Tải bản đầy đủ (.pdf) (292 trang)

Đào uyên minh ở việt nam nhìn từ lý thuyết tiếp nhận luận án tiến sĩ 62 22 32 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.64 MB, 292 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

LƯU HỒNG SƠN

ĐÀO UYÊN MINH Ở VIỆT NAM
– NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

LƯU HỒNG SƠN

ĐÀO UYÊN MINH Ở VIỆT NAM
– NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 62.22.32.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Đình Phức
2. PGS.TS. Trần Lê Hoa Tranh
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn
2. PGS.TS. Lê Thời Tân
Phản biện Hội đồng cấp Trường:


1. PGS.TS. Đồn Thị Thu Vân
2. PGS.TS. Nguyễn Cơng Lý
3. TS. HàThanh Vân

TP. HỒ CHÍ MINH - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận án, ngồi nỗ lực của bản thân, người thực hiện
còn may mắn nhận được sự chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ, động viên nhiệt tình của Thầy
Cơ, Gia Đình và Bạn Bè.
Nhân dịp luận án hoàn thành, xin được trân trọng cảm ơn đến PGS.TS.
Nguyễn Đình Phức và PGS.TS. Trần Lê Hoa Tranh đã nhận lời hướng dẫn và chỉ
bảo tận tâm trong suốt thời gian dài qua, hơn nữa còn khuyến khích các ý tưởng
được trình bày trong luận án.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Hội đồng chuyên môn
(PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân, PGS.TS. Huỳnh Vân, PGS.TS. Đinh Phan Cẩm
Vân, PGS.TS. Trần Thị Phương Phương, PGS.TS. Nguyễn Công Lý, TS. Lê Quang
Trường, TS. Phan Thu Vân) và các phản biện độc lập (PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn,
PGS.TS. Lê Thời Tân) đã góp nhiều ý kiến quý báu giúp luận án hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn thầy Nhật Chiêu, TS. Nguyễn Nam, bạn Trần Thị Diệu
Hiền, chị Phạm Ngọc Hường,… đã giúp một phần tài liệu ngoại văn để việc thực
hiện luận án được tốt hơn.
Cuối cùng, xin dành lời yêu mến gửi về Gia Đình – nơi vẫn ln quan tâm đến
từng bước chân của tôi.
TP.HCM, ngày ........ tháng ..........năm 2018
Người thực hiện luận án

Lưu Hồng Sơn



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong cơng trì
nh nào khác.
Tơi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm
túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu
một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn rõ ràng trong luận án.
TP.HCM, ngày ...... tháng ...... năm 2018
Tác giả luận án

Lưu Hồng Sơn


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
0.1. . Lýdo chọn đề tài............................................................................................ 1
0.2. . Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 1
0.3. . Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 2
0.4. . Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2
0.5. . Những đóng góp của luận án ......................................................................... 4
0.6. . Cấu trúc luận án ............................................................................................ 4
0.7. . Một số quy cách trì
nh bày luận án ................................................................ 5
Chương 1: Nghiên cứu Đào Uyên Minh trên thế giới vàở Việt Nam ...................... 7
1.1. Tình hì
nh nghiên cứu Đào Uyên Minh trên thế giới ...................................... 7
1.1.1. Trong thế giới Hoa ngữ ........................................................................... 7

1.1.2. Tại Hàn Quốc vàNhật Bản ................................................................... 14
1.1.3. Trong thế giới Anh ngữ ........................................................................ .19
1.1.4. Tại Đức, Pháp, Nga ............................................................................... 24
1.2. Tình hì
nh nghiên cứu Đào Uyên Minh tại Việt Nam ................................... 26
1.2.1. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam trong nước ............................... 26
1.2.2. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam tại nước ngoài .......................... 35
Tiểu kết ................................................................................................................ 36
Chương 2: Lý thuyết tiếp nhận trường phái Konstanz ........................................... 38
2.1. Khái quát chung ............................................................................................. 40
2.1.1. Bối cảnh ra đời ...................................................................................... 40
2.1.2. Cơ sở lýluận .......................................................................................... 43
2.1.3. Những đặc điểm lýluận chủ yếu ........................................................... 47
2.2. Hai khuynh hướng lýluận ............................................................................ 50
2.2.1. Lýthuyết tiếp nhận của Hans Robert Jauss........................................... 50
2.2.1.1. Cuộc đời vàhoạt động học thuật .................................................... 50
2.2.1.2. Những luận điểm cơ bản ................................................................ 52
2.2.1.2.1. Người đọc làm nên lịch sử văn học ......................................... 52
2.2.1.2.2. Kinh nghiệm thẩm mỹ làvấn đề trung tâm ............................. 56
2.2.1.2.3. Hướng về giải thích học văn học ............................................. 50
2.2.1.2.4. Lịch sử văn học là quá trình giao lưu ...................................... 61
2.2.2. Lýthuyết tiếp nhận của Wolfgang Iser .................................................. 64
2.2.2.1. Cuộc đời vàhoạt động học thuật ................................................... 64
2.2.2.2. Các luận điểm cơ bản ..................................................................... 66
2.2.2.2.1. Hành động đọc ......................................................................... 66
2.2.2.2.2. Hành động hư cấu .................................................................... 71
Tiểu kết ................................................................................................................ 77


Chương 3: Kinh nghiệm sơ cấp của độc giả Việt Nam với Đào Uyên Minh.......... 79

3.1. Khảo sát qua sử liệu ...................................................................................... 80
3.1.1. Sử liệu về khoa cử ................................................................................. 80
3.1.2. Sử liệu về việc truyền nhập kinh Phật ................................................... 89
3.2. Khảo sát qua văn liệu .................................................................................... 93
3.2.1. Tác phẩm ............................................................................................... 93
3.2.2. Thư mục tác phẩm, Tuyển bản ............................................................ 101
3.2.3. Thi luận ................................................................................................ 109
Tiểu kết .............................................................................................................. 110
Chương 4: Đào Uyên Minh với nhân sinh quan và tinh thần nghệ thuật của văn
nhân Việt Nam .............................................................................. 112
4.1. Đào Uyên Minh và nhân sinh quan của văn nhân Việt Nam ..................... 113
4.1.1. Nhân sinh quan của Đào Uyên Minh .................................................. 113
4.1.2. Nhân sinh quan của Đào Uyên Minh trong sự tiếp nhận của văn nhân
Việt Nam.............................................................................................. 117
4.1.2.1. Hoa Cúc vànhân sinh quan của văn nhân Việt Nam ................... 117
4.1.2.2. Đào nguyên vànhân sinh quan của văn nhân Việt Nam .............. 132
4.2. Đào Uyên Minh và tinh thần nghệ thuật của văn nhân Việt Nam .............. 144
4.2.1. Tinh thần nghệ thuật của Đào Uyên Minh .......................................... 144
4.2.2. Tinh thần nghệ thuật của Đào Uyên Minh trong sự tiếp nhận của văn
nhân Việt Nam .................................................................................... 148
4.2.2.1. Thế kỷ X – XV (thời Lý- Trần - Hồ) .......................................... 149
4.2.2.2. Thế kỷ XV – XVIII (thời Lê- Mạc – Lê Trung Hưng) ............... 152
4.2.2.2.1. Khảo sát trên phương diện sáng tác ....................................... 152
4.2.2.2.2. Khảo sát trên phương diện thi luận........................................ 155
4.2.2.3. Thế kỷ XVIII – XIX (thời Tây Sơn - Nguyễn) ............................ 160
4.2.2.3.1. Khảo sát trên phương diện sáng tác ...................................... 160
4.2.2.3.2. Khảo sát trên phương diện thi luận........................................ 169
Tiểu kết .............................................................................................................. 185
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 187
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 193

PHỤ LỤC: .................................................................................................................. 205
Dịch văn phần tài liệu tham khảo tiếng Trung ................................................... 205
Nguyên văn các bài Tựa, Thư, Thuyết, Trát tử (tấu) vàphần trí
ch tuyển tác phẩm
Đào Uyên Minh trong tuyển bản cổ văn cổ thi được người Việt Nam soạn ...... 210
Tuyển dịch một số tác phẩm của Đào Uyên Minh ............................................. 221
Niên phổ vàdanh mục tác phẩm Đào Uyên Minh.............................................. 258
Một số tác phẩm hội họa, thư pháp đề tài Đào Uyên Minh ................................ 272


1

MỞ ĐẦU
0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đào Uyên Minh 陶淵明 (352-427(*), còn gọi Đào Tiềm 陶潛, Đào Nguyên Lƣợng
陶元亮) làmột trong những tác gia văn học cổ điển vĩ đại bậc nhất của Trung Quốc.
Ông chỉ để lại khoảng 140 tác phẩm, nhƣng có ảnh hƣởng vƣợt khơng gian thời gian, đi
từ quê hƣơng Trung Quốc sang các quốc gia khác trong vùng văn hóa chữ Hán và để lại
những dấu ấn rộng lớn sâu sắc trên cả bình diện nhân sinh quan, tinh thần nghệ thuật
của văn nhân và cả hội họa, thƣ pháp, gốm sứ, điêu khắc,… Đông Á, kéo dài liên tục
qua hàng thiên niên kỷ, đến nay vẫn tiếp tục tỏa sáng nhƣ một hiện tƣợng văn học văn
hóa độc đáo của nhân loại.
Ngành “Đào học 陶学” ra đời và trở thành vấn đề học thuật mang tính quốc tế từ
giữa thế kỷ XX đến nay với hàng nghìn cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ trên khắp thế
giới từ Đông sang Tây, thu đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong việc tìm kiếm
những giá trị thẩm mỹ cổ điển cũng nhƣ cơ sở hiện đại trong quá khứ.
Ở Việt Nam, Đào Uyên Minh xuất hiện từ thời kỳ đầu của nền văn học truyền
thống và tiếp nhận theo khuynh hƣớng ngày càng đa dạng trong suốt nghìn năm lịch sử.
Đào Un Minh đã góp phần làm thay đổi và kiến tạo diện mạo văn học Việt Nam, góp
phần làm thay đổi tƣ tƣởng thẩm mỹ và hoạt động sáng tác, thậm chí ơng cịn ảnh

hƣởng đến cả quan niệm đạo đức và lối sống của văn nhân Việt Nam, là một hiện tƣợng
cần đƣợc nghiên cứu, lý giải. Thế nhƣng thực tế cho đến nay vẫn chƣa xuất hiện một
chun luận hay cơng trì
nh cóquy mônào nghiên cứu về quan hệ giữa Đào Uyên Minh
và văn học Việt Nam. Đề tài này ra đời mong muốn góp một phần vào việc bổ khuyết
ấy.
0.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu cơ bản của luận án là quá trình tiếp nhận Đào Uyên Minh
trong văn học Việt Nam trƣớc thế kỷ XX, từ thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ XIX. Cùng với
bình diện vĩ mơ theo lịch đại, luận án đồng thời kết hợp với nghiên cứu vi mô, chú ý tập
trung vào một số điểm đặc biệt: nghiên cứu mối liên hệ giữa Đào Uyên Minh vànhân
sinh quan của văn nhân Việt Nam thông qua khảo sát sâu hai biểu tƣợng “hoa cúc” và
“Đào nguyên”; nghiên cứu mối liên hệ giữa Đào Uyên Minh và quan niệm nghệ thuật,
Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về tuổi thọ của Đào Uyên Minh, ở đây chúng tôi tạm theo Viên Hành Bái
袁行霈 trong Nghiên cứu Đào Uyên Minh 陶渊明研究 (1997).
(*)


2

sáng tạo thực tiễn của các văn nhân Việt Nam thơng qua việc tìm hiểu những văn bản
tác phẩm và phê bình (thi luận) có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Đào Uyên Minh.
0.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi vấn đề về lý luận: Luận án giới thiệu lý thuyết tiếp nhận Konstanz dựa
vào những cơng trình thu thập đƣợc và chọn lọc ra, một phần quan trọng trong đó làcác
tài liệu do ngƣời Trung Quốc dịch và các nghiên cứu về trƣờng phái Konstanz ở Trung
Quốc. Cụ thể, đối với phần khái quát về trƣờng phái Konstanz trên các bình diện: bối
cảnh ra đời, cơ sở lý luận, quá trình phát triển và đặc điểm lý luận thì luận án lƣợc thuật
lại quan điểm và kết quả nghiên cứu của các học giả đi trƣớc trong và ngồi nƣớc.
Riêng phần trình bày về các luận điểm cơ bản của Hans Robert Jauss và nhất là

Wolfgang Iser, chúng tôi nỗ lực đọc trực tiếp vào văn bản công trình của các ơng (từ các
bản dịch tiếng Trung Quốc, có đối chiếu với nguyên văn tiếng Đức và bản dịch tiếng
Anh tại một số điểm), từ đó tuyển chọn và trình bày, diễn giải những luận điểm của
Jauss và Iser mà chúng tôi sẽ vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn trong văn học Việt
Nam ở các chƣơng sau. Đồng thời trong q trình đó chúng tơi cũng cố gắng đƣa ra
nhận xét riêng của mình trong giới hạn nghiên cứu và khả năng cho phép, về lý luận của
trƣờng phái Konstanz.
Phạm vi nghiên cứu ứng dụng: Về phạm vi tài liệu, luận án chủ trƣơng thu nhận
rộng rãi và tìm hiểu tất cả những văn bản tác phẩm, tƣ liệu in khắc lẫn viết tay, sao chép
cóliên quan đến đối tƣợng nghiên cứu, từ các biệt tập, tổng tập, tuyển tập văn học một
tác giả hay tập thể tác giả đến những ghi chép, bình luận liên quan đến vấn đề nghiên
cứu. Về phạm vi vấn đề, luận án bám sát đối tƣợng nghiên cứu, tức là giới hạn nghiên
cứu tiếp nhận trong văn học trung đại Việt Nam, từ thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ XIX,
trong mối quan hệ, tiếp xúc của các văn nhân Việt Nam vàĐào Uyên Minh thể hiện qua
những tài liệu còn tìm thấy và khảo sát đƣợc nhƣ các bộ cổ sử và văn bản tác phẩm, phê
bình qua các thời đại.
0.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp chính để luận án tiếp cận và giải quyết vấn đề đặt ra là lý thuyết tiếp
nhận trƣờng phái Konstanz (Đức), trong đó chủ yếu nhất là vận dụng một số quan điểm
và thành tựu của Jauss vàIser vào thực tiễn văn học trung đại Việt Nam. Cụ thể hơn là
nghiên cứu cũng nhƣ giải thích q trình tiếp xúc, giao lƣu, xử lý giữa văn nhân Việt
Nam với Đào Uyên Minh, thông qua hệ văn bản tác phẩm (cả trong sáng tác và phê
bình).


3

Ngoài ra, luận án cũng đồng thời kết hợp vận dụng một số phƣơng pháp, cách tiếp
cận khác để bổ sung, hỗ trợ cho phƣơng pháp chính, theo từng vấn đề cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1 (tổng quan) sẽ kết hợp với phƣơng pháp hệ thống để tập hợp những

điểm chung cũng nhƣ chỉ ra những nét riêng của các vấn đề liên quan đến tình hình
nghiên cứu Đào Uyên Minh ở Việt Nam và trên thế giới. Nội dung chƣơng này trả lời
các câu hỏi nghiên cứu: Việc nghiên cứu Đào Uyên Minh ở Việt Nam và trên thế giới
đã đạt đƣợc những kết quả gì? Đâu là hƣớng đi mới cho luận án này?
Chƣơng 2 (lý thuyết) sẽ khái quát chung về lý thuyết tiếp nhận trƣờng phái
Konstanz và nỗ lực đọc sâu, chọn lọc những luận điểm cơ bản của Jauss vàIser mà luận
án muốn tìm hiểu, giới thiệu và ứng dụng. Chƣơng này trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
Lý thuyết tiếp nhận trƣờng phái Konstanz có những đặc điểm, thành tựu gì mới? Nó có
tiềm năng và gợi ý gì cho việc nghiên cứu Đào Uyên Minh trong văn học Việt Nam thời
trung đại? Chƣơng này có hai nhiệm vụ vừa thống nhất và vừa tách bạch: (1) Giới thiệu
bổ sung một số thông tin, luận điểm khác của trƣờng phái Konstanz mà hiện ở Việt
Nam còn thiếu; (2) Chọn lọc ứng dụng trong số một số luận điểm phù hợp với đối tƣợng
nghiên cứu của luận án.
Chƣơng 3 sẽ kết hợp với phƣơng pháp thực chứng để chỉ ra những tiếp xúc giao
lƣu đầu tiên giữa văn nhân Việt Nam vàĐào Uyên Minh. Chƣơng này trả lời các câu
hỏi nghiên cứu: Đào Uyên Minh du nhập Việt Nam từ bao giờ, theo những con đƣờng
nào? Những độc giả Việt Nam đầu tiên của Đào Uyên Minh thuộc tầng lớp nào? Sự tiếp
xúc giao lƣu đầu tiên này mang đặc trƣng gì và có ý nghĩa nhƣ thế nào trong lịch sử tiếp
nhận Đào Uyên Minh ở Việt Nam?
Chƣơng 4 sẽ kết hợp với một số lý luận về biểu tƣợng, ký hiệu học để chỉ ra những
điểm tích tụ đồng thời là phát tán của các hình ảnh đặc thù nhƣ hoa cúc, Đào nguyên lƣu
chuyển từ Đào Uyên Minh du hành vào văn học Việt Nam và tác động theo chiều ngƣợc
lại từ văn nhân Việt Nam đến Đào Uyên Minh và văn bản tác phẩm của ông. Chƣơng
này trả lời các câu hỏi nghiên cứu: Đào Uyên Minh đã ảnh hƣởng gì đến cấu trúc tƣ
tƣởng (nhân sinh quan) và hoạt động sáng tác, quan niệm nghệ thuật của văn nhân Việt
Nam? Văn nhân Việt Nam đã làm thay đổi những gì trong cấu trúc văn bản tác phẩm
Đào Uyên Minh thông qua sự chọn lọc và tái kiến tạo trong quá trình tiếp nhận?
Ngồi ra phƣơng pháp so sánh lịch đại và đồng đại giúp luận án làm nổi bật các
vấn đề cần đƣợc chú ý.



4

0.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Về mặt lý luận, luận án bƣớc đầu giới thiệu bổ sung cho nghiên cứu lý thuyết tiếp
nhận tại Việt Nam một số điểm mới về: (1) Bối cảnh ra đời, cơ sở lý luận vàđặc điểm lý
luận của trƣờng phái Konstanz màcác học giả trên thế giới đã tổng kết chỉ ra; (2) Giới
thiệu bổ sung một số lý luận, quan điểm trong nghiên cứu tiếp nhận của Hans Robert
Jauss vàWolfgang Iser về văn học sử, kinh nghiệm thẩm mỹ, giải thích học văn học,
giao lƣu văn học, hành động đọc và hƣ cấu. Đồng thời luận án ứng dụng một số kết quả
này vào nghiên cứu thực tiễn tiếp nhận Đào Uyên Minh trong văn học trung đại Việt
Nam.
Về mặt thực tiễn, luận án đặt ra và giải quyết một vấn đề chƣa đƣợc chú ý là mối
quan hệ giữa Đào Uyên Minh và văn học truyền thống Việt Nam. Nghiên cứu quá trình
tiếp nhận Đào Uyên Minh ở Việt Nam sẽ góp phần hữu ích vào việc lý giải mối quan hệ
giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc trên nhiều bình diện quan trọng: hoạt
động đọc (xử lý văn bản), phản ứng thẩm mỹ của độc giả Việt Nam đối với một tác giả,
tác phẩm du nhập (nhƣ Trung Quốc trƣớc thế kỷ XX), thể hiện qua quan niệm về nhân
sinh, quan niệm về nghệ thuật và thực tiễn sáng tạo. Đào Uyên Minh là một vấn đề học
thuật mang tính quốc tế, vì vậy nghiên cứu đề tài này cũng là một cách thức tốt để tiếp
cận và giao lƣu học thuật với thế giới.
0.6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án đƣợc chia thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1. Nghiên cứu Đào Uyên Minh trên thế giới và ở Việt Nam: Giới thiệu
những thành tựu tiêu biểu trong nghiên cứu Đào Uyên Minh trên thế giới và ở Việt Nam.
Từ đó cho thấy những điểm kế thừa từ các nghiên cứu cũ và hƣớng đi mới của luận án.
Chương 2. Lý thuyết tiếp nhận trường phái Konstanz: Giới thiệu cơ sở lý luận của
luận án. Phần thứ nhất trình bày một số thơng tin về bối cảnh ra đời, q trình phát triển
và đặc điểm lý luận của trƣờng phái Konstanz. Phần thứ hai giới thiệu những đóng góp,
thành tựu lý luận của hai ngƣời sáng lập đồng thời là nhân vật tiêu biểu trong suốt quá

trình phát triển của trƣờng phái Konstanz là H.R. Jauss và W. Iser, trong đó đặc biệt chú
ý đến Iser bởi ông chƣa đƣợc giới thiệu nhiều ở Việt Nam. Chƣơng này là cơ sở lý luận
chính và cụ thể phục vụ cho việc triển khai và lý giải nghiên cứu ứng dụng thực tế tiếp
nhận Đào Uyên Minh trong văn học Việt Nam thời trung đại ở các chƣơng sau.
Chương 3. Những tiếp xúc đầu tiên của văn nhân Việt Nam với Đào Uyên Minh:
Dựa trên việc khảo sát thực chứng các sử liệu và văn liệu hiện còn, xác định những độc


5

giả đầu tiên tiếp xúc và đƣa Đào Uyên Minh vào Việt Nam nhƣ thế nào, thông qua việc
khảo sát kỹ lƣỡng thời điểm và con đƣờng Đào Uyên Minh từ Trung Quốc du nhập nƣớc
ta.
Chương 4. Đào Uyên Minh với nhân sinh quan và tinh thần nghệ thuật của văn
nhân Việt Nam: Trình bày quá trình văn nhân Việt Nam tiếp xúc, giao lƣu với Đào Uyên
Minh và các tác phẩm của ông, thông qua việc nghiên cứu những dấu vết của Đào Uyên
Minh thể hiện trong từng tác giả tác phẩm văn học Việt Nam cụ thể, trên cả bình diện vĩ
mơ là suốt tiến trình thơ ca trung đại và trên bình diện vi mơ là những điểm nghiên cứu
sâu tập trung vào biểu tƣợng hoa Cúc, Đào nguyên và Thi luận.
Phần Phụ Lục cuối luận án gồm 5 mục: Dịch văn phần tài liệu tham khảo tiếng
Trung; Nguyên văn các bài Tựa, Thƣ, Thuyết, Trát tử (tấu văn) và phần trích tuyển tác
phẩm Đào Uyên Minh trong tuyển bản cổ văn cổ thi đƣợc ngƣời Việt Nam soạn; Tuyển
dịch một số tác phẩm của Đào Uyên Minh; Niên phổ và danh mục tác phẩm Đào Uyên
Minh; Một số tác phẩm hội họa, thƣ pháp đề tài Đào Uyên Minh.
0.7. MỘT SỐ QUY CÁCH TRÌNH BÀY LUẬN ÁN (nằm ngồi quy định chung
về quy cách trình bày luận án của cơ sở đào tạo)
- Về cách viết tên tác giả nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, chúng tơi phiên
ra âm đọc Hán-Việt và có Hán tự ghi kèm, do tên tác giả tác phẩm Trung Quốc xuất
hiện rất nhiều, chúng tôi chủ trƣơng chỉ viết kèm chữ Hán ở những trƣờng hợp cần thiết
để tránh rối và rƣờm; riêng tên tác giả Nhật Bản đƣợc phiên âm theo Anh văn vàtrật tự

họ tên theo Hán tự ghi kèm.
- Về tên tác phẩm và các thuật ngữ khái niệm, đối với những nhan đề/khái niệm
tiếng Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, chúng tôi dịch ra hoặc phiên âm
Hán-Việt có kèm theo Hán tự phía sau, tùy theo trƣờng hợp có đầy đủ thơng tin hay
khơng; đối với những tên/ khái niệm bằng tiếng Anh, Đức hay các thứ tiếng phƣơng
Tây khác thìtên nguyên văn đƣợc viết trƣớc, sau có chua thêm phần dịch nghĩa, tùy
theo trƣờng hợp có đầy đủ thơng tin hay khơng. Và từ lần thứ hai, nhan đề/ khái niệm
lặp lại sẽ chỉ đƣợc ghi bằng phiên âm Hán-Việt hoặc dịch nghĩa đối với tên tiếng Việt,
Trung, Hàn, Nhật, còn đối với các tên Âu Mỹ khác thì đƣợc ghi bằng nguyên văn hoặc
dịch nghĩa, tiếng Anh, tùy theo trƣờng hợp và điều kiện tài liệu.
- Đối với những tên tác giả tác phẩm, khái niệm bằng tiếng Trung Quốc, do tồn tại
cả hai cách viết phồn thể và giản thể, luận án căn cứ theo tài liệu gốc tham khảo và trích


6

dẫn. Tuy nhiên chúng tôi chủ trƣơng phục nguyên tên những tác giả tác phẩm cổ về loại
chữ phồn thể, riêng phần tài liệu tham khảo thì giữ y theo nguồn.
- Những dấu ngoặc vuông trong luận án là do chúng tôi trực chú thêm cho rõ nghĩa
phần nội dung trích. Một vài ghi chú nguồn tài liệu khơng kèm theo số trang nghĩa là
xuất xứ từ internet không đƣợc đánh dấu trang.


7

Chƣơng 1
NGHIÊN CỨU ĐÀO UYÊN MINH TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM

Các cơng trình nghiên cứu về Đào Un Minh trên thế giới tính đến nay đã có một

số lƣợng rất lớn, song ở đây chúng tôi chỉ tập trung điểm lƣợc những nghiên cứu tiêu
biểu trong phạm vi tƣ liệu và luận án này mà hiện chúng tôi thu thập xử lý đƣợc. Theo
đó trong đó phần giới thiệu và nghiên cứu Đào Uyên Minh ở phƣơng Tây, những cơng
trình trong thế giới Anh ngữ (Anh, Mỹ) đƣợc chú ý nhiều hơn, trong phần giới thiệu và
nghiên cứu Đào Un Minh ở phƣơng Đơng, những cơng trình ở Nhật Bản, Hàn Quốc
đƣợc chú ý nhiều hơn; còn tại các quốc gia khác, do hạn chế về điều kiện tài liệu nên
chúng tôi chỉ giới thiệu một cách sơ lƣợc, dù rằng trong số đó có những nƣớc nghiên
cứu Hán học lâu đời và nhiều thành tựu nhƣ Pháp, Nga,… Riêng đối với việc nghiên
cứu Đào Uyên Minh ở Trung Quốc và Việt Nam, chúng tơi sẽ cố gắng trình bày kỹ hơn,
bởi một nƣớc thuộc về “nguồn tiếp nhận”, một nƣớc thuộc về “đích tiếp nhận” đối với
luận án này.
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÀO UYÊN MINH TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Trong thế giới Hoa ngữ
Đào Uyên Minh là một đề tài lớn và luôn mới đối với ngƣời nghiên cứu Đào Uyên
Minh trong thế giới Hoa ngữ. Trong nghiên cứu thời hiện đại, song song với các nghiên
cứu theo phƣơng pháp truyền thống chú ý đến hiệu khám, chú thích văn bản tác phẩm
và niên phổ, tiểu sử tác giả, là các nghiên cứu mới ứng dụng hoặc kết hợp cách tiếp cận
mới của Âu - Mỹ, phƣơng diện nào cũng có những thành tựu, phát hiện đáng chú ý.
Việc nghiên cứu Đào Uyên Minh từ lý luận tiếp nhận mới khởi sự từ đầu thế kỷ XXI trở
lại đây trong thế giới Hoa ngữ, nhƣng cũng có đóng góp quan trọng cho Đào học vàcó
xu hƣớng phát triển sâu rộng hơn nữa, bởi hƣớng đi theo giải thích học phƣơng Tây của
trƣờng phái Konstanz cho phép ngƣời Trung Quốc kế thừa, phát triển đƣợc truyền thống
và thành tựu chú thích lâu đời của mình.
Kể từ Nhan Diên Chi 顏延之 (384 - 456) – ngƣời đầu tiên viết về Đào Uyên Minh
đến nay, con số bài viết cũng nhƣ cơng trình nghiên cứu Đào Un Minh tại Trung


8

Quốc đã lên đến mức khó có thể thống kê chi tiết, “Đào học” hình thành và trở thành

một hiện tƣợng lớn trong đời sống học thuật hiện đại tại Trung Quốc. Theo một thống
kê, tình hình nghiên cứu Đào Uyên Minh ở Trung Quốc đại lục thế kỷ XX thể hiện qua
các con số nhƣ sau:
Về chuyên luận (1914 – 2000): có 85 đầu sách, trong đó có 36 sách dịch, hiệu, chú,
tuyển; 10 sách giới thiệu nghiên cứu về tác giả tác phẩm và 39 sách nghiên cứu ở các
bình diện khác, thập niên thịnh vƣợng nhất là 1990-2000 với 31 đầu sách, thập niên trì
trệ nhất là 1970-1979 với chỉ 1 đầu sách. Về bài tạp chí, luận văn từ năm 1913 đến năm
2000 có: 1.429 bài của 988 ngƣời, hai thập niên chiếm số lƣợng nhiều nhất là 19801989 chiếm 413 bài và 1990-2000 chiếm 749 bài. Trong đó các chủ đề đƣợc chú ý theo
thứ tự ƣu tiên về số lƣợng là: thơ phú, con ngƣời, quy ẩn, tƣ tƣởng, nhân sinh quan,
phong cách nghệ thuật, từ ngữ, thơ điền viên, quan niệm văn học và thẩm mỹ, cuộc
đời,… (Trần Trung, 2003, tr.4-7).
Các chuyên gia chuyên luận nghiên cứu Đào Uyên Minh tiêu biểu trong giai đoạn
1920-1970 là: Lƣơng Khải Siêu với Đào Uyên Minh (陶渊明,1923) chú ý đến cá tính
của Đào; Lỗ Tấn với Quan hệ giữa Phong độ Ngụy Tấn với văn chương cùng thuốc và
rượu (魏晋风度及文章与药及酒之关系,1927) chú ý đến tính đối lập giữa tính cách và
thái độ tự nhiên, bình hịa của Đào nhƣng thơ văn vẫn thể hiện tính thế sự trong thơ
Đào; Chu Tự Thanh với Vấn đề niên phổ Đào Uyên Minh (陶渊明年谱,1930?) chú ý
đến niên biểu cuộc đời và tác phẩm của Đào; Trần Dần Khác 陈寅恪 với Quan hệ giữa
tư tưởng và thanh đàm của Đào Uyên Minh (陶渊明之思想与清谈之关系,1945) chúý
đến mối quan hệ phức tạp và thống nhất trong tƣ tƣởng của Đào; Tiêu Vọng Khanh 萧
望卿 với Phê bình Đào Uyên Minh (陶渊明批评,1947) chú ý đến hình ảnh của Đào
trong lịch sử và một số chủ đề, đặc trƣng trong tác phẩm của Đào; Chu Quang Tiềm với
Đào Uyên Minh (陶渊明,1948) chú ý đến nghệ thuật ngôn ngữ của Đào; Lý Trƣờng
Chi 李长之 với Đào Uyên Minh truyện luận (陶渊明传论,1953) chú ý đến cuộc đời
của Đào; Vƣơng Dao với Đào Uyên Minh tập (陶渊明集,1956) vàLục Khâm Lập 逯钦
立 với Đào Uyên Minh tập (陶渊明集校注,1979) chú ý đến văn bản tác phẩm của Đào.
Từ năm 1978 đến 1999, theo một thống kê khác (Ngơ Vân, 2000), có đến 1.150
bài viết về Đào Uyên Minh, 14 sách chuyên luận, 9 cơng trình chú giải, 7 tuyển tập, 3
hợp tuyển các bài nghiên cứu, 3 sách thƣởng thức tác phẩm, 3 sách bình luận về con
ngƣời và tác phẩm, 2 sách tƣ liệu về Đào Uyên Minh. Tiêu biểu cho thời kỳ này là các



9

tác giả tác phẩm sau: Liêu Trọng An với Đào Uyên Minh (1979); Chung Ƣu Dân với
Đào Uyên Minh luận tập (1981); Ngô Vân với Đào Uyên Minh luận cảo (1981); Lý
Hoa với Đào Uyên Minh thi văn tuyển (1981), Đào Uyên Minh thi văn thưởng tích tập
(1988), Đào Uyên Minh tân luận (1992); Đƣờng Mãn Tiên với Đào Uyên Minh thi thiển
chú (1985); Lý Văn Sơ với Đào Uyên Minh luận lược (1986); Ngụy Chính Thân với
Đào Uyên Minh thám cảo (1990); Đặng An Sinh với Đào Uyên Minh niên phổ (1991);
Đinh Vĩnh Trung với Đào Uyên Minh Phật âm biện (1997); Viên Hành Bái với Đào
Uyên Minh nghiên cứu (1997); Đới Kính Nghiệp với Trừng minh chi kính: Đào Uyên
Minh tân luận (1998).
Ngoài ra, nhiều quan điểm, phƣơng pháp và phát hiện có giá trị đáng chú ý về Đào
Un Minh trong các cơng trình, chun luận khơng dành riêng cho một mình Đào
Un Minh nhƣng có nói đến Đào Uyên Minh nhƣ: Nghệ thuật sống của Lâm Ngữ
Đƣờng (1937), Già Lăng luận thi tòng cảo (Diệp Gia Oánh, 1982), Trung Quốc trung
cổ thi ca sử (Vƣơng Chung Lăng, 1988); Sơn thủy điền viên thi phái nghiên cứu vàBát
đại thi sử (Cát Hiểu Âm, 1989); Huyền học và tâm thái của sĩ nhân thời Ngụy Tấn (La
Tông Cƣờng, 1991); Ngụy Tấn thi ca nghệ thuật nguyên luận (Tiền Chí Hi, 1993); Ngụy
Tấn văn học sử (Từ Cơng Trĩ, 1999); Trung Quốc văn học sử (Chƣơng Bồi Hằng(*) và
Lạc Ngọc Minh, 1996).
Từ đầu thế kỷ XXI trở lại đây, nghiên cứu Đào Uyên Minh tiếp tục đạt đƣợc nhiều
thành tựu đáng chú ý ở những phƣơng diện tiếp cận khác nhau. Tiêu biểu nhƣ các
chuyên khảo: Nghiên cứu Đào Uyên Minh và nguồn gốc thơ văn của ông của Lý Kiếm
Phong 李剑锋 (陶渊明及其诗文渊源研究,2005), Cốt ngạnh xử thế: giảng Đào Uyên
Minh của Ngô Vân 吴云 (略骨鲠处世:讲陶渊明,2009), Đào Uyên Minh luận của
Ngụy Canh Nguyên 魏耕原 (陶渊明论,2011), U linh Đào Uyên Minh của Lỗ Khu
Nguyên 鲁枢元 (陶渊明的幽灵,2012), Nghiên cứu Đào Uyên Minh trong thế giới Anh
ngữ của Ngô Phục Sinh 吴伏生 (英语世界的陶渊明研究,2013), Đào Uyên Minh

truyện: nhân sinh quy khứ lai của Dịch Minh 易溟 (陶渊明传:人生归去来,2014),
Chiều sâu ẩn sĩ: Đào Uyên Minh tân thám của Chung Thƣ Lâm 鐘書林 (隱士的深
度 :陶淵明新探,2015).

Nguyên văn tên tác giả này là 章培恒, phiên âm theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu là “Chƣơng Bồi
Hằng”, dịch giả Phạm Cơng Đạt phiên là “Chƣơng Bồi Hồn”. Ở đây chúng tôi theo Thiều Chửu, nhƣng khi dẫn
nguồn từ Phạm Cơng Đạt, vẫn ghi là “Hồn”.
(*)


10

Dƣới đây chúng tơi giới thiệu những cơng trình tiêu biểu nghiên cứu Đào Uyên
Minh từ lý thuyết tiếp nhận.
Luận án, luận văn (chưa xuất bản)
Luận văn luận án thƣờng là những cơng trình nghiên cứu vận dụng sớm và tƣơng
đối cụ thể các lý thuyết nghiên cứu.
Thứ nhất là luận án Nghiên cứu Đào Uyên Minh trong thi ca cổ điển Hàn Quốc
韩国古典诗歌中的陶渊明研究 của Lý Hồng Mai 李红梅 (2009, Đại học Diên Biên),

bao gồm các vấn đề: Diễn biến của quá trình tiếp nhận hình tƣợng Đào Uyên Minh
trong văn học Hàn Quốc; Văn học quốc ngữ Chosoen và việc tiếp nhận, “ngộ độc”(đọc
sai) Đào Uyên Minh; Ý nghĩa văn hóa và kiến tạo biểu tƣợng Đào Uyên Minh trong văn
học quốc ngữ Chosoen; Bóng dáng phong cách nghệ thuật Đào Uyên Minh trong văn
học quốc ngữ Chosoen. Ở mục “phƣơng pháp nghiên cứu”, Lý Hồng Mai cho biết ngoài
phƣơng pháp lịch sử xã hội theo quan điểm của H.A. Taine, phƣơng pháp tiểu sử theo
quan điểm của Sainte Beuve, phƣơng pháp so sánh hình tƣợng học theo quan im ca
Merie Carre vMarius Franỗois Guyard, cũn cú phng phỏp “mỹ học tiếp nhận” theo
quan điểm của Hans Robert Jauss về “tầm đón nhận”.
Thứ hai là cơng trình Nghiên cứu tiếp nhận Đào Uyên Minh ở Trung Quốc và

ngoại quốc thời hiện đại 中外现代陶渊明接受之研究 của Điền Tấn Phƣơng 田晋芳
(2010, Đại học Phúc Đán) giải quyết các vấn đề: Mô thức tiếp nhận sơ khởi thời hiện
đại; Quan niệm vàsự tiếp nhận Đào Uyên Minh của các nhàHán học hiện đại phƣơng
Tây; Các bản dịch Đào Uyên Minh sang Anh ngữ của học giả Trung Quốc ra đời từ sự
tỉnh thức của ýthức văn hóa; Các loại hình tiếp nhận Đào Uyên Minh ở Trung Quốc và
các nƣớc khác trong buổi giao thời giữa thế kỷ XX vàXXI. Ở phần khảo sát tiếp nhận
Đào Uyên Minh ngoài Trung Quốc, Điền Tấn Phƣơng hầu nhƣ chỉ tập trung vào một số
tác giả vàcơng trì
nh của học giả Anh Mỹ, tuy vậy cơng trì
nh cung cấp những thơng tin
cần thiết cho việc tổng quan tì
nh hình nghiên cứu Đào Uyên Minh ở một số quốc gia
phƣơng Tây. Về phƣơng pháp, luận văn này kết hợp mỹ học tiếp nhận theo quan điểm
của H.R. Jauss và so sánh văn học theo quan điểm của D. Durisin (cũng làhọc giả Đức).
Bài tạp chíkhoa học
Các nghiên cứu Đào Uyên Minh theo hƣớng tiếp nhận Đào Uyên Minh chú ý đến
các bình diện: tiếp nhận theo khuynh hƣớng phản diện,tiếp nhận trong từng triều đại
(Tùy Đƣờng Ngũ Đại, Lƣu Tống, Vãn Đƣờng), tiếp nhận ở từng tác giả cụ thể (Giang
Yêm, Dữu Tín, Mai Nghiêu Thần, Trƣơng Viêm, Vƣơng Khải Vận, Lý Thanh Chiếu,


11

Trần Hiến Chƣơng, Thái Tùng Niên, Lục Du), tiếp nhận trong một nhóm đặc biệt (các
thi nhân chạy sang miền Nam khi quân Kim xâm lƣợc Tống, di dân thời Minh, trong
dân gian); vai trò của một số nhân vật quan trọng nhƣ Nhan Diên Chi, Tiêu Thống đối
với việc tiếp nhận Đào Uyên Minh; tiếp nhận so sánh Đào Uyên Minh và các tác gia
khác nhƣ Đỗ Phủ, Hàn Dũ, Lý Bạch; tiếp nhận Đào Uyên Minh từ góc độ thể loại nhƣ
trong Từ thời Tống. Các nghiên cứu này góp phần quan trọng vào việc phát hiện ra
những khía cạnh khác nhau trong việc tiếp nhận Đào Uyên Minh theo dòng lịch sử văn

học Trung Quốc.
Sách chuyên luận
Cũng nhƣ luận án, luận văn, bài tạp chí, sách chuyên luận viết về Đào Uyên Minh
rất nhiều về số lƣợng, khó có thể thống kê đầy đủ, nhƣng số lƣợng sách chuyên khảo
nghiên cứu Đào Uyên Minh trực tiếp theo lý thuyết tiếp nhận chiếm số lƣợng rất ít. Cho
đến nay chỉ thấy một vài cơng trình nhƣ dƣới đây.
Đầu tiên phải kể đến làcơng trì
nh Lịch sử tiếp nhận Đào Uyên Minh trước thời
Nguyên 元前陶渊明接受史 của Lý Kiếm Phong 李剑锋 (nguyên là luận án tiến sĩ bảo
vệ năm 1998, xuất bản thành sách năm 2002). Tác giả kế thừa các thành tựu của những
ngƣời đi trƣớc, nhất là thành tựu về tổng kết và sƣu tầm tƣ liệu, vận dụng mỹ học tiếp
nhận hiện đại tái hiện lại quá trình tiếp nhận Đào Uyên Minh của các văn nhân Trung
Quốc từ lúc vị trí và giá trị của Đào Un Minh cịn chƣa đƣợc cơng nhận đƣơng thời
cho đến lúc ơng trở thành ngơi sao chói sáng nhất, vƣợt lên tất cả vào thời Tống.
Sau Lý Kiếm Phong, có một số cơng trình mang tính kế thừa và tiếp nối, ví dụ:
Nghiên cứu tiếp nhận Đào Uyên Minh thời Đường 唐代陶渊明接受研究 của Lƣu
Trung Văn 刘中文 (xuất bản năm 2006).
Đào Uyên Minh và văn học sơn thủy điền viên cổ điển Hàn Quốc 陶渊明与韩-国
古典山水田园文学 của Thôi Hùng Quyền (2012) vận dụng góc tiếp cận lịch sử, xã hội
để khảo cứu quá trình Đào Uyên Minh du nhập và ảnh hƣởng đến văn học Hàn Quốc, từ
bƣớc đầu du nhập đến thời kỳ xác lập và thâm nhập, phát triển và suy vi. Cơng trình giải
quyết các vấn đề: (1) cơ chế lịch sử văn hóa của Hàn Quốc mà từ đó Đào Uyên Minh sẽ
du nhập và những dấu ấn đầu tiên của Đào Uyên Minh trên đất Hàn cuối thời Silla – đầu
thời Koryo; (2) “sốt Tô Đông Pha” và tác phẩm Đào Uyên Minh giữa thời Koryo, (3)
ảnh hƣởng của Nho học cùng với “sốt Chu Hy” đã dẫn đến phong trào sáng tác mô
phỏng Đào Uyên Minh nhƣ thế nào, mối liên hệ giữa Đào Uyên Minh với các văn nhân


12


Hàn Quốc nhƣ Trịnh Mộng Chu, Lý Tƣờng, Lý Sùng Nhân, Kim Thời Tập; (4) bối cảnh
lịch sử văn hóa in ấn lƣu hành Đào tập ở Hàn Quốc, mối liên hệ giữa Đào Uyên Minh
với các nhà nho Hàn Quốc nhƣ Lý Hoảng, Lý Nhĩ, mối liên hệ giữa thơ sơn thủy điền
viên Chosoen giai đoạn trung kỳ với Đào Un Minh; (5) q trình bình dân hóa tiếp
nhận Đào Uyên Minh của một nhóm văn nhân hậu kỳ Chosoen, ảnh hƣởng thi phong
bình đạm của Đào Uyên Minh đối với sáng tác của Triệu Tú Tam, Lý Thƣợng Du; (6)
q trình biểu tƣợng hóa “Đào ngun Vũ Lăng” của các văn nhân Hàn Quốc, các biểu
tƣợng ẩn dụ Cúc, Tùng, Vân trong văn học cổ điển Hàn Quốc, “Hàn vị 韓味” trong biểu
trƣng “quy 歸” xuất phát từ Đào Uyên Minh, sự kế thừa và thể nghiệm của văn nhân
Hàn Quốc đối với các biểu tƣợng “Vô huyền cầm”, “Cát cân lộc tửu 葛巾漉酒” của
Đào Uyên Minh; (7) thái độ thẩm mỹ của các văn nhân sáng tác văn học sơn thủy điền
viên Hàn Quốc, phong cách nghệ thuật cơ bản của văn học sơn thủy điền viên Hàn
Quốc, “Uyên Minh thức 淵明式” và “Chosoen phong 朝鮮風” trong thể loại “họa Đào
thi 和陶詩”, “họa Đào từ 和陶詞” ở Hàn Quốc.
Năm 2013, chuyên luận Nghiên cứu Đào Uyên Minh trong thế giới Anh ngữ
英语世界的陶渊明研究 của NgôPhục Sinh 吴伏生 ra đời. Cơng trình này cũng trình
bày vấn đề theo gợi ý của lý thuyết tiếp nhận, màcụ thể làJauss ở hai tác phẩm quen
thuộc chúng tôi thấy soạn giả ghi cuối sách, trong thƣ mục tham khảo: Toward an
Aesthetic of Reception và Literary History as a Challenge to Literary Theory. So với
Điền Tấn Phƣơng kể trên, Ngô Phục Sinh nghiên cứu sâu hơn và độ cập nhật tài liệu
cũng mới hơn. Phần tổng quan nghiên cứu Đào Uyên Minh trong thế giới Anh ngữ
trong luận án của chúng tôi chủ yếu dựa vào tác phẩm này.
Trong số trên, phần lớn là những nghiên cứu Đào Uyên Minh từ gợi ý của mỹ học
tiếp nhận. Tuy nhiên, nếu xét kỹ hơn, sẽ thấy thực tế chỉ có một số ít ngƣời nhƣ Lý
Kiếm Phong, Lƣu Trung Văn vận dụng lý thuyết tiếp nhận Konstanz vào nghiên cứu cụ
thể vàtrong các nhà nghiên cứu Đào Uyên Minh, có thể nói Lý Kiếm Phong là ngƣời
tiên phong đồng thời cũng là ngƣời có nhiều nghiên cứu về Đào Uyên Minh theo lý
thuyết tiếp nhận Konstanz nhất.
Trở lên là tình hình nghiên cứu Đào Uyên Minh ở Trung Quốc đại lục, còn tại Đài
Loan và Hƣơng Cảng thế kỷ XX Đào học cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu, trong phạm vi

tƣ liệu còn hạn chép của mình, chúng tơi xin khái lƣợc nhƣ sau:


13

Về sách chuyên luận, từ năm 1956 đến 1997: có tổng cộng 87 cơng trình, một nửa
trong số này là dịch, hiệu, chú, tuyển, giới thiệu con ngƣời và tác phẩm Đào Uyên
Minh; một nửa là những nghiên cứu Đào Un Minh trên các bình diện khác. Số lƣợng
cơng trình đƣợc công bố khá ổn định qua các thập niên, khơng bị tình hình chính trị xã
hội chi phối mạnh nhƣ ở đại lục. Các học giả tiêu biểu là: Hoàng Trọng, Quách Ngân
Điền, Vƣơng Quang Tiền, Cổ Trực, Chung Ƣu Dân, Tống Lập Long, Trần Di Lƣơng,
Phƣơng Tổ Vinh. Cóhai cơng trì
nh đƣợc tái bản ở đây là Đào Uyên Minh 陶淵明 của
Lƣơng Khải Siêu và Đào Uyên Minh tập hiệu tiên 陶淵明集校箋 của Dƣơng Dũng 楊
勇.
Về bài tạp chí, từ 1936 đến 1998 có 284 bài của 179 tác giả. Tác giả có từ 4 bài
viết trở lên là: Lƣu Sƣ Thuấn, Phan Trọng Quy, Vƣơng Hi Nguyên, Trần Mỹ Lợi, Lý
Thần Đơng, Tề Ích Thọ, Lâm Văn Nguyệt, Trần Di Lƣơng, Vƣơng Thúc Miên. Chủ đề
nghiên cứu cơ bản về Đào Uyên Minh ở đây là tác phẩm, cuộc đời vàtƣ tƣởng.
Ngoài ra từ năm 1959-1997 tại Đài Loan, Hƣơng Cảng cịn có 13 luận văn thạc sĩ
và 3 luận án tiến sĩ chọn Đào Uyên Minh làm đề tài nghiên cứu (Ngơ Phục Sinh, 2013,
tr.7).
Cơng trì
nh nghiên cứu Đào Uyên Minh theo lý thuyết tiếp nhận gần đây ở Đài
Loan làNghiên cứu Đào học thời Tống - một phân tí
ch về trường hợp lịch sử tiếp nhận
văn học 宋代陶學研究: 一個文學接受史個案的分析 của La Tú Mỹ 羅秀美 (xuất
bản năm 2007, nguyên là luận văn thạc sĩ) vận dụng mỹ học tiếp nhận nghiên cứu lịch
sử tiếp nhận Đào Uyên Minh thời Tống – thời kỳ đỉnh cao trong lịch sử tiếp nhận Đào
Uyên Minh tại Trung Quốc.

Một nghiên cứu khác Đào Uyên Minh khác ở Đài Loan mới hơn nữa thu hút sự
chú ý giới Đào học là Thi học nhân cảnh Đào Uyên Minh 陶淵明的人境詩學 của
Thái Du 蔡瑜 (2012). Tác giả triển khai nghiên cứu Đào Uyên Minh trên 6 chủ đề gắn
liền với đặc điểm sinh hoạt, tƣ tƣởng và đặc điểm tác phẩm của Đào Uyên Minh là: điền
viên, ẩn dật, sinh tử, ẩm tửu, hoài cổ và đối thoại. Bà cũng cho biết rõ, chính việc tiếp
cận với tƣ tƣởng, lý luận của các học giả phƣơng Tây đã giúp mình có những phát hiện
mới trong việc đọc và lý giải Đào Uyên Minh, đó là lý luận về mối quan hệ giữa tồn tại
và thời gian của M. Heidegger, lý luận về thân thể và tri giác của Maurice Merleau Ponty, lý luận về tôn giáo và thần thoại của Mircea Eliade, lý luận về tƣởng tƣợng vật
chất và thi học không gian của Gaston Bachelard, lý luận về luân lý và phong thổ của


14

Tetsuro Kazutsuji (和辻哲郎), mỹ học khí quyển (tiếng Đức: Atmosphäre Ästhetik) của
Hermann Schmitz vàGernot Böhme, lý luận đối thoại của M. Bakhtin.
Chúng tôi cũng xin lƣu ý thêm rằng, những cơng trình nghiên cứu Đào Un Minh
mới nhất ngồi Trung Quốc, cũng thƣờng do Đài Loan và Hƣơng cảng giới thiệu, dịch
thuật trƣớc đại lục, tiêu biểu nhƣ Đào Uyên Minh: thế tục và siêu tục 陶淵明世俗-と超
俗 của Okamura Shigeru (đƣợc dịch năm 1976, 1992 tại Đài Loan; đến năm 2002 Trung
Quốc mới in lại bản 1992 của Đài Loan) vàReading Tao Yuanming của Wendy Swartz
mới đây (đƣợc dịch năm 2014 tại Đài Loan, chƣa đƣợc dịch ở đại lục).
1.1.2. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản
Tại Hàn Quốc
Từ thế kỷ thứ VII, Đào Uyên Minh đã du nhập Hàn Quốc (Triều Tiên) và ghi đậm
dấu ấn sâu rộng vào văn học xứ sở này qua suốt thời cổ điển, từ Silla, Koryo đến
Chosoen. Tuy vậy, việc nghiên cứu Đào Uyên Minh thời hiện đại ở Hàn Quốc trong
mấy thập niên cuối thế kỷ XX không đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Theo Trần Trung
(Trần Trung, 2003, tr.9), từ 1975 đến 2000, chỉ có 4 cơng trình đƣợc xuất bản: Quy khứ
lai hề từ - Đào Uyên Minh thi tuyển do Kim Học Chủ 金學主 dịch chú (1975), Đào
Uyên Minh thi toàn tập do Vũ Huyền Dân 禹玄民 dịch chú(2 tập, 1976), Đọc “Sơn hải

kinh” do An Vĩnh Húc 安永旭 dịch biên (1997) vàĐào Uyên Minh do Trƣơng Cơ Cẩn
張基謹 soạn (1975, tái bản năm 1997).
Nhƣng bƣớc sang đầu thế kỷ XXI, việc nghiên cứu Đào Uyên Minh ở Hàn Quốc
đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, chỉ trong hai năm, 2001-2002, đã có 6 cơng trình ra
đời: Đào Un Minh tồn tập (Xa Trụ Hoàn 車柱環, 2001), Đào Uyên Minh toàn tập
(Lý Thành Cảo 李成鎬, 2001), Đào Uyên Minh tân dịch (Lý Cơ Cẩn 李基槿, 2002),
Đào Uyên Minh thi (Xa Trụ Hoàn, 2002), Đào Uyên Minh thi tuyển (Bành Thiết Hạo 彭
鐵浩, 2002), Đào Uyên Minh tân dịch (Kim Học Chủ, 2002).
Về số lƣợng bài viết liên quan đến Đào Uyên Minh tình hình có khả quan hơn, từ
năm 1954 đến 2000, tổng cộng đƣợc 170 bài của 82 tác giả (bao gồm 10 học giả Trung
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản). Số bài phân bố theo thời gian cho thấy cósự tăng nhanh và
mạnh ở giai đoạn sau. Các chủ đề cơ bản đƣợc quan tâm: cuộc đời và tƣ tƣởng Đào
Uyên Minh (hoàn cảnh gia thế, làm quan – quy ẩn, cuộc sống ẩn dật, tinh thần kẻ sĩ, thú
điền viên, trở về thiên nhiên, quan hệ Trang Lão vàNho Phật, quan niệm văn học của
Đào Uyên Minh (sáng tác văn xuôi, tƣ tƣởng văn học, tinh thần lãng mạn, cá tính văn


15

hóa, địa vị vàảnh hƣởng văn học), thi ca của Đào Uyên Minh (thơ tứ ngôn, thơ ngũ
ngôn, thơ điền viên, thơ ẩm tửu, nguồn gốc thơ ca, bối cảnh hình thành, đặc sắc nghệ
thuật, chim mng thảo trùng, từ quan về vƣờn, phƣơng thức thẩm mỹ, thể nghiệm cái
đẹp, ngôn ngữ thơ, quan niệm thị phi, kế thừa vàsáng tạo), so sánh Đào Uyên Minh
(với Tô Đông Pha, với Tạ Linh Vận, với Tân KhíTật, với Mạnh Hạo Nhiên, với Vƣơng
Duy), những vấn đề trong việc phiên dịch tác phẩm Đào Uyên Minh), nghiên cứu tác
phẩm cụ thể của Đào Uyên Minh (Quy khứ lai hề từ, Đào hoa nguyên ký, Quy viên điền
cư, Nhàn tình phú, Ẩm tửu, Tự tế văn), ảnh hƣởng của Đào Uyên Minh đến thi nhân và
văn học Korea. Những tác giả tiêu biểu là: Lâm Thái Long 林采龍, Thôi Hùng Hách 崔
雄赫, Nam Nhuận Tú 南潤秀, Kim Chu Thuần 金周淳, Xa Trụ Hoàn 車柱環 (Trần
Trung, 2003, tr.9).

Dƣới đây là danh mục một số bài tạp chívà luận văn nghiên cứu về Đào Uyên
Minh của các học giả Hàn Quốc công bố tại Hàn vàTrung Quốc, Đài Loan từ 1969 trở
lại đây mà chúng tôi ghi nhận đƣợc thông qua việc chọn lọc vàthống kêtừ một tài liệu
khác(*):
Luận văn thạc sĩ: Ảnh hưởng của Đào Uyên Minh đến thi ca Hàn Quốc (Triệu Tải
Ức 趙栽憶, 1969); Nghiên cứu ảnh hưởng của Đào Uyên Minh đến thi ca Koryo và
Chosoen (Lý Tinh Cơ, 1982); Nghiên cứu so sánh thi ca của Lý Nhân Lão và Đào Uyên
Minh: khảo sát tập trung vào tác giả và đặc trưng của tác phẩm (Đổng Đạt 董達,
1987); Tình hình tiếp nhận Đào Uyên Minh trong thi ca quốc ngữ Chosoen và đặc trưng
lịch sử của nó (Lý Hanh Đại 李亨大, 1991).
Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của Đào Uyên Minh đối với thi ca Chosoen
(Kim Chu Thuần, 1984); Nghiên cứu so sánh Đào Uyên Minh và thơ Lý Tường – lấy tư
tưởng ẩn dật làm trọng tâm (Tống Chính Hiến 宋政憲, 1985); Nghiên cứu q trì
nh
tiếp nhận của văn học thi ca Trung Quốc trong thi ca Triều Tiên – khảo sát trường hợp
Song Gang, No Gye vàGo San (Đổng Đạt, 1995); Ảnh hưởng của Đào Uyên Minh đến
thi ca thiên nhiên của Hàn Quốc (Hà Tƣờng Khuê 何祥奎,1996).
Bài tạp chí: Văn học Hàn Quốc và Đào Un Minh – khảo sát từ góc nhì
n so sánh
văn học (Lý Xƣơng Long 李昌龍, 1974); Đào hoa nguyên ký của Đào Uyên Minh và
Thanh Hạc động ký của Lý Nhân Lão (Cao Minh Tú, 1989); Đào Uyên Minh trong thi
Bảng kê này chúng tôi lọc từ thƣ mục tài liệu tham khảo trong cơng trình Đào Un Minh và văn học sơn
thủy điền viên cổ điển Hàn Quốc của Thôi Hùng Quyền. Phần Hàn văn nhờ sự hỗ trợ của cô Kim Joo Young –
Ncs. Trƣờng ĐH KHXH&NV TP HCM.
(*)


16

ca của Song Gang (Đổng Đạt, 1993); Khảo cứu những trí sĩ về vườn trong thi ca

Chosoen liên quan đến Đào Uyên Minh (Kim Chu Thuần, 1994); Ảnh hưởng của Đào
Uyên Minh đến Gasa thiên nhiên (Hà Tƣờng Khuê, 1995); Văn học của Toe-gye và Đào
Uyên Minh (Jeong Gyu-bok, 1995); Khảo sát những tác phẩm Gasa thời Chosoen liên
quan đến Đào Uyên Minh (Kim Chu Thuần, 1995); Khảo sát nhân danh và địa danh
liên quan đến Đào Uyên Minh trong thi ca Koryo (Kim Chu Thuần, 1997); Khảo sát thi
ngữ, thi cú và dật thoại liên quan đến Đào Uyên Minh trong thi ca Koryo (Kim Chu
Thuần, 1998); Quan niệm trở về thiên nhiên trong thi ca Chosoen liên quan đến Đào
Uyên Minh (Kim Chu Thuần, 1999); Khảo cứu so sánh “Cô độc cảm” của Go San và
Đào Uyên Minh (Mun Young-o, 2000); Thi văn của Đào Uyên Minh và thơ ẩn dật của
Koryo (Tống Chính Hiến, 2001); Thơ ẩm tửu trong thi ca Chosoen có liên quan đến
Đào Uyên Minh (Kim Chu Thuần, 2002); Quátrì
nh tiếp nhận thơ ẩm tửu của Đào Uyên
Minh trong thơ Sijo và Gasa (Kim Chu Thuần, 2004); Diện mạo tiếp nhận Đào Uyên
Minh trong thơ Teo-gye (Kim Chu Thuần, 2005); Diện mạo tiếp nhận Đào Uyên Minh
trong Hán thi của Sin Heum (Kim Chu Thuần, 2005).
Chỉ nhìn vào nhan đề các nghiên cứu Đào Uyên Minh trên ở Hàn Quốc, chúng ta
có thể nhận thấy rằng, trong các cơng trình từ giữa thập niên 1990 trở về trƣớc, chiếm
ƣu thế là những nghiên cứu so sánh và nghiên cứu ảnh hƣởng, ở đó văn hóa nguồn đƣợc
đề cao, đến cuối thập niên 1990 về sau, hƣớng nghiên cứu chuyển sang phƣơng pháp
tiếp nhận, đề cao tính linh hoạt và chủ động của văn hóa đích.
Tại Nhật Bản
Ngƣời Nhật Bản đã biết đến Đào Uyên Minh từ cuối thế kỷ thứ VI, thông qua việc
du nhập Văn tuyển. Vàcó thể nói, ngồi Trung Quốc, quốc gia có số lƣợng cơng trì
nh
nghiên cứu về Đào Un Minh nhiều nhất, mạnh nhất làNhật Bản, điều này đúng chí ít
cho đến hết thế kỷ XX.
Trong ba thập niên, từ 1950 đến 1970, ở Nhật đã có 169 cơng trình nghiên cứu
Đào Un Minh đƣợc xuất bản, trong đó sách chuyên khảo là17 vàbài tạp chílà152.
Các nghiên cứu này xoay quanh tƣ tƣởng, nhân cách của Đào Uyên Minh, quan hệ giữa
văn học truyền thống vàtác phẩm Đào Uyên Minh, thời đại của Đào Uyên Minh, bản

chất tác phẩm văn học của Đào Uyên Minh, địa vị của Đào Uyên Minh trong lịch sử
văn học, tính đa dạng của tác phẩm Đào Uyên Minh, các đánh giá bình luận về Đào
Uyên Minh qua các thời đại, mối quan hệ giữa Đào Uyên Minh và văn học Nhật,…Học


17

giả tiêu biểu nghiên cứu Đào Uyên Minh ở Nhật thời kỳ này làOyane Bunjiro 大矢根
文次郎 (1903-1981).
Cơng trì
nh nghiên cứu Đào Uyên Minh gây tranh cãi nhiều nhất của học giả Nhật
cũng xuất hiện trong thời kỳ này. Đó là Đào Uyên Minh: thế tục vàsiêu tục (1974) của
Okamura Shigeru 岡村繁 (1922-2014), nhất là khi đƣợc dịch ra tiếng Trung Quốc với
tên Đào Uyên Minh tân luận 陶渊明新论(*). Phần lời nói đầu, Okamura nói vắn tắt quan
điểm và kết luận nghiên cứu của mình: “Trƣớc đây ngƣời ta có thói quen xem Đào
Uyên Minh (365-427) cuối thời Đông Tấn làthi nhân thốt tục hoặc thi nhân ẩn dật, rồi
kính trọng, ca ngợi ơng vìnhững lẽ đó. Trong tập Đào Un Minh tân luận này, tôi đặt
vấn đề lại với những đánh giá ấy vàthông qua khảo chứng để chỉ ra tí
nh thế tục ẩn giấu
bên trong”. Okamura đã lật ngƣợc hầu nhƣ tất cả những định luận tí
ch cực dành cho
Đào Uyên Minh trƣớc đây, từ con ngƣời cho đến tác phẩm. Phần cuối chuyên luận,
Okamura (2002) có những nhận xét mang tí
nh kết luận, phêphán gay gắt: “Tóm lại,
xem xét cả cuộc đời Đào Uyên Minh thì thấy, một mặt ơng theo đuổi cuộc sống tự do
lấy mì
nh làm trung tâm vàphóng đãng, mặt khác ơng lại mƣu đồ đạt đƣợc tiếng tăm thế
tục. Thanh danh „chân‟ và „cố cùng tiết‟ của ơng thực tế đều chỉ làhình thức mỹ hóa
dục vọng nội tâm của ơng màthơi. Những rắc rối cuộc sống màông gặp phải, rồi sự
nghèo túng vàcảm giác xa lạ, cô độc của ông đối với xãhội, xét từ mặt trái, cũng đều

cósức chứng thực mạnh mẽ cho dục vọng bên trong của ông” (tr.120).
Thực ra quan điểm về Đào Uyên Minh nhƣ kể trên không phải chỉ mì
nh Okamura
đặt ra, mà là kết quả từ sự kế thừa quan điểm của các nhà nghiên cứu tiền bối nhƣ
Yoshikawa Kojiro 吉川幸次郎. Yoshikawa (2001) từng viết: “Ngƣời ta thƣờng nhì
nở
bề mặt thơ Đào Uyên Minh mà nhận lầm ông làẩn sĩ đạm bạc, kỳ thực Đào Uyên Minh
là ngƣời đầy lịng nhiệt huyết. Quan điểm trên làcủa Tơ Đông Pha và Chu Hi thời xƣa,
Lỗ Tấn sau này cũng cho là nhƣ vậy. Tóm lại, trong Đào Uyên Minh tồn tại mâu thuẫn
đấu tranh với nhau” (tr.179).
Nhƣ thế, rõ ràng có một sự tiếp nối từ Yoshikawa đến Okamura trong quan điểm
đánh giá đạo đức con ngƣời vànghệ thuật tác phẩm Đào Uyên Minh. Chỉ có điều, nhƣ
chúng ta thấy, vấn đề này đã đƣợc Okamura đẩy đến mức cực đoan khiến giới nghiên
cứu Trung Quốc cónhững phản ứng phêphán, bác bỏ.
Xuất bản năm 2002, nhan đề làĐào Uyên Minh tân luận, in chung với LýBạch tân luận, gộp chung thành
tên Đào Uyên Minh Lý Bạch tân luận 陶渊明李白新论, thuộc Okamura toàn tập, quyển 4, Nxb. Cổ tịch Thƣợng
Hải.
(*)


18

Năm 1997, cơng trình Đào Un Minh: thi nhân hư cấu 陶淵明―虚構の詩人 của
Ikkai Tomoyoshi 一海知義 (1929-2015) ra đời, cho rằng Đào Uyên Minh là ngƣời
“chƣa thể giải thoát khỏi những khổ não của thế tục để đạt đến cảnh giới giải thốt, cho
đến cuối đời, Đào Un Minh vẫn cịn dao động”. Tuy vậy, Ikkai (2008) không cực
đoan nhƣ Okamura, mà có những phân tích, đánh giáchừng mực bình tĩnh hơn: “Tôi
cho cách gọi Đào Uyên Minh là „nhà thơ thốt tục‟ khơng bằng gọi ơng là „nhà thơ phản
tục‟. Nhƣng đọc tác phẩm của Đào Uyên Minh, vẫn thấy trong đó khơng ít câu thơ
khiến tinh thần ngƣời ta sáng bừng mới mẻ, tức làcóhiệu quả „thốt tục‟, cho nên cũng

không thể phủ nhận hết cách gọi „nhà thơ thốt tục‟”. Đồng thời trong cơng trì
nh này,
Ikkai cịn tập trung vào việc khám phá đặc điểm nghệ thuật của Đào Un Minh khiến
ơng “rất chú ý”, “đó là việc Đào Uyên Minh đặc biệt thí
ch sử dụng thủ pháp hƣ cấu
(fiction)” (tr.3). Ikkai xem đây là một khám phám mới của mì
nh trong nghiên cứu Đào
Uyên Minh.
Từ những năm 80 về sau, việc nghiên cứu Đào Uyên Minh ở Nhật vẫn tiếp tục
phát triển mạnh, chỉ trong 20 năm (1980-1999) có đến 158 cơng trì
nh nghiên cứu Đào
Un Minh, trong đó về sách chun khảo là29, cịn các bài viết là129. Học giả tiêu
biểu trong nghiên cứu Đào Uyên Minh thời kỳ này làIshikawa Tadahisa 石川忠久.
Nhật Bản cũng là quốc gia sƣu tầm vàgìn giữ đƣợc nhiều bản in khắc cổ Đào tập.
Hiện ngƣời ta cịn tì
m thấy 18 bản từ thế kỷ XVII (xem thêm: Mieko, 2011, tr.70-73 và
tr.75-77), bao gồm: 7 bản thời Edo, 9 bản thời Meiji, 2 bản thời Taisho.
Từ năm 1928 thời Showa lại đây, nhiều cơng trì
nh dịch thuật, chúgiải, nghiên cứu,
luận văn của các học giải hiện đại Nhật Bản về Đào tập và Đào Uyên Minh đã ra đời.
Dƣới đây là danh mục một số cơng trì
nh nghiên cứu, dịch thuật Đào Uyên Minh tiêu
biểu của học giả Nhật Bản đã công bố từ năm 1951 đến 1999(*).
Về nghiên cứu:
Cảm giác cô độc trong văn học Trung Quốc (1958) của Shiha Rokuro 斯波六郎,
Nghiên cứu Đào Uyên Minh (1967) của Oyane Bunjiro, Thế tục vàsiêu tục (1974) của
Okamura Shigeru, Đào Uyên Minh (1974) của TsuruHaruo 都留春雄, Đào Uyên Minh
truyện (1977) của Muta Tetsuji 牟田哲二, Đào Uyên Minh và thời đại của ông (1994)
của Ishikawa Tadahisa 石川忠久, Đời sống tinh thần của Đào Uyên Minh (1995) của
* Danh mục này đƣợc chúng tôi lọc và sắp xếp lại theo lịch đại từ thƣ mục tài liệu tham khảo cuối luận văn

thạc sĩ Nghiên cứu Đào Uyên Minh ở Nhật Bản thế kỷ XX 20 世纪的日本陶渊明研究 của Lƣu Tĩnh 刘静, Đại
học Hà Nam, 2000.
( )


19

Hasegawa Shigenari 長谷川滋成, Thi truyện Đào Uyên Minh (1984) của Minami
Fumikazu 南史一, Đào Uyên Minh (1988) của Tsuru Haruo vàKamaya Takeshi 釜谷
武志, Đào Uyên Minh truyện (1989) của Yoshikawa Kojiro. Đào Uyên Minh – thi nhân
hư cấu (1997) của Ikkai Tomoyoshi, Mục lục nghiên cứu liên quan đến Đào Uyên
Minh: 1978-1997 (1999) của Saegusa Hideko 三枝秀子.
Về dịch thuật:
Đào Uyên Minh thi dịch chú(1951) của Shiha Rokuro 斯波六郎, Trung Quốc thi
nhân tuyển tập, quyển 4: Đào Uyên Minh (1958) của Ikkai Tomoyoshi, Đào Uyên Minh
thi giải (1991) của Suzuki Torao 鈴木虎雄 dịch chú, Ogawa Tamaki 小川環樹 giải đề.
Về nghiên cứu Đào Uyên Minh theo hƣớng của lýthuyết tiếp nhận, đáng chú ý là
luận văn thạc sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của Đào Uyên Minh trong văn học cổ đại Nhật
Bản 陶渊明在日本古代文学上的影响研究 của Mieko Kodama (thực hiện tại Đại học
Nam Kinh, 2001). Nghiên cứu này đã chỉ ra một số đặc trƣng trong tiếp nhận Đào Uyên
Minh tại Nhật nhƣ sau: (1) Tiếp nhận Đào Uyên Minh ở Nhật bao gồm cả văn bản tác
phẩm của Đào Uyên Minh và những ý kiến đánh giá, lý giải về Đào Uyên Minh của
ngƣời Trung Quốc; Nhật Bản là phí
a nhận nên một mặt rất xem trọng những lý giải
mang tí
nh chí
nh thống từ phí
a gửi là Trung Quốc, mặt khác cũng nỗ lực mƣợn Đào
Uyên Minh để biểu đạt tƣ tƣởng tì
nh cảm thực tế của dân tộc mình, điều này thể hiện rõ

nhất ở phƣơng diện chủ đề sáng tác. (2) Tiếp nhận Đào Un Minh ở Nhật khơng phải
cótí
nh phiến đoạn, màcótí
nh liên tục, song cónhững biến thiên theo sự thăng trầm của
văn học Trung Quốc ảnh hƣởng qua vàhoàn cảnh thực tế tại Nhật. (3). Ở Trung Quốc,
đối với tầng lớp sĩ phu, Đào Uyên Minh luôn là nhân vật đảm nhận vai tròhạt nhân của
văn học, nhƣng ở Nhật Bản, điều này biến thiên từ tầng lớp quý tộc, tăng lữ, đến tầng
lớp võ sĩ, bình dân. (Mieko, 2011, tr.69).
1.1.3. Trong thế giới Anh ngữ
Về dịch thuật, giới thiệu
Đối với các quốc gia sử dụng tiếng Anh, Đào Uyên Minh đã đƣợc giới thiệu và
tuyển dịch từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Kế đó là nhà thơ Mỹ Ezra Pound trong
Cathay (1915).
Arthur David Waley (1889-1966, nhà Đông phƣơng học ngƣời Anh) đƣợc xem là
ngƣời đầu tiên trong thế giới Anh ngữ dịch thơ ca Đào Uyên Minh một cách tƣơng đối
đầy đủ nhất. Năm 1952, William Acker (1927-1996, cử nhân nghệ thuật vàluật ngƣời


×