Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Quản lý thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 180 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN LINH TÂN

QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TẠI
CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN LINH TÂN

QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TẠI
CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14


Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Ngọc Thạch

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Linh Tân


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tơi đã hồn
thành xong Luận văn chun ngành Quản lý Giáo dục.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến sự tận tình hướng
dẫn của thầy TS. Lê Ngọc Thạch - Giảng viên chính, Trưởng phịng Khoa học - Cơng
nghệ và Hợp tác quốc tế, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh
trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô TS. Hồng Mai Khanh - Trưởng Khoa Giáo dục,
q thầy cơ là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên, cán bộ công chức Khoa Giáo
dục, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt

quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy Hồ Phú Bạc - Trưởng Phòng Giáo dục thường
xuyên, Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, q thầy cơ là các giám đốc trung tâm
Giáo dục thường xuyên: TT GDTX Quận 1, TT GDTX Quận 3, TT GDTX Quận 4,
TT GDTX Quận 5 TT GDTX Quận 8, TT GDTX Quận 10, TT GDTX Quận 11, TT
GDTX Quận Gò Vấp, TT GDTX Quận Phú Nhuận và TT GDTX Quận Tân Bình
cùng tập thể quý thầy cô là cán bộ quản lý, giáo viên tại các đơn vị tham gia cuộc
khảo sát đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ tôi rất nhiều trong q trình
nghiên cứu đề tài này.
Tơi cũng xin cảm ơn tập thể các anh chị lớp Cao học Quản lý giáo dục Khóa
2015 - 2017 (Đợt 1 và Đợt 2) đã cùng học tập và động viên tôi trong suốt thời gian
tham dự lớp học, cùng trao đổi và xây dựng, hỗ trợ tơi trong việc hồn thành khóa
học cách tốt đẹp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ln động viên, là nguồn
động lực cũng như giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Linh Tân


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ................................................................... x
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... xi

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
4.2. Khách thể nghiên cứu ...................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................................... 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................ 5
6. Giả thuyết .............................................................................................................. 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................. 6
7.1. Về khoa học ...................................................................................................... 6
7.2. Về thực tiễn ....................................................................................................... 6
8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7
9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ............................................................... 9
1.1. Tình hình nghiên cứu về quản lý thực hiện chương trình giáo dục thường
xuyên .......................................................................................................................... 9
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 9
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 10


iv
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ........................................................ 13
1.2.1. Quản lý ....................................................................................................... 13
1.2.1.1. Khái niệm quản lý .................................................................................13
1.2.1.2. Quản lý giáo dục ...................................................................................16
1.2.1.3. Quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên ............................................18

1.2.2. Chương trình ............................................................................................. 21
1.2.2.1. Khái niệm chương trình ........................................................................21
1.2.2.2. Chương trình giáo dục thường xuyên ...................................................24
1.2.2.3. Thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên ...................................26
1.2.3. Quản lý thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên ....................... 29
1.2.3.1. Quản lý mục tiêu ...................................................................................31
1.2.3.2. Quản lý về cơ cấu khối kiến thức ..........................................................34
1.2.3.3. Các yếu tố đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình .........................35
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................. 44
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC THƯỜNG XUN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............. 46
2.1. Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội, Giáo dục và Đào tạo của Thành
phố Hồ Chí Minh .................................................................................................... 46
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ........ 46
2.1.2. Tình hình Giáo dục và Đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh ............. 47
2.1.3. Tình hình chung về trung tâm giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hồ
Chí Minh .................................................................................................................. 48
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục
thường xuyên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh ........................................................................................................... 53
2.2.1. Mẫu khảo sát ............................................................................................. 53
2.2.2. Quy ước thang đo ...................................................................................... 55
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 55
2.2.4. Kiểm định độ tin cậy của thang do ........................................................... 57


v
2.3. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên tại
Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 58
2.3.1. Quản lý mục tiêu ....................................................................................... 58

2.3.1.1. Quản lý kế hoạch năm học ....................................................................63
2.3.1.2. Quản lý lịch công tác năm học ..............................................................65
2.3.1.3. Quản lý tiêu chí phấn đấu và danh hiệu thi đua ...................................65
2.3.1.4. Quản lý trong kiểm tra nội bộ ...............................................................67
2.3.1.5. Báo cáo tổng kết năm học .....................................................................67
2.3.1.6. Quản lý tổ chức chuyên đề năm học .....................................................68
2.3.2. Quản lý về cơ cấu khối kiến thức ............................................................. 72
2.3.2.1. Số lượng môn học ..................................................................................72
2.3.2.2. Phân phối chương trình mơn học ..........................................................74
2.3.3. Các yếu tố đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình ........................... 80
2.3.3.1. Chỉ đạo của các cấp quản lý .................................................................80
2.3.3.2. Sự phát triển của kinh tế - xã hội ..........................................................81
2.3.3.3. Năng lực của cán bộ quản lý .................................................................83
2.3.3.4. Năng lực của giáo viên .........................................................................85
2.3.3.5. Năng lực của học viên ...........................................................................87
2.3.3.7. Đổi mới phương pháp dạy học ..............................................................90
2.3.4. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý thực hiện chương trình giáo dục
thường xuyên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh ............................................................................................................ 97
2.3.4.1. Nhận định chung về thực trạng công tác quản lý thực hiện chương trình
giáo dục thường xuyên tại các trung tâm giáo dục thường xuyện trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................97
2.3.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý thực hiện chương trình giáo dục
thường xuyên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh ...................................................................................................................99
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 101


vi
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ............................................................................................................ 103
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ....................................................................... 103
3.1.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 103
3.1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 103
3.1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 104
3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện chương trình giáo dục
thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 105
3.2.1. Biện pháp (1) Quán triệt cho cán bộ quản lý, giáo viên của trung tâm về
yêu cầu thực hiện chương trình từ Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo .................... 105
3.2.1.1. Mục đích ..............................................................................................105
3.2.1.2. Nội dung ..............................................................................................105
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp ...........................................................105
3.2.2. Biện pháp (2) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của
việc thực hiện các quy định, điều lệ, quy chế... tại trung tâm ............................. 106
3.2.2.1. Mục đích ..............................................................................................106
3.2.2.2. Nội dung ..............................................................................................106
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp ...........................................................107

3.2.3. Biện pháp (3) Tổ chức hội thảo, trao đổi, tư vấn cho người học ............ 107
3.2.3.1. Mục đích ..............................................................................................107
3.2.3.2. Nội dung ..............................................................................................107
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp ...........................................................108
3.2.4. Biện pháp (4) Tập huấn nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, tổ chức hội
thảo đáp ứng xu thế dạy học hiện nay ................................................................. 108
3.2.4.1. Mục đích ..............................................................................................108
3.2.4.2. Nội dung ..............................................................................................109
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp ...........................................................109
3.2.5. Biện pháp (5) Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập, chú



vii
trọng tính đặc thù, đa dạng của học viên trong q trình quản lý ..................... 109
3.2.5.1. Mục đích ..............................................................................................109
3.2.5.2. Nội dung ..............................................................................................110
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp ...........................................................110
3.2.6. Biện pháp (6) Đầu tư cho cơ sở vật chất - trang thiết bị, chuẩn hóa các
điều kiện phục vụ hoạt động dạy học ................................................................... 112
3.2.6.1. Mục đích ..............................................................................................112
3.2.6.2. Nội dung ..............................................................................................112
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp ...........................................................112
3.2.7. Biện pháp (7) Ứng dụng kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học và
quản lý .................................................................................................................... 113
3.2.7.1. Mục đích ..............................................................................................113
3.2.7.2. Nội dung ..............................................................................................113
3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp ...........................................................114
3.2.8. Biện pháp (8) Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và
quản lý .................................................................................................................... 114
3.2.8.1. Mục đích ..............................................................................................114
3.2.8.2. Nội dung ..............................................................................................115
3.2.8.3. Cách thức thực hiện biện pháp ...........................................................115
3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ................ 115
3.3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................................. 115
3.3.2. Nhận định chung về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .119
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 123
1. Kết luận ............................................................................................................. 123
1.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu lý luận ........................................................ 123
1.2. Kết luận về kết quả nghiên cứu thực tiễn ..................................................... 124
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 125

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo .......................................................................... 125


viii
2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ................................ 125
2.3. Với các trung tâm giáo dục thường xuyên .................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 128
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 139
Phụ lục 1 Bảng khảo sát ý kiến ........................................................................... 139
Phụ lục 2 Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ...................... 144
Phụ lục 3 Kết quả xử lý số liệu SPSS .................................................................. 146
Phụ lục 4 Kết quả tổng hợp các ý kiến từ phần câu hỏi mở trong bảng khảo sát
ý kiến...................................................................................................................... 155
Phụ lục 5 Câu hỏi phỏng vấn .............................................................................. 156
Phụ lục 6 Biên bản phỏng vấn............................................................................. 157


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL

:

Cán bộ quản lý

CMCN

:


Cách mạng công nghiệp

CNTT

:

Công nghệ thông tin

CSVC - TTB

:

Cơ sở vật chất - trang thiết bị

ĐLC

:

Độ lệch chuẩn

ĐTB

:

Điểm trung bình

GD&ĐT

:


Giáo dục và Đào tạo

GDNL

:

Giáo dục người lớn

GDTX

:

Giáo dục thường xuyên

GV

:

Giáo viên

HTSĐ

:

Học tập suốt đời

HTTX

:


Học tập thường xuyên

HV

:

Học viên

KT - XH

:

Kinh tế - xã hội

PPDH

:

Phương pháp dạy học

SGK

:

Sách giáo khoa

THCS

:


Trung học sơ sở

THPT

:

Trung học phổ thơng

Tp. HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

:

Trung tâm

TT GDTX

:

Trung tâm giáo dục thường xuyên

UBND

:


Ủy ban nhân dân

UNESCO

:

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

XHH

:

Xã hội hóa

XHHT

:

Xã hội học tập

XMC

:

Xóa mù chữ


x

Bảng 2.1.


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Thông tin khảo sát tại 9 trung tâm giáo dục thường xuyên ở Thành phố Hồ
Chí Minh .............................................................................................. 54

Bảng 2.2.

Thang đo và ý nghĩa các giá trị ........................................................... 55

Bảng 2.3.

Ký hiệu các biến số độc lập, biến số phụ thuộc và số câu hỏi khảo sát .. 56

Bảng 2.4.

Giá trị hệ số tương quan và mức ý nghĩa ............................................ 57

Bảng 2.5.

Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha ................................................................................................... 57

Bảng 2.6.

So sánh tình hình năm học 2016 - 2017 và năm 2017 - 2018 của trung
tâm giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh ................... 60

Bảng 2.7.

Đánh giá chung về chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học

phổ thông ............................................................................................. 70

Bảng 2.8.

Đánh giá chương trình giáo dục thường xun cấp trung học phổ thơng
theo tỷ lệ (%) ....................................................................................... 72

Bảng 2.9.

So sánh số lượng môn học giữa chương trình giáo dục phổ thơng với
chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông .......... 74

Bảng 2.10.

So sánh phân phối chương trình giữa chương trình trung học phổ thơng (Ban
cơ bản) và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ... 77

Bảng 2.11.

Quy chế thi trung học phổ thông đối với trung học học phổ thông và
giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thơng ................................ 79

Bảng 2.12.

Đánh giá tình hình chỉ đạo của các cấp quản lý trong quản lý thực hiện
chương trình giáo dục thường xuyên .................................................. 81

Bảng 2.13.

Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay trong

quản lý thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên ..................... 83

Bảng 2.14.

Đánh giá năng lực cán bộ quản lý trong quản lý thực hiện chương trình
giáo dục thường xuyên ........................................................................ 85

Bảng 2.15.

Đánh giá năng lực của giáo viên trong quản lý thực hiện chương trình
giáo dục thường xuyên ........................................................................ 86

Bảng 2.16.

Đánh giá năng lực của học viên trong quản lý thực hiện chương trình giáo


xi
dục thường xuyên ................................................................................. 88
Bảng 2.17.

Đánh giá tình hình cơ sơ vật chất - trang thiết bị trong quản lý thực hiện
chương trình giáo dục thường xuyên .................................................. 89

Bảng 2.18.

Đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong quản lý
thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên .................................. 91

Bảng 2.19.


Hệ số tương quan Pearson (Correlations) giữa các biến số dự đoán (X)
và biến số phụ thuộc (Y) trong quản lý thực hiện chương trình giáo dục
thường xuyên ....................................................................................... 95

Bảng 3.1.

Tính cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện
chương trình giáo dục thường xuyên ................................................ 117

Bảng 3.2.

Tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện
chương trình giáo dục thường xuyên ................................................ 119

Bảng 3.3.

So sánh thứ bậc của các biện pháp .................................................... 120

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Mơ hình 2.1. Tương quan các yếu tố đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình tại
các trung tâm giáo dục thường xuyên ở Thành phố Hồ Chí Minh ..... 92


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học - cơng nghệ, của kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế như hiện nay, việc học tập, cập nhật kiến thức cũng

như nâng cao trình độ, năng lực thường xuyên và liên tục để thích ứng, xã hội hiện
nay phải tạo cơ hội học tập cho mọi người được học tập suốt đời. Trong bối cảnh đó,
Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện đã mở ra hướng đi cho nền
giáo dục Việt Nam những vấn đề lớn, cốt lõi những vấn đề cấp thiết từ quan điểm,
chỉ đạo đến mục tiêu, phương pháp, cơ chế chính sách cũng như các điều kiện đảm
bảo thực hiện chương trình giáo dục đến từng cấp học, ngành học. Trong đó, Nghị
quyết 29-NQ/TW nhấn mạnh “việc đổi mới về cơ chế quản lý giáo dục là khâu then
chốt và đóng vai trị quan trọng đối với nền giáo dục.”
Thực hiện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) sau 2015 được
triển khai thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp
dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục trong quá trình thực hiện
chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành. (Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết
88/2014/QH13). Chương trình giáo dục phổ thông được triển khai trong thời gian tới
với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm
chất và năng lực người học. Do đó, theo Nghị quyết 29 chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện
đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thơng cũng như hồn thành việc xây dựng
chương trình giáo dục, triển khai xây dựng các chương trình mơn học, hoạt động giáo
dục và rà soát cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, sắp xếp cơ sở đào tạo giáo viên (GV)
sao cho phù hợp với điều kiện của đơn vị.
Giáo dục thường xuyên (GDTX) - Continuing Education là một bộ phận của
hệ thống giáo dục quốc dân (Quyết định 1981/QĐ-TTg về Phê duyệt khung cơ cấu
hệ thống giáo dục quốc dân) với nhiệm vụ Xóa mù chữ, bổ túc kiến thức chuyển
thành mục tiêu cung cấp cơ hội học tập, nâng cao trình độ theo hướng học tập suốt
đời, hình thành nên xã hội học tập và góp phần thực hiện chủ trương đổi mới GD&ĐT.
Bàn luận về GDTX, Phạm Tất Dong (2012) nhận định rằng việc đào tạo phải bám sát


2
phương thức GDTX, đào tạo liên tục (Permanent Formation) và học tập suốt đời
(Lifelong Learning). Theo Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam (2005), giáo dục tại Việt

Nam xem xét dưới góc độ GDTX được triển khai từ những năm 1945 và phát triển
khá mạnh mẽ đến nay thành 4 thời kỳ với 3 loại hình giáo dục đặc trưng như sau:
Thời kỳ bình dân học vụ (tháng 9/1945 đến tháng 9/1959); Thời kỳ bổ túc văn hóa
(tháng 9/1959 đến tháng 9/1989) với mục tiêu chủ yếu của thời kỳ này là tạo điều
kiện để nâng cao trình độ học vấn phổ thông cho mọi người dân sau khi đã biết đọc,
biết viết; Thời kỳ giáo dục bổ túc (tháng 9/1989 đến tháng 9/1993) với mục tiêu chủ
yếu nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt và thường xuyên của nhân dân, đặc biệt với
những người không được hưởng hoặc được hưởng khơng đầy đủ nền giáo dục phổ
thơng chính quy, giúp người học có thêm điều kiện để thành đạt trong nghề nghiệp
và trong hoạt động xã hội; Thời kỳ GDTX (từ tháng 9/1993 đến nay). Sự ra đời của
trung tâm giáo dục thường xuyên (TT GDTX) từ tỉnh đến huyện đã hòa nhập giáo
dục bổ túc với đào tạo bồi dưỡng tại chức thành hệ thống GDTX như hiện nay, cung
cấp cơ hội học tập cho mọi người trong việc nâng cao, bồi dưỡng khả năng chuyên
môn cũng như đáp ứng nhu cầu học tập cần thiết. Theo Tô Bá Trượng (1998) GDTX
có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người cũng như của
tồn xã hội. Hơn nữa, GDTX mang đậm tính nhân văn sâu sắc, đảm bảo được sự công
bằng xã hội trong giáo dục.
Theo Báo cáo tổng kết năm học 2016 - 2017 của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ
Chí Minh (Tp. HCM) thì kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của GDTX
đạt tỷ lệ cao với mức 85,75% năm 2017 (năm 2016 là 58,25%) và tăng với mức
27,5%. So với hệ giáo dục phổ thông, hệ GDTX đã và đang làm tốt hơn rất nhiều khi
hệ giáo dục phổ thông chỉ tăng 4,27% (Tỷ lệ tốt nghiệp hệ phổ thông năm 2017 là
99,59% so với năm 2016 là 95,32%). Với kết quả như trên đã phản ánh được phần
nào chất lượng dạy và học cũng như việc quản lý thực hiện chương trình của 2 hệ có
sự khác biệt.
Các cơng trình nghiên cứu về GDTX khác tại Việt Nam đề cập nhiều vấn đề,
khó khăn của hệ GDTX như của Thái Xuân Đào (2007, 2008a, 2008b); Tô Bá Trượng


3

(1998, 2001); Lê Thị Liên (2015) về vấn đề phát triển nhân lực; nghiên cứu về đặc
điểm và phương pháp dạy học dành cho đối tượng học viên (HV) người lớn tại TT
GDTX của Trần Quốc Thành và Hoàng Tiến Dũng (2014); Trần Thị Quỳnh Loan
(2013) với nghiên cứu chất lượng hoạt động của TT GDTX; Tác giả Nguyễn Thị Bích
Liên và Nguyễn Thị Hương Lan (2012a, 2012b) đã đề cập tới khó khăn của GV và
các vấn đề về đổi mới PPDH đến từ cơ sở vật chất - trang thiết bị (CSVC - TTB) dạy
học còn thiếu. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) (2015, tr.158), đề tài “Một
số vấn đề đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông” đã chỉ ra một
số vấn đề tồn tại của hệ thống GDTX như chất lượng thấp, đặc biệt là đối với chương
trình lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, CBQL tại TT GDTX còn cứng
nhắc, chưa năng động làm cho TT GDTX chậm phát triển, không đáp ứng được yêu
cầu thực tế; đội ngũ GV chưa được bồi dưỡng về phương pháp phù hợp với người
học là người lớn, quản lý nhà nước đối với GDTX còn chậm đổi mới, chỉ đạo các cấp
chưa đồng bộ, thống nhất, thiếu sự phối hợp.... Gần đây nhất, vấn đề “trao quyền chủ
động cho các TT GDTX trong việc Đổi mới giáo dục”, nội dung “xây dựng phân phối
chi tiết chương trình GDTX cấp trung học cơ sở (THCS) và cấp trung học phổ thông
(THPT) một cách linh hoạt phù hợp với mục tiêu và khung thời gian của chương
trình”; vấn đề “triển khai đa dạng các chương trình giáo dục” và nội dung “xây dựng
các chuyên đề dạy học tích hợp và liên môn” đang thu hút nhiều sự quan tâm (Nguyễn
Công Hinh, 2016).
Trên thực tế chưa có cơng trình nào nghiên cứu đến quản lý thực hiện chương
trình GDTX, do đó việc thực hiện đề tài này là cần thiết và mang ý nghĩa khoa học
trong việc đóng góp thêm cái nhìn về quản lý thực hiện chương trình nói chung cũng
như về quản lý thực hiện chương trình tại GDTX nói riêng.
Có thể nói các cơng trình nêu trên đã gợi ra nhiều cơ sở lý luận và thực tiễn
cho các nghiên cứu chuyên sâu về GDTX. Phát triển GDTX tuỳ theo điều kiện và
khả năng của từng quốc gia và có cách làm khác nhau, nhưng các cơng trình nghiên
cứu đều có chung quan điểm GDTX là hệ thống giáo dục có vai trị hết sức quan trọng
của việc học tập thường xuyên (HTTX), học tập suốt đời (HTSĐ) của toàn cầu trong



4
tương lai. Các cơng trình nghiên cứu đều nhấn mạnh cộng đồng phải coi GDTX là
điều kiện để nâng cao dân trí, là trách nhiệm của mọi người, của địa phương chứ
không phải của riêng ngành giáo dục. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu
“Quản lý thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên ở trung tâm giáo dục
thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục ở
TT GDTX tại Tp. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp hỗ trợ nâng cao hiệu
quả trong cơng tác quản lý thực hiện chương trình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên thì đề tài thực hiện nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề về sơ sở lý luận của quản lý, quản lý giáo dục,
chương trình, quản lý thực hiện chương trình, quản lý thực hiện chương trình giáo
dục thường xuyên.
- Khảo sát thực trạng quản lý thực hiện chương trình GDTX ở Tp. HCM. Cụ
thể: Tìm hiểu các văn bản, kế hoạch năm học, báo cáo tổng kết năm học, những thuận
lợi và khó khăn trong quá trình quản lý thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên.
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện chương trình.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên tại một số trung tâm
giáo dục thường xuyên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài tiến hành thu thập, tổng hợp, và phân tích các nguồn tài liệu từ sách,

giáo trình, tạp chí chun ngành, các luận văn, luận án về vấn đề có liên quan đến


5
quản lý thực hiện chương trình giáo dục, chương trình giáo dục thường xuyên trong
và ngoài nước trên cơ sở phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa,
từ đó rút ra những kết luận khái quát, làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Báo cáo tổng kết năm học
của Sở GD&ĐT, các kế hoạch năm học, báo cáo tổng kết của các TT GDTX từ đó có
những nhận định rõ ràng, chi tiết hơn về thực trạng hiện nay của GDTX cũng như
hoạt động quản lý chương trình, quản lý thực hiện chương trình tại các đơn vị.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài đã tiến hành thiết kế bảng hỏi
và khảo sát đối với CBQL và GV tại một số TT GDTX tại Tp. HCM để thu thập ý
kiến về quản lý thực hiện chương trình GDTX, những thuận lợi và khó khăn trong
quản lý thực hiện chương trình ở các đơn vị. Đồng thời khảo sát về tính cần thiết và
khả thi của các biện pháp đề xuất.
- Phương pháp phỏng vấn sâu (dùng để thu thập dữ liệu định tính): Đề tài tiến
hành phỏng vấn sâu 3 CBQL. Nội dung phỏng vấn chủ yếu tập trung vào quản lý thực
hiện chương trình cũng như nội dung trong việc quản lý thực hiện chương trình, thuận
lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý nhằm làm sáng tỏ cho dữ liệu định lượng của
đề tài.
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Đối với dữ liệu định lượng: tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học
bằng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach
Alpha và phân tích các chỉ số thống kê như tần số, điểm trung bình (ĐTB), độ lệch
chuẩn (ĐLC), tỷ lệ % và kiểm định mối tương quan.
+ Đối với dữ liệu định tính: nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nội
dung và đối chiếu để bổ sung và làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
6. Giả thuyết

Trong những năm qua, cơng tác quản lý thực hiện chương trình GDTX tại Tp.
HCM hiện nay đang còn nhiều bất cập cũng như khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu
xã hội và yêu cầu đổi mới về giáo dục, đặc biệt là trong quản lý đối với chương trình


6
GDTX cấp THPT. Việc đề xuất và thực thi từng bước các biện pháp quản lý trên cơ sở
khoa học quản lý giáo dục, phù hợp với thực tiễn địa phương sẽ góp phần nâng cao
chất lượng quản lý thực hiện chương trình của TT GDTX tại Tp. HCM nói chung và
chương trình GDTX cấp THPT nói riêng, đáp ứng yêu cầu xã hội trong quản lý, đào
tạo cũng như nhu cầu người học trong bối cảnh hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Về khoa học
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cấp đến việc quản lý thực hiện
chương trình. Tuy nhiên, vấn đề này tại Việt Nam còn rất mờ nhạt và thường tập
trung vào vấn đề quản lý phát triển chương trình. Hơn nữa, nghiên cứu đối với hệ
GDTX rất ít và khơng được chuyên sâu và ít được đề cập nhiều.
Trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa và kế thừa các lý thuyết về quản lý thực
hiện chương trình giáo dục, luận văn bổ sung và làm sáng tỏ thêm khái niệm; mục
tiêu, nội dung quản lý, quản lý thực hiện chương trình GDTX cấp THPT từ đó có thể
đưa ra những vấn đề lý luận cần thiết cho các nhà quản lý quan tâm, góp phần làm rõ
hơn lí thuyết về quản lý thực hiện chương trình giáo dục và quản lý thực hiện chương
trình giáo dục đối với hệ GDTX của Việt Nam hiện nay.
7.2. Về thực tiễn
Phân tích rõ thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục dựa trên tiếp
cận nội dung. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng trong các yếu tố đảm bảo điều
kiện thực hiện chương trình ở TT GDTX tại Tp. HCM nhằm đúc kết kinh nghiệm
giúp nâng cao tính thiết thực, hiệu quả cho hoạt động quản lý thực hiện chương trình
hiện nay. Kết quả nghiên cứu thực trạng sẽ là thơng tin hữu ích cho các CBQL, các
nhà hoạch định chính sách trong việc lên kế hoạch, triển khai các chương trình, văn

bản phục vụ cho việc quản lý cũng như các vấn đề liên quan đến chương trình. Trên
cơ sở đó, tác giả đề xuất một số biện pháp cho việc quản lý thực hiện chương trình
GDTX đạt được hiệu quả tốt nhất, hỗ trợ cho CBQL trong việc lên kế hoạch, triển
khai thực hiện những nội dung, quy định liên quan đến việc quản lý chương trình.


7
8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung khảo sát thực trạng quản lý thực hiện chương trình
GDTX tại một số TT GDTX. Tuy nhiên, do giới hạn về nguồn lực thực hiện và để có sự
đánh giá tồn diện, đề tài nghiên cứu tập trung tại một số TT sau: TT GDTX Quận 1, TT
GDTX Quận 3, TT GDTX Quận 4, TT GDTX Quận 5, TT GDTX Quận 8, TT GDTX
Quận 10, TT GDTX Quận 11, TT GDTX Quận Gò Vấp, TT GDTX Quận Phú Nhuận
và TT GDTX Quận Tân Bình.
Với 10 TT GDTX trên, tác giả lựa chọn dựa trên các tiêu chí gồm:
- Quy mô lớp học (TT GDTX nhiều lớp: TT GDTX Quận Tân Bình, TT GDTX
Quận 1; TT GDTX ít lớp: TT GDTX Quận 5.
- Số lượng phòng học: TT GDTX có nhiều phịng học: TT GDTX Quận Tân
Bình, TT GDTX Quận 1; TT GDTX có ít phịng học: TT GDTX Quận 8.
- Xếp loại thi đua (theo Báo cáo tổng kết năm học 2016 - 2017): TT GDTX có
thành tích tốt, thi đua tốt ở thứ hạng cao: TT GDTX Quận 3, TT GDTX Quận 10, TT
GDTX Quận 5.
- Bên cạnh đó, trong số các TT GDTX mà tác giả khảo sát, TT GDTX Quận 4
là một trong 3 TT GDTX đầu tiên của thành phố thực hiện thí điểm triển khai thực hiện
theo Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015
của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ
về hướng dẫn việc sáp nhập TT Dạy nghề, TT GDTX và TT kỹ thuật tổng hợp - hướng
nghiệp công lập cấp huyện thành TT Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
(GDNN - GDTX).
Do đó, mẫu khảo sát tác giả lựa chọn TT GDTX có tính đại diện tiêu biểu. Nội

dung nghiên cứu tập trung khảo sát tình hình quản lý thực hiện chương trình GDTX cấp
THPT trong năm học 2016 - 2017 và năm học 2017 - 2018.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận - kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên.


8

Chương 2: Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện chương trình giáo
dục thường xun tại Thành phố Hồ Chí Minh.


9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC THƯỜNG XUN
1.1. Tình hình nghiên cứu về quản lý thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Chương trình nói chung và quản lý chương trình nói riêng là vấn đề đã và
đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều góc độ cũng như tiếp cận khác
nhau. Tác giả Jon Wiles và Joshep Bondi (2011), cho rằng chương trình giáo dục
trong xu thế hiện nay chịu ảnh hưởng của công nghệ và chính những tác động này đã
ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhà trường và đặt ra nhiều vấn đề cho việc quản lý và thực
hiện chương trình trong việc đổi mới sao cho phù hợp với thời đại.
Cũng có nghiên về chương trình giáo dục theo cấp độ vĩ mô và vi mô của tác
giả Coleman, Graham-Jolly, Middlewood (2003), về cấu trúc chương trình, nội dung,

kỹ thuật phát triển chương trình dựa trên những quy định chung từ cấp cao nhất (Bộ
Giáo dục) trong việc đảm bảo về quản lý cũng như thực hiện sao cho có sự mềm
mỏng và linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở và của từng đối tượng người
học theo từng cấp học.
Nghiên cứu về quản lý chương trình cũng như quản lý thực hiện chương trình
trên thế giới đã được quan tâm như của UNESCO (2017). Một tài liệu hướng dẫn
trong việc phát triển và thực hiện chương trình khung như là một giải pháp hiệu quả
để triển khai thực hiện chương trình cũng như để phát triển chương trình sau này. Tài
liệu cũng đề cập đến 5 bước trong việc quản lý thực hiện chương trình bao gồm: Bước
1: Tổng hợp dữ liệu; Bước 2: Chuẩn bị; Bước 3: Phát triển; Bước 4: Triển khai thực
hiện; và Bước 5: Chỉ đạo và đánh giá.
Tác giả Robert (2008), đã đi từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận nền tảng thực
hiện chương trình đến việc xây dựng mơ hình lý thuyết thực hiện chương trình với
nội dung như: các yếu tố thành phần của việc thực hiện chương trình; mục đích của
việc thực hiện chương trình; con người trong việc thực hiện chương trình; quá trình
thực hiện chương trình. Trên cơ sở đó, việc quản lý thực hiện chương trình cần phải


10
xác định cụ thể từng nội dung với những tính chất đặc trưng có liên quan trực tiếp
đến việc thực hiện chương trình.
Nghiên cứu của Kieran Egan (2003), đề cập đến những yếu tố quan trọng liên
quan đến việc thực hiện chương trình và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của
việc thực hiện chương trình. Trong nghiên cứu này, tác giả đặc biệt đề cập đến kế
hoạch thực hiện chương trình của nhà trường và việc quản lý các kế hoạch này có vai
trị rất quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thành cơng một chương trình mới.
Nghiên cứu thực hiện chương trình tác giả Rusman (2015), cho rằng việc thực
hiện chương trình chính là sự mong đợi để tăng chất lượng quản lý và những nỗ lực
của quá trình giáo dục hướng đến hiệu quả trong từng khía cạnh của việc học tập và
giáo dục.

Nhìn chung, liên quan đến thực hiện chương trình cũng như quản lý thực hiện
chương trình đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và có sự tiếp cận đa dạng hướng
đến các quá trình quản lý thực hiện, yếu tố ảnh hưởng, các cơ sở về lý thuyết nền
tảng, nhưng được quan tâm nhiều và hướng đến vẫn là việc quản lý thực hiện chương
trình sao cho đảm bảo mục tiêu, đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng trong quản lý là
mục đích cuối cùng và quan trọng hơn hết.
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Vấn đề về chương trình và phát triển chương trình nói chung tại Việt Nam
vẫn đang còn mới mẻ. Thực hiện theo chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục” của Nhà nước, vấn đề về phát triển chương trình giáo dục nhà trường đã và đang
thu hút nhiều nhà quản lý cũng như nhà nghiên cứu về việc quản lý, thực hiện chương
trình sao cho đúng mục đích giáo dục và có hiệu quả trong quá trình thực hiện.
Nhiều hội thảo khoa học, nhiều cơng trình nghiên cứu về việc xây dựng
chương trình, phát triển chương trình cũng như quản lý chương trình đã được tổ chức
và công bố gần đây như: Hội thảo khoa học “Một số vấn đề chung về xây dựng
chương trình giáo dục phổ thơng sau 2015” của Bộ GD&ĐT (2014) hay Hội thảo
khoa học “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng năng lực” đã
thu hút rất nhiều sự quan tâm.


11
Đối với các nghiên cứu chuyên sâu hơn về chương trình nói chung thì có các
tác giả như: Nguyễn Đức Chính và Vũ Lan Hương (2015), Bùi Minh Hiền và Nguyễn
Vũ Bích Hiền (2015), Nguyễn Hữu Châu (2008), Nguyễn Văn Khơi (2011).
Tác giả Nguyễn Đức Chính và Vũ Lan Hương (2015) đã nghiên cứu cũng
như phân tích được các vấn đề cơ bản của chương trình giáo dục, phát triển chương
trình, chu trình phát triển chương trình từ việc phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu,
thiết kế, thực hiện và đánh giá cải tiến chương trình.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT (2015a, 2015b, 2017a, 2017b) cũng đã có những
tài liệu dành riêng cho CBQL trong việc hướng dẫn thực hiện Đề án đổi mới chương

trình, SGK giáo dục phổ thơng. Trong đó, các tài liệu đề cập đến những vấn đề về đổi
mới trong giáo dục phổ thông cũng như GDTX. Bộ GD&ĐT cũng tổ chức nhiều
chuyên đề bồi dưỡng dành cho giám đốc TT GDTX về quản lý cũng như phát triển
chương trình giáo dục.
Các cơng trình nghiên cứu dành riêng cho GDTX có thể kể đến một số cơng
trình nghiên cứu sau: Nguyễn Bích Liên (2005) “Thực trạng phát triển giáo dục khơng
chính qui ở Việt Nam”, Nguyễn Thế Mỹ (2008) “Phương pháp dạy học người lớn
trong giáo dục thường xuyên”, Đặng Thành Hưng (2003) “Phương pháp dạy học
trong giáo dục người lớn”, Tô Bá Trượng (2004) “Một số vấn đề về chất lượng giáo
dục khơng chính qui”.
Tác giả Phan Văn Kha (2014) đã xác định mơ hình, tiêu chuẩn, tiêu chí và
chỉ số đánh giá quản lý trong việc nâng cao hiệu quả quản lý trong nhà trường. Trong
tiêu chuẩn quản lý phát triển chương trình và đánh giá, tác giả đề xuất các tiêu chí
quản lý phát triển chương trình của nhà trường từ việc lập kế hoạch và tổ chức chương
trình nhà trường, quản lý thực hiện chương trình đến việc đánh giá kết quả thực hiện.
Tác giả Nguyễn Văn Châu (2003), bàn về tăng cường quản lý hoạt động dạy
học qua tiếp cận mối quan hệ biện chứng mục đích - phương tiện, góp phần làm phong
phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động dạy học nhờ cách tiếp cận
hoạt động dạy học thông qua mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù mục đích và
phương tiện. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng mục đích phát triển giáo dục của nước nhà


12
trong giai đoạn hiện nay là phải nâng cao hiệu quả giáo dục. Ngoài ra, tác giả cũng
đưa ra quan điểm và phương thức đánh giá hiệu quả quản lý dạy học trong giai đoạn
hiện nay; khái quát hóa được thực trạng hoạt động dạy học, thực trạng các biện pháp
quản lý dạy học, thực trạng hiệu quả quản lý dạy học. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề
xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý dạy học như sau: (1) nâng cao hiệu
lực của chế định GD&ĐT trong quản lý hoạt động dạy học; (2) tạo động lực cho bộ
máy tổ chức và nhân lực dạy học của trường hoạt động có hiệu quả hơn; (3) huy động

và sử dụng có hiệu quả nguồn tài lực và vật lực dạy học; (4) nâng cao chất lượng của
hệ thống thông tin và môi trường dạy học.
Tác giả Ninh Văn Bình (2008), đã nêu lên được một số nội dung đáng quan
tâm đối với GDTX như sau: bản chất TT GDTX, quản lý TT GDTX trong kinh tế thị
trường, quản lý dạy học trong việc thực hiện chương trình. Tác giả Phạm Tất Dong
(2012), nêu lên được vai trò của GDNL, trong việc củng cố và phát huy tối đa nguồn
nhân lực quốc gia, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức hiện tại và tương lai, nền
kinh tế của XHHT. Tác giả Thái Xuân Đào (2008a) đã chỉ ra thực trạng họat động
dạy - học tại TT GDTX về các nội dung như: cơ sở vật chất, về đổi mới PPDH, công
tác bồi dưỡng GV giỏi là những nội dung ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình
cũng như tác giả đề xuất một vài biện pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý hoạt động
dạy - học, qua đó giúp đạt được mục tiêu giáo dục đối với GDTX.
Các cơng trình nghiên cứu về GDTX khác tại Việt Nam đề cập nhiều vấn đề
xoay quanh GDTX như của Thái Xuân Đào (2007, 2008b); Tô Bá Trượng (1998,
2001); Lê Thị Liên (2015) về vấn đề phát triển nhân lực; đặc điểm và PPDH dành
cho đối tượng HV người lớn tại TTGDTX của Trần Quốc Thành và Hoàng Tiến Dũng
(2014); Trần Thị Quỳnh Loan (2013); tác giả Nguyễn Thị Bích Liên và Nguyễn Thị
Hương Lan (2012a, 2012b) đã đề cập đến khó khăn của GV và các vấn đề về đổi với
PPDH đến từ việc CSVC - TTB dạy học còn thiếu.
Các nghiên cứu về quản lý thực hiện chương trình có tác giả Đào Thụy Xn
Thảo (2014) có đề cập đến thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục với
các nội dung như sau: (1) Quản lý mục tiêu chương trình; (2) Quản lý thực hiện nội


×