Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Xác định tuổi người việt qua sự phát triển của bộ răng vĩnh viễn (giai đoạn 6 24 tuổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÍCH LÝ

XÁC ĐỊNH TUỔI NGƯỜI VIỆT
(GIAI ĐOẠN 6-24 TUỔI)
Chuyên ngành Nha khoa
Mã số : 62.72.28.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS-TS LÊ ĐỨC LÁNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác

Ký tên


NGUYỄN THỊ BÍCH LÝ


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa………………………………………………………………………………………. i
Lời cam đoan………………………………………………............................................................. ii
Mục lục…………………………………………………………………………………………….. iii
Danh mục các chữ viết tắt……………………................................................................................. vi
Danh mục bảng……………………………………………………………………………………. vii
Danh mục hình…………………………………………………………………………….............. ix
Danh mục biểu đồ…………………………………………………………………………….......... xi
Danh mục sơ đồ.............................................................................................................................

xiii

-Anh………………………………………………………....................... xiv
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………...................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………… 5
1.1. Tuổi và định tuổi sinh học……………………………………………………………………. 5
1.2. Các phương pháp định tuổi sinh học dựa vào răng …………………………………………... 6
1.2.1. Phương pháp dựa trên sự mọc của răng sữa và răng vĩnh viễn……………………….. 6
1.2.2. Phương pháp quan sát, đo đạc trực tiếp và khảo sát mô học răng................................... 9
1.2.2.1. Phương pháp quan sát và đo đạc trực tiếp…………………………...................... 9
1.2.2.2. Phương pháp khảo sát mô học răng…………………………................................ 12
1.2.3. Phương pháp dựa trên phim XQ….................................................................................. 16
1.2.3.1. Phương pháp quan sát sự phát triển của răng trên phim…………........................ 17
1.2.3.2. Phương pháp đo đạc sự phát triển của răng trên phim……................................... 25
1.3. Các nghiên cứu về định tuổi dựa vào sự phát triển của răng trên phim………………………. 28

1.3.1. Các nghiên cứu về định tuổi dựa vào bảy răng vĩnh viễn hàm dưới………………… 29
1.3.2. Các nghiên cứu về định tuổi dựa vào răng khơn……………………………………… 37
Tóm tắt tổng quan tài liệu…………………………………………………………………….. 41
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………….. 43
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………. 43
2.1.1. Tiêu chuẩn chon mẫu……………………………………………………………….. 43
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ………………………………………………………………….. 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………… 44
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………… …………………………................ 44
2.2.2. Mô tả phương pháp……………………………………………………………......... 44
2.2.2.1. Định tuổi dựa theo khảo sát sự phát triển của bảy răng vĩnh viễn hàm dưới.......... 44


iv
2.2.2.2. Định tuổi dựa theo khảo sát sự phát triển của răng khôn........................................ 50
2.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá………………………………………………………................ 51
2.3. Phân tích và xử lý số liệu…………………………………………………………................... 53
2.3.1. Thu thập dữ liệu ……………………………………………………......................... 53
2.3.2. Sai số của phương pháp ……………………………………………………….......... 54
2.3.3. Phân tích thống kê………………………………………………………………....... 55
2.4. Vấn đề y đức trong nghiên cứu.......................................................................................

57

Tóm tắt qui trình nghiên cứu………………………………………………………..... 58
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ................................................................................................................. 59
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………….. 59
3.1.1. Mẫu nghiên cứu 1……………………………………………………………………… 59
3.1.2. Mẫu nghiên cứu 2……………………………………………………………………… 61
3.2. Kết quả nghiên cứu..................................................................................................................... 63

3.2.1. Định tuổi dựa vào bảy răng vĩnh viễn hàm dưới……………………........................

63

3.2.1.1. Định tuổi theo phương pháp Demirjian…………….... .......................................... 63
3.2.1.2. Định tuổi theo phương pháp Willem…………....................................................... 67
3.2.1.3. Xây dựng phương trình hồi quy để định tuổi răng, kiểm tra sự phù hợp của
phương trình……………………………………………………………………….......................... 72
3.2.2. Định tuổi dựa vào răng khơn………………………………………............................. 78
3.2.2.1. Bắt đầu hình thành răng khơn…………………...................................................... 78
3.2.2.2. Thiếu răng khôn bẩm sinh……………...................................................................... 78
3.2.2.3. Định tuổi dựa vào răng khôn theo giới………………………………................... 80
3.2.2.4. Định tuổi dựa theo vị trí răng khơn …………………............................................ 84
3.2.2.5. Xây dựng phương trình hồi quy định tuổi theo sự phát triển của răng khôn…….. 87
3.2.2.6. Khả năng dự đoán các mốc tuổi theo sự phát triển của răng khôn......................... 89
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………............... 91
4.1. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………… 91
4.1.1. Chọn lựa phương pháp………………………………………………………………... 91
4.1.2. Chọn mẫu……………………………………………………………………………… 93
4.1.3. Độ tin cậy của việc đánh giá…………………………………………………………... 94
4.2. Kết quá nghiên cứu……………………………………………………………………………. 95
4.2.1. Định tuổi dựa vào bảy răng vĩnh viễn hàm dưới………................................................. 95
4.2.1.1. Định tuổi theo phương pháp Demirjian……………............................................. 95


v
4.2.1.2. Định tuổi theo phương pháp Willem……………….............................................. 102
4.2.1.3. Xây dựng phương trình hồi quy để định tuổi răng, kiểm tra sự phù hợp của
phương trình..................................................................................................................................... 104
4.2.2. Định tuổi dựa vào răng khơn…………………............................................................. 108

4.2.2.1. Bắt đầu hình thành răng khơn …………………………....................................... 109
4.2.2.2. Thiếu răng khôn bẩm sinh…………........................................................................ 110
4.2.2.3. Định tuổi dựa vào răng khôn theo giới …………................................................... 113
4.2.2.4. Định tuổi dựa theo vị trí răng khơn …………………………………………….... 115
4.2.2.5. Sự khác biệt giữa các dân tộc khi định tuổi dựa vào răng khơn…......................... 116
4.2.2.6. Phương trình hồi quy định tuổi dựa vào răng khôn………………........................ 119
4.2.2.7. Về khả năng của răng khôn trong pháp y………………………………………

120

4.3. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài……………………………………………………………….. 125
4.4. Hạn chế của đề tài…………………………………………………………………………….. 126
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 128
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………............. 131
Danh mục các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐS

Điểm số




Giai đoạn

HT

Hàm trên

HD

Hàm dưới

n

Số cá thể trong mẫu nghiên cứu

NC

Nghiên cứu

NCP

Ngày chụp phim

NS

Ngày sinh

pp


Phương pháp

PT

Phát triển

ss

So sánh

TB

Trung bình

TR

Tuổi răng

TT

Tuổi thật

KÝ HIỆU
Về ý nghĩa thống kê
*: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05
**: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01
***: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001


vii


DANH MỤC BẢNG
STT
1

TÊN BẢNG
Bảng 2.1

Bảng chuyển đổi từ giai đoạn phát triển răng sang điểm

Trang
45

số ở nam
2

Bảng 2.2

Bảng chuyển đổi từ giai đoạn phát triển răng sang điểm

45

số ở nữ
3

Bảng 2.3

Bảng chuyển đổi từ điểm số trưởng thành sang tuổi răng

46


theo phương pháp Demirjian ở nam
4

Bảng 2.4

Bảng chuyển đổi từ điểm số trưởng thành sang tuổi răng

47

theo phương pháp Demirjian ở nữ
5

Bảng 2.5

Bảng chuyển đổi từ giai đọan phát triển sang tuổi răng

48

theo Willem ở nam
6

Bảng 2.6

Bảng chuyển đổi từ giai đọan phát triển sang tuổi răng

48

theo Willem ở nữ
7


Bảng 3.1

Phân bố tuổi và giới của mẫu nghiên cứu 1

59

8

Bảng 3.2

Phân bố tuổi và giới của mẫu nghiên cứu 2

61

9

Bảng 3.3

Trung bình và độ lệch chuẩn của tuổi thật, tuổi răng

66

theo pp Demirjian, trung bình khác biệt giữa tuổi thật và
tuổi răng ở mỗi nhóm tuổi
10

Bảng 3.4

Trung bình và độ lệch chuẩn của tuổi thật và tuổi răng


70

theo phương pháp Willem, trung bình khác biệt giữa
tuổi thật và tuổi răng ở mỗi nhóm tuổi
11

Bảng 3.5

Sự nhất trí giữa tuổi thật và tuổi răng đánh giá theo hai

72

phương pháp
12

Bảng 3.6

Các phương trình hồi quy tuổi thật theo điểm số trưởng

74

thành
13

Bảng 3.7

Sự nhất trí giữa tuổi thật và tuổi răng đánh giá theo ba

77


phương pháp
14

Bảng 3.8

Độ tuổi của giai đoạn hình thành mầm răng khôn

78


viii

15

Bảng 3.9

Tỉ lệ thiếu răng khôn khảo sát ở lứa tuổi lớn hơn 14

79

16

Bảng 3.10

Tỉ lệ thiếu đồng thời nhiều răng khôn khảo sát ở lứa tuổi

79

lớn hơn 14

17

Bảng 3.11

Độ tuổi trung bình từng giai đoạn phát triển của răng

80

khơn hàm trên
18

Bảng 3.12

Độ tuổi trung bình từng giai đoạn phát triển của răng

82

khơn hàm dưới
19

Bảng 3.13

Độ tuổi trung bình từng giai đoạn phát triển của răng

84

khôn trên: so sánh giữa hai bên phải và trái
20

Bảng 3.14


Độ tuổi trung bình từng giai đoạn phát triển của răng

85

khôn dưới: so sánh giữa hai bên phải và trái
21

Bảng 3.15

Độ tuổi trung bình từng giai đoạn phát triển của răng

86

khôn bên phải: so sánh giữa hai hàm trên và dưới
22

Bảng 3.16

Độ tuổi trung bình từng giai đoạn phát triển của răng

86

khôn bên trái: so sánh giữa hai hàm trên và dưới.
23

Bảng 3.17

Phương trình hồi quy dự đoán tuổi dựa vào giới, số


87

lượng và vị trí của răng khơn.
24

Bảng 3.18

Khả năng dự đốn các cá thể dưới mốc tuổi 14,16,18

90

25

Bảng 4.1

So sánh trung bình khác biệt giữa tuổi răng theo phương

98

pháp Demirjian và tuổi thật ở một số các nghiên cứu
khác trên thế giới
26

Bảng 4.2

So sánh tỉ lệ thiếu răng trong nghiên cứu của chúng tôi

112

và của Arany và Lee

27

Bảng 4.3

So sánh độ tuổi trung bình của các giai đoạn phát triển

118

răng khơn dưới phải giữa các dân tộc
28

Bảng 4.4

So sánh khả năng đánh giá một cá thể đạt được mốc tuổi
18 dựa vào giai đoạn H trong sự phát triển của răng
khôn giữa các nghiên cứu

123


ix

DANH MỤC HÌNH
STT

TÊN HÌNH

Trang

1


Hình 1.1

Các giai đoạn của q trình mọc răng khơn

8

2

Hình 1.2

Sơ đồ minh họa việc ước lượng các yếu tố theo Lamendin

11

1988
3

Hình 1.3

Hình ảnh các đường kết vịng ở lớp xê măng

15

4

Hình 1.4

Hình ảnh minh họa tượng trưng cho các giai đoạn khống


19

hóa theo tác giả Gleiser và Hunt năm 1955
5

Hình 1.5

Hình ảnh minh họa phân loại của Kohler biến đổi từ

19

Gleiser và Hunt
6

Hình 1.6

Hình ảnh XQ tượng trưng cho các giai đoạn từ 5-10 trong

20

phân loại của Kohler cho răng khơn trên và dưới
7

Hình 1.7

Hình ảnh minh họa tượng trưng cho các giai đoạn hình

21

thành răng theo tác giả Moorrrees đối với răng một chân.

8

Hình 1.8

Hình ảnh minh họa tượng trưng cho các giai đoạn hình

21

thành răng theo tác giả Moorrrees đối với răng nhiều chân
9

Hình 1.9

Hình ảnh minh họa tượng trưng cho các giai đoạn khống

22

hóa răng theo tác giả Demirjian (1973)
10

Hình 1.10

Hình ảnh minh họa tượng trưng cho các giai đoạn khống

23

hóa theo tác giả Harris và Nortje năm 1984
11

Hình 1.11


Hình ảnh minh họa tượng trưng cho các giai đoạn khống

23

hóa theo tác giả Kullman 1992
12

Hình 1.12

Hình ảnh minh họa tượng trưng cho các giai đoạn khống

24

hóa và hình ảnh XQ tương ứng theo tác giả Rozkovcova
2005
13

Hình 1.13

Các khoảng cách được đo theo phương pháp của

25

Mornstad
14

Hình 1.14

Đo lường độ mở rộng vùng chóp trên răng một chân


26

15

Hình 1.15

Đo lường độ mở rộng vùng chóp trên răng hai chân

27


x

16

Hình 1.16

Sơ đồ minh họa cách đo diện tích vùng men, ngà, tuỷ theo

28

Ito 1975
17

Hình 2.1

Khảo sát sự phát triển của bảy răng vĩnh viễn hàm dưới

49


trên phim tồn cảnh
18

Hình 2.2

Khảo sát sự phát triển của răng khôn trên phim tồn cảnh.

51

19

Hình 2.3

Mơ tả thang đánh giá của Demirjian và cộng sự (1973)

52

20

Hình 4.1

Hình ảnh bắt đầu hình thành răng khơn (giai đoạn A) trên

109

phim tồn cảnh
21

Hình 4.2


Phim tồn cảnh của cá thể nam 19, 46 tuổi với các răng
khôn ở giai đoạn H

122


xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÊN BIỂU ĐỒ

STT
1

Biểu đồ 3.1

Phân bố số lượng của cá thể theo giới và từng độ tuổi ở

Trang
60

mẫu nghiên cứu 1
2

Biểu đồ 3.2

Tỉ lệ phân bố của các cá thể ở từng độ tuổi trong mẫu

60


nghiên cứu 1
3

Biểu đồ 3.3

Phân bố số lượng của cá thể theo giới và từng độ tuổi ở

62

mẫu nghiên cứu 2
4

Biểu đồ 3.4

Tỉ lệ phân bố của các cá thể ở từng độ tuổi trong mẫu

62

nghiên cứu 2
5

Biểu đồ 3.5

So sánh tuổi răng theo phương pháp Demirjian giữa nam

63

và nữ
6


Biểu đồ 3.6

Tương quan giữa tuổi thật và tuổi răng theo phương pháp

64

Demirjian
7

Biểu đồ 3.7

So sánh trung bình khác biệt khác biệt giữa tuổi thật và

65

tuổi răng theo phương pháp Demirjian giữa nam và nữ
8

Biểu đồ 3.8

So sánh tuổi răng theo phương pháp Willem giữa nam và

67

nữ.
9

Biểu đồ 3.9


Tương quan giữa tuổi thật và tuổi răng theo phương pháp

68

Willem
10

Biểu đồ 3.10 So sánh trung bình khác biệt khác biệt giữa tuổi thật và

69

tuổi răng theo phương pháp Willem giữa nam và nữ
11

Biểu đồ 3.11 So sánh trung bình khác biệt giữa tuổi thật và tuổi răng

71

tính theo hai phương pháp Demirjian và Willem
12

Biểu đồ 3.12 Sơ đồ tương quan hồi quy tuyến tính giữa tuổi thật các cá

73

thể và điểm số trưởng thành cho nam và nữ
13

Biểu đồ 3.13 Biểu đồ phân tán phần dư của mơ hình hồi quy ở nam và
nữ


14

Biểu đồ 3.14 Biểu đồ phân phối chuẩn kỳ vọng “Q-Q plot”: mô tả phần

74


xii

dư của mơ hình hồi quy bậc ba định tuổi theo điểm số

75

trưởng thành ở nam và nữ
15

Biểu đồ 3.15 Biểu đồ phần dư của mơ hình hồi quy bậc ba định tuổi

76

theo điểm số trưởng thành ở nam và nữ
16

Biểu đồ 3.16 So sánh tuổi thật, tuổi răng theo phương pháp Demirjian

77

và công thức hồi quy bậc ba
17


Biểu đồ 3.17 So sánh tỉ lệ thiếu răng khôn bẩm sinh giữa nam và nữ

79

18

Biểu đồ 3.18 So sánh tỉ lệ thiếu đồng thời nhiều răng khôn giữa nam và

80

nữ.
18

Biểu đồ 3.19 Tuổi TB từng giai đoạn phát triển của răng 1.8 giữa nam

81

và nữ
20

Biểu đồ 3.20 Tuổi TB từng giai đoạn phát triển của răng 2.8 giữa nam

81

và nữ
21

Biểu đồ 3.21 Tuổi TB từng giai đoạn phát triển của răng 3.8 giữa nam


83

và nữ
22

Biểu đồ 3.22 Tuổi TB từng giai đoạn phát triển của răng 4.8 giữa nam

83

và nữ
23

Biểu đồ 3.23 So sánh tuổi thật và tuổi răng tính theo công thức hồi quy

89

từ sự phát triển của cả bốn răng khôn
24

Biểu đồ 4.1

So sánh giữa tuổi thật và tuổi răng đánh giá theo phương
pháp Demirjian.

97


xiii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

TÊN SƠ ĐỒ

STT
1

Sơ đồ 2.1

Tóm tắt qui trình nghiên cứu

Trang
58


xiv

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT-ANH
Bộ xương

Skeleton

Bồi đắp xê măng răng

Dental cementum apposition

Các bon phóng xạ

Radio carbon

Chậm mọc răng


Delayed emergence of the teeth

Chiều dài răng vĩnh viễn

Permanent tooth length

Chiều rộng chóp răng

Tooth apex width

Chỉ số buồng tuỷ

Coronal pulp cavity index

Chỉ báo trưởng thành

Maturity indicator

Chỉ báo về tuổi

Age indicator

Chủng tộc

Ethnicity

Chưa trưởng thành

Subadult


Cung răng sữa

Deciduous dentition

Cung răng vĩnh viễn

Permanent dentition

Dấu hiệu tăng trưởng theo ngày

Markers of circadian growth

Dấu hiệu tăng trưởng theo tuần

Markers of circaseptan growth

Di cốt

Skeletal remains

Đánh giá tuổi

Age assessment

Đỉnh tăng trưởng chiều cao

Peak height velocity (PHV)

Đỉnh tăng trưởng dậy thì


Pubertal growth spurt

Đo lường hình thái hình học

Geometric morphometric

Đoạn prơtêin ngà

Dentin protein fraction

Độ mở chóp

Open apices

Độ trong của ngà chân răng

Root dentin transparency

Đường gợn sóng (Đường ngói lợp)

Perikymata line

Đường sơ sinh

Neonatal line

Đường sơ sinh đơi

Double neonatal line


Hình ảnh XQ bàn-cổ tay

Hand and wrist radiograph

Hình thái học pháp y

Forensic anthropology


xv

Kết vòng ở lớp xê măng

Tooth cementum annulation (TCA)

Khảo cổ học

Archaeology

Khoa học pháp y

Forensic science

Khoáng hoá răng

Tooth mineralization

Lắng đọng ngà thứ phát

Secondary dentin deposition


Màu răng

Dental color

Mầm răng

Tooth germs

Mẫu khảo cổ

Archaeological specimens

Mọc răng

Eruption

Mòn răng

Dental wear - Tooth wear

Phản ứng triệt quang

Racemization

Pháp nha

Forensic odontology

Phát triển răng


Dental development (Tooth development)

Phim toàn cảnh

Panoramic radiography

Phương pháp Demirjian

Demirjian „s method

Phương pháp khơng phá huỷ

Non-destructive method

Phương trình hồi quy

Regression equations

Quang phổ kế

Spectroradiometry

Thời kỳ tăng trưởng dậy thì

Pubertal growth period

Tỉ số khoang tuỷ/răng

Pulp/tooth ratio


Tiên đoán tuổi

Age prediction

Tiêu chân răng

Root resorption

Tiêu chuẩn tăng trưởng

Growth standards

Tình trạng kinh tế-xã hội

Socioeconomic status

Trụt mô nha chu

Periodontal retraction

Trưởng thành răng

Dental maturity

Trưởng thành xương

Skeletal maturity

Tuổi lúc chết


Age at death

Tuổi răng

Dental age

Tuổi sinh học

Biological age

Tuổi thật

True chronological age


xvi

Tuổi xương

Skeletal age- Bone age

Ước lượng tuổi

Age estimation

Ước lượng tuổi dựa vào răng

Dental age estimation


Ước lượng tuổi dựa vào xương

Skeletal age estimation

Vạch Retzius

Striae of Retzius

Vân ngang (Sọc ngang)

Cross-striation

Vơi hố

Ossification

Vơi hố xương đòn

Clavicle ossification


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giám định tuổi của một cá thể dựa theo các đặc điểm tăng trưởng đã được
thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20, nhưng trong những năm gần đây, các
nghiên cứu trên thế giới về giám định tuổi pháp y có những bước tiến bộ và đạt được
những thành tựu đáng kể. Với sự gia tăng nhanh chóng các phương pháp đánh giá tuổi
đã đáp ứng được những đòi hỏi thực tế trong xã hội và pháp luật tập trung quanh việc
xác định tuổi của một cá thể [10], [11], [49], [90], [112], [113], [114]. Đây là một trong

những vấn đề cấp bách trong xã hội hiện đại, khi phải đối mặt với sự gia tăng bạo lực,
tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên, sự đòi hỏi phải bảo vệ trẻ em trước những nguy
cơ bị xâm phạm tình dục hay bị bóc lột lao động. Khi một cá nhân bị truy tố trước tòa
hay những người bị hại trong độ tuổi thanh thiếu niên lại khơng thể xuất trình những
bằng chứng về tuổi thật của mình vì khơng có giấy khai sinh hoặc vì các nghi vấn sử
dụng giấy tờ giả thì nhiệm vụ của chuyên gia pháp y phải đánh giá tuổi dựa trên phân
tích những dấu hiệu sinh học của q trình phát triển; điều này đóng vai trị quan trọng
vì mức độ hình phạt của can phạm có thể bị thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của người
có liên quan.
Trong khảo cổ và pháp y, việc định tuổi giúp cung cấp những thông tin quan
trọng về các dân tộc cổ xưa và là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để nhận diện
cá thể, trong đó những thơng tin về răng được xem là phương tiện hỗ trợ có giá trị nhất.
Nhận diện đúng một xác chết quan trọng không chỉ vì những lý do hành chính, đạo
đức, mà cịn vì những lý do pháp lý: trong luật dân sự, cái chết của một người ảnh
hưởng đến tình trạng dân sự và pháp lý không chỉ của người đã chết mà cịn của thân
nhân của người đó, liên quan đến sự phân chia kinh tế và tài chính nảy sinh từ những
vấn đề thừa kế và bảo hiểm; trong luật hình sự, việc nhận diện cá thể cung cấp những


2

chứng cứ giúp điều tra các án mạng, ngăn ngừa việc làm giấy tờ giả và chuyển đổi giấy
tờ bất hợp pháp.
Trong y học nói chung, các thơng tin về tuổi sinh học giúp cho việc chẩn
đoán, lập kế hoạch điều trị và dự phịng bệnh tật có hiệu quả hơn [2], xác định đúng
thời điểm áp dụng các can thiệp, đặc biệt trong chuyên ngành răng trẻ em và chỉnh hình
khi điều trị các loại sai hình khác nhau có liên quan đến sự tăng trưởng hàm mặt vì đôi
khi tuổi thật của một cá thể lại không phản ánh đúng tình trạng phát triển cơ thể của cá
thể đó do tốc độ phát triển cơ thể diễn ra với nhịp độ khác nhau [66].
Có rất nhiều phương pháp định tuổi đã được nghiên cứu và báo cáo trong y văn.

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, các tác giả thường dùng các chỉ báo về phát triển để định
tuổi như sự trưởng thành về xương (tuổi xương), chiều cao và cân nặng cơ thể (tuổi
hình thái), sự phát triển về sinh dục (tuổi sinh dục), sự phát triển và mọc răng (tuổi
răng). Phương pháp thông dụng nhất là dựa vào sự trưởng thành của bộ xương mà
vùng có giá trị nhất là xương bàn-cổ tay, có thể giúp đánh giá tuổi từ khi còn nhỏ đến
khoảng 16 tuổi, thời điểm mà sự trưởng thành của xương bàn tay gần như hoàn tất ở
90% cá thể [20]. Tuy vậy, phương pháp dựa trên xương có một vài hạn chế do có sự
biến thiên đáng kể trong trưởng thành của xương, chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường, dinh dưỡng, nội tiết và bệnh tật.
Định tuổi dựa vào răng đã được thừa nhận về độ chính xác khi so sánh với
những chỉ báo khác về tăng trưởng như xương và giới tính. Có hai cách tiếp cận dùng
để định tuổi dựa vào răng là quan sát mọc răng và khảo sát q trình khống hố của
răng [86]. Tuổi theo thời điểm mọc răng tuy đã được thừa nhận từ lâu nhưng khơng
chính xác vì q trình mọc răng là biến số đo lường gián đoạn, diễn ra trong khoảng
thời gian ngắn nhưng lại là kết quả một quá trình luôn tiếp diễn bao gồm nhiều giai
đoạn trong cuộc đời đứa trẻ từ khi răng chưa mọc trên miệng, bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố tại chỗ như nhổ sớm các răng sữa, sâu răng hay chen chúc răng. Ngược lại, sự
khống hố của răng là q trình diễn tiến dài lâu, có thể đánh giá trên phim X quang,


3

bao gồm nhiều giai đoạn hình thái học khác nhau, mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi
những hình dạng tương đối đồng nhất và có những thay đổi rõ rệt giữa các giai đoạn
hơn q trình mọc răng, ít chịu ảnh hưởng yếu tố như suy dinh dưỡng, bệnh lý mắc
phải, sang chấn tinh thần hơn những tiêu chuẩn đo lường khác về sự trưởng thành. Việc
định tuổi sử dụng các giai đoạn khác nhau trong quá trình hình thành răng làm tiêu
chuẩn, tuổi răng được ước lượng bằng cách so sánh tình trạng phát triển của răng của
người chưa biết tuổi với các thang tiêu chuẩn trong những nghiên cứu về sự phát triển
của răng được xây dựng trên một mẫu lớn các cá thể tập trung tại một vùng địa lý

[139], [140].
Tuy vậy, việc đánh giá tuổi dựa theo răng không giống nhau cho mọi lứa tuổi.
Trước tuổi 14, việc đánh giá tuổi đơn giản hơn vì có thể dựa vào hàng loạt các dữ kiện
từ răng sữa đến răng vĩnh viễn [10], [11], [31], [79], [142]; nhưng sau tuổi 14, chỉ duy
nhất răng khơn cịn phát triển và là răng có nhiều biến thiên trong phát triển so với các
răng khác như: thiếu răng, dị dạng về hình thể, vị trí, kích thước, thời gian mọc răng và
thời gian khống hóa dao động trong biên độ rất rộng …do đó có ý nghĩa như chỉ một
báo về phát triển cần được tìm hiểu [11], [55], [87], [90], [120], [134].
Tại Việt nam, đã có nhiều nghiên cứu có giá trị về những đặc điểm hình thái của
răng, cung xương ổ răng, cung răng, phức hợp sọ mặt và khn mặt của người Việt
nam. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về quá trình phát triển của các răng vĩnh
viễn, vấn đề được đặt ra là quá trình phát triển của các răng này diễn ra như thế nào và
có liên hệ ra sao đối với tuổi, sự liên hệ này có thể giúp cho việc xác định tuổi của một
cá thể trong cộng đồng hay không? Chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Xác định tuổi
người Việt qua sự phát triển của bộ răng vĩnh viễn giai đoạn 6-24 tuổi” để trả lời cho
các câu hỏi trên với các mục tiêu sau:
1- Ước lượng tuổi răng theo 2 phương pháp Demirjian và Willem dựa theo sự phát
triển của bảy răng vĩnh viễn hàm dưới bên trái trên phim X quang toàn cảnh ở


4

nhóm trẻ em Việt nam từ 6-14 tuổi, từ đó đánh giá sự phù hợp của các phương
pháp này trong ước lượng tuổi răng trên trẻ em Việt nam.
2- Xác định tuổi trung bình của các giai đoạn phát triển của các răng khơn theo
giới và vị trí trên phim X quang tồn cảnh ở nhóm người Việt từ 8-24 tuổi.
3- Xây dựng phương trình hồi quy đa biến để định tuổi cho mẫu trẻ em Việt nam
dựa theo sự phát triển của bảy răng vĩnh viễn hàm dưới và răng khơn.
4- Đánh giá khả năng dự đốn đúng các mốc tuổi 14, 16 và 18 của một thanh thiếu
niên Việt nam dựa theo khảo sát sự phát triển của răng khơn trên phim tồn cảnh



5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tuổi và việc định tuổi sinh học
Tuổi được định nghĩa là khoảng thời gian tồn tại của một cá thể từ khi sinh ra
đến một thời điểm xác định nào đó tính theo số lần quay của trái đất xoay quanh mặt
trời; đây là yếu tố có liên quan và làm cơ sở cho việc thực hiện các sự kiện quan trọng
trong cuộc đời như đi học, thành hơn, hưu trí; giải quyết các ưu đãi về phúc lợi xã hội
mà bản thân cá thể được hưởng, giải quyết các tranh chấp về mặt luật pháp liên quan
đến trách nhiệm dân sự hay hình sự của một cá thể. Tuy vậy, trong một số trường hợp
tuổi thật lại không xác định được do thiếu hay khơng chính xác của những thơng tin về
ngày tháng năm sinh, khi đó khái niệm dùng để thay thế là tuổi sinh học, đây là tuổi
được đánh giá dựa theo tình trạng phát triển, tăng trưởng, hồn thiện và lão hóa của các
chỉ báo sinh học có liên quan gần nhất với tuổi thật mà phổ biến nhất là xương và răng
[2], và thường được gọi tương ứng là tuổi xương hay tuổi răng. Khái niệm tuổi sinh
học còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học có liên quan đến sự tăng
trưởng và phát triển nhằm xác định thời điểm thích hợp để áp dụng điều trị hay chẩn
đốn những bệnh lý có liên quan đến tăng trưởng. Phải phân biệt rõ ràng khái niệm
giữa tuổi thật (tuổi theo thời gian) và tuổi sinh học (tuổi xương hay tuổi răng); khi thiếu
các thơng tin có giá trị giúp xác định tuổi thật, tất cả các nhà nghiên cứu thường hy
vọng là thành công trong việc định tuổi sinh học để giúp suy đoán tuổi thật. Tuy vậy,
điều này rất phức tạp vì những biến thiên sinh học. Ví dụ khi chụp phim X quang, hình
ảnh trên phim chỉ phản ánh tình trạng trưởng thành của cá thể nhưng không thể đề cập
đến tốc độ nhanh hay chậm của sự tăng trưởng hay trưởng thành. Như vậy, bất kỳ cá
thể nào có tốc độ tăng trưởng chậm hay có những bệnh làm chậm tăng trưởng sẽ bị
đánh giá tuổi thấp, cịn người nào có tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ bị đánh giá cao về
tuổi.



6

Các phương pháp định tuổi hiện nay trong khảo cổ, pháp y và hình thái học thì
khái niệm tuổi sinh học hầu như luôn dùng để tượng trưng cho tuổi thật. Vì vậy, có 2
nguồn gốc sai lầm thường gặp khi định tuổi:
1- Biến thiên sinh học: đây là nguồn gốc hằng định của sai lầm, theo đó tuổi
sinh học và tuổi thật không thể đồng nhất với nhau và do vậy, cái này không thể dùng
như vật so sánh của cái kia.
2- Các phương pháp hiện nay cho phép có biến thiên tự nhiên bằng cách tạo nên
những bảng tiêu chuẩn để biến đổi tuổi sinh học thành tuổi thật. Tuổi sinh học được
tính từ hình ảnh X quang của răng được khảo sát, sau đó được đổi thành tuổi thật nhờ
tham khảo vào các bảng chuẩn đã được xây dựng. Các tiêu chuẩn sẽ ln ln có mức
độ sai lầm nào đó do khơng phủ khắp sự biến thiên tự nhiên.
Tóm lại, tương quan giữa tuổi sinh học và tuổi thật đặt ra nhiều vấn đề cần được
giải quyết và những sai lầm nêu trên trong việc định tuổi có thể chấp nhận được, mà
khơng làm ảnh hưởng đến việc xác định tuổi thật của từng cá thể [61].
1.2. Các phƣơng pháp định tuổi sinh học dựa vào răng:
Có 3 loại phương pháp khác nhau được dùng để ước lượng tuổi sinh học dựa
vào răng và sự khác biệt giữa các phương pháp tuỳ thuộc vào loại vật liệu và kỹ thuật
được dùng để khảo sát [154], đó là:
- Phương pháp dựa trên sự mọc của răng sữa và răng vĩnh viễn.
- Phương pháp quan sát, đo đạc trực tiếp và khảo sát mô học răng.
- Phương pháp dựa trên phim X quang đánh giá sự phát triển của răng.
1.2.1. Phương pháp dựa trên sự mọc của răng sữa và răng vĩnh viễn
Mọc răng, được định nghĩa là sự nhô lên của răng qua nướu, đã được cho là mốc
thời gian quan trọng dùng để định tuổi. Phương pháp này có ưu điểm do việc thực hiện
thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng, khơng cần chun gia và khách quan vì chỉ cần xác
định khi quan sát trong miệng răng có mọc hoặc khơng [60]. Tuy nhiên, việc xây dựng
các tiêu chuẩn về tuổi mọc răng riêng biệt cho mỗi dân tộc rất cần thiết do có nhiều



7

khác biệt về thời gian mọc răng giữa các dân tộc có nguồn gốc địa lý khác nhau và các
tác giả thường dùng mẫu của dân tộc đã biết tuổi để xây dựng tương quan giữa mọc
răng và tuổi thật.
Có hai cách tiếp cận khác nhau trong ước lượng tuổi dựa vào mọc răng, đó là
đếm số lượng răng mọc trong miệng và phân tích tuổi mọc trung bình theo từng loại
răng. Nghiên cứu của Gillet 1997 so sánh sự chính xác của ba phương pháp định tuổi
dựa trên sự mọc răng gồm: trung bình tuổi theo số răng mọc, phương trình hồi quy tính
tuổi theo giới dựa trên số răng mọc và phân tích chính xác theo loại răng mọc; kết quả
cho thấy phương pháp thứ ba ít chính xác nhất cịn hai phương pháp cịn lại có kết quả
tương tự [51].
Đối với răng vĩnh viễn:
Gillett 1998 [52] xây dựng nên bảng tính tuổi trung bình theo số răng vĩnh viễn đã
mọc cho trẻ ở vùng Choma, Zambia và so sánh thời điểm mọc của các loại răng vĩnh
viễn giữa các dân tộc châu Phi. Vấn đề này cũng được Urban 1985 [57] và Nystrom
2001 [100] nghiên cứu nhằm cung cấp những giá trị tham chiếu về thời điểm mọc của
các răng vĩnh viễn và số lượng răng mọc ở trẻ theo tuổi ở trẻ em Thụy điển và Phần
lan.
Đối với răng sữa:
So với răng vĩnh viễn, số răng sữa mọc là một chỉ báo tốt cho sự trưởng thành của
cung răng vì các bất thường trong phát triển răng như thiếu hay dư răng rất hiếm gặp ở
hệ răng sữa. Ngồi ra, sự mọc của răng sữa khơng bị xáo trộn do sự chen chúc của các
răng hay do các răng mọc trước mà chủ yếu bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền; số răng
sữa mọc cũng không liên quan đến sự trưởng thành xương; tuy nhiên, cũng đã có các
báo cáo về sự liên quan giữa số răng sữa mọc và sự tăng trưởng thể chất tổng quát
trong đó dường như trẻ có cân nặng lúc sinh lớn hơn, tăng chiều cao và trọng lượng sau
sinh nhiều hơn sẽ có số răng mọc nhiều hơn. Yếu tố mơi trường như suy dinh dưỡng

nhẹ hay trung bình ít ảnh hưởng đến thời gian mọc răng, nhưng suy dinh dưỡng trầm


8

trọng sẽ làm chậm mọc răng. Nhìn chung, sự mọc răng sữa ít bị ảnh hưởng bởi tăng
trưởng thể chất so với răng vĩnh viễn và như vậy thích hợp để định tuổi hơn; các
nghiên cứu về số răng sữa mọc trong tương quan với tuổi đã được nghiên cứu ở nhiều
nước [57], [102].
Foti thiết lập một mơ hình tốn học gồm nhiều biến số để tính tuổi dùng phân
tích hồi quy đa biến bậc thang, trong đó các biến số được khảo sát là số lượng các răng
mọc khảo sát trên phim toàn cảnh: răng vĩnh viễn hàm trên và dưới gồm răng cửa,
nanh, cối nhỏ, cối lớn thứ nhất và nhì, răng khơn; răng sữa hàm trên và dưới gồm răng
cửa, nanh, răng cối, số mầm răng có và khơng tính răng khơn [43].
Đối với răng khơn:
Olze đã đưa ra kết quả tuổi trung bình của các giai đoạn mọc răng khảo sát trên
phim toàn cảnh trong cộng đồng người Phi da đen và người Nhật theo thang đánh giá
mọc răng như sau [109],[110], [115]:
- Giai đoạn A: Mặt nhai của răng còn được bao phủ bởi xương ổ.
- Giai đoạn B: Nhơ xương ổ, có sự tiêu hoàn toàn xương ổ bao phủ mặt nhai.
- Giai đoạn C: Nhơ nướu, có sự xun qua nướu của ít nhất một múi răng.
- Giai đoạn D: Nhơ lên hồn tồn của mặt nhai răng.

Hình 1.1: Các giai đoạn của q trình mọc răng khơn
“Nguồn: Olze, 2008” [115].


9

Khi sử dụng thang đánh giá này đối với răng khơn, kết quả có thể bị ảnh

hưởng bởi những thay đổi về góc độ, tình trạng mọc kẹt của răng…, các răng này phải
được loại khỏi mẫu nghiên cứu nên phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả. Hơn nữa,
các tiêu chuẩn đánh giá đơi khi rất khó nhận ra trên phim mà cần kiểm chứng thêm trên
lâm sàng, gây trở ngại khơng ít đến việc thu thập dữ liệu. Chính vì vậy, có rất ít những
nghiên cứu trên thế giới về tiến trình mọc răng khơn và các kết quả từ các nghiên cứu
cho thấy có sự biến thiên rất lớn về thời gian mọc của răng khôn giữa các dân tộc khác
nhau. Răng khôn không mọc trước lứa tuổi 17 ở các dân tộc châu Âu, nhưng lại có thể
mọc rất sớm ở lứa tuổi 13 như theo nghiên cứu của Shouri trên người Ấn độ năm 1946,
Chagula trên người da đen Uganda năm 1960 và Otuyemi trên người da đen Nigeria
năm 1997 [115].
1.2.2. Phương pháp quan sát, đo đạc trực tiếp và khảo sát mô học răng
1.2.2.1. Phương pháp quan sát và đo đạc trực tiếp

Phương pháp quan sát các thay đổi về hình thái
Gustafon [155] lần đầu tiên đã thiết lập một phương pháp để định tuổi ở người
trưởng thành dựa trên 6 tiêu chuẩn về cấu trúc răng: độ mòn, bệnh nha chu, sự thành
lập ngà thứ phát, bồi đắp xê măng, tiêu chóp răng, và độ trong của chân răng. Các yếu
tố này được đánh giá trên răng nguyên vẹn hay sau khi đã mài, bằng cách quan sát dưới
kính hiển vi hay kính lúp. Tổng giá trị các yếu tố trên được tính chung thành giá trị X
tương ứng với một vị trí toạ độ trên biểu đồ của Gustafon, điểm chiếu của giá trị này
trên đường hồi quy cho phép đọc tuổi tương ứng trên trục tung. Phương pháp này rất
thông dụng trong lãnh vực pháp nha và đã được chỉnh sửa bởi nhiều tác giả:
- Năm 1979, Maples và Rice đã tính lại cơng thức ngun thuỷ của Gustafon do
phát hiện những sai số về thống kê.
- Năm 1989, Nkhumeleni khảo sát lại đường hồi quy trong công thức của
Gustafon và đưa ra cơng thức tính tuổi mới.


×