Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Quản lý chất lượng đào tạo từ xa theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (tqm) tại trường đại học công nghệ thông tin, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LÊ THỊ PHƯƠNG

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TỪ XA THEO TIẾP
CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (TQM) TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LÊ THỊ PHƯƠNG

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TỪ XA THEO TIẾP
CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (TQM) TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN,


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thanh Hương

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ, khuyến
khích và tạo mọi điều kiện từ các thầy, cô, gia đình, đồng nghiệp, lãnh đạo, bạn bè.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thanh Hương, người trực tiếp
hướng dẫn, kiên nhẫn chỉ bảo, góp ý và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên
cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, cơ
Hồng Mai Khanh, thầy Nguyễn Thành Nhân, cô Nguyễn Thị Hảo, thầy Huỳnh Công Minh,
cô Trần Thị Tuyết Mai, cô Nguyễn Kim Dung, cô Vũ Thị Lan Hương, cô Lý Thị Minh Châu,
cô Nguyễn Thúy An, cô Nguyễn Thị Mỹ Xuân cùng tập thể các thầy, cô giảng viên Khoa
Giáo dục đã cung cấp tri thức và nhiệt tình hỗ trợ để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cám ơn Ban Giám Hiệu Nhà trường, Cô Nguyễn Lưu Thùy NgânTrưởng phòng Đào tạo Đại học cùng các anh chị đồng nghiệp, trung tâm CITD đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu, tài liệu, văn bản phục vụ nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn vẫn cịn những hạn chế khơng tránh khỏi.
Kính mong nhận được đóng góp q báu của các thầy, cơ, anh, chị, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ “Quản lý chất lượng đào tạo từ xa theo tiếp cận
quản lý chất lượng tổng thể (TQM) tại trường Đại học Công nghệ Thông tin- Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào từ trước
đến nay.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 09 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Phương

2


LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 2
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. 7
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................ 9
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 10
1.

Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 10

2.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 12

3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 12


4.

Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 12

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 13

6.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 13

7.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 18

8.

Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài ............................................................. 18

9.

Đóng góp mới của nghiên cứu ............................................................................. 19

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TỪ XA
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ ...................................... 20
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 20
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề trên thế giới và trong nước. ................................ 20
1.1.1.1. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................. 20
1.1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................. 23

1.1.2. Tổng quan về đào tạo từ xa ................................................................................. 25
1.1.2.1. Sự hình thành và phát triển đào tạo từ xa trên thế giới .................................... 25
1.1.2.2. Sự hình thành và phát triển đào tạo từ xa ở Việt Nam .................................... 26
1.2. Các khái niệm ........................................................................................................ 27
1.3. Quản lý chất lượng đào tạo từ xa theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể……. 39
1.3.1. Đào tạo từ xa theo tiếp cận chất lượng tổng thể ................................................. 39
1.3.2. Chất lượng đào tạo từ xa theo tiếp cận chất lượng tổng thể ............................... 39
1.3.3. Quản lý chất lượng đào tạo từ xa theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ..... 41
1.3.3.1. Quản lý chất lượng đào tạo từ xa ở công tác đầu vào theo tiếp cận quản lý chất
lượng tổng thể ............................................................................................................... 42
1.3.3.2. Quản lý chất lượng đào tạo từ xa ở quá trình đào tạo theo tiếp cận quản lý chất
lượng tổng thể ............................................................................................................... 43

3


i. Quản lý mục tiêu đào tạo từ xa và chương trình đào tạo ........................................... 43
ii. Quản lý phát triển các chương trình đào tạo từ xa ................................................... 44
iii. Quản lý hoạt động học tập và giảng dạy của chương trình đào tạo từ xa .............. 45
iv. Dịch vụ hỗ trợ học viên, tài nguyên học tập và cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạyhọc ................................................................................................................................ 46
v. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình dạy- học .......................................... 47
1.4. Một số kinh nghiệm khi áp dụng các mơ hình quản lý chất lượng theo TQM ..... 48
1.5. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................... 50
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ................................................................................................ 53
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TỪ XA THEO
TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ........................................................................................ 54
2.1. Tổng quan về Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc Gia Thành
phố Hồ Chí Minh. ......................................................................................................... 54
2.1.1. Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu ......................................................................... 56

2.1.2. Khái quát chung về hoạt động đào tạo từ xa của trường Đại học Công nghệ
thông tin ........................................................................................................................ 56
2.2. Mô tả mẫu khảo sát ................................................................................................ 57
2.2.1 Học viên đang theo học từ xa .............................................................................. 57
2.2.2. Cán bộ công nhân viên trường Đại học Công nghệ Thông tin ........................... 61
2.3. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo từ xa tại trường Đại học Công nghệ Thông
tin theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ................................................................ 64
2.3.1. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở công tác tuyển sinh ............................ 66
2.3.1.1. Lập kế hoạch tuyển sinh .................................................................................. 67
2.3.1.2. Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh ............................................................ 67
2.3.1.3. Công tác chỉ đạo tuyển sinh ............................................................................. 70
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng ở quá trình đào tạo từ xa tại trường Đại
học Công nghệ Thông tin .............................................................................................. 71
2.3.2.1. Công tác hoạch định ........................................................................................ 71
2.3.2.2. Công tác tổ chức- thực hiện ............................................................................. 74
2.3.2.3. Công tác chỉ đạo, giám sát ............................................................................. 101
2.3.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá ........................................................................... 104
2.4.2.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ công nhân
viên của Nhà trường về quản lý chất lượng đào tạo từ xa theo tiếp cận quản lý chất
lượng tổng thể ............................................................................................................. 111
2.4.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện các văn bản về quản lý chất lượng đào tạo từ xa
4


theo quản lý chất lượng tổng thể ................................................................................. 113
2.4.2.3. Nhóm các giải pháp cải tiến ........................................................................... 114
2.4.2.4. Nhóm các giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ học tập cho học viên từ xa .... 117
2.4.2.5. Nhóm các giải pháp thi đua khen thưởng, tạo động lực cho Cán bộ cơng nhân
viên, học viên .............................................................................................................. 118
2.4.2.6. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đội ngũ hỗ trợ,

cố vấn học tập ............................................................................................................. 118
2.4.2.7. Nhóm các giải pháp xây dựng văn hóa chất lượng theo quản lý chất lượng
tổng thể........................................................................................................................ 119
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 121
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 122
1. Kết luận................................................................................................................... 122
2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 125
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO HỌC VIÊN ................................... 131
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT CBCNV ............................................................... 137
PHỤ LỤC 3: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO HỌC VIÊN .................. 142
PHỤ LỤC 4: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU GIẢNG VIÊN .................................... 153
PHỤ LỤC 5: CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ .................................. 156
PHỤ LỤC 6: TÀI LIỆU KHÁC ................................................................................. 160

5


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Các cấp độ của quản lý chất lượng

30


1.2

Sơ đồ khái qt chất lượng đào tạo

32

1.3

Mơ hình quản lý chất lượng tổng thể (Hồ Thanh Phong, 2007)

38

1.4

Mô hình quản lý chất lượng ĐTTX theo TQM tại trường ĐH CNTT

51

1.5

Cơ cấu tổ chức hành chính của Trường ĐH CNTT

55

2.1

Giới tính của học viên ĐTTX

58


2.2

Biểu đồ mơ tả tuổi của học viên ĐTTX

58

2.3

Thống kê cơ bản về số lượng sinh viên đang học ĐTTX

59

2.4

Biểu đồ mô tả theo giới tính của CBCNV

62

2.5

Biểu đồ mơ tả độ tuổi của CBCNV Nhà trường

62

2.6

Biểu đồ mô tả học hàm/học vị của CBCNV trường ĐH CNTT

63


2.7

Biểu đồ mô tả thâm niên công tác của CBCNV trường ĐH CNTT

64

2.8

Mô tả thông tin tuyển sinh ĐTTX của Trường ĐH CNTT

68

2.9

Mô phỏng lớp học trực tuyến E-learning

84

2.10

Ảnh minh họa website phòng CTSV với các hoạt động hỗ trợ học viên

84

2.11.

Phần mềm quản lý ĐTTX của Trường ĐH CNTT- ĐHQG- HCM

92


2.12

Quản lý đề cương môn học trên hệ thống quản lý đào tạo

108

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

So sánh hình thức đào tạo chính quy và đào tạo từ xa

34

2.1

Các cơ sở ĐTTX phân bố theo địa phương

56

2.2


Thống kê học viên theo năm học

60

2.3

Thống kê nghề nghiệp của học viên từ xa

60

2.4

Thống kê đơn vị công tác của CBCNV Nhà trường

61

2.5

Thống kê mô tả theo chức vụ

63

Mức độ quan tâm và cần thiết của công tác quản lý chất lượng ĐTTX theo đánh
2.6

65
giá của CBCNV trường ĐH CNTT- ĐHQG- HCM
So sánh mức độ quan tâm và cần thiết của công tác quản lý chất lượng ĐTTX


2.7

66
theo đánh giá của CBCNV trường ĐH CNTT- ĐHQG- HCM
Thông tin về số lượng học viên và sinh viên trường ĐH CNTT từ năm 2015-

2.8

68
2018

2.9

Đánh giá của học viên ĐTTX về công tác tuyển sinh đầu vào

69

2.10

Đánh giá của CBCNV Nhà trường về công tác hoạch định chất lượng ĐTTX

71

2.11.

Mục tiêu ĐTTX của Trường ĐH CNTT- ĐHQG- HCM

75

2.12.


Kết quả khảo sát CTĐT từ xa của Trường ĐH CNTT-ĐHQG- HCM

76

2.13.

Nhà trường thực hiện công tác tổ chức nhập học cho học viên ĐTTX

79

Kết quả về phân tích phương sai (ANOVA) giữa học viên các cơ sở đào tạo từ
2.14

xa của Trường ĐH CNTT và công tác tổ chức nhập học cho học viên trúng

80

tuyển
2.15.

Kết quả khảo sát về hoạt động học tập và giảng dạy từ xa tại trường ĐH CNTT

81

2.16

Dịch vụ hỗ trợ sinh viên, tài nguyên và cơ sở vật chất phục vụ dạy-học từ xa tại

85


7


trường ĐH CNTT- ĐHQG- HCM
2.17

Kết quả khảo sát học viên về các nội dung phát triển CTĐT từ xa

91

Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) giữa các ngành học ĐTTX
2.18

với nội dung phát triển năng lực giảng viên, đội ngũ cán bộ tại trường ĐH

93

CNTT
Đánh giá của CBCNV với công tác tổ chức -thực hiện quản lý chất lượng
2.19

94
ĐTTX tại trường ĐH CNTT- ĐHQG- HCM

2.20

Mức độ Nhà trường tổ chức khảo sát học viên về chất lượng ĐTTX

97


Hệ số tương quan giữa mức độ thường xuyên tổ chức khảo sát về chất lượng
2.21

98
ĐTTX với các học viên ở các cơ sở của Nhà trường
Kết quả đánh giá lãnh đạo của các phịng chức năng và Khoa, Bộ mơn trong

2.22

99
việc xây dựng hồ sơ năng lực cho CBCNV

2.23.

Đánh giá của CBCNV đối với công tác chỉ đạo, giám sát thực hiện ĐTTX

102

Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) giữa các nhóm chức vụ đối với công
2.24

tác chỉ đạo, giám sát thực hiện quản lý chất lượng ĐTTX tại trường ĐH CNTT

103

2.25.

Kết quả khảo sát CBCNV các nội dung về công tác kiểm tra, đánh giá


104

So sánh mức độ sử dụng kết quả để cải tiến hoạt động ĐTTX tại các đơn vị
2.26.

106
thuộc trường ĐH CNTT- ĐHQG- HCM

2.27.

Kết quả kiểm tra đánh giá quá trình dạy- học

8

109


DANH MỤC VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý

CBQL

Cán bộ công nhân viên

CBCNV

Chương trình đào tạo

CTĐT


Chun viên

CV

Cơng nghệ Thơng tin

CNTT

Đại học Cơng nghệ Thơng tin

ĐH CNTT

Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh

ĐHQG-HCM

Đào tạo từ xa

ĐTTX

Điểm trung bình

ĐTB

Độ lệch chuẩn

ĐLC

Giảng viên


GV

Giáo dục và Đào tạo

GD&ĐT

Giáo dục Đại học

GDĐH

Học viên

HV

Phương pháp dạy học

PPDH

Quản lý chất lượng

QLCL

Total Quality Management

TQM

Việt Nam

VN


9


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Bối cảnh tồn cầu hóa với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đặt ra

những yêu cầu mới về khả năng và năng lực của các cá nhân, từ đó địi hỏi giáo dục các nước
phải điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng
được những yêu cầu của nền kinh tế tri thức với các kỹ năng nghề nghiệp – nghiệp vụ, có kiến
thức cơ bản để tự học hỏi, nghiên cứu để phát huy tư duy sáng tạo cũng như có khả năng thích
ứng với các thách thức và thích nghi với các thay đổi để tồn tại trong một thế giới đầy cạnh
tranh của nền kinh tế toàn cầu (UNESCO, 2015).
Đa dạng hình thức đào tạo để xây dựng xã hội học tập là một trong những chiến lược
quan trọng trong việc phát triển bền vững của các quốc gia (UNESCO, 2016) vì giáo dục
truyền thống chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người học, đặc biệt trong sự phát triển như vũ bão
của công nghệ thông tin (CNTT) và của nền kinh tế tri thức (Wagner và cộng sự, 2008; Ahalt
và Fecho, 2015). Đào tạo từ xa (ĐTTX) không chỉ được xem hình thức đem đến nhiều cơ hội
cho người học trong việc tiếp cận giáo dục một cách linh hoạt mà còn tạo điều kiện cho các
cơ sở đào tạo (Wagner và cộng sự, 2008; Boling và cộng sự, 2015) hoạt động một cách hiệu
quả khi phải đối mặt với những khan hiếm về nguồn lực trong giáo dục.
Chính bởi vì đem đến nhiều tiện lợi và khả thi trong việc xây dựng xã hội học tập với
thói quen học tập suốt đời, ĐTTX đã được các quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng từ
năm 1963 và bùng nổ vào những năm 1990 sau khi có sự cam kết giữa các quốc gia thành
viên và UNESCO trong việc thực nguyên lý “Giáo dục cho mọi người” (Education for All) vì
“học tập- một kho báu tiềm ẩn” (Learning: The Treasure within). Ngày nay, hình thức này
được mở rộng và được dự báo sẽ ngày càng phát triển (Tian Belawati & Jon Baggaley, 2009;
Siemens và cộng sự, 2015) để đáp ứng nhu cầu học tập, mở rộng tri thức.

Đa dạng hình thức đào tạo để tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người là một trong

10


những chủ trương quan trọng trong chiến lược phát triển nhân lực của Việt nam (Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013) và ĐTTX là một trọng tâm quan trọng “Đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát
triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học tập của toàn xã hội.” (Chỉ thị số
58/CT-TW, ngày 17/10/2000,) để “… tạo cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp
với nhu cầu và hồn cảnh của mình” (Nghị quyết Hội nghị lần II, Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt nam khóa VIII). Thực tế ĐTTX ở VN đã được đề cập vào thập niên sáu
mươi nhưng đến năm 1993 mới chính thức được thực hiện sau khi đề tài nghiên cứu “Triển
khai chương trình đào tạo từ xa bậc đại học trong điều kiện Việt nam” của tác giả Cao Văn
Phường, nguyên hiệu trưởng trường đại học Mở bán cơng TPHCM được nghiệm thu thành
cơng. Sau đó hàng loạt những hình thức đào tạo trực tuyến đại chúng, đào tạo online được mở
ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học, đảm bảo hội nhập khu vực và thế
giới. (Đề án phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015-2010 của Thủ tướng chính phủ ngày
10/9/2015)
Ngày nay, ĐTTX ở Việt nam đã có những đóng góp tích cực vào đào tạo nguồn nhân
lực, đáp ứng nhu cầu thị trường, tuy nhiên, vì đặc thù của hình thức đào tạo cũng như quy luật
cung cầu của cơ chế thị trường đã làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng của
hình thức đào tạo này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hình thức ĐTTX
ở VN đang đi ngược lại với thế giới (Nguyễn Mai Hương, 2018) khi quy mô và số lượng đang
giảm đáng kể do thiếu hấp dẫn, một bộ phận lớn của xã hội còn dè dặt, nhiều người xem đây
là một hình thức hợp thức hóa văn bằng hoặc dành cho các hệ tại chức khơng chính quy
(Trương Tiến Tùng, 2017).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong nhận thức và thái độ của xã
hội đối với ĐTTX là chất lượng. Nếu như trên thế giới các mơ hình quản lý chất lượng như
EFQM, ISO, đặc biệt là TQM … được xem rất hiệu quả trong việc định hướng cải cách, xây


11


dựng văn hóa chất lượng cũng như liên tục cải tiến chất lượng đào tạo (In'airat và Al-

Kassem, 2014; Obeidat và cộng sự, 2016) thì ở VN việc áp dụng các mơ hình quản lý chất
lượng trong đào tạo, cụ thể là trong ĐTTX còn rất khiêm tốn. Là một chuyên viên đang công
tác tại trường Đại học Công nghệ Thơng tin- Đại học Quốc gia TP.Hồ chí Minh (ĐHCNTTĐHQG- HCM), nơi thực hiện tuyển sinh hệ ĐTTX từ năm 2006 và qua các đợt đánh giá
ngoài của Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đại học, ĐHQG Hà Nội (VNU-CEA) thì
việc đảm bảo, cải tiến chất lượng đào tạo của ĐTTX luôn được nhấn mạnh và đặt trọng tâm.
Đảm bảo chất lượng là nhiệm vụ của nhà trường và là trách nhiệm của CBCNV, với
mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng ĐTTX, tạo dựng uy tín và thương hiệu
của Trường, tác giả chọn đề tài “Quản lý chất lượng đào tạo từ xa theo tiếp cận quản lý chất
lượng tổng thể (TQM) tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
2.

Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận của mơ hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM), tác giả tìm hiểu

thực trạng công tác quản lý chất lượng ĐTTX tại Trường ĐH CNTT-ĐHQG- HCM. Từ đó,
đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTTX tại đơn vị.
3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý chất lượng đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý chất lượng ĐTTX theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) tại Trường
Đại học Công nghệ Thông tin- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
4.

Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý chất lượng ĐTTX của trường ĐH CNTT được Ban giám hiệu Trường

quan tâm thực hiện và trong những năm qua đã đạt được kết quả trong quá trình đào tạo. Tuy

12


nhiên, thực tế cơng tác này vẫn cịn nhiều hạn chế, cụ thể là chưa chặt chẽ trong việc quản lý
đầu vào và trong quá trình tổ chức dạy học. Việc áp dụng mơ hình quản lý chất lượng tổng thể
TQM sẽ chỉ ra thực trạng công tác quản lý hình thức đào tạo này tại Trường, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTTX tại Trường.
5.

Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu lý luận
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận
về quản lý, chất lượng đào tạo, ĐTTX, TQM, quản lý chất lượng ĐTTX theo mơ hình TQM.
Từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất lượng ĐTTX theo mơ hình TQM.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý chất lượng đào tạo từ xa theo tiếp cận quản lý
chất lượng tổng thể tại trường Đại học Công nghệ Thông tin.
Khảo sát, tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý chất lượng ĐTTX tại trường ĐH
CNTT- ĐHQG-HCM theo mô hình TQM. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp việc quản
lý chất lượng ĐTTX tại trường ĐH CNTT- ĐHQG-HCM hiệu quả hơn, có chất lượng hơn.
6.


Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tác giả đã tiến hành thu thập thông tin khoa học trên cơ sở hồi cứu tài liệu, nghiên cứu
cơ sở lý luận về quản lý, ĐTTX, quản lý ĐTTX, chất lượng, mơ hình TQM, các văn bản pháp
quy về giáo dục – đào tạo của nhà nước… từ đây, tác giả sẽ tư duy logic, khái quát nhằm làm
rõ hơn những dữ liệu liên quan đến đề tài để rút ra các kết luận khoa học cần thiết.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đây là phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng nghiên cứu nhằm rõ bản chất của
vấn đề. Các hình thức được sử dụng phổ biến trong phương pháp này là điều tra bằng bảng
hỏi, phỏng vấn sâu cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, quan sát,… Mỗi hình thức có những
điểm mạnh và hạn chế nhất định, tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả kết hợp

13


giữa phương pháp định tính và định lượng để cả hai có thể bổ sung cho nhau nhằm thu được
những thơng tin có giá trị và đáng tin cậy.
i.

Điều tra bằng bảng hỏi

-

Cơ sở để xác định các biến: Dựa trên các mơ hình TQM và cơ sở lý luận của quản lý
chất lượng đào tạo, tác giả xác định các biến và tiến hành xây dựng bảng hỏi để khảo sát
sơ bộ ý kiến học viên, GV, CBQL nhằm thu thập ý kiến và thống nhất của họ về những
nội dung liên quan đến đề tài như thang đo, biến giá trị.


-

Mẫu khảo sát: Trường ĐH CNTT có 2,244 học viên đang theo học hệ ĐTTX, với giới
hạn về không gian và thời gian, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu hệ thống để
chọn ra số học viên một cách khách quan, chính xác và khoa học nhất. Cụ thể mẫu được
chọn theo công thức sau:
N
n=

1+ N (e)2

Tổng thể là N = 2,244, độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là ± 5%.
2244
n=

= 339
1+2244 (.05)2

Kích thước mẫu này được xem là phù hợp với tiêu chuẩn chọn trong nghiên cứu khoa
học xã hội (Trung Tâm Thông tin và phân tích dữ liệu Việt Nam – VIDAC, năm 2015). Số
mẫu đại diện cần cho nghiên cứu là 339, tuy nhiên để trừ hao cho các mẫu không trả lời hoặc
trả lời không hợp lệ, tác giả chọn 400 học viên làm mẫu khảo sát qua phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên có hệ thống theo hệ số k (k = N/n).
Đối với CV, GV, CBQL (gọi chung là CBCNV) tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu
nhiều giai đoạn để chọn 116 người trong tổng số 401 CB-GV tại trường. Tác giả tiến hành
đánh số thứ tự từ 1 đến 30 đơn vị trong trường, chọn ra 14/30 đơn vị có liên quan trực tiếp

14



đến các hoạt động ĐTTX. Đối với lãnh đạo đơn vị sẽ chọn 1 Trưởng và 1 phó đơn vị ( ngoại
trừ 3 đơn vị Thư viện, Bộ mơn Tốn- Lý, Bộ môn Khoa học và Kỹ thuật Thông tin khơng có
chức vụ phó), các vị trí giảng viên và chuyên viên tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống. Kết quả thu được gồm 25 Trưởng, phó lãnh đạo đơn vị tại các Khoa, Bộ mơn và 6
phịng ban chức năng, 49 giảng viên và 42 chuyên viên.
-

Nội dung khảo sát: Căn cứ trên các mục đích, mục tiêu nghiên cứu, tác giả triển khai nội
dung khảo sát chất lượng ĐTTX theo TQM tại trường ĐH CNTT gồm: Các thành tố
đảm bảo chất lượng đào tạo: Đội ngũ Giảng viên, Cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên, học
viên, cơ sở vật chất, tài chính, điều kiện dạy-học; Các yếu tố cấu thành nên hoạt động
đào tạo: tuyển sinh, chương trình đào tạo và các thành tố của q trình dạy- học.

-

Cơng cụ đo lường: Với những biến đã được xác định liên quan đến đề tài, tác giả xây
dựng bảng hỏi bám sát với nội dung của từng biến, tương ứng với từng nội dung sẽ có 5
mức độ phản hồi mà người được khảo sát sẽ lựa chọn mức độ phù hợp nhất. Các ý kiến
phản hồi của học viên, CBCNV cũng được sử dụng trong q trình xây dựng bảng hỏi.
Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát thử nghiệm trên 30 học viên và 10 CBCNV tại trường
ĐH CNTT, tác giả nhập liệu, làm sạch dữ liệu và phân tích độ tin cậy của thang đo qua
hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.

-

Độ tin cậy của thang đo: Tác giả kiểm định và chỉ chọn những nội dung có kết quả với
giá trị hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 vì nó cho thấy thang đo có độ tin cậy (Nunnally
Bernstein, 1994) và các biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item –
total Correlation ≥ 0.3, là các biến đạt yêu cầu (Nunnally, 1978). Đồng thời, tác giả sử
dụng phân tích EFA cho các biến phụ thuộc, kết quả phân tích KMO > 0.6 và tổng các

phương sai trích biến thiên ≥ 50% biến thiên của dữ liệu, kiểm định Barlett’s với mức ý
nghĩa sig=0.00 < 0.05, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là phù hợp.
(Hair et al, 1998). Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thể hiện qua bảng sau:

15


Phương sai

Hệ số

trích (%)

Cronbach’s α

Cơng tác tuyển sinh đầu vào

61.72

0.82

Tổ chức nhập học

67.75

0.86

Mục tiêu đào tạo và Chương trình đào tạo (CTĐT)

63.95


0.90

Hoạt động học tập và giảng dạy của CTĐT từ xa

57.45

0.77

vật chất hỗ trợ hoạt động dạy-học

52.99

0.78

Chiến lược phát triển các chương trình đào tạo từ xa

72.55

0.74

Cơng tác kiểm tra, đánh giá

50.84

0.87

Biến quan sát

Dịch vụ hỗ trợ sinh viên, tài nguyên học tập và cơ sở


Kết quả này là cơ sở để tác giả kết luận rằng các yếu tố để đánh giá về công tác
quản lý chất lượng ĐTTX tại trường ĐHCNTT là đáng tin cậy.


Độ giá trị: Các câu hỏi được đánh giá theo thang đo định lượng (gồm 5 mức độ: 1- Yếu;
2- Trung bình; 3- Khá; 4- Tốt; 5- Rất tốt) được giải thích dựa trên các giá trị mức độ =
(giá trị lớn nhất- giá trị nhỏ nhất)/ số lượng các mức độ= (5-1)/5= 0.8. Theo đó, ý nghĩa
các giá trị trung bình được giải thích như sau: 1.00 - 1.80: Yếu; 1.81 - 2.60: Trung bình;
2.61 - 3.40: Khá; 3.41 - 4.20: Tốt; 4.21 - 5.00: Rất tốt

ii.

Phỏng vấn
Tác giả chỉ thực hiện phỏng vấn CBCNV có tham gia giảng dạy ĐTTX tại trường, các

đối tượng học viên ở các cơ sở ĐTTX, CBQL. Trước khi tiến hành phỏng vấn, tác giả đã
email nói rõ mục đích nghiên cứu và lên lịch hẹn để phỏng vấn, phỏng vấn chỉ tiến hành trên
những đối tượng tự nguyện, sẵn sàng tham gia vào đề tài. Do vậy, sau khi gởi lời ngỏ thì có
03 cán bộ quản lý, 05 chuyên viên, 05 giảng viên và 10 học viên đồng ý tham gia. Nội dung
xoay quanh về thực trạng công tác quản lý chất lượng ĐTTX tại trường, các giải pháp đề xuất,
nhận xét về tính khả thi và cần thiết của các giải pháp đó.
iii.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

16


Tác giả sử dụng những sản phẩm hoạt động của Trường qua các tư liệu (hình ảnh, văn

bản cứng và bản mềm) báo cáo, đánh giá, kế hoạch chiến lược cũng như kết quả của công tác
đảm bảo chất lượng để nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các nội dung nhằm làm rõ vấn đề
quản lý chất lượng ĐTTX tại đơn vị khi sử dụng mơ hình TQM.
6.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với dữ liệu định lượng, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để chạy tần số, thực
hiện các kiểm định cũng như so sánh, kiểm tra mối liên hệ giữa các dữ liệu.
Đối với dữ liệu định tính: tác giả sẽ tích hợp vào việc phân tích dữ liệu định lượng nhằm
mơ tả rõ nội dung nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu của đề tài được tóm gọn qua bảng sau:

 CƠ SỞ LÝ LUẬN
 MƠ

HÌNH



THUYẾT TQM

 Lấy ý kiến

 Phương pháp
nghiên cứu

 Điều chỉnh
thang đo

 Thang đo dự kiến

- Chọn mẫu
nghiên cứu

- Phát phiếu

Nghiên cứu định

khảo sát, phỏng

lượng

 Xây dựng bảng hỏi
- Khảo sát thăm dị


kiểm

định

Cronbach’s Alpha.

vấn.

- Phân tích dữ liệu

 Kết luận
 Kiến nghị

- Kiểm định giả thuyết.

17



7.

Phạm vi nghiên cứu

7.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện khách quan, tác giả chỉ nghiên cứu trên phạm vi Trường ĐH CNTTĐHQG- HCM và chỉ tập trung vào hệ ĐTTX.
7.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng công tác
quản lý đào tạo từ xa theo mơ hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) tại Trường ĐHCNTTĐHQG- HCM ở hai trong ba công đoạn của TQM là đầu vào và quá trình đào tạo. Do vậy,
các đề xuất và kiến nghị chỉ tập trung vào 2 nội dung này.
7.3. Giới hạn chủ thể và khách thể nghiên cứu
Hiện tại nhà trường có 10 cơ sở ĐTTX với 2,244 sinh viên đang theo học ở 3 chương
trình đào tạo: Cử nhân văn bằng 1 ngành Công nghệ thông tin; Cử nhân văn bằng 2 ngành
Cơng nghệ Thơng tin và Hồn chỉnh cử nhân Cơng nghệ Thơng tin. Do đó rất khó để khảo sát
đầy đủ tất cả học viên ở tại các cơ sở. Vì vậy, tác giả sẽ lựa chọn mẫu đại diện để tiến hành
khảo sát nhằm tăng độ tin cậy cho nghiên cứu.
Chủ thể quản lý mà đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng là Hiệu trưởng Nhà
trường và các lãnh đạo Khoa tại đơn vị.
7.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Thời gian tác giả thu thập dữ liệu được thực hiện trong thời gian từ tháng 03/2017 đến
tháng 09/2018.
8.

Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài

8.1. Ý nghĩa khoa học
 Đề tài sẽ bổ sung nội dung lý thuyết về quản chất chất lượng đào tạo theo TQM, nội
dung nghiên cứu làm rõ và khái quát hóa những vấn đề lý luận về quản lý chất lượng
đào tạo từ xa theo TQM.


18


 Là kênh thơng tin có giá trị giúp Nhà trường có cơ hội đánh giá lại vị trí và nhiệm vụ
trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, cụ thể là ĐTTX.
 Là nguồn tham khảo để cho các nhà quản lý và những đối tượng quan tâm có cái nhìn
khách quan và trung thực về loại hình đào tạo từ xa. Từ đó có những cải tiến nhằm
nâng cao chất lượng đầu ra.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích và đánh giá một cách khách quan thực trạng quản lý chất lượng ĐTTX tại
trường từ khâu tuyển sinh, tổ chức và đào tạo qua đó xác định những bất cập trong quản lý
chất lượng ĐTTX dựa trên mơ hình TQM. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp
nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng ĐTTX cho phù hợp với bối cảnh và định hướng phát
triển của Nhà trường.
9.

Đóng góp mới của nghiên cứu
 Góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý chất lượng ĐTTX ở Việt Nam theo tiếp
cận TQM.
 Đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả triển khai quản lý chất lượng ĐTTX theo
mơ hình TQM trong xu thế hiện nay.
 Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, là cơ sở cho Nhà trường có thể
áp dụng trong cải tiến chất lượng ĐTTX.

19


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TỪ XA THEO
TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề trên thế giới và trong nước.
1.1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
Quản lý chất lượng đào tạo là một vấn đề quyết định sống còn của hệ thống giáo dục và
sự phát triển của quốc gia, khi bàn về vấn đề quản lý chất lượng giáo dục đại học (ở các hình
thức) đã có nhiều trường phái lý thuyết khác nhau và được tổng hợp thành 3 trường phái cơ
bản (Phạm Thành Nghị, 2000) như sau:
(1) Lý thuyết về sự khan hiếm cho rằng chất lượng tn theo quy luật hình chóp, theo
đó trường lớn thì mới có chất lượng, chi phí lớn thì mới có chất lượng cao và phải tuyển
chọn khắt khe. Tuy nhiên để đạt được những tiêu chí trên là rất khó, do vậy số trường
đạt được cũng rất hiếm.
(2) Lý thuyết về sự gia tăng giá trị (Astin, 1985): các Đại học có chất lượng tập trung
vào làm gia tăng sự khác biệt về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học khi tốt
nghiệp so với lúc mới vào trường. Do vậy, chất lượng là tập trung quản lý chất lượng
đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra của người học.
(3) Lý thuyết về chất lượng phụ thuộc vào sứ mệnh và mục tiêu (Bogue và Saunder,
1992): nhóm lý thuyết này nhấn mạnh yếu tố chất lượng là sự phù hợp với những tuyên
bố về sứ mệnh và kết quả đạt được của mục tiêu trong phạm vi các chuẩn mực được
chấp nhận cơng khai.
Mỗi trường phái có những quan điểm riêng nhưng không ai phủ nhận quản lý chất
lượng và chính sách là hai vấn đề cần được quan tâm nhất ở giáo dục ĐH, cụ thể là ở giáo dục
ĐH VN hiện nay (Nguyễn Ngọc Tài và cộng sự, 2010) vì những tồn tại đang diễn ra liên quan

20


đến thái độ học tập, phương pháp giảng dạy, đánh giá, kết quả đầu ra của sinh viên trong khi
chưa có các trung tâm kiểm định độc lập để đánh giá khách quan và chính xác. Theo các tác
giả, để cải tiến chất lượng từ thực tế này, các cơ sở đào tạo cần thắt chặt khâu tuyển sinh, tăng
cường thanh tra, kiểm tra công tác giảng dạy, thi cử, đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá

hợp lý, nâng cao trình độ cho giảng viên và đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất.
Cùng quan điểm với nhóm tác giả ở trên trong việc chỉ ra các tồn tại trong quản lý giáo
dục ĐH, Bùi Việt Phú (2011) đã đề ra những giải pháp có tính hệ thống hơn như xây dựng cơ
chế cụ thể, đổi mới về chất lượng cơng tác quản lý giáo dục ĐH, hồn thiện hệ thống pháp lý,
đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng quy trình đào tạo
linh hoạt, liên thơng và đổi mới nội dung, công tác dạy và học.
Cụ thể hơn trong việc quản lý đội ngũ giảng viên, tác giả Nguyễn Kim Hồng (2010) cho
rằng việc thiếu hoặc yếu về trình độ của GV có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do chế
độ lương bổng kém, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu còn yếu. Do vậy,
muốn nâng cao chất lượng GDĐH cần thực hiện tổng hòa tất cả các yếu tố như thay đổi cơ
chế tuyển chọn và chế độ lương bổng; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phịng thí nghiệmthực hành tạo điều kiện cho GV làm việc; chú trọng và tăng kinh phí nghiên cứu khoa học.
Cùng nhìn nhận những vấn đề đang tồn tại trong giáo dục, Nguyễn Thạc San (2010) và
Đoàn Thị Thanh Thủy (2010) nhận định yếu tố chất lượng tự học của sinh viên phản ánh chất
lượng của CTĐT, cụ thể là chất lượng của phương pháp dạy học, với hình thức tự học của
sinh viên hiện nay đang còn tồn tại rất nhiều bất cập, do vậy, đổi mới phương pháp dạy học ở
VN hiện nay cần dựa trên cơ sở khoa học, giữ lại những phương pháp đang áp dụng tốt, bổ
sung hoặc lựa chọn các phương pháp phù hợp với trình độ người học.
Ở khía cạnh vĩ mơ, tác giả Nguyễn Đức Hạnh (2016) làm rõ ý nghĩa của các nhân tố tác
động đến quản lý chất lượng đào tạo ĐH hiện nay, sau khi tổng lược những kinh nghiệm của
Hoa Kỳ, Singapore và Hàn Quốc, tác giả đã chỉ ra rất rõ các mơ hình, chính sách đảm bảo

21


chất lượng của các trường ĐH Đông Nam Á (AUN-QA). Từ việc phân tích này, hàng loạt
những giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ liên quan văn bản quản lý, cán bộ quản lý,
đội ngũ giảng viên, chương trình, giáo trình, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, quản lý
quá trình đào tạo và sau đào tạo, tăng cường cơ chế phản hồi từ cộng đồng xã hội, đơn vị sử
dụng nhân lực sau đào tạo… được đề ra. Tuy nhiên, các tác giả còn một số hạn chế như chưa
đưa ra những nhận xét, đánh giá tồn diện về các cơng trình nghiên cứu để chỉ ra những điểm

cần kế thừa và những điểm mới, đề tài cũng chưa tập trung phân tích, làm rõ các u cầu và
mơ hình quản lý chất lượng đào tạo, đặc biệt là quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality
Managament – TQM).
Để đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục thông thường người ta sẽ dùng
các mơ hình gồm các bộ tiêu chuẩn và tiêu chí để đánh giá, theo Trần Thị Bích Liễu (2007)
“chuẩn” được dùng để đo lường chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục ĐH gồm; (1)
Hiệu quả, đó là sự đạt hoặc vượt các mục tiêu đề ra, tăng các giá trị nhân cách cho người học;
(2) hiệu suất trong việc sử dụng các nguồn lực một cách thông minh, đạt chất lượng sản phẩm
đầu ra cao mà khơng có sự lãng phí; (3) Sự thừa nhận, là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và
được khách hàng chấp nhận; (4) Khả năng tiếp cận giáo dục và giáo dục ĐH của người dân;
(5) Khả năng ứng dụng vào thực tiễn, sự đáp ứng các đòi hỏi về dịch vụ và người học ứng
dụng được các kiến thức vào thực tiễn.
Tác giả Bùi Minh Hiển và cộng sự (2006) cho rằng xây dựng mơ hình quản lý chất
lượng khá trừu tượng, do vậy cần nắm bắt một số khía cạnh chính để tìm ra bản chất của sự
vật hiện tượng, mức độ áp dụng mỗi mơ hình vào thực tiễn quản lý sẽ thay đổi theo sự việc,
tình huống và người tham gia, nói cách khác giá trị của cách tiếp cận phụ thuộc vào các yếu
tố: Quy mô của tổ chức; cấu trúc của tổ chức; thời gian hiện hữu để quản lý; sự hiện hữu của
các nguồn lực; mơi trường bên ngồi.
Mơ hình quản lý chất lượng giáo dục và đào tạo (CIMO) được Nguyễn Hữu Châu

22


(2008) đề cập đến như là một sự phù hợp với mục tiêu của hệ thống, hệ thống giáo dục cơ bản
là (1) Một hệ thống với các thành phần đều vận hành một cách hiệu quả; (2) Hệ thống tạo nên
những sản phẩm (con người được giáo dục và đào tạo) đáp ứng các chuẩn mực giá trị. Trong
khi đó, Nguyễn Lộc (2010) lại đề cập đến mơ hình TQM trong định hướng vận dụng vào giáo
dục và đào tạo ở VN. Tác giả cho rằng áp dụng mô hình P-D-C-A của TQM với đầy đủ các
tiêu chí nổi bật như tập trung vào khách hàng, cải tiến tiến liên tục và huy động tất cả nguồn
lực cùng tham gia vào quản lý chất lượng sẽ đáp ứng được nhu cầu đổi mới chất lượng đào

tạo.
Nhìn nhận những tồn tại đang có trong giáo dục VN, Nguyễn Quang Giao (2013) cho
rằng do mơ hình quản lý giáo dục theo nền kinh tế bao cấp đã ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo thấp trong nền kinh tế thị trường, tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của quản lý chất
lượng cũng như xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ở các trường ĐH để đảm bảo và nâng
cao chất lượng đào tạo cho Nhà trường. Do vậy, việc tham khảo hoặc sử dụng các mơ hình
như AUN-QA, TQM, ABET… trong quản lý và đánh giá chất lượng đào tạo ngày càng phổ
biến ở các cơ sở giáo dục tại VN.
1.1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Thuật ngữ chất lượng xuất hiện vào thế kỷ 20, bắt nguồn từ sản xuất cơng nghiệp
(Sallis, 2002) và từ đó cho đến nay yếu tố chất lượng đã trở thành thang đo thành công trong
các hoạt động sản xuất, thương mại cũng như trong giáo dục.
Silva Roncelli- Vaupot (2000) cho rằng, có ba cách tiếp cận được sử dụng làm công cụ
trong quản lý chất lượng giáo dục, đó là: kiểm sốt chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng
giáo dục và TQM, trong đó kiểm sốt chất lượng giáo dục là cách lâu đời và thông dụng nhất
(Sallis, 1993), cách tiếp cận này liên quan đến việc kiểm tra sản phẩm giáo dục (sinh viên tốt
nghiệp) để thấy được sự tồn tại và yếu kém của q trình đào tạo. Thơng thường, kết quả sẽ
được thể hiện và thẩm định qua các kỳ thi cuối khóa hoặc cuối năm, do vậy, nhược điểm của

23


×