Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

LUẬN văn CHUYÊN KHOA 1 dược học FULL (tổ CHỨC QLD) khảo sát cơ cấu thuốc tiêu thụ tại bệnh viện đa khoa huyện tân kỳ tỉnh nghệ an từ năm 2009 đến 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.19 KB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

KHẢO SÁT CƠ CẤU THUỐC TIÊU THỤTẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN TÂN KỲ - NGHỆ AN TỪ NĂM 2009 ĐẾN
2011
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP
1

NGHỆ AN - 2013


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

KHẢO SÁT CƠ CẤU THUỐC TIÊU THỤTẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN TÂN KỲ - NGHỆ AN TỪ NĂM 2009 ĐẾN
2011
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP
1

Chuyên ngành : Tổ chức quản lý Dược
Mã số

: CK 60.73.20

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Vũ Thị Trâm

NGHỆ AN – 2013



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến:
TS. Vũ Thị Trâm
đã tận tình dìu dắt hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm nghiên cứu
trong suốt q trình thực hiện luận văn..
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau Đại học, các
thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ tận tình và tạo mọi điều kiện
cho tôi được học tập, nghiên cứu trong suốt quá trình.
Tơi xin cảm ơn Sở Y tế Nghệ An , Bệnh viện Đa khoa Huyện Tân Kỳ nơi
tôi thực hiện đề tài, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài.
Tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn sát cánh và tạo động lực để tôi phấn đấu trong học
tập, cuộc sống, sự nghiệp.

Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm
2013


MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN....................................................................................3
1.1 Khái quát về thị trường thuốc.......................................................................3
1.1.1 Thế giới.........................................................................................................3
1.1.2 Việt Nam......................................................................................................6

1.2 Các phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ thuốc...................................10

1.2.1 Phân tích ABC............................................................................................11
1.2.2 Phân tích nhóm điều trị............................................................................. 13
1.3 Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Tân Kỳ...............................................14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................17
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................17
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................17
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................17
2.2 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................17
2.3 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................17
2.4 Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................17
2.5 Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................18
2.5.1 Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ.................................................................20
2.5.1.1 Cơ cấu thuốc theo nhóm điều trị............................................................20
2.5.1.2 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ...................................................21
2.5.2 Cơ cấu các mặt hàng theo phương pháp ABC.......................................21
2.5.2.1 Cơ cấu thuốc trong hạng A theo nguồn gốc, xuất xứ..............................22


2.5.2.2 Cơ cấu thuốc trong hạng A theo nhóm điều trị......................................23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 24a
3.1 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc- xuất xứ...........................................…. ...24a
3.2 Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nhóm tác dụng dược lý ................................ 24b
3.2.1 Cơ cấu thuốc tiêu thụ nhóm chống nhiễm khuẩn.................................. 24b
3.2.2 Cơ cấu thuốc thuốc tiêu thụ nhóm giảm đau, hạ sốt................................27
3.2.3 Cơ cấu thuốc thuốc tiêu thụ nhóm thuốc tim mạch.................................39
3.3 Cơ cấu các mặt hàng theo phương pháp ABC..........................................35
3.3.1 Cơ cấu thuốc tiêu thụ phân hạng ABC.....................................................35
3.3.2 Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nhóm điều trị hạng A....................................38

3.3.3 Cơ cấu thuốc tiêu thụ một số kháng sinh nhóm Beta-lactam..................41
3.3.4 Cơ cấu thuốc tiêu thụ một số kháng sinh nhóm Macrolid.......................44
3.3.5 Cơ cấu thuốc tiêu thụ một số kháng sinh nhóm Quinolon......................45
BÀN LUẬN.........................................................................................................48
KẾT LUẬN.........................................................................................................53
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.............................................................................................54


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ Viết Tắt
ATC

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Anatomical Therapeutic

Phân loại điều trị giải phẫu

Classification
AHFS

American Hospital Formulary

Dịch vụ thuốc tại các bệnh

Service

viện Mỹ


BH

Bảo hiểm

BHYT

Bảo hiểm Y tế

BYT
DDD

Bộ Y tế
Defined Daily Dose

ĐG

Xác định liều dùng ngày
Đơn giá

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm trong nước

GMP

Good Manufacturing Practice


Thực hành sản xuất thuốc tốt

GTTT
IMS

Giá trị tiêu thụ
Information Management

Hệ thống quản lý thông tin

System
KST
NSAIDs

Ký sinh trùng
Non-steroidal anti-

Thuốc kháng viêm không

inflammatory drugs

steroid

SL

Số lượng

SLTT

Số lượng tiêu thụ


TP
UI

Thành phố
Unit International

Đơn vị quốc tế

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

VEN

Vital Essential Nonessential

Tối cần, thiết yếu , không
thiết yếu

VND
WHO

Việt Nam đồng
World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới



DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Doanh số bán thuốc trên thế giới giai đoạn 2002- 2009

3

1.2

Doanh số bán thuốc theo khu vực năm 2008 và 2009

4

1.3

Mười nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2009

5

1.4
1.5

Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2001- 2009 tại Việt

Nam
So sánh tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện tại các tỉnh,
TP năm 2008 và 2009

6
9

1.6

Cơ cấu nhân lực BVĐK huyện Tân Kỳ năm 2011

16

3.7

Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ

24a

3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15

3.16


Cơ cấu thuốc tiêu thụ trong 3 năm theo nhóm chống
nhiễm khuẩn
Cơ cấu thuốc tiêu thụ trong 3 năm theo nhóm giảm đau,
hạ sốt,kháng viêm không Steroid
Cơ cấu thuốc tiêu thụ trong 3 năm theo nhóm thuốc tim
mạch
Kết quả tiêu thụ thuốc theo phân hạng ABC qua 3năm
2009-2010-2011
Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ hạng A
Cơ cấu các nhóm thuốc có giá trị tiêu thụ cao trong hạng
A qua 3 năm 2009 – 2010 – 2011
Cơ cấu thuốc tiêu thụ một số kháng sinh nhóm betalactam trong hạng A từ năm 2009-2011
Cơ cấu thuốc tiêu thụ một số kháng sinh sinh nhóm
macrolid trong hạng A từ năm 2009-2011
Cơ cấu tiêu thụ thuốc Nalidixic nhóm Quinolon trong
hạng A từ năm 2009-2011

25
27
29
34
37
39
42
44

46


DANH MỤC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Doanh số bán thuốc theo khu vực năm 2008 và 2009

4

1.2

Tổng giá trị tiền sử dụng thuốc giai đoạn 2001- 2009

7

1.3

Bình quân tiền thuốc đầu người giai đoạn 2001- 2009

8

1.4

So sánh tiền thuốc sử dụng của bệnh viện tại các tỉnh, TP
năm 2008 và 2009

9


1.5

Các bước tiến hành phân tích ABC

12

1.6

Các bước tiến hành phân tích nhóm điều trị

14

2.7

Nội dung phân tích số liệu

18

2.8

Các bước tiến hành phân tích ABC

21

3.9

Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ

23


3.10
3.11

Cơ cấu thuốc tiêu thụ trong 3 năm theo nhóm chống nhiễm
khuẩn
Cơ cấu thuốc tiêu thụ trong 3 năm theo nhóm giảm đau, hạ
sốt, kháng viêm khơng Steroid

26
29

3.12

Cơ cấu thuốc tiêu thụ trong 3 năm theo nhóm thuốc tim
mạch

32

3.13

Kết quả tiêu thụ theo phân hạng ABC 3 năm 2009-20102011

35

3.14

Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ hạng A

36


3.15

Cơ cấu các nhóm thuốc có GTTT cao trong hạng A qua 3
năm

39

3.16

Cơ cấu tiêu thụ một số kháng sinh nhóm Beta-lactam trong
hạng A từ năm 2009-2011

42

3.17

Cơ số thuốc tiêu thụ một số kháng sinh nhóm macrolid
trong hạng A từ năm 2009 – 2011

44

3.18

Cơ cấu tiêu thụ thuốc nhóm Quinolon
trong hạng A từ năm 2009-2011

45



ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự phát triển của khoa học và cơng nghệ mà thành quả của nó
đã mang lại cho xã hội nói chung và trên từng lĩnh vực nói riêng ngày càng
phát triển không ngừng. Về lĩnh vực Y học: với đội ngũ thầy thuốc được đào
tạo có trình độ tay nghề cao, được trang bị máy móc, phương tiện, kĩ thuật
hiện đại kết hợp với sự phát triển của ngành Dược tạo cho y học ngày càng
thực hiện tốt chức năng chăm sóc sức khỏe cho con người.
Những năm vừa qua ngành công nghiệp Dược ở nước ta cũng có nhiều
đổi mới, đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh. Dược phẩm, thuốc
sản xuất ngày càng phát triển, số lượng mặt hàng ngày một tăng, mẫu mã
phong phú, đa dạng, chất lượng uy tín, hiệu quả chữa bệnh cao. Cơng tác
Dược bệnh viện có nhiều bước phát triển cơ bản về tổ chức, quản lí và cung
ứng thuốc đóng góp một phần khơng nhỏ nhằm nâng cao chất lượng khám và
điều trị tại các cơ sở y tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì những khó
khăn trở ngại trước mắt đặt ra những vấn đề khơng kém phần quan trọng đó
là:
- Sự biến đổi của thời tiết đã gây ra và sẽ gây ra những hậu quả như lũ
lụt, bệnh tật và hàng loạt những vấn đề thiên tai, hỏa hoạn có thể bùng phát.
- Công nghiệp phát triển để lại hậu quả ô nhiễm mơi trường ngày càng
có biểu hiện gia tăng.
- Hậu quả của chiến tranh gây nên tác động xấu cho mơi trường cũng
cịn đang dập dình bùng nổ ở những nơi trong đất vẫn cịn nhiễm chất độc
Dioxin.
- Q trình đơ thị hóa nhanh chóng, dân số di cư gia tăng những sai sót
chưa kiểm sốt được cũng tạo ra ô nhiễm môi trường do rác thải tạo nên.
Chính những khó khăn tồn tại ấy đã tạo nên bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe
của con người. Điều này đã thể hiện những năm gần đây và hiện nay đã phát
triển nhiều loại bệnh tật, khống chế và dập tắt dịch bệnh khơng ít trở ngại.
1



Mặt khác, trong công cuộc đổi mới đất nước, mở cửa nền kinh tế, dưới
tác động của cơ chế thị trường, việc sử dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp
lý như việc kê đơn những thuốc có tính thương mại cao, lạm dụng thuốc ...
gây ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe người bệnh và giảm uy tín bệnh viện.
[6]
Trước những thực trạng trên đề tài: “Khảo sát cơ cấu thuốc tiêu thụ
tại Bệnh viện đa khoa Huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An từ năm 2009 đến
2011” được thực hiện với hai mục tiêu sau:
1)

Mô tả thực trạng cơ cấu thuốc tiêu thụ tại Bệnh viện Huyện Tân Kỳ từ

năm 2009 đến 2011.
2)

Phân tích chi phí thuốc tiêu thụ theo cơ cấu từ năm 2009 đến 2011

theo phương pháp phân tích ABC.
Từ đó đưa ra ý kiến đề xuất giúp bệnh viện quản lý sử dụng thuốc hợp lý
hơn, nâng cao hiệu quả của công tác khám chữa bệnh.


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Khái quát về thị trường thuốc
1.1.1 Thế giới
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày
càng được quan tâm hơn. Cùng với cuộc cách mạng công nghệ sinh học và
công nghệ thông tin, công nghiệp dược phẩm trên thế giới đang phát triển

mạnh mẽ trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Doanh số bán thuốc trên thế
giới không ngừng tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2002- 2009. Tính đến
năm 2009, con số này đã đạt 808 tỷ USD, so với năm 2002 (433 tỷ USD) tăng
trưởng 86,6%.
(Bảng 1.1).
Bảng 1.1 Doanh số bán thuốc trên thế giới giai đoạn 2002- 2009
Đơn vị: tỷ USD
Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Doanh số

433

499


559

605

649

717

781

808

100,0

115,2

112,0

108,2

107,2

110,5

108,9

103,5

So sánh

liên hoàn
(%)
(Nguồn: IMS Health)
Hàng năm, cả thế giới tiêu thụ một lượng thuốc lớn nhưng sự phân bố
thuốc không đều giữa các vùng. Theo báo cáo của tập đoàn IMS Health, năm
2009, thị trường Bắc Mỹ chiếm gần 40% doanh số dược phẩm bán ra trên thế
giới, trong khi toàn bộ Châu Á, Châu Phi chỉ chiếm hơn 12 %. Điều đó cho
thấy có một khoảng cách khá xa về mức độ tiêu thụ thuốc giữa các nước phát
triển và các nước đang phát triển (Bảng 1.2).


Bảng 1.2 Doanh số bán thuốc theo khu vực năm 2008 và 2009
Đơn vị: tỷ USD
Năm 2008

Khu vực

Năm 2009

Giá trị

%

Giá trị

%

Bắc Mỹ (BM)

311,8


40,3

322,1

39,8

Châu Âu (CA)

247,5

32,0

247,6

30,6

Châu Á/Châu Phi/
Châu Úc

90,8

11,7

102,6

12,7

Nhật Bản


76,6

9,9

90,3

11,2

Châu Mỹ Latinh

46,5

6,1

45,8

5,7

Thế giới

773,1

100,0

808,3

100,0

(Nguồn: IMS Health)


% 50
40
2008

30
20

2009

10
0
BM



CA/CP/CU

NB

CMLT

Hình 1.1 Tỷ trọng bán thuốc theo khu vực năm 2008 và 2009
Một số nhóm thuốc chính tiêu thụ trên thị trường dược phẩm thế giới
năm 2009 theo thứ tự là ung thư, hạ cholesterol và triglyrerid, hô hấp, chống
đái tháo đường (Bảng 1.3).


Bảng 1.3 Mười nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2009
trên thế giới
Đơn vị: tỷ USD

STT

Nhóm thuốc

Giá trị

%

1

Ung thư

52,4

18,6

2

Hạ cholesterol và triglyceride

35,3

12,5

3

Hô hấp

33,6


11,9

4

Chống đái tháo đường

30,4

10,8

5

Ức chế bơm proton

29,6

10,5

6

Kháng thụ thể Angiotensin II

25,2

8,9

7

Chống loạn thần


23,2

8,2

8

Chống trầm cảm

19,4

6,9

9

Tự miễn

18,0

6,4

10

Chống kết dính tiểu cầu

14,6

5,3

281,7


100

Tổng cộng:
(Nguồn: IMS Health)

Nhóm thuốc ung thư đang dẫn đầu về doanh số bán thuốc trên toàn thế
giới năm 2009, doanh số bán loại thuốc này năm 2009 là 52,4 tỷ USD tương
đương 18,6% doanh số bán thuốc toàn thế giới (Bảng 1.3).
1.1. Việt Nam
2
Trong những năm qua, mặc dù những khó khăn của sự suy giảm kinh tế
toàn cầu, những diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh, GDP của Việt
Nam vẫn tăng ở mức trên 5%. Thị trường dược phẩm Việt Nam, theo dự báo
của IMS trong 5 năm, từ 2009 đến 2014 sẽ tăng trưởng từ 17%- 19% và sẽ đạt
mức 2 tỷ USD vào năm 2011 [15].


1.1.2.1 Tiền thuốc sử dụng giai đoạn 2001- 2009
Tổng quan về thị trường dược phẩm trong những năm qua tại Việt Nam
được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.4 Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2001- 2009 tại Việt Nam
Tiền thuốc bình quân

2001

Tổng trị giá tiền thuốc
sử dụng (1000 USD)
472356

2002


525807

6,7

2003

608699

7,6

2004

707535

8,6

2005

817396

9,9

2006

956353

11,2

2007


1136353

13,4

2008

1425657

16,5

2009

1696135

19,8

2010

2032750

23,5

Năm

đầu người (USD)
6,0

USD


240
0000
200
0000
160
0000
120
0000
80
0000
40
0000
0

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008


2009

2010

Đơn vị: 1000 USD
Hình 1.2 Tổng giá trị tiền sử dụng thuốc giai đoạn 2001- 2010


Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2009 là 1,7 tỷ USD so với năm 2008
là 1,4 tỷ USD tăng 19,0%. Trong đó, trị giá sản xuất trong nước đạt 831,2
triệu USD, mới chỉ đáp ứng được 49,0% nhu cầu sử dụng thuốc. Tổng giá trị
nhập khẩu là 1,2 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2008. Trong đó nhập khẩu
thuốc thành phẩm là 904,8 triệu USD, vaccin sinh phẩm y tế là 59,6 triệu
USD, nguyên liệu là 265,9 triệu USD. Nhập khẩu nguyên liệu tăng đến 62,6%
so với năm 2008 do kết quả của việc triển khai GMP nên số lượng nhà máy
GMP tăng lên, sản xuất trong nước phát triển [15].
1.1.2.2 Tiền thuốc bình quân đầu người
Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2009 đạt mức 19,8 USD, tăng 3,3% so
với năm 2001 (tiền thuốc bình quân đầu người là 6,0 USD) (Bảng 1.4& Hình
1.3).
USD
23.5

25
19.8

20

16.5


15

6

10

6.7

7.6

8.6

9.9

11.2

13.4

5
0
2001

2002

2003

2004

2005


2006

2007

2008

2009

2010

Đơn vị: USD/người
Hình 1.3 Bình quân tiền thuốc đầu người giai đoạn 2001- 2010
Những năm gần đây, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng qua các năm và tiền
thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam tăng đáng kể: năm 2008, tiền thuốc sử
dụng là 1,4 tỷ USD, tiền thuốc bình quân đầu người là 16,5 USD. Năm 2010,
tiền thuốc sử dụng là 2,03 tỷ USD, tiền thuốc bình quân đầu người là 23,5
USD


(Bảng 1.4). Con số này không chỉ phản ánh nhu cầu sử dụng thuốc, mà còn
cho thấy sự phát triển của ngành Dược cả ở lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân
phối và cung ứng thuốc.
1.1.2.3 Tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện
Bệnh viện chiếm phần tỷ trọng lớn trong tiền thuốc sử dụng hằng năm
của mỗi quốc gia vì bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe trực tiếp cho nhân dân. Trong năm 2008, tiền thuốc sử dụng tại bệnh
viện chiếm 50% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng, khoảng 12.322 tỷ VNĐ, bệnh
viện tại địa bàn Hà Nội sử dụng khoảng 11%, bệnh viện tại địa bàn TP.HCM
sử dụng khoảng 17% giá trị này. Trong năm 2009, Hà Nội sử dụng khoảng
1802 tỷ đồng tiền thuốc trong khi thành phố Hồ Chí Minh là 3151 tỷ đồng, và

các tỉnh còn lại là 5838 tỷ đồng (Bảng 1.5 và Hình 1.4).
Bảng 1.5 So sánh tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện tại các tỉnh, TP năm
2008 và 2009
Địa bàn

Năm 2008

Năm 2009

2009/2008

GT

%

GT

%

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(4)/(2)

Hà nội


1383,6

11

1802,1

16,7

1,30

TP. HCM

2127,2

17

3151

29,2

1,48

Các tỉnh còn lại

8811,9

72

5837,9


54,1

0,66

Cả nước

12322,7

100

10791

100

0,88

(1)

Đơn vị: tỷ VNĐ


100%

Các tỉnh khác

54.1

80%
60%


72
29.2

40%
20%
0%

TP.HCM

17
11

16.7

2008

2009

Hà Nội

(Nguồn:Cục quản lý Dược Việt Nam) [11]
Hình 1.4 So sánh tiền thuốc sử dụng của bệnh viện tại các tỉnh, TP năm
2008 và 2009
Năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong cả nước chỉ bằng 0,88
lần năm 2008, riêng TP HCM đã sử dụng 3151 tỷ VNĐ tiền thuốc, tương
đương 29,2% tổng giá trị sử dụng và nhiều gấp 1,48 lần năm 2008.
Hà nội tiêu thụ 1802,1 tỷ đồng tiền thuốc trong năm 2009, tương đương
16,7% tổng giá trị tiền thuốc cả nước, tăng 1,3 lần năm 2008 song lượng
thuốc này chỉ bằng 0,57 lần giá trị tiêu thụ của TP HCM.

1.2 Các phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ thuốc
Để góp phần chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện,
Bộ Y tế đã ra thông tư 08 (TT08/BYT-TT ngày 4/7/1997) về việc thành lập
Hội đồng thuốc và điều trị. Và gần đây có TT 22/2011/TT-BYT ngày
10/06/2011 của BYT quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện
; TT23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có
giường bệnh ; Thơng tư 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ y tế
hướng dẫn hoạt động dược trong bệnh viện. Theo đó, bộ phận này có chức


năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về sử dụng thuốc nhằm mục đích sử
dụng thuốc an tồn, hợp lý, hiệu quả, cụ thể hóa phác đồ điều trị phù hợp với
điều kiện bệnh viện. Theo hướng dẫn của WHO, hội đồng thuốc và điều trị
nên sử dụng 4 phương pháp sau để phân tích các dữ liệu tổng hợp quản lý
danh mục thuốc và phát hiện các vấn đề trong sử dụng thuốc gồm :
- Phân tích ABC
- Phân tích nhóm điều trị
- Phân tích sống cịn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN)
- Liều xác định trong ngày (DDD)
1.2.1 Phân tích ABC
1.2.1.1 Khái niệm
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng tiêu thụ
hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách.
1.2.1.2 Ý nghĩa
Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí
thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin được sử dụng
để:
- Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn.
- Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.

- Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.
Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
cộng đồng và từ đó phát hiện những điểm chưa hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mơ hình bệnh tật.
Xác định phương thức mua các thuốc khơng có trong danh mục thuốc
thiết yếu của bệnh viện.


1.2.1.3 Các bước tiến hành phân tích ABC
Hình 1.5 Các bước tiến hành phân tích ABC
B1: Liệt kê sản phẩm.
B2: Điền thông tin cho mỗi sản phẩm:
Đơn giá
Số lượng sản phẩm

B3: Tính giá trị thành tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số
lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm.

B4: Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi
sản phẩm chia cho tổng số tiền.

B5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo % giá trị giảm dần.
B6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm.
Bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh
sách.
B7: Phân hạng sản phẩm như sau:
Hạng A: gồm những sản phẩm chiếm 75- 80% tổng giá trị tiền
Hạng B: gồm những sản phẩm chiếm 10- 15% tổng giá trị tiền
Hạng C: gồm những sản phẩm chiếm 5- 10% tổng giá trị tiền
Thông thường sản phẩm hạng A chiếm 10- 20% tổng sản phẩm, hạng B

chiếm 10- 20% tổng sản phẩm, hạng C chiếm phần còn lại từ 60- 80%.


Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu
phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số
của sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên trục ngang hay trục
hồnh của đồ thị [16].
1.2.2 Phân tích nhóm điều trị
1.2.2.1 Ý nghĩa:
Phân tích nhóm điều trị giúp:
Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí
nhiều nhất.
Trên cơ sở thơng tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử
dụng thuốc bất hợp lý.
Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu
thụ khơng mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể như sốt rét và sốt xuất
huyết.
Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao
nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
1.2.2.2 Các bước tiến hành:
Hình 1.6 Các bước tiến hành theo nhóm điều trị
Tiến hành 3 bước đầu tiên của phương pháp phân tích ABC để thiết lập
danh mục thuốc bao gồm cả số lượng và giá trị tiêu thụ.

Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Danh mục thuốc thiết yếu của
Tổ chức Y tế thế giới (WHO 2002a) hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thốn
học (ATC) của Tổ chức y tế thế giới.

Sắp xếp lại d
mỗi thuốc ch



1.3 Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Tân Kỳ.
Bệnh viện đa khoa huyện Tân Kỳ nằm ở khối 10, Thị trấn Tân Kỳ,
Huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Bệnh viện đa khoa huyện Tân Kỳ là một Bệnh viện đa khoa hạng III với
105 giường bệnh theo kế hoạch năm 2012.
Năm 2012: Tổng số lần khám chữa bệnh là 124.934 lượt trong đó có
6.505 bệnh nhân điều trị nội trú và 118.429 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tổng
số ngày điều trị nội trú là 36.724 ngày và tổng số ngày điều trị ngoại trú là
10.175 ngày.
Năm 2009: Tổng số lần khám chữa bệnh là 70.553 lượt trong đó có
7.418 bệnh nhân điều trị nội trú và 63.135 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tổng
số ngày điều trị nội trú là 47.824 ngày và ngày điều trị trung bình 6,0. tổng số
ngày điều trị ngoại trú là 292.500 ngày.
Năm 2010. Tổng số lần khám chữa bệnh là 68.311 lượt trong đó có
7.724 bệnh nhân điều trị nội trú và 60.587 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tổng
số ngày điều trị nội trú là 41.734 ngày, ngày điều tri trung bình 5.5 và tổng số
ngày điều trị ngoại trú là 255.400 ngày.
Năm 2011. Tổng số lần khám chữa bệnh là 60.410 lượt trong đó có
7.350 bệnh nhân điều trị nội trú và 53.060 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tổng
số ngày điều trị nội trú là 42.045 ngày, ngày điều tri trung bình 5.7 và tổng số
ngày điều trị ngoại trú là 267.700 ngày.
Năm

Số lượt KCB
Ngoại trú

Nội trú


Tổng số ngày điều trị Ngày điều
Tổng

Ngoại trú

Nội trú

trị TB

2009

7418

63135

70553

292500

47824

6.0

2010

7724

60587

68311


255400

41734

5.5

2011

7350

53060

60410

267700

42045

5.7


Bệnh viện có tổng số: 114 cán bộ cơng nhân viên chức, gồm các thành
phần như sau:
Bảng 1.6 Cơ cấu nhân lực BVĐK huyện Tân Kỳ năm 2011
Số TT

Trình độ

Số lượng


Tỷ lệ %

01

Bác sĩ sau đại học: CKI

07

6.1

02

Bác sĩ Đại học

15

13.1

03

Dược sĩ Đại học

01

0.87

04

Dược sĩ Trung học


08

7.01

05

Đại học khác

02

1.75

06

Điều dưỡng, Nữ hộ sinh

57

50

07

Kỹ thuật viên

07

6.14

08


CBCNV khác

17

14.9

114

100%

Tổng cộng:

Trong các năm chi phí thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Tân Kỳ ngày
một tăng do lượng bệnh nhân đến bệnh viện khám chữa bệnh tương đối tăng
cao với mơ hình bệnh tật đa dạng. Bệnh viện có một danh mục thuốc với
nhiều nhóm tác dụng dược lý và biệt dược khác nhau. Do đó, việc phân tích
tình hình sử dụng thuốc theo phương pháp hợp lý sẽ góp phần vào cơng tác
quản lý tiêu thụ thuốc cho bệnh viện để tiết kiệm chi phí về sử dụng thuốc cho
bệnh nhân.


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Danh mục thuốc đã tiêu thụ tại bệnh viện đã khoa huyện Tân Kỳ Tỉnh
Nghệ An từ năm 2009, 2010 đến năm 2011.
- Nguồn số liệu từ báo cáo tổng hợp xuất- nhập- tồn của Bệnh viện đa khoa
Huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An từ năm 2009, 2010 đến năm 2011.

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ 01/2012 – 07/2012.
- Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa Huyện Tân Kỳ Tỉnh Nghệ An.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp mô tả hồi cứu.
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, tập trung phân tích mức tiêu
thụ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu,....Phân tích cơ cấu tiêu thụ
theo phương pháp phân tích ABC số lượng, nhóm thuốc, giá tiền các nhóm
thuốc [4].
2.4 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp hồi cứu [4]:
Cách tiến hành: Từ kết quả thống kê thu thập thông tin chi tiết (tên biệt
dược, tên hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế, đơn vị tính, quy cách đóng gói,
nhà sản xuất, nước sản xuất, đơn giá, số lượng) của toàn bộ các thuốc được
tiêu thụ tại bệnh viện đa khoa Tân Kỳ qua các năm 2009-2010- 2011.
Thu thập các thơng tin chi tiết đó từ phần mềm quản lý xuất- nhập thuốc,
sổ sách theo dõi xuất , nhập, tồn tại khoa Dược bệnh viện.
2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu liên quan đến cơ cấu tiêu thụ thuốc được phân tích theo các chỉ số:


Giá trị tiêu thụ (GTTT): là giá trị tiền thuốc được tiêu thụ tính cho từng nhóm,
đơn vị tính: 1000 đồng.
Các thơng tin về tình hình thuốc đã sử dụng được chuyển sang phần
mềm Excel làm cơ sở để phân tích theo nội dung sơ đồ sau:
Hình 2.7 Nội dung phân tích số liệu
Danh mục các mặt
hàng tiêu thụ tại bệnh viện


Cơ cấu thuốc
tiêu thụ

Cơ cấu thuốc theo
nhóm điều trị

Cơ cấu các mặt
hàng theo phương pháp ABC

Cơ cấu thuốc theo
nguồn gốc, xuất xứ

Cơ cấu thuốc trong
3 hạng A,B,C

Cơ cấu thuốc trong
hạng A

Giảm đau

Tim mạch

Nguồn gốc, xuất xứ

Kháng sinh

Nhóm điều trị

Beta-lactam


Aminozid

Quinolon


2.5.1 Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ
Danh mục thuốc tiêu thụ tại bệnh viện đã được phân loại theo các chỉ
tiêu: thuốc đông dược, thuốc tân dược. Tiến hành sắp xếp lại một số mặt hàng
sử dụng hoạt chất có nguồn gốc dược liệu nhưng dạng bào chế như thuốc tân
dược (bệnh viện xếp vào nhóm tân dược) vào nhóm thuốc đơng dược.
- Số lượng và thành tiền mỗi mặt hàng được tính bằng cách:
SL = lượng xuất (kho chính+ kho BH ngoại trú)
Tiền= SL* ĐG
 Với những thuốc nhập nhiều lần, tức là thuốc có nhiều ĐG khác nhau
thì:
n



(n: số lần nhập)

SL =

SLn
i1

n




Tiền =

Tiên.n
i1

- Dùng hàm trong Excel tính :


Tổng số mặt hàng và thành tiền của các chỉ tiêu: thuốc đông dược, thuốc
tân dược.



Tỷ trọng so với tổng.

- Các thông tin thu được sau khi xử lý số liệu, được trình bày vào bảng cơ
cấu tiêu thụ thuốc như trong chương 3.
2.5.1.1 Cơ cấu thuốc theo nhóm điều trị
Tiến hành phân loại thuốc tân dược được sử dụng bệnh viện đa khoa
huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An năm 2010 theo các nhóm điều trị có trong Danh
mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
của Bộ Y tế số 05/2008/QĐ- BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 [2].
Dùng hàm trong Excel:


Tính tổng số mặt hàng và tiền của từng nhóm.


×