Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Bài Giảng Địa Lý 10 NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 23 trang )


BÀI 10
Thực hành:

NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ
CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ
CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ


1. Dựa vào nội dung thuyết kiến tạo mảng và những kiến thức
đã học, em hãy xác định và điền tên các mảng kiến tạo lớn vào
lược đồ dưới đây:


THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG


THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
Vỏ trái đất trong quá trình hình thành đã biến dạng
do các đứt gãy và tách dãn thành một số đơn vị kiến tạo,
gọi là các mảng kiến tạo.
1) Mảng Thái Bình Dương
2) Mảng Ấn Độ – Ôx - trây - li - a
3) Mảng Âu – Á
4) Mảng Châu Phi
5) Mảng Bắc Mĩ
6) Mảng Nam Mĩ
7) Mảng Nam Cực


2. Quan sát bản đồ và hình 10 (SGK) các nhóm hãy xác định:


- Nhóm I: Xác định các vành đai động đất trên bản đồ?
- Nhóm II: Các khu vực tập trung nhiều núi lửa trên thế giới?
- Nhóm III: Các vùng núi trẻ trên bản đồ?


1) Các vành đai động đất:
- Vành đai quanh Thái Bình Dương.
- Khu vực Địa Trung Hải.
- Khu vực Đơng Phi…
2) Những nơi tập trung nhiều núi lửa:
- Khu vực Thái Bình Dương.
- Khu vực Đại Tây Dương.
- Khu vực Địa Trung Hải.
- Khu vực Đông Phi và Cận Đông.
3) Các vùng núi trẻ tiêu biểu:
- Hi-ma-lay-a (châu Á).
- Coóc-đi-e, An-đét (châu Mĩ).
- An-pơ, Cap-ca, Pi-rê-nê (châu Âu)…


Nhật Bản tiêu biểu cho các khu vực nằm trong vành đai động đất,
núi lửa hoạt động mạnh mẽ.(sự kiện lịch sử ngày 11-3)


Hình ảnh bi thương sau trận động đất ở Nhật (11-3-2011)


Một số hình ảnh núi lửa phun

Núi lửa phun giữa biển ở Tonga



Một số hình ảnh núi lửa phun

Núi lửa Helen,tiểu bang
Washington phun 18/5/1890


Các vùng núi trẻ tiêu biểu

Dãy Himalaya (Đỉnh Everest- cao nhất thế giới).


3. Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các
vùng núi trẻ.
Quan sát bản
đồ và hình
10(SGK)em có
nhận xét gì về
sự phân bố của
các khu vực có
động đất, núi
lửa, các vùng
núi trẻ?


NHẬN XÉT:
- Núi lửa thường tập trung thành các vùng
lớn và trùng với các vành đai động đất, với các
miền tạo núi hoặc trùng với những đường kiến tạo

lớn của trái đất.
- Sự hình thành chúng liên quan với vùng
tiếp xúc của các mảng.


4. Giải thích
a) Vì sao khu vực ven bờ tây Thái Bình Dương từ bán đảo
Cam-sat-ca đến Nhật Bản, Philippin, Inđônêsia hay sảy ra
động đất và núi lửa.

Vành đai lửa
Thái Bình Dương


Khu vực này trùng khớp với vùng tiếp xúc
giữa mảng Âu – Á và mảng Thái Bình
Dương. Mà vùng tiếp xúc giữa các mảng
kiến tạo là những vùng bất ổn, thường có các
hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo là hiện
tượng động đất, núi lửa.
Cũng do đó mà khu vực này được gọi là
vành đai Thái Bình Dương.


b) Nguồn gốc hình thành dãy núi ngầm khổng lồ giữa
Đại Tây Dương.
Khi 2 mảng chuyển dịch
xa nhau sinh ra một số ngăn
cách, là nơi vùng (yếu) của lớp
vỏ trái đất và từ đó có sự xâm

nhập của macma nóng chảy
trong lòng trái đất để đi lên tạo
thành các dãy núi ngầm ở đáy
đại dương. Dãy núi ngầm ở giữa
Đại Tây Dương là kết quả của sự
di chuyển xa dần nhau của mảng
Á – Âu với mảng Bắc Mỹ, giữa
mảng Châu Phi với mảng Nam
Mỹ.


c) Vì đâu tạo nên các dãy núi trẻ Himalaya, coocđie, Anđet.

Do các mảng kiến tạo xô vào nhau
+ Himalaya: Mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ
+ Anđet: Mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Mỹ
+ Coocđie: Mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ



ĐÁNH GIÁ
( Chọn đáp án đúng cho các câu sau )

Câu 1: Lục địa Châu Mỹ gồm:
a. Một mảng tách ra từ lục địa Châu Phi
b. Hai mảng độc lập tách ra khỏi mảng Á - Âu và
mảng Châu Phi
c. Là một bộ phận của mảng Thái Bình Dương
d. Hai mảng độc lập tách ra khỏi mảng Á – Âu và
mảng Thái Bình Dương



Câu 2: Hoạt động động đất và núi lửa thường
xảy ra ở vùng:

a. Trung tâm của các mảng
b. Tiếp xúc của các mảng
c. Tiếp xúc giữa mảng lục địa và mảng đại dương
d. tất cả các vùng trên


Câu 3: Sự hình thành các dãy núi cao như
Himalaya, Anđet là kết quả của hiện tượng:

a. Xô vào nhau của hai mảng lục địa
b. Tách rời nhau của hai mảng lục địa
c. Đứt gãy của mảng lục địa và đại dương
d. Trượt lên nhau của các mảng




×