Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của mạng xã hội facebook tới kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông (điển cứu tại trường trung học phổ thông tạ quang bửu, quận 8, thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LÊ THỊ NGÀ

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TỚI KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
( ĐIỂN CỨU TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠ
QUANG BỬU, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

CHUN NGÀNH: CƠNG TÁC XÃ HỘI
MÃ NGÀNH: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠNG TÁC XÃ HỘI

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LÊ THỊ NGÀ

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TỚI KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
( ĐIỂN CỨU TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠ
QUANG BỬU, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)



CHUN NGÀNH: CƠNG TÁC XÃ HỘI
MÃ NGÀNH: 60.90.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS Phạm Thanh Bình.
Các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo khách quan,
khoa học, mọi kết quả đều dựa vào quá trình khảo sát và thực nghiệm trên thực tế
Các tài liệu tham khảo đề có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Tác giả
Lê Thị Ngà


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành công tác xã hội với đề tài
“Công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ mạng xã hội Facebook tới
kết quả học tập của học sinh Trung học phổ thông” (Điển cứu tại trường trung học phổ
thông Tạ Quang Bửu, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh). Ngồi sự nỗ lực cố gắng của
bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cơ giáo cùng gia đình và bạn bè.
Để hồn thành nghiên cứu này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới TS Phạm Thanh Bình, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉnh sửa tận tình
cho tơi trong thời gian thực hiện báo cáo luận văn này.
Ngồi ra, tơi cũng xin cảm ơn tới các thầy cô trong khoa công tác xã hội – Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh
Đồng thời, tôi xin gửi lời chân thành tới các thầy cô và các bạn học sinh trường

trung học phổ thông Tạ Quang Bửu đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài.
Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người tơi có thể hồn thành báo cáo khóa luận
nghiên cứu này.
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu với những kinh nghiệm còn hạn chế, đặc biệt
nghiên cứu lại đi theo hướng thực hành phương pháp của công tác xã hội nên khơng
tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự đóng ghóp ý kiến của các thầy cô
giáo, các bạn và những người quan tâm tới nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Học viên
Lê Thị Ngà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................11
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................11
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...............................................................................13
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................21
4. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................22
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................................22
6. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................22
7. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................23
8. Ý nghĩa nghiên cứu ...............................................................................................23
9. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................23
NỘI DUNG CHÍNH..................................................................................................26
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK TỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG .....................................................................................................................26
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................................26

1.1.1. Lý thuyết nhu cầu con người ..........................................................................26
1.1.2. Lý thuyết hệ thống .........................................................................................28
1.1.3. Lý thuyết tâm lý năng động ............................................................................31
1.2. Các khái niệm công cụ .......................................................................................32
1.2.1. Mạng xã hội Facebook ....................................................................................32
1.2.2. Học sinh trung học phổ thông .........................................................................33


1.2.3. Kết quả học tập ................................................................................................35
1.2.4. Khái niệm công tác xã hội nhóm.....................................................................35
1.2.5. Tiến trình cơng tác xã hội nhóm .....................................................................36
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với học sinh Trung học phổ
thơng ...................................................................................................................37
1.3.1. Gia đình ...........................................................................................................37
1.3.2. Nhà trường ......................................................................................................38
1.3.3. Mơi trường sống ..............................................................................................39
1.3.4. Năng lực nhân viên công tác xã hội ................................................................39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
TÁC ĐỘNG TỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TẠ QUANG BỬU, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................42
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. ............................................................................42
2.2. Khách thể nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ...........................................44
2.3. Thực trạng vấn đề sử dụng mạng xã hội Facebook tác động tới kết quả học tập
của học sinh Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu, Quận 8, Thành phố Hồ Chí
Minh....................................................................................................................46
2.4. Những thuận lợi và khó khăn của học sinh Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu,
Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tiếp cận các trợ giúp giảm thiểu tác
động tiêu cực từ mạng xã hội Facebook .............................................................62
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM HỖ TRỢ
NHÓM HỌC SINH CÓ KẾT QUẢ HỌC TẬP THẤP DO TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ........................................................................66
3.1. Lý do áp dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ nhóm học sinh tại trường
Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu. .......................................................................66


3.2. Kế hoạch can thiệp .............................................................................................67
3.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ can thiệp ......................................................................67
3.2.2. Kế hoạch can thiệp cụ thể ...............................................................................68
3.2.3. Thực trạng nhóm can thiệp .............................................................................69
3.3. Hoạt động thực hiện can thiệp ...........................................................................70
3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm ............................................................70
3.3.2. Giai đoạn khảo sát nhóm .................................................................................72
3.3.3. Giai đoạn can thiệp..........................................................................................73
3.3.4. Giai đoạn kết thúc ...........................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100
PHỤ LỤC ................................................................................................................104


8

DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viêt tắt

Nội dung viết tắt

1


MXH

Mạng xã hội

2

THPT

Trung học phổ thơng

3

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

4

ĐHKHXHVNV

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

5

CTXH

Công tác xã hội

6


TNCS

Thanh niên cộng sản

7

UNESCO

8

CTXHN

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc
Cơng tác xã hội với nhóm


9

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức .............................................................................. 42
Bảng 2.2. Kết quả học tập của học sinh năm học 2017 – 2018 .............................. 44
Bảng 2.3. Hệ số Cronbach's Alpha đo độ tin cậy của thang đo ............................. 45
Bảng 2.3.1 : Bảng thống kê số lượng học sinh sử dụng MXH Facebook ................ 46
Bảng 2.3.2 : Kết quả học tập học kỳ I năm học 2017 – 2018 .................................. 47
Bảng 2.3.3: Thống kê mô tả về thời lượng học sinh sử dụng MXH Facebook ....... 48
Bảng 2.3.4. Bảng thống kê mô tả đánh giá về thời điểm sử dụng MXH Facebook 50
Bảng 2.3.5. Thống kê mô tả về mục đích sử dụng MXH Facebook ........................ 52
Bảng 2.3.6: Thống kê mức dộ quan tâm tới MXH Facebook .................................. 55
Bảng 2.3.7.: Mức độ đồng ý về việc sử dụng MXH Facebook theo mức điểm của

học sinh ......................................................................................................................... 57
Bảng 2.3.8: Đánh giá những yếu tố tiêu cực từ việc sử dụng MXH Facebook dẫn
tới ảnh hưởng tới kết quả học tập .................................................................................. 58
Bảng 2.3.9: Đánh giá về việc sử dụng MXH Facebook giành cho học tập ............. 60
Bảng 2.3.10: Bảng thống kê mô tả đánh giá kết quả học tập thay đổi từ khi sử
dụng MXH Facebook .................................................................................................... 61
Bảng 3.2.1: Danh sách thành viên nhóm ................................................................ 71
Bảng 3.2.2: Mơ hình tương tác nhóm ..................................................................... 73
Bảng 3.3.1: Mơ hình hỗ trợ phòng ngừa các yếu tố tiêu cực từ MXH Facebook ... 99


10

DANH MỤC BIỀU ĐỒ

Biều đồ 2.3.1: Thời lượng học sinh sử dụng MXH Facebook ................................. 49
Biều đồ 2.3.2: Học sinh sử dụng Facebook bất kỳ lúc nào ...................................... 50
Biều đồ 2.3.3: Học sinh sử dụng Facebook vào buổi tối.......................................... 51
Biều đồ 2.3.4: Mục đích sử dụng MXH Facebook .................................................. 53
Biều đồ 2.3.5: Mức độ đồng ý về việc sử dụng MXH Facebook ............................. 56


11

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kĩ thuật, thế giới đang thay
đổi nhanh chóng từng ngày. Đặc biệt, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo
những điều kiện và cơ hội cho mọi người giao lưu, liên kết, chia sẻ sở thích, sự
quan tâm, ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại nhất

là sự phát triển ngày càng đa dạng của internet, trong đó có các mạng xã hội.
Ở Việt nam có một số mạng xã hội phổ biến như Zalo, Switter, Instagram,
Facebook… Trong đó, mạng xã hội Facebook được người dùng ở Việt Nam lựa
chọn sử dụng phổ biến. Việt Nam là một trong 10 nước có lượng người dùng nhiều
nhất, xếp thứ 7 với 64 triệu người tham gia nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất,
và bị ảnh hưởng nhất là giới trẻ bao gồm lứa tuổi học sinh THPT, tầng lớp học sinh
đang ở độ tuổi từ 15 đến 18 là giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ sang người
trưởng đang cần rất nhiều định hướng trong học tập và cuộc sống
Đối với học sinh THPT, những tiện ích mà mạng xã hội mang lại như sử dụng
nó trong học tập, chia sẻ tài liệu, kiến thức, giao tiếp và kết bạn mới, chat với bạn
bè…Rất nhiều tính năng đáp ứng được nhu cầu giải trí ở lứa tuổi này. Tuy nhiên,
bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng mạng xã hội cũng gây ra những tác
động không tốt đối với học sinh. Mạng xã hội đã khiến nhiều học sinh sao nhãng
việc học tập cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa. Quỹ thời gian tự học của
các bạn giảm đi do dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên mạng xã hội
Facebook. Đặc biệt sẽ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của
một số học sinh.
Đây là vấn đề mà thời gian gần đây báo chí, truyền thơng đề cập tới khá nhiều.
Ở một số trường học ban giám hiệu nhà trường đã đưa ra quy định của việc sử dụng
Facebook như trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), THPT Nguyễn Đức Cảnh
(Thái Bình)...
Hệ quả của việc quá lạm dụng Facebook rất nghiêm trọng như mất ngủ, nghèo
nàn các kỹ năng xã hội, giảm sút các mối quan hệ thật, hiệu suất công việc, học tập


12

giảm có thể dẫn đến sử dụng ma tuý… Theo các nhà tâm lý học, việc quá lạm dụng
MXH Facebook nguy hại hơn việc lạm dụng chất có cồn vì khả năng ăn sâu vào
nhận thức và lối sống.

Chúng ta khơng thể phủ nhận những tiện ích mà MXH Facebook mang lại
nhưng nó cũng có những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới kết quả học tập nhất là
học sinh THPT, Một nghiên cứu về “Thói quen sử dụng mạng và kết quả trong học
tập của học sinh 15 tuổi người Úc” (Alberto Posso, 2016) cho thấy những học sinh
thường xuyên sử dụng MXH Facebook hàng ngày có điểm số mơn tốn, đọc và
khoa học kém hơn những học sinh khơng thường xun sử dụng tới 20 điểm và có
xu hướng ngày càng tụt lùi. Nghiên cứu minh chứng MXH Facebook được coi là
một trong những yếu tố tác động tiêu cực tới kết quả học tập của học sinh THPT.
Nói về biện pháp làm giảm thiểu tác động của MXH Facebook tới kết quả học
tập của học sinh thì có nhiều như là đổi mới phương pháp giảng dạy, phối hợp giữa
nhà trường và phụ huynh, dạy thêm…thì phương pháp cơng tác xã hội với nhóm
được xem là một biện pháp phát huy giá trị tích cực tối ưu, tăng cường, củng cố
chức năng xã hội của cá nhân thơng qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó
với các vấn đề của cá nhân, nếu cơng tác xã hội nhóm được tổ chức khoa học, logic
sẽ giúp giảm tác động tiêu cực của MXH Facebook đến kết quả học tập của học
sinh THPT.
Phương pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với
kết quả học tập của học sinh THPT là nghiên cứu mới có ý nghĩa về lý luận và thực
tiễn mà ở Việt Nam chưa được thực nghiệm. Thiết nghĩ đây cũng là vấn đề cần đến
sự trợ giúp của công tác xã hội, nhất là trợ giúp của nhân viên công tác xã hội
trường học đối với những học sinh có kết quả học tập thấp do hệ lụy của việc sử
dụng MXH Facebook và những học sinh có nguy cơ bị tác động tiêu cực đến kết
quả học tập từ MXH Facebook. Chính vì vậy tác giả tiến hành thực nghiệm tại
trường THPT Tạ Quang Bửu, là trường học có mặt bằng điểm học sinh khơng cao
so với các trường khác trong thành phố Hồ Chí Minh, Theo số liệu thống kê của
trường năm học 2017 – 2018, trường có 41 lớp học với tổng cộng 1670 học sinh cả


13


ba khối lớp 10, 11, 12. Như đã nêu ở trên số lượng người sử dụng MXH Facebook
phần lớn là học sinh.
Vì vậy, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu “Cơng tác xã hội nhóm nhằm
giảm thiểu tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook tới kết quả học tập của học
sinh trung học phổ thông (Điển cứu tại trường Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu,
Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Việc nghiên cứu học sinh trường THPT Tạ Quang Bửu nhằm tập trung phân
tích trong phạm vi giới hạn cụ thể với mục tiêu phản ánh trung thực và từ đó đưa ra
giải pháp cho việc sử dụng có hiệu quả MXH Facebook vào trong quá trình học tập
và giảm thiểu tác động tiêu cực tới kết quả học tập của học sinh.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ khi có sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook đã có một số nghiên cứu trong
và ngồi nước về mạng xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng trong
đó bao gồm cả yếu tố tích cực và tiêu cực liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Tuy
nhiên các nghiên cứu còn rất chung chung và chưa đưa ra biện pháp cụ thể để can
thiệp định hướng trong trường học ở góc độ dành cho nhân viên công tác xã hội
trường học. Sau đây là tổng quan một số nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
tới vấn đề nghiên cứu
2.1. Một số nghiên cứu nước ngoài
Trong một nghiên cứu gần đây vào năm 2013 từ trường đại học Michigan Tiến
sĩ Tâm lý học Ethan Kross cho thấy, càng dùng Facebook lâu và nhiều thì người
dùng càng ít cảm thấy hạnh phúc. Trong hơn hai tuần, Kross và những đồng nghiệp
của cô đã gửi tin nhắn văn bản đến 82 người dân ở Ann Arbor năm lần trong một
ngày. Nhóm nghiên cứu muốn biết: Những đối tượng mà họ nghiên cứu cảm thấy
như thế nào? Họ bồn chồn, cô đơn ra sao? Tần suất sử dụng Facebook? Và họ
thường xuyên tương tác trực tiếp với những người khác như thế nào bởi những tin
nhắn trước đó? Kross đã nhận thấy rằng: Số lượng người sử dụng Facebook trong
khoảng thời gian giữa hai tin nhắn càng nhiều, thì điều đó càng nói lên cảm giác



14

hạnh phúc và hài lòng của họ đang giảm xuống. Từ những dữ liệu nghiên cứu,
Kross đã chỉ ra: Facebook đang làm họ cảm thấy khơng hạnh phúc[34].
Theo tạp chí Social and Clinical Psychology, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học
Houston đã mô tả cách tiến hành hai nghiên cứu để điều tra những ảnh hưởng của
việc sử dụng mạng xã hội Facebook một cách thường xuyên tác động như thế nào
đến sức khỏe tâm lý của con người.
Cả hai nghiên cứu đều chỉ ra rằng, người sử dụng Facebook sẽ cảm thấy tồi tệ
và chán nản khi họ so sánh mình với những chia sẻ trong cuộc sống của các đồng
nghiệp, bạn bè của họ. Theo Mai-Ly Steers - Trưởng nhóm nghiên cứu, ứng cử viên
tiến sỹ Khoa Tâm lý Xã hội học thuộc Đại học Houston, sự so sánh giữa cá nhân
với xã hội không phải là hiện tượng tâm lý mới. Ý tưởng ban đầu này được đưa ra
bởi nhà tâm lý học Leon Festinger trong năm 1950 với lý thuyết cho rằng tất cả
chúng ta đều có nhu cầu đánh giá, so sánh bản thân mình với những người khác.
Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu sao cho phù hợp với bối
cảnh mạng xã hội trực tuyến như Facebook hiện tại đang rất thông dụng. Trên thực
tế, từ những năm 1950, hầu hết các nghiên cứu tương tự về nhu cầu so sánh giữa cá
nhân với xã hội đều tập trung vào sự tương tác trực tiếp giữa hai con người
Nghiên cứu đầu tiên có sự tham gia của 180 người tình nguyện đã nhận thấy, cả
nam giới và phụ nữ thường xuyên lướt Facebook đều được liên kết với các triệu
chứng trầm cảm.
Trong nghiên cứu thứ hai với 152 người tham gia, các nhà khoa học cũng phát
hiện ra rằng, có mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian dành cho Facebook và các triệu
chứng trầm cảm do những so sánh của bản thân người sử dụng Facebook với bạn
bè, đồng nghiệp của họ. Lần nghiên cứu thứ 2 cũng khơng có sự khác biệt giữa nam
giới và phụ nữ
Các tác giả cho biết, những phát hiện của họ cho thấy rằng, tham gia vào mạng
xã hội, nhìn thấy những hoạt động chia sẻ của đồng nghiệp, bạn bè (thường là
những chia sẻ tích cực) có thể làm cho bản thân người lướt Facebook cảm thấy chán

nản, tồi tệ hơn cả khi họ so sánh trực tiếp mặt đối mặt.


15

Mai-Ly Steers cho biết: "Mặc dù điều này khơng có nghĩa Facebook gây ra
chứng trầm cảm nhưng những cảm giác chán nản do so sánh mình với những người
khác
Từ kết quả nghiên cứu đưa ra các minh chứng khơng tích cực từ việc sự dụng
Facebook, từ nghiên cứu này là cơ sở mà tác giả có thể đánh gía khi thực hiện vấn
đề nghiên cứu của tác giả.
Trong cuốn sách “Hiệu ứng Facebook và cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã
hội”. David Kirkpatrick – phóng viên phân tích về ảnh hưởng và chiến lược của
Facebook trong đời sống xã hội. Thông qua cuốn sách này, tác giả cho chúng ta
thấy q trình phát triển khơng ngừng nghỉ của mạng xã hội này từ khi nó được thai
nghén ý tưởng và từng bước từng bước đạt tới thành công ngày hôm nay, cũng như
Facebook ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta như thế nào. [35]
Cuốn sách cung cấp cho nghiên cứu của tác giả những thông tin rõ hơn về MXH
Facebook và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.
Nghiên cứu do các nhà tâm lí học tại trường Đại học Edinburgh Napier thực
hiện mang tên “Cuộc nghiên cứu thông qua các giải pháp phỏng vấn trực tiếp, khảo
sát trực tuyến phát hiện ra sử dụng Facebook có thể khiến người dùng lo lắng và
căng thẳng”. Tại hội thảo Tiến sĩ Kathy Charles đã thông qua các kết quả cho thấy
sự căng thẳng, lo lắng biểu hiện ở một số thái độ khác nhau: 63% trì hỗn trả lời
bạn bè, 12% cảm thấy lo lắng, 32% cảm thấy có lỗi vì từ chối lời đề nghị kết bạn
của một ai đó trên Facebook, 10% khơng thích nhận bình luận của bạn bè. [36]
Cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Kathy Charles đa phần tập trung vào cách sử dụng
Facebook hằng ngày những tác hại mà nó gây ra cho người sử dụng.
Với nghiên cứu này đề cập tới tác động tiêu cực khi người sử dụng MXH
Facebook có sự căng thẳng và lo lắng. So sánh với nghiên cứu của tác giả đều có sự

giống nhau là nghiên cứu về MXH Facebook, với kết quả nghiên cứu này cho tác
giả thêm cơ sở về yếu tố tiêu cực của MXH Facebook. Tuy nhiên khách thể tác giả
nghiên cứu là học sinh THPT, mặt khác cơng trình nghiên cứu này được tiến hành ở
phương tây khác nhau về văn hóa, xã hội, phong tục tập quán nên có thể có khác so
với ở Việt Nam.


16

Tiến sĩ Tâm lí học Cecillie Schou Andreassen của trường Đại học Bergen đã
thực hiện nghiên cứu nhằm xem tình trạng nghiện Facebook của sinh viên tại
trường. Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 04/2011 với 423 người, trong đó
227 phụ nữ và 196 nam giới, ơng đưa ra thang đo bao gồm 6 câu hỏi để đánh giá
mức độ sử dụng Facebook. Andraessen và đồng nghiệp đã hoàn thành bảng câu hỏi
BFAS viết tắt của Bergen Facebook Addiction Scale (Thang Bergen đo độ nghiện
Facebook) với 6 tiêu chuẩn cơ bản, trong đó người tham dự được yêu cầu chọn 1
trong 5 câu trả lời sau cho mỗi một câu hỏi với năm thang đo: Rất hiếm khi, Hiếm
khi, Đôi khi, Thường, và Rất thường. Các câu hỏi được đưa ra nhằm đo mức độ
như sau:


Bạn dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về Facebook hoặc lập kế hoạch làm
thế nào để sử dụng nó.



Bạn cảm thấy một sự thôi thúc để sử dụng Facebook nhiều hơn và nhiều hơn
nữa.




Bạn sử dụng Facebook để quên đi các vấn đề cá nhân.



Bạn đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng Facebook mà khơng thành cơng.



Bạn trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bạn bị cấm sử dụng Facebook.



Bạn sử dụng Facebook nhiều đến nỗi nó đã có một tác động tiêu cực cho
công việc / học tập của bạn.

Andreassen và cộng sự cho rằng nếu người trả lời chọn “thường” hoặc “rất
thường” ít nhất là 4 trên 6 mục thì có thể cho rằng họ đã bị nghiện Facebook.
Họ nhận thấy là các đặc điểm tính cách khác nhau liên quan đến thang đo này:
ví dụ như triệu chứng rối loạn thần kinh chức năng và sự hướng ngoại giới có liên
quan tích cực với nhau, và liên quan một cách tiêu cực với sự tận tâm.
Họ cũng nhận thấy là điểm số cao trên BFAS liên kết với đi ngủ rất khuya và
dậy rất muộn [31]
Với nghiên cứu này nghiên cứu đo lường được mức độ sử dụng MXH Facebook
đáng tin cậy mặc dù nghiên cứu được thực hiện ở nước ngồi có sự khác nhau về
văn hóa, con người. Tuy nhiên, thang đo này vẫn là thang đo có tính tin cậy có thể
sử dụng trong khảo sát của nghiên cứu vấn đề cho đề tài của tác giả.


17


Nghiên cứu có tiêu đề “Thói quen sử dụng mạng và kết quả trong học tập của
các học sinh 15 tuổi người Úc” đã được phát hành trên tờ tạp chí quốc tế về Truyền
thơng (International Journal of Communication) của Phó giáo sư Alberto Posso
(thuộc trường Kinh tế, tài chính và thương mại của ĐH RMIT). Theo kết quả được
thực hiện bởi Chương trình đánh giá PISA. PISA đã kiểm tra hơn 12.000 học sinh
trong độ tuổi 15 của Australia về mơn tốn, đọc và khoa học đồng thời với việc thu
thập những dữ liệu liên quan đến các hoạt động trên mạng của những học sinh này.
Những học sinh nào thường hay vào các những trang mạng xã hội và Facebook
hàng ngày sẽ bị tụt lùi trong các môn toán, đọc và khoa học. Kết quả nghiên cứu
cho thấy những học sinh thường xuyên sử dụng Facebook hoặc trò chuyện trên
mạng hằng ngày có điểm số mơn tốn kém hơn những học sinh không sử dụng các
ứng dụng này đến 20 điểm. [30]
Kết quả kết luận của nghiên cứu cho chúng ta thấy rõ những người sử dụng
Facebook có tác động tiêu cực tới kết quả học tập, Tuy vậy, nghiên cứu này là ở
nước ngoài đặt trong bối cảnh ở Việt Nam thì liệu có khác hay khơng?
2.2. Một số nghiên cứu trong nước
Bài viết của Đào Lê Hòa An thuộc trung tâm đào tạo kĩ năng sống và chăm sóc
tinh thần ý tưởng việt “ Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người –
một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại” đăng trên tạp chí khoa học đại học Sư
Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh số 49 năm 2013. Bài báo đề cập tổng quát một số
nghiên cứu về mạng xã hội Facebook trên thế giới, đồng thời trình bày những
nghiên cứu về vấn đề hành vi sử dụng internet nói chung và Facebook nói riêng tại
Viêt Nam qua đó ơng cũng cho biết thực tiễn hiện nay cần có thêm những bài
nghiên cứu chuyên sâu về hành vi sử dụng Facebook. [3]
Với nghiên cứu này đều nghiên cứu về MXH Facebook tuy nhiên nghiên cứu
này nhấn mạnh đến hành vi sử dụng Facebook của con người, từ nghiên cứu cũng
cho thấy đây là vấn đề đang cần có thêm các nghiên cứu khác phản ánh thực tiễn
hơn.



18

Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM đã tổ chức hội thảo “Mạng xã hội với lối
sống của giới trẻ TPHCM” vào ngày 27/8/2010. Tại hội thảo này, nhiều nhà khoa
học xã hội đã chỉ ra tính hai mặt của mạng xã hội. Tại hội thảo, các đại biểu thẳng
thắn đặt ra những câu hỏi: Có nên quản lý mạng xã hội hay không, làm thế nào để
phát huy được mặt mạnh của loại tổ chức ảo này để phục vụ xã hội?. Chính vì vậy
nên có những đề tài nghiên cứu về mạng xã hội rộng hơn, quy mô hơn để tránh
chuyện đến khi mạng xã hội bộc phát quá mạnh thì sinh ra chuyện “quản khơng
được thì cấm”. [7]
Cuốn chuyên khảo “Mạng xã hội với sinh viên” là sản phẩm sau 3 năm nghiên
cứu lý luận và thực tiễn, được khái quát trên cơ sở đề tài “Mạng xã hội với thanh
niên Việt Nam- thực trạng và giải pháp” do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ
Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức
tổng thể nghiên cứu về mạng xã hội (MXH) trên thế giới và ở Việt Nam, chỉ ra thực
trạng sử dụng MXH của 4205 sinh viên Việt Nam đang học tại một số trường đại
học ở Hà Nội, Hải Phịng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu hỏi
đặt ra ở đây là đối vơi sinh viên còn vấn đề này ở tầng lớp học sinh THPT liệu sẽ
như thế nào? [18]
Thông qua 8 chương sách, nhóm tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề liên
quan đến cách thức sử dụng MXH việc công khai và bảo mật thông tin cá nhân trên
MXH, các loại nhu cầu sử dụng MXH, tự đánh giá bản thân của sinh viên sử dụng
và những áp lực tâm lý từ việc sử dụng mạng. Từ đó, các tác giả chỉ ra những vấn
đề còn tồn tại trong quản lý việc sử dụng MXH và trình bày một số kinh nghiệm
quản lý của nước ngoài để việc sử dụng mạng của giới trẻ thực sự mang lại lợi ích
và giúp họ tránh được những rủi ro không mong muốn khi tham gia vào MXH.
Hội thảo “Mạng xã hội tại Social Media 2009” do VCCorp, Vega, Báo mới,
Time, Universal tổ chức vào ngày 27/8/2011. Hội thảo có sự ghóp mặt của nhiều
nhà khoa học xã hội chỉ ra tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến

giới trẻ hiện nay. Đây là một sự kiện quan trọng, đóng ghóp thêm những thơng tin
cần thiết cho nghiên cứu của tác giả về MXH Facebook[8]


19

Tác phẩm “Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở
Việt Nam”, Bùi Hồi Sơn, NXB Khoa học, Hà Nội 2008. Trong tác phẩm này tác
giả đề cập đến một số phương tiện truyền thông mới như MXH, internet, báo chí..
và những mặt tích cực của chúng trong đời sống xã hội hiện đại. Đồng thời, tác giả
còn đề cập đến sự thay đổi văn hóa, bản sắc dân tộc Việt dưới tác động mạnh mẽ và
sâu sắc của những các phương tiện trên. Tuy nhiên, tác giả vẫn cịn nói chung chung
chưa phân tích rõ tính hai mặt của các phương tiện truyền thơng đến việc tác động
trở lại của nó trong đời sống, nền văn hóa Việt [24].
Bài tạp chí “Thực trạng việc sử dụng Facebook của thanh thiếu niên 15 – 18
tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh” trên tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Hồ Chí
Minh của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn và Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm. Bài viết đề cập
thực trạng sử dụng Facebook của lứa tuổi vị thành niên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho biết có đến 97,6% người đã và đang sử dụng Facebook
trong số đó đa phần ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, với
nhiều phương tiện khác nhau. [23]
Tuy nhiên bài nghiên cứu không đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng Facebook
không đúng tác động tiêu cực tới hoạt động học tập của các em học sinh như thế
nào.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thu Hoài “Tác động của mạng xã hội đến giới
trẻ” Khoa báo chí ,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Nghiên cứu khái quát quát chung các yếu tố tác động của MXH
Facebook có cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu để trả lời
cho câu hỏi: Sự tác động của mạng xã hội đến giới trẻ - nhóm cơng chúng quan
trọng của báo chí là như thế nào?. Mạng xã hội thay đổi gì đến thói quen, nhu cầu,

cách thức truyền tải, tiếp nhận, chia sẻ thông tin của công chúng trẻ?, những cách
thức của báo chí truyền thống trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội đang tác
động mạnh mẽ đến cơng chúng trẻ?. [9]
Luận văn của tác giả Hồng Thị Hải Yến, Trao đổi thông tin trên mạng xã hội
của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo
sát mạng Facebook, Zingme và Go.vn). Nghiên cứu đề cập đến các vấn đề lý thuyết


20

chung về mạng xã hội, Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ
năm 2010 đến năm 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở biết rằng mạng
Facebook, Zingme và Go.vn. Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ
tham gia vào mạng xã hội, trình bày kinh nghiệm, giải pháp và mơ hình quản lý giới
trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội. Mặc dù nghiên cứu đánh giá chung cho giới trẻ
nhưng cũng là một nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của mạng xã hội. [28]
Xoay quanh việc sử dụng mạng xã hội Facebook giữa cuộc sống thực và ảo
cuốn sách “Người chơi Facebook khôn ngoan biết rằng” - Xuân Nguyễn tuyển
chọn, Kim Diệu, Ý Như dịch cho người đọc thấy được những vấn đề rất chân thực
trong cuộc sống gắn với mạng xã hội Facebook như hiện nay. Cuốn sách giúp cho
tác giả có được các thông tin gần gũi về việc sử dụng Facebook, là yếu tố quan
trong giúp tác giả định hướng các vấn đề khi thực hiện áp dụng phương pháp công
tác xã hội nhóm [29]
Nhìn chung những nghiên cứu trên đã đạt được những kết quả nghiên cứu ghóp
phần đáng kể cho lĩnh vực nghiên cứu tác động của MXH Facebook nói chung và
tác động tiêu cực đến kết quả học tập của học sinh THPT nói riêng. Các nghiên cứu
này phần lớn là những nghiên cứu tổng hợp, phát hiện và so sánh về tác động của
MXH Facebook tới con người đặc biệt là giới trẻ, các nghiên cứu cũng đưa ra
những biện pháp để cải thiện tác động tiêu cực từ MXH Facebook. Tuy nhiên, các
nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định

Thứ nhất, các nghiên cứu được thực hiện ở nước ngồi so với Việt Nam có sự
khác nhau về văn hóa, lối sống có thể có kết quả khác nhau
Thứ hai. Các nghiên cứu còn rất chung cho các đối tượng, nghiên cứu phân loại
rõ các đố tượng, khách thể nghiên cứu cịn rất ít
Cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về cơng tác xã hội nhóm
nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với học sinh THPT. Chính vì vậy nghiên cứu
này muốn đi sâu tìm hiểu trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, cơng tác xã hội
nhóm có là biện pháp hữu hiệu giảm thiểu tác động tiêu cực của MXH Facebook tới
kết quả học tập của học sinh THPT?. Phương pháp hỗ trợ như thế nào?


21

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu và phân tích thực trạng những tác động tiêu cực từ mạng xã hội
Facebook có ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh THPT Tạ Quang Bửu
Ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm hỗ trợ nhóm học sinh có kết quả
học tập thấp do tác động tiêu cực từ việc sử dụng mạng xã hội Facebook.
Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu và phòng tránh nguy cơ tác động tiêu
cực từ việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập của học sinh THPT


Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các tài liệu, chương trình nghiên cứu liên quan đến tác động tiêu cực
của MXH Facebook đến kết quả học tập học sinh THPT.

Tìm hiểu một số lý thuyết làm nền tảng lý luận cho việc phân tích, luận giải và
đánh giá các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh THPT Tạ
Quang Bửu. Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội
Facebook của học sinh THPT Tạ Quang Bửu đến kết quả học tập của các em.
Phân tích thực trạng việc sử dụng giải pháp CTXH nhóm trong việc giảm thiểu
tác động tiêu cực của sử dụng mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập của học
sinh THPT Tạ Quang Bửu
Nhận diện những biểu hiện của tác động tiêu cực có ảnh hưởng tới kết quả học
tập của học sinh có liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook
Từ thực trạng đã nghiên cứu thành lập nhóm học sinh từ 6 đến 8 em có kết quả
học tập thấp do tác động tiêu cực từ việc sử dụng Facebook và tiến hành áp dụng
phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực
Đưa ra đề xuất nhằm phát triển CTXH nhóm trong nhà trường nhằm giảm thiểu
tác động tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập của
học sinh THPT.


22

4. Câu hỏi nghiên cứu
MXH Facebook có tác động tiêu cực đến kết quả học tập của học sinh THPT Tạ
Quang Bửu hay không?
Những tác động tiêu cực của mạng xã hội tới kết quả học tập của học sinh
THPT Tạ Quang Bửu?
Mức độ tác động như thế nào?
Những khó khăn và thuận lợi khi ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm
vào can can thiệp?
Phương pháp cơng tác xã hội với nhóm có thể làm giảm thiểu tác động tiêu cực
khơng?

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu

CTXH nhóm nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook tới
kết quả học tập của học sinh THPT


Khách thể nghiên cứu

240 học sinh THPT Tạ Quang Bửu, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh đang theo
học tại trường bao gồm các khối lớp 10, 11 và 12
10 giáo viên chủ nhiệm trường THPT Tạ Quang Bửu
20 phụ huynh học sinh trường THPT Tạ Quang Bửu
6. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào phương pháp công tác xã hội nhóm trong việc giảm
thiểu tác động tiêu cực từ mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập của học sinh
THPT Tạ Quang Bửu


Phạm vi khơng gian nghiên cứu

Trường trung học phổ thông Tạ Quang Bửu – Quận 8- Thành phố Hồ Chí Minh



Phạm vi thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2017 đến 09/2018


23

7. Giả thuyết nghiên cứu
Học sinh sử dụng thường xuyên MXH Facebook có kết quả học tập thấp hơn so
với những học sinh hiếm khi sử dụng
Học sinh THPT Tạ Quang Bửu có nguy cơ bị tác động tiêu cực từ mạng xã hội
Facebook ảnh hưởng tới kết quả học tập
Phương pháp CTXH nhóm có thể làm giảm tác động tiêu cực từ mạng xã hội
Facebook ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh THPT.
8. Ý nghĩa nghiên cứu


Ý nghĩa lý luận

Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú thêm tài liệu tham khảo
đối với lĩnh vực cơng tác xã hội nhóm trong trường học và phục vụ cho việc lĩnh
vực nghiên cứu có liên quan trong các đề tài sau này.


Ý nghĩa thực tiễn

Với kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ làm rõ những yếu tố tác động tiêu cực
từ mạng xã hội Facebook tới kết quả học tập của học sinh THPT Tạ Quang Bửu. Từ
việc áp dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm can thiệp hỗ trợ nhóm học sinh có
kết quả học tập thấp do tác động tiêu cực từ việc sử dụng MXH Facebook cải thiện

kết quả học tập.
Kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra giải pháp thích hợp giúp nhân viên cơng tác xã hội
làm trong lĩnh vực trường học, các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh có thêm tài liệu
và lựa chọn giải pháp can thiệp cho học sinh THPT nhằm giảm thiểu, phòng ngừa
nguy cơ bị tác động tiêu cực do lạm dụng MXH Facebook.
Kết quả nghiên cứu cũng hy vọng đóng góp một phần nhỏ có thể phục vụ, hỗ
trợ cho các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và tâm lý con người
9. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu tài liệu:

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các tài liệu liên quan đến cơ sở
lý thuyết của đề tài, tổng hợp các ảnh hưởng của MXH nói chung và mạng xã hội


24

Facebook nói riêng đến đời sống con người được đề cập đến trên các phương tiện
truyền thơng, phân tích tài liệu, so sánh và tóm gọn nội dung các cơng trình nghiên
cứu liên quan


Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp sử dụng nhằm thu thập số liệu phi thực nghiệm. Kết quả dùng làm
số liệu cho cuộc nghiên cứu giúp làm sáng tỏ vấn đề thực trạng sử dụng, tác động
tiêu cực của MXH Facebook đến kết quả học tập của học sinh THPT Tạ Quang Bửu
Cách dùng: Lập bảng câu hỏi khảo sát
Thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi thực tế với 240 học sinh THPT Tạ Quang

Bửu, Quận 8, Tp HCM bao gồm các khối lớp 10, 11, 12.
Nội dung muốn tìm hiểu qua khảo sát:
Bảng hỏi được chia làm 2 phần, phần thông tin về đối tượng khảo sát bao gồm
các câu hỏi về giới tính, học lực…
Phần nội dung:
Tìm hiểu mức độ sử dụng Facebook: Sử dụng thang đo nghiện Facebook của
Bergen
Tìm hiểu những tác động tiêu cực của việc sử dụng MXH Facebook đến kết quả
học tập của học sinh.
Điều kiện chọn mẫu:
Nghiên cứu chọn mẫu ngẫu nhiên với tổng số 240 học sinh
Dung lượng chọn mẫu chia làm ba khối: lớp 10 chọn 2 lớp, lớp 11 chọn 2 lớp,
lớp 12 chọn 2 lớp, mỗi lớp sỉ số 40 học sinh. Nghiên cứu chọn học sinh chia làm ba
khối vì muốn so sánh xem với học sinh mới vào trường học và học sinh gần cuối
cấp thì có sự khác biệt hay khơng.


Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp được sử dụng nhằm mơ tả, phân tích và tổng hợp đặc điểm vấn đề
tác động tiêu cực của MXH Facebook tới kết quả học tập của học sinh THPT
Phỏng vấn sâu: Một lãnh đạo trường THPT Tạ Quang Bửu, 20 học sinh thuộc
khối lớp 12 để thu thập dữ liệu, thơng tin định tính.


25

Sử dụng bảng câu hỏi (trả lời bằng viết): 10 giáo viên chủ nhiệm các khối lớp
10, 11, 12 và 20 phụ huynh học sinh bằng các bảng câu hỏi và trả lời bằng cách viết



Áp dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm vào can thiệp

Nghiên cứu áp dụng cơng tác xã hội nhóm nhằm hỗ trợ nhóm học sinh có kết
quả học tập thấp do tác động tiêu cực từ MXH Facebook nhằm giảm thiểu những
tác động này và tìm ra giải pháp hiệu quả. Tiến trình cơng tác xã hội với nhóm được
tổ chức khoa học theo 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những hoạt động khác nhau
nhằm đạt được mục tiêu.
Phương pháp được thực hiện qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm
Giai đoạn 2: Khảo sát nhóm
Giai đoạn 3: Tiến hành can thiệp
Giai đoạn 4: Kết thúc
Điều kiện lựa chọn các thành viên nhóm:


Nhóm chỉ từ 6 đến 8 học sinh



Có sử dụng mạng xã hội Facebook



Kết quả học tập thấp



Bị tác động tiêu cực từ việc sử dụng MXH Facebook



×