Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài soạn Thế giới thực vật Rau ngon quanh bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.14 KB, 14 trang )

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: RAU NGON QUANH BÉ
Tuần thứ 4, thực hiện từ ngày 21/02/2011 đến ngày 27/02/2011
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH:
LĨNH VỰC
PHÁT
TRIỂN
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
THỂ
CHẤT
- Giúp trẻ phát triển sức bền, phát triển cơ chân.
- Phản ứng kịp thời với hiệu lệnh, phản ứng nhanh định hướng.
NGÔN
NGỮ
- Kể chuyện diễn cảm, thể hiện được cử chỉ, điệu bộ.
- Phát triển vốn từ, cung cấp từ mới qua trò chuyện đàm thoại về chủ đề,
luyện phát âm từ khó thuộc chủ đề.
NHẬN
THỨC
- Trẻ nhận biết một số loại rau quen thuộc.
- Biết phân biệt được từng nhóm rau (ăn lá, ăn củ, ăn quả, ăn sống, ăn chín).
- Biết lợi ích của rau đối với đời sống con người, đếm được 5 loại rau.
- Nhận biết sự cần thiết phải ăn rau.
THẪM
MỸ
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng (Vo đất nặn, uốn cong, ấn bẹt tạo thành sản
phẩm thuộc chủ đề, giống thật, sáng tạo)
- Có cảm hứng âm nhạc, biết hát múa vận động âm nhạc.
TÌNH
CẢM
XÃ HỘI


- Biết chăm sóc bảo vệ rau (Bắt sâu, nhổ cỏ, tưới nước...)
- Khi vào vườn rau không giẫm lên rau, không ngắt rau tùy tiện.
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN:
TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Đón trẻ, trò chuyện
với trẻ.
Trao đổi với phụ
huynh
- Cô đón trẻ, cất đồ dùng cá nhân cùng trẻ, trò chuyện với trẻ
về mô hình vườn rau, các loại rau.
- Trao đổi với phụ huynh cần cho trẻ ăn rau, ăn canh, vận
động phụ huynh trồng rau sạch, tiêu dùng và bán cho trường.
2. THỂ
DỤC
BUỔI
SÁNG
HÔ HẤP
TAY VAI
BỤNG
CHÂN
BẬT
- Máy bay ù ù
- Đứng đưa tay ra trước, lên cao.
- Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.
- Đứng đưa chân ra trước, lên cao.
- Bật tiến về phía trước
HOẠT ĐỘNG CHĂM
SÓC NUÔI DƯỠNG
- Nhắc trẻ siêng năng tắm rửa.
- Không đi đầu nắng.

- Thường xuyên ăn canh rau mỗi ngày.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
1
CHỦ ĐỀ NHÁNH: RAU NGON QUANH BÉ
TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
THỨ
2 KHÁM PHÁ
KHOA HỌC
- Rau ngon đáng quý.
THỨ
3
THỂ DỤC - Chạy chậm 100m.
TẠO HÌNH - Nặn rau bé thích.
THỨ
4
GIÁO DỤC
ÂM NHẠC
- "Lá xanh".
THỨ
5
LÀM QUEN
VỚI TOÁN
- Đếm rau trong phạm vi 5.
THỨ
6
LÀM QUEN
VĂN HỌC
- Truyện "Củ cải trắng"
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI

- Quan sát vườn rau trong trường.
- Chơi "rồng rắn lên mây", "cướp cờ".
- Chơi tự do.
TÊN GÓC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc phân vai
Góc xây dựng
Góc học tập
Góc nghệ thuật
Góc thiên nhiên
- Cửa hàng bán rau chế biến món ăn từ rau.
- Xây dựng vườn rau, cửa hàng rau.
- Xem sách tranh vẽ về các loại rau.
- Vẽ nặn tô màu các loại rau.
- Chăm sóc cây cảnh, làm đất, trồng rau.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
- Hát, đọc thơ, kể chuyện.
- Hoạt động góc.
- Vệ sinh trả trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
2
Thứ hai ngày 21 tháng 02 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: RAU NGON QUANH BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
RAU NGON ĐÁNG QUÝ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, so sánh, phân biệt, gọi tên một số loại rau quen thuộc qua hình dạng, đặc
điểm, cấu tạo, màu sắc...
- Biết được ích lợi của rau đối với con người.

2. Kỹ năng:
- So sánh, phân loại, ghi nhớ.
3. Thái độ:
- Cùng mọi người chăm sóc và bảo vệ rau thật tốt.
II. CHUẨN BỊ:
- Vườn rau trong trường có các loại rau quen thuộc.
- Một chiếc hộp có đựng các thứ rau thật.
- Mỗi trẻ một rổ có các loại rau thật.
- Ba rổ rau có đựng các loại rau chưa nhặt trong đó có rau ăn chín và rau ăn sống.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
- Cho lớp chơi gieo hạt.
- Hỏi: Các con vừa chơi gì?
- Muốn có rau ăn người ta phải làm gì?
- Cô giới thiệu vườn rau của trường, cho
trẻ ra thăm vườn rau.
- Cô chỉ vào rau xà lách và hỏi: Đây là rau
gì?
- Để rau luôn tươi ngon, chúng ta cần làm
gì? Cho trẻ vào lớp.
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ trả lời.
3
4. Kết thúc:
- Trò chơi 1: Chiếc hộp kỳ lạ.
Cách chơi: Cô có một chiếc hộp, trong hộp

có chứa nhiều thứ rau ngon. Khi chơi một
cháu lên không nhìn vào hộp mà chỉ sờ tay
vào chọn ra thứ rau theo nhu cầu cảu cô,
chọn xong đưa ra (các bạn còn lại cũng
chọn rau trong rổ đưa lên) rồi cùng nhau
gọi tên, xem ai chọn đúng.
- Cô yêu cầu chọn rau xà lách.
- Hỏi: Con có nhận xét gì về rau xà lách.
- Tóm ý: Xà lách có thân, lá, rễ, lá to,
mỏng, mềm, có màu xanh.
- Hỏi: Theo con rau xà lách phần nào ăn
được, phần nào bỏ đi?
- Tóm ý: Rau xà lách chỉ ăn phần lá, bỏ
phần rễ, cho nên người ta gọi rau xà lách là
rau ăn lá.
- Cho cháu kể các món ăn từ rau xà lách.
- Hỏi: Rau xà lách ăn sống hay ăn chín?
(Cô dạy tương tự với rau ngót và rau
muống).
- Cho trẻ so sánh: Rau ngót và rau xà lách.
- Trò chơi 2: Ai nhanh nhất.
Cách chơi: Trẻ vừa cầm rổ rau vừa đọc vè
"Rau ngon". Đến hết bài vè, cô yêu cầu rau
gì, thì trẻ tìm rau đó đưa lên.
- Trò chơi 3: Bé chọn đúng, nhặt nhanh.
Cách chơi: Cô có rất nhiều rau chưa nhặt,
cô muốn mỗi con giúp cô nhặt bỏ phần
không ăn được, lấy phần ăn được và chú ý
những rau nào ăn sống (ăn chín, ăn lá, ăn
quả...) riêng ra từng rổ. Đội nào nhặt nhanh

bỏ đúng rổ, vệ sinh chỗ nhặt rau trước, đội
đó thắng.
- Chơi xong cô nhận xét và hỏi trẻ những
phần rau ăn không được bỏ vào đâu.
-Hát bài "Lá xanh".
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ cùng chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ so sánh.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi thi đua.
- Trẻ hát cùng cô.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
4
Thứ ba ngày 22 tháng 02 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: RAU NGON QUANH BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: THỂ DỤC
CHẠY CHẬM 100 m
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ chạy nâng cao đùi.
- Tay vung tự nhiên.
2. Kỹ năng:

- Rèn sức bền, tính kỷ luật.
- Phản ứng kịp thời với hiệu lệnh.
3. Thái độ:
- Tích cực luyện tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân bãi an toàn sạch sẽ.
- 3 quả bóng.
- Đọa đường dài 100m, cờ thể dục, vạch xuất phát, đích.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
1. Khởi động:
2. Trọng động:
a. BTPTC:
- Cho trẻ đi các kiểu chân, làm theo
người dẫn đầu.
- Tay vai: Đứng đưa tay ra trước, lên
cao. Cô hô 4 lần, 4 nhịp.
- Bụng: Đứng đan tay sau lưng, gập
người về phía trước. Cô hô 4 lần, 4
nhịp.
- Chân: Đứng đưa chân ra trước, lên
cao. Cô hô 4 lần, 4 nhịp.
- Trẻ đi theo cô.
- Trẻ tập theo nhịp hô của cô.
5

×