Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tiếp nhận và cải biên tác phẩm những người khốn khổ của victor hugo từ văn học đến các loại hình nghệ thuật khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 86 trang )

[Type here]

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
BỘ NĂM 2018

ĐỀ TÀI: TIẾP NHẬN VÀ CẢI BIÊN
TÁC PHẨM NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTOR
HUGO:
TỪ VĂN HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
KHÁC

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Lê Na
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thái Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2018

TIẾP NHẬN VÀ CẢI BIÊN
TÁC PHẨM NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTOR HUGO:
TỪ VĂN HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT KHÁC



Thuộc lĩnh vực Khoa học nhân văn.


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2018

TIẾP NHẬN VÀ CẢI BIÊN
TÁC PHẨM NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTOR HUGO:
TỪ VĂN HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT KHÁC

Thuộc lĩnh vực Khoa học nhân văn.

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thái Hà

Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Văn học
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đào Lê Na

Năm thứ: 2/ Số năm đào tạo: 4



2

MỤC LỤC
DẪN NHẬP ....................................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 10
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................... 11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 12
7. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 13
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................... 14
1.1. Cải biên học – từ văn học đến các loại hình nghệ thuật khác .................... 14
1.1.1. Cải biên học nhƣ sự phức hợp của các lí thuyết ............................. 14
1.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu của cải biên học ........................................... 20
1.1.3. Hƣớng ứng dụng ............................................................................. 21
1.2. Tiểu thuyết Những người khốn khổ và nƣớc Pháp thế kỉ XIX ................... 22
1.2.1. Victor Hugo và chủ nghĩa lãng mạn ............................................... 22
1.2.2. Hoàn cảnh ra đời của Những người khốn khổ ................................. 24
1.3. Việc tiếp nhận và cải biên Những người khốn khổ tại Việt Nam............... 26
1.3.1. Về vấn đề dịch tác phẩm ................................................................. 26
1.3.2. Trƣờng hợp Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh.......................... 28
1.3.3. Tình hình tiếp nhận trong bối cảnh hiện đại ................................... 32
TIỂU KẾT ........................................................................................................................ 33
CHƯƠNG 2: NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTOR HUGO – TỪ VĂN HỌC
ĐẾN CÁC TÁC PHẨM SÂN KHẤU ........................................................................... 35
2.1. Những người khốn khổ của Victor Hugo trên sân khấu thế giới ................ 35
2.1.1. Tình hình cải biên trên thế giới ........................................................ 36
2.1.2. Ƣu điểm ............................................................................................ 39

2.1.3. Hạn chế ............................................................................................. 43
2.2. Từ Les Misérables đến Les Mis.................................................................. 45
2.2.1. Quá trình tái sáng tạo ...................................................................... 46
2.2.2. Cải biên và chất liệu sân khấu .......................................................... 48
2.2.2.1. Sự gợi hình trong bối cảnh và biên đạo .......................... 48
2.2.2.2. Vai trị của ngơn từ trên sân khấu ................................... 51
TIỂU KẾT ........................................................................................................................ 53


3

CHƯƠNG 3: NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTOR HUGO – TỪ VĂN HỌC
ĐẾN CÁC TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH ............................................................................ 55
3.1. Những người khốn khổ của Victor Hugo trên màn ảnh thế giới ................ 55
3.1.1. Tình hình cải biên trên thế giới ....................................................... 57
3.1.2. Ƣu điểm ............................................................................................ 60
3.1.3. Hạn chế ............................................................................................. 63
3.2. Những người khốn khổ qua ống kính máy quay ........................................ 65
3.2.1. Quá trình dựng phim ....................................................................... 66
3.2.2. Sự giao thoa giữa sân khấu và điện ảnh ........................................... 68
3.2.2.1. Giai điệu ......................................................................... 69
3.2.2.2. Nhân vật và tình tiết ....................................................... 72
TIỂU KẾT ........................................................................................................................ 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 76
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 82


4


DẪN NHẬP
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi nghệ thuật sân khấu mới ra đời, nó có một sự liên kết không thể tách rời với văn
học. Tất cả các tác phẩm sân khấu sơ khai đều là sự cải biên từ một tác phẩm văn học.
Mãi sau này, ngƣời ta mới tách sân khấu độc lập với văn học và do đó xuất hiện những
kịch bản “thuần” sân khấu. Tuy nhiên, sự “đoạn tuyệt” tạm thời này không chấm dứt việc
các thế hệ nghệ sĩ sau này tiếp tục cải biên văn học thành nhiều loại hình nghệ thuật mới
mẻ khác (chẳng hạn điện ảnh).
Trong một vài năm trở lại đây, hàng loạt những đạo diễn, nhà làm phim nổi tiếng có
xu hƣớng mang văn học kinh điển lại gần hơn với thế giới hiện đại bằng việc cải biên
chúng sang các loại hình nghệ thuật khác Có thể điểm qua một số bộ phim cải biên đƣợc
đầu tƣ rất công phu nhƣ Kiêu hãnh và định kiến (2005, Joe Wright làm đạo diễn), Anna
Karenia (2012, Joe Wright làm đạo diễn), Bà Bovary (2014, Sophie Barthes làm đạo
diễn),… Nhìn từ việc tiếp nhận thơng qua các loại hình nghệ thuật khác, điều này một mặt
làm cho việc tiếp nhận các tác phẩm văn học kinh điển trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn;
song mặt khác lại làm cho những ngƣời tiếp nhận ỷ lại, lệ thuộc vào những nội dung rút
gọn đƣợc chuyển tải trong các tác phẩm cải biên.
Vừa qua, vào tháng 5 năm 2017, Tổ Lý luận văn học thuộc khoa Ngữ văn, trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tổ chức Hội thảo khoa học “Vấn đề chuyển thể tác phẩm
văn học” với 5 tham luận của các học viên cao học đƣợc chọn trình bày. Vào tháng 01
năm 2018, khoa Văn học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức một buổi nói chuyện chuyên đề về vấn đề tiếp
nhận và cải biên Hamlet của Shakespeare trong điện ảnh châu Á (What happens in
Hamlet when Hamlet comes to Asia? – Điều gì đã xảy ra với Hamlet khi nó đến châu Á?),
với sự trình bày của giáo sƣ Keith Jones đến từ Đại học Northwestern-St Paul, bang
Minesota, Mĩ. Qua tìm hiểu, chúng tơi đƣợc biết lí thuyết cải biên (Theory of Adaptation)
và lí thuyết tiếp nhận (Reception Theory) hiện đang khá đƣợc quan tâm bởi giới học thuật
trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, chúng tơi nhận thấy có rất ít các cơng trình nghiên cứu,
ứng dụng các lí thuyết này một cách cụ thể tại Việt Nam (nhất là lí thuyết cải biên).
Lí do chúng tơi chọn nghiên cứu trƣờng hợp Những người khốn khổ Victor Hugo khi

ứng dụng các lí thuyết này mà khơng phải một tác phẩm khác đến từ hai nguyên nhân
chính sau đây:
Về mặt khách quan, Victor Hugo đƣợc dịch tƣơng đối nhiều tại Việt Nam, song
trong đó, tác phẩm vĩ đại nhất của ơng – Những người khốn khổ đƣợc quan tâm nhiều hơn
cả. Bản thân bộ Những người khốn khổ đã trở nên quen thuộc với độc giả Việt Nam từ
đầu thế kỉ XX, đƣợc rất nhiều học giả nghiên cứu, thậm chí cịn đƣợc đƣa vào giảng dạy


5

trong sách giáo khoa. Nó cũng là một trong những tác phẩm đƣợc cải biên nhiều nhất và
liên tục nhất tính đến thời điểm hiện tại. Việc nghiên cứu các tác phẩm cải biên từ nó
cũng khơng cịn xa lạ trên thế giới. Tuy nhiên, theo chúng tôi nhận thấy, chƣa thật sự có
một cơng trình nào tại Việt Nam nghiên cứu cụ thể việc cải biên nó thành các loại hình
nghệ thuật khác thơng qua hƣớng ứng dụng lí thuyết tiếp cải biên.
Về mặt chủ quan, từ lâu chúng tơi đã có niềm u thích và mối quan tâm đặc biệt
dành cho Victor Hugo và tác phẩm Những người khốn khổ cũng nhƣ một vài tác phẩm cải
biên từ thiên tiểu thuyết này mà chúng tơi có cơ hội tiếp nhận. Do đó, để mang lại một
hƣớng nghiên cứu mới cho tác phẩm này, chúng tôi quyết định chọn lí thuyết tiếp nhận và
lí thuyết cải biên để nghiên cứu việc chuyển thể nó thành các loại hình nghệ thuật khác.
Từ đó có thể nhìn thấy sự ảnh hƣởng của tác phẩm kinh điển này đến với nền nghệ thuật
hiện đại và rằng nó đã có những sự vận động, thay đổi nhƣ thế nào khi đƣợc “tái sinh”
trong một hình hài mới.
Xuất phát từ các mâu thuẫn và thực tế việc nghiên cứu đã nêu trên, cùng với niềm
đam mê các tác phẩm của Victor Hugo, chúng tôi quyết định chọn đề tài về tiếp nhận và
cải biên tác phẩm của ông trong thời hiện đại để phần nào giải quyết những vấn đề đó.
Chúng tơi nhận thấy đây khơng chỉ đơn thuần là một đề tài lí thuyết mà nó cịn có tính
ứng dụng rất cao. Bởi vì thơng qua việc nghiên cứu cụ thể hai trƣờng hợp cải biên, chúng
ta sẽ có cái nhìn tổng qt hơn về mối quan hệ giữa các ngành nghệ thuật cũng nhƣ thực
trạng việc tiếp nhận – cải biên các tác phẩm cổ điển trong đời sống đƣơng đại.


2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đề tài của chúng tơi khơng phải là một đề tài mới mẻ hoàn toàn, thực chất, trên thế
giới, việc nghiên cứu Victor Hugo cũng nhƣ các vấn đề về cải biên văn học thành các loại
hình nghệ thuật khác đã xuất hiện từ rất sớm. Dƣới đây, chúng tơi điểm qua một số các
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan mật thiết đến đề tài của chúng tơi ở phạm vi
trong và ngồi nƣớc. Đa số các cơng trình này chúng tơi đều đã đọc qua và có kế thừa
những kết quả từ đó, do vậy, chúng tôi cho rằng việc cung cấp những thơng tin cơ bản về
những cơng trình này là một bƣớc cần thiết để cho thấy một cái nhìn tổng quát nhất về
tình hình nghiên cứu các vấn đề này.
2.1.

Tình hình nghiên cứu quốc tế

Đầu tiên, chúng tơi trình bày về tình hình nghiên cứu Lí thuyết tiếp nhận và Lí
thuyết cải biên. Lí thuyết tiếp nhận đã đƣợc quan tâm từ khoảng giữa thế kỉ XX và đƣợc
biết đến khá rộng rãi với các cơng trình của Hans Robert Jauss, Wolfgang Iser,… Lí
thuyết cải biên bắt đầu đƣợc các học giả nƣớc ngoài quan tâm từ những năm cuối thế kỉ
XX. Trên thế giới đã có nhiều sách báo, đề tài khoa học đề cập và nghiên cứu về lí thuyết


6

này cũng nhƣ hƣớng ứng dụng của nó vào một số trƣờng hợp cụ thể. Có thể điểm qua mơt
số cơng trình nhƣ:
+ A Theory of Adaptation (Một lí thuyết cải biên) của Linda Hutcheon (2006) – một
giáo sƣ từ Đại học Toronto, Canada. Cuốn sách này giới thiệu Cải biên học với những đặc
trƣng, tính chất, q trình, đối tƣợng nghiên cứu của nó. Hutcheon khơng phân tích riêng
một trƣờng hợp cải biên nào mà chủ yếu để các dẫn chứng nằm rải rác trong tồn bộ cơng
trình. Chúng tơi đánh giá đây là một cơng trình đƣợc đầu tƣ kĩ lƣỡng. Tuy vậy, các dẫn

chứng mà Hutcheon chỉ ra chủ yếu là từ các lĩnh vực nhƣ điện ảnh, sân khấu và đa số của
phƣơng Tây. Chúng tôi sử dụng cuốn sách này nhƣ là một trong những tài liệu quan trọng
nhất trong việc triển khai các vấn đề lí thuyết chung trong chƣơng 1.
+ A Companion to Literature, Film, and Adaptation (Sách hƣớng dẫn về văn học,
điện ảnh và tác phẩm cải biên) do Deborah Cartmell biên soạn (2012). Cuốn sách tổng
hợp các bài nghiên cứu của nhiều tác giả liên quan đến vấn đề cải biên từ một tác phẩm
văn học thành một tác phẩm điện ảnh. Cơng trình này sắp xếp các bài viết theo một trật tự
khoa học và rất hấp dẫn, nó đi từ những vấn đề chung đến các trƣờng hợp nghiên cứu cụ
thể cũng nhƣ kinh nghiệm từ chính những nhà cải biên. Chúng tơi có sử dụng một số bài
viết đƣợc tổng hợp trong cơng trình này ở chƣơng 3 – khi mà chúng tôi nghiên cứu trƣờng
hợp cải biên Những người khốn khổ thành tác phầm điện ảnh.
+ Một số đầu sách cũng khá quan trọng khác mà chúng tơi nhận thấy có đề cập đến
vấn đề cải biên văn học có thể điểm qua nhƣ: True to the Spirit: Film Adaptation and the
Questions of Fidelity (Đi vào bản chất: Điện ảnh cải biên và những vấn đề về tính trung
thực) của Colin MacCabe – Kathleen Murray – Rick Warner (2011), Translation and
Adaptation in Theatre and Film, The Translator (Phiên dịch và cải biên trong sân khấu và
điện ảnh, ngƣời phiên dịch) của Lauro Maia Amorim (2014),…
Ngoài ra, đề thực hiện đề tài này, chúng tơi cũng tìm hiểu tình hình nghiên cứu tiểu
thuyết Những người khốn khổ và bản thân Victor Hugo. Từ cuối thế kỉ XIX cho đến tận
ngày nay, đã có nhiều ngƣời nghiên cứu về ông cũng nhƣ tầm ảnh hƣởng về tƣ tƣởng và
các vấn đề ông đặt ra trong tác phẩm đến với nhiều mặt trong cuộc sống. Có thể kể ra đây
một số cơng trình nhƣ Victor Hugo: His Life and Work (Victor Hugo: cuộc đời và tác
phẩm) của George Barnett Smith năm 1885; Victor Hugo: A Tumultuous Life (Victor
Hugo: một cuộc đời dữ dội) của Noel Bertram Gerson năm 1971;… Trong các bản dịch
Những người khốn khổ thành tiếng Anh mà chúng tơi may mắn đƣợc tham khảo cũng có
những lời tựa cung cấp một số đánh giá, nhận định về sự vĩ đại của Hugo và thiên tiểu
thuyết. Một số bài nghiên cứu về Những người khốn khổ gần đây nhất có thể kể ra nhƣ
sau:
+ Les Miserábles and Its Afterlives: Between Page, Stage, and Screen (Những người
khốn khổ và hậu kiếp của nó: trong văn bản, sân khấu và màn ảnh) của Kathryn M.



7

Grossman và Bradley Stephens (2015). Đây là một cơng trình do hai vị giảng viên chuyên
về Ngữ văn Pháp tại Đại học bang Pennsylvania (Mĩ) và Đại học Bristol (Anh) biên soạn.
Cuốn sách này cung cấp những bài phân tích về cả bản thân tác phẩm nguồn lẫn các tác
phẩm cải biên từ nó. Hai tác giả cũng nêu lên tiềm năng của Những người khốn khổ trong
thời buổi công nghệ, đóng góp những hiểu biết về sự phát triển – tiếp nhận tác phẩm này
cũng nhƣ chỉ ra mối quan hệ giữa tác phẩm văn học nguồn và các ngành nghệ thuật khác.
Từ đó, cuốn sách đặt ra những vấn đề quan trọng về ảnh hƣởng của thực tiễn văn hóa lên
các tác phẩm cải biên. Chúng tơi chỉ mới có dịp tiếp cận sơ lƣợc với cơng trình này chứ
chƣa đƣợc tiếp xúc chi tiết và do đó chƣa thể tham khảo, vận dụng nó vào trong bài nghiên
cứu này của mình.
+ Ngồi ra cịn có những bài viết nhỏ phê bình các tác phẩm cải biên từ Những người
khốn khổ nhƣ “Twenty-five years on, they ask me if I was wrong about Les Misérables”
(Hai mƣơi lăm năm qua, họ hỏi liệu tôi đã sai về Những người khốn khổ) của Michael
Billington (2010); “Les Mis is a Miserable Adaptation” (Les Mis là một tác phẩm cải biên
tệ hại) của Annedey (2016),… Các bài viết này đều đƣợc chúng tơi tìm kiếm từ Internet
và có sử dụng trong bài nghiên cứu này.

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Đầu tiên, chúng tơi trình bày dƣới đây các cơng trình liên quan đến các lí thuyết mà
chúng tơi quan tâm. Thực chất đã có rất nhiều bài nghiên cứu, cơng trình học thuật về lí
thuyết tiếp nhận ngay từ khi nó bắt đầu đƣợc các học giả quốc tế đặt vấn đề. Về lí thuyết
cải biên, mặc dù chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm nhƣ lí thuyết tiếp nhận song cũng đã
có một số cơng trình lấy nó làm cơ sở lí luận chính. Có thể kể ra đây một số cơng trình

nhƣ sau:
+ Một số vấn đề tiếp nhận văn học Pháp ở Việt Nam (dưới góc nhìn của lí thuyết
phức hệ) của Nguyễn Duy Bình (chủ biên), Đinh Trí Dũng, Phùng Ngọc Kiên (2015).
Đây là một cuốn sách có sử dụng rất nhiều dữ liệu thống kê về tình hình tiếp nhận văn
học Pháp tại Việt Nam, chủ yếu từ những năm đầu thế kỉ XX đến nay. Trong đó nhấn
mạnh đến vấn đề dịch thuật và vai trị của các (nhóm) dịch giả trong việc chọn lọc và đƣa
văn học cổ điển Pháp đến Việt Nam. Theo kết quả thống kê của các tác giả, những tên
tuổi lớn nhƣ Victor Hugo, Honoré de Balzac,… nhận đƣợc khá nhiều sự quan tâm và u
thích. Ngồi ra, cơng trình cũng có đề cập đến vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học thơng
qua sự phóng tác với dẫn chứng từ trƣờng hợp của Hồ Biểu Chánh (tuy vậy, phần này chỉ
đƣợc điểm qua). Cơng trình này cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát với 800 ngƣời về
việc tiếp nhận văn học Pháp tại Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ sử dụng kết quả của cuộc
khảo sát này làm tài liệu tham khảo do một số thiên lệch về đối tƣợng tham gia khảo sát.


8

+ Văn học – Người đọc – Định chế của Hoàng Phong Tuấn (2017). Đây là một trong
những cuốn sách mới nhất viết về Lí thuyết tiếp nhận và sử dụng lí thuyết này nhƣ một
phƣơng tiện để nghiên cứu những văn bản văn học. Trong cơng trình này, Hồng Phong
Tuấn đi từ việc khái quát các vấn đề lí thuyết của Hans Robert Jauss, Wolfgang Iser,…
với những thuật ngữ quan trọng nhƣ “chân trời đón đợi”, “trị chơi ngơn ngữ” mà sau đó
tác giả sẽ sử dụng rất thƣờng xuyên trong chƣơng 2 khi tiến hành áp dụng lí thuyết lên các
hiện tƣợng văn học cụ thể ở Việt Nam. Những trƣờng hợp đƣợc Hoàng Phong Tuấn chỉ ra
để áp dụng đến từ nhiều thời đại khác nhau, cho thấy sự đa dạng và linh hoạt trong việc
vận dụng những lí thuyết mới. Ngồi ra, cơng trình này cũng giới thiệu một số khuynh
hƣớng của việc nghiên cứu tiếp nhận trong thế kỉ XX với những khái niệm về diễn ngôn
và đạo đức học.
+ Trong các cuốn sách giới thiệu tổng quát về lí luận văn học dùng trong các trƣờng
đại học, Lí thuyết tiếp nhận vẫn thƣờng chiếm một chƣơng quan trọng. Có thể kể đến một

số nghiên cứu nhƣ cuốn Tiếp nhận văn học của Phƣơng Lựu (1997); bài viết “Hans
Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận” của Huỳnh Vân (2010) in trên tạp chí
Nghiên cứu văn học; cuốn Lí luận văn học (nhập môn) của Huỳnh Nhƣ Phƣơng (tái bản
2014),…
+ Chân trời của hình ảnh (từ văn chương đến điện ảnh qua trường hợp Kurosawa
Akira) của Đào Lê Na (2017). Đây thực chất là một luận án tiến sĩ đã đƣợc bảo vệ thành
cơng của chính tác giả tại trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình này cho chúng ta một cái nhìn tổng qt về Lí
thuyết cải biên và hƣớng ứng dụng của nó vào trƣờng hợp của nhà cải biên Kurosawa
Akira. Tác giả đã chọn cách đi sâu vào một vài tác phẩm cụ thể của Kurosawa Akira và
chỉ ra những đóng góp của nó cho cả ngành điện ảnh cũng nhƣ Lí thuyết cải biên. Cơng
trình cũng có đƣa ra những dẫn chứng chủ yếu về các tác phẩm điện ảnh khác nằm rải rác
ở phần khái quát lí thuyết. Một điều đáng lƣu ý là cơng trình này lí giải cặn kẽ vì sao
chúng ta nên sử dụng thuật ngữ “cải biên” thay vì “chuyển thể”.
+ Bên cạnh đó, cũng cịn một số nghiên cứu khác về vấn đề chuyển thể, cải biên các
tác phẩm văn học trong thời gian gần đây. Chẳng hạn Nguyễn Nam với bài báo nhan đề
“Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo – Liên văn bản trong văn chƣơng và điện ảnh” đăng trên tạp
chí Nghiên cứu văn học năm 2006; luận án tiến sĩ ngành Văn học Việt Nam, trƣờng Đại
học Sƣ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh của Phan Bích Thủy (2012): Từ tác phẩm văn học
đến tác phẩm điện ảnh (Khảo sát việc chuyển thể tác phẩm truyện văn học thành phim
truyện điện ảnh trong lịch sử văn học và điện ảnh Việt Nam); luận văn thạc sĩ ngành Lý
luận văn học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
của Đỗ Thị Ngọc Diệp (2015): Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện
ảnh (Từ góc nhìn tự sự),…


9

+ Ngồi ra, trong q trình học tập, chúng tơi cùng nhóm của mình (gồm Lê Huỳnh
Thơ, Phạm Quỳnh Thƣơng, Lê Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thủy Vy và Trần Hữu Minh An)

có thực hiện một bài nghiên cứu khoa học nhỏ với đề tài là Thực trạng việc tiếp nhận tác
phẩm văn học thơng qua các loại hình nghệ thuật chuyển thể của sinh viên khoa Văn học.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm của chúng tơi đã sử dụng hai lí thuyết là tiếp nhận và cải
biên để làm cơ sở lí luận của mình. Chúng tơi cũng tiến hành làm khảo sát về vấn đề tiếp
nhận văn học gián tiếp của sinh viên với sự tham gia của 200 sinh viên thuộc khoa Văn
học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh. Thực chất trong bài nghiên cứu này, chúng tôi muốn làm rõ về thực trạng tiếp nhận
các tác phẩm cải biên nói chung chứ khơng tập trung vào một trƣờng hợp nào cụ thể. Kết
quả từ bài nghiên cứu cũng đƣợc chúng tôi sử dụng trong cơng trình này tuy nhiên khơng
đóng vai trị q quan trọng.
Tiếp đến, chúng tôi điểm qua việc nghiên cứu Victor Hugo và Những người khốn
khổ. Theo chúng tôi đƣợc biết, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết này
từ khi nó vừa đƣợc giới thiệu tại Việt Nam. Tuy vậy, việc nghiên cứu Những người khốn
khổ và các tác phẩm cải biên của nó vẫn chƣa đƣợc khai thác nhiều. Dƣới đây chúng tôi
kể ra một số cơng trình tiểu biểu mà chúng tơi cũng đồng thời sử dụng trong bài nghiên
cứu này của mình:
+ Trong các bản dịch Những người khốn khổ sang tiếng Việt cũng có cung cấp
những cái nhìn rất khái qt về Victor Hugo và thiên tiểu thuyết này, chẳng hạn ở bạn
dịch của Huỳnh Lý – Lê Trí Viễn – Vũ Đình Liên – Đỗ Đức Hiểu đã có lời dẫn dắt khá
chi tiết về tác giả và tác phẩm. Bên cạnh đó, lại có những cơng trình nghiên cứu chun
sâu về cuộc đời và các sáng tác của ông do các học giả uy tín biên soạn nhƣ Vich to Huy
gơ của Đặng Thị Hạnh (1978), Tiểu thuyết Huygô của Đặng Thị Hạnh (1987),…
+ Văn học phương Tây do nhiều tác giả đóng góp (1999), chƣơng viết về Victor
Hugo (Phần thứ năm, Chƣơng 3). Dù chỉ có một chƣơng nhƣng các tác giả đã cung cấp
đƣợc rất nhiều thông tin cơ bản, quan trọng về cuộc đời, sự nghiệp và thành tựu của
Victor Hugo. Các tác giả chỉ ra đƣợc cả những đặc sắc chung trong các thể loại văn học
nghệ thuật mà ơng có sáng tác nhƣ thơ, tiểu thuyết, kịch nghệ. Các tác giả cũng cho thấy
sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa lãng mạn lên các sáng tác của ông cũng nhƣ đƣa ra những
câu chuyện ngoài lề rất thú vị trong khoảng thời gian ông sáng tác, điều này cung cấp một
cái nhìn tổng quát và khách quan về bối cảnh xã hội, văn hóa vào thời điểm mà Hugo đã

sống. Trong cơng trình của mình, khi trình bày về Victor Hugo và chủ nghĩa lãng mạn,
chúng tôi đã tham khảo khá nhiều từ cuốn sách này.
+ Vích-to Huy-gô và “Những người khốn khổ” của Lê Huy Bắc (chủ biên) và
Nguyễn Thị Quyên (2008). Đây thực chất là một cuốn sách dành cho việc học Ngữ văn
trong các trƣờng Trung học Phổ thông. Tuy vậy, các tác giả đã cho thấy một cách vắn tắt


10

những điểm đáng lƣu ý trong cuộc đời cũng nhƣ sự nghiệp văn học của Victor Hugo.
Phần viết về Những người khốn khổ cũng cung cấp khá nhiều thông tin quan trọng về bối
cảnh và ảnh hƣởng của chủ nghĩa lãng mạn lên thiên tiểu thuyết này, chỉ ra Victor Hugo
(với tác phẩm Những người khốn khổ) đã chịu sự chi phối của lịch sử – xã hội ra sao.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vì mong muốn đƣợc đi sâu vào phân tích các trƣờng hợp cụ thể, chúng tôi quyết
định chọn cách nghiên cứu trƣờng hợp. Theo đó, chúng tơi chỉ chọn nghiên cứu một tác
phẩm của Victor Hugo là Những người khốn khổ. Về việc cải biên tác phẩm này, hiện tại
trên thế giới có vơ số những bộ phim điện ảnh, nhạc kịch, thậm chí có cả truyện tranh
chuyển thể. Tất nhiên trong khả năng của mình, chúng tơi khơng thể bao qt hết tồn bộ
các trƣờng hợp. Vì vậy, chúng tơi chọn hai trƣờng hợp tiêu biểu và gần gũi nhất nhƣ sau:
- Nhạc kịch: Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu vở nhạc kịch Les Miserábles do
Alain Boublil và Jean-Marc Natel viết lời (chuyển ngữ sang tiếng Anh bởi Herbert
Kretzmer), Claude-Michel Schönberg soạn nhạc. Đồng thời, chúng tôi cũng đánh giá một
số màn trình diễn vở nhạc kịch này trên các sân khấu lớn, chủ yếu chúng tơi tập trung
phân tích những hiệu quả đạt đƣợc từ buổi biểu diễn của Three Theatre Production vào
năm 2013 và màn trình diễn kỉ niệm mƣời năm vở nhạc kịch này năm 1995 tại nhà hát
Royal Albert Hall. Chúng tơi sẽ trình bày chi tiết hơn trƣờng hợp này trong chƣơng 2.
- Điện ảnh: Ở trƣờng hợp này, chúng tôi chọn nghiên cứu bộ phim Les Misếbles
đƣợc cơng chiếu vào năm 2012, kịch bản bởi William Nicholson, Alain Boublil, ClaudeMichel Schönberg và Herbert Kretzmer, đạo diễn bởi Tom Hooper. Đây thực chất là một
tác phẩm đặc biệt, kết hợp giữa điện ảnh và nhạc kịch, do đó mang lại những trải nghiệm

khá thú vị dành cho khán giả. Vì vậy, việc thực hiện chƣơng 3 này sẽ có sự liên quan mật
thiết đến chƣơng 2, hay nói cách khác, chúng tơi xem xét việc chuyển dịch từ kí hiệu sân
khấu sang kí hiệu điện ảnh.
Ngồi ra, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi cũng sẽ đề cập đến cuốn tiểu thuyết
Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh. Đây thực chất là một cuốn tiểu thuyết cải biên
Những người khốn khổ tại Việt Nam, qua đó phần nào cho thấy sức ảnh hƣởng của tác
phẩm này trong đời sống văn học nƣớc ta.
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích
Khi thực hiện đề tài “Tiếp nhận và cải biên tác phẩm Những người khốn khổ của
Victor Hugo: từ văn học đến các loại hình nghệ thuật khác”, chúng tơi xác định những
mục đích vụ thể của đề tài này nhƣ sau:


11

- Tìm hiểu, bổ sung thêm nguồn tƣ liệu về cải biên học và hƣớng ứng dụng của nó
đối với những tác phẩm cải biên (cụ thể là trƣờng hơp Những người khốn khổ của Victor
Hugo).
- Nghiên cứu quá trình tiếp nhận – cải biên tác phẩm Những người khốn khổ của
Victor Hugo thơng qua hai loại hình nghệ thuật cụ thể. Từ đó giới thiệu phƣơng pháp tái
sáng tác trong các ngành nghệ thuật thông qua việc nghiên cứu một trƣờng hợp cụ thể.
4.2.

Nhiệm vụ

Với những mục đích nhƣ đã nêu trên, sau đây chúng tôi lần lƣợt xác định các nhiệm
vụ của mình gồm có:
- Tiến hành khái quát các lí thuyết liên quan đến đề tài (gồm lí thuyết tiếp nhận và lí
thuyết cải biên) cũng nhƣ chỉ ra hƣớng ứng dụng của nó vào đề tài này. Bên cạnh đó,

trong q trình phân tích các trƣờng hợp cụ thể, chúng tôi cũng sẽ sử dụng các lí thuyết
đó làm cơ sở lí luận chính của mình.
- Phân tích q trình tiếp nhận và cải biên Những người khốn khổ theo trình tự tiếp
thu, giải mã và tái sáng tạo trong hai loại hình nghệ thuật khác.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài này đóng góp một hƣớng ứng dụng cụ thể cho các lí thuyết của lí luận văn
học hậu hiện đại.
- Thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn làm rõ những ảnh hƣởng của một tác
phẩm văn học kinh điển tới các ngành nghệ thuật khác trong thời hiện đại (cụ thể nhƣ
phần xây dựng cốt truyện, nhân vật) cũng nhƣ việc tác động ngƣợc trở lại của tác phẩm
cải biên đối với sự phổ biến của tác phầm nguồn.
5.2.

Ý nghĩa thực tiễn

- Việc thực hiện đề tài này đóng góp một cái nhìn chi tiết về thực trạng tiếp nhận và
cải biên một kiệt tác văn học thành điện ảnh và sân khấu với những lợi ích và hạn chế của
nó. Ngồi ra chúng tơi cũng tiến hành đánh giá việc biểu diễn các tác phẩm cải biên ấy và
hiệu quả bƣớc đầu mà nó mang lại cho khán giả.
- Thơng qua việc trình bày cụ thể quá trình tái sáng tác một tác phẩm nghệ thuật,
chúng tơi hi vọng có thể giúp những ai quan tâm đến cải biên học có đƣợc cái nhìn tổng
quát hơn về vấn đề này. Đồng thời, ngƣời thƣởng thức khi tiếp nhận một tác phẩm cải
biên cũng sẽ có một cái nhìn khách quan hơn đối với các tác phẩm này.


12

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bên cạnh các thao tác nghiên cứu thƣờng đƣợc vận dụng nhƣ: thống kê, phân tích,

quy nạp,… trong nghiên cứu khoa học xã hội, chúng tôi dựa trên đặc thù của đề tài mà
tiến hành nghiên cứu theo các phƣơng pháp chính sau:
- Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp này giúp đối chiếu các tác phẩm cải biên với
tác phẩm nguồn nhằm tìm ra sự chuyển biến, cải biên về nội dung, hình thức trong các tác
phẩm hiện đại sau này. Từ đó làm rõ sự tác động của văn học và lí thuyết cải biên vào các
loại hình nghệ thuật khác.
- Phƣơng pháp hệ thống: Phƣơng pháp này xem văn học nhƣ một cấu trúc chỉnh thể
phức hợp đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố có quan hệ với nhau. Từ đây có thể xác định sự
tác động trở lại của các tác phẩm chuyển thể đến bản thân tác phẩm nguồn cũng nhƣ đến
quá trình tiếp nhận của cơng chúng.
- Phƣơng pháp lịch sử – xã hội: Bất kì một tác phẩm nào cũng chịu sự ảnh hƣởng từ
văn hóa dân tộc của chính nó, từ dịng chảy lịch sử dân tộc và từ những ngƣời đi trƣớc.
Thơng qua đó sẽ chỉ ra đƣợc sự kế thừa, sáng tạo trong các tác phẩm đã đƣợc cải biên so
với tác phẩm nguồn, ảnh hƣởng của các nhà văn (cụ thể là trƣờng hợp Victor Hugo) đến
các nhà biên kịch, đạo diễn ở các thế hệ sau này.
- Phƣơng pháp liên văn bản: Phƣơng pháp này cũng nhƣ sự liên quan của nó trong
cải biên học cho phép chúng tôi chỉ ra hiện tƣợng liên văn bản từ tác phẩm Những người
khốn khổ của Victor Hugo đến các tác phẩm cải biên.
- Phƣơng pháp thi pháp học: Với phƣơng pháp này, chúng tôi tiến hành phân tích
một tác phẩm nghệ thuật bằng cách chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật cũng nhƣ những
phƣơng thức mà tác giả sử dụng để hoàn thiện một chỉnh thể nghệ thuật.
- Phƣơng pháp xã hội học: Trong cơng trình này, chúng tơi có sử dụng một số kết
quả từ các cuộc khảo sát thực trạng để cho thấy một cái nhìn khách quan, thuyết phục hơn
khi tiến hành triển khai các luận điểm. Cụ thể, chúng tôi sử dụng kết quả thống kê từ cuốn
Một số vấn đề tiếp nhận văn học Pháp ở Việt Nam (dưới góc nhìn của Lí thuyết phức hệ)
(đã đề cập ở trang 10 cơng trình này) và cơng trình Thực trạng việc tiếp nhận tác phẩm
văn học thơng qua các loại hình nghệ thuật chuyển thể của sinh viên khoa Văn học (đã đề
cập ở trang 12 cơng trình này).



13

7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Cơng trình này của chúng tơi gồm có ba chƣơng (khơng tính phần Dẫn luận và Kết
luận), chúng tôi triển khai nội dung lần lƣợt nhƣ sau:
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (từ trang 14 đến trang 34)
Ở chƣơng này, chúng tơi trình bày những vấn đề lí thuyết mà chúng tơi dùng làm cơ
sở để nghiên cứu các trƣờng hợp mà mình lựa chọn. Chúng tôi cũng cung cấp những nét
cơ bản nhất về Victor Hugo và chủ nghĩa lãng mạn cũng nhƣ bối cảnh ra đời của Những
người khốn khổ. Ngồi ra, chúng tơi cũng có đề cập đến vấn để tiếp nhận bộ tiểu thuyết
này tại Việt Nam và trƣờng hợp Hồ Biểu Chánh cải biên nó thành cuốn tiểu thuyết Ngọn
cỏ gió đùa. Chúng tơi cũng có dẫn ra một số kết quả từ các cuộc khảo sát để cho thấy mức
độ yêu mến của độc giả Việt Nam dành cho văn học Pháp nói chung cũng nhƣ Victor
Hugo và Những người khốn khổ nói riêng.
CHƢƠNG 2: NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTOR HUGO – TỪ VĂN
HỌC ĐẾN CÁC TÁC PHẨM SÂN KHẤU (từ trang 35 đến trang 54)
Trong chƣơng này, chúng tôi tập trung nghiên cứu trƣờng hợp cải biên Những người
khốn khổ thành tác phẩm nhạc kịch Les Misérables của Alain Boublil Claude-Michel
Schönberg qua buổi biểu diễn của Theatre Three Production năm 2013. Trƣớc hết, chúng
tơi dẫn ra q trình tiếp thu – giải mã – tái sáng tạo của các nhà cải biên, sau đó chúng tơi
tiến hành phân tích tác phẩm này dựa trên những đặc trƣng của ngành nghệ thuật sân khấu
và những ảnh hƣởng mà nó mang lại trong quá trình tái sáng tác. Cũng trong chƣơng này,
ở phần mở đầu chúng tơi trình bày về vấn đề cải biên thiên tiểu thuyết này thành tác phẩm
sân khấu trên phạm vi quốc tế cũng nhƣ nêu ra một số điểm tích cực và hạn chế của các
tác phẩm sân khấu nói chung.
CHƢƠNG 3: NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTOR HUGO – TỪ VĂN
HỌC ĐẾN CÁC TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH (từ trang 55 đến trang 75)
Cũng tƣơng tự chƣơng 2, trong chƣơng này, chúng tôi chọn nghiên cứu trƣờng hợp
bộ phim nhạc kịch Les Misérables năm 2012 do Tom Hooper làm đạo diễn. Phần mở đầu,
chúng tôi điểm qua tình hình cải biên chung tác phẩm này trên màn ảnh thế giới với

những đặc sắc và hạn chế nhất định đến từ chính chất liệu của điện ảnh. Sau đó, chúng tơi
chỉ ra một trƣờng hợp dựng phim cụ thể để cho thấy sự lao động nghiêm cẩn của cả đồn
làm phim trong cơng việc “tái sinh” tác phẩm. Tiếp đó, chúng tơi phân tích các nét đặc
sắc từ bộ phim cũng nhƣ những thay đổi, vận động của một số yếu tố từ văn học đến sân
khấu và điện ảnh. Từ đây, chúng tôi cho thấy sự ảnh hƣởng của khơng gian văn hóa, lịch
sử, xã hội đã ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến quá trình tiếp nhận và cải biên tác phẩm.


14

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Xƣa nay, ngƣời ta vẫn gọi Victor Hugo là “tác giả của Những người khốn khổ” –
một tác phẩm thƣờng hiện lên đầu tiên trong tâm trí độc giả khi nhắc đến nền văn học
Pháp. Mức độ phổ biến và sự nổi tiếng nó có đƣợc một phần là do số lƣợng các tác phẩm
cải biên đồ sộ và đa dạng: từ văn học đến sân khấu, điện ảnh, truyện tranh và thậm chí là
trị chơi điện tử. Điều này khiến cho Những người khốn khổ đƣợc tiếp nhận và biết đến
nhiều hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu các tác phẩm cải biên từ Những người khốn khổ là
một đề tài có nhiều hƣớng tiếp cận và khai thác.
Ở chƣơng này, chúng tôi sẽ khái quát những vấn đề chung có liên quan trực tiếp đến
đề tài “Tiếp nhận và cải biên tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo: từ văn
học đến các loại hình nghệ thuật khác”. Chúng tơi cho rằng việc nghiên cứu đề tài này gắn
bó chặt chẽ với việc ứng dụng các lí thuyết văn học hậu hiện đại – cụ thể là lí thuyết tiếp
nhận và lí thuyết cải biên. Chúng tơi sẽ sử dụng hai lí thuyết trên làm cơ sở lí luận chính
cho đề tài của mình. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng cung cấp những thơng tin cơ bản về bộ
tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victor Hugo, nhìn lại thời đại mà nó ra đời cũng
nhƣ thực trạng việc tiếp nhận tác phẩm này tại Việt Nam thông qua một vài trƣờng hợp và
kết quả khảo sát cụ thể.

1.1.


CẢI BIÊN HỌC – TỪ VĂN HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
KHÁC

Cuối thế kỉ XIX, nhờ sự ra đời của điện ảnh và các công nghệ kĩ thuật tiên tiến, xã
hội bắt đầu chú ý nhiều hơn đến những tác phẩm nghệ thuật thuộc văn hóa nghe – nhìn.
Tuy nhiên, vì vẫn muốn hƣớng con ngƣời đến những giá trị nhân văn sâu sắc, rất nhiều
ngƣời làm nghệ thuật đã chọn cải biên một tác phẩm văn học nổi tiếng thành một tác
phẩm điện ảnh, sân khấu hay thậm chí là truyện tranh, âm nhạc,… Một mặt việc này tạo
nên những cách nhìn cụ thể và chi tiết về một tác phẩm văn học (hay đƣa ra cái nhìn cụ
thể của ngƣời cải biên văn học về văn bản nguồn), mặt khác nó góp phần làm cho văn học
trở nên gần gũi và mới mẻ hơn với cơng chúng. Nhƣng cũng chính từ những sự mới mẻ
này mà việc nghiên cứu lí thuyết cải biên vẫn còn nhiều tranh luận, bất cập.
1.1.1. Cải biên học như sự phức hợp của các lí thuyết
Theo Đào Lê Na, thuật ngữ “adaptation” (tiếng Anh) đƣợc hiểu là sự cải biên hoặc
sự thích nghi1, từ đó ở đây, chúng tôi cũng chọn cách chuyển ngữ “Theory of Adaptation”
1

Đào Lê Na, Chân trời của hình ảnh, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2017, tr. 100.


15

thành “lí thuyết cải biên”. Theo Từ điển tiếng Việt, cải biên là “sửa đổi ít nhiều hoặc biên
soạn lại (thƣờng nói về vốn nghệ thuật cũ)”. Trong khi đó, chuyển thể chỉ đơn giản là
“chuyển tác phẩm văn học thành kịch bản sân khấu hoặc điện ảnh”2. Từ đó có thể thấy
rằng thuật ngữ “cải biên” rộng hơn và chính xác hơn khi nói về các tác phẩm văn học
đƣợc tái hiện lại bằng các loại hình nghệ thuật khác chứ không dừng lại ở điện ảnh và sân
khấu nhƣ đối với trƣờng hợp “chuyển thể”. Bên cạnh đó, nghiên cứu cải biên (adaptation
studies) cũng sẽ đƣợc áp dụng cho cả những bộ phim làm lại (remake) và phim lấy cảm

hứng từ sự kiện hoặc câu chuyện có thật. Những trƣờng hợp này, sử dụng thuật ngữ
“chuyển thể” sẽ rất vơ lí. Vì vậy, chúng tơi cũng thống nhất sử dụng thuật ngữ “lí thuyết
cải biên” trong cơng trình này thay vì “lí thuyết chuyển thể”. Tuy nhiên với đại bộ phận
ngƣời Việt, thuật ngữ “cải biên” vẫn còn rất xa lạ, ngƣời ta vẫn quen dùng từ “chuyển
thể” khi nhắc đến việc đƣa văn học vào các loại hình nghệ thuật khác (mà phổ biến nhất
vẫn là điện ảnh và sân khấu).
Từ cách chọn sử dụng thuật ngữ “cải biên”, chúng tôi sẽ gọi các tác phẩm ra đời sau
dựa trên một tác phẩm có sẵn là “tác phẩm cải biên”. Chúng tôi cũng hạn chế tối đa việc
gọi các tác phẩm đƣợc cải biên là “nguyên tác” nhƣ thói quen bình thƣờng mà sẽ sử dụng
từ “tác phẩm nguồn” vì tính trung lập của nó. Từ “ngun tác” mang sự độc tơn, nó đánh
giá tác phẩm cải biên nhƣ là sự phái sinh thứ yếu sau tác phẩm nguồn và do vậy vơ tình
đã làm mất đi tinh thần của lí thuyết cải biên khi nó đề nghị các tác phẩm cải biên xứng
đáng nhận đƣợc sự bình đẳng so với tác phẩm nguồn.
Trong cuốn A Theory of Adaptation (Một lí thuyết cải biên), Linda Hutcheon đúc kết
rằng có thể hiểu cải biên (nhƣ một q trình hay một tác phẩm) một cách ngắn gọn là: (1)
Sự chuyển đổi đã đƣợc công nhận từ một hay nhiều tác phẩm có sẵn; (2) Sự sáng tạo và
hành động giải thích cho sự chiếm dụng hoặc sự lấy cắp; (3) Sự ràng buộc mang tính liên
văn bản mở rộng với các tác phẩm đƣợc cải biên. Từ đó, theo bà, một tác phẩm cải biên là
“kết quả thu đƣợc từ một nguồn nào đó nhƣng khơng phải là sự mô phỏng – tức là tác
phẩm ra đời sau nhƣng không bị xem là thứ yếu”3.
Các nhà nghiên cứu xem lí thuyết cải biên là một sự phức hợp của nhiều lí thuyết
văn học ra đời trong bối cảnh hậu hiện đại mà theo Đào Lê Na là gồm bốn lí thuyết chính:
liên văn bản, phiên dịch học, văn hóa học và giải kiến tạo. Chúng tôi cũng dựa vào đó mà
tiến hành khái qt lí thuyết này nhƣ sau:
Thứ nhất, chúng tơi nghĩ rằng khơng ai có thể phủ nhận sự hiện diện rõ ràng của liên
văn bản trong các tác phẩm cải biên. Lí thuyết liên văn bản (Intertextuality) cho rằng tất
Viện Ngơn ngữ học (GS. Hồng Phê chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2016, tr.
131 và 237.
2


3

Linda Hutcheon, A Theory of Adaptation, Routledge Publishers, UK & USA, 2006, tr. 8-9.


16

cả các văn bản đều có sự kế thừa hoặc liên quan đến một văn bản khác và vì thế có thể nói
mọi văn bản đều là liên văn bản. Điều này dẫn đến một kết luận rằng tác phẩm văn học và
tác phẩm cải biên thực chất có quan hệ đồng đẳng với nhau bởi bản thân tác phẩm văn
học cũng là một sự biến hóa, kế thừa từ vơ số những hệ thống kí hiệu khác (văn bản, lời
nói,…). Do vậy khi nghiên cứu văn học và các tác phẩm cải biên từ nó, chúng ta ln
phải thừa nhận sự tiếp thu và những mối quan hệ giữa chúng với các tác phẩm bên ngồi.
Chính điều này đặt tác phẩm cải biên (và cả tác phẩm văn học nguồn) vào mạng lƣới liên
hệ qua lại và yêu cầu ngƣời tiếp nhận cũng nên nhìn chúng bằng một thái độ “mở”.
Kế đến là phiên dịch học (Translation Studies) trong lí thuyết cải biên. Chúng tơi
cho rằng lí thuyết phiên dịch là một lí thuyết đáng chú ý với cải biên học. Chúng ta cần
phải hiểu phiên dịch thực chất ra đời cùng lúc với sự ra đời ngôn ngữ, khi hai ngƣời đối
thoại là đã có sự xuất hiện của dịch thuật bởi bản chất của dịch là làm cho ngƣời ta hiểu
nhau. Jakobson định nghĩa dịch liên kí hiệu là “sự thông ngôn, diễn giải các văn bản ngôn
ngữ thành các hệ thống phi ngôn ngữ”4 mà chúng ta có thể hiểu các hệ thống đó là các
loại hình nghệ thuật khác nhƣ hội họa, điện ảnh, âm nhạc,… Áp dụng vào lí thuyết cải
biên, phiên dịch học cho phép giải thích vì sao các tác phẩm cải biên khơng nhất thiết
phải theo đúng hồn tồn nội dung của tác phẩm văn học. Vì mục đích chính của phiên
dịch là phục vụ cho giao tiếp, thấu hiểu nhau chứ khơng nhất thiết là đi tìm kiếm sự chính
xác, nên các nhà cải biên có thể phát triển tác phẩm của mình theo nhiều hƣớng khác
nhau, miễn là truyền tải đƣợc nội dung cơ bản, cốt lõi nhất đến với ngƣời đọc. Do vậy, có
thể nói rằng cải biên chính là dịch liên kí hiệu.
Tiếp theo là sự ảnh hƣởng của văn hóa học (Cultural Studies) vào lí thuyết cải biên.
Văn hóa học lấy đối tƣợng nghiên cứu là văn hóa; ở đây chúng tơi sử dụng khái niệm

“văn hóa” thống nhất với tài liệu mà chúng tơi tham khảo của Đào Lê Na, rằng “văn hóa
là địa thế có căn cứ vững chắc thực sự của thực tiễn, các đại diện, ngơn ngữ và phong tục
của bất kì xã hội cụ thể”5. Bất kì một hiện tƣợng xã hội, một con ngƣời nào cũng đều bị
chi phối bởi văn hóa, trong đó có hoạt động sáng tác, tiếp nhận và cải biên văn học. Bản
thân tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hóa nên sẽ ln biến đổi và đƣợc nhìn nhận
dƣới nhiều cách khác nhau, trong từng thời điểm khác nhau. Một tác phẩm cải biên cũng
vậy, chúng ta xem xét nó nhƣ một sản phẩm văn hóa với những ảnh hƣởng của thời đại –
xã hội, đối tƣợng tiếp nhận và quan điểm cá nhân. Theo đó, nhà cải biên thƣờng có xu
hƣớng biến đổi tác phẩm nguồn trở nên phù hợp hơn với văn hóa và hồn cảnh lịch sử của
khu vực. Hơn nữa, trong q trình tái sáng tạo, vì khơng thể truyền tải đƣợc văn hóa của

4

Roman Jakobson, On Linguistic Aspect of Translations, (tài liệu PDF từ trang web:
/>5

Đào Lê Na, Chân trời của hình ảnh, sđd, tr. 60.


17

cả một quốc gia chỉ bằng môt tác phẩm nên nhà cải biên (và ngay cả chính nhà văn) cũng
sẽ tự tạo ra cái gọi là văn hóa của chính mình.
Cuối cùng là giải kiến tạo (tiếng Anh: Deconstruction) trong lí thuyết cải biên. Nói
một cách đơn giản, giải kiến tạo là phá bỏ những gơng cùm xiềng xích đã đeo vào tác
phẩm văn học (hay văn hóa). Đây là một quá trình diễn ra liên tục và song hành với q
trình kiến tạo, bởi có phá bỏ những định kiến cũ thì mới có thể phát triển nên những cái
mới. Vì bản chất giải kiến tạo là phá bỏ những cặp nhị nguyên, những so sánh giữa hai
phạm trù nên sự ứng dụng của nó cho phép nhìn nhận tác phẩm cải biên nhƣ một sản
phẩm đồng đẳng với tác phẩm nguồn. Qua đó, ta có một hƣớng tiếp cận các loại hình

nghệ thuật cải biên từ văn học bằng một thái độ khác, “xem tác phẩm cải biên nhƣ là
chính nó” (Treating Adaptations as Adaptaions)6 chứ khơng xem nó là một tác phẩm thứ
yếu đứng sau tác phẩm nguồn. Các nhà cải biên đƣợc quyền khai thác tác phẩm văn học
dƣới góc độ hay quan điểm của chính mình mà khơng lệ thuộc vào ý đồ của nhà văn.
Theo Đào Lê Na, “có thể xem tác phẩm cải biên là một kiến tạo văn hóa thu nhỏ và khi
nghiên cứu, cần phải bỏ đi mã văn hóa mới có thể diễn giải tác phẩm một cách sâu sắc”7.
Nói một cách chung nhất, lí thuyết cải biên là phức hợp của các lí thuyết văn học hậu
hiện đại nhƣ chúng tơi đã trình bày ở trên. Vì do tính mới mẻ của nó, việc nghiên cứu lí
thuyết cải biên hiện đang là một cánh cửa đầy hứa hẹn đối với nền lí luận văn học, phê
bình nghệ thuật trong tƣơng lai.
Ngồi ra, chúng tơi cũng quan tâm đến lí thuyết tiếp nhận đƣợc sử dụng trong nghiên
cứu cải biên. Theo đó chúng tơi quan tâm đến một số khía cạnh của lí thuyết này nhƣ: (1)
Mối quan hệ biện chứng giữa tác giả và độc giả; (2) Độc giả đồng thời là ngƣời tham gia
vào quá trình sáng tạo tác phẩm; (3) Nhà cải biên cũng là một ngƣời tiếp nhận; (4) Tn
thủ “trị chơi ngơn ngữ” trong việc xem xét và nghiên cứu tác phẩm. Chúng tôi sử dụng lí
thuyết tiếp nhận theo cả hai phƣơng diện là sự tiếp nhận của ngƣời thƣởng thức đối với
tác phẩm nguồn và tác phẩm cải biên cũng nhƣ sự tiếp nhận của chính nhà cải biên dành
cho tác phẩm nguồn (đƣợc thể hiện qua tác phẩm cải biên).
Thuật ngữ “rezeptions” (tiếng Đức) hay “reception” (tiếng Anh) đƣợc chuyển ngữ
thành “tiếp nhận” trong tiếng Việt. Theo Oxford Reference (Tài liệu tham khảo Oxford),
lí thuyết tiếp nhận là “một phần của lí luận văn học hiện đại đề cập đến vấn đề tiếp nhận
của độc giả trƣớc những tác phẩm văn học” (A branch of modern literary studies
concerned with the ways in which literary works are received by readers)8. Tại Việt Nam,
6

Linda Hutcheon, A Theory of Adaptation, sđd, tr. 6.

7

Đào Lê Na, Chân trời của hình ảnh, sđd, tr. 92.


Định nghĩa ngắn về “Reception Theory”, bài đăng trên (truy cập đến
ngày 01 tháng 12 năm 2017).
8


18

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa tiếp nhận văn học là “hoạt động chiếm lĩnh các giá
trị tƣ tƣởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngơn từ, hình
tƣợng nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tƣợng
trong trí nhớ, ảnh hƣởng đến hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể,…”9
Có thể hiểu lí thuyết tiếp nhận thực chất nhấn mạnh vai trò quan trọng của độc giả
đối với tác phẩm và ở một mặt nào đó, làm giảm nhẹ vai trị của ngƣời sáng tác. Tuy
nhiên thật ra, việc tiếp nhận văn học là một q trình mà ở đó, ngƣời đọc cũng đồng thời
là một chủ thể sáng tạo, góp phần hồn thiện tác phẩm văn học. Chính điều này làm cho
văn học luôn ở trong trạng thái “động” và không ngừng phát triển bởi mỗi một thời đại,
mỗi một độc giả lại có những cách tiếp cận, cách đọc, cách hiểu văn bản văn học khác
nhau. Trong các lí thuyết văn học hậu hiện đại, vai trò của ngƣời đọc luôn hiện lên một
cách chủ động với những đặc quyền của riêng nó.
Tuy nhiên, theo chúng tơi, khơng phải vì lí thuyết tiếp nhận trao “quyền” cho ngƣời
đọc mà chúng ta hiểu tác phẩm văn chƣơng một cách tùy tiện. Ln ln phải có một sự
chọn lọc, tìm hiểu kĩ càng khách quan trong bản thân chính tác phẩm rồi mới đến cái chủ
quan của từng cá nhân tiếp nhận. Q trình tiếp nhận có thể diễn ra theo các bƣớc nhƣ
sau: (1) Tái hiện các kí hiệu ngơn từ và tƣởng tƣợng liên tục, (2) Lí giải và nhận thức tác
phẩm, (3) Mở rộng và nâng cao tầm đón đợi của độc giả10.
Theo Huỳnh Nhƣ Phƣơng, việc tiếp nhận văn học diễn ra cả trên bình diện cá nhân
lẫn bình diện lịch sử. Xét trên bình diện cá nhân, tùy vào độ tuổi, vốn hiểu biết và kinh
nghiệm, mỗi độc giả sẽ có cách nhìn cũng nhƣ cách hiểu khác nhau cho cùng một tác
phẩm. Xét trên bình diện lịch sử, chính hồn cảnh xã hội, văn hóa, chính trị sẽ chi phối

cách tiếp nhận một văn bản11. Điều này khơng chỉ đúng với văn học mà cịn đúng với các
loại hình nghệ thuật khác và sẽ liên quan rất nhiều đến đề tài của chúng tôi khi khai thác
vấn đề bối cảnh xã hội và lịch sử đã ảnh hƣởng thế nào đến cách dàn dựng một tác phẩm
cải biên.
Khơng dừng lại tại đó, lí thuyết tiếp nhận tiếp tục đề cao vai trò của ngƣời đọc trong
suốt quá trình sáng tạo và thƣởng thức văn học. Năm 1940, nhà triết học ngƣời Đức Karl
Manheim đề xuất khái niệm “chân trời chờ đợi” (tiếng Đức: Erwartungshorizont; tiếng
Anh: Horizon of Expectations). Khái niệm này sau đó đƣợc Hans Robert Jauss vận dụng
trong nghiên cứu văn học. Theo chúng tơi, có thể hiểu đơn giản chân trời chờ đợi là
Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr. 325.
9

Phƣơng Lựu chủ biên – Nguyễn Nghĩa Trọng – La Khắc Hòa – Lê Lƣu Oanh, Lí luận văn học, tập 1,
NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2014, tr. 355-366.
10

11

Huỳnh Nhƣ Phƣơng, Lí luận văn học (nhập mơn), NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2014, tr. 192-193.


19

những điều ngƣời đọc kì vọng và mong chờ ở một hay một bộ phận các tác phẩm văn học,
dựa vào những sở thích cũng nhƣ sự quan tâm dành cho một điều gì đó. Có thể nói, bản
thân tác phẩm văn học cũng có chân trời chờ đợi của riêng nó. Đây có thể đƣợc hiểu là
mối quan hệ hai chiều giữa chân trời chờ đợi của tác phẩm và chân trời chờ đợi của ngƣời
đọc. Theo đó, chúng tôi đồng ý với Huỳnh Nhƣ Phƣơng rằng việc nghiên cứu tiếp nhận
chính là nghiên cứu về mối liên hệ giữa chân trời chờ đợi của hai đối tƣợng này. Mối liên

hệ này lí giải cho việc vì sao một tác phẩm lại đƣợc hay không đƣợc đông đảo công chúng
yêu mến hay việc vì sao một số nhà văn lại chọn sáng tác cụ thể một kiểu tác phẩm nào
đấy. Điều này dẫn đến một sự phụ thuộc không nhỏ của ngƣời sáng tạo vào chân trời chờ
đợi của độc giả, rằng tác phẩm viết ra nên hƣớng đến đối tƣợng độc giả hàn lâm hay bình
dân, độ tuổi thiếu niên hay trƣởng thành,… Song bản thân độc giả cũng bị chân trời chờ
đợi của tác phẩm làm ảnh hƣởng vì nếu có sự chênh lệch giữa hai chân trời này, độc giả
hoặc sẽ không thể hiểu đƣợc nội dung tác phẩm (chân trời chờ đợi của tác phẩm quá lớn,
yêu cẩu độc giả phải có một cái “tầm” nhất định), hoặc bị hụt hẫng và lâu dần tầm đón đợi
của họ bị giảm sút (chân trời chờ đợi của tác phẩm q nhỏ, độc giả có thể vơ tình bị hạn
định khả năng liên tƣởng của mình, nếu cứ tiếp tục, có thể chân trời chờ đợi của họ sẽ bị
kéo theo chân trời chờ đợi của chính tác phẩm).
Chúng tôi cũng dành một sự quan tâm với khái niệm “trị chơi ngơn ngữ” trong triết
học ngơn ngữ hậu kì của Wittgenstein mà theo Jauss thì chân trời chờ đợi chính là trị
chơi ngơn ngữ12. Đã là một “trị chơi”, tức sẽ có luật lệ của nó. “Theo Wittgenstein, nó
đƣợc tạo lập và chi phối bởi những „quy tắc‟ tồn tại trong ngữ cảnh đời sống sinh ra nó”13,
những quy tắc này lại ln thay đổi theo thời gian. Việc hiểu khái niệm này liên quan mật
thiết đến sự phê bình văn học trong mối so sánh với các loại hình nghệ thuật khác, rằng để
khách quan, chúng ta cần (và phải) tuân thủ “luật chơi” của từng loại ngơn ngữ, chất liệu
cụ thể khác nhau, do đó khơng thể nói một tác phẩm văn học hay hơn một bức họa bằng
cách lí giải rằng ngơn từ là phƣơng tiện kích thích trí tƣởng tƣợng tốt hơn.
Lí thuyết tiếp nhận cũng có sự liên quan mật thiết đến cải biên học khi mà nhƣ
chúng tôi đã đề cập – nhà cải biên trƣớc hết cũng phải là một ngƣời tiếp nhận. Theo đó,
nhà cải biên có thể nhìn nhận và quan tâm đến một vài khía cạnh đặc biệt trong tác phẩm
cũng nhƣ có quyền thay đổi nội dung (gồm bối cảnh, cốt truyện, nhân vật) tác phẩm cải
biên để tạo ra một cuộc đối thoại lại với tác phẩm nguồn. Điều này lí giải vì sao có nhiều
tác phẩm cải biên xây dựng các tình tiết rất khác hoặc thậm chí là đi ngƣợc lại tác phẩm
nguồn.

12


Hồng Phong Tuấn, Văn học – Người đọc – Định chế, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 142.

13

Hoàng Phong Tuấn, Văn học – Người đọc – Định chế, sđd, tr. 235.


20

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của cải biên học
Theo Linda Hutcheon, “Vào thời Victoria, ngƣời ta có xu hƣớng cải biên hầu nhƣ
mọi thứ – và theo mọi cách có thể; những câu chuyện đƣợc kể trong thơ ca, tiểu thuyết,
kịch nghệ, opera, hội họa, âm nhạc, vũ kịch, tranh hoạt cảnh liên tục đƣợc cải biên hết từ
loại hình nghệ thuật này sang đến loại hình nghệ thuật khác”14. Vậy thật ra việc cải biên
một tác phẩm không phải chỉ xảy ra giữa văn chƣơng và điện ảnh theo cách mà chúng ta
hiểu ngày nay mà nó thực chất ứng dụng vào tất cả các loại hình nghệ thuật.
Đồng ý với quan điểm của Linda Hutcheon, chúng tôi nhận thấy đối tƣợng nghiên
cứu của lí thuyết cải biên sẽ không bao gồm việc đạo văn (vốn là một sự chiếm dụng
không đƣợc công nhận) cũng nhƣ phần đƣợc viết tiếp (bao gồm cả tiền và hậu tác phẩm
trung tâm – sequels và prequels). Bởi vì theo nhƣ Marjorie Garber, có một sự khác biệt
giữa việc khơng muốn một tác phẩm kết thúc (trƣờng hợp của sequels và prequels) và
việc thuật lại một tác phẩm nhiều lần bằng nhiều cách (trƣờng hợp của cải biên)15. Do
vậy, khi lựa chọn những tác phẩm để nghiên cứu trong hai chƣơng sau, chúng tôi sẽ
không sử dụng các văn bản nằm trong khu vực này vì với trƣờng hợp Những người khốn
khổ, có rất nhiều câu chuyện tƣởng tƣợng và khai thác các vấn đề kể về trƣớc hoặc sau
thời điểm đƣợc đề cập đến trong tác phẩm nguồn.
Bàn thêm về vấn đề đạo văn, chúng tơi cho rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa một
tác phẩm cải biên và một văn bản đạo nhái tác phẩm của ngƣời đi trƣớc. Sự khác biệt này
nằm ở giá trị to lớn và mức độ phổ biến của văn bản nguồn cũng nhƣ sự thừa nhận của
chính nhà cải biên. Thứ nhất, một tác phẩm mang trong mình những giá trị sâu sắc đƣợc

thế giới công nhận thƣờng sẽ trở thành một sự mở đầu cho xu hƣớng sáng tác, tức là có sự
đề cập đến một vấn đề tƣơng tự ở những ngƣời đƣơng thời. Thứ hai, một tác phẩm nếu đã
quá nổi tiếng đến mức trở thành kinh điển thì lúc đó nó đã là di sản của nhân loại, và vì
vậy ai cũng có thể sử dụng những nội dung của nó nhƣ một nguồn cảm hứng cho sáng tác
của mình mà khơng vƣớng phải vấn đề bản quyền đƣợc đặt ra trong thời hiện đại. Thứ ba,
thông thƣờng những nhà cải biên luôn trân trọng ngƣời đi trƣớc bằng cách nói rõ tác
phẩm của họ là sự chuyển thể, cải biên từ một văn bản nguồn nào đó. Chẳng hạn trong
những bộ phim điện ảnh cải biên, đầu phim (và cả poster phim) ln hiện những dịng
chữ nhƣ “based on a novel by…” (dựa trên tiểu thuyết của…). Chính điều này chứng
minh cho sự tiếp thu và thể hiện lại một cách có chọn lọc của các nhà cải biên.
Các tác phẩm đƣợc lựa chọn để cải biên cũng không phải là ngẫu nhiên. Thông
thƣờng, các đạo diễn, biên kịch,… ƣa chuộng cải biên những tác phẩm đã vào hàng “kinh
điển” hơn là những sáng tác đƣơng đại. Và mặc dù đã cách chúng ta hàng bao nhiêu thế
14

Linda Hutcheon, A Theory of Adaptation, sđd, tr. XI.

15

Linda Hutcheon, A Theory of Adaptation, sđd, tr. 9.


21

kỉ, các tác phẩm ấy vẫn đƣợc “sống” trong tinh thần hiện đại bằng rất nhiều hình thức. Có
ngƣời chọn khai thác một phần nguyên tác (trƣờng hợp vở ballet Don Quixote do Marius
Petipa biên đạo với âm nhạc của Ludwig Minkus vào năm 1869 dựa trên một câu chuyện
nhỏ trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của Miguel de Cervantes), cũng có ngƣời chọn viết
lại câu chuyện theo một cái nhìn khác (trƣờng hợp bộ phim hoạt hình Thằng gù nhà thờ
Đức Bà mà Walt Disney sản xuất năm 1996 dựa trên tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris

của Victor Hugo) và lại có ngƣời chọn cách tái diễn y hệt nội dung tác phẩm nguồn bằng
một loại hình nghệ thuật mới mẻ (trƣờng hợp tám phần phim điện ảnh Harry Potter do
hãng Warner Bros sản xuất từ năm 2001 đến 2011 dựa theo bộ tiểu thuyết ăn khách cùng
tên của J.K. Rowling).
Một tác phẩm văn học có thể đƣợc cải biên thành rất nhiều tác phẩm thuộc các loại
hình nghệ thuật khác chứ không chỉ riêng điện ảnh. Chẳng hạn tiểu thuyết Anna Karenina
của Lev Tolstoy (xuất bản từ cuối thế kỉ XIX) đã đƣợc cải biên thành nhạc kịch vào năm
1992 tại Manhattan với lời hát bởi Peter Kellogg và âm nhạc bởi Daniel Levine. Tiếp đó,
nó đƣợc cải biên thành một vở ballet vào năm 2005 tại Saint Petersburg, biên đạo bởi
Boris Eifman, âm nhạc bởi Tchaikovski. Gần đây nhất, vào năm 2012, cuốn tiểu thuyết
tiếp tục trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim điện ảnh đƣợc đạo diễn bởi Joe Wright.
Theo nhƣ chúng tôi biết, theo chúng tơi đƣợc biết, cịn đƣợc cải biên thành một số vở
kịch, opera và bài hát. Điều này diễn ra tƣơng tự với những tác phẩm lớn khác trên thế
giới nhƣ Hamlet (1601) của Shakespeare, Kiêu hãnh và định kiến (1813) của Jane Austen,
Bà Bovary (1857) của Gustave Faubert,… với hàng loạt những phim ảnh và tác phẩm sân
khấu dựa theo chúng. Tựu trung, có vơ số hình thức cải biên một tác phẩm và các hình
thức ấy lại ngày càng phát triển theo thời gian với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại.

1.1.3. Hướng ứng dụng
Mặc dù đây là một lí thuyết tƣơng đối mới tại Việt Nam song với sự liên quan trực
tiếp đến các vấn đề mà mình quan tâm, chúng tơi chọn lí thuyết cải biên làm cơ sở lí luận
chính của đề tài này với những sự đồng thuận và hƣớng ứng dụng nhƣ sau:
- Tác phẩm cải biên trong sự phức hợp các lí thuyết: Điều này tạo ra một hƣớng
nghiên cứu tổng hịa nhiều loại lí thuyết khi tiến hành xem xét các tác phẩm cải biên.
Chúng tôi đặt tác phẩm cải biên trong sự liên văn bản, văn hóa, dịch thuật, giải kiến tạo để
có những lí giải phù hợp về sự thay đổi của nó.
- Tác phẩm cải biên là một sản phẩm độc lập: Mặc dù ngƣời thƣởng thức tìm đến các
tác phẩm cải biên từ văn học với mục đích tiếp nhận gián tiếp song cần phải hiểu rằng tác
phẩm cải biên không phải một tác phẩm thứ yếu khi nó đƣợc đặt cạnh tác phẩm văn học
đƣợc nó cải biên. Vì vậy chúng ta khơng thể đem so sánh tác phẩm cải biên với văn bản



22

gốc về mặt nội dung hay nghệ thuật vì bản thân tác phẩm cải biên là một sản phẩm độc
lập, thể hiện cái nhìn chủ quan của tác giả đối với văn bản văn học.
- Tác phẩm cải biên là một sản phẩm văn hóa: Do là một sản phẩm văn hóa nên tùy
vào thời điểm với những phong tục và đặc trung xã hội, tùy vào ngƣời tiếp nhận với
những quan điểm và định kiến mà tác phẩm cải biên sẽ đƣợc nhìn nhận và có những vai
trị khác nhau. Khi xem xét tác phẩm cải biên nhƣ là một sản phẩm văn hóa, một mặt
chúng tơi giải thích đƣợc vì sao ngƣời thƣởng thức thời đại này lại có những ý kiến tích
cực và tiêu cực về tác phẩm nghệ thuật cải biên từ văn học, mặt khác lí giải nguyên nhân
khiến các nhà cải biên hƣớng sự quan tâm của mình vào một vài chi tiết cụ thể trong tác
phẩm nguồn.

1.2.

TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ VÀ NƯỚC PHÁP GIỮA
THẾ KỈ XIX

Nhƣ chúng tôi đã xác định, một trong những phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài là
phƣơng pháp lịch sử – xã hội. Chúng tôi nhận thấy hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (cả
nguyên tác và cải biên) đều chịu sự chi phối của thời đại, văn hóa. Vì thế, để tạo tiền đề
cho sự phát triển đề tài ở những chƣơng sau, chúng tôi quan tâm đến bối cảnh lịch sử ra
đời của bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ để thấy đƣợc sự tất yếu và đặc trƣng của
văn học trong việc biểu hiện nội dung mà nhà văn hƣớng đến. Theo đó, chúng tôi tiến
hành khái quát về chủ nghĩa lãng mạn và mối quan hệ hai chiều giữa nó và các sáng tác
của Victor Hugo (mà cụ thể ở đây là tiểu thuyết Những người khốn khổ).
1.2.1. Victor Hugo và chủ nghĩa lãng mạn
Victor Hugo là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch vĩ đại ngƣời Pháp. Ông sinh ra tại

thành ph Besanỗon vo nhng nm u th k XIX một thế kỉ bi tráng với những cuộc
cách mạng lớn, những thành tựu về khoa học, văn học và nghệ thuật. Ông đƣợc xem là
ngƣời đứng đầu chủ nghĩa lãng mạn với những tập thơ, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu đầy
tính nhân văn. Cuốn Từ điển Tiểu sử văn chương 2005-2006 đã nhận định rằng: “Không
thế kỉ nào mà nền văn học Pháp đƣợc biểu tƣợng trọn vẹn bằng một tác giả hơn thế kỉ
XIX, và không nhà văn Pháp nào thế kỉ XIX lại có thể là hiện thân ấy hơn Victor
Hugo”16. Thậm chí, Đặng Anh Đào gọi ông là “một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở
chân trời của thế kỉ”17.

Dẫn theo Nguyễn Thị Quyên. Lê Huy Bắc (chủ biên) – Nguyễn Thị Quyên, Vích-to Huy-gô và “Những
người khốn khổ”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr. 21.
16

17

Nhiều tác giả, Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 475.


23

Tài năng của Victor Hugo bộc lộ từ rất sớm khi mà mƣời tuổi đã biết làm thơ. Trong
suốt cuộc đời cống hiến cho văn chƣơng, Victor Hugo đã để lại cho hậu thế hàng trăm tác
phẩm văn học có giá trị vƣợt thời gian. Trong đó phải kể đến những tập thơ nhƣ Lá thu
(1831), Tia sáng và bóng tối (1840), những vở kịch nhƣ Cromwell (1827), Hernani
(1830). Nhà thơ đƣơng thời Trohel trong bài Tuẫn nạn và đao phủ đã viết về phong cách
sáng tác của Hugo rằng:
Hỡi Huy-gô, những vần thơ của Người,
Là những lời ca tráng lệ những tâm hồn đầy nhiệt huyết18
Về tiểu thuyết, ngoài những tác phẩm nhỏ lẻ, ơng có năm bộ nổi tiếng và đồ sộ nhất
là Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), Những người khốn khổ (1862), Lao động biển cả (1866),

Thằng cười (1869) và Chín mươi ba (1874) – cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ơng.
Nhìn chung, các tác phẩm của Victor Hugo đều tràn đầy tình yêu và niềm tin dành
cho con ngƣời cũng nhƣ thể hiện sự bất mãn với thời cuộc. Các nhân vật chính trong các
thiên tiểu thuyết của Hugo – dù có đẹp đẽ và cao cả đến đâu, cuối cùng đều phải chết. Vì
vậy nhiều ngƣời nhận định các tác phẩm của Victor Hugo chỉ mới đặt ra đƣợc vấn đề về
quyền con ngƣời chứ chƣa có hƣớng giải quyết vấn đề ấy một cách triệt để. Điều này một
phần do những đấu tranh nội tâm của ông trong việc đƣa nhân loại đến hạnh phúc: ơng
phân vân giữa tu thiện và cách mạng19.
Có thể nói, các tác phẩm của Victor Hugo ln đƣợc đặt vào trung tâm của những
cuộc phê bình, lí luận trong những năm tháng rực rỡ nhất của chủ nghĩa lãng mạn (tiếng
Anh: Romanticism, tiếng Pháp: Romantisme). Phôi thai từ nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa
đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa lãng mạn là một sự đối lập với các sáng tác thuộc chủ nghĩa cổ
điển trƣớc đó. Khi xã hội xuất hiện những bất cơng, ích kỉ khởi phát từ lối sống tƣ sản,
một bộ phận nhà văn đã bắt đầu hƣớng các điểm nhìn của mình đến những thế giới tốt đẹp
hơn. Vốn dĩ ngay từ trong tên gọi của mình, từ “lãng mạn” chỉ những gì hoang đƣờng, kì
lạ chỉ có thể tìm thấy trong sách vở. Theo đúng những tính chất cơ bản, các sáng tác của
Victor Hugo (mà đặc biệt là Những người khốn khổ) có những đặc điểm sau đây để chúng
ta “nhận diện” nó là một sáng tác thuộc chủ nghĩa lãng mạn:
Thứ nhất, từ thực tế, chúng ta thấy đƣợc sự cơ đơn của ơng trong việc nhìn nhận xã
hội và sáng tác tác phẩm. Victor Hugo hƣớng sự quan tâm của mình đến những số phận
bất hạnh mà khơng mấy ai dành cho họ sự quan tâm và thấu hiểu, tìm kiếm cái đẹp khuất
lấp trong những vẻ ngồi xấu xí, ghê tởm (tù nhân nhƣ Jean Valjean trong Những người
Đỗ Đức Hiểu, Văn học công xã Pa-ri, NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978,
tr. 372.
18

19

Đặng Thị Hạnh, Vich to Huy gơ, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1978, tr. 202.



×