Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Khóa luận tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn mạnh trường bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CƠNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MẠNH TRƢỜNG BÌNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM HOÀI THU
MÃ SINH VIÊN

: A17553

CHUYÊN NGÀNH

: TÀI CHÍNH

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG


KINH DOANH CỦA CƠNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MẠNH TRƢỜNG BÌNH

Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trần Đình Tồn
Sinh viên thực hiện

: Phạm Hồi Thu

Mã sinh viên

: A17553

Chun ngành

: Tài Chính

HÀ NỘI - 2014

Thang Long University Library


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC
TIỄN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ....1
1.1. Cơ sở lý thuyết .........................................................................................................1
1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp trong kinh tế thị trường .......................................1
1.1.2. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..........................................................1
1.1.3. Các phương pháp, chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ................3
1.2. Tổng quan thực tiễn ................................................................................................ 9

CHƢƠNG 2.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CƠNG TY TNHH MẠNH TRƢỜNG BÌNH ............................................................ 11
2.1. Giới thiệu chung về cơng ty TNHH Mạnh Trƣờng Bình ..................................11
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình 11
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH Mạnh Trường Bình....................11
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình ....12
2.1.4. Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Mạnh Trường Bình ....12
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH Mạnh Trƣờng Bình ........13
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 ......................................13
2.2.2. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh....14
CHƢƠNG 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CƠNG TY TNHH MẠNH TRƢỜNG BÌNH ..................................35
3.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam ...................................................................................35
3.1.1. Thuận lợi ............................................................................................................35
3.1.2. Khó khăn ............................................................................................................35
3.2. Định hƣớng hoạt động của công ty TNHH Mạnh Trƣờng Bình ......................36
3.2.1. Chiến lược cạnh tranh: .....................................................................................36
3.2.2. Chiến lược đầu tư .............................................................................................. 37
3.2.3. Chiến lược nhân sự: .......................................................................................... 37
3.2.4. Chiến lược Marketing: ......................................................................................37
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
Mạnh Trƣờng Bình .....................................................................................................37
3.3.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp .......................................................37
3.3.2. Giải pháp nhằm tăng doanh thu tiêu thụ .........................................................38


3.3.3. Tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi phí ....................................................39
3.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của cơng ty ............................... 40
3.3.5. Biện pháp phịng ngừa rủi ro trong kinh doanh ..............................................42
3.3.6. Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực ............................. 42

3.4. Một số kiến nghị ....................................................................................................43
3.4.1. Kiến nghị với chính phủ ....................................................................................43
3.4.2. Kiến nghị với Bộ tài chính ................................................................................44
3.4.3. Kiến nghị với ngân hàng và các tổ chức tín dụng ...........................................44

Thang Long University Library


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................................13
Bảng 2.2 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA - Return on Total asset) .......................... 17
Bảng 2.3 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE- Return on Equity) ....................19
Bảng 2.4 Chỉ tiêu Địn bẩy tài chính .............................................................................22
Bảng 2.5 Chỉ tiêu ROE tính theo phương pháp Dupont ................................................22
Bảng 2.6 Tính tốn chênh lệch theo cơng thức ............................................................. 23
Bảng 2.7 Các tỷ số thể hiện khả năng thanh tốn.......................................................... 24
Bảng 2.8 Hệ số vịng quay hàng tồn kho .......................................................................27
Bảng 2.9 Vòng quay vốn lưu động ................................................................................27
Bảng 2.10 Vòng quay tài sản cố định ............................................................................29
Bảng 2.11 Vòng quay tài sản cố định ............................................................................29
Bảng 2.12 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí .............................................................. 30
Bảng 3.1 Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận năm 2014 .....................................................36

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ..................................................................11

2.2 Thị phần các hãng taxi trên thị trường Hà Nội ..............................................14
2.3 Chỉ tiêu ROS ..................................................................................................15
2.4 Chỉ tiêu ROA .................................................................................................18
2.5 Chỉ tiêu ROE .................................................................................................20


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCKQKD

Báo cáo kết quả kinh doanh

BCTC

Báo cáo tài chính

DT

Doanh thu

KPT

Khoản phải thu

LNST

Lợi nhuận sau thuế


LNTT

Lợi nhuận trước thuế

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân

ROS

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

TB ngành

Trung bình ngành

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ


Tài sản cố định

TSNH

Tài sản ngắn hạn

Vốn CSH

Vốn chủ sở hữu

Thang Long University Library


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986. Cơ chế mới đã mở ra nhiều cơ hội
và thách thức mới đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với từng doanh nghiệp
nói riêng. Nếu như trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các xí nghiệp quốc doanh
đơn thuần sản xuất và giao nộp sản phẩm theo kế hoạch ấn định từ trên xuống mà
không cần quan tâm đến chất lượng, giá thành và lợi nhuận thì ngày nay đối mặt với
kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải đặt trên cơ sở thị
trường, năng suất, chất lượng và hiệu quả. Doanh nghiệp dựa trên chiến lược chung
của cả nước để xây dựng chiến lược của riêng mình, nói đúng hơn là dựa trên tín hiệu
của thị trường mà xây dựng chiến lược theo nguyên tắc: phải bán thứ mà thị trường
cần chứ khơng phải bán những gì mình có.
Để tồn tại và phát triển, nhất thiết doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả, và
thước đo cho sự hiệu quả đó chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong các kỳ
hoạt động kinh doanh. Chỉ khi có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có điều kiện mở
rộng quy mô sản xuất, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện và nâng cao, uy

tín của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định.
Lợi nhuận là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các chủ đầu tư, nó
là mục tiêu, là động lực đồng thời cịn là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại và phát triển
của bản thân doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu tài chính tổng hợp, phản ánh đầy đủ cả về
lượng và chất, thể hiện tính hiệu quả của q trình sản xuất kinh doanh thơng qua sản
phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ được.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại cơng ty TNHH Mạnh Trường
Bình, tơi thấy vấn đề được quan tâm nhất hiện nay của giám đốc cũng như các phịng
ban và cán bộ cơng nhân viên là việc làm thế nào để phát triển công ty, nâng cao
doanh thu và tăng lợi nhuận. Trên thực tế, công ty đã tiến hành nhiều biện pháp để
nâng cao khả năng kinh doanh của mình, ngồi những thành cơng mà cơng ty đã đạt
được thì trong q trình hoạt động kinh doanh vẫn cịn có những tồn tại làm ảnh hưởng
không nhỏ tới lợi nhuận và mục tiêu nâng cao lợi nhuận của công ty. Xuất phát từ thực
tế đó nên tơi đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH Mạnh Trƣờng Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình với hy vọng giải pháp
tơi đưa ra có thể phần nào giải quyết được những tồn tại của cơng ty, góp phần nâng
cao lợi nhuận hơn nữa cho công ty.
Với mục đích nghiên cứu như trên, ngồi lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3
chương:


Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu thực tiễn về hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh.
Chƣơng 2: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH
Mạnh Trƣờng Bình.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty
TNHH Mạnh Trƣờng Bình.
Tơi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Đình Tồn cùng các anh chị, cơ
chú phịng Tài chính - Kế tốn của Cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình đã hết sức giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

Mặc dù đã hết sức cố gắng song do thời gian thực tập cịn hạn chế, luận văn tốt
nghiệp của tơi chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được sự góp
ý q báu của các thầy cơ, các cán bộ tài chính đã qua cơng tác cũng như các bạn sinh
viên để bài luận văn tốt nghiệp của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Phạm Hoài Thu

Thang Long University Library


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.

Ngày 06 tháng 07 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Phạm Hoài Thu


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC
TIỄN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp trong kinh tế thị trường
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Kinh tế thị trường là một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, trong đó
người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng
hóa hay dịch vụ. Nền kinh tế thị trường chứa đựng ba chủ thể là các hộ gia đình, doanh

nghiệp và chính phủ. Trong đó, doanh nghiệp có một vai trị to lớn trong sự hoạt động
và phát triển của nền kinh tế thị trường
Theo luật Doanh nghiệp năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” [8, tr.47] – tức là
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp thì có bốn loại, được phân thành:
Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp doanh; Doanh nghiệp tư
nhân.
Căn cứ vào chế độ trách nhiệm bao gồm: Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vơ
hạn và Doanh nghiệp có chế độ hữu hạn.
Căn cứ vào tính chất của hoạt động sản xuất kinh doanh gồm ba hình thức:
Doanh nghiệp sản xuất; Doanh nghiệp thương mại; Doanh nghiệp dịch vụ.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh chất lượng của các hoạt động
kinh doanh, phản ánh trinh đồ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc,
nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. lao động…)
Để có được hiệu quả của hoạt động kinh doanh, chúng ta cần phải tiến hành phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là q
trình nghiên cứu để đánh giá tồn bộ q trình và kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng
1

Thang Long University Library



cần được khai thác, trên cơ sở đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
1.1.2.2. Ý nghĩa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để có thể
đề ra những quyết định trong kinh doanh. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
sẽ rất quan trọng đối với nhà quản trị vì nó giúp cho họ có thể đề ra những quyết định
đúng đắn cũng như những kế hoạch, chiến lược trong tương lai, chẳng hạn như tung ra
thị trường sản phẩm mới hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cịn là cơng cụ để phát hiện
những khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh và cịn là cơng cụ để cải tiến cơ chế quản lý
trong kinh doanh. Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác
nhau như thế nào đi nữa cũng còn tiềm ẩn khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện chỉ
thơng qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ
nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải
tiến quản lý.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là một trong những biện pháp quan
trọng để đề phòng những rủi ro trong kinh doanh và cũng là một công cụ quan trọng
trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn
nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp
của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng
các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh khơng chỉ cần thiết cho các nhà quản trị
ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngồi khác, khi họ
có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thơng qua phân tích họ mới có thể
quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay…với doanh nghiệp.
1.1.2.3. Nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là sự kiểm tra, đánh giá

kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà doanh nghiệp đã xây
dựng. Nhiệm vụ này cũng là sự xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và tìm
ra nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó. Thêm vào đó, nhiệm vụ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp còn đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc
phục những tồn tại yếu kém của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

2


1.1.2.4. Nội dung hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơng cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt
động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp (và đồng thời cung cấp thông tin
cho các đối tượng sử dụng bên ngồi khác nữa). Những thơng tin này thường khơng có
sẵn trong các báo cáo kế tốn tài chính hoặc bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Để có
những thơng tin này ta phải thơng qua q trình phân tích.
Phân tích là sự đánh giá q trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, kết
quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết quả của
các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được, và như vậy kết quả hoạt động kinh
doanh thuộc đối tượng của phân tích. Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm tổng hợp
của cả quá trình hình thành, do đó, kết quả phải là riêng biệt và trong từng thời gian
nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung. Các kết quả hoạt động kinh doanh
nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải định hướng theo mục tiêu dự đốn.
Q trình định hướng hoạt động kinh doanh được định lượng cụ thể thành các chỉ tiêu
kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu để đánh giá.
Phân tích hoạt động kinh doanh khơng chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết
quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh
hưởng, tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.
Nhân tố là những yếu tố tác động đến chỉ tiêu tùy theo mức độ biểu hiện và mối
quan hệ với chỉ tiêu mà nhân tố tác động theo chiều hướng thuận hoặc nghịch đến chỉ
tiêu phân tích.

Phân tích các nhân tố phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉ tiêu
phân tích. Chỉ tiêu và các nhân tố có thể chuyển hóa cho nhau tùy theo mục tiêu của
phân tích.
Vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng hệ thống các
chỉ tiêu kinh tế cùng với việc xây dựng mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác
động đến chỉ tiêu. Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được
tính phức tạp, đa dạng của nội dung phân tích.
1.1.3. Các phương pháp, chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.3.1. Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ
tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của tồn bộ q trình đầu tư, sản xuất, tiêu
thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là
chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp
cũng đều quan tâm.
3

Thang Long University Library


a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận ròng
ROS =

(%)
Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu
được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng
doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận ròng
ROA =

Tổng tài sản bình quân

(%)

Tổng tài sản bình quân

Tổng tài sản đầu kì + Tổng tài sản cuối kì
=
2

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ
tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận rịng
ROE =

Vốn chủ sở hữu bình qn

Vốn chủ sở hữu bình quân

(%)

Vốn chủ sở hữu đầu kì + Vốn chủ sở hữu cuối kì
=
2

Tỷ suất lợi nhuận rịng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn

chủ sở hữu. Đây là tỷ suất rất quan trọng đối với các cổ đơng vì nó gắn liền với hiệu
quả đầu tư của họ.
Tuy nhiên, công thức ROE trên chưa thể phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong việc
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Theo phương pháp Dupont, ROE có thể
phân tích chi tiết hơn nữa. Cụ thể:

4


ROE = ROA * Tỷ suất đòn bẩy

LN ròng
ROE

=

LNST

Vốn CSH

Tỷ suất đòn bẩy

Tổng tài sản

Doanh thu thuần

=

*
Doanh thu thuần


Tổng tài sản

*
Vốn CSH

Tổng tài sản bình quân
=

Vốn chủ sở hữu bình quân

(lần)

1.1.3.2. Các chỉ tiêu thanh toán:
Các chỉ tiêu thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
cơng ty bằng các tài sản lưu động. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: Hệ số thanh toán ngắn
hạn và hệ số thanh toán nhanh. Số liệu sử dụng để tính hai hệ số này được lấy ra từ
bảng cân đối kế tốn. Hệ số thanh tốn có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức tín
dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năng thanh tốn các khoản tín dụng
ngắn hạn của cơng ty.
a. Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Hệ số thanh toán ngắn hạn

Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn
=

Các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn được xác định dựa trên các số liệu được trình bày
trong bảng cân đối kế tốn. Trong cơng thức trên, tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt,

các khoản phải thu, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn bao
gồm: phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế
và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
Hệ số thanh tốn ngắn hạn là cơng cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số này tăng lên biểu hiện tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn, hoặc có thể là
do hàng tồn kho ứ đọng…
b. Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn – giá trị hàng tồn kho
=

(lần)
Nợ ngắn hạn

5

Thang Long University Library


Hệ số thanh toán nhanh là hệ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn kho có
tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó khơng
được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính hệ số thanh tốn nhanh.
1.1.3.3. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của
cơng ty. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn
lưu động, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản.
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán


Tỷ số quay vòng hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình qn

Hàng tồn kho bình qn

(vịng)

Hàng tồn kho đầu kì + Hàng tồn kho cuối kì
=
2

Tỷ số vịng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một
Công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao
bởi vì hàng tồn kho quay vịng nhanh sẽ giúp cho Cơng ty giảm được chi phí bảo quản,
hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.
b. Vịng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này được tính bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và vốn lưu
động trong kỳ. Vịng quay vốn lưu động được tính bằng cơng thức sau:
Vịng quay vốn lƣu động =

Vốn lƣu động bình qn

Doanh thu thuần
Vốn lƣu động bình qn

(vịng)

Vốn lƣu động đầu kì + Vốn lƣu động cuối kì

=
2

Vịng quay vốn lưu động cho biết trong một kỳ kinh doanh thì có bao nhiêu
doanh thu thuần được tạo ra bởi một đồng vốn lưu động.
Số ngày một vòng quay vốn lƣu động =

6

365
Vòng quay vốn lƣu động

(ngày)


c. Vòng quay tài sản cố định:
Vòng quay tài sản cố định =

Tổng giá trị
TSCĐBQ

Doanh thu thuần

(vòng)

Tổng giá trị TSCĐ bình quân

Tổng giá trị TSCĐ đầu kì + Tổng giá trị TSCĐ cuối kì
=
2


Vịng quay tài sản cố định đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tỷ số này
cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng
tài sản cố định càng cao.
d. Vòng quay tổng tài sản:
Doanh thu thuần

Vòng quay tổng tài sản =

Tổng giá trị TSBQ

Tổng giá trị tài sản bình qn

(vịng)

Tổng giá trị TS đầu kì + Tổng giá trị TS cuối kì
=
2

Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản đo
lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty.
1.1.3.4. Hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí sử dụng của doanh nghiệp bao gồm các khoản như: Giá vốn hàng bán,
Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí tài chính, Chi phí khác… Đây là các khoản chi
mà công ty bỏ ra để thu về lợi nhuận trong kì. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
tác giả sẽ sử dùng các chỉ tiêu sau:
a. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí
Lợi nhuận trƣớc thuế


Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí

=

Tổng chi phí

7

Thang Long University Library


Chỉ tiêu này thể hiện: trong kỳ doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì mức lợi
nhuận trong phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được khoản chi phí đã chi ra
trong kỳ và ngược lại.
b. Tỷ suất sinh lời trên GVHB
Tỷ suất sinh lời trên GVHB

Lợi nhuận gộp về bán hàng
=
GVHB

Chỉ tiêu này thể hiện: Trong kỳ doanh nghiệp đầu tư 100 đồng GVHB thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận
trong GVHB càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh có lời nhất, do vậy doanh
nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ.
c. Tỷ suất sinh lời của chi phí QLDN
Tỷ suất sinh lời của chi phí
QLDN


Lợi nhuận gộp về bán hàng
=

Chi phí QLDN

Chỉ tiêu nay thể hiện: trong kỳ doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí QLDN thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì mức lợi nhuận trong chi
phí QLDN càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí QLDN
d. Tỷ suất sinh lời của chi phí tài chính
Lợi nhuận gộp về bán hàng

Tỷ suất sinh lời của chi phí tài
chính

=

Chi phí tài chính

Chỉ tiêu này thể hiện: trong kỳ doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí tài chính thì
đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì mức lợi nhuận trong chi
phí tài chính càng lớn, tức là doanh nghiệp đang tiết kiệm được chi phí tài chính.
e. Tỷ suất sinh lời của chi phí khác
Lợi nhuận gộp về bán hàng

Tỷ suất sinh lời của chi phí
khác

=

8


Chi phí khác


1.1.3.5 Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh
hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương.
Giả sử chỉ tiêu phân tích Q có quan hệ với các nhân tố a, b, c thể hiện qua cơng
thức: Q= a*b*c
Trong đó, a: là nhân tố số lượng chủ yếu
b: là nhân tố số lượng thứ yếu
c: là nhân tố chất lượng
Số kỳ gốc được xác định: Q0 = a0 * b0 * c0
Số thực tế được xác định: Q1 = a1 * b1 * c1
Đối tượng phân tích Q được xác định:
Q= Q1 - Q0 = a1 * b1 * c1 - a0 * b0 * c0
Ảnh hưởng của các nhân tố được xác định theo công thức:
= a1 * b0 * c0 - a0 * b0 * c0
= a1 * b1 * c0 – a1 * b0 * c0
 = a1 * b1 * c1 – a1 * b1 * c0
Tổng hợp lại: Q=  +  + 

1.2. Tổng quan thực tiễn
“Hiệu quả hoạt động kinh doanh” luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi chỉ khi Hoạt động kinh doanh có hiệu
quả thì doanh nghiệp mới có điều kiện để mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người lao động cũng như góp phần phát triển nền kinh tế xã hội,
đất nước.
Chính vì vậy mà tác giả đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình”. Trong q trình nghiên cứu, tác giả có tham

khảo một số đề tài nghiên cứu của các tác giả khác như: Nguyễn Thị Phương Hà [3,
tr.48 ], tác giả La Thị Hồng Cẩm [2, tr.48], Phạm Thị Thu Hiền [4, tr.48].
Từ ba bài nghiên cứu trên, tác giả tự nhận thấy ưu điểm của hai bài đó là đã chỉ
ra được những lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; và
phân tích được đúng các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Các tác giả
đã sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối, phân tích tăng trưởng của các

9

Thang Long University Library


chỉ số qua từng năm để từ đó tìm ra những nguyên nhân và đưa ra các biện pháp thích
hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì tác giả cũng nhận thấy những đề tài nghiên cứu
trên vẫn còn tồn tại một vài hạn chế. Có thể kể đến việc ba tác giả trên chưa thu thập
được số liệu của đối thủ cạnh tranh hoặc số liệu trung bình ngành để có thể đánh giá
khách quan hơn hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như chưa áp dụng được
những phương pháp phân tích tài chính hiện đại để phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Các giải pháp mà tác giả đưa ra mới chỉ mang tính lý thuyết, chưa giải
quyết được triệt để những tồn tại và hạn chế mà cơng ty cịn đang gặp phải.
Từ những điểm mạnh cũng như điểm yếu của các bài đã tham khảo, tác giả sẽ kế
thừa và phát huy những điểm mạnh trên và tìm ra những giải pháp để khắc phục những
điểm yếu. Cụ thể như sau: Ngoài việc sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương
đối, tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont để thấy được mối quan
hệ giữa tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và tỉ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE), các nhân tố ảnh hưởng tới hai tỉ suất này. Trên cơ sở đó, có thể đưa
ra các biện pháp cải thiện tình hình tài chính cho cơng ty.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sẽ sử dụng phương pháp Dupont và các

công thức, phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đã trình bày ở
trên để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH Mạnh Trường
Bình, cụ thể:
Về các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận: Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, Tỉ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản, Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Về chỉ tiêu thanh toán: Hệ số thanh toán ngắn hạn, Hệ số thanh toán nhanh
Về các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: Vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay vốn
lưu động, Vòng quay tài sản cố định, Vòng quay tổng tài sản
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty TNHH Mạnh Trường Bình tại chương 2 của đề tài này.

10


CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CƠNG TY TNHH MẠNH TRƢỜNG BÌNH
2.1. Giới thiệu chung về cơng ty TNHH Mạnh Trƣờng Bình
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình
Cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình được thành lập vào tháng 4 năm 2002, ngành
nghề kinh doanh chính là vận tải hành khách bằng xe taxi và dịch vụ sửa chữa xe ơ tơ.
Tại địa chỉ số 12, Phan Kế Bính, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội với mã số
thuế là 0101290520. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 10.000.000.000 (Mười tỷ
đồng chẵn).
Đến tháng 10 năm 2004, cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình thành lập hang xe
taxi Phù Đổng chuyên kinh doanh vận chuyển hành khách bằng các dòng xe Matiz,
Gets, Kia… với số điện thoại giao dịch là 06.62.666.666 và 04.62.555.555.
Năm 2005 công ty đã mở gara sửa chữa xe cho xe Phù Đổng và xe ngồi tại khu
Nội Chính, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xn, Hà Nội.
Đến cuối năm 2012 hãng taxi Phù Đổng có khoảng 500 đầu xe taxi hoạt động.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Giám đốc

Phó giám đốc

Phịng kinh
doanh tiếp thị

Tổng đài
cơng ty

Phó giám đốc

Phịng kỹ
thuật

Gara 1

Phịng tài chính
– kế tốn

Phịng quản lý
điều hành taxi

Phịng
nhân sự

Gara 2
(Nguồn: Phịng hành chính cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình)


11

Thang Long University Library


Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong Công ty, quyết định các chiến
lược và phương án kinh doanh. Đồng thời giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm
cao nhất trước cơ quan trách nhiệm, trước pháp luật Nhà nước về quản lí tài sản, tiền
vốn, lao động và tồn bộ hoạt động kinh doanh của Cơng ty.
Phó giám đốc: Là người điều hành và hoạt động dưới sự uỷ quyền của Giám đốc
Phịng kỹ thuật: có nhiệm vụ bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa các phương tiện hư
hỏng.
Phịng kinh doanh tiếp thị: Gồm tổng đài của cơng ty; có nhiệm vụ liên lạc giữa
khách hàng với các xe taxi.
Phịng kế tốn – tài chính: Thực hiện các cơng việc về kế tốn, quản lý tài chính
của cơng ty. Đồng thời, kiểm tra các Hợp đồng kinh tế, chế độ chính sách với người
lao động theo Quy định hiện hành. Cùng với đó, Phịng kế tốn- tài chính có nhiệm vụ
tổng hợp số liệu báo cáo tài chính theo tháng, q, năm theo Quy định của Bộ Tài
Chính.
Phịng quản lý điều hành taxi: Một đội bao gồm 20 đầu xe. Trong đội bao gồm
bộ phận thu ngân và một thanh tra cùng các tài xế.
Thu ngân chịu trách nhiệm tập hợp doanh thu, hạch toán thu chi từ các tài xế sau
mỗi ca làm việc và chuyển doanh thu đó về Cơng ty vào cuối ngày, riêng chi phí
ngun vật liệu, dụng cụ cơng cụ được chuyển về sau mỗi tháng.
Thanh tra có nhiệm vụ kiểm tra và ghi chép các số liệu trong hệ thống thông báo
giờ, km để thu ngân có được số liệu chính xác hợp lý cho báo cáo doanh thu ngày.
Phòng nhân sự: Tổ chức, sắp xếp, quản lý nhân sự của công ty. Tham gia đề
xuất ý kiến bổ nhiệm, bãi miễn cán bộ- nhân viên Công ty theo thẩm quyền.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Mạnh Trường Bình

Cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình chủ yếu tập trung vào lĩnh vực vận chuyển
hành khách và hàng hoá. Vì thế mà cơng ty cịn hợp tác với các đơn vị hoạt động trong
ngành dịch vụ công cộng, du lịch để góp phần tăng trưởng nhanh doanh thu và giữ
được chỗ đứng trên thị trường.
2.1.4. Quy trình hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình
Do có lực lương lao động trực tiếp là các công nhân lái xe, công cụ sản xuất là
các xe taxi, nên mọi hoạt động kinh doanh đều chủ yếu xoay quanh hai đối tượng trên.
Mỗi ngày công nhân lái xe đều đến gara nhận xe theo hai tốp: tốp đầu tiên sẽ
hoạt động vào lúc 5 giờ sáng và trả xe vào lúc 1 giờ sáng ngày hôm sau. Tốp tiếp theo
sẽ hoạt động vào lúc 6 giờ sáng và trả xe vào lúc 2 giờ sáng ngày hôm sau.

12


2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Mạnh Trƣờng Bình
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Cơng ty TNHH Mạnh Trƣờng Bình giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: triệu đồng
Năm

Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu
2. Chi phí
3.Lợi nhuận trước
thuế TNDN
4.Thuế TNDN
5.Lợi nhuận sau thuế
TNDN


Chênh lệch
Năm 2012/
Năm 2013/
2011
2012
2013
Năm 2011
Năm 2012
Số tiền Số tiền Số tiền Mức
%
Mức
%
88.828 95.277 97.204 6.449 7,260 1.927
2,023
78.585 84.602 87.107 6.017 7,657 2.505
2,961
10.243

10.676

10.097

433

4,227

- 579

- 5,423


2.560

2.668

2.524

108

4,219

- 144

- 5,397

7.681

8.006

7.572

325

4,231

- 434

- 5,421

(Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên BCKQKD cơng ty TNHH Mạnh Trường Bình)
Từ tính tốn của tác giả dựa vào số liệu trong BCTC bảng 2.1 công ty TNHH

Mạnh Trường Bình giai đoạn 2011- 2013 có thể thấy được sự thay đổi khá rõ rệt trong
từng thời kì. Cụ thể:
Về Tổng doanh thu: Nhìn chung, tổng doanh thu qua ba năm 2011- 2013 có xu
hướng tăng. Năm 2012 tổng doanh thu đạt 95.277 triệu đồng, tăng 7,26% tương ứng
6.449 triệu đồng so với năm 2011. Tuy nhiên, bước sang năm 2013 tổng doanh thu chỉ
tăng khoảng 2% và đạt 97.204 triệu đồng.
Về Chi phí: Doanh thu tăng qua ba năm kéo theo chi phí cũng tăng. Năm 2011
chi phí đạt 78.585 triệu đồng. Sang tới năm 2012, do doanh thu tăng tới 7,260% làm
cho chi phí cũng tăng ở mức 7,657% tương ứng 6.017 triệu đồng, đạt 84.602 triệu
đồng. Khoản mục chi phí tiếp tục tăng vào năm 2013 và đạt 87.107 triệu đồng.
Về Lợi nhuận trước thuế TNDN: Tổng doanh thu tương đối lớn, nhưng vì các
khoản chi phí cũng cao cho nên lợi nhuận trước thuế chỉ đạt khoảng 10 tỷ đồng. Năm
2011 đạt 10.243 triệu đồng và tăng 4,227% tương ứng đạt 10.676 triệu đồng. Sang tới
năm 2013 thì lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 10.097 triệu đồng.
Về Lợi nhuận sau thuế TNDN: Do lợi nhuận trước thuế chỉ đạt ở ngưỡng khoảng
10 tỷ đồng làm cho thuế TNDN phải nộp ước chừng khoảng hơn 2.5 tỷ đồng. Vì vậy,
lợi nhuận sau thuế TNDN ở năm 2011 đạt 7.682 triệu đồng. Tăng lên 325 triệu đồng

13

Thang Long University Library


và đạt 8.006 triệu đồng vào năm 2012 và giảm 434 triệu đồng, đạt 7.572 triệu đồng
vào năm 2013.
Trên đây là những nhận xét tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của cơng
ty TNHH Mạnh Trường Bình giai đoạn 2011- 2013 để thấy được sơ lược tình hình
chung về hoạt động kinh doanh của công ty. Để trả lời cho câu hỏi cơng ty Mạnh
Trường Bình hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay khơng, tác giả sẽ tiếp tục trình bày
nghiên cứu của mình ở những phần tiếp theo.

2.2.2. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Để đánh giá chính xác được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
Mạnh Trường Bình, tác giả đã thu thập thêm số liệu của công ty TNHH Thương Mại
Thiên Phong- là cơng ty có lĩnh vực hoạt động tương đối giống cơng ty TNHH Mạnh
Trường Bình, đều kinh doanh về dịch vụ vận chuyển khách và hàng hoá. Cụ thể là
kinh doanh trong lĩnh vực taxi và kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động sửa chữa, bảo
dưỡng xe ô tô. Công ty TNHH Mạnh Trường Bình với hãng taxi Phù Đổng và công ty
TNHH Thương Mại Thiên Phong với hãng taxi Thành Công đã hoạt động được hơn 10
năm, hai công ty đều gây dựng được chỗ đứng nhất định trên thị trường taxi và xây
dựng được uy tín cũng như có một lượng khách hàng ổn định. Hiện nay, tại Thủ đơ Hà
Nội, số lượng xe taxi ước tính đạt 17.000 đầu xe chạy trên khắp các quận và huyện tại
Thủ đô Hà Nội. Với số lượng xe giới hạn tượng đương với 500 xe, Taxi Phù Đổng và
Taxi Thành Công chiếm tương đương 3% thị phần đầu xe tại Thủ đô. Thị phần của hai
công ty đã được thể hiện qua hình 2.2
Hình 2.2 Thị phần các hãng taxi trên thị trường Hà Nội
4% 3%

Thanh Nga

3%
3%

Mỹ Đình
Phù Đổng

29%

Thành Cơng
Mai Linh
23%


Group/3A
Nội Bài
Khác

21%
14%

Nguồn: Sưu tập Internet
14


2.2.2.1. Các chỉ tiêu về lợi nhuận
a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS- Return On Sales)
Bảng 2.2 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS- Return on Sales)
ĐVT: triệu đồng
Cơng
ty

Chỉ tiêu

LNST ( triệu)
Mạnh
Trường DTT (triệu)
Bình
ROS (%)
LNST ( triệu)
Thiên
Phong DTT (triệu)
ROS (%)

ROS ngành (%)

Năm
2011
7.681
81.326
9,445
10.518
72.943
14,419
4

Năm
2012

Năm
2013

8.006
89.252
8,970
16.767
97.043
17,278
3

7.572
90.408
8,375
15.947

91.545
17,420
3

Chênh lệch Chênh lệch
2012- 2011 2013- 2012
0.325
7.926
- 0,475
6.249
24.1
2,858
-1

- 0.434
1.156
- 0,595
- 0.82
- 5.498
0,142
0

(Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên số liệu BCKQKD cơng ty TNHH Mạnh
Trường Bình và cơng ty TNHH Thương Mại Thiên Phong; [7, tr 48])
Hình 2.3 Chỉ tiêu ROS
20

16

17,42


17,278

18
14,419

14

Cơng ty TNHH Mạnh
Trường Bình

12
10

9,445

8,97

Cơng ty TNHH Thương Mại
Thiên Phong

8,375

8

Trung bình ngành

6
4
4


3

3

Năm 2012

Năm 2013

2
0
Năm 2011

Nhận xét chung:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đánh giá tình hình sinh lời của cơng ty. Chỉ tiêu
này cho biết với một trăm đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thì
lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm. Nhìn từ bảng 2.2 có thể thấy tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu giai đoạn 2011- 2013 giảm dần. Năm 2011, chỉ tiêu này ở mức 9,445%
được hiểu là cứ 100 đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
thì 9,445 đồng là lợi nhuận. Sang năm 2012, chỉ số này giảm xuống cịn 8,97% có

15

Thang Long University Library


nghĩa là lúc này 100 đồng doanh thu thuần chỉ thu được 8,97 đồng lợi nhuận. Chỉ số
này tiếp tục giảm ở năm 2013 và còn 8,375%; 100 đồng doanh thu thuần bây giờ chỉ
thu được 8,375 đồng lợi nhuận.
Phân tích Doanh thu thuần để thấy rõ sự thay đổi của chỉ số Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu (ROS).
Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) được tính bằng lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu thuần. Từ bảng số liệu 2.2 có thể thấy doanh thu thuần qua các năm 20112013 có sự chuyển biến rõ rệt và theo chiều hướng tăng. Doanh thu này bao gồm
doanh thu từ hoạt động kinh doanh taxi và doanh thu từ hoạt động sửa chữa. Năm
2011 doanh thu thuần đạt 81.326 triệu đồng và tăng mạnh vào năm 2012 đạt 89.252
triệu đồng. Năm 2011, đây là giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu,
cùng với đó là giá xăng dầu biến đổi không ngừng. Thời điểm này thị trường vận tải
bắt đầu có sự sàng lọc. Các cơng ty, xí nghiệp vận tải đã chọn giải pháp sáp nhập như
một cách để bắt tay nhau trụ vững ở thời điểm khó khăn. Vì thế nên doanh thu năm
2011 chỉ đạt ở mức khoảng 81 tỷ đồng. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, do đã bước
qua một năm đầy sóng gió của nền kinh tế đang ở thời điểm khó khăn của những năm
trước cùng với việc Ban Lãnh đạo của công ty đã đưa ra những quyết định kinh doanh
phù hợp, đúng đắn vì thế mà doanh thu giai đoạn này tăng khá nhiều so với năm trước.
Giai đoạn này, Ban Lãnh đạo công ty nhận thấy ưu điểm của taxi Phù Đổng là giá rẻ
nhưng vẫn còn thiếu nhiều đầu xe và các gara ô tô với tiêu chí “tay nghề cao, chất
lượng tốt, giá cả phù hợp” vẫn cịn q ít trên thị trường. Cho nên, Ban Lạnh đạo cơng
ty Mạnh Trường Bình quyết định tập trung đầu tư cho hai hoạt động này. Vì thế mà
doanh thu năm 2012 tăng gần 8 tỷ đồng. Tiếp tục sang năm 2013, doanh thu vẫn tăng
nhưng không nhiều, chỉ tăng khoảng 1 tỷ đồng và đạt 90.408 triệu đồng. Thời điểm
này, nhờ Chính phủ hộ trợ giá và ban hành Chính sách “Bình ổn giá”, dẫn đến chỉ số
CPI các nghành hàng không tăng (đặc biệt phải kể đến giá xăng dầu khơng có nhiều
biến động) dẫn đến việc doanh thu của Cơng ty khơng có nhiều sự biến động.
So sánh với công ty TNHH Thương Mại Thiên Phong:
Cũng là ở giai đoạn 2011- 2013, công ty Thiên Phong lại có chỉ số lợi nhuận trên
doanh thu (ROS) này cao hơn hẳn cơng ty Mạnh Trường Bình (Hình 2.3). Năm 2011,
chỉ số này ở mức 14,419% và tăng đến 17,278% vào năm 2012; tiếp tục tăng nhẹ lên
đến 17,420% ở năm 2013.
Có thể thấy sự rõ ràng trong chênh lệch chỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
của hai công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Mạnh Trường Bình, tác
giả có tìm hiểu thêm được một vài lý do khiến cho Doanh thu thuần và Lợi nhuận sau

thuế của công ty lại thấp hơn so với công ty TNHH Thương Mại Thiên Phong: Đầu
16


×