Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán xoắn buồng trứng ở người trưởng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 94 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
⁎⁎⁎

PHẠM THỊ THANH THẢO

GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƢỞNG TỪ
TRONG CHẨN ĐOÁN XOẮN BUỒNG TRỨNG
Ở NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH
Chun ngành: Chẩn đốn hình ảnh
Mã số: NT 62 72 05 01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ TẤN ĐỨC

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,


kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Thảo

.


.

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................... i
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH .................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 3
1.1. Phôi thai và giải phẫu buồng trứng................................................... 3
1.2. Những tổn thƣơng của buồng trứng ................................................. 6
1.3. Xoắn buồng trứng ........................................................................... 11
1.4. Tình hình nghiên cứu ...................................................................... 23
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 26
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 26

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 26
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 27
2.4. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 30
2.5. Phƣơng pháp quản lý và phân tích số liệu ...................................... 36
2.6. Vấn đề y đức ................................................................................... 37
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ ........................................................................... 38
3.1. Đặc điểm tuổi của mẫu nghiên cứu ................................................ 38
3.2. Đặc điểm hình ảnh của xoắn buồng trứng trên cộng hƣởng từ ...... 39
3.3. Giá trị của cộng hƣởng từ trong chẩn đoán xoắn buồng trứng. ..... 45

.


.

ii

3.4. Kết quả phẫu thuật xoắn buồng trứng ............................................ 48
3.5. Mô học của các tổn thƣơng buồng trứng ........................................ 52
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................ 55
4.1. Tuổi ................................................................................................. 55
4.2. Kích thƣớc buồng trứng.................................................................. 56
4.3. Bên buồng trứng xoắn .................................................................... 57
4.4. Dạng u ............................................................................................. 57
4.5. Dấu cuống xoắn .............................................................................. 58
4.6. Xuất huyết buồng trứng .................................................................. 64
4.7. Bắt thuốc buồng trứng bất thƣờng .................................................. 65
4.8. Vị trí buồng trứng bất thƣờng......................................................... 66
4.9. Dịch bụng........................................................................................ 67
4.10. Giá trị của cộng hƣởng từ trong chẩn đoán xoắn buồng trứng .... 67

4.11. Phƣơng pháp phẫu thuật ............................................................... 70
4.12. Giải phẫu bệnh .............................................................................. 71
4.13. Hình ảnh minh hoạ ....................................................................... 71
KẾT LUẬN ............................................................................................... 73
KIẾN NGHỊ............................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

iii

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH

Thuật ngữ tiếng Việt

Thuật ngữ tiếng Anh

Bão hòa mỡ

Fat saturation

Buồng trứng

Ovary

Cộng hƣởng từ


Magnetic resonance

Dấu cuống xoắn

Whirlpool sign

Độ

Grade

Độ đặc hiệu

Specificity

Độ nhạy

Sensitivity

Đơn vị Hounsfield

Hounsfield unit

Giới hạn khuếch tán

Diffusion

Gonadotropin nhau ở ngƣời

Human chorionic gonadotropin


Hệ số khuếch tán biểu kiến

Apparent Diffusion Coefficient

Hội chứng buồng trứng đa nang

Polycystic ovary syndrome

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-

Mayer-Rokitansky-Küster-

Hauser

Hauser syndrome

Hội chứng quá kích buồng trứng

Ovarian hyperstimulation
syndrome

Mặt cắt đứng dọc

Sagittal

Mặt cắt đứng ngang

Coronal


Mặt cắt ngang trục

Axial

Nang buồng trứng xuất huyết

Hemorrhagic ovarian cyst

Protein phản ứng C

C-reactive protein

Siêu âm

Ultrasound

.


.

iv

Tổ chức y tế thế giới

World Health Organization

Trọng T1

T1-weighted


Trọng T2

T2-weighted

Tử cung

Uterus

U biểu mô - mô đệm bề mặt

Surface epithelial-stromal tumor

U dịch trong

serous tumor

U mầm bào

Germ cell tumor

U mô đệm dây giới bào

Sex cord-stromal tumor

U quái

Teratoma

Ung thƣ biểu mô


Carcinoma

Ung thƣ buồng trứng

Ovarian cancer

X quang cắt lớp vi tính

Computed Tomography

Xoắn buồng trứng

Ovarian torsion

.


.

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ toàn văn

A

Accuracy


ADC

Apparent Diffusion Coefficient

β-hCG

Beta human chorionic gonadotropin

BN

Bệnh nhân

CHT

Cộng hƣởng từ

Cs

Cộng sự

DW

Diffusion

FOV

Field of view

FS


Fat saturation

Gd

Gadolinium

HU

Hounsfield unit

MRKH

Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser syndrome

NPV

Negative predictive value

PACs

Picture Archiving and Communication System

PPV

Positive predictive value

Se

Sensitivity


SNV

Số nhập viện

Sp

Specificity

T1W

T1 Weighted

T2W

T2 Weighted

TE

Echo time

TR

Repetition time

TSE

Turbo spin echo

WHO


World Health Organization

.


.

XQCLVT

vi

X quang cắt lớp vi tính
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các chuỗi xung chụp cộng hƣởng từ vùng chậu ............................ 29
Bảng 2.2. Các biến số...................................................................................... 30
Bảng 2.3. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dƣơng, giá trị tiên đoán âm,
độ chính xác đƣợc tính theo bảng 2x2. ........................................................... 36
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu ........................................... 38
Bảng 3.2. Giá trị của dấu hiệu cuống xoắn ..................................................... 43
Bảng 3.3. Giá trị của dấu hiệu xuất huyết buồng trứng .................................. 43
Bảng 3.4. Giá trị của dấu hiệu bắt thuốc tƣơng phản bất thƣờng ................... 44
Bảng 3.5. Giá trị của các đặc điểm trên cộng hƣởng từ .................................. 45
Bảng 3.6. Giá trị của cộng hƣởng từ khi kết hợp dấu hiệu cuống xoắn và bắt
thuốc buồng trứng bất thƣờng trong chẩn đoán xoắn buồng trứng. ............... 46
Bảng 3.7. Giá trị của cộng hƣởng từ khi kết hợp dấu hiệu cuống xoắn và xuất
huyết buồng trứng trong chẩn đoán xoắn buồng trứng. ................................. 46
Bảng 3.8. Giá trị của cộng hƣởng từ khi kết hợp dấu hiệu bắt thuốc buồng
trứng bất thƣờng và xuất huyết buồng trứng trong chẩn đoán xoắn buồng

trứng. ............................................................................................................... 47
Bảng 3.9. Giá trị khi kết hợp dấu hiệu cuống xoắn, bắt thuốc buồng trứng bất
thƣờng và xuất huyết buồng trứng trong chẩn đoán xoắn buồng trứng.......... 48
Bảng 3.10. Liên quan giữa thời gian chụp cộng hƣởng từ đến lúc phẫu thuật
với hoại tử buồng trứng trên phẫu thuật.......................................................... 49
Bảng 3.11. Tình trạng hoại tử và phƣơng pháp phẫu thuật ............................ 50
Bảng 3.12. Giá trị của dấu hiệu xuất huyết buồng trứng trong chẩn đoán hoại
tử ở buồng trứng xoắn. .................................................................................... 51

.


.

vii

Bảng 3.13. Giá trị của dấu hiệu bắt thuốc buồng trứng bất thƣờng trong chẩn
đoán hoại tử buồng trứng ................................................................................ 51
Bảng 3.14. Giá trị khi kết hợp dấu hiệu bắt thuốc buồng trứng bất thƣờng và
xuất huyết buồng trứng trong chẩn đoán hoại tử buồng trứng ....................... 52
Bảng 4.1. So sánh về tuổi giữa các nghiên cứu .............................................. 55
Bảng 4.2. So sánh kích thƣớc buồng trứng trong các nghiên cứu .................. 56
Bảng 4.3. So sánh bên xoắn buồng trứng trong các nghiên cứu..................... 57
Bảng 4.4. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu cuống xoắn trong các nghiên cứu
......................................................................................................................... 58
Bảng 4.5. Độ nhạy và độ đặc hiệu của đặc điểm xuất huyết buồng trứng trong
chẩn đoán xoắn buồng trứng ở các nghiên cứu............................................... 64
Bảng 4.6. So sánh đặc điểm dịch bụng trong các nghiên cứu ........................ 67
Bảng 4.7. Giá trị hình ảnh cộng hƣởng từ khi kết hợp các dấu hiệu trong chẩn
đoán xoắn buồng trứng.................................................................................... 68

Bảng 4.8. Giá trị hình ảnh cộng hƣởng từ trong gợi ý hoại tử buồng trứng ... 69

.


.
viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................ 28
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi ở hai nhóm........................................... 38
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo đƣờng kính lớn nhất của buồng trứng ở nhóm
khơng xoắn ...................................................................................................... 39
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo đƣờng kính lớn nhất của buồng trứng ở nhóm xoắn
......................................................................................................................... 40
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ bên buồng trứng xoắn ........................................................ 41
Biểu đồ 3.5. Phân bố theo thành phần u ......................................................... 41
Biểu đồ 3.6. Tần suất các vị trí buồng trứng ................................................... 42
Biểu đồ 3.7. Dịch bụng ................................................................................... 44
Biểu đồ 3.8. Phƣơng pháp phẫu thuật theo nhóm tuổi.................................... 49
Biểu đồ 3.9. Phân loại mơ học của các u buồng trứng.................................... 52
Biểu đồ 3.10. Mô học u buồng trứng .............................................................. 53

.


.

ix


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Nguồn gốc cơ quan sinh dục trong. .................................................. 3
Hình 1.2. Mơ học buồng trứng. ......................................................................... 4
Hình 1.3. Tử cung và phần phụ. ........................................................................ 6
Hình 1.4. Buồng trứng đa nang điển hình. ........................................................ 7
Hình 1.5. U buồng trứng dạng nang.................................................................. 9
Hình 1.6. U quái buồng trứng. ........................................................................ 10
Hình 1.7. Bốn hình thái bệnh học của xoắn phần phụ. ................................... 12
Hình 1.8. Dấu hiệu cuống xoắn....................................................................... 16
Hình 1.9. Dấu hiệu cuống xoắn trên X quang cắt lớp vi tính. ........................ 17
Hình 1.10. Dấu hiệu xuất huyết buồng trứng trên X quang cắt lớp vi tính. ... 18
Hình 1.11. Xoắn buồng trứng trên cộng hƣởng từ. ......................................... 20
Hình 2.1. Dấu hiệu cuống xoắn trên cộng hƣởng từ. ...................................... 31
Hình 2.2. Xuất huyết buồng trứng trên cộng hƣởng từ................................... 32
Hình 2.3. Buồng trứng bắt thuốc bất thƣờng. ................................................. 33
Hình 2.4. Buồng trứng bắt thuốc bình thƣờng. ............................................... 34
Hình 4.1. Trƣờng hợp xoắn buồng trứng ........................................................ 60
Hình 4.2. Trƣờng hợp xoắn buồng trứng ........................................................ 61
Hình 4.3. Trƣờng hợp khơng xoắn buồng trứng ............................................. 62
Hình 4.4. Trƣờng hợp khơng xoắn buồng trứng ............................................. 63
Hình 4.5. Trƣờng hợp khơng xoắn buồng trứng ............................................. 63
Hình 4.6. Trƣờng hợp minh hoạ xoắn buồng trứng ........................................ 72

.


.


.

x


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xoắn buồng trứng là sự xoắn của buồng trứng quanh cuống mạch máu của
nó dẫn đến tắc bạch mạch, tĩnh mạch và cuối cùng là tắc động mạch gây xuất
huyết, nhồi máu buồng trứng [50]. Xoắn buồng trứng đứng thứ 5 trong các
bệnh lý cấp cứu phụ khoa, tỉ lệ báo cáo là 3% trong tất cả các bệnh lý liên
quan phụ khoa [29]. Việc chẩn đoán sớm và phẫu thuật tháo xoắn kịp thời rất
quan trọng, không những ngăn ngừa biến chứng hoại tử buồng trứng, tai vịi
thậm chí tử vong mà cịn bảo tồn đƣợc khả năng sinh sản, hoạt động nội tiết
của ngƣời phụ nữ.
Xoắn buồng trứng có thể xảy ra ở buồng trứng bình thƣờng hoặc có khối u
buồng trứng kèm theo. Bệnh nhân (BN) xoắn buồng trứng thƣờng có triệu
chứng đau bụng cấp, liên tục nhƣng triệu chứng này cũng có thể thấy ở các
bệnh khác nhƣ vỡ nang hoàng thể, thai ngoài tử cung, viêm vòi trứng, viêm
ruột thừa, viêm túi thừa, tắc ruột, đau quặn thận [11],[15],[29],[33]. Khi xoắn
buồng trứng biểu hiện với triệu chứng đau bụng bán cấp hay mạn tính, việc
chẩn đốn sẽ trở nên khó khăn hơn [27]. Do triệu chứng lâm sàng khơng đặc
hiệu, nên chẩn đốn hình ảnh đóng vai trị quan trọng trong chẩn đốn xoắn
buồng trứng. Phƣơng tiện hình ảnh đƣợc lựa chọn đầu tiên là siêu âm vì tính
sẵn có, cho hình ảnh tốt về giải phẫu buồng trứng và mạch máu, BN không
nhiễm xạ. Tuy nhiên, điểm hạn chế của siêu âm là phụ thuộc vào ngƣời làm,
tình trạng BN, đặc biệt ở những BN có u buồng trứng to. Cộng hƣởng từ

(CHT) là phƣơng tiện hình ảnh kế tiếp đƣợc sử dụng với ƣu điểm cho trƣờng
khảo sát rộng, khách quan hơn siêu âm, khơng xâm lấn, đánh giá tồn diện
các mơ mềm vùng chậu, BN khơng nhiễm xạ và có khi không cần sử dụng
tƣơng phản đƣờng tĩnh mạch. CHT ngày càng đƣợc chỉ định phổ biến để đánh
giá thêm các bệnh lý vùng chậu nói chung cũng nhƣ bản chất lành, ác và biến
chứng của các tổn thƣơng buồng trứng nói riêng. Đối với bệnh lý xoắn buồng

.


.

2

trứng, CHT còn gợi ý các dấu hiệu hoại tử buồng trứng, giúp các bác sĩ lâm
sàng đƣa ra phƣơng pháp điều trị thích hợp.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hình ảnh CHT trong chẩn đốn
xoắn buồng trứng [45],[50],[59]. Tuy nhiên, tại Việt Nam cho đến thời điểm
này vẫn chƣa có cơng trình nghiên cứu nào về vấn đề trên, vì thế chúng tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài ―Giá trị của cộng hƣởng từ trong chẩn đoán xoắn
buồng trứng ở ngƣời trƣởng thành‖ với các mục tiêu:
1. Mơ tả đặc điểm hình ảnh của cộng hƣởng từ trong xoắn buồng trứng ở
ngƣời trƣởng thành.
2. Xác định giá trị của cộng hƣởng từ trong chẩn đoán xoắn buồng trứng.

.


.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Phôi thai và giải phẫu buồng trứng
Tuyến sinh dục xuất hiện vào tháng đầu của bào thai dƣới dạng một gờ
khu trú ở mặt trƣớc – trong của trung thận, đƣợc gọi là mào sinh dục. Mào
sinh dục đƣợc bao phủ bởi biểu mô khoang và có một vùng trung tâm đệm sợi
dƣới biểu mô. Vào tuần thứ 6, các mầm bào nguyên thuỷ di chuyển từ túi
phôi vào mào sinh dục. Lúc này, biểu mơ khoang ngun thuỷ tăng sản tích
cực, xâm nhập vào mơ đệm, hình thành các dây giới bào ngun thuỷ, từ từ
bao quanh các mầm bào. Vào tuần thứ 10, tuyến sinh dục chƣa biệt hoá
chuyển dần dần thành buồng trứng. Vùng tuỷ teo đi, hình thành các nang
trứng nguyên thuỷ ở vùng vỏ với sự phát triển của dây giới bào thứ cấp tại
vùng vỏ. Các dây này đứt đoạn để thành các nang bào vây quanh mầm bào,
lúc này đã trở thành nguyên bào noãn, rồi sau thành nỗn bào [1].

Hình 1.1. Nguồn gốc cơ quan sinh dục trong.
“Nguồn: Gray H., 2008” [24].

.


.

4

Mô học buồng trứng gồm hai phần: phần vỏ và phần tuỷ. Phần vỏ gồm
một lớp tế bào mầm bao phủ khắp buồng trứng, tạo nên lớp tế bào biểu mơ,
nhân hình cầu to. Tiếp theo là màng trắng, là màng liên kết ít sợi và tế bào

liên kết nhƣng nhiều chất căn bản, dƣới màng trắng là lớp đệm vỏ gồm mơ
liên kết có nhiều tế bào sợi. Trong lớp này chứa nhiều nang trứng to nhỏ
không đều. Phần tủy là mơ liên kết lỏng lẻo có nhiều mạch máu, thần kinh và
sợi cơ trơn. Các động – tĩnh mạch tạo thành mô cƣơng, khi giãn ra làm buồng
trứng trƣơng to lên.
Ở trẻ sơ sinh, buồng trứng dài và hẹp, nằm trong khung chậu thật, kích
thƣớc 1,3 x 0,5 x 0,3 cm. Ở tuổi dậy thì, buồng trứng hình bầu dục, kích
thƣớc 3 x 1,8 x 1,2 cm. Ở phụ nữ trƣởng thành, buồng trứng lớn hơn với kích
thƣớc là 3–5 x 1,5–3 x 0,6–1,5 cm, nặng 5 – 8 gram. Sau mãn kinh buồng
trứng teo lại. Vỏ bao trắng hồng, nhẵn, thể vàng, thể trắng, nằm rải rác trong
vùng vỏ và tuỷ của buồng trứng [1].

Hình 1.2. Mơ học buồng trứng.
“Nguồn: Smith R. P., 2017” [51].

.


.

5

Buồng trứng là một tuyến vừa ngoại tiết (để tiết ra trứng) vừa nội tiết (tiết
ra các nội tiết tố nữ quyết định giới tính sinh dục phụ). Có hai buồng trứng,
một bên phải và một bên trái nằm áp vào thành bên của chậu hông, sau dây
chằng rộng. Hố buồng trứng đƣợc giới hạn do các thành phần nằm ngồi phúc
mạc đội lên. Phía trƣớc dƣới là dây chằng rộng, phía trên là động mạch chậu
ngồi, phía sau là động mạch chậu trong và niệu quản. Ở đáy hố là động mạch
rốn và bó mạch thần kinh bịt.
Buồng trứng có hai bờ gồm bờ tự do quay ra phía sau và liên quan với các

quai ruột, bờ mạc treo thì có mạc treo, treo buồng trứng vào sau dây chằng
rộng. Buồng trứng có hai đầu gồm đầu vịi có hình trịn, hƣớng lên trên và là
nơi bám của dây chằng treo buồng trứng, đầu tử cung nhỏ hơn quay xuống
dƣới, hƣớng về phía tử cung và là nơi bám của dây chằng riêng buồng trứng.
Buồng trứng đƣợc treo lơ lửng trong ổ phúc mạc nhờ một hệ thống dây
chằng. Dây chằng treo buồng trứng bám từ đầu vòi của buồng trứng đi giữa
hai lá của dây chằng rộng tới thành chậu hông. Dây chằng này chủ yếu đƣợc
cấu tạo bởi mạch máu và thần kinh buồng trứng đi vào hoặc đi ra khỏi buồng
trứng. Dây chằng riêng buồng trứng cũng là một dải mô liên kết nằm giữa hai
lá dây chằng rộng bám từ đầu tử cung của buồng trứng tới góc bên của tử
cung. Ngồi ra có thể có một dây chằng rất ngắn gọi là dây chằng vòi – buồng
trứng bám từ đầu vòi của buồng trứng tới mặt ngồi của phễu vịi tử cung.
Bó mạch thần kinh buồng trứng gồm động mạch buồng trứng tách ra từ
động mạch chủ bụng ở vùng thắt lƣng đi trong dây chằng treo buồng trứng để
vào buồng trứng ở đầu vịi. Ngồi ra cịn có nhánh buồng trứng của động
mạch tử cung. Tĩnh mạch đi theo động mạch và tạo thành một đám rối tĩnh
mạch hình dây leo ở gần rốn của buồng trứng. Bạch huyết theo các mạch và
đổ vào các hạch bạch huyết ở vùng thắt lƣng. Thần kinh tách ra từ đám rối
buồng trứng đi theo động mạch buồng trứng để vào buồng trứng [3].

.


.

6

Hình 1.3. Tử cung và phần phụ.
“Nguồn: Netter H. F., 2014”[61].
1.2. Những tổn thƣơng của buồng trứng

Hầu hết các trƣờng hợp xoắn buồng trứng (50 - 80%) có liên quan đến
bệnh học phần phụ nhƣ nang hoặc u buồng trứng. Các tổn thƣơng này thƣờng
ở một bên và đƣờng kính từ 5 cm đến 10 cm [47]. Đây là nguy cơ tiềm ẩn cho
xoắn buồng trứng do tăng thể tích và tỉ trọng của buồng trứng so với các cấu
trúc phần phụ. Mặc dù xoắn buồng trứng liên quan tới u buồng trứng trong
hơn 50% trƣờng hợp, nhƣng đa số là lành tính do các tổn thƣơng ác tính
thƣờng xâm lấn, giảm khả năng di động của buồng trứng.
1.2.1. Tổn thƣơng không tân sinh của buồng trứng
Nang chức năng là nang sinh lý. không phải là tổn thƣơng của buồng
trứng, nó xuất hiện và biến mất do nội tiết tố. Những nang này có thể là nang
đơn giản hoặc xuất huyết và đƣợc chia thành 3 loại là nang trứng, nang hoàng
thể và nang hoàng tuyến. Đau bụng cấp là triệu chứng thƣờng gặp nhất do
xuất huyết trong nang hoặc vỡ nang. Đơi khi những nang có kích thƣớc lớn từ
2,5 đến 3 cm có thể gây ra những khó chịu ở vùng chậu. Nang trứng đƣợc
hình thành khi nang trƣởng thành khơng rụng trứng. Nang hồng thể hình

.


.

7

thành sau khi phóng nỗn, nó ít gặp hơn nhƣng lớn hơn và có triệu chứng
nhiều hơn nang trứng và là nang thƣờng xuất huyết nhất. Nang hoàng tuyến
liên quan tới nồng độ β-hCG cao và là nang chức năng lớn nhất, tăng nguy cơ
của xoắn buồng trứng [47].
Hội chứng buồng trứng đa nang đƣợc biết đến là một rối loạn nội tiết của
buồng trứng bao gồm sự tạo ra bất thƣờng của estrogen và hoặc androgen dẫn
đến khơng phóng nỗn mãn tính và cƣờng androgen, biểu hiện trên cả lâm

sàng, sinh hoá và cơ thể học. Dấu hiệu điển hình của buồng trứng đa nang là
lớn buồng trứng hai bên với nhiều nang nhỏ từ 2 – 9 mm và tăng độ hồi âm
của mơ đệm buồng trứng [47].

Hình 1.4. Buồng trứng đa nang điển hình.
“Nguồn: Rumack C. M., 2017” [47]
Tổn thƣơng buồng trứng liên quan thai kỳ bao gồm buồng trứng bị kích
thích quá mức, hội chứng quá kích buồng trứng, nang hồng tuyến. Hầu hết
có liên quan đến phản ứng bình thƣờng hoặc bất thƣờng đối với nồng độ
β-hCG trong huyết thanh. Buồng trứng bị kích thích quá mức là đáp ứng bình
thƣờng với nồng độ β-hCG, thể hiện với buồng trứng lớn với nhiều nang, có
thể xuất huyết, xoắn buồng trứng. Hội chứng quá kích buồng trứng khi sự q
kích đi kèm với thốt dịch khỏi lịng mạch do tăng tính thấm thành mạch và

.


.

8

tăng sinh mạch buồng trứng, dẫn đến tình trạng tăng cân và tăng kích thƣớc
buồng trứng từ dƣới 5 cm đến trên 12 cm [47].
Lạc nội mạc tử cung đƣợc coi là rối loạn phụ khoa lành tính phổ biến nhất,
xuất hiện từ 5 – 45% ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Triệu chứng lâm sàng
đa dạng nhƣ đau bụng, khó tiêu, triệu chứng tiết niệu và vơ sinh. Biểu hiện
phổ biến nhất là lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, với nhiều hình thái khác
nhau, từ một nang phản âm trống tới khối u đặc do sự ly giải của máu theo
thời gian. Trên siêu âm, nó là tổn thƣơng dạng nang, giới hạn rõ, đơn hoặc đa
thuỳ chứa dịch hồi âm kém, đồng nhất [47].

1.2.2. Tổn thƣơng tân sinh của buồng trứng
U nguyên phát chiếm 95% trong những tổn thƣơng tân sinh của buồng
trứng [18]. Các u này bao gồm:
- U có nguồn gốc từ biểu mô: Chiếm 65% trong các u buồng trứng nguyên
phát, bao gồm u dịch trong, u dịch nhầy, u dạng nội mạc tử cung, u tế bào
sáng, u tế bào chuyển tiếp (Brenner) và các loại u không định loại khác.
Khoảng 90% ung thƣ buồng trứng đều có nguồn gốc biểu mơ và 10% có
nguồn gốc khơng phải biểu mơ. Trong các u có nguồn gốc biểu mơ, khoảng
3% là dạng dịch nhầy. Các u dạng không nhầy lại đƣợc chia ra thành dạng
dịch trong (70%), dạng nội mạc tử cung (10%), dạng tế bào sáng (10%) và
phân nhóm khơng xác định (5%). Theo nhiều nghiên cứu gần đây, ung thƣ
biểu mơ (UTBM) dịch trong đƣợc chia thành hai nhóm: grade cao và grade
thấp. So với những UTBM, ung thƣ khơng biểu mơ ít xâm lấn hơn [38],[37].
Đa số các tổn thƣơng thuộc nhóm này là dạng nang, một phần là dạng hỗn
hợp gồm thành phần nang có mơ đặc bên trong. Đa số các tổn thƣơng dạng
nang không bắt thuốc tƣơng phản hoặc bắt không rõ ở thành và vách, các tổn
thƣơng dạng giáp biên ác sẽ bắt thuốc tƣơng phản ở các chồi, vách.

.


.

9

Hình 1.5. U buồng trứng dạng nang.
Hình A: Siêu âm bụng cho thấy tổn thƣơng dạng nang lớn với vách mỏng
bên trong (đầu mũi tên). Hình B-D: Axial T2W, T1W FS, T1W FS Gd cho
thấy tổn thƣơng buồng trứng trái dạng nang (mũi tên) với vách mỏng (đầu
mũi tên) bên trong. Tổn thƣơng có tín hiệu thấp trên T1W, cao trên T2W, các

vách mỏng tín hiệu thấp và bắt thuốc tƣơng phản không rõ.
“Nguồn: Wasnik A. P., 2013” [57].
- U mầm bào: Chiếm 15% trong các u buồng trứng nguyên phát, bao gồm
u quái, u nghịch mầm, u túi noãn hồng, UTBM ngun bào ni, UTBM
phơi thai. U mầm bào ác tính hiếm, chiếm khoảng 2,6% các trƣờng hợp ác
tính [49]. Sự hiện diện thành phần mỡ có trong u quái trƣởng thành, u quái
không trƣởng thành, u quái dạng nang trƣởng thành chuyển dạng ác tính,
những u tế bào mầm hỗn hợp. U nghịch mầm thƣờng là u đặc nên đƣợc phân
biệt với các u đặc khác. Các u trong nhóm mầm bào cịn lại có xu hƣớng là
đặc có thành phần nang hoặc hỗn hợp gồm dạng nang đa thuỳ với nốt mô đặc.
Các tổn thƣơng này đều bắt thuốc tƣơng phản, chỉ có u quái trƣởng thành bắt
thuốc tƣơng phản thay đổi.

.


.

10

Hình 1.6. U quái buồng trứng.
Hình A – C: Axial T1W, axial T1W FS Gd và sagittal T2W, cho thấy ổ
tăng tín hiệu trên hình T1W và bị xố đi trên hình T1W FS Gd (mũi tên dày)
thể hiện thành phần mỡ. Ổ tín hiệu thấp trên T1W và T2W (đầu mũi tên) thể
hiện thành phần vôi. Sau tiêm thuốc tổn thƣơng không bắt thuốc tƣơng phản,
chỉ ra u quái trƣởng thành. Ut: tử cung.
“Nguồn: Wasnik A. P., 2013” [57].
- U mô đệm dây giới bào: Chiếm 10% trong các u buồng trứng nguyên
phát, bao gồm u tế bào hạt, u tế bào Sertoli - Leydig, u tế bào Steroid, nhóm u
sợi – vỏ sợi. U mơ đệm dây giới bào chiếm gần 8% các u buồng trứng ác tính,

thƣờng nhất là những u tế bào hạt, chiếm gần 90% là ác tính trong nhóm này
[19]. Mặc dù nhóm u mô đệm dây sinh dục gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau,
nhƣng xu hƣớng chính ở ngƣời trẻ và ở grade thấp, chƣa xâm lấn. Hầu hết các
tổn thƣơng thuộc nhóm này là u đặc và bắt thuốc tƣơng phản từ ít đến nhiều.

.


.

11

- U khác: Chiếm 5% trong các u buồng trứng nguyên phát, bao gồm
UTBM tế bào nhỏ, UTBM đệm phôi, u khác.
Những u thứ phát chiếm khoảng 5% các u tân sinh của buồng trứng, gồm
u di căn từ ung thƣ dạ dày, ung thƣ đại tràng, ung thƣ vú, ung thƣ phổi, ung
thƣ từ buồng trứng còn lại [18].
1.3. Xoắn buồng trứng
1.3.1. Định nghĩa
Xoắn buồng trứng là sự xoắn của buồng trứng quanh trục mạch máu và có
thể tổn thƣơng đến mạch máu cung cấp cho nó. Xoắn phần phụ là thuật ngữ
tƣơng tự nhƣng xoắn buồng trứng hoặc tai vòi hoặc cả hai [10],[11],[46],[60].
Xoắn buồng trứng đứng thứ 5 trong các bệnh lý cấp cứu phụ khoa, tỉ lệ báo
cáo là 3% trong tất cả các bệnh lý liên quan phụ khoa [29]. Mức độ tổn
thƣơng mạch máu phụ thuộc vào xoắn một phần hay hoàn toàn của dòng
mạch máu, số cuống xoắn và độ chặt của cuống xoắn, dẫn đến tắc bạch mạch,
tĩnh mạch, động mạch. Bốn hình thái bệnh học của xoắn phần phụ gồm xoắn
vịi trứng – buồng trứng, xoắn buồng trứng, xoắn vòi trứng theo trục vòi trứng
và xoắn vòi trứng theo trục mạc treo (Hình 1.7).
Trong q trình đầu tiên của xoắn, có sự ứ trệ của tĩnh mạch và mạch bạch

huyết, dòng động mạch đƣợc bảo tồn do lớp cơ ở thành động mạch. Kết quả
là buồng trứng trở nên phù nề nhƣng khơng có thay đổi về hình thái bên
ngồi. Trên thực tế, kích thƣớc buồng trứng lớn (> 4 cm) là dấu hiệu nhạy
nhất với thể tích đƣợc báo cáo có thể tăng gấp 28 lần bình thƣờng. Về mặt
kinh điển, phù của buồng trứng đẩy các nang noãn ra phía ngoại biên (dấu
hiệu chuỗi ngọc) và thấy trong 74% các trƣờng hợp; tuy nhiên dấu hiệu này
không nhạy cũng không đặc hiệu cho xoắn. Khi phù mô đệm tiến triển, áp lực
tăng lên đến mức gây ứ trệ dòng động mạch dẫn đến xuất huyết, nhồi máu
buồng trứng [40].

.


.

12

Hình 1.7. Bốn hình thái bệnh học của xoắn phần phụ.
Từ trái sang phải theo thứ tự: xoắn vòi trứng – buồng trứng, xoắn buồng
trứng, xoắn vòi trứng theo trục vòi trứng và xoắn vòi trứng theo trục mạc treo.
“Nguồn: Guillaume S., 2018” [52].
1.3.2. Dịch tễ
Xoắn buồng trứng hiếm gặp ở nhóm tuổi trẻ em. Trong tất cả các trƣờng
hợp xoắn buồng trứng đã xảy ra, gần 3/4 là trong độ tuổi sinh sản từ 20 – 40
tuổi và số ít xảy ra ở phụ nữ mãn kinh [33].
Yếu tố nguy cơ chính của xoắn phần phụ là tiền căn xoắn phần phụ trƣớc
đó [14]. Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Hỗ trợ thụ thai và hội chứng quá kích buồng trứng: tăng kích thƣớc và tỉ
trọng của buồng trứng và nang hoàng tuyến [52].
- Thai kỳ: Nang hoàng thể lớn tăng nguy cơ xoắn trong thai kỳ, đặc biệt

trong tam cá nguyệt I [23].
- Khối u hoặc nang buồng trứng lành tính: Những khối u buồng trứng
xoắn đa số là lành tính, với u bì đƣợc báo cáo nhiều nhất [5],[10],[30],[31].
- Buồng trứng đa nang [36],[39].
Nang buồng trứng thƣờng liên quan tới xoắn buồng trứng là nang chức
năng hay nang hoàng thể (17%). Khối u thƣờng nhất liên quan nhất tới xoắn
buồng trứng là u bì (17%). Những u lành tính khác ít gặp hơn nhƣ là u tuyến

.


.

13

bọc (13%), u sợi và u tế bào Brenner (3%). Xoắn có thể hiếm nhƣng vẫn xảy
ra ở u ác tính bao gồm UTBM, u tế bào mầm, u tể bào Sertoli - Leydig và di
căn [15].
Xoắn phần phụ có thể xảy ra ở bé gái và phụ nữ không có yếu tố nguy cơ.
Có một số giả thuyết đã đƣợc đề xuất để giải thích q trình này nhƣ tính di
động nhiều của phần phụ do dài bất thƣờng của ống dẫn trứng, tắc nghẽn tĩnh
mạch phần phụ do táo bón, dãn đại tràng chậu hơng, mang thai, hoạt động nội
tiết tố thời kỳ thiếu niên, sự vận động của cơ thể với sự hiện diện của tử cung
nhỏ và một buồng trứng tƣơng đối lớn [29],[15],[27].
Xoắn phần phụ phổ biến hơn ở bên phải so với bên trái, với tỉ lệ khoảng
3:2. Nguy cơ gia tăng của xoắn bên phải có thể đƣợc giải thích do hố chậu trái
không rộng rãi bằng hố chậu phải do đƣợc lấp đầy bởi đại tràng chậu hông;
nhu động của manh tràng, hồi tràng nhiều hơn so với đại tràng chậu hông.
Hơn nữa, khi BN có đau bụng 1/4 dƣới bên phải sẽ đƣợc kiểm tra kỹ hơn do
lo ngại về viêm ruột thừa.

1.3.3. Triệu chứng lâm sàng và sinh hoá
Triệu chứng của xoắn buồng trứng khơng đặc hiệu và khó phân biệt với
các nguyên nhân gây đau bụng khác. BN có xoắn buồng trứng thƣờng xuất
hiện với triệu chứng đau bụng cấp tính, liên tục và khơng giúp cho chẩn đốn
vì đó cũng là triệu chứng của các tình trạng lâm sàng khác nhƣ vỡ nang hoàng
thể, thai ngoài tử cung, viêm vòi trứng, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, tắc ruột,
cơn đau quặn thận [11],[15],[29],[33]. Ngoài ra, xoắn buồng trứng với triệu
chứng đau bụng bán cấp hay mạn tính cũng làm cho chẩn đốn trở nên khó
khăn. Buồn nơn và nôn cũng là những đặc điểm phổ biến, xảy ra ở 85%
trƣờng hợp xoắn buồng trứng [13].
Khơng có dấu chỉ sinh hố nào dù đơn độc hoặc kết hợp có thể cải thiện
độ chính xác trong chẩn đốn xoắn buồng trứng. Theo lý thuyết, các dấu chỉ

.


×