Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bai tim hieu ve ma tuy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.41 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

BÀI DỰ THI


<b>TÌM HIỂU LUẬT PHỊNG, CHỐNG MA TÚY;</b>


<b>LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA </b>
<b>TÚY</b>


<b>(Về lĩnh vực cai nghiện phục hồi)</b>


<i><b>Câu 1: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy được Quốc </b></i>
<i><b>hội nước Cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thơng qua ngày, tháng, năm </b></i>
<i><b>nào? Bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào?</b></i>


<b>Trả lời : Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phịng, chống ma túy được Quốc </b>
hội nước Cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kì họp thứ 3 thông qua ngày 03
tháng 06 năm 2008. Bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.


<i><b>Câu 2: Luật phòng, chống ma túy quy định những hành vi nghiệm cấm nào?</b></i>
<b>Trả lời : Luật phòng, chống ma túy quy định những hành vi nghiệm cấm sau đây :</b>
1. Trồng cây có chứa chất ma tuý;


2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao
đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền
chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;


3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa
chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;


4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản
xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;



5. Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;
6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;


7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma tuý;
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma
tuý;


9. Các hành vi trái phép khác về ma tuý.


<i><b>Câu 4: Luật Phòng, chống ma túy quy định thế nào là người nghiện ma túy?</b></i>
<b>Trả lời : </b>


<b>Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng </b>
thần và bị lệ thuộc vào các chất này.


<i><b>Câu 5: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phịng, chống ma túy quy định </b></i>
<i><b>chính sách của Nhà nước về cai nghiện như thế nào?</b></i>


<b>Trả lời : </b>


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy quy định chính sách
của Nhà nước về cai nghiện bao gồm :


Áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy, khuyến khích người nghiện ma
túy tự nguyện cai nghiện;


Tổ chức cơ sở cai nghiện ma t bắt buộc;


Khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cai nghiện tự nguyện
cho người nghiện ma túy, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện và


phòng, chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc và phương pháp cai
nghiện ma túy;


Hỗ trợ kinh phí thực hiện cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái
nghiện ma túy;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Câu 6: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy quy định </b></i>
<i><b>những đối tượng nào được cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng? Thời gian cai </b></i>
<i><b>nghiện là bao lâu? Cơ quan tổ chức nào chịu trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy tại </b></i>
<i><b>gia đình và cộng đồng?</b></i>


<b>Trả lời : </b>


1. Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng được áp
dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện cai
nghiện tại cơ sở cai nghiện.


2. Trường hợp người nghiện ma túy khơng tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện
pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã.


3. Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu
tháng đến mười hai tháng.


4. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng,
hướng dẫn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình.


5. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma
túy tại cộng đồng và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng
đồng."



<i><b>Câu số 7: “Luật phòng, chống ma túy quy định những đối tượng nào bị đưa vào cơ </b></i>
<i><b>sở cai nghiện bắt buộc? Thời gian cai nghiện là bao lâu? Trong thời gian cai nghiện bắt </b></i>
<i><b>buộc người nghiện có trách nhiệm gì? Người nghiện ma túy có thể tự xin vào cơ sở cai </b></i>
<i><b>nghiện bắt buộc để cai nghiện tự nguyện được không?”</b></i>


<b>Trả lời : </b>
* Điều 28 :


1. Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn cịn nghiện hoặc khơng có
nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.


2. Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo
quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn
cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.


3. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện
tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.


* Điều 30 :


Trong thời gian cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma tuý có trách nhiệm:
1. Tuân thủ nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của cơ sở cai nghiện bắt buộc;


2. Lao động, học tập, chữa bệnh để cai nghiện và góp phần đảm bảo đời sống trong thời
gian cai nghiện.


<i><b>Câu 8: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy sau </b></i>
<i><b>khi chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, người </b></i>


<i><b>nghiện được đưa vào những hình thức quản lý sau cai nào? Đối tượng nào được đưa vào </b></i>
<i><b>quản lý sau cai tại cơ sở quản lý?</b></i>


<b>Trả lời : </b>


Người nghiện ma túy sau khi chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại
cơ sở cai nghiện phải chịu sự quản lý sau cai nghiện từ một năm đến hai năm theo một trong
hai hình thức sau đây :


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>b)</i> Quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện đối với người có nguy cơ tái nghiện
cao.


<i><b>Câu số 9: “Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy Ủy ban </b></i>
<i><b>nhân dân các cấp nơi có người nghiện ma túy đã chấp hành xong thời gian cai nghiện </b></i>
<i><b>bắt buộc có trách nhiệm gì trong cơng tác cai nghiện này?</b></i>


<b>Trả lời : </b>


Người đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều này được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, gia đình tiếp nhận, tạo điều kiện học nghề,
tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng, giúp đỡ phòng,
<i>chống tái nghiện. </i>


<i><b>Câu số 10 : Bài viết về ma túy và tác hại của ma túy.</b></i>
<b>BÀI VIẾT</b>


Trong bối cảnh đất nước phát triển như hiện nay, việc đời sống toàn dân được nâng
cao cũng kéo theo nhiều vấn đề tệ nạn, đau đầu nhất vẫn là tệ nạn ma túy.


<b>Vậy, Chất ma túy là gì ? Chất gây nghiện là gì ?</b>



Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục
do Chính phủ ban hành.


Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối
với người sử dụng.


<b>Làm thế nào để nhận biến sớm người sử dụng ma tuý ?</b>


<i> Chúng ta có thể sớm nhận biết một người đã nghiện ma tuý qua các biểu hiện sau: </i>
 Thay đổi thất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ
nhiều…


 Hay tụ tập, đi lại đàn đúm với người có đời sống sinh hoạt buồng thả như khơng lao
động, không học hành…hoặc chơi thân với người sử dụng ma tuý.


 Đi lại có quy luật: mỗi ngày, cứ đến một giờ nhất định nào đó, dù có đang bận việc gì
cũng tìm cách, kiếm cớ để đi khỏi nhà.


 Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia
đình).


 Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đơi khi nói nhiều, hay nói dối loanh quanh, hay
có biểu hiện chống đối, cáu gắt hơn so với trước đây.


 Hay ngát vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, ngại lao động, bỏ vệ sinh cá nhân. Nếu còn đi học
thì thường đi học muộn, trốn học, bỏ giờ học (thường vào giờ nhất định): Ngồi trong lớp hay
ngủ gật; học lực giảm sút nhanh.


 Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền khơng có lý do chính đáng, thường


xuyên xin tiền người thân và hay bán đồ đạc cá nhân, gia đình, nợ nần nhiều ăn cắp vặt, hay
lục túi người khác …


 Trong túi quần, áo, cặp, phịng thường có các thứ giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật
lửa ga, bơm kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ heroin.


 Có dấu kim trên mu bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, ở
bẹn, ở cổ…


 Đối với người sử dụng ma tuý nặng, còn có biểu hiện giảm sút sức khoẻ rõ rệt, hường
xuyên ngáp vặt , mắt lờ đờ ; da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ngại tắm, ăn mặc lôi thôi lếch
thếch…


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Các giai đoạn của nghiện ma tuý thể hiện ra sau ?</b>
Các biểu hiện thường gặp ở người vừa sử dụng ma tuý :


Sau khi người sử dụng ma tuý vừa sử dụng xong một liều ma tuý thì nhìn chung tinh
thần hưng phấn,vẻ mặt xung mãn, đỏ mặt, mắt đỏ và ướt, trơng hoạt bát khác thường. Nếu
tuổi cịn trẻ họ thường dễ bị khiêu khích, muốn tìm cảm giác mạnh, gây gổ đánh nhau, tự
rạch tay, dùng thuốc lá đốt chân tay… Các dấu hiệu trên được biểu hiện cụ thể qua các giai
đoạn sau :


a).Giai đoạn 1: Sau khi dùng 5 – 10 phút, biểu hiện phổ biến là mắt đỏ và trông ướt long
lanh, sau đó chuyển qua sụp mi mắt, ngồi tại chỗ mắt lim dim, gãi chân tay, vị đầu, bứt
tóc… thể hiện rõ nhất tong trường hợp dùng thuốc phiện pha lẫn seduxen. Những biểu hiện
này người nhà khó phát hiện ra nó thường sảy ra ở nơi hút chích.


b). Giai đoạn 2: Sau 10 đến 20 phút, mắt đỏ ướt, đồng tử teo, giọng nói khàn khàn,
uống nhiều nước lạnh, tâm lý ở trạng thái hưng phấn cao, nói nhiều, cử chỉ và động tác thiếu
chính xác. Nếu có tật thì tật thường xuất hiện ở mức cao như vuốt mũi, nhổ râu, nặn mụn,


cắn móng tay, lấy ráy tai .


c). Giai đoạn 3 : Sau 90 phút người sử dụng ma tuý tìm chỗ yên tĩnh để thưởng thức
cơn phê. Lúc này họ nằm như ngủ, nhưng không ngủ lại hút nhiều thuốc lá, tàn thuốc vung
vãi. Quan sát nơi họ nằm thường thấy chăn màn thủng do tàn thuốc lá rơi vào, bề bộn đồ đạc,
hôi, người sử dụng ma tuý sợ tắm, sợ ồn ào.


<i> Một số đặc trưng chủ yếu của người sử dụng ma tuý :</i>


 Về thực lực: Sống phụ thuộc vào ma tuý, sức khoẻ suy yếu, nhiều bệnh tật phát sinh,
dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.


 Về tinh thần: Luôn tỏ ra thất vọng, lập dị, suy sụp về các giá trị về tinh thần, thiếu ý trí
quyết tâm, mất niềm tin vào cuộc sống.


 Về tâm lý: khơng có khả năng suy nghĩ, tư duy, trí nhớ giảm, mất phương hướng,
khơng có hứng thú trong sinh hoạt. Ln tìm những câu trả lời chỉ cốt để đáp ứng mong
muốn của người khác nhằm lẩn trốn bản thân. Lời nói khơng đi đôi với việc làm, xuất hiện
các biểu hiện tiêu cực.


 Về xã hội: ít quan hệ (các quan hệ cơng khai chính đáng), sống vật vờ, cơ lập và xa
lánh mọi người .


<b>Vậy, tác hại của ma tuý như thế nào ? </b>
1/ Ảnh hưởng đến bản thân


 Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh
người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.


 Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm


không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV(dẫn đến cái chết).
Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt
Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình của con cái
họ.


 Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.
 Mâu thuẫn và bất hồ với bạn bè, thầy cơ giáo và gia đình.


 Mất lịng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học,
ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm.


 Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng đến
hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình
phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hố, dẫn tới
suy yếu nòi giống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

 Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của
người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 -


2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền
của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình,
hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí
giết người, cướp của.


 Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút ( lo lắng, mặc cảm, ăn khơng
ngon, ngủ khơng n...vì trong gia đình có người nghiện)


 Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly
hơn, con cái khơng ai chăm sóc...)



 Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma
tuý gây ra.


3/ Ảnh hưởng đến xã hội


 Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết
người, mại dâm, băng nhóm...


Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
 Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.


 Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết
các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại
dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ tồn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có trên


130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý


 Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ
thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình
phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hố, dẫn tới
suy yếu nịi giống.


Qua những gì chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, ma túy là một vấn đề nhức nhối cần được
toàn xã hội quan tâm, loại trừ. Đứng trên góc độ dạy học, ma túy học đường là vấn đề cần
được loại bỏ sớm ngay từ khi nó vừa nhen nhúm.


<i><b>Câu số 10 : một tấm gương cai nghiện ma túy thành công và có nhiều việc làm có ích</b></i>
<i><b>cho xã hội</b></i>


<b>BÀI VIẾT</b>



Hành trình từ người nghiện trở thành một Đảng viên


Gặp anh Hà Cát Thành- phó Ban lâm nghiệp xã Dương Quang ( Bắc Kạn) hơm nay, ít
ai ngờ rằng người Đảng viên đồng thời là một cán bộ tích cực trong mọi hoạt động của xã
này lại từng có một q khứ lầm lỗi. Anh khơng ngại nói về “ cái thời mê muội” ấy, bởi lẽ “
nếu không biết nhìn thẳng vào những chuỗi ngày buồn ấy để làm lại từ đầu, anh khơng thể có
được ngày hơm nay”.


Năm 1993, trở về địa phương sau khi hết thời gian làm công an nghĩa vụ, anh Thành
cùng với nhiều người trong xã bỏ lại thơn xóm để đi làm vàng với giấc mộng giầu sang.
Thế nhưng vàng đâu chẳng thấy, những tháng ngày đơn độc ở chốn rừng thiêng nước độc đã
khiến anh sa ngã vào con đường nghiện ngập, bao nhiêu tiền kiếm được anh đều dồn vào
nuôi “nàng tiên nâu”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nhà với nỗi chật vật vì thiếu một người chồng, người cha, căn nhà lá tuềnh toàng lúc nào
cũng trống trải và hiu quạnh.


Người vợ trẻ ngày đó hết lịng động viên, can ngăn nhưng rồi cũng chỉ biết cắn răng bất
lực trước sự xuống dốc của chồng. Bạn bè xa lánh, xóm làng khinh bỉ, người thân mất niềm
tin, Thành như con thiêu thân, đau đớn dấn sâu vào con đường nghiện ngập.


Mãi đến năm 1998, trong cô đơn cùng cực giữa sự sống và cái chết, anh trở về với gia
đình, quyết tìm cho mình con đường hồi sinh. Lúc này vợ anh một lần nữa lại sát cánh bên
anh trên con đường phục thiện, chị khuyên anh đến cai nghiện cộng đồng tại trạm y tế xã. Đó
là quãng thời gian thật sự gian truân đối với bản thân anh cũng như gia đình và các cán bộ
xã.


Thành tâm sự “nhiều lần vật vã vì đói thuốc, nằm trong trung tâm y tế xã mà nỗi nhớ
thuốc cứ cồn cào gan ruột, nhiều lúc cũng muốn lao ra ngoài trở về con đường cũ, nhưng


ngay lúc ấy hình ảnh vợ con mình rúm ró trong căn nhà lá tuềnh tồng cùng sự quan tâm
động viên của chính quyền xã đã chiến thắng những ham muốn ích kỷ của bản thân”.


Với ý chí quyết tâm của bản thân và sự động viên khuyến khích của gia đình cũng như
chính quyễn xã, Thành bước đầu đã cắt được cơn nghiện, và về nhà đi làm nương. Những
ngày đầu, sáng nào anh cũng vác dao lên nương, sau đó khơng có sức làm lại vào lán nằm
nghỉ, rồi chiều trở về nhà. Những lúc như vậy, người vợ hiền luôn bên cạnh chăm sóc anh.
Để Thành khơng buồn chán rồi quay lại con đường cũ, đồng thời cũng thử thách sự quyết
tâm của anh, chính quyền xã đã đưa anh vào làm công an viên, sau thời gian phấn đấu, đến
năm 2000, anh được nhân dân tin tưởng bầu làm trưởng thôn.


Những lúc cùng nhân dân làm đường điện, kênh mương, hay khi làm cơng tác hịa giải,
tuy vẫn gặp phải nhiều khó khăn, nhưng anh ln cố gắng làm thật tốt mọi nhiệm vụ để dân
tin, dân mến. Đến lúc này anh mới thực sự tin là mình đã quên hẳn được ma tuý và đang
vững bước từng bước trên con đường hạnh phúc, tươi sáng hơn.


Nhìn nụ cười tươi rói của vợ con bên mâm cơm đạm bạc, anh thấy lịng mình ấm áp hơn
bao giờ hết. Với sự nỗ lực của bản thân, Thành không ngừng rèn luyện phấn đấu, từ năm
2003 đến nay anh liên tục là chiến sĩ thi đua và được nhận nhiều giấy khen, bằng khen của
các cấp chính quyền.


Đặc biệt, năm 2004 anh chính thức được kết nạp Đảng, được đứng trong hàng ngũ của
những người ưu tú nhất và ngay trên chính quê hương, ngay trên chính quá khứ đau buồn của
cuộc đời mình. Thành ln trách nhiệm với mọi cơng việc được giao, làm tốt vai trị là phó
ban lâm nghiệp kiêm cán bộ uỷ nhiệm thu của xã, đã đóng góp khơng nhỏ vào những thành
tích chung của địa phương.


Có được ngày hôm nay, Thành đã phải vượt qua bao mặc cảm, nhiều lúc anh tưởng
như không chịu nổi ánh mắt kỳ thị của mọi người vì mấy ai tin một người từng nghiện ngập
như anh làm nên trị trống gì, ni được bản thân, khơng quay về đường cũ là tốt lắm rồi


huống hồ đưa vai gánh vác việc làng, việc xã. Thế nhưng nghị lực và niềm tin của gia đình
với sự động viên của chính quyền thêm lần nữa giúp anh có thêm tự tin để trở thành một
người có ích cho xã hội.


Khi được hỏi về anh Thành, ơng Bàn Văn Bình, Trưởng cơng an xã Dương Quang khơng
ngần ngại nói: “Từ lúc bỏ được ma tuý đến khi làm công an viên tới nay, Thành ln hồn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, năng nổ nhiệt tình, góp phần khơng nhỏ vào những thành
tích chung của cả xã, là một tấm gương điển hình, tiêu biểu trong các phong trào tuyên
truyền phòng chống tệ nạn xã hội”.


<i><b>Câu số 10 : Bài viết về ma túy và tác hại của ma túy.</b></i>
<b>BÀI VIẾT</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Tệ nạn nghiện ma túy và các chất gây nghiện đang gây khủng hoảng toàn thế giới và riêng ở
nước ta, tệ nạn này đang phát triển theo chiều hướng rất xấu trong một bộ phận thanh thiếu
niên tạo sự lo lắng cho toàn xã hội. Không chỉ tác hại do gây ra sự nghiện ngập và dẫn đến
tội ác làm băng hoại thế hệ trẻ mà chính phương cách sử dụng ma túy chủ yếu qua con đường
tiêm chích làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất rộng. Mặc dù sự thông
tin về tác hại của ma túy và các chất gây nghiện trên các phương tiện truyền thơng đã được
thực hiện khá nhiều nhưng vẫn cịn khơng ít người chưa thấy rõ sự tác hại. Trong bài nói
chuyện hơm nay, xin được nhắc lại và nhấn mạnh những gì chúng ta cần biết về ma túy và
các chất gây nghiện cũng như những tác hại không lường của chúng.


Trước hết là ma túy. Đây là từ Hán Việt, với nghĩa: ma là tê mê, túy là say sưa. Như vậy, ma
túy là chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn. Đây cũng là từ tiếng Việt dùng để dịch chữ nước
ngoài dùng để chỉ các chất gây nghiện thuộc loại nguy hiểm nhất. Đó là: thuốc phiện (là nhựa
lấy từ quả cây thuốc phiện), morphine (là chất được trích ra từ thuốc phiện) heroin (còn gọi
là bạch phiến, là chất được bón tổng hợp từ morphine), cocain (là chất được trích từ lá coca,
ở ta người nghiện ít dùng nhiều nhất), là một số thuốc tổng hợp có tác dụng tương tự



morphine được sử dụng trong điều trị y tế nhưng nếu người nghiện lạm dụng thì cũng được
xem là ma túy, đó là pethidine (tên biệt dược: Dolosal, Dolargan) v.v...


Ngoài những chất được xếp vào loại ma túy thật sự kể trên, cịn có những chất gây nghiện
khác cũng gây tác hại không kém nếu bị lạm dụng. Các chất gây nghiện này thường dễ bị
lạm dụng do hiểu lầm là ít hoặc khơng gây tác hại. Những chất này gồm có:


<i><b>1. Cần sa mà tiếng lóng hiện nay gọi là bồ đà, được hút giống như hút thuốc lá. Nên lưu ý, </b></i>
cần sa trên phương diện dược học được phân vào nhóm chất gây ảo giác, trong đó có LSD là
chất đang bị lạm dụng nhiều.


<i><b>2. Các thuốc an thần gây ngủ như: Seduxen, Séconal (tiếng lóng là "sì cọt") Iménoctal (tiếng </b></i>
lóng là "immê") Rohypnol (tiếng lóng là "rơ hồng", "rơ cam").


<i><b>3. Các thuốc kích thích loại amphetamin như ectasy mà báo chí gần đây có đề cập, bị sinh </b></i>
viên Mỹ lạm dụng và hiện đang lan tràn sang các nước Châu Á. Tất cả các chất kể trên đều là
chất gây nghiện. Như vậy, việc sử dụng những chất gây nghiện này cụ thể đã gây ra tình
trạng nghiện thuốc như thế nào ? Có tác hại nguy hiểm ra sao mà khiến cho tất cả chúng ta
đều cần phải cảnh giác tránh xa ?


<b>1.Gây sự lệ thuộc về mặt thể chất hoặc về mặt tâm lý:</b>


Hay nói ngắn gọn là bị nơ lệ. Người nghiện nếu đã quen dùng khó lịng ngưng, khơng sử
dụng chất gây nghiện. Ma túy nguy hiểm vì nó gây sự lệ thuộc cả hai, thể chất và tâm lý. Về
mặt tâm lý, người nghiện ln có sự ham muốn khơng kềm chế được là phải sử dụng ma túy.
Cịn về mặt thể chất, nếu quen dùng mà lại ngưng, không sử dụng tiếp, sẽ bị các rối loạn mà
từ chuyên môn y dược gọi là bị "hội chứng cai thuốc" gây cơn vật vã dữ dội như bị tiêu chảy,
ói mữa, đau nhức cơ xương, tim đập hỗn loạn... làm người nghiện đau đớn khổ sở không chịu
được phải tiếp tục dùng ma túy, thậm chí gây tội ác, cướp của, giết người để có tiền mua ma
túy.



<b>2.Có khuynh hướng phải tăng liều: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nghiện, thay đổi phương cách sử dụng để tăng cảm giác khối cảm. Và đây chính là mối
nguy hại ln chờ đón người tập tành sử dụng chất gây nghiện. Như lúc đầu chỉ hút vài điếu
cần sa, sử dụng vài viên thuốc an thần gây ngủ loại Seduxen gọi là để nếm "cảm giác lạ",
nhưng dần dà khi quen dùng, do nhu cầu phải đạt được cảm giác gọi là "phê", người nghiện
sẽ đi đến sử dụng ma túy loại mạnh loại gây tác hại dữ dội cở như heroin. Rồi từ phương
cách sử dụng chỉ là hút, hít, uống, người nghiện sẽ đi đến sử dụng phương cách tiêm chích,
bởi vì tiêm chích là cách đạt đến cảm giác "phê" nhanh và mạnh nhất. Đến đây có thể là tận
cùng của sự tác hại do sử dụng chất gây nghiện bởi vì tiêm chích ma túy là con đường thuận
lợi nhất dẫn đến nhiễm HIV/AIDS, và khi bị lây nhiễm HIV/AIDS do tiêm chích ma túy,
trong tình hình chưa có thuốc chữa và thuốc ngừa như hiện nay, bị lây nhiễm HIV/AIDS
cũng có nghĩa là sẽ chết.


Ta nên lưu ý, ma túy và các chất gây nghiện chính là độc chất, chỉ cần dùng quá liều là đưa
đến tử vong. Trong thời gian qua, có khá nhiều bạn trẻ nghiện ngập phải được đưa vào bệnh
viện cấp cứu do ngộ độc heroin. Và nếu có dùng đúng liều khơng đưa đến tử vong thì bản
thân ma túy và các chất gây nghiện đều có sẵn sự tác hại. Nói chung, các chất gây nghiện đều
là các chất được gọi là "hướng tâm thần", hoặc là ức chế hoặc là kích thích hệ thần kinh
trung ương. Lạm dụng các chất này sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, đặc biệt dễ bị suy nhược tâm
thần. Như người nghiện cần sa, thuốc kích thích amphetamin dễ bị bệnh tâm thần, dễ sa sút ý
chí đưa đến có khuynh hướng tự tử. Các thuốc an thần, thuốc ngủ đều có tác dụng phụ nếu
dùng lâu ngày sẽ gây tổn hại đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Ngoài tác hại do độc
chất ma túy và chất gây nghiện làm nhiễm độc, cơ thể người nghiện còn bị tổn thương hoặc
bị nhiễm trùng do phương cách sử dụng thuốc. Dân "chích chốt", tức người nghiện dùng
đường tiêm chích thì bị nhiễm trùng do tiêm thuốc bất kể điều kiện vô trùng, họ không chỉ bị
lây nhiễm HIV mà còn bị nhiễm các bệnh lây qua đường máu như viêm gan siêu vi B,


C...Người nghiện hít heroin, cocain thì bị thủng vách mũi, người hút cần sa thì bị viêm nhiễm


đường hơ hấp. Người nghiện amphetamin sau thới gian sử dụng kết hợp thuốc phiện và
amphetamin thì tất cả răng đều bị gãy vụn. Do chỉ quan tâm đến sử dụng ma túy và chất gây
nghiện để đạt cảm giác khối cảm, người nghiện thường khơng tha thiết đến ăn uống và
thường bị suy dinh dưỡng để từ đó bị nhiễm bệnh cùng một lúc.


Tệ nạn ma túy và chất gây nghiện không chỉ tác hại khu trú ở cá nhân mà có tác động đến
tồn xã hội. Chỉ cần có một người nghiện trong gia đình thì gia đình đó xem như gánh chịu
một thảm họa. Không những thế, người nghiện rất dễ phạm tội ác, có thể làm bất cứ điều gì
phương hại đến an ninh trật tự xã hội miễn sao có tiền để tiêm chích, hút sách thỏa mãn cơn
nghiện.


Tóm lại, tác hại của ma túy và các chất gây nghiện là khôn lường. Nếu sa vào con đường
nghiện ngập, chắc chắn sẽ là thảm họa cho cá nhân, gia đình và cho cả xã hội. Xin các bạn
trẻ đường lạm dụng chất gây nghiện dù bất cứ lý do gì. Đối với các bật phụ huynh, xin hãy
dành thời gian quan tâm, gần gũi, chăm sóc con cái, đặc biệt ở tuổi mới lớn. Chúng ta cần có
biện pháp tích cực giáo dục phịng ngừa cho trẻ không sa vào con đường nghiện ngập ma túy
và các chất gây nghiện.




</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

[27.06.2007 15:21]


Những người sử dụng thuốc lắc thường nghĩ loại ma túy này có khả năng
tăng cường hoạt động tình dục. Thực ra, về lâu dài, nó làm cho khả năng
tình dục của con người tàn lụi dần đi


TS Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết, thuốc lắc
là thế hệ thứ ba của á phiện, sau heroin. Dù là "hậu duệ" nhưng sự tàn phá
tinh thần và sức khỏe của nó đối với người sử dụng ghê gớm hơn hai đàn
anh rất nhiều.



Thuốc lắc là tên gọi của dân nghiện dành cho chất ma túy tổng hợp
Ecstasy-xtc-mdma dẫn xuất từ Amphetamine. Trong y học, có giai đoạn Amphetamine được
sử dụng điều trị bệnh hen, viêm xoang, trầm cảm. Nhưng khi được dẫn xuất thành Ecstasy,
nó bị pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới xếp vào loại ma túy độc hại nhất và
nghiêm cấm sử dụng. Nhưng loại ma túy này vẫn lưu thông trên thị trường một cách bất hợp
pháp dưới dạng viên, với các tên gọi Yinyang, Adam, Eva, Love, VW, Ice, Mọi da đỏ, Mè
đen, Tên lửa, Thiên thần…


Sau khi uống, hít Ecstasy trong vịng 10 đến 20 phút thì thuốc tác động trực tiếp vào não bộ,
gây kích thích thần kinh trung ương, tạo ảo giác ở người sử dụng trong nhiều giờ liền. Ảo
giác đó làm cho người uống thuốc lắc có trạng thái sung mãn, tự tin, nhiệt độ cơ thể tăng tạo
cảm giác nóng bỏng, thích thực hiện những hành vi có cảm xúc mạnh, đặc biệt khi đi kèm
với âm thanh có cường độ lớn. Khi thuốc đã ngấm, con người bị kích động cuồng nhiệt và có
những hành vi kỳ lạ như lắc lư quay cuồng, la hét, đập phá đồ đạc, cởi bỏ quần áo và quan hệ
tình dục tập thể… Càng nguy hiểm hơn là khi đang ở trạng thái hưng phấn, người sử dụng
thuốc lắc rất thích cảm giác bay bổng bằng cách lái xe với tốc độ cao. Đặc biệt, khi say thuốc
lắc, người ta thích hoạt động liên tục cùng tập thể nên dân chơi lắc thường kết thành hội để
chơi chung với nhau.


Tác hại của Ecstasy đối với tinh thần, sức khỏe và tâm lý xuất hiện rất nhanh. Đối với người
đã dùng ba ngày liên tục, đến ngày thứ tư nếu khơng có thuốc là đã bắt đầu có những triệu
chứng: Suy sụp, chán chường, lo lắng, trầm cảm hoang tưởng, mất trí nhớ, mất phương
hướng; lâu dần sẽ dẫn đến tâm thần. Về thể chất, do cơ thể bị kích động mạnh, tiêu phí năng
lượng và mất nhiều nước, thân nhiệt tăng, mất ngủ triền miên, biếng ăn... nên dẫn đến suy
kiệt; trạng thái hưng phấn tạo ra từng cơn ảo giác, gây rối loạn nhịp tim dễ dẫn đến trụy tim
mạch và đột tử. Khả năng lây nhiễm HIV - SIDA cao vì quan hệ tình dục bừa bãi, khơng an
tồn. Về tâm lý, thuốc lắc kích thích hệ thần kinh trung ương nên thường xuyên tạo trạng thái
kích động và căng thẳng; lâu dần người sử dụng thuốc lắc mất khả năng tình dục, nữ thì dễ bị
sẩy thai. Rất ít người dùng thuốc lắc biết điều này vì ở giai đoạn đầu, nó có vẻ đẩy mạnh hoạt


động tình dục.


Ơng Nguyễn Thành Cơng, Trưởng phịng tun truyền Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội
TP HCM, cho biết: "Khảo sát cho thấy gần 100% đối tượng nghiện Ecstasy đều đã quan hệ
tình dục từ rất sớm. Họ cảm thấy rất thích thú với việc quan hệ tình dục sau khi sử dụng
Ecstasy. Người sử dụng thuốc lắc cịn lơi kéo bạn tình cùng sử dụng để tìm sự đồng cảm
trong quan hệ tình dục, điều này gây nên sự ngộ nhận Ecstasy là loại thuốc hấp dẫn".


Trong những đợt bắt các tụ điểm chơi lắc vừa qua ở TP HCM, có những tay chơi đã ngất tại
chỗ vì uống thuốc lắc


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

làm chủ được bản thân và thời gian sử dụng thuốc. Nhưng sự thật thì hồn tồn ngược lại,
người sử dụng sẽ lệ thuộc vào thuốc và cuối cùng sẽ tìm đến heroin.


Ơng Cơng cho rằng, hiện nay do giá thành còn khá đắt nên thuốc lắc vẫn chưa phát triển rầm
rộ. Thế nhưng tình hình sử dụng thuốc lắc trong thanh thiếu niên hiện nay đã ở mức báo
động. Thống kê của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM cho thấy, chỉ trong quý 2
của năm 2005, các ngành chức năng đã triệt phá hàng chục động lắc và tổ chức chữa trị cho
hàng trăm em nghiện thuốc lắc. Điều đáng lo ngại là tuổi đời các em còn rất trẻ, hầu hết ở độ
tuổi 17-22, cá biệt có em chỉ 15 tuổi.


Các chuyên gia tiên đoán giá thuốc lắc sẽ giảm rất nhanh vào thời gian tới. Vì đây là một loại
hóa chất tổng hợp nên dễ sản xuất, dễ vận chuyển và phân phối.


<b>Một số biện pháp điều trị cho người thân bị nghiện thuốc:</b>


- Cần giữ một tâm lý bình tĩnh khi có người thân, bạn bè sử dụng thuốc lắc. Nên áp dụng
biện pháp tâm lý trị liệu, tạo cơ hội gần gũi với người nghiện, tránh truy xét; giúp người
nghiện cùng tham gia giải quyết những vấn đề khó khăn của họ, tìm hiểu những nhu cầu cần
hỗ trợ của họ.



- Động viên những thái độ tích cực của người nghiện, nhất là trong việc hợp tác chữa trị; tạo
điều kiện để người nghiện tự chứng minh sự đúng đắn của mình như lên kế hoạch học tập,
làm việc; hạn chế thấp nhất việc vắng nhà buổi tối; giúp người nghiện tự giác kiểm tra nước
tiểu để giám sát.


- Cần thiết có những biện pháp kiên quyết nhất định, ví dụ: bảo đảm thực hiện giờ giấc đi lại
một cách minh bạch ( Việc gì? Với ai? Ở đâu? Bao lâu? Kết quả ra sao?... )


- Tùy thuộc vào mức độ nghiện, thời gian nghiện mà tìm giải pháp chữa trị phù hợp, nên đưa
người nghiện đến các nhà tư vấn tâm lý, cơ sở tư vấn cai nghiện trước khi quyết định hướng
cai nghiện.


Lưu ý : đặc tính tâm lý người nghiện thuốc lắc là khủng hoảng đi liền với sự suy sụp và
hoang tưởng nên người nghiện dễ có những hành động liều lĩnh, bế tắc, và việc sử dụng
thuốc lắc chính là sự chạy trốn nỗi khủng hoảng, suy sụp. Ảo giác do thuốc lắc tạo nên giúp
người nghiện có được sự tự tin mà họ mong muốn. Trong cơn vật vã thuốc lắc, người nghiện
rất thụ động nhưng lại rất cần được sự cảm thông, trao đổi, chia sẻ của người thân, bạn bè và
cộng đồng. Tuy nhiên người nghiện cũng thường hay tranh thủ tình cảm những người giúp
đỡ mình để trấn an, thực hiện hành vi tái nghiện, hoặc đôi lúc đặt yêu sách. Do vậy, người
thân cần có thái độ kiên quyết nhất định đồng thời với sự kiên nhẫn để giúp họ vượt qua khó
khăn này.


<b>Những dấu hiệu nghi ngờ có sử dụng thuốc lắc:</b>


- Ngủ ngày, giấc ngủ chập chờn, uống nhiều nước, thường chuẩn bị nước uống trong cốp xe,
trong phòng ngủ, biếng ăn, sức khỏe suy kiệt, mệt mỏi xanh xao, mắt đờ đẫn, thiếu tập trung,
trí nhớ kém, hay quên, thường đau bụng, táo bón tiểu gắt, lười vận động.


- Quan hệ với nhóm bạn bè phức tạp, vắng nhà qua đêm thường xuyên với lý do không rõ


ràng, nhu cầu sử dụng tiền tăng cao, phản đối rất mạnh trước sự kiểm tra của người lớn,
thường giữ “túi nước nhỏ” trong người để đối phó khi bị kiểm tra nước tiểu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất gây nghiện, chất hướng thần có nguồn gốc tự nhiên
hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sông sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức
và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện.


Phân loại


Dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có:
Ma túy tự nhiên


Ví dụ thuốc phiện, cần sa...
Nguồn gốc:


- Từ nhựa cây thuốc phiện, có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam .


- Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đề, cây gai dầu) được ở trồng một số tỉnh giáp
ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây Nguyên .


- Từ lá cây coca, chế ra chất cathinon, có nhiều ở Nam Mỹ .
Ma túy bán tổng hợp


Ví dụ như heroine.
Ma túy tổng hợp
Ví dụ như ecstasy.
Nguồn gốc:


- Các loại ma tuý tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm amphetamin, methamphetamin...
Các chất ma tuý hướng thần độc hại hơn thuốc phiện 500 lần.



Dựa theo tác động lâm sàng tới tâm sinh lý người sử dụng, ma túy gồm có 3 nhóm:
- Các chất an thần .


- Các chất kích thích .
- Các chất gây ảo giác .
<b>Nguồn gốc và sự phát triển</b>


Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Hơn 8000
năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai ở tây Á sử dụng, người ta đã biết được
những khoái cảm và sự thoải mái hết sức mà thuốc phiện mang lại khi dùng.


Thế kỷ thứ 1, Rioskelires đã miêu tả khá kỹ về thuốc phiện trong cuốn sách "Dược điển luận"
của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ này, người ta mới chỉ chú trọng đến những khoái cảm, những
tác dụng trong chữa bệnh mà thuốc phiện mang lại chứ chưa chú ý tới mặt trái của nó, đó là
tác dụng gây nghiện khó cai.


Dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy


<b>Sau đây là một vài những dấu hiệu thường gặp ở các người nghiện ma túy:</b>


- Thường xuyên vắng mặt, ít tiếp xúc với mọi người hơn để lấy thời gian sử dụng ma túy: đi
vệ sinh lâu hơn, đi ngủ sớm hơn...


- Cần một lượng tiền lớn một cách đột ngột .
- Răng vỡ vụn, mắt lờ đờ...


- Khi say thuốc người nghiện rơi vào trạng thái ảo giác khơng kiểm sốt được ý thức .
- Khi khơng có thuốc thì ngứa ngáy chân tay, đến cơn thì vật vã ...



<b>Tác hại của ma túy</b>


Đối với hệ hơ hấp: Các chất ma túy kích thích hơ hấp gây tăng tần số thở trong thời gian
ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hơ hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở
nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

da để thuốc phóng thích từ từ, nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích q nhiều gây
ngộ độc.


Ngồi ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi,
tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn
hen phế quản...


Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999, nhiều cơng trình nghiên cứu
của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) và ung thư
phổi.


Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp
lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ
tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy.
Ngồi ra cịn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.


Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng
khối, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột
quị...


Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng ma túy sẽ làm tăng khả
năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm một cách rõ rệt, và hậu
quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng
ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị


rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vơ sinh.


Ngồi ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo
thính, ảo thị...


Những trình bày trên cho thấy các loại thuốc lắc thực chất cũng chính là một loại ma túy, gây
những tác hại rất nghiêm trọng cho người sử dụng.


Những khu vực sản xuất ma túy lớn trên thế giới
Colombia, Afghanistan...


<b>Tình hình ma túy hiện nay và những tác hại của ma tuý </b>
Trên thế giới


Theo thống kê của Tổ chức sức khoẻ thế giới thì trên thế giới có khoảng 48 triệu người
nghiện, trong đó 25,7 triệu người nghiện cần sa (bồ đà), 8,5 triệu người nghiện các loại thuốc
ngủ và an thần, 6 triệu người nghiện côcain, 3,8 triệu người nghiện thuốc phiện, heroin, hơn
1 triệu người nghiện các chất ma túy tổng hợp khác.


Tại Việt Nam


Theo Bộ Lao Động Thương Binh & Xã hội, tính đến năm 1996 theo thống kê nước ta có
183.000 người nghiện ma túy. Gần đây, số người nghiện hút hít heroin ngày càng gia tăng,
đa số còn trong độ tuổi thanh thiếu niên.


Thành phố Hồ Chí Minh


Theo báo cáo của Chi cục Phịng chống tệ nạn xã hội thành phố Hồ Chí Minh ước tính thành
phố có khoảng 20.000 người nghịên (con số thực tế chắc chắn còn lớn và lớn hơn rất
nhiều) .Trong năm 1997 số người nghiện ma túy tiếp nhận vào Trung tâm Giáo dục và dạy


nghề Bình triệu là 2.859 , năm 1998 là 7.661, có 178 em dưới 18 tuổi, trong sáu tháng đầu
năm 1999 là 3.103. Số người nghiện tăng nhanh trong giới trẻ, thanh thiếu niên học sinh.
Khoảng 70% người nghiện mới là thanh thiếu niên. Một số nữ thử dùng ma túy và bị nghiện,
chiếm khoảng 10% số người nghiện mới. Trước đây nghiện thường tiêm chích, nay đa số
người nghiện mới là dạng hút, hít heroin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Nghiện là trạng thái ngộ kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lập đi lập lại một chất tự
nhiên hay tổng hợp khiến người nghiện ham muốn, không tự kiềm chế được, bằng mọi giá
phải tiếp tục sử dụng. Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, tạo sự lệ thuộc về tâm lý hay thể
chất hoặc cả hai và có hại cho chính người nghiện và xã hội. Những chất gây lệ thuộc như
thế đụơc gọi là chất gây nghiện.


2. Ma túy là gì ?


Ma túy là những chất lấy từ thiên nhiên hoặc được tổng hợp có tác dụng gây nghiện nghiêm
trọng, tạo sự lệ thuộc về thể chất lẫn tâm lý.


Lệ thuộc ma túy về mặt thể chất


Người nghiện phải tiếp tục dùng ma túy bằng bất cứ giá nào, bời vì nếu ngưng ma túy sẽ đưa
đến những cơn vật vã do thiếu ma túy, có khi rất trầm trọng. Trong lệ thuộc ma túy về mặt
thể chất người ta thường thấy có hiện tượng tăng liều là hiện tượng người dùng ma túy phải
tăng liều lượng mới có cảm giác sảng khối giống như ban đầu.


Thí dụ : Heroin gây lệ thuộc thể chất người nghiện, heroin ln có khuynh hướng tăng liều
lượng sử dụng. Đầu tiên chỉ thử dùng một “tép” heroin, nhưng về sau tăng dần đến 2-3 “tép”
mỗi này, hoặc đầu tiên chỉ dùng heroin dạng bột để hút, hít thì về sau phải chuyển sang tiêm
chích heroin, đặc biệt nghiệm trọng hơn là có thể đi đến hồ trộn heroin với thuốc tân dược.
Lệ thuộc ma túy về mặt tâm lý



Có sự thôi thúc tâm lý mạnh mẽ phải sự dụng thuốc để đạt được những cảm giác dễ chịu do
ma túy mang lại. Đây mới chính là sự lệ thuộc nguy hiểm vì cho dù đã được điều trị khơng
cịn vật vã, người nghiện vẫn dùng ma túy trở lại. Một số ma túy ít gây những cơn vật vã
nhưng người dùng vẫn nghiện khơng bỏ được vì sự lệ thuộc tâm lý này. Ví dụ : cần sa,
amphetamine. Các chất như : Thuốc phiện, morphine, heroin, cocain gây lệ thuộc cả hai mặt
tâm lý và thể chất với mức độ gây nghiện rất cao nên là những loại ma túy nguy hiểm nhất.
3. Các loại ma túy thường gặp :


Người nghiện ma túy thường hay sử dụng các loại ma túy sau :
Thuốc phiện và các chất có tác dụng tương tự thuốc phiện


- Thuốc phiện là nhựa được trích ra và chế biến từ quả cây thuốc phiện (Còn gọi là cây Anh
Túc). Nhựa thuốc phiện được đóng gói dưới dạng đặc, dẻo, màu nâu đen. Từ nhựa này người
ta chế biến để thu được morphine dưới dạng viên hoặc dạng nước đựng trong ống thủy tinh.
Heroin (còn gọi là bạch phiến) là chất được tạo ra từ morphine.


- Một số chất hoàn toàn được tổng hợp có tác dụng tương tự morphine gọi là các opiate tổng
hợp. Đó là các chất : mépéridine (dolosal, dolargan, demerol), methadone (depridol),
levorphanol (levo-dromoran)…


Các chất gây ảo giác gồm có : cần sa (cịn gọi là bồ đà), LSD, mescaline, psilocybin,
phencyclidine… Các chất kích thích hệ thần kinh trung ương : thường gặp nhất là cocain,
một chất được trích ra từ lá coca.


Ngồi ra cịn có amphetamine và các chất dẫn xuất từ amphetamine. Các chất ức chế hệ thần
kinh trung ương, tức là các loại thuốc an thần hay thuốc ngủ bị lạm dùng thành các loại ma
túy nguy hiểm, gồm có :


- Thuốc ngủ loại Barbiturates : Barbital (vernonal), phenobarbital (gardénal), amobarbital
(amytal), seco-barbital (seconal) cịn gọi là sì-cọt, immenoctal cịn gọi là i-mê, binoctal


(imenoctal + amobarbital) còn gọi là bi…


- Thuốc an thần loại Benzodiazepoxide (librium), ni-trazepam (mogadon), diezapam…
Người nghiện sử dụng các loại ma túy trên ra sao ?


Các loại ma túy trên được dùng bằng cách hút, hít, chích uống, qua da …


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

như điếu thuốc lá rồi hút, nhưng thường gặp nhất là dùng một chai nước suối loại 500ml đục
một lỗ nhỏ rồi trộn lẫn sợi bồ đà lẫn thuốc lá rồi hút như hút thuốc lào.


- Hít : Người nghiện để Heroin lên mặt trên tờ giấy bạc và dùng lữa đốt phía dưới để heroin
bốc thành khói trắng bay lên rồi hít khói đó qua một ống (dùng tiền quấn lại) hay hút trực
tiếp từ miệng; Hoặc nếu nghiện nặng thì có thể hít trực tiếp bột heroin vào trong mũi.


- Chích : Người nghiện hoặc chủ chích pha ma túy vào trong hũ nước, có khi pha thêm
những chất như : mủ xương rồng, nước vôi trong, thuốc vệ sinh phụ nữ, nước đái, nước
miếng, nước ngọt, thuốc đạn… và đặc biệt nguy hiểm họ cịn có thể pha những thứ mà họ
tưởng tượng ra là có thể gây cảm giác hơn như : nhớt xe gắn máy, thuốc của súng đạn vào rồi
chích; Các loại thuốc dạng nước như morphine, thuốc ngủ cũng thường dùng dưới dạng
chích.


- Uống : Uống thuốc phiện, có khi uống sái (chất cặn) thuốc phiện cho qua cơn nghiện; hoặc
uống các loại thuốc ngủ hay an thần khác.


- Nhai : Một số loại lá khi nhai có tạo nên ảo giác.


- Cá biệt có những trường hợp nghiện nặng, các mạch máu dã bị hư hoại, người nghiện có
thể rạch tay, rạch chân rồi chà, xát ma túy vào những nơi rạch đó để ma túy thấm vào trong
máu.



4. Ma túy - Tác hại ra sao ?


Ma túy có những tác hại vơ cùng to lớn cho cá nhân người nghiện, gia đình, người thân và xã
hội.


Cá nhân người nghiện chịu những tác hại như :
- Ma túy dạng hít gây viêm mạc vùng mũi.


- Ma túy dạng hút làm tổn thương đường hô hấp, làm phổi suy yếu dễ mắc các bệnh nhiễm
trùng phổi.


- Ma túy dạng chích dễ dàng làm lây các bệnh qua đường máu như sốt rét, viêm gan siêu vi
B, AIDS (SIDA).


- Ma túy chích tại các ổ chích, tụ điểm chích cịn bị pha thêm một số chất bẩn dễ gây áp-xe
nơi chích phải cưa cụt chân tay, hoặc gây nhiễm trùng máu có thể đưa đến chết người.


- Dùng ma túy quá liều có thể tim ngừng đập, ngưng thở dẫn đến chết người.
- Người nghiện lâu ngày cơ thể gầy ốm, da xám xịt, mơi thâm, tóc tai xơ xác…


- Người nghiện lâu ngày còn bị tổn thương về mặt tinh thần, kém tập trung suy nghĩ, giảm
nghị lực, mất ý chí vươn lên khiến bỏ ma túy cũng khó hơn.


- Người mới nghiện heroin, khi “phê” (ngay sau khi sử dụng ma túy) thường ga tăng kích
thích tình dục dẫn đến hành vi tình dục khơng an tồn, có thể bị lây nhiễm AIDS . Nhưng đặc
biệt nếu sử dụng heroin trong một thời gian dài làm suy yếu khả năng quan hệ tình dục.


- Giới nữ nghiện ma túy có khi phải bán thân để có tiền sử dụng ma túy.


Nghiện ma túy là đánh mất tuổi trẻ, phá hủy tương lai của chính mình, khơng giúp ích gì cho


xã hội.


Gia đình và người thân :


- Buồn khỗ vì trong nhà có người nghiện. Cơng việc làm ăn của gia đình bị ảnh hưởng vì
khách hàng thiếu tín nhiệm.


- Mất mát tài sản, ảnh hưởng về mặt tài chính vì người nghiện phung phí tiền bạc, của cải để
mua ma túy.


- Tan vỡ hạnh phúc gia đình nếu chồng hay vợ nghiện ma túy. Con cái bị bỏ bê.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Tốn tiền bạc cơng sức và thời gian chăm sóc khi người mắc những chứng bệnh do sử dụng
các chất gây nghiện.


- Tốn thời gian thăm nuôi khi người nghiện phải vào tù vì phạm pháp. Bồi thường tiền cho
gia định nạn nhân.


Xã hội :


- Bọn buôn lậu ma túy hoạt động tinh vi, tìm mọi cách dụ dỗ, lơi kéo giới thanh thiếu niên.
- Một số người nghiện ma túy mà thiếu tiền mua ma túy sẽ tiếp tay hay rủ rê, dụ dỗ, lơi kéo
thậm chí cả bắt buộc người khác dùng ma túy hòng bán ma túy để kiếm tiền sử dụng ma túy.
- Người bán ma túy dụ dỗ trẻ nhỏ đi bán ma túy và éo buộc trẻ này dùng ma túy để dễ bề sai
khiến.


- Thanh thiếu niên sống gần mơi trường có nhiều cám dỗ ma túy, sống gần những nơi có
bn bán ma túy thì dễ bị lơi kéo vào con đường sử dụng ma túy hơn.


- Thiếu sân chơi thích hợp cho thanh thiếu niên.



Một vài trường hợp trích từ sách “chiến đấu với ma túy giành lại con người” của tác giả
Trương Thìn, Nguyễn Quang Văn, Phạm Nguyễn Minh xuất bản năm 1985, minh hoạ cho
những điều vừa nói trên :


- Khủng hoảng tình thương : “Tơi sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng từ nhỏ chưa hề
được hạnh phúc. Cha tôi chỉ biết lo buôn bán kiếm tiền. Mẹ tôi rảnh tỗi suốt ngày đi đánh
bài. Tôi sống với người làm trong nhà. Lớn lên, tôi sống lừa đảo, lang thang và trộm cắp để
có tiền mua ma túy. Mỗi ngày chích một nhiều. Tơi muốn chích cho chết luôn…”.


- Bị dụ dỗ, rủ rê một cách tinh vi : “Một hơm nó mời tơi hút thuốc lá, lúc tơi hút nó cứ nhìn
tơi cười cười. Hút xong tự nhiên tơi thấy chống váng rồi ói mửa. Sau khi hết ói, tơi cảm thấy
người hơn lâng lâng. Tơi khơng biết tại sao nhưng cứ thấy thích cảm giác đó. Nó lại cho tơi
hút mỗi ngày. Khi thiếu thuốc tơi khơng chịu nỗi mới biết mình nghiện xì ke”.


- Do tị mị, muốn bắt chước nhóm bạn : “Những lần vui chơi với bạn bè tơi thấy chúng có
nét là lạ khi hút xì ke làm cho tơi kìm hãm được sự tị mị. Tơi hút thử, lúc hút tơi nghĩ mình
chơi cho biết chứ khơng bao giờ để đam mê (!). Vả lại hút một hai lần chắc không sao (!).
Nhưng sau một thời gian ngắn, tôi thử bỏ khơng hút thì thấy người khó chịu, muốn bịnh. Dần
dần tơi khơng biết mình nghiện lúc nào…”


6. Làm sao để phát hiện sớm các dấu hiệu báo động việc trẻ bắt đầu đến với ma túy ?


Với ma túy cần nhớ nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tốt nhất là làm sao để con em
mình đừng bước chân và con đường ma túy hơn là phát hiện lúc con em đã nghiện rồi mới
tìm cách cứu.


Cần phát hiện sớm các dấu hiệu báo động việc trẻ bắt đầu bước chân vào đường nghiện ngập.
Các dấu hiệu này có thể khơng rõ rệt. Khi gia đình thấy con em mình có dấu hiệu báo động
thì nên theo dõi sát sao hơn, quản lý con em kỹ hơn để có thể phát hiện sớm sự sa đà của con


em vào đường nghiện ngập . Quản lý con em về mặt giao tiếp : có quen bạn xấu hay khơng ?
Quản lý con em về thời gian : Có trốn khỏi nhà vào những lúc nhất định không ?! Quản lý
con em về mặt tiền bạc : Có gia tăng xài tiền một cách bất bình thường khơng ?. Những thay
đổi ban đầu chỉ nhỏ nhặt, khó thấy nhưng nếu cha mẹ, phụ huynh có quan tâm gần gũi thì sẽ
là người phát hiện sớm nhất.


Có hai nhóm dấu hiệu : Phát hiện các hoàn cảnh nguy cơ, phát hiện các dấu hiệu sớm của
tình trạng nghiện.


Phát hiện các hồn cảnh nguy cơ :


- Các em thay đổi giờ giấc sinh hoạt một cách thất thường, hay vắng nhà vì những lý do
khơng chính đáng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Các em kết thân với những bạn bè khả nghi có dùng ma túy (gia đình phải nhanh chóng
giúp các em thốt khỏi sự dụ dỗ của người đó).


- Tập hợp với bạn thành từng băng nhóm để đua xe lạng lách , chơi bời hư hỏng…


- Bắt đầu tập những hành vi xấu như tập hút thuốc, uống rượu… là những hành vi có thể dẫn
đến tập hút hít thử ma túy.


- Các em được gia đình cho nhiều tiền, đặc biệt là các em có thể nói dối đi học thêm, mua
sắm để xin thêm tiền.


- Khu phố, gần nhà… có người bn bán ma túy, có nhiều người cũng hít, hút, chích ma túy
cũng là một mối nguy hiểm cho con em.


Phát hiện các dấu hiệu sớm của nghiện ma túy :



Người nghiện ma túy thường tìm mọi cách để giấu người thân, gia đình hành vi dùng ma túy
của mình. Tuy vậy cũng có thể nghi ngờ nếu có các dấu hiệu kể dưới đây mặc dù không thể
dựa vào các dấu hiệu này để biết chắc chắn có nghiện hay không :


- Giờ giấc bất thường, hay rời nhà vào những giờ cố định hoặc tranh cãi, thuyết phục người
trong gia đình để được tự do hơn trong giờ giấc sinh hoạt, bước ra khỏi sự quản lý của gia
đình.


- Tính tình thay đổi, có nhiều lúc các em hưng phấn, cười nói vơ cớ, nói nhiều nhưng câu
chuyện cứ lập đi lập lại, có lúc lại ủ rủ, uể oải hay ngáp vặt, ít chịu tiếp xúc với người thân
trong gia đình, ít quan tâm hơn đến vệ sinh cá nhân.


- Không giao tiếp với người nhà, trốn vào một góc riêng biệt để lơ mơ, lim dim tận hưởng
những cơn “phê” ma túy .


- Nói nhiều, vui vẻ, hoạt bát, thích âm thanh mạnh. Sau đó trốn vào góc riêng nằm nhắm mắt
lim dim, cáu gắt nếu bị quấy rầy.


- Thường xin tiền nhưng không sử dụng vào lý do chính đáng. Sự học hành bê trễ, sa sút.
Khơng cịn sự linh hoạt tinh khơn.


- Dễ nóng nảy cáu gắt nhất là lúc đang “phê”.
- Lơ đãng, ngủ gật trong lớp.


- Thức khuya hơn không do bận học hay công việc, ngủ dậy muộn hơn.


- Các loại ma túy có thể gây táo bón, khó tiểu nên các em vào phịng vệ sinh lâu hơn bình
thường.


- Mắt thường xun đỏ; miệng, gáy, tóc, cổ áo có mùi khét (bồ đà).


- Đồng tử (con ngươi) mắt giãn, mặt rịn mồ hôi, da mặt ửng đỏ.


- Nếu phát hiện các em giữ các loại thuốc mà ta biết chắc là khơng để chữa bệnh thì coi
chừng các em đang lạm dụng các loại ma túy tân dược (thuốc an thần, thuốc ngủ gây
nghiện.)


Vài dấu hiệu chắc chắn :


- Hút bồ đà có mùi khét rất khó ngửi.


- Hít heroin : Các em thường để heroin trên miếng giấy bạc rồi đốt lửa ở dưới cho khói trắng
bay lên rồi hít khói trắng bằng một ống nhỏ ngậm trong miệng (thường các em dùng tiền để
quấn ống).


- Đang chích ma túy cho nhau.


- Về dấu hiệu của tiêm chích ma túy, có thể nhìn thấy dấu kim ở các mạch máu trên mu bàn
tay, vùng cổ tay, mặt trên khủyu tay, hay mặt trong của mắt cá chân của các em.


- Dấu hiệu hủy hoại thân thể : dùng dao, vật bén rạch hoặc dùng đầu thuốc lá đốt cổ tay,
khủyu tay để lại dấu thẹo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Cần lưu ý rằng việc dùng các dụng cụ phát hiện ma túy qua nước tiểu có thể không chắc phát
hiện được ma túy. Nếu thử nước tiểu cách xa cử dùng ma túy cuối cùng thì khơng phát hiện
được. Thử nước tiểu không phải là cách phát hiện được tất cả các loại ma túy các loại ma
túy. Do đó nếu thử nước tiểu mà khơng phát hiện được ma túy thì cũng khơng chắc rằng
khơng có nghiện ma túy. Chỉ nên xem biện pháp này là biện pháp bổ sung thêm cho chắc
chắn. Lưu ý : khơng nên thử nước tiểu nếu trước đó 24 - 48 giờ các em có sử dụng một số
thuốc tây mà được bác sỹ chỉ định để điều trị bệnh như : terbin-codein…, các loại thuốc ho,
thuốc cảm… có dẫn xuất của ma túy, chlofetramine … (nên hỏi bác sỹ về các loại thuốc đã


kê toa).


<b>Biểu hiện của nghiện một số loại ma túy thường gặp : </b>


Loại ma túy Khi đói thuốc (Cơn ghiền) Khi no thuốc (Cơn “phê”)


Heroin


- Nóng nảy, bồn chồn, hay bẻ tay,
nói lý lẽ hay làm bất cứ chuyện gì
để có thuốc. - Ngáp vặt, đau
quặn.bụng , chảy nước mắt sống,
vã mồ hôi, tiêu chảy, đồng tử nở
lớn .


- Thích êm dịu, trầm tư. - Thích
quan hệ tình dục tập thể. - Mắt
long lanh, mặt hơi hồng, vẻ
ngây dại, uống nhiều nước,
đồng tử teo nhỏ.


Thuốc phiện


- Hoang mang, sợ hãi, nói dối như
thật để xin tiền. - Ra khỏi nhà khi
đến cữ. Đau bụng, vã mồ hôi, mặt
nhợt nhạt, đồng tử nở lớn .


- Thích ở một mình, sợ tiếng
ồn, tỏ ra siêng làm việt vặt, kể


chuyện huyên thuyên,lộn xộn.
-Ngứa như có kim châm nhẹ
trên da, nóng trong cơ thể, mí
mắt nặng. - Xuất hiện các cố tất
như : nhổ râu, cắn móng tay,
nặn mụn…


Cần sa


- Buồn chán, kém tập trung tư
tưởng, bồn chồn tìm mọi cách ra
khỏi nhà, ngang bướng, phản ứng
với người trong nhà. - Nhức đầu,
vã mồ hơi, mặt nhợt nhạt, tim đập
mạnh .


- Thích nghe nhạc mạnh, nói
năng, ca hát huyên thuyên,cười
khóc tự nhiên, tự hủy hoại thân
thể. Mặt đỏ, mắt đỏ, mùi khét
đặc biệt ở gáy và miệng.
Thuốc an thần,


gây ngủ, ma túy
tổng hợp


- Nóng nảy, bồn chồn, bức rức, dễ
gây gổ với mọi người. - Ngáp vặt,
chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ
hồi, tiêu chảy, đồng tử nở lớn.



- Hưng phấn, kích động mất tự
chủ, dễ sinh sự đánh nhau, tự
hoại thân thể. Mặt đỏ, mắt đỏ,
người nóng, uống nhiều nước.
7. Phịng tránh nghiện bằng cách nào ?


Tình trạng sử dụng ma túy tại nước ta và Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nghiêm trọng.
Đa số con nghiện hiện nay là thanh thiếu niên ( chiếm 70 - 80% số nghiện mới ở Tp.HCM ).
Ma túy hiện nay đã len lõi vào trường học mọi cấp, giảng đường đại học và đe doạ từng gia
đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Có những trường hợp chúng còn hăm dọa, ép buộc các em phải sử dụng các chất nguy hiểm
này rồi sau đó khi các em đã nghiện phải lệ thuộc vào chúng mới có ma túy, chúng buộc các
em phải đi bán ma túy cho chúng.


Gia đình và nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các em tự bảo vệ để
không sa vào con đường nghiện ngập. Các bậc phụ huynh phải thấy được đầy đủ, sâu sắc
hiểm hoạ ma túy đối với con cái mình và hạnh phúc của gia đình mình. Phụ huynh phải quan
tâm, gần gũi, có sự hiểu biết, có cách quản lý, giáo dục con cái mình tốt hơn.


Trên quy mơ tồn xã hội thì đây là cơng việc rất khó khăn, địi hỏi nhiều cơng sức, tiền bạc
đồng thời phải có sự phố hợp giữa các cơ quan đoàn thể, nhà trường, gia đình.


Các bậc phụ huynh cần biết rằng chính phụ huynh có thể góp phần vào việc giáo dục, phịng
ngừa ma túy cho con em mình bằng các biện pháp sau :


- Giải thích cho con em hiểu ma túy là gì, tác hại của ma túy ghê gớm ra sao, khuyên bảo các
em không nghe theo lời rủ rê, mời mọc của bạn bè, của bất cứ người nào để dùng thử ma túy.
- Quan tâm, ân cần theo dõi con cái, khơng nên khốn trắng việc giáo dục cho riêng nhà


trường.


- Thường xuyên nhắc nhở, dặn dò con em khi có bạn bè hay bất cứ người nào mời chào, rủ rê
uống, hút, hít bất cứ loại thuốc nào để gây “sảng khối”, “hưng phấn”, “kích thích”, “mang
lại thích thú”, “mang lại khối lạc”, “làm giảm buồn chán”… thì phải dứt khốt từ chối và
báo ngay cho ba mẹ thầy cô biết.


- Dặn con em rằng nếu có ai đó hăm dọa, ép buộc sử dụng một chất lạ nào thì phải báo ngay
cho cha mẹ, thầy cơ biết.


- Quan tâm chăm sóc, gần gũi để các em thấy cha mẹ là chỗ dựa vững chắc, là người bảo vệ
hữu hiệu đối với các em để các em thổ lộ tâm sự. Thường xuyên hỏi thăm các em chẳng hạn
như : “Con có quen bạn nào hút bồ đà nơi trường học không ?”, “Ở trường con có bạn nào
nghiện ma túy khơng ? Con phải cẩn thận đừng để bạn ấy rủ rê nhé !”, “Có ai dụ con hút, hít
thử khơng ?!”


- Hướng dẫn các con em để chúng có khả năng tự từ chối ma túy, nói KHƠNG với cái xấu,
tự mình có đủ bản lĩnh để từ chối. Các bậc phụ huynh không thể nào có thời gian để kè kè
theo sát các em mọi lúc, mọi nơi được. Nâng cao khả năng tự quyết của các em là biện pháp
hữu hiệu chống ma túy.


- Không nên nuông chiều cho trẻ quá nhiều tiền để tiêu xài khi đến trường. Chính việc được
cung cấp quá nhiều tiền mà các em có điều kiện để đua đòi, bắt chước các bạn khác tập tành
ăn chơi, trong đó có việc sử dụng ma túy . Nên kiểm tra việc chi tiêu của các em.


- Quan tâm đến các mối giao tiếp của con em, các mối quan hệ bạn bè của các em. Đương
nhiên việc kiểm tra phải tế nhị ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các em rất khó chịu khi thấy các
phụ huynh quản lý quá chặt chẽ.


- Khi thấy các em sa đà vào các hồn cảnh nguy cơ hoặc có các dấu hiệu sớm của việc


nghiện ma túy thì phụ huynh cần quan tâm theo dõi con em sát sao hơn. Nếu nghi ngờ con
em dùng ma túy thì phụ huynh phải đích thân tìm hiểu rõ.


8. Cai nghiện như thế nào ?


Theo mơ hình cai nghiện tại các trung tâm, trại, viện … việc cai nghiện cho người nghiện
mócphine, heroin thường đuợc tiến hành qua hai giai đoạn. :


Cắt cơn nghiện :


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Trong 2 - 3 ngày đầu, khi lên cơn vật vã, người nghiện có cảm giác hàng trăm ngàn con kiến,
con dòi bò trong xương, đau nhức mình mẩy tay chân, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, tăng
huyết áp. Qua được thời gian 2 - 3 ngày này, khoảng cách thời gian giữa các cơn vật vã sẽ xa
dần, vật vã nhẹ hơn. Sau 7 - 10 ngày thì hết vật vã.


Người nghiện được điều trị tại trung tâm cai nghiện sẽ được hỗ trợ thuốc men ( thuốc an thần
, thuốc cai nghiện, thuốc bồi bỗ sức khoẻ ) và vật lý trị liệu (tắm nước nóng lạnh, xoa bóp,
xơng thuốc, châm cứu, xơng hơi… ), thể dục trị liệu cộng với ý chí muốn cai nghiện của
người nghiện để vượt qua các cơn vật vã.


Nếu cai nghiện tại nhà hoặc tại các trung tâm y tế, thì người nghiện cịn nhận được sự động
viên tinh thần của người thân, gia đình để người nghiện tăng thêm quyết tâm cai nghiện.
Trong giai đoạn này, người đã cắt cơn được tập luyện để phục hồi sức khoẻ, tăng cường thể
lực, vui chơi giải trí lành mạnh, học ngoại ngữ, học nghề : cơ khí, sữa xe, điện tử, may gia
dụng, cơng nghiệp, vi tính …


Một số trung tâm có điều kiện người nghiện cịn được lao động nâng cao sức khoẻ ( Phú
Văn, Nhị Xuân, Trường 4… ) vừa để tạo tinh thần lao động tập thể, chuẩn bị cho việc tái
nhập cộng đồng sau này. Hết giai đoạn này, người nghiện rời trường để tái hòa nhập xã hội.
Việc cắt cơn nghiện ma túy không phải là vấn đề nan giải. Điều quan trọng là học viên rời


trường về nhà làm thế nào để khỏi tránh tái nghiện.


Gia đình muốn cai nghiện tại nhà cho con em có thể theo một số hướng dẫn như sau :
Tham vấn chuẩn bị tâm lý cho người nghiện


Để thuyết phục người nghiện tự giác, tự nguyện bỏ ma túy và chuẩn bị tinh thần thật kỹ khi
bước vào cắt cơn.


Xoa bóp


Thực hiện khi người nghiện bắt đầu thấy nhớ, bức rứt muốn sử dụng ma túy. Dùng cả hai
bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng, đều đặn tồn thân, đặc biệt ở đầu và cột sống, ít nhất là 3 - 4 lần
mỗi ngày. Mỗi lần xoa bóp, khoảng 30 phút cho đến khi người nghiện cảm thấy dễ chịu,
buồn ngủ.


Tắm nước mát


Ngày đầu tiên ngưng ma túy, có thể xơng hơi bằng nước lá xơng cho cơ thể dễ chịu và thư
thái. Ngày thứ 2 - 3 do vật vã nhiều nên không xông hơi nữa mà cần tắm nước mát tối thiểu
ngày 3 lần để cơ thể bớt bứt rứt, khó chịu. Nếu sợ lạnh, có thể tắm nước ấm trước rồi mới
nước mát sau.


Ăn uống thức ăn mát


3 ngày đầu tiên người nghiện thường nơn ói, khơng muốn ăn nhưng sau đó có thể khỏi. Nên
ăn những thức ăn mát như : mồng tơi, rau má, xà lách xoong, ngò tây, đậu đỏ, đậu đen, đậu
nành, mè, khổ qua, bí đao, cà chua, cam, lê… và thịt heo, cá lóc, cua đồng…


Dùng thuốc cắt cơn ?



Nếu vật vã, đau nhức quá, mất ngủ có thể dùng paracetamol 0,5g ngày 3 lần, lần 1 viên,
chloferamine mỗi lần 1 - 3 viên, nếu đau nhức xương khớp có thể kết hợp dùng diclofenac 3
viên/lần - ngày 3 lần .Senduxen 5 mg, mỗi lần 1 - 3 viên lặp lại sau 4 giờ cho đến khi ngủ
yên. Sau đó sẽ giảm liều dần rồi ngưng hẵn. Việc dùng thuốc an thần gây ngủ cần có chỉ định
của thầy thuốc.


Khi nào cắt được cơn ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Cắt cơn nghiện chỉ giải quyết được sự lệ thuộc về mặt thể chất của người nghiện, chứ chưa
dứt hẵn được sự lệ thuộc ma túy về mặt tâm thần. Nghĩa là người nghiện vẫn còn cảm giác
thèm nhớ ma túy, vẫn còn nhớ cảm giác dễ chịu do ma túy mang lại. Cảm giác thèm nhớ ma
túy khiến người nghiện sau khi qua giai đoạn cắt cơn vẫn hay “vô tình” đi ngang những nơi
có bán ma túy. Khi đó người đã cai nghiện sẽ xuất hiện trở lại các biểu hiện hội chứng cai
nghiện, họ bị vật vã nhẹ về mặt thể chất. Cần biết rằng tái nghiện ma túy bắt đầu trước hết từ
trong ý nghĩ. Nếu thực sự muốn bỏ ma túy thì ngay sau khi nhớ nghĩ đến ma túy, người đã
cai cần thổ lộ và tìm sự động viên giúp đỡ của người thân, gia đình, của nhân viên y tế
chuyên về cai nghiện.


Lời rủ rê, mời mọc của bạn bè cũng là một thách thức khó vượt qua của người đã cai nghiện.
Nếu thêm vào đó là sự nghi kỵ, ruồng rẫy của người thân thì họ sẽ dễ dàng tái nghiện.


Nhiều phụ huynh, gia đình có con em bị nghiện thì gởi ngay con em vào trung tâm cai
nghiện và phó mặc con em mình cho trung tâm. Khi con em rời trường về nhà thì thiếu động
viên quan tâm, giúp đỡ. Hoặc ngược lại có một số phụ huynh thì ln theo dõi, nghi kỵ, kềm
cặp con em quá mức. Những thái độ như thế dễ dàng đẩy con em vào con đường tái nghiện.
Trong trường hợp lỡ tái nghiện, phụ huynh cần bình tĩnh tiếp tục hỗ trợ cho con em mình tiếp
tục cai nghiện lại lần nữa. Chúng ta biết rằng cai nghiện dứt hẵn là rất khó , địi hỏi nỗ lực
của cả người nghiện và cả người thân. Có những trường hợp phải sau vài lần cai mới dứt bỏ
ma túy hồn tồn được. Khơng nên sỷ nhục con em hay nản lòng bỏ mặc. Mà khi ấy chúng ta
cần hiểu rằng trong việc nghiện ngập ma túy của con em,chúng ta cũng có một phần lỗi lớn.


Chúng ta biết rằng trong suốt thời gian nghiện ma túy thì người nghiện là nơ lệ của ma túy.
Họ ln tìm đủ mọi cách, mọi mánh kh để có tiền thoả mãn cơn nghiện. Vì vậy khi đã cai
nghiện thì nếp cũ vẫn cịn, tự họ có thể vẫn muốn quay lại con đường cũ. Mặt khác người
nghiện vốn dễ bị rủ rê, lôi kéo, tâm lý không vững vàng nên khi gặp khó khăn trong cuộc
sống, họ dễ dựa dẫm vào ma túy và coi đó như một “lối thoát”.


Trong việc chống tái nghiện, cần nhớ những nguyên tắc sau :


- Phải thay đổi môi trường sinh hoạt của họ để tránh sự cám dỗ của ma túy. Phải tích cực
giúp người đã cai và thực sự muốn cai thể hiện quyết tâm tự nguyện lánh xa ma túy.


- Phải lấy tình thương mà cảm hóa. Tìm hiểu kỹ lý do tại sao họ đến với ma túy, từ đó thấy
rằng học cũng có những mặt tốt mà ta có thể khuyến khích họ phát huy.


- Khuyến khích mọi ý muốn vươn lên, muốn “làm lại cuộc đời” của họ. Tạo điều kiện để họ
có cơng ăn việc làm, có niềm vui, niềm đam mê mới, quên đi cái đam mê ma túy.


- Nâng cao nhận thức của họ về tác hại của ma túy với tương lai - tuổi trẻ của họ.


<b>1. Ma tuý là gì ?</b>


Ma tuý là từ chỉ các chất gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi đưa vào
cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích …) sẽ gây ức chế hoặc kích
thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau, gây ảo giác dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức
năng cơ thể ( về sinh lý và tâm lý) , làm cho người sử dụng nó có ham muốn khơng kềm
chế được, phải gia tăng liều luợng để thoả mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó
sức khỏe ngầ càng suy kiệt, nhân cách suy thối, tiền bạc khánh kiệt …


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>2. Các loại ma tuý : Ma túy có hai loại chính là ma túy có nguồn gốc thừ thực vật và ma</b>
túy được tổng hợp từ các loại hoá chất.



- Ma túy thực vật được chế biến ra từ các cây tự nhiên như :


+ Từ nhựa cây thuốc phiện, có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.


+ Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được ở trồng một số tỉnh
giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây Nguyên.


+ Từ lá cây coca, chế ra chất Cathinon, có nhiều ở Châu Phi


- Các loại ma tuý tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm Amphetamin,


Methamphetamin, các chất ma tuý hướng thần độc hai hơn thuốc phiện 500 lần.
<b>3. Sử dụng ma túy có thể dẫn ngay đến nghiện ma túy </b>


Có một số loại ma tuý nếu dùng đúng liều lượng, đúng lúc, đúng bệnh chúng sẽ có chức
năng chữa bệnh chẳng hạn seduxen gây ngủ, dolargan có tác dụng giảm đau …Tuy
nhiên, nếu dùng với mục đích tiêu khiển, tự ý tăng liều lượng, tăng thời gian sử dụng,
không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến nghiện. bởi vì trong cơ thể con người, bình
thường tuyến yên vẫn tiết ra một lượng endoorphin có tác dụng giảm đau khi cơ thể đau
đớn. khi đưa ma tuý vào cơ thể, ma túy sẽ thay thế dần endoorphin. Tuyến yên ngày càng
tiết ít endoorphin, do vậy người nghiện phải tăng liều sử dụng am tuý để bù lượng


endoorphin bị giảm, nếu không cơ thể sẽ bị đau đớn khi vận động hoặc va chạm … tình
trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nghiện ma túy. Khi đã nghiện ma túy thì tuyến n khơng
tiết chất endoorphin nữa nên cơ thể cứ phải lệ thuộc vào ma tuý với liều dùng ngày càng
cao hơn.


<b>4. Tác hại của ma tuý :</b>



Ma túy gây tác hại cho cá nhân người sử dụng, cho gia đình và xã hội


- Đối với cá nhân : sức khỏe của người nghiện bị suy kiệt, khơng thể làm ra tiền. Từ đó,
người nghiện tìm mọi cách để có tiền mua thuốc như ăn cắp, ăn trộm, phạm tội.


- Đặc biệt với những người tiêm chích, nếu sử dụng chung bơm kim tiêm (tiêm chích
chung), họ có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS.


- Đối với gia đình và cộng đồng : gia đình có người nghiện phải chịu nhiều nỗi bất hạnh :
kinh tế khánh kiệt, gia đình bất hịa …


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×