Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phân tích khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị tại khu vực nội thành tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.23 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

HỒ LÂM TRƯỜNG

HỒ LÂM TRƯỜNG
HỒ LÂM TRƯỜNG
HỒ LÂM TRƯỜNG

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ
TẠI KHU VỰC NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2018

NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

HỒ LÂM TRƯỜNG

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ
TẠI KHU VỰC NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường


Mã số: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHAN HIỀN VŨ

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2018

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Phan Hiền Vũ. Các dữ liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều được
dẫn nguồn đầy đủ. Một phần nội dung nghiên cứu trong đề tài này đã được công bố
tại hội nghị khoa học trong nước và đã ghi rõ trích dẫn ở phụ lục của luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018
Học viên cao học
Hồ Lâm Trường

i


LỜI CẢM ƠN
Để có được ngày hơm nay, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các Thầy, Cơ đã
truyền đạt những kiến thức chun mơn trong suốt q trình tôi học tập tại Khoa
Địa lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Đặc
biệt, xin cảm ơn TS. Lê Thanh Hòa về các kinh nghiệm và ý tưởng trong việc
ứng dụng GIS vào lĩnh vực môi trường đô thị.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Phan Hiền Vũ, người đã tận tình hướng dẫn
và có những góp ý sâu sắc trong quá trình tơi thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Trung tâm Ứng dụng
Cơng nghệ Vũ trụ TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và động viên tinh thần trong
suốt quá trình tơi học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ba, Mẹ và Bà Ngoại những người đã
nuôi nấng, dạy dỗ và tạo điểm tựa để tôi bước đi trên con đường học tập.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018

Học viên cao học
Hồ Lâm Trường

ii


TĨM TẮT
Khơng gian xanh đơ thị có tầm quan trọng đối với chất lượng cuộc sống
của dân cư, đặc biệt tại các thành phố có mức đơ thị hóa cao. Theo đó, thuật ngữ
“khả năng tiếp cận khơng gian xanh” được sử dụng rộng rãi như một thước đo
trong quy hoạch đô thị tại nhiều thành phố lớn trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối
cảnh dân số ngày càng gia tăng, vấn đề thiếu hụt không gian xanh đang là thách
thức lớn với thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này tập trung phân tích sự phân bố và định lượng khả năng
năng tiếp cận không gian xanh đô thị tại khu vực nội thành hiện hữu của thành
phố Hồ Chí Minh. Theo đó, nghiên cứu dựa trên hai hướng tiếp cận chủ yếu bao
gồm phương pháp phân tích mạng lưới trong GIS và phương pháp Gaussian
2SFCA. Các dữ liệu được thu thập bao gồm dữ liệu về dân số, nhà ở, đường giao
thông và không gian xanh. Phương pháp phân tích mạng lưới giúp xác định các
vị trí dân cư bị hạn chế trong việc tiếp cận không gian xanh đơ thị. Bên cạnh đó,
phương pháp Gaussian 2SFCA được sử dụng nhằm đo lường khả năng tiếp cận

không gian xanh đơ thị cho các vị trí dân cư, đồng thời tính tốn áp lực dân số
lên các khu vực khơng gian xanh đô thị.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 64% vị trí dân cư của khu vực nội thành hiện
hữu nằm ngồi phạm vi phục vụ của khơng gian xanh đô thị. Đồng thời, 79%
dân số của khu vực này có khả năng tiếp cận khơng gian xanh đơ thị ở mức độ
rất thấp. Trong đó, tập trung chủ yếu ở quận nội thành mới phát triển như Gò
Vấp, Tân Phú, Tân Bình, Bình Thạnh và Quận 8. Ở một góc độ khác, các khu
vực có diện tích khơng gian xanh hạn chế, trong bối cảnh mật độ dân cư tập trung
cao, thì áp lực tiềm năng của dân số lên khơng gian xanh đơ thị là rất lớn, điển
hình là các công viên tại Quận 4 và Quận 5.
Dựa trên các kết quả phân tích, nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn mang
tính khơng gian về sự phân bố của khơng gian xanh đơ thị. Từ đó, đóng góp một
phần cơ sở khoa học trong việc quy hoạch và phát triển khơng gian xanh đơ thị
nói riêng, cũng như cơ sở hạ tầng đơ thị nói chung.

iii


ABSTRACT
Urban green space is important for the quality of life in cities, especially in
cities with high levels of urbanization. The term "green space accessibility” is
widely used as a measure of urban planning in metropolises around the world.
However, in the context of population growth, the reduction of green space area
is a major challenge for Ho Chi Minh City.
This study focuses on analyzing the spatial distribution of green space in
the urban core of Ho Chi Minh city and quantifying its accessibility.
Accordingly, this study is based on two approaches: network analysis in GIS and
Gaussian two-step floating catchment area (Gaussian 2SFCA). Data collected
include population census, housing, roads, and green space. Network analysis
allows for identifying restricted residential locations in access to green space. In

addition, Gaussian 2SFCA method is used to measure the accessibility and
pressures of green space.
The results show that 64% of residential locations are outside the service
area of the urban green space. More than 79% of the population has access to
urban green space at a very low level, especially in Go Vap, Tan Phu, Tan Binh,
Binh Thanh and District 8. In the context of the small area of green space and
high population density, the pressure on green space is very high, such as the
public park in District 4 and District 5.
The findings of this study provided a spatial view of the distribution of
green spaces for urban planners and public policy makers in Ho Chi Minh city.
Finally, this study has introduced spatial approaches to urban green space
planning in particular, as well as public infrastructure in general.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Nội dung thực hiện ............................................................................................ 2
4. Khung nghiên cứu .............................................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 5
NỘI DUNG ............................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TƯ LIỆU ...................................................................... 6
Định nghĩa không gian xanh đô thị .............................................................. 6
Khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị.................................................... 9
1.2.1.

Thuật ngữ khả năng tiếp cận ................................................................. 9

1.2.2.

Đo lường khả năng tiếp cận ................................................................ 10

1.2.3.

Phạm vi phục vụ của không gian xanh đô thị ...................................... 19

Ước tính dân số theo hướng tiếp cận viễn thám và GIS .............................. 21
Mơ hình dữ liệu mạng lưới trong GIS ........................................................ 23
Phương pháp phân nhóm dữ liệu................................................................ 25
Khu vực nghiên cứu .................................................................................. 26
1.6.1.

Vùng nội thành hiện hữu của TP. Hồ Chí Minh .................................. 26

1.6.2.

Khơng gian xanh đơ thị tại TP. Hồ Chí Minh ...................................... 28

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 30

Phương pháp luận ...................................................................................... 30
Phương pháp thu thập và tiền xử lý dữ liệu ................................................ 32
2.2.1.

Dữ liệu thu thập .................................................................................. 32

2.2.2.

Tiền xử lý dữ liệu ............................................................................... 33
v


2.2.3.

Tổ chức và lưu trữ dữ liệu .................................................................. 35

Xây dựng mơ hình dữ liệu mạng lưới......................................................... 37
Phân tích tìm cơ sở gần nhất ...................................................................... 40
Phương pháp ước tính dân số dựa trên dữ liệu nhà ở .................................. 44
Phương pháp Gaussian 2SFCA .................................................................. 45
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 49
Mức độ tập trung và phân bố của dân cư .................................................... 49
3.1.1.

Quy mô dân số ................................................................................... 49

3.1.2.

Mật độ dân số ..................................................................................... 50


Hiện trạng và phân bố của không gian xanh đơ thị ..................................... 52
3.2.1.

Diện tích khơng gian xanh đơ thị ........................................................ 52

3.2.2.

Diện tích khơng gian xanh trên đầu người........................................... 54

Ước tính dân số dựa trên dữ liệu nhà ở ...................................................... 55
Phân tích khả năng tiếp cận khơng gian xanh đơ thị ................................... 58
3.4.1.

Kết quả phân tích tìm cơ sở gần nhất .................................................. 58

3.4.2.

Xác định vị trí dân cư nằm trong phạm vi phục vụ của không gian xanh . 59

3.4.3.

Đo lường áp lực dân số lên không gian xanh đô thị ............................. 63

3.4.4.

Xác định các vị trí khơng gian xanh có thể tiếp cận từ vị trí dân cư ..... 68

3.4.5.

Đo lường khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị ............................ 71


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 78
1.

Kết luận ........................................................................................................ 78

2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 82
PHỤ LỤC................................................................................................................ 90

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Khung nghiên cứu ......................................................................................... 4
Hình 2. Phạm vi khu vực nghiên cứu ......................................................................... 5
Hình 3. Khái niệm khơng gian xanh đơ thị mang tính mở và cơng cộng ..................... 9
Hình 4. Khả năng tiếp cận dựa trên diện tích cơng viên bình qn đầu người ........... 11
Hình 5. Việc đo lường khả năng tiếp cận bị giới hạn trong một khu vực .................. 12
Hình 6. Phạm vi phục vụ của công viên được tạo ra dựa trên khoảng cách Euclidean
................................................................................................................................ 13
Hình 7. Phạm vi phục vụ được tạo ra dựa trên phân tích mạng lưới .......................... 13
Hình 8. Bề mặt mật độ dựa trên hàm Kernel ............................................................ 14
Hình 9. So sánh về sự biến thiên của trọng số khoảng cách của 3 phương pháp
2SFCA, E2SFCA và Gaussian 2SFCA .................................................................... 18
Hình 10. Dữ liệu dân số được xây dựng bằng phương pháp “dasymetric mapping” .. 22
Hình 11 . Mơ tả quan hệ hình học giữa Arc và Node ................................................ 23

Hình 12. Mơ hình hóa các đối tượng có tính chất mạng lưới .................................... 24
Hình 13. Phân vùng phát triển của khu vực nghiên cứu ........................................... 27
Hình 14. Quy trình thực hiện ................................................................................... 30
Hình 15. Các đối tượng khơng gian xanh được số hóa và cập nhật ........................... 34
Hình 16. Vị tiếp tiếp cận khơng gian xanh được số hóa ............................................ 38
Hình 17. Vị trí dân cư được tạo ra dựa vào trọng tâm các đa giác ............................. 38
Hình 18. Quy trình xây dựng mơ hình dữ liệu mạng lưới ......................................... 39
Hình 19. Network Dataset được xây dựng và lưu trữ trong Geodatabase .................. 39
Hình 20. Các tuyến di chuyển từ một vị trí dân cư (mã nhận dạng 8098) đến các vùng
không gian xanh gần nhất ........................................................................................ 42
Hình 21. Bảng thuộc tính các tuyến di chuyển từ một vị trí dân cư đến các vùng gian
xanh gần nhất .......................................................................................................... 42
Hình 22. Phạm vi phục vụ của một vùng khơng gian xanh (mã nhận dạng 64) ......... 43
Hình 23. Bảng thuộc tính các tuyến di chuyển của các vị trí dân cư nằm trong phạm vi
phục vụ của một vùng gian xanh đơ thị .................................................................... 43
Hình 24. Minh họa các thành phần của cơng thức tính tốn ...................................... 44
Hình 25. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đo lường khả năng tiếp cận ....................... 45
Hình 26. Mơ tả bước thứ 1 của phương pháp Gaussian 2SFCA ................................ 46
Hình 27. Mô tả bước thứ 2 của phương pháp Gaussian 2SFCA ................................ 47
vii


Hình 28. Sự suy giảm của “trọng số khoảng cách” theo quãng đường di chuyển ...... 48
Hình 29. Dân số trung bình các quận trong khu vực nội thành hiện hữu (năm 2009) 49
Hình 30. Mật độ dân số các quận trong khu vực nội thành hiện hữu (năm 2009) ...... 51
Hình 31. Mật độ dân số các phường trong khu vực nghiên cứu (năm 2009) ............. 52
Hình 32. Phân bố không gian xanh đô thị trong khu vực nghiên cứu ........................ 53
Hình 33. Diện tích khơng gian xanh đơ thị theo đơn vị hành chính........................... 53
Hình 34. Diện tích không gian xanh trên đầu người trong khu vực nghiên cứu ......... 55
Hình 35. Dữ liệu dân số được ước tính theo từng khối nhà ....................................... 56

Hình 36. Phối cảnh 3 chiều của thể hiện dân số ước tính cho các khối nhà ............... 56
Hình 37. Mật độ dân số theo các khối nhà trong khu vực nghiên cứu ....................... 57
Hình 38. Kết quả của phân tích tìm cơ sở gần nhất ................................................... 58
Hình 39. Thơng tin thuộc tính của các tuyến di chuyển từ vị trí dân cư đến vị trí khơng
gian xanh gần nhất ................................................................................................... 59
Hình 40. Phạm vị phục vụ của không gian xanh đô thị ............................................. 60
Hình 41. Số vị trí dân cư nằm trong (hoặc ngồi) phạm vi phục vụ .......................... 61
Hình 42. Dân số nằm trong (hoặc ngồi) phạm vi phục của khơng gian xanh đơ thị . 62
Hình 43. Tính tốn số người tiềm năng có thể tiếp cận vị trí khơng gian xanh .......... 64
Hình 44. Tính tốn áp lực dân số lên các đối tượng khơng gian xanh ....................... 64
Hình 45. Phân nhóm giá trị ...................................................................................... 65
Hình 46. Áp lực dân số lên không gian xanh đô thị trong khu vực nghiên cứu ......... 66
Hình 47. Áp lực dân số lên không gian xanh đô thị tại khu vực Quận 1 và Quận 4 ... 67
Hình 48. Áp lực dân số lên không gian xanh đô thị tại khu vực Quận 5 và Quận 6 ... 67
Hình 49. Số vị trí khơng gian xanh gần nhất có thể tiếp cận từ vị trí dân cư ............. 69
Hình 50. Kết quả tính toán chỉ số khả năng tiếp cận cho từng vị trí dân cư ............... 71
Hình 51. Khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị của khu vực nghiên cứu ........... 73
Hình 52. Khả năng tiếp cận khơng gian xanh khu vực Quận 1, Quận 3, Quận 4 ....... 74
Hình 53. Khả năng tiếp cận không gian xanh khu vực Tân Bình, Gị Vấp, Phú Nhuận
................................................................................................................................ 74
Hình 54. Khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị theo tỉ lệ phần trăm dân số ....... 75

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tiêu chuẩn về phạm vi phục vụ của không gian xanh đô thị ........................ 20
Bảng 2. Mô tả các dữ liệu được thu thập .................................................................. 32
Bảng 3. Mơ tả các trường thuộc tính của các lớp dữ liệu .......................................... 35
Bảng 4. Mơ tả trường thuộc tính của các lớp dữ liệu trong mơ hình dữ liệu mạng lưới

................................................................................................................................ 40
Bảng 5. Phạm vi phục vụ của không gian xanh đô thị .............................................. 41
Bảng 6. Tỉ lệ phần trăm của vị trí dân cư phân theo số vị trí khơng gian xanh gần nhất
................................................................................................................................ 70
Bảng 7. Phân nhóm giá trị về khả năng tiếp cận ....................................................... 72
Bảng 8. Thống kê số vị trí dân cư phân theo mức độ về khả năng tiếp cận ............... 72
Bảng 9. Thống kê chỉ số khả năng tiếp cận theo các quận ........................................ 76
Bảng 10. Tổng quan các nghiên cứu về đo lường khả năng tiếp cận không gian xanh
đô thị ....................................................................................................................... 90
Bảng 11. Tình hình dân cư của khu vực nghiên cứu (năm 2009) .............................. 95
Bảng 12. Hiện trạng không gian xanh đô thị của khu vực nghiên cứu....................... 95
Bảng 13. Thống kê số vị trí dân cư nằm trong phạm vi phục vụ của không gian xanh
................................................................................................................................ 96
Bảng 14. Thống kê dân số nằm trong phạm vi phục vụ của không gian xanh ........... 96
Bảng 15. Thống kê về số vị trí khơng gian xanh có thể tiếp cận từ vị trí dân cư........ 97
Bảng 16. Thống kê dân số phân theo mức độ về khả năng tiếp cận .......................... 97

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2SFCA

Two-step floating catchment area

3SFCA

Three-step floating catchment area


ANGSt

Accessible Natural Greenspace Standard

DMSP OLS

Defense Meteorological Satellite Program’s
Operational Linescan System

E2SFCA

Enhanced two-step floating catchment area

Gaussian 2SFCA

Gaussian two-step floating catchment area

GIS

Geographic Information System

LIDAR

Light Detection and Ranging

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

x



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Khơng gian xanh đơ thị có tầm quan trọng về mặt tự nhiên và xã hội, đặc biệt tại
các thành phố có mức độ đơ thị hóa cao (Pham Duc Uy & Nakagoshi, 2008). Do đó,
nhiều quốc gia trên thế giới xem đây là một trong những thành phần không thể thiếu của
môi trường đô thị (Braquinho et al., 2015; Madureira et al., 2015). Tại Đông Nam Á,
các siêu đô thị như Manila, Jakarta và Bangkok đã có nhiều nỗ lực trong việc gia tăng
diện tích không gian xanh đô thị. Tuy nhiên, một thành phố đang ở ngưỡng của siêu đơ
thị như TP. Hồ Chí Minh, đã phải đối mặt với việc mất một nửa cây xanh từ năm 1998
đến năm 2009 (Yap Kioe Sheng & Moe Thuzar, 2012). Rõ ràng, vấn đề thiếu hụt không
gian xanh đô thị trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp do q trình đơ thị hóa đang
là một trong những thách thức lớn của TP. Hồ Chí Minh (Lê Thanh Hòa & Nguyễn Thị
Phượng Châu, 2015).
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, các học giả quốc tế luôn giành một sự quan
tâm đặc biệt đối với vấn đề khơng gian xanh đơ thị. Theo đó, số lượng các nghiên cứu
về không gian xanh đô thị không ngừng gia tăng và đi sâu vào nhiều vấn đề, khía cạnh
khác nhau (Taylor & Hochuli, 2017). Tuy nhiên, mối quan tâm về khơng gian xanh đơ
thị vẫn cịn rất hạn chế trong các nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, đa số các hướng
nghiên cứu đều tập trung vào các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển thảm
thực vật đô thị (Nguyễn Thị Hạnh, 2015). Trong khi đó, hướng nghiên cứu về mặt phân
bố khơng gian của không gian xanh đô thị vẫn chưa được đào sâu phân tích.
Có thể thấy rằng, trong việc quy hoạch và phát triển không gian xanh đô thị tại
Việt Nam, tiêu chuẩn “diện tích đất cây xanh sử dụng cơng cộng trên quy mô dân số”
được sử dụng rất phổ biến (Bộ Xây dựng, 2012). Tuy nhiên, số liệu này chưa phản ánh
tính lân cận hay sự phân bố về mặt không gian của không gian xanh, yếu tố mật độ dân
cư và số lượng người dân được hưởng lợi vẫn chưa được xem xét một cách toàn diện
(Nicholls, 2001). Để giải quyết vấn đề trên, nhiều nghiên cứu đã sử dụng khái niệm “khả
năng tiếp cận không gian xanh đô thị” như một thước đo về chất lượng cuộc sống tại đơ

thị (Oh & Jeong, 2007). Theo đó, các tác giả đã nỗ lực trong việc tìm ra phương pháp
đo lường khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị, trong đó hệ thống thơng tin địa lý
1


(Geographic Information System) được sử dụng như một công cụ đắc lực (Fan et al.,
2017; Maroko et al., 2009; Nicholls, 2001; Omer, 2006). Đặc biệt, một số tác giả còn sử
dụng phương pháp đo lường có xem xét đến khả năng cung cấp của không gian xanh và
nhu cầu của dân số tại các đơ thị có mức độ đơ thị hóa cao (Dai, 2011; Gu, Tao, & Dai,
2017; Hao, 2013; Yuan, 2011).
Rõ ràng, trong bối cảnh mật độ dân số cao và vấn đề thiếu hụt không gian xanh tại
TP. Hồ Chí Minh, việc đo lường và phân tích khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị
là rất cần thiết. Với những vấn đề nêu trên, luận văn được thực hiện với nội dung chính
là “Phân tích khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị tại khu vực nội thành của TP.
Hồ Chí Minh”. Từ đó, đóng góp một phần cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch
và phát triển không gian xanh đô thị tại TP. Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích khả năng tiếp cận không gian xanh đô
thị tại khu vực nội thành hiện hữu của TP. Hồ Chí Minh. Giải quyết mục tiêu này giúp
xác định các khu vực dân cư bị hạn chế trong việc tiếp cận không gian xanh đô thị, đồng
thời chỉ ra các khu vực không gian xanh chịu áp lực lớn về dân số.
Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích hiện trạng dân cư và khơng gian xanh đô thị tại khu vực nghiên cứu.
 Xây dựng mơ hình dữ liệu mạng lưới bằng GIS, nhằm thực hiện phân tích
khơng gian có tính chất mạng lưới.
 Phân tích khả năng tiếp cận khơng gian xanh đơ thị dựa trên mơ hình dữ liệu
mạng lưới đã xây dựng.
3. Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Tổng quan tài liệu và thu thập dữ liệu

 Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề đơ thị tại TP. Hồ Chí Minh, các nghiên
cứu liên quan đến phân tích khả năng năng tiếp cận không gian xanh đô thị.

2


 Thu thập các dữ liệu cần thiết cho đề tài, bao gồm: dữ liệu thống kê dân số,
dữ liệu địa chính, dữ liệu khơng gian xanh, dữ liệu giao thông, dữ liệu hiện
trạng sử dụng đất, dữ liệu ranh giới hành chính.
Nội dung 2: Phân tích hiện trạng dân cư và khơng gian xanh đơ thị
 Phân tích mức độ tập trung và phân bố của dân cư.
 Phân tích hiện trạng và phân bố của khơng gian xanh đơ thị
 Ước tính dân số dựa trên dữ liệu nhà ở.
Nội dung 3: Xây dựng mơ hình dữ liệu mạng lưới bằng GIS
 Kiểm tra và sửa chữa các lỗi về quan hệ hình học của dữ liệu thu thập.
 Tạo các đối tượng đầu vào của mơ hình dữ liệu mạng lưới.
 Tổ chức và xây dựng mô hình dữ liệu mạng lưới.
Nội dung 4: Phân tích khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị
 Thực hiện phân tích tìm cơ sở gần nhất dựa trên mơ hình dữ liệu mạng lưới
đã xây dựng.
 Xác định các vị trí dân cư nằm trong phạm vi phục vụ của không gian xanh
đô thị.
 Đo lường áp lực dân số lên không gian xanh đô thị, nhằm xác định các khu
vực không gian xanh chịu sức ép lớn về dân số.
 Xác định các vị trí khơng gian xanh có thể tiếp cận từ vị trí dân cư.
 Đo lường khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị cho các vị trí dân cư,
nhằm xác định các khu vực và số lượng dân cư bị hạn chế trong việc tiếp
cận không gian xanh đô thị.

3



4. Khung nghiên cứu

Hình 1. Khung nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu được lựa chọn là các quận thuộc “vùng nội thành hiện hữu”
của TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh,
Tân Bình, Tân Phú, Gị Vấp (Thủ tướng Chính Phủ, 2010). Đây là khu vực trung tâm
của thành phố với mật độ dân số và mật độ xây dựng cao. Đồng thời, diện tích khơng
gian xanh của vùng nội thành hiện hữu cũng cũng rất hạn chế. Do đó, đề tài tập trung
vào việc phân tích khả năng tiếp cận khơng gian xanh cho khu vực này. Phạm vi khu
vực nghiên cứu được mô tả trong Hình 3.

4


Hình 2. Phạm vi khu vực nghiên cứu
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp đo lường khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị
do nhiều tác giả đề xuất, cụ thể là phương pháp Gaussian 2SFCA , áp dụng cho khu vực
nghiên cứu là vùng nội thành hiện hữu của TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, đề tài cũng giới thiệu hướng tiếp cận dựa trên các phân tích khơng
gian của GIS, nhằm đóng góp cơ sở khoa học trong việc quy hoạch không gian xanh đơ
thị nói riêng và cơ sở hạ tầng cơng cộng nói chung.

5


NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TƯ LIỆU
Định nghĩa không gian xanh đô thị
Từ những năm 1960, con người bắt đầu nhận ra sự thay đổi của môi trường do các
tác động tiêu cực của q trình cơng nghiệp hóa. Làn sóng quan tâm về mơi trường nổi
lên và được đánh dấu bởi “Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường Con người”, tổ chức
năm 1972 tại Stockholm. Nhận thức mới của con người về vấn đề môi trường đã làm
tăng số lượng các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến không
gian xanh đô thị (Taylor & Hochuli, 2017). Theo đó, trong mỗi lĩnh vực sẽ có cách nhìn
nhận khác nhau về khái niệm này.
Năm 1973, khái niệm cơ bản về không gian xanh được trình bày trong nghiên cứu
của Warren. Theo đó, khơng gian xanh được hiểu đơn giản là vùng đất được che phủ
bởi thực vật, với các dạng đặc trưng như cỏ, cây bụi hoặc cây gỗ (Warren, 1973).
Ở lĩnh vực sinh thái học, các tác giả xem không gian xanh là một phần của hệ sinh
thái đô thị (urban ecosystem), đồng thời đề cập đến các dịch vụ hệ sinh thái (ecosystem
services) mà không gian xanh mang lại. Tại Đức, trong nghiên cứu của Bastian và cộng
sự (2012), ông cho rằng không gian xanh là các khu rừng, công viên, đất canh tác nông
nghiệp hay các nghĩa trang, đây là những khu vực cung cấp một loạt các dịch vụ hệ sinh
thái cho dân cư tại đô thị (Bastian et al., 2012). Trong một nghiên cứu về mức độ đa
dạng sinh học trong đơ thị, Carbó-Ramírez và Zuria (2011) cho rằng không gian xanh
trong các thành phố bao gồm vùng rừng cây, công viên, khu vườn, khu vực hành lang
xanh, sân golf, hay nghĩa trang. Đây là các khu vực có vai trò quan trọng trong việc bảo
tồn đa dạng sinh học của các lồi chim sống trong đơ thị (Carbó-Ramírez & Zuria, 2011).
Trong một nghiên cứu tại Nhật Bản, Yokohari và Bolthouse (2011) đã xem không gian
xanh bao gồm các khu vực đất nông nghiệp hoặc khu vực rừng cây trong đơ thị. Chúng
có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo nguồn lương thực cho các đô thị, cung cấp gỗ
làm nhiên liệu, cũng như là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng (Yokohari & Bolthouse,
2011).

6



Trong lĩnh vực cảnh quan và quy hoạch đô thị, không gian xanh đô thị được hiểu
với một nghĩa rộng. Không gian xanh bao gồm các khu rừng rộng lớn, vùng đất ngập
nước, khu vực đất nông nghiệp, công viên, vườn thú, khu vơi chơi, những hàng cây xanh
ven đường, khu vườn trong các hộ gia đình hay các mái nhà có trồng cây (Braquinho et
al., 2015). Với cách hiểu rộng như vậy, không gian xanh được xem xét như là một thành
phần của cơ sở hạ tầng xanh (green infrastructure). Theo đó, thuật ngữ cơ sở hạ tầng
xanh mơ tả cho một hệ thống mạng lưới đa chức năng của không gian xanh, chúng được
kết nối với nhau nhằm bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, cũng như các lợi ích bền vững cho
cuộc sống con người (Natural England, 2010).
Ở gốc độ quản lý và sử dụng đất, các định nghĩa có khuynh hướng thiên về mục
đích sử dụng và quyền sở hữu, đa số các tác giả đều xem xét đến tính mở của khơng
gian xanh trong đơ thị. Theo đó, chúng có thể là các khu vực tự nhiên hay nhân tạo bao
gồm công viên, vườn thú, các khu vườn cơng cộng, khu vực thể thao ngồi trời, sân chơi
cho trẻ em, hành lang xanh, rừng cây, hoặc các khu vực nghĩa trang (K. Campbell, 2001;
Lo & Jim, 2012; Tavernia & Reed, 2009). Đa số các tác giả trong lĩnh vực này đều nhấn
mạnh không gian xanh là các khu vực công cộng và được sử dụng làm nơi diễn ra các
hoạt động giải trí, thư giãn cho dân cư ở đô thị (Nigel et al., 2002).
Không như những nước phát triển trên thế giới, thuật ngữ không gian xanh đô thị
xuất hiện khá muộn ở Việt Nam. Đối với hầu hết các nhà nghiên cứu và chuyên gia,
thuật ngữ “mảng xanh đô thị” được sử dụng phổ biến. Thuật ngữ này được hiểu theo
nghĩa rộng, theo đó mảng xanh đơ thị tạo ra các khơng gian xanh đô thị, bao gồm: công
viên cây xanh, vườn hoa, cây ven đường, dải cây xanh cách ly, rừng phòng hộ (Lê Huy
Bá et al., 2016). Dưới gốc độ hẹp hơn, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2015) cho rằng không
gian xanh đô thị là “công viên và vườn công cộng”, đây là nơi để để giúp người dân thư
giãn và vui chơi giải trí, gần gũi hơn với thiên nhiên (Nguyễn Thị Hạnh, 2015). Bên
cạnh đó, khái niệm liên quan đến khơng gian xanh cịn được đề cập trong Tiêu chuẩn
Quốc Gia TCVN 9257:2012 về quy hoạch và thiết kế cây xanh sử dụng công cộng trong
các đô thị (Bộ Xây dựng, 2012). Văn bản này sử dụng hai thuật ngữ “cây xanh sử dụng
công cộng đô thị” và “đất cây xanh sử dụng cơng cộng”. Trong đó, thuật ngữ “đất cây

xanh sử dụng công cộng” được định nghĩa là đất dùng để xây dựng công viên, vườn hoa
công cộng trong đô thị.
7


Có thể thấy rằng, khái niệm về “khơng gian xanh” rất rộng và đa dạng. Mỗi lĩnh
vực và hướng nghiên cứu sẽ có cách định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có hai hướng giải
thích thường được sử dụng (Taylor & Hochuli, 2017). Hướng thứ nhất, không gian xanh
được hiểu theo nghĩa rộng và tham chiếu đến tất cả diện tích đất (kể cả mặt nước) được
bao phủ bởi thực vật, như rừng cây, khu vực hoang dã, cây xanh đường phố, công viên,
vườn cây, sân vườn, đất nông nghiệp, khu vực đường bờ. Cách định nghĩa này giải thích
cho một khái niệm bao quát về các khu vực tự nhiên nói chung. Hay có thể hiểu một
cách vĩ mơ, “khơng gian xanh” là một từ cùng nghĩa với “tự nhiên” và trái nghĩa với “đơ
thị hóa” (Mcintyre, Yanez, & Hope, 2000). Với hướng định nghĩa thứ hai, không gian
xanh được hiểu với nghĩa hẹp hơn và đại diện cho thảm thực vật tại đô thị, bao gồm
công viên, khu vườn công cộng hoặc các khu rừng trong thành phố, các khu vực này
đều cho phép người dân tự do tiếp cận và là nơi diễn ra các hoạt động thể thao, giải trí
hay thư giãn.
Với hướng định nghĩa thứ hai được nhiều tác giả chấp nhận và sử dụng phổ biến
trong các nghiên cứu về khả năng tiếp cận không gian xanh đơ thị. Theo đó, định nghĩa
khơng gian xanh đơ thị sẽ nhấn mạnh các yếu tố về tính mở hay tính cơng cộng. Đây là
các khu vực có sự hiện diện đáng kể của thực vật và được sử dụng vào mục đích thư
giãn, vui chơi, hoạt động thể thao. Chúng có thể là các cơng viên, vườn hoa công cộng,
sân chơi cho trẻ em (Oh & Jeong, 2007; Omer, 2006; Talen & Anselin, 1998;
Wüstemann et al., 2017). Khi phân tích sâu hơn về định nghĩa này, tác giả Zhenhuan
Hao lập luận rằng: “không phải tất cả không gian xanh đô thị nào cũng được tự do tiếp
cận và sử dụng, ví dụ như sân golf, sân vườn của tư nhân, sân thể thao trong khuôn viên
trường học” (Hao, 2013). Ơng đưa ra sơ đồ nhằm mơ tả định nghĩa không gian xanh
trong nghiên cứu về khả năng tiếp cận (Hình 3). Theo đó, khơng gian xanh đơ thị được
hiểu với khái niệm “không gian xanh mở công cộng” (public open green space). Đây là

phần giao của 3 tập hợp khái niệm lớn về không gian xanh (green space); không gian
công cộng (public space); và không gian mở (open space). Với cách định nghĩa về không
gian xanh đô thị của Zhenhuan Hao, nhiều nghiên cứu cũng có cách tiếp cận và giải
thích khái niệm tương tự (Fan et al., 2017; Gu, Tao, & Dai, 2017; F. Li et al., 2017;
Rojas et al., 2016).

8


Hình 3. Khái niệm khơng gian xanh đơ thị mang tính mở và cơng cộng
(Nguồn: Hao, 2013)
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu của của đề tài, khái niệm “không gian xanh đô thị”
của Zhenhuan Hao (2013) được tham khảo và sử dụng trong đề tài này. Theo đó, khơng
gian xanh đơ thị là nơi có sự hiện diện đáng kể của cây xanh và được sử dụng cho mục
đích cơng cộng, nhằm phục vụ các hoạt động vui chơi, thư giãn và thể thao của dân cư
tại đơ thị, ví dụ các công viên, vườn hoa công cộng, mảng xanh khu dân cư.
Khả năng tiếp cận không gian xanh đô thị
1.2.1. Thuật ngữ khả năng tiếp cận
Một trong những đặc điểm nổi bật trong hành vi của con người là khả năng di
chuyển trên bề mặt Trái Đất nhằm trao đổi thơng tin và hàng hóa. Do đó, con người luôn
quan tâm đến yếu tố không gian trong các hoạt động của mình, bao gồm sự di cư, tìm
nơi làm việc, hoạt động thu gom và phân phối hàng hóa, hay tìm nơi để mua sắm và thư
giãn. Nói một cách chung nhất, “khả năng tiếp cận” (accessibility) được tìm thấy trong
các hành vi mang tính khơng gian của con người trong xã hội (Pirie, 1979).
Hansen (1959) là một trong những tác giả đầu tiên sử dụng khái niệm “khả năng
tiếp cận” trong văn bản học thuật. Theo đó, Hansen cho rằng: “khả năng tiếp cận là tiềm
năng của các cơ hội cho sự tương tác”. Hay nói cách khác, “khả năng tiếp cận là thước
đo về sự phân bố không gian của các hoạt động từ một điểm, được điều chỉnh sao cho
phù hợp với khả năng và mong muốn của con người khi vượt qua các ngăn cách về
không gian” (Hansen, 1959).


9


Dưới gốc độ quy hoạch giao thông và sử dụng đất, Geurs và Eck (2001) nhận định:
“khả năng tiếp cận là mức độ mà hệ thống giao thông và sử dụng đất cho phép các cá
nhân (hoặc hàng hóa) đi đến được nơi diễn ra các hoạt động (hay điểm đến) bằng một
hay nhiều phương thức vận chuyển” (Geurs & Ritsema van Eck, 2001).
Khi nghiên cứu về hành vi của con người trong việc di chuyển, Bhat và cộng sự
(2000) phát biểu rằng: “Khả năng tiếp cận là một thước đo về mức độ dễ dàng của một
cá nhân để theo đuổi một loại hoạt động mong muốn, tại một vị trí mong muốn và tại
thời điểm mong muốn” (Bhat et al., 2000).
Tương tự định nghĩa trên, trong nghiên cứu về phân bố việc làm và các dich vụ
được cung cấp tại đô thị (y tế, giáo dục…), Wachs và Kumagai (1973) định nghĩa “khả
năng tiếp cận là mức độ dễ dàng mà cư dân tiếp cận được các cơ hội về việc làm và dịch
vụ tại đô thị” (Wachs & Kumagai, 1973). Như đã trình bày ở phần trước, không gian
xanh được xem là một trong các dịch vụ được cung cấp tại đơ thị, do đó cách định nghĩa
của Wachs và Kumagai có nhiều điểm tương đồng và phù hợp cho đề tài này.
Có thể thấy rằng, “khả năng tiếp cận” là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực, bao gồm quy hoạch giao thông; quy hoạch đô thị; địa lý học; dịch vụ y tế và
tiếp thị, nhằm giải quyết các vấn đề mang tính khơng gian. Thuật ngữ này có thể được
diễn giải theo nhiều nghĩa khác nhau, như nỗ lực của một cá nhân để vươn tới một hay
nhiều vị trí; cơ hội cho các hoạt động sẵn có trong một khu vực địa lý; hay sự tự do của
các nhân khi tham gia các hoạt động trong một mơi trường. Do có nhiều hướng định
nghĩa khác nhau về thuật ngữ này, nên các phương pháp đo lường cũng rất đa dạng.
1.2.2. Đo lường khả năng tiếp cận
Việc đo lường khả năng tiếp cận rất hữu ích khi giải quyết các bài tốn về không
gian. Tuy nhiên, công việc này tương đối phức tạp vì nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
(Litman, 2003). Rất nhiều tác giả đã nỗ lực trong việc đề xuất và cải tiến các phương
pháp đo lường khả năng tiếp cận. Do đó, các phương pháp đo lường rất đa dạng và được

sử dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, như quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị, thị
trường bán lẻ (Bhat et al., 2000; Geurs & Ritsema van Eck, 2001; Scheurer & Curtis,
2007). Trong các nghiên cứu về phân tích khả năng tiếp cận khơng gian xanh đô thị, một
số phương pháp đo lường khả năng tiếp cận được sử dụng phổ biến, bao gồm:
10


a) Phương pháp đo lường dựa trên vùng chứa
Phương pháp đo lường dựa trên “vùng chứa” (container) được sử dụng phổ biến
để đánh giá khả năng tiếp cận. Theo đó, khả năng tiếp cận được đo lường bằng cách
đếm số lần hiện diện của các cơ sở dịch vụ (trạm y tế, trường học, công viên) trên một
khu vực xác định (Talen & Anselin, 1998). Trong bài toán đo lường khả năng tiếp cận
của không gian xanh, phương pháp này được sử dụng nhằm đếm tổng các vị trí khơng
gian xanh hoặc tổng diện tích khơng gian xanh trong một đơn vị hành chính (Zhang et
al., 2011). Một khu vực có nhiều vị trị khơng gian xanh hoặc có tổng diện tích khơng
gian xanh lớn thì khả năng tiếp cận của dân cư trong khu vực đó càng cao.
Phương pháp đo lường dựa trên vùng chứa được kết hợp dễ dàng với số liệu điều
tra dân số theo đơn vị hành chính (Omer, 2006). Theo đó, khả năng tiếp cận khơng gian
xanh có thể đo lường bằng chỉ số “diện tích khơng gian xanh bình qn đầu người” hoặc
“số lượng cơng viên bình qn đầu người” (Hình 4).

Hình 4. Khả năng tiếp cận dựa trên diện tích cơng viên bình quân đầu người
(Nguồn: Omer, 2006)
Nhiều nghiên cứu thường sử dụng phương pháp này vì tính đơn giản và khả năng
kết hợp với các số liệu điều tra kinh tế - xã hội theo đơn vị hành chính (Abercrombie et
al., 2008; Estabrooks et al., 2003; Timperio et al., 2007). Tuy nhiên, phương pháp này
vẫn tồn tại một số vấn đề. Ví dụ trong Hình 5, các hộ dân ở khu vực A ở gần công viên
hơn các hộ dân ở khu vực B. Tuy nhiên, phương pháp đo lường dựa trên vùng chứa sẽ
cho rằng cư dân ở khu vực A không thể tiếp cận công viên nào, trong khi cư dân ở khu
vực B ở xa hơn lại có khả năng tiếp cận công viên này.

11


Hình 5. Việc đo lường khả năng tiếp cận bị giới hạn trong một khu vực
(Nguồn: Maroko et al., 2009)
Rõ ràng, khi sử dụng phương pháp đo lường dựa trên vùng chứa, việc đánh giá khả
năng tiếp cận sẽ bị phụ thuộc vào quy mô và ranh giới của vùng chứa (Hewko et al.,
2002). Vùng chứa này thường là các đơn vị hành chính do con người tự quy định. Trong
khi trên thực tế, hành vi lựa chọn vị trí không gian xanh đô thị (công viên, vườn hoa)
của dân cư sẽ khơng tn theo ranh giới hành chính. Họ hồn tồn có thể lựa chọn dựa
trên nhiều tiêu chí khác, ví dụ: gần nhất, diện tích lớn nhất hoặc tiện nghi nhất.
b) Phương pháp đo lường dựa trên phạm vi phục vụ
Phương pháp đo lường dựa trên phạm vi phục vụ (service area) có bước cải tiến
khi nó có xem xét đến yếu tố khoảng cách trong phân tích (Maroko et al., 2009). Phạm
vi phục vụ là một khái niệm xuất phát từ quan điểm “tiêu chuẩn về khoảng cách” nhằm
bố trí các khu vực khơng gian xanh và vị trí dân cư. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có quy
định về tiêu chuẩn này. Ví dụ tại Anh, tiêu chuẩn ANGSt (Accessible Natural
Greenspace Standard) cho rằng dân cư nên sống cách vị trí khơng gian xanh khơng xa
hơn 300 m (Natural England, 2010).
Trong mơi trường GIS, có nhiều phương pháp để xác định phạm vi phục vụ của
các vị trí khơng gian xanh. Phương pháp truyền thống là tạo ra vùng đệm (buffer) dựa
trên khoảng cách Euclidean (Hình 6). Phương pháp này tương đối đơn giản và được
nhiều tác giả sử dụng. Dựa trên vùng đệm được tạo ra, tỉ lệ dân số nằm trong phạm vi
phục vụ được thống kê lại, từ đó chỉ ra các khu vực bất bình đẳng trong phân bố khơng
gian xanh đơ thị (Darren et al., 2013; Wolch et al., 2005).

12


Hình 6. Phạm vi phục vụ của cơng viên được tạo ra dựa trên khoảng cách Euclidean

(Nguồn: Omer, 2006)
Cách xác định phạm vi phục vụ dựa trên khoảng cách Euclidean cũng tồn tại một
số hạn chế và chưa phản ánh đúng thực tế hành vi đi lại của con người (Ghanbari &
Ghanbari, 2013). Do đó, một số tác giả đã sử dụng phân tích mạng lưới (network
analysis) trong GIS nhằm xác định phạm vi phục vụ dựa trên mạng lưới đường giao
thông. Các nghiên cứu đều chỉ ra tỉ lệ dân cư nằm trong phạm vi phục vụ của không
gian xanh đô thị, đồng thời xác định các khu vực dân cư nằm ngoài phạm vi phục vụ
nhằm định hướng các giải pháp trong quy hoạch đô thị (Comber et al. , 2008; Nicholls,
2001; Oh & Jeong, 2007; So, 2016).

Hình 7. Phạm vi phục vụ được tạo ra dựa trên phân tích mạng lưới
(Nguồn: Wilson, 2010)
Khoảng cách Euclidean (Euclidean distance) tương đối đơn giản khi nó chỉ xem
xét khoảng cách ngắn nhất theo “đường chim bay” giữa 2 cặp tọa độ. Trong khi đó,
khoảng cách trong mạng lưới (network distance) tương đối phức tạp hơn, vì nó sử dụng
các thuật tốn tìm đường đi ngắn nhất trong mạng lưới của GIS. Tuy nhiên, việc đo
lường khoảng cách trong mơ hình mạng lưới sẽ phản ánh chính xác hơn hành vi di
chuyển của người trong mạng lưới đường giao thông.
13


×