Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp - Khu chế xuất ở Việt Nam nhìn từ lý thuyết trò chơi.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.11 KB, 25 trang )

Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong lộ trình đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà
nước luôn xem mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa là một trong
những mục tiêu được quan tâm hàng đầu. Kết quả là hơn sau 20 năm thực hiện
đường lối đổi mới (kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng) nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu về kinh tế, văn hóa, chính trị, cũng như về đời sống xã hội. Trong đó, nổi
bậc nhất là lĩnh vực kinh tế với nhiều kết quả đạt được đáng khích lệ: trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức WTO, kinh tế tăng trưởng liên tục trong giai đoạn từ năm
2000-2008 trung bình trên 7%/năm, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình
quân đầu người đạt xấp xỉ 1.000USD/người/năm, công nghiệp có sự phát triển mạnh
mẽ. Bước đầu chúng ta đã cơ bản xây dựng được cơ sở vật chất để phấn đấu đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Hiện nay, chúng ta đã và đang
phát triển nhiều Khu công nghiệp - Khu chế xuất trên phạm vi cả nước, nhằm phát
huy tiềm năng kinh tế của từng địa phương, đồng thời tạo ra một lượng lớn nhu cầu
việc làm cho thị trường lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu do ngành công nghiệp mang lại, nước
ta phải đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng do chất thải từ các Khu
công nghiệp - Khu chế xuất. Hàng loạt doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận không
quan tâm đến môi trường sống của người dân xung quanh đã tiến hành xử lý chất thải
không đúng quy định ra môi trường bên ngoài, biến những dòng sông xanh thành
những dòng sông chết như: sông Thị Vải, sông Đồng Nai... Trong khi đó công tác
quản lý môi trường của cơ quan có chức năng còn nhiều hạn chế nên càng tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp vi phạm hơn nữa và tình trạng ô nhiễm diễn ra ngày một
trầm trọng đến mức báo động.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết trò chơi của trò chơi lặp lại nhiều lần phân tích
sự tương tác lợi ích giữa hai doanh nghiệp sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ quyết định
lựa chọn chiến lược hành động phù hợp vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh với đối thủ
cạnh tranh, vừa mang lại kết quả tối ưu cho doanh nghiệp.


Vì vậy đề tài "Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp
- Khu chế xuất ở Việt Nam nhìn từ lý thuyết trò chơi" được thực hiện.
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 1
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển phát
triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất (KCN, KCX) ở Việt Nam và đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trường do sự phát triển của các KCN, KCX gây ra trên cơ sở vận dụng lý
thuyết trò chơi. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục thực trạng
ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường sống, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế lâu
dài trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết trò chơi để phân tích thực trạng ô nhiễm môi
trường tại các KCN, KCX ở Việt Nam giúp cho các cơ quan có chức năng rà soát lại
và tìm ra giải pháp thích hợp và kịp thời. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề
sau:
- Phân tích sự phát triển các KCN, KCX giai đoạn 2000-2007.
- Vận dụng lý thuyết trò chơi để phân tích hành động của hai doanh nghiệp
trong quá trình thực hiện xử lý chất thải sau quá trình sản xuất.
- Tìm ra những hạn chế, nguyên nhân tác động của sự phát triển các KCN,
KCX đến môi trường, từ đó đưa ra một số giải pháp để giải quyết ô nhiễm, đảm bảo
gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là KCN?
- Môi trường bao gồm những yếu tố nào?
- Như thế nào gọi là ô nhiễm môi trường?
- Lý thuyết trò chơi được hiểu như thế nào?
- Trò chơi lặp lại vô số lần có đặc điểm gì?

- Thế nào là cân bằng Nash?
- Sự phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam trong thời gian qua diễn ra như
thế nào (từ năm 2000-2007)?
- Trò chơi lựa chọn chiến lược xử lý chất thải của hai doanh nghiệp diễn ra
như thế nào?
- Môi trường ở các KCN, KCX ô nhiễm ra sao?
- Sự quản lý của cơ quan Nhà nước có chức năng về vấn đề môi trường mặt
nào còn hạn chế?
- Những giải pháp nhằm khắc phục, bảo vệ môi trường trong thời gian tới là
gì?
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 2
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Thời gian
Những thông tin về số liệu được sử dụng để phân tích trong đề tài là số liệu
từ năm 2000-2009.
1.4.2. Không gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX trên
phạm vi cả nước.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
"Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp - Khu chế xuất ở
Việt Nam nhìn từ lý thuyết trò chơi".
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở thu thập số liệu thứ cấp, kết hợp với việc vận dụng lý thuyết trò
chơi phân tích chiến lược của hai doanh nghiệp trong việc chọn lựa quyết định xử lý
hay không xử lý chất thải của quá trình sản xuất trước khi thải ra môi trường. Kết hợp
với việc phân tích, phương pháp so sánh tỷ số làm rõ hơn vấn đề ô nhiễm môi trường
do sự phát trển của các KCN, KCX gây ra.
HVTH: Nguyễn Công Thức

Trang 3
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khu công nghiệp
Khu nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh
các sản phẩm công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Khu
công nghiệp có ranh giới đất đai với khu dân cư và cũng là nơi thải nhiều chất độc
hại nhất cho môi trường và cho cộng đồng. Có thể nói KCN là nơi tập trung các thiết
bị công nghệ cao, nhà quản lý có trình độ khoa học tiên tiến và công nhân lành nghề.
2.1.2. Môi trường
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ thống nào đó.
Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó.
Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp
con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ
thống đó.
2.1.3. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các
tính chất vật lí, hóa học, sinh học của con người và các sinh vật khác.
2.1.4. Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan đến
nhiều người và các quyết định của mỗi người ảnh hưởng tới lợi ích và quyết định của
người khác.
* Phân loại trò chơi
Các nhà nghiên cứu phân ra nhiều loại trò chơi. Trò chơi hợp tác là trò chơi
mà trong đó những người chơi có thể thõa thuận với nhau để chọn giải pháp trong khi
trò chơi bất hợp tác là trò chơi mà trong đó không có sự thõa thuận giữa những người
chơi. Ngoài ra, các nhà kinh tế cũng quan tâm đến trò chơi đồng thời và trò chơi
trước sau. Trò chơi đồng thời là trò chơi mà trong đó mỗi người chơi đưa ra quyết

định nhưng không biết quyết định của người chơi khác. Trò chơi trước sau là trò chơi
trong đó mỗi người chơi chỉ đưa ra quyết định sau khi quan sát hành động của những
người chơi khác.
* Các thành phần cơ bản của trò chơi
+ Người chơi: người ra quyết định trong một trò chơi được gọi là người chơi.
Người chơi có thể là một cá nhân (như chơi bài ở các sòng bạc), doanh nghiệp (như
trong thị trường cạnh tranh độc quyền) hay một quốc gia (như trong các xung đột
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 4
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
chính trị, quân sự, ngoại giao). Người chơi có khả năng chọn một số hành động.
Thông thường, số lượng người chơi được giả định là cố định trong lúc trò chơi được
thực hiện và các trò chơi được đặc trưng bởi số lượng người chơi (như hai, ba người
chơi hay n người chơi). Mỗi người chơi chỉ hành động sao cho đạt được kết quả tốt
nhất cho mình.
+ Chiến lược: mỗi hành động của người chơi có thể chọn thực hiện là một
chiến lược. Tùy thuộc vào trò chơi đang xem xét, một chiến lược có thể rất đơn giản
(như chọn thêm một lá bài khi chơi bài) hay rất phức tạp (như xây dựng căn cứ quân
sự chống tên lửa hạt nhân của đối phương) nhưng mỗi chiến lược được giả định là
một hành động được hoạch định để mang lại kết quả tối ưu cho người chơi. Tuy số
chiến lược dành cho mỗi người chơi là không giới hạn nhưng lý thuyết trò chơi có thể
chỉ đề cập đến tình huống mà trong đó mỗi người chơi chỉ có hai chiến lược. Trong
trò chơi bất hợp tác, những người chơi không thể đạt được các thõa thuận với nhau
về chiến lược mà họ sẽ thực hiện, nghĩa là những người chơi không chắc chắn về
chiến lược mà người chơi khác sẽ thực hiện. Ngược lại, trong trò chơi hợp tác, người
chơi biết chắc chắn về điều này.
+ Kết quả: lợi ích mà mỗi người chơi nhận được từ một trò chơi được gọi là
kết quả. Kết quả tổng hợp tất cả cái gặt hái được từ trò chơi. Kết quả bao gồm các kết
quả mang tính chất giá trị (như lợi nhuận) cũng như cảm xúc của người chơi (như
xấu hổ hay tự hào). Kết quả được đo lường bởi hữu dụng hay giá trị mà người chơi

nhận được. Ở đây, ta giả định rằng người chơi có thể xếp hạng kết quả từ ưu thích
nhất đến kết quả ít ưu thích nhất và cố gắng đạt đến kết quả ưu thích nhất.
2.1.5. Khái niệm chiến lược ưu thế và điểm cân bằng Nash
Chiến lược ưu thế là chiến lược mang đến kết quả tốt nhất cho một người
chơi bất chấp chiến lược của người chơi kia.
Điểm cân bằng Nash là một cặp chiến lược (a*,b*) đại diện cho giải pháp
cân bằng đối với hai người chơi mà trong đó a* là chiến lược tối ưu của A để đối phó
với b* và b* là chiến lược tối ưu cho B đối phó với a*. Rộng hơn, cân bằng Nash là
một tập hợp chiến lược mà trong đó không có người chơi nào có thể làm tăng lợi ích
của mình bằng cách thay đổi chiến lược. Khái niệm cân bằng Nash rất quan trọng vì
nó giúp mô tả các tình huống mà trong đó mỗi người chơi thực hiện chiến lược tốt
nhất cho mình để đối ứng với các chiến lược mà người chơi khác đang thực hiện.
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 5
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Ví dụ bảng 2.1.5, cho thấy chiến lược chi tiêu quảng cáo thấp (L) là chiến
lược ưu thế của B. Bất chấp chiến lược của A là như thế nào thì chiến lược L sẽ cho
B lợi nhuận cao hơn chiến lược H.
Bảng 2.1.5: Trò chơi quảng cáo ở hình thức thông thường
B
Chiến lược L H
A L 7,5 5,4
H 6,4 6,3
Giả sử cấu trúc trò chơi là được biết đối với cả hai người chơi A và B nên A
nhận ra B sẽ chọn chiến lược ưu thế này và vì vậy sẽ chọn chiến lược tốt nhất để đối
chọi với B, đó là chiến lược L. Việc lựa chọn chiến lược ưu thế này dẫn đến việc (A:
L, B: L) sẽ được chọn và kết quả sẽ là 7 cho A và 5 cho B.
Chiến lược (A: L, B: L) là một điểm cân bằng Nash. Nếu A biết B sẽ chọn L
thì A sẽ chọn chiến lược tốt nhất là L. Tương tự, nếu B biết A sẽ chọn L thì tốt nhất
là B chọn L. Thật vậy, do L là chiến lược ưu thế của B nên đây là lựa chọn tốt nhất

của B bất chấp A chọn chiến lược nào. Vì vậy, chọn lựa (A: L, B: L) thõa mãn tính
đối xứng của điểm cân bằng Nash.
Để thấy tại sao các cặp chiến lược khác trong bảng 2.1.5 không phải là cân
bằng Nash, hãy xem xét từng cặp một. Với lựa chọn (A: H, B: L) thì A có cơ hội đạt
đến trạng thái tốt hơn - nếu A biết B sẽ chọn L thì A có thể thu được lợi nhuận cao
hơn nếu cũng chọn L. Như vậy, chọn lựa (A: H, B: L) không phải là điểm cân bằng
Nash. Không có chọn lựa nào trong hai kết quả còn lại mà trong đó B chọn H đáp
ứng được yêu cầu điểm cân bằng Nash vì không cần biết A làm gì, B có thể làm tăng
lợi nhuận nếu chọn L. Do L là chọn lựa ưu thế của B nên không có kết quả nào từ
việc B chọn H có thể là cân bằng Nash.
2.2. Giới thiệu lý thuyết trò chơi lặp lại vô số lần
Trong kinh tế, lý thuyết trò chơi được ứng dụng rất rộng rãi như: trò chơi
một lần không lặp lại, trò chơi lặp lại vài lần, trò chơi lặp lại vô số lần, trò chơi nhiều
giai đoạn,... trong đó trò chơi lặp lại vô số lần là trò chơi khá phổ biến trong thực tiễn
kinh doanh của doanh nghiệp và trong phần nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung đi sâu
tìm hiểu trò chơi lặp lại vô số lần.
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 6
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
2.2.1. Trò chơi nghịch lý người tù
Trò chơi nghịch lý người tù được đề cập lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học
người Canada Albert William Tucker (1905-1995) vào thập niên 1940. Trò chơi này
xuất hiện từ thực tế như sau. Hai người bị bắt vì nghi phạm tội. Người thẩm vấn chỉ
có rất ít bắng chứng phạm tội của họ và muốn làm họ thú nhận. Ông ta tách rời họ và
bào: “Nếu anh thú nhận và bạn anh không thì tôi sẽ giảm hình phạt cho anh xuống
còn 6 tháng tù, nhưng thú nhận của anh sẽ làm bạn anh phải nhận mức án 10 năm.
Nếu cả hai thú nhận, mỗi người sẽ chỉ phải chịu 03 năm tù”. Mỗi người tù cũng biết
là nếu không ai thú nhận thì mỗi người chỉ chịu 02 năm tù do thiếu bằng chúng kết
tội.
Bảng 2.2.1: Trò chơi nghịch lý người tù

B
Chiến lược Thú nhận Không thú nhận
A Thú nhận A: 3 năm; B: 3 năm A: 6 tháng; B: 10 năm
Không thú nhận A: 10 năm; B: 6 tháng A: 2 năm; B: 2 năm
Ma trận kết quả ở hình thức thông thường của trò chơi này như trong bảng.
Thú nhận là chiến lược ưu thế của cả A và B. Vì vậy, các chiến lược này hình thành
nên cân bằng Nash và chiến lược chia cắt này của người thẩm vấn thành công. Tuy
nhiên, thõa thuận trước giữa hai người phạm tội là không thú nhận thì sẽ giảm hạn tù
của họ từ 3 năm xuống 2 năm. Giải pháp “hợp lý” này không ổn định vì mỗi người tù
muốn chuyển sự bất lợi cho người kia. Do đó, đây là nghịch lý, nghĩa là kết quả tối
ưu lại không ổn định.
2.2.2. Hợp tác và trò chơi lặp lại vô số lần
Các vấn đề tương tự với Nghịch lý người tù xuất hiện trong nhiều tình huống
thực tế khác. Bảng 2.2.2. minh họa nghịch lý của một trò chơi quảng cáo.
Bảng 2.2.2: Trò chơi quảng cáo với kết quả mong muốn không ổn định
B
Chiến lược L H
A L 7,7 3,10
H 10,3 5,5
Ở đây, chiến lược cả hai cùng chọn L mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng
không ổn định. Tình huống này được gọi là chiến lược quảng cáo “phòng thủ”, nghĩa
là nếu cùng giảm chi phí quảng cáo thì sẽ làm tăng lợi ích cho cả hai. Thõa thuận như
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 7
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
vậy lại không ổn định vì các doanh nghiệp có thể làm tăng bằng cách không tuân thủ
thõa nhuận. Do đó, cuối cùng cả hai chọn chiến lược H, dẫn đến lợi nhuận thấp hơn.
Trò chơi lặp lại vô số lần là trò chơi khá phổ biến trong thực tế kinh doanh
của doanh nghiệp, được sử dụng rộng rãi trong phân tích chiến lược quảng cáo, liên
kết hỗ trợ với chiến lược kích thích, chiến lược chất lượng sản phẩm của các doanh

nghiệp… Ví dụ, trò chơi chất lượng sản phẩm là trò chơi giữa khách hàng và doanh
nghiệp thể hiện như sau: khách hàng muốn mua sản phẩm chất lượng cao trong khi
doanh nghiệp lại muốn tối đa hóa lợi nhuận. Trong trò chơi một lần không lặp lại,
một doanh nghiệp sẽ có động cơ bán sản phẩm chất lượng thấp nếu khách hàng
không thể biết được chất lượng sản phẩm trước khi mua.
Vấn đề sẽ khác đi nếu trò chơi lặp lại vô số lần. Giả sử người khách hàng
bảo với doanh nghiệp: “Tôi sẽ mua nếu sản phẩm tốt. Nếu sản phẩm xấu, tôi sẽ bảo
tất cả người quen đừng bao giờ mua sản phẩm của anh”. Với chiến lược này của
người mua, doanh nghiệp nên làm gì? Nếu lãi suất không quá cao thì doanh nghiệp
nên bán sản phẩm tốt. Lý do rất đơn giản. Nếu bán sản phẩm xấu, doanh nghiệp sẽ
thu được lợi nhuận 10 đvt ngay lúc đó. Đây là lợi ích thu được do lừa dối. Tuy nhiên,
mất mát của việc bán sản phẩm xấu là không có lợi nhuận vĩnh viễn ngay sau khi bán
sản phẩm xấu. Nếu lãi suất thấp, lợi nhuận thu được một lần do lừa dối này không thể
bù đắp sự mất mát vĩnh viễn không có lợi nhuận. Do đó, doanh nghiệp không nên lừa
dối.
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 8
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Chương 3
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP- KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ
LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
3.1. Sự phát triển Khu công nghiệp - Khu chế xuất ở Việt Nam giai đoạn
2000-2007
Cùng với tiến trình phát triển của đất nước trong sự nghiệp CNH, HĐH nhất
là khi nước ta đã bước bào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, khắp nơi trong cả nước,
từ thành thị đến nông thôn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước vào lĩnh
vực sản xuất ngày càng tăng. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh
tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó, có nhiều khu công
nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) ra đời phát triển tương đối nhanh và là khu vực đi

đầu trong quá trình CNH, HĐH đất nước, tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ,
đồng bằng sông Hồng và vùng ven biển miền Trung.
Biểu đồ: 3.1: Sự phát triển KCN, KCX ở Việt Nam giai đoạn 2000-2007
(Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX)
Giai đoạn năm 2000 - 2002 số lượng KCN, KCX tăng với tốc độ chậm,
nhưng bắt đầu từ sau năm 2002 đã có sự tăng lên mạnh mẽ, tăng nhanh nhất là năm
2007. Điều này bước đầu cho thấy những chủ chương, chính sách phát triển kinh tế
của Đảng và Nhà nước đã phát huy tác dụng, thu hút đầu tư và ngoài nước, tạo công
ăn việc làm cho người lao động, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Trong các
KCN, KCX nhiều nhà máy, xí nghiệp đã và đang tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ với
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 9
SỐ LƯỢNG KCN, KCX TỪ NĂM 2000-2007
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
NĂM
KCN, KCX
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
qui mô ngày càng lớn. Đây chính là cơ hội để nước ta có thể phát triển một nền kinh
tế toàn diện và hội nhập được với khu vực và thế giới.

Cụ thể, giai đoạn năm 2000 - 2002 mức tăng lên của các KCN, KCX tương
đối thấp, năm 2002 lượng KCN, KCX là 75, tăng 12 KCN, KCX so với năm 2000,
với tỷ lệ tăng là 19,0% (phụ lục). Diện tích đất công nghiệp cho thuê năm 2002 là
8.892 hecta, chiếm 72,7% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. So với năm 2000
thì diện tích đất công nghiệp cho thuê tăng 1.217 hecta, tương đương 15,7%, tỷ lệ đất
công nghiệp cho thuê trên đất công nghiệp có thể cho thuê năm 2000 là 76,8% cao
hơn 72,7% của năm 2002, đồng thời tạo việc làm cho 883.688 lao động. Trong giai
đoạn này, nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh quan
hệ hợp tác với bên ngoài, ....từng bước thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài, công
nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Tính đến
thời điểm năm 2002 cả nước đã có 4.447 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy
phép, với tổng số vốn đăng ký là 43.194 triệu USD, trong đó vốn pháp định là
20.357,6 triệu USD. Phần lớn vốn đầu tư nước ngoài (trên 70%) vào nước ta xuất
phát từ các nước Châu Á (trong đó các nước ASEAN chiếm gần 25%, các nước và
lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chiếm trên
31%) (nguồn: niên giám thống kê 2002. NXB thống kê, Hà Nội 2002). Khi nền kinh
tế các nước này lâm vào khủng hoảng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế
1997 nên hạn chế khả năng đầu tư của nước ngoài vào nước ta. Kết quả từ năm 1997
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu suy giảm, số vốn đăng ký đạt mức
cao hơn năm 1992 không nhiều và đến năm 2002 lại giảm xuống. Nếu so với năm
1997 số dự án được duyệt năm 1998 chỉ bằng 79,71%, năm 1999 chỉ bằng 90,4%,
năm 2000 tuy có tăng nhưng cũng chỉ tăng 7,5% so với năm 1997, tới năm 2002 số
dự án đã tăng 51,59% so với năm 1997.
Giai đoạn năm 2002 - 2006 số lượng KCN, KCX tăng nhanh, trung bình
hàng năm tăng 17,5 KCN, KCX, với tốc độ tăng 93,3%. Nếu năm 2002 trên địa bàn
cả nước có 75 KCN, KCX thì đến năm 2006 số lượng tăng lên thành 145. Diện tích
đất công nghiệp có thể cho thuê cũng có sự tăng lên đáng kể, tăng 9.863 hecta so với
12.371 hecta của năm 2002. Trong đó, diện tích đất công nghiệp cho thuê là 13.675
hecta, chiếm tỷ lệ 61,5% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, diện tích đất công
nghiệp cho thuê năm 2006 tăng 52,1% so với năm 2002, tương đương 4.683 hecta

nhưng tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho thuê có chiều hướng giảm so với năm 2002
(75,6%). Trong quá trình thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước đưa nước ta trở
thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chúng ta đã bước đầu thành công trong
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 10

×