Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn đánh giá thực trạng sản xuất dưa chuột bao tử tại HTX nhân nghĩa huyện lý nhân, tỉnh hà nam và nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn của nguyên liệu dưa chuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.12 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

------------------

DƯƠNG THỊ DUYẾN

ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ TẠI
HỢP TÁC XÃ NHÂN NGHĨA, HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM VÀ
NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ðẾN CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN
CỦA NGUYÊN LIỆU DƯA CHUỘT DÙNG TRONG CHẾ BIẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Mã số: 60.54.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN
Tác giả xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
luận văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tác giả xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tác giả


Dương Thị Duyến

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

i


LỜI CÁM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Bích Thủy,
người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tơi về chun mơn trong
suốt thời gian thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ
sau thu hoạch - Khoa Công nghệ thực phẩm, Viện ðào tạo sau đại học trường
ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện hướng dẫn giúp đỡ tơi trong
q trình học tập, nghiên cứu để tơi thực hiện tốt đề tài, hồn chỉnh luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và tập thể cán bộ Sở Nơng
nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam ñã tạo ñiều kiện thuận lợi trong q trình cơng
tác, học tập cũng như cơ sở nghiên cứu để tơi thực hiện tốt đề tài này.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân và bạn bè, những người ln ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tơi
trong q trình học tập, cơng tác và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cơ, đồng nghiệp và bạn đọc. Xin trân
trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn

Dương Thị Duyến

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….


ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cám ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

PHẦN MỘT: MỞ ðẦU

1

1.1


ðặt vấn đề

1

1.2

Mục đích và u cầu

3

1.2.1

Mục đích

3

1.2.2

u cầu

3

PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của cây dưa chuột


4

2.2

Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam

5

2.3

Các mối nguy ảnh hưởng ñến chất lượng rau quả nói chung

15

2.4

Giới thiệu chung tiêu chuẩn thực hành nơng nghiệp tốt (GAP)

27

2.5

Giới thiệu về Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt
(VietGAP) và tình hình áp dụng ở Việt Nam

29

PHẦN BA: VẬT LIỆU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU


37

3.1

ðối tượng và vật liệu nghiên cứu

37

3.2

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

37

3.3

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

37

PHẦN BỐN: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

41

4.1

ðặc ñiểm tự nhiên của tỉnh Hà Nam và HTX Nhân Nghĩa

41


4.1.1

ðặc ñiểm tự nhiên của tỉnh Hà Nam

41

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iii


4.1.2

ðặc ñiểm tự nhiên của HTX Nhân Nghĩa

4.2

Thực trạng sản xuất dưa chuột bao tử tại HTX Nhân Nghĩa, vụ

42

ðông năm 2010

42

4.2.1

ðặc điểm nơng hộ sản xuất dưa chuột bao tử


42

4.2.2

Thực trạng nguồn ñất và nước tưới sử dụng trong sản xuất dưa
chuột bao tử tại HTX Nhân Nghĩa vụ ðơng năm 2010

4.2.3

Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất dưa chuột bao tử tại
HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

4.2.4

59

Hạch toán sơ bộ hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột bao tử tại
HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

4.3

53

Tình hình quản lý sau thu hoạch đối với quả dưa chuột bao tử tại
HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

4.2.6

47


Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất dưa chuột bao tử
tại HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

4.2.5

45

62

Xác ñịnh các mối nguy ảnh hưởng ñến chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm của quả dưa chuột bao tử dùng làm nguyên liệu cho
chế biến

4.3.1

Các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng quả dưa chuột bao tử từ
mơi trường sản xuất ñất và nước tưới

4.3.2

64

Các mối nguy ảnh hưởng ñến chất lượng quả dưa chuột bao tử
nguyên liệu dùng cho chế biến từ thực trạng sản xuất

4.3.3

64

68


Các mối nguy vật lý ảnh hưởng ñến chất lượng quả dưa chuột
bao tử dùng làm nguyên liệu cho chế biến sản xuất tại HTX Nhân
Nghĩa vụ ðông năm 2010

4.4

76

ðề xuất một số biện pháp để giảm thiểu và kiểm sốt các nguy cơ
gây mất vệ sinh an tồn thực phẩm đối với quả dưa chuột bao tử
dùng trong chế biến

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

76

iv


4.4.1

Biện pháp kiểm soát và giảm thiểu hàm lượng NO-3

76

4.4.2

Biện pháp kiểm soát và giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV


77

4.4.3

Biện pháp kiểm soát và giảm thiểu hàm lượng vi sinh vật

78

4.4.4

Biện pháp kiểm soát và giảm thiểu các mối nguy vật lý

78

PHẦN NĂM. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

80

5.1

Kết luận

80

5.2

ðề nghị

81


6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

82

PHỤ LỤC

87

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

:

Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á

ASEANGAP

:

Thực hành nông nghiệp tốt cho rau quả tươi
của Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á

BVTV

:


Bảo vệ thực vật

EUREPGAP

:

Tiêu chuẩn của Châu Âu về thực hành nông
nghiệp tốt

FAO

:

Tổ chức nơng lương thế giới

FRESHCARE

:

Chu trình rau quả an tồn của Australia

g

:

Gam

GAP


:

Thực hành nông nghiệp tốt

GLOBALGAP

:

Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trên
tồn cầu

Ha

:

Hécta

HACCP

:

Phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn

HTX

:

Hợp tác xã

IPM


:

Phương pháp phịng trừ dịch hại tổng hợp

NN&PTNT

:

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

RAT

:

Rau an tồn

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

VietGAP

:

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau
quả tươi của Việt Nam


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới

WTO

:

Tổ chức Thương mại thế giới

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1


Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa chuột tươi

4

2.2

Tình hình sản xuất dưa chuột tồn thế giới (1999 – 2006)

5

2.3

Tình hình sản xuất dưa chuột của 5 nước có sản lượng lớn nhất
thế giới (từ năm 2006 - 2008)

2.4

Diện tích, năng suất, sản lượng các loại rau của tỉnh Hà Nam sản
xuất năm 2010

2.5

46

Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất dưa chuột bao tử tại
HTX Nhân Nghĩa, vụ ðơng năm 2010

4.5

44


Thực trạng nguồn đất, nước tưới sử dụng trong sản xuất dưa
chuột bao tử tại HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

4.4

43

Kinh nghiệm sản xuất dưa chuột bao tử của các nông hộ sản xuất
dưa chuột bao tử tại HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

4.3

34

ðặc điểm của các nơng hộ sản xuất dưa chuột bao tử tại HTX
Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

4.2

21

Mức giới hạn tối ña cho phép của một số vi sinh vật và hoá chất
gây hại trong sản phẩm rau, quả, chè

4.1

14

Tiêu chuẩn của WHO về hàm lượng NO-3 tồn dư trên một số loại

rau quả

2.7

12

Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột tại HTX
Nhân Nghĩa từ năm 2005 đến năm 2010

2.7

10

Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột trên ñịa
bàn tỉnh Hà Nam từ năm 2005 – 2010

2.6

6

47

Mức ñộ sử dụng phân ñạm, lân và kali trong sản xuất dưa chuột
bao tử tại HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

49

vii



4.6

Thực trạng sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất dưa chuột bao tử
tại HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

4.7

Thuốc BVTV dùng chủ yếu trong sản xuất dưa chuột bao tử tại
HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

4.8

67

ðộ pH, hàm lượng NO-3 và hàm lượng E.coli trong nước tưới
dưa chuột bao tử tại HTX Nhân Nghĩa vụ ðông năm 2010

4.15

66

Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước tưới cây dưa chuột
bao tử tại HTX Nhân Nghĩa vụ ðông năm 2010

4.14

65


ðộ pH và hàm lượng hóa chất BVTV trong ñất sản xuất dưa
chuột bao tử tại HTX Nhân Nghĩa vụ ðơng năm 2010

4.13

63

Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại khu sản xuất dưa chuột
bao tử của HTX Nhân Nghĩa vụ ðơng năm 2010

4.12

60

Hạch tốn sơ bộ hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa chuột bao tử
tại HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

4.11

55

Thực trạng quản lý sau thu hoạch ñối với quả dưa chuột bao tử
sản xuất tại HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông 2010

4.10

54

Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất dưa chuột bao tử
tại HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010


4.9

52

67

Hàm lượng NO3- và kim loại nặng có trong quả dưa chuột bao tử
dùng làm nguyên liệu cho chế biến sản xuất tại HTX Nhân Nghĩa
vụ ðông năm 2010

4.16

69

Hàm lượng một số hoạt chất thuốc BVTV có trong dưa chuột bao
tử dùng làm nguyên liệu cho chế biến tại HTX Nhân Nghĩa, vụ
ðông năm 2010

4.17

71

Tồn dư vi sinh vật trên dưa chuột bao tử dùng cho chế biến sản
xuất tại HTX Nhân Nghĩa, vụ ðông năm 2010

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

73


viii


PHẦN MỘT: MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Với việc gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường xuất
khẩu các sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau tươi và rau chế biến trong 2
tháng đầu năm 2010 đạt 15,9 triệu USD. ðóng góp chính vào mức tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu rau các loại vẫn chủ yếu là nhóm rau chế biến,
đạt 12,9 triệu USD (chiếm 81,1% tổng kim ngạch xuất khẩu rau các loại) [54].
Tuy nhiên, ngành sản xuất rau cũng phải ñối mặt với các yêu cầu ngày
càng tăng về vệ sinh an tồn thực phẩm (VSATTP). Bên cạnh đó, hoạt ñộng
giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm VSATTP chưa ñược tiến hành thường
xuyên, dẫn ñến tỷ lệ sản phẩm khơng đảm bảo VSATTP cịn cao, ảnh hưởng
tới sức khỏe người tiêu dùng, bức xúc trong xã hội và cản trở xuất khẩu. Theo
hệ thống cảnh báo và thông báo của Châu Âu về hàng thực phẩm Việt Nam
xuất sang Châu Âu, Việt Nam xếp thứ 13 năm 2004 và thứ 7 năm 2005 trong
số 124 các nước bị cảnh báo. Trong 6 tháng đầu năm 2007, nhiều lơ hàng
nông thủy sản xuất khẩu bị Mỹ, Canada, Nhật, Nga, Singapore từ chối.
Những sự kiện ấy phản ánh phần nào những tồn ñọng, bất cập trong sản xuất
hàng thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam [55].
Trong các loại rau xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nấm, ớt, dưa
chuột, cải, cà chua…. thì dưa chuột là loại rau ăn quả cần được phát triển vì
khơng những có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao mà cịn có giá trị
xuất khẩu lớn. Trong 2 tháng ñầu năm 2010, có 41 mặt hàng rau màu được
xuất khẩu, trong đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dưa chuột chế biến ñạt cao
nhất với 5,5 triệu USD nhưng vẫn giảm 53,6% so với cùng kỳ năm 2009 [54].
Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng ñến sự sụt giảm trên, song một trong
những ngun nhân chủ yếu là sản phẩm khơng đảm bảo về các yêu cầu vệ


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

1


sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu. Trong khi đó, các nước nhập
khẩu dưa chuột chế biến của nước ta chủ yếu là các nước Nga, Nhật, Mỹ…
đều là những nước u cầu vệ sinh an tồn thực phẩm rất nghiêm ngặt [54].
Dưa chuột dùng chế biến chủ yếu là dưa chuột bao tử là một loại cây có
nguy cơ ơ nhiễm cao do thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, bị nhiều lồi
cơn trùng, vi sinh vật tấn cơng trong đó có một số lồi gây hại trong suốt quá
trình sinh trưởng của cây, kể cả thời ñiểm thu hoạch. ðể bảo vệ năng suất,
người sản xuất có xu hướng dùng nhiều phân bón, thuốc BVTV mà thời gian
cách ly khơng đảm bảo nên sản phẩm vẫn còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,
nitrate, kim loại nặng và vi sinh vật. Do đó, sản xuất theo hướng thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) không chỉ là xu hướng mới mà là hướng
ñi tất yếu của nơng nghiệp Việt Nam nói chung và sản xuất các sản phẩm dưa
chuột bao tử chế biến nói riêng ñể có thị trường tiêu thụ rộng rãi và ổn ñịnh,
nâng cao sức cạnh tranh, ñáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
trong và ngoài nước về an tồn mơi trường sống, sức khỏe người sản xuất và
người tiêu dùng.
Tại tỉnh Hà Nam, Hợp tác xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân là một trong
những hợp tác xã có diện tích cũng như sản lượng dưa chuột bao tử lớn nhất cả
tỉnh, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở, nhà máy, xí nghiệp chế biến nơng sản
trong và ngồi tỉnh. Tuy nhiên chưa có một đánh giá tổng quan về chất lượng
VSATTP của quả dưa chuột bao tử dùng làm nguyên liệu cho chế biến. ðánh
giá thực trạng sản xuất hiện nay ñể xác ñịnh ñược các nguy cơ ảnh hưởng ñến
chất lượng của quả dưa chuột bao tử, nhằm ñiều chỉnh kỹ thuật trồng trọt và
quản lý sau thu hoạch ñể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ

sinh an tồn thực phẩm một yêu cầu rất quan trọng ñối với xã hội.
Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự đồng ý của Bộ môn Công nghệ sau
thu hoạch chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: "ðánh giá thực trạng sản

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

2


xuất dưa chuột bao tử tại Hợp tác xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam và nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an tồn của
ngun liệu dưa chuột dùng trong chế biến".
1.2. Mục đích và u cầu
1.2.1. Mục đích
ðánh giá thực trạng sản xuất và quản lý sau thu hoạch quả dưa chuột
bao tử tại HTX Nhân Nghĩa - Lý Nhân - Hà Nam, từ đó xác ñịnh các nguy cơ
ảnh hưởng ñến chất lượng vệ sinh, an tồn của quả dưa chuột bao tử để làm
cơ sở cho việc ñề xuất các biện pháp hạn chế mối nguy, ñảm bảo chất vệ sinh
cho dưa chuột nguyên liệu sử dụng trong chế biến.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá thực trạng sản xuất và quản lý sau thu hoạch quả dưa chuột
bao tử tại HTX Nhân Nghĩa - Lý Nhân - Hà Nam.
- Xác ñịnh các mối nguy hóa học, sinh học, vật lý ảnh hưởng đến chất
lượng vệ sinh của quả dưa chuột dùng làm nguyên liệu cho chế biến.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

3



PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của cây dưa chuột
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có
nguồn gốc ở Ấn ðộ, giữa vịnh Bengal và dãy Hymalayas, cách nay hơn 3.000
năm, thuộc nhóm cây trồng có lịch sử canh tác lâu ñời. Dây cao, tua cuốn ñơn,
lá chia thùy nhỏ, hoa đơn tính mọc ở nách, màu vàng, quả mọng [9, 36].
Dưa chuột là loại rau quả có chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng
thấp nhưng có hàm lượng vitamin và chất khống cao, có tác dụng trong việc
phịng chống và chữa bệnh như điều tiết huyết áp, dự phịng cơ tim căng
thẳng quá mức, xơ cứng ñộng mạch nên rất được ưa chuộng ở các nước có
khẩu phần giàu năng lượng. Ngồi ra cịn có tác dụng an thần, khỏe hóa hệ
thống thần kinh, làm tăng trí nhớ, cho làn da ñẹp và khoẻ mạnh hơn [9].
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa chuột tươi
TT

Dinh dưỡng

ðơn vị

Khối lượng

1

Năng lượng

KJ

63

2


Hàm lượng nước

%

96

3

Carbohydrat

%

2,2

4

Protein

g

0,6

5

Chất béo

g

0,1


6

Vitamin A

IU

45

7

Vitamin B1

mg

0,03

8

Vitamin B2

mg

0,02

9

Vitamin C

mg


12,0

10

Ca

mg

12

11

Fe

mg

0,3

Nguồn: Plant Resources of South-East Asia No. 8 Bogor Indonesia 1994 [36]

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

4


2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới
Trong số các loại rau trồng hiện nay, dưa chuột là cây ñứng thứ tư trên
thế giới và Châu Á về diện tích (2.524.109 ha năm 2006), đứng thứ ba về sản

lượng thu hoạch (44,1 triệu tấn năm 2006). Dưa chuột là một trong những loại
rau ăn quả có giá trị kinh tế rất cao trong ngành sản xuất rau của nhiều nước
trên thế giới [23, 33, 36].
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột tồn thế giới (1999 – 2006)
Năm

Diện tích
(ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)

Năm

Diện tích
(ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)

1999 1.836.672 162,8


29.899.717 2003 2.377.888 158,1

37.607.067

2000 1.955.052 170,0

33.239.835 2004 2.427.436 168,3

40.860.985

2001 1.953.445 179,3

35.397.195 2005 2.471.544 174,6

42.958.445

2002 2.011.462 180,9

36.397.195 2006 2.524.109 172,3

44.065.865

Nguồn: FAO statistical data base.

Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) hàng năm diện
tích trồng dưa chuột trên tồn thế giới đều tăng (bảng 2.2). Diện tích trồng
dưa chuột năm 2006 (2.524.109 ha) gấp gần 1,5 lần so với năm 1999
(1.836.672 ha). Diện tích gieo trồng tăng nhưng năng suất và sản lượng lại
giảm. Một trong những nguyên nhân là do kỹ thuật canh tác chưa ñược cải
thiện nhiều. Năm 2006, tổng diện tích dưa chuột của thế giới là 2,52 triệu ha,

năng suất trung bình đạt 172,3 tạ/ha và sản lượng đạt 44,065 triệu tấn quả.
Diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột ñược tiếp tục tăng trong năm
2007. Năm 2008, năng suất bình qn trên tồn thế giới lại bị giảm, do vậy
diện tích trồng dưa chuột tiếp tục ñược tăng lên nhưng tổng sản lượng thu
ñược tăng khơng đáng kể, với các số liệu tương ứng là 2,64 triệu ha, 168,2
tạ/ha và tổng sản lượng ñạt 44,321 triệu tấn quả [23, 33, 36].

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

5


Bảng 2.3. Tình hình sản xuất dưa chuột của 5 nước có sản lượng lớn nhất
thế giới (từ năm 2006 - 2008)
Chỉ tiêu

Nước
Trung Quốc

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2006

2007

2008


1.603.600

1.652.755

1.702.777

Iran

77.000

78.000

82.000

Thổ Nhĩ Kỳ

60.000

59.000

59.000

Nga

92.140

83.680

73.000


Mỹ

63.920

61.700

59.480

Trung Quốc

170.597

169.716

165.890

Iran

223.506

220.512

219.512

Thổ Nhĩ Kỳ

299.935

283.827


284.537

Nga

154.462

165.727

136.986

Mỹ

142.079

150.886

161.903

Trung Quốc

27.357.000

28.049.900

28.247.373

Iran

1.721.000


1.720.000

1.800.000

Thổ Nhĩ Kỳ

1.799.613

1.674.580

1.678.770

Nga

1.423.210

1.386.810

1.000.000

Mỹ

908.170

930.970

963.000

Nguồn: FAO statistical data base.


Dưa chuột ñược trồng khắp nơi trên thế giới nhưng tập trung chủ yếu ở
mười quốc gia thuộc các nước châu Á và châu Âu. Số liệu ở bảng 2.3 cho
thấy: Trung Quốc là nước sản xuất nhiều dưa chuột lớn nhất với sản lượng
tăng từ 27.357.000 tấn (năm 2006) lên 28.247.373 tấn (năm 2008). Diện tích
trồng dưa chuột của Trung Quốc năm 2008 chiếm 64,6% so với toàn thế giới
và sản lượng chiếm 63,7% sản lượng toàn thế giới. Tiếp sau là Iran với sản
lượng ổn ñịnh trong khoảng từ 1.721.000 - 1.800.000 tấn (năm 2006 – 2008)
[23, 33, 36].

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

6


Trong 5 nước sản xuất dưa chuột nhiều nhất thế giới, chỉ có Trung
Quốc và Iran có diện tích và năng suất tăng theo các năm, các nước còn lại
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Mỹ đều có sự sụt giảm cả về diện tích trồng và năng suất
dẫn đến sản lượng cũng giảm theo. Nếu như năm 2006, năng suất dưa chuột
trung bình của Nga là 154.462 tạ/ha thì năm 2008 năng suất chỉ đạt 136.986
tạ/ha, vì vậy sản lượng cũng giảm từ 1.423.210 tấn xuống 1.000.000 tấn.
Ở Hà Lan, dưa chuột là một trong 3 loại rau chính trồng trong nhà kính
có hiệu quả kinh tế cao sau cà chua và ớt ngọt. Mặc dù diện tích trồng dưa
chuột rất hạn chế và có sự giảm diện tích từ năm 2000 (660 ha) ñến năm 2006
(600 ha) nhưng do dưa chuột được trồng trong nhà kính, năng suất trung bình
cao đạt khoảng 668,4 tấn/ha nên sản lượng vẫn rất cao [23, 33, 36].
2.2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam
Trong cơ cấu các loại rau trồng ở nước ta hiện nay, rau ăn lá chiếm trên
70% diện tích và trên 80% sản lượng thu hoạch. Các loại rau ăn củ, quả và
hoa chiếm một tỷ lệ quá ít và hồn tồn khơng cân xứng với giá trị sử dụng

của chúng. Trong số các cây rau cần ñược phát triển, dưa chuột là loại rau ăn
quả có thời gian sinh trưởng ngắn, lại cho năng suất cao. Trong vụ ðơng, với
thời gian giữ đất khoảng 70 - 85 ngày, mỗi hecta có thể thu được 150 - 200 tạ
quả xanh. Ở vụ Xuân, khả năng tăng năng suất cịn cao hơn. Ngồi việc dùng
ăn tươi, dưa chuột cịn dùng để muối chua, đóng hộp, khơng những làm
phong phú và tăng chất lượng rau ăn hàng ngày (giải quyết giáp vụ rau trong
các tháng 3 - 4 và 9 - 10) mà cịn là nguồn nơng sản xuất khẩu có giá trị sang
các nước ơn đới [23, 33, 36].
Ở Việt Nam, trước đây diện tích trồng dưa chuột chưa lớn chỉ khoảng
trên 100 ha/năm, tập trung ở một số vùng chun canh thuộc đồng bằng sơng
Hồng với tập qn canh tác chỉ trồng 1 vụ/năm. Trong những năm gần ñây,
diện tích trồng dưa chuột cả nước (năm 2003) ñạt 18.409 ha, chiếm 3,2% diện

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

7


tích trồng rau các loại trên đất nơng nghiệp, tăng 30% so với năm 2000. Năm
2009, năng suất dưa chuột của nước ta ñạt 181,1 tạ/ha cao hơn so với trung
bình tồn thế giới (173,2 tạ/ha). Ở đồng bằng sơng Hồng, một số vùng ñạt
năng suất 235,2 tạ/ha, trên diện tích hàng năm là 5.201 ha, chiếm khoảng 33%
cả nước, hai phần ba diện tích cịn lại trồng ở phía Nam. Bốn tỉnh có diện tích
trồng dưa chuột lớn nhất nước là An Giang (2.872 ha), Tây Ninh (1.399 ha),
thành phố Hồ Chí Minh (1.092 ha) và Thái Nguyên (1.075 ha) [23].
Vùng sản xuất dưa chuột cho chế biến ñể xuất khẩu mà chủ yếu là dưa
chuột bao tử tập trung ở các tỉnh: Hà Nam (446 ha), Hưng Yên (559 ha), Hải
Dương (430 ha), Hải Phòng (221 ha), chiếm 25,26% diện tích và 30,78% sản
lượng dưa chuột bao tử của cả nước, tiếp đến là vùng ðồng bằng Sơng Cửu
Long với 23,28% diện tích và 25,46% sản lượng (năm 2002). Với bình qn

đầu người về sản lượng dưa chuột sản xuất ñược của Việt Nam xấp xỉ 7
kg/người/năm, tương đương với mức trung bình tồn thế giới là 7,4
kg/người/năm [33, 36].
Theo số liệu năm 2003 của Tổng Công ty Rau quả và Nông sản, các
doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu 1.675 tấn dưa chuột, ñạt kim ngạch xuất
khẩu 1.075.529,44 USD với các sản phẩm: dưa chuột giầm dấm ñạt 1.237 tấn,
kim ngạch 667.529 USD và dưa chuột muối ñạt 408 tấn, kim ngạch 113.120
USD. Ngồi ra cịn có các công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn tổ
chức sản xuất và xuất khẩu với giá trị lớn hơn hàng chục lần [33].
Nhu cầu tiêu dùng dưa chuột và các dạng sản phẩm chế biến từ dưa
chuột ñang tăng mạnh kể từ cuối năm 2008 ñến nay. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột và các sản phẩm chế
biến từ dưa chuột 5 tháng ñầu năm 2009 ñạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6%
so với cùng kỳ 2008. Tháng 6 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này
ñạt gần 1,9 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột nửa đầu

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

8


năm 2009 lên 24,1 triệu USD. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường
là Nga, Nhật Bản và Rumani chiếm ưu thế vượt trội (chiếm 77,5% tổng kim
ngạch). Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam, trong đó nước
Nga đạt kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ.
ðây cũng là thị trường ñạt kim ngạch cao nhất kể từ ñầu năm 2008 ñến nay.
Sản phẩm dưa chuột và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột ñược người tiêu
dùng nước Nga rất ưa chuộng [33, 36].
2.2.3. Tình hình sản xuất dưa chuột tại tỉnh Hà Nam và tại HTX Nhân
Nghĩa vụ ðơng năm 2010

2.2.3.1. Tình hình sản xuất dưa chuột tại tỉnh Hà Nam
Với tổng diện tích trồng rau tồn tỉnh những năm gần đây dao động
khoảng 6.000 - 7.100 ha, trong đó diện tích đất chun trồng rau trên 3
vụ/năm khoảng 379 ha, chiếm 6,4%; diện tích bán chuyên trồng rau 2 vụ/năm
khoảng 200 ha, chiếm 3,4%; còn lại là diện tích khơng chun chỉ trồng 1
vụ/năm khoảng 5.335,8 ha, chiếm 90,2%.
ðứng ñầu trong các loại rau ñược sản xuất năm 2010 là dưa chuột
(100,2 ha) chiếm 18% tổng diện tích trồng rau tồn tỉnh, tiếp sau là họ bầu bí
và mướp là 872,3 ha chiếm 15% tổng diện tích trồng rau. Các loại cải và rau
muống là 2 loại rau có diện tích tương đương nhau, diện tích trồng các loại
cải tồn tỉnh là 260,2 ha chiếm 15% tổng diện tích rau và diện tích trồng rau
muống là 624,9 ha chiếm 11% tổng diện tích rau.
Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây rau chính ñược sản xuất
tại tỉnh Hà Nam trong năm 2010 ñược thể hiện qua bảng 2.4.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

9


Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại rau của tỉnh Hà Nam
sản xuất năm 2010
Thực hiện năm 2010
TT

Cây trồng

1

Dưa chuột


2

Diện tích
(ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)

1.002,0

297,29

29.788,4

Rau muống

624,9

175,5

10.966,1

3

Bắp cải


260,2

147,7

3.842,0

4

Cải các loại

711,3

141,3

10.053,6

5

Su hào

233,0

155,0

3.611,6

6

Bầu, bí, mướp


872,3

174,0

15.178,3

7

ðậu quả

125,0

113,3

1.416,1

8

Khoai tây

338,8

137,4

4.655,9

9

Rau khác


1527,8

123,55

18.875,3

5.695,30

172,75

98.387,30

Tổng các loại rau

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam)

Dưa chuột là loại rau ăn quả ngắn ngày, trồng ñược nhiều vụ trong năm,
ñem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Trong những năm qua, tỉnh
Hà Nam đã có những chính sách phù hợp, tạo điều kiện nhằm phát triển cây
dưa chuột xuất khẩu trên ñịa bàn, ñưa Hà Nam trở thành một trong những tỉnh
có diện tích trồng cây dưa chuột xuất khẩu khá lớn của miền Bắc.
Từ năm 2005 đến nay, diện tích trồng dưa chuột tăng đều qua các năm.
Riêng năm 2008, diện tích và sản lượng dưa chuột giảm ñi ñột ngột so với các
năm khác. Nguyên nhân do trận lụt lịch sử vào cuối năm 2008, do đó phần
lớn diện tích gieo trồng cây dưa chuột ñều bị mất trắng và ñược thay thế bằng
các cây rau màu khác, chỉ có 2 huyện Kim Bảng và Lý Nhân là những huyện
có kinh nghiệm và diện tích trồng dưa chuột cao nên duy trì được nhưng diện
tích đó khơng nhiều. Trong 2 năm 2009 và 2010, cây dưa chuột không những

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….


10


tăng về diện tích mà năng suất cịn cao nhất từ trước ñến nay (297,29 tấn/ha),
tổng sản lượng dưa chuột sản xuất năm 2010 là 29.788,4 tấn chiếm 31% tổng
sản lượng các loại rau.
Lý Nhân và Kim Bảng là hai huyện có diện tích sản xuất dưa chuột lớn
nhất tỉnh. Năm 2010, diện tích gieo trồng loại cây này ở huyện Lý Nhân là
552,00 ha (gấp 1,76 lần so với năm 2005), tiếp đến là huyện Kim Bảng với
diện tích 295 ha (gấp 2,4 lần so với năm 2005). Diện tích trồng dưa của 2
huyện này chiếm đến 84,53% tổng diện tích trồng dưa chuột trên tồn tỉnh và
chiếm 84,72% tổng sản lượng dưa chuột tồn tỉnh.
Cùng với q trình tăng diện tích sản xuất thì khối lượng hàng xuất
khẩu dưa chuột bao tử cũng ngày càng tăng với sản phẩm chế biến chính là
dưa chuột bao tử dầm giấm, dưa chuột bao tử muối đóng lọ thủy tinh. Ngành
sản xuất chế biến dưa chuột dầm dấm xuất khẩu ñã thúc đẩy vùng ngun liệu
phát triển. Nơng dân được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, ñược bao tiêu sản phẩm
ñồng thời đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, tăng thu nhập cho người
nơng dân và góp phần tăng thu ngân sách trên ñịa bàn.
Năm 2004, tỉnh Hà Nam ñã sản xuất ñược 5.861,5 tấn dưa chuột bao tử
muối, dầm giấm xuất sang Nhật Bản, Ấn ðộ, Nga và các nước ðông Âu với
doanh thu 642.718,8 USD, chiếm 29,5% tổng doanh thu các mặt hàng xuất
khẩu nông sản của tỉnh. ðến năm 2006, thị trường xuất khẩu dưa chuột bao tử
ñược mở rộng thêm sang Mỹ, với doanh thu ñược từ thị trường này là 1.535
USD. ðiều này cho thấy sản phẩm hàng hóa dưa chuột bao tử của tỉnh ñang
ngày càng mở rộng và phát triển trên thị trường các nước.
Kết quả sản xuất dưa chuột của tỉnh Hà Nam trong những năm qua
được trình bày ở bảng 2.5.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

11



×