầu tự, khi bán con chó đi thì đau đớn khôn cùng. Yêu con vật mà Nam Cao đã
viết đến mức như vậy thì con người cịn mênh mơng đến nhường nào. Nam Cao còn nhận
thấy và trân trọng những phẩm chất tự trọng, lương thiện, nhân ái của lão Hạc, trong cách
đối xử với mọi người, trong tình yêu với con. Lão dành dụm tiền, ăn củmài củ chuối để
sống chỉvì thương con, lo cho con. Nam Cao nhìn thấy bản chất lương thiện của lão Hạc
một cách sấu sắc hơn cảtrước cái chết của lão.Có thểlão Hạc là một nhân vật trong cuộc
đời mà cũng có thểlà hình tượng mà Nam Cao xây dựng nên. Nhưng dù gì đi nữa thì cái
chết của lão Hạc là chi tiết thành công nhất của tác phẩm và cũng là chi tiết nêu bật cái
nhìn người nơng dân của Nam Cao. Tác giả thấy họ lương thiện đến mức thà chết chứ


<i>“không làm bậy”, tự</i> trọng đến mức chết cũng sợ làm phiền bà con hàng xóm. Trong tác


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 7
trực tiếp mà cịn khéo léo thể hiện qua cái nhìn của những con người khác. Nam Cao để
cho vợông giáo cằn nhằn, đểcho cơ ta nhìn lão Hạc với con mắt không thiện cảm. Nam
Cao lại đểcho Binh Tư nhìn vào lão Hạc với cái cười khẩy và khẳng định rằng: Gớm, thế
mà cũng bảo là trong sạch. Chẳng qua là lão cũng chỉbình thường thơi. Lão vừa xin tơi ít
bảchó đểhơm nào <i>“làm một bữa”. Nhưng đâu phả</i>i thế, cái nhìn trực tiếp của nhà văn lại
khơng cực đoan như vậy. Nam Cao đã nhìn thẳng vào người nông dân đểmà bênh vực
cho phẩm chất của họ. Lão Hạc chết đau đớn dữ dội cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay
vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Lão Hạc chết trong lịng lương
thiện và tự trọng. Có lẽđó là cái nhìn tươi đẹp nhất, trong sáng nhất về con người nông


dân của Nam Cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 8
cách nhìnngười nơng dân của Nam Cao qua bức tranh nông thôn thu nhỏ vềcuôc đời đau
khổ của lão Hạc mà cịn có một ngơn ngữ nghệ thuật rất tinh tế. Ngôn ngữấy biêu hiện cả
một thái độtrân trọng bênh vực người nông dân. Nam Cao dùng chữ“<i>lão</i>” mà khòng dùng
chừ“h<i>ắn”, “y” hay bấ</i>t cứcách gọi gi tương tự với lão Hạc. Nam Cao thấy được vẻ gia nua,
đau khổ của lão, một con người đáng kính. Trong suốt tác phẩm, bằng những từ ngữcơ
đọng, Nam Cao đã làm người đọc nhìn thấy một người nơng dân bất hạnh mà cao q.
Chính ngơn ngữ và kết cấu truyện, kết cấu bi kịch trong cái chết cuối cùng của lão Hạc
càng làm nổi bật cách nhìn của một nhà văn – một cách nhìn yêu mến, trân trọng nhất với
người nông dân.


Tuy nhiên, cũng phải đề cập đến một chút hạn chếtrong cách nhìn người nơng dân
của Nam Cao. Tuy rằng trong Lão Hạc khơng có cái nhìn hơi giễu cợt như một sốtác phẩm
khác nhưng nó cùng chưa thật sựhồn chỉnh. Cách nhìn của Nam Cao với người nơng dân
có phần q bi quan. Sao cuộc đời họ tồn là những cay đắng, tủi nhục, trông thấy mà


<i>“đau đớn lịng”? Sao cu</i>ộc đời họkhơng có một chút gì ánh sáng của tương lai hi vọng, mặc


dù cái tương lai ấy khơng phải là cịn q xa? Hay nói cách khác, Nam Cao chưa nhìn thấy


“<i>ánh hồng” trong cuộc đờ</i>i của người nông dân như nhiều nhà cách mạch, lão Hạc sống


kiếp đời đau khổ, không một niềm vui dù là nhỏ nhất. Lão chết bi thương trong cái nhìn
tuyệt vọng vào một khn mẫu nhất định nhưng nếu như lão trong Lão Hạc có tia hi vọng
của một con đường và ánh đồng cát như trong Cốhương của Lỗ Tân thì cách nhìn của
Nam Cao sẽ hoàn chỉnh biết mấy. Nhưng dù sao, sựso sánh nào mà chẳng khập khiễng,
Nam Cao sẽmãi mãi là Nam Cao. Ơng sẽmãi mãi ởtrong lịng người đọc với tác phẩm Lão
Hạc và cách nhìn người nông dân của ông.



Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có thếlà tác phẩm thành cơng nhất của tác giảcũng
như của cả dịng văn học. Cách nhìn của Nam Cao với số phận của lão Hạc, chính là cách
nhìn với cả tầng lớp nơng dân vì lão Hạc mang tính điển hình sâu sắc. Cách nhìn đồng
cảm, thương yêu, bênh vực và sâu thẳm vào tận đáy lịng người nơng dân của Nam Cao
sẽmãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc, cho dù tác giảđã đi xa và thân phận của
người nông dân bây giờđây đã đổi mới hơn nhiều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 9
Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Nam Cao được coi là một nhà văn hiện
thực xuất sắc trước Cách mạng. Ông hi sinh năm 1951 trong cuộc kháng chiến chống
Pháp, lúc đó, ông mới 36 tuổi. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Nam Cao đã để lại cho đời
nhiều áng văn có sức sống lâu bền. Tác phẩm của Nam Cao - những truyện ngắn, truyện
dài - thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân đạo. Đó là những trang viết chân thực, vô cùng
sâu sắc về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống
mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, chúng ta bắt gặp
cả hai kiểu nhân vật đó: lão Hạc và ơng giáo. Ơng giáo là người kể chuyện, lão Hạc là nhân
vật chính của câu chuyện. Cảhai người đó đều đáng cảm thơng và đáng trân trọng, nhất
là lão Hạc. Lão Hạc - ông cụlão nông ấy - đã phải trải qua hai cái chết trong cuộc đời mịn
mỏi bế tắc, nhưng có một tấm lịng thương con vơ cùng sâu nặng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 10
Đọc phần trích trong sách Ngữ văn 8, cũng là phần đặc sắc nhất của thiên truyện,
chúng ta cảm nhận rõ hai sự việc lớn của cuộc đời lão Hạc : việc bán "c<i>ậu Vàng" và việ</i>c
tìm đến cái chết. Hai sự việc ấy tuy khác nhau nhưng đều toát lên một ý nghĩa chung vé
tấm lịng người cha thương con mênh mơng, sâu nặng.


Bán con chó Vàng, lão Hạc đối mặt với cái chết thứ nhất. Vì sao lão Hạc phải bán "c<i>ậu </i>


<i>Vàng" </i>? Như phần trênta đã biết, nếu đểcon chó lại ni thì lão Hạc phải tiêu lẹm vào số



tiền dành dụm cho người con đang xa nhà. Điều đó lão khơng muốn, tuyệt đối khơng
muốn. Đối với lão Hạc, số tiền và mảnh vườn dành cho con thiêng liêng như một báu vật
mà hằng ngày lão chỉ biết hết lịng bảo vệ chứkhơng bao giờdám xâm phạm. Việc quyết
định bán con chó Vàng bắt nguồn từ tấm lòng thương con sâu sắc của một người cha nhân
hậu và giàu lòng tự trọng.


Bán con chó Vàng vì thương con, nhưng rồi lão Hạc lại vô cùng ăn năn, day dứt. Lão
sang nhà ông giáo giãi bày những nỗi đau thống thiết của mình. "M<i>ặt lão đột nhiên co rúm </i>
<i>lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên </i>


<i>và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". M</i>ấy câu văn ngắn ngủi


đặc tả ngoại hình nhân vật thật ấn tượng. Tác giảđã sử dụng các từtượng hình : "<i>co rúm </i>
<i>lại</i>", "xơ lạ<i>i</i>", "<i>ngoẹo về một bên"... </i>và một từtượng thanh "<i>hu hu</i>" khiến cho nét mặt, thân
hình và tâm trạng của lão Hạc hiện lên thật thê thảm. Làm một việc vì tình thương con,
nhưng người cha ấy vẫn tự dằn vặt, đau khổ như vừa phạm lỗi lớn. Phải chăng lão Hạc
cảm thấy minh có lỗi với "<i>cậu Vàng", con v</i>ật rất đỗi thân thương của lão ? Ta nghe lời lão
kể với ông giáo trong truyện mà như nghe chính lão Hạc kể với ta : "Này... cái giống nó


<i>cũng khơn ! Nó cứlàm in như nó trách tơi ; nó kêu ư ử, nhìn tơi, như muốn bảo,.tôi rằng : A </i>


<i>! Lão già tệ lắm ! Tôi ân ở với lão như thếmà lão xử với tơi như the này à ?. Thì ra tơi già </i>


<i>bằng này tuổi đầu rồi cịn đánh lừa một con chó, nó khơng ngờtơi nỡtâm lừa nó !...". </i>Đây


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 11
cho người ta giết thịt, lão cảm thấy mình "m<i>ắc tội</i>" nặng hơn, tội với con người, tội với cả
con vật. Tấm lòng người lão nông ấy bao la, sâu nặng biết nhường nào. Con chó Vàng sẽ
bị người ta giết thịt. Lão Hạc dự cảm rõ điều đó. Đối với lão, dó là cái chết thứ nhất, một


cái chết do chính lão gây ra. Nhưng, người đọc . chúng ta ngày nay, suy ngẫm sâu xa một
chút, sẽ thấu hiểu và xiết bao xót thương ơng lão nơng khốn khổvà nhân hậu ấy. Và chúng
ta cũng hiểu rằng chính cái xã hội thực dân phong kiến bấy giờđã đẩy lão Hạc và biết bao
người nông dân khác vào bi kịch như lão Hạc. Vì hạnh phúc của một người con này, lão
Hạc phải chứng kiến cái chết của một "ngườ<i>i... con" khác, phả</i>i tự huỷ diệt một niềm vui,
một kỉ vật thân thương của đời mình. Nêu sự việc lão Hạc bán chó, rồi đau khổ vật vã tự
trách mình, ngịi bút Nam Cao đã lay động tận nơi sâu thẳm tình cảm bạn đọc chúng ta.


Nhưng Nam Cao khơng dừng lại ởđó. Nhà văn tiếp tục lay động chúng ta bằng một
sự việc tiếp sau dữ dội hơn, thống thiết hơn. Đó là việc lão Hạc tìm đến cái chết. Với cái
chết lần thứhai này, tấm lịng người lão nơng thương con mênh mơng, sâu nặng ấy mãi
mãi toảsáng. Tìm hiểu về sự việc này, chúng ta thửhố thân vào nhân vật ơng giáo để
lắng nghe lời lão Hạc nói và chứng kiến cơng việc ông lão làm. Sau những lời đắng cay về
việc bán chó, lão Hạc rềrà, nhỏ nhẹmà tha thiết, chân thành giãi bày hồn cảnh của mình
để nhờơng giáo giúp cho hai việc. Việc thứ nhất: gửi ba sào vườn, khi anh con trai lão trở
vềthì ơng giáo giao lại đểanh có đất ở, có vốn mà sinh nhai. Việc thứ hai : gửi ba mươi
đồng bạc (hai mươi nhăm đồng tích cóp tằn tiện hơn một năm trời và năm đồng vừa bán
chó) đểkhi ơng lão chết, nhờhàng xóm chi tiêu cho việc ma chay... Những điều lão Hạc
thu xếp, nhờ cậy ông giáo thật là chu đáo. Nghĩ đến con, ông cụluôn mong ước con được
sống n ổn„ hạnh phúc. Nghĩ vềmình cụln luôn tự trọng, không muốn phiền luỵ ai.
Khi nghe lão Hạc trình bày, ơng giáo bật cười bảo : "<i>Sao cụlo xa quá thế ? Cụcòn khoẻ lắm, </i>


<i>chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứđể tiền ấy mà ăn.."</i>. Ơng giáo khơng thể biết được rõ ý nghĩa


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 12
câu chuyện theo lời kể của ông giáo, đưa người đọc chúng ta từ sự việc này sang sự việc
khác đầy hấp dẫn, bất ngờ. Sau khi nghe lời lão Hạc nói rằng : "Tơi đã liệu đâu vào đấ<i>y</i>",
ông giáo đã cảm động bởi cách lo toan chu đáo, tấm lòng thành thực, vừa thương con, vừa
tự trọng của lão Hạc thì được nghe Binh Tư kể việc lão Hạc xin bảchó... Ông giáo đã thốt
lên : "H<i>ỡi ôi ! Lão Hạc". Người đọc cũng ngỡ</i>ngàng, sửng sốt, tưởng rằng lão Hạc sẽ làm


một việc xấu xa, đáng buồn như việc Binh Tư thường làm : đánh bảchó, rồi thịt chó uống
rượu. Vẻđẹp của hình tượng lão Hạc bỗng mờđi, như cuộc sống lúc bấy giờ "<i>cứ mỗi ngày </i>


<i>một thêm đáng buồn". Câu chuyện tưở</i>ng chừng ngoặt sang hướng khác. Những dòng chữ


lời văn như ngưng đọng lại, Căng thẳng, hồi hộp!


Nhưng rồi, đến phần cuối của câu chuyện, tất cả đã ùa ra. Lão Hạc đã chọn một cái
chết dữ dội, bất ngờ. Chúng ta hãy vào nhà lão Hạc. Một cảnh tượng rùng rợn thảm
thương.bày rạtrước mắt ta : "Lão Hạc đang vật vã ở<i>trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo </i>
<i>xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão</i> <i>tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị</i>


<i>giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão </i>


<i>vật vã đến hai giờđồng hồ rồi mới chết...</i>". Dồn dập trong mấy câu miêu tảlà các từtượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 13
đớn về thểxác nhưng lại đau đớn, day dứt về tinh thần. Còn cái chết thứhai, tuy đau đớn
thể xác nhưng dường như ông lão đã được giải thoát và... thanh thản về tinh thần vì lão
đã trả hết nợđời, nợ với con chó Vàng, nợ với đứa con trai tội nghiệp phải bỏnhà ra đi.


Có thểnói, đọc truyện Lão Hạc, chúng ta thấy nổi bật lên, ấn tượng mạnh mẽ nhất là
câu chuyện vềhai cái chết: cái chết của con chó Vàng do lão Hạc gây nên và cái chết của
lão Hạc do tự lão lựa chọn. Cả hai cái chết này đều bắt nguồn từ tình cảm người cha
thương con mênh mông, sâu nặng. Lão Hạc phải bán "c<i>ậu Vàng" - </i>cũng là cách tự huỷ một
niềm vui, một khát vọng đểkhông phải tiêu lẹm vào số tiền dành cho con. Lão Hạc tự tử
cũng nhằm không muốn sống thừa, sống lay lắt, vô vịmà ăn lẹm vào số vốn liếng, mảnh
đất đợi con về... Người cha ấy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho hạnh phúc của con. Người
lão nông ấy đã sống một cuộc đời đau khổnhưng thật trong sáng, đáng cảm thương và
trân trọng.



Cùng với nhân vật lão Hạc, chúng ta bắt gặp nhân vật ơng giáo (có thểcoi là tác giả).
Nhờông giáo, nhờnhà văn kể chuyện, chúng ta càng thấm thìa hơn cuộc đời đau khổ của
lão Hạc. Khi ông giáo nghĩ "Cu<i>ộc đời đáng buồn, nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác", </i>
chúng la hiểu rằng Nam Cao rất xót xa, căm giận cái xã hội tối tăm ngột ngạt bấy giờ. Xã
hội ấy đã đẩy những người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc vào tình cảnh đói nghèo, bế
tắc, phải chết thảm thương. Khi ông giáo than thở : "Chao ôi ! Đố<i>i với những người ở quanh </i>
<i>ta, nếu ta khơng cốtìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họgàn dở... tồn những cớđểcho ta tàn </i>


<i>nhẫn ;... không bao giờta thương...", </i>chúng ta càng thấu hiểu suy nghĩ sâu sắc, mang tính


triết lí và tình thương bao la đậm chất nhân văn của Nam Cao. Và chúng ta cũng rút ra
được bài học thiết thực về cách nhìn, cách ứng xửmà các nhà nghiên cứu gọi là "v<i>ấn đề</i>
<i>đôi mắt"...</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 14
người bất hạnh mà biết sống cao thượng. Tác phẩm này cho thấy tài năng của nhà văn
qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ; kểcác sự việc, khắc hoạnhân vật sinh động,
có chiều sâu tâm lí, cách kể linh hoạt, hấp dẫn, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà trĩu nặng
những cảm xúc và suy nghĩ lắng sâu.


<b>Bài văn mẫu 3 </b>


Nam Cao (1915 –1951), tên thật là Trần Hữu Tri, q ởlàng Đại Hồng, huyện Lí
Nhân, tinh Hà Nam. Ông được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng, là
bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam. Hình ảnh nơng thơn bùn lầy nước đọng, tiêu điều xơ
xác vì đói khổ hiện lên thường xuyên trong tác phẩm của ông như một nỗi ám ảnh khơng
ngi. Nam Cao viết nhiều về nạn đói. Cái đói ảnh hưởng khơng ít tới nhân cách nhưng
trong cảnh đói khát thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghèo vẫn tồn tại
và âm thầm tỏa sáng. Một trong những tác phẩm thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của


Nam Cao là truyện ngắn Lão Hạc. Nhân vật chính là một lão nông nghèo khổ, cuộc đời gặp
nhiều bất hạnh. Tuy vậy, lão vẫn giữđược bản chất thật thà, đôn hậu, tình thương yêu
con tha thiết, đức hi sinh cao cảvà lịng tự trọng đáng kính phục.


Qua nhân vật này, Nam Cao giúp người đọc thấy rõ tình cảnh khốn cùng và số phận
đáng thương của nông dân Việt Nam trong chếđộ thực dân phong kiến tàn ác đương thời.
Nhân vật đứng ra kể chuyện là ông giáo, người hàng xóm thân thiết của lão Hạc. Nhờ
vậy mà câu chuyện trởnên gần gũi, chân thực. Tác giả dẫn dắt người đọc vào cuộc, cùng
sống, cùng chia sẻ vui buồn với nhân vật. Do đó mà người đọc có cảm giác như mình đang
được chứng kiến tận mắt diễn biến của câu chuyện bi thảm này.


Tác giả kết hợp giữa kể với tả, đan xen hiện tại và quá khứ, hiện thực với trữ tình.
Giọng kể biến đổi linh hoạt tuỳ theo tình huống. Cảm xúc phần lớn được thể hiện gián
tiếp suốt chiều dài truyện nhưng cũng có lúc bộc lộ trực tiếp qua những câu cảm thán đầy
xót xa, ái ngại, ẩn chứa triết lí sâu sắc về cuộc sống, vềthân phận con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 15
Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau đớn của con. Con trai lão đã vâng lời bố, không
bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợmà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu. Càng thương
con, lão càng xót xa đau đớn vì đã khơng giúp được con thoả nguyện. Lão Hạc mỏi mòn
chờ con về, ngày ngày quanh quẩn làm thuê, làm mướn kiếm ăn. Dù đói, lão nhất quyết
giữ mảnh vườn và không ăn vào số tiền dành dụm cho con. Sau trận ốm kéo dài, lão thấy
người yếu đi ghê lắm. số tiền tích cóp bấy lâu nay đã cạn kiệt. Rồi trận bão vừa qua đã
phá sạch sành sanh hoa màu trong vườn. Giá gạo thì cứcao mãi lên mà lão Hạc thì chẳng
còn được ai thuê mướn. Thếlà lão lặng lẽđi đến một quyết định quan trọng. Sau khi dằn
lòng bán con chó Vàng thân thiết, lão sang nhờ cậy ơng giáo một việc…


Trước tiên,lão kể chuyện bán con chó Vàng cho ơng giáo nghe.


Lão Hạc rất q con chó vì nó là ki vật duy nhất của đứa con trai. Lão trìu mến gọi


nó là cậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn. Với lão, con Vàng là bầu bạn
sớm hôm. Mỗi lần nhớcon trai, lão lại thì thầm trị chuyện với nó cho khy khỏa. Vì gắn
bó như thếnên đã mấy lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi.


Cuối cùng, cũng vì thương con mà lão phải dứt khốt chia tay với nó. Lão nghèo túng
q ! Đến Cơm cũng chẳng có mà ăn, lấy gì đểni cậu Vàng? Lão không muốn tiêu phạm
vào những đồng tiền ít ỏi mà lão để dành cho con trai từ việc bán hoa lợi thu được từ
mảnh vườn ba sào bé tí.


Lão Hạc tính đi tính lại và đành bán cậu Vàng để khỏi tốn kém, nhưng lòng lão thì
đau đớn, xót xa. Lão đã kểcho ơng giáo nghe cảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ.
Lão đau khổ, đằn vặt, cứ tựtrách mình vì cảm thấy mình có lỗi: già bằng này tuổi đầu rồi
cịn đánh lừa một con chó. Cảđời, ơng lão nhân hậu này nào đã nỡ lừa ai! Thái độvà cử
chi của lão Hạc mới đáng thương làm sao: Lão cốlàm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười
như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô
lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm
mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc… Nỗi khổtâm của lão cứ chồng chất mãi.
Trước đây, chi vì nghèo mà lão khơng cưới được vợcho con thì bây giờcũng chi vì nghèo
mà lão phải buộc lịng cư xửkhơng đàng hồng với một con chó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 16
nghĩ, tính tốn của lão rất đơn giản, thật thà. Lão tìm đến ơng giáo để chia sẻtâm sự và
quan trọng hơn là tìm một chỗ dựa tinh thần:


… Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẻvà dài dịng thật. Nhưng đại khái có thểrút vào hai việc.
Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng cịn dại lắm, nếu khơng có người
trơng nom thì khó mà giữđược vườn đất đểlàm ăn ởcái làng này; tôi là người nhiều chữ
nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờtơi cho lão gửi ba sào vườn của
thằng con lão; lão viết văn tựnhượng lại cho tơi đểkhơng ai cịn tơ tưởng dịm ngó đến;
khi nào con lão vềthì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứđểtên tơi cũng được, để thế


đểtơi trơng coi cho nó… Việc thứhai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào,
con khơng có nhà, lỡ chết khơng ai đứng ra lo cho được ; để phiền cho hàng xóm thì chết
khơng nhắm mắt; lão cịn được hăm nhăm đổng bạc với nămđồng bạc vừa bán chó là ba
mươi đồng bạc, muốn gửi tơi, để lỡcó chết thì tơi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là
của lão có tí chút, cịn bao nhiêu đành nhờhàng xóm cả…


Nghe những lời tâm sự của lão Hạc, khơng ai có thểkìm nổi xót thương, thơng cảm
vàkhâm phục một con người bất hạnh vì nghèo đói nhưng khơng hềnghĩ đến mình mà
dồn tất cảtình yêu thương cho đứa con trai duy nhất.


Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc. Trước khi chết, lão nhờ ông giáo giữ hộ mảnh
vườn và gửi ông giáo ba mươi đổng đểlo chơn cất. Lão khơng muốn làng xóm phải tốn
kém vì lão. Rất có thểvì tốn kém mà người ta lại chẳng ốn trách lão sao? Khơng để phiền
lụy đến mọi người, đó cũng là một cách giữgìn phẩm giá. ơng lão bề ngồi có vẻgàn dở
nhưng bên trong lại có phẩm chất đáng quý nhường nào!


Xét về tuổi tác, lão Hạc cịn có thể sống lâu, nhưng lão chi còn vẻn vẹn ba mươi đồng
bạc, nếu tiếp tục sống thì phải ăn vào chút vốn liếng ít ỏi, cho nên lão đã chọn cái chết để
bảo toàn căn nhà và mảnh vườn cho con trai. Cái chết tự nguyện này xuất phát từlòng
thương con âm thầm mà sâu nặng, từlịng tự trọng đáng kính của lão Hạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 17
Đã đành rằng thế, nhưng tơi bịn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợcon chưa
có. Ngộnó khơng lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?… Tơi cắn rơm, cắn cỏtơi lạy ơng
giáo! ồng giáo có nghĩ cái tình tơi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứcho tôi gửi.


Cảnh ngộđã đến lúc bế tắc, nhưng lão vẫn giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói
ăn vụng, túng làm càn:


Ln mấy hơm tồi thấy lão Hạc chi ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết Bắt đầu từđấy,


lão chếđược món gì, ăn món ấy. Hơm thì lão ăn củ chuối, hơm thì lão ăn sung luộc, hơm
thì rau má, với thinh thoảng một vài củ rảy hay bữa trai, bữa ốc.


Khi ơng giáo kể cho vợnghe tình cảnh đáng thương của lão Hạc thì bà gạt phắt đi:
- Cho lão chế<i>t! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm khổ</i> <i>lão chứai làm lão khổ! </i>
<i>Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói…</i>


Bất lực, ơng giáo chi biết ngậm ngùi than thở: Chao ôil Đối với những người ở quanh
ta, nếu ta khơng cốtìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họgàn dờ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa,
bi ổi… tồn những cớđểta tàn nhẫn; khơng bao giờta thương…


Đây là triết lí thấm đượm cảm xúc xót xa chân thành của Nam Cao trước những số
phận bất hạnh trong cuộc đời. Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử
nhân đạo: cần phải quan tâm, suy nghĩ đúng đắn về những con người sống quanh mình,
nhìn nhận và đánh giá họ bằng sựđồng cảm, bằng đơi ,mắt của tình thương, vấn đềnày
đã trởthành chủđềsâu sắc trong một truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Ông cho rằng
con người chi xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm, trân trọng, nâng
niu những điều đáng thương, đáng quý ởngười khác.


Cái chết bi thảm của lão Hạc là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh. Chính vì thương
con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nó thốt cảnh đói nghèo mà lão Hạc đã chọn cho
mình cái chết. Đó là một sự lựa chọn tự nguyện và dữ dội, đầy bi kịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 18
Thực ra, lão Hạc âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình từsau khi bán cậu Vàng.
Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc hơm qua sang xin bảchó, ơng giáo trốto đôi mắt, ngạc
nhiên: Hỡi ơi lão Hạc!… Con người đáng kính ấy bây giờcũng theogót Binh Tư đểcó ăn
ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.


Đây là một chi tiết nghệ thuật quan trọng có tác dụng đánh lạc hướng đểgây bất ngờ,


đảo ngược những ý nghĩ tốt đẹp vềlão Hạc của ông giáo và mọi người. Cuộc đời quả thật
cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn vì nó đã đẩy con người lương thiện như lão Hạc vào
cảnh dám làm liều như ai hết. Nghĩa là con người vốn nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến
thế mà giờđây cũng bịtha hoá bởi miếng ăn. Câu nói mập mờđầy mia mai của Binh Tư
đã đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm: Lão làm bộđấy! Thật ra thì lão chỉtâm ngẩm
thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bảchó… Lão bảo có con
chó nhà nào cứđến vườn nhà lão… Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi
uống rượu.


Chứng kiến cái chết vật vã đau đớn vì ăn bảchó của lão Hạc; mọi nghi ngờtrong lịng
ơng giáo tan biến: Không ! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại
đáng buồn theo một nghĩa khác.


Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn bởi còn cỏ những con người trong sạch như lão Hạc,
nhưng lại đáng buồn ở chỗ những con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà lại
không được sống. Tại sao ơng lão đáng thương, đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết
bi thảm đến thếnày?!


Người đọc không khỏi băn khoăn vềcách chọn cái chết của lão Hạc là tự tử bằng bả
chó. Sao lão khơng chọn cái chết lặng lẽ, êm dịu hơn? Ông lão nhân hậu trung thực này
suốt đời chưa đánh lừa một ai. Lần đầu tiên trong đời lão bắt buộc phải lừa một con chó
vơ tội –người bạn thân thiết của mình. Dường như cách lựa chọn này chứa đựng ý muốn
tự trừng phạt. Nó càng chứng tỏđức tính trung thực, lịng tự trọng đáng kính phục của
lão Hạc. Vì thếcái chết dữ dội này càng gây ấn tượng mạnh ởngười đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 19
đến hai giờđồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì
mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉcó tơi với Binh Tư là hiểu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc 1


Website HOC247 cung cấp một mơi trường h<b>ọc trực tuyến </b>sinh động, nhiều ti<b>ện ích thông minh, </b>
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh </b>
<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹnăng sư phạm </b>đến từcác trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng.


<b>I.</b>

<b>Luy</b>

<b>ệ</b>

<b>n Thi Online</b>



- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b>Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm từ </b>các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây
dựng các khóa luy<b>ện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học. </b>
- <b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các </b>


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên
khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>


<b>II.</b>

<b>Khoá H</b>

<b>ọ</b>

<b>c Nâng Cao và HSG </b>



- <b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS THCS
lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt
ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Toán:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn <b>Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho </b>
học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i> cùng đôi HLV đạt
thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III.</b>

<b>Kênh h</b>

<b>ọ</b>

<b>c t</b>

<b>ậ</b>

<b>p mi</b>

<b>ễ</b>

<b>n phí</b>



- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo <b>chương trình SGK</b> từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các
môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham


khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV:</b> Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn
phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>



<i><b> H</b><b>ọ</b><b>c m</b><b>ọ</b><b>i lúc, m</b><b>ọi nơi, mọ</b><b>i thi</b><b>ế</b><b>t bi </b><b>–</b><b> Ti</b><b>ế</b><b>t ki</b><b>ệ</b><b>m 90% </b></i>


<i><b>H</b><b>ọ</b><b>c Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


<i><b>HOC247 NET c</b><b>ộng đồ</b><b>ng h</b><b>ọ</b><b>c t</b><b>ậ</b><b>p mi</b><b>ễ</b><b>n phí </b></i>


</div>

<!--links-->

×