Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Gián án văn 8-tiết 73-76

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.83 KB, 16 trang )

Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày giảng: 8A2: 04/1/2011
Ngữ văn: Bài 19 – Tiết 73
Văn bản: NHỚ RỪNG
(Thế Lữ)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nhận thức được về phong trào Thơ mới.
- Trình bày được sơ lược về tác giả, tác phẩm, thể loại, bố cục văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễm cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
3. Thái độ:
Lòng kính yêu, trân trọng những giá trị tinh thần của các thế hệ đi trước.
II. Các kỹ năng sống cần đạt được:
1. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
2. Kỹ năng giao tiếp: Bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử
dụng ngôn ngữ một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa...
3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Nhận thức rõ cảm xúc của mình trong mọi tình
huống .
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tài liệu phong trào thơ mới.
2. Học sinh: Đọc, soạn bài.
IV. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm.
V. Tổ chức giờ học:
1. Ổn định: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:( Không kiểm tra)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
*GTB: (1p) Thế Lữ vốn xuất thân từ một gia đình nhà nho nhưng lại sống giữa
thời buổi nho học tàn tạ, là nghệ sĩ có tài, có tình, có cá tính độc đáo, nhân cách cao
thượng. Thế Lữ không muốn hoà mình với xã hội phong kiến xấu xa, nhơ bẩn, hỗn


tạp…
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn đọc,thảo luận chú thích:
(10p)
- Mục tiêu : Đọc đúng nhịp thơ, giọng thơ.
GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, ngắt nhịp
GV đọc mẫu, hs đọc.
Nhận xét.
H: Theo dõi chú thích sao, nêu vài nét về
tác giả?
H: Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của
tác giả?
I. Đọc - tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.( SGK)
a. Tác giả:
- Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh Thứ
Lễ, nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ
mới.
- Ông được truy tặng giải thưởng văn học
H: Trình bày những hiểu biết của em về tác
phẩm?
HS: Giải thích từ khó SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bố cục: (3’)
Mục tiêu: phân tích được bố cục bài thơ.
H: Em biết gì về bài thơ? Bài thơ gồm mấy
đoạn, được chia làm mấy phần, nội dung?
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản: (27p)
- Mục tiêu: Phân tích được nỗi niềm của
con hổ và tâm trạng của tác giả thông qua

hình ảnh thơ giàu cảm xúc.
Đọc đoạn thơ diễn tả nỗi căm hờn trong
cũi sắt và cho biết:
H: Hổ cảm nhận những nỗi khổ nào khi bị
nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú?
- Nỗi khổ là không được hoạt động
- Bị biến thành trò chơi của thiên hạ
- Bất bình vì phải chị nhốt chung với bọn
thấp kém
H: Nỗi khổ nào biến thành nỗi căm hờn?
Vì sao?
Vì chúa sơn lâm vốn được cả loài người
khiếp sợ
H: Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống
và nhu cầu sống như thế nào?
HS đọc đoạn thơ: diễn tả niềm uất hận
ngàn thâu và cho biết:
H: Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua
chi tiết nào?
Hoa chăm cỏ xén, lối phẳng.. len dưới
những gò mô thấp kém
H: Có gì đặc biệt trong tính chất của các
cảnh tượng ấy?
- Đều giả dối, nhỏ bé, vô hồn
H: Cảnh tượng ấy đã làm cho hổ thấy thế
nào?
Hồ Chí Minh(năm 2003)
b. Tác phẩm:
Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu
biểu, góp phần cho sự thắng lợi của thơ

mới.
c. Giải thích từ khó.
II. Bố cục:
- 5 đoạn, 3 phần
+ Đoạn 1 + 4.
+ Đoạn 2 + 3.
+ Đoạn 5.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Khối căm hờn, niềm uất hận của con hổ.

- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên
hạ tầm thường, lũ ngạo mạn.

- Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống
và nhu cầu sống :
+ Chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng
+ Khát vọng tự do, được sống với chính
phẩm chất của mình
Những cảnh hoa chăm cỏ xén… chỉ là sự
giả dối vô hồn. Qua đó ta thấy trạng thái u
uất, bực bội
Qua hai khổ thơ , ta thấy sự chán ghét
thực tại tầm thường, sự khát khao được
sống tự do chân thật.
4. Củng cố: (4p)
Bài thơ cho em hiểu gì về tâm trạng của Thế Lữ? Vì sao tác giả có tâm trạng đó?
5. Hướng dẫn học, chuẩn bị bài ở nhà: (1p)
Học bài nắm được tác giả, tác phẩm.
Chuẩn bị tiếp phần còn lại của văn bản theo câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn: 03/01/2011

Ngày giảng: 05/01/2011

Ngữ văn: Bài 19 – Tiết 74
Văn bản: NHỚ RỪNG
(Thế Lữ)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Phân tích được chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức
chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Nhận biết được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ.
2. Kĩ năng: Phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: Lòng kính yêu, trân trọng những giá trị tinh thần của các thế hệ đi trước.
II. Các kỹ năng sống cần đạt được:
1. Kỹ năng tự quản bản thân: Quý trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa.
2. Kỹ năng giao tiếp: Trao đổi, trình bày suy nghĩ về nỗi chán ghét thực tại tầm thường,
tù túng, trân trọng khao khát cuộc sống tự do của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
3. Kỹ năng suy nghĩ, sáng tạo: Phân tích, bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật
của bài thơ.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tài liệu liên quan (giai đoạn lịch sử 1930 – 1945).
2. Học sinh: Đọc, soạn bài theo nội dung câu hỏi SGK.
IV. Phương pháp:
Đọc sáng tạo, gợi tìm, động não, thảo luận nhóm.
V. Tổ chức giờ học:
1. Ổn định: (1P) 8a2:
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
H: Khối căm hờn và niềm uất hận của con Hổ được thể hiện qua những câu thơ
nào? Em hiểu gì về tâm trạng của Thế Lữ?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
*GTB: (1p) Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu phần đầu của văn bản Nhớ

rừng của Thế Lữ. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của
văn bản này.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1. Nỗi nhớ thời oanh liệt của
con hổ. (14P)
Mục tiêu: Phân tích nỗi nhớ thời oanh liệt
của con hổ.
Đọc đoạn thơ: Thủa tung hoành hống
hách những ngày xưa.
H: Cảnh sơn lâm được gợi tả qua các chi
tiết nào?
Bóng cả, cây già, tiếng gió gào…
H: Nhận xét cách dùng từ trong những
lời thơ này?
2. Nỗi nhớ thời oanh liệt
- Với các điệp từ Với, các động từ
chỉ đặc điểm hành động (gào thét)
gợi tả sức sống của núi rừng bí ẩn
H: Hình ảnh chúa tể của muôn loài được
hiện lên như thế nào giữa không gian ấy?
H: Cánh rừng nơi hổ đã từng sống được
tác giả miêu tả ở những thời điểm nào?
H: Thiên nhiên được hiện lên như thế
nào?Giữa thiên nhiên ấy gợi tả cuộc sống
của hổ như thế nào?
H: Các đại từ và điệp từ được tác giả lặp
lại có tác dụng gì?
Hoạt động 2. Nỗi khao khát của con hổ.
(10p)
Mục tiêu: Phân tích niềm khát khao của

con hổ. Khát vọng giải phóng, tự do.
H: Giấc mộng ngàn của hổ hướng vào
một không gian như thế nào?
- Oai linh, hùng vĩ
- Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối
H: Giấc mộng ngàn của hổ là một giấc
mộng như thế nào?
H: Các câu thơ cảm thán có ý nghĩa gì?
Hoạt động 3: HD nội dung ghi nhớ: (3p)
- Mục tiêu : Tóm lược được nội dung,
nghệ thuật cơ bản của văn bản
Đọc ghi nhớ.
GV chốt
Hoạt động 4: HD luyện tập: (7p)
Mục tiêu: Học thuộc bài thơ.
Tập đọc diến cảm.
Đọc bài 1 SGK- nêu yêu cầu.
Gọi vài em lên đọc bài.
HS nhận xét.
GV sửa chữa bổ sung.
- Các từ ngữ gợi tả hình ảnh, tính
cách của hổ : ngang tàng lầm liệt,
uy nghiêm..
- Đại từ ta được lặp đi lặp lại thể
hiện khí phách ngang tàng, làm chủ
Tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tránh
- Điệp từ “đâu” kết hợp với từ biểu
cảm( than ôi) nhấn mạnh và bộc lộ
nỗi tiếc nuối độc lập tự do của hổ.
3. Khao khát giấc mộng ngàn

Giấc mộng to lớn nhưng xót xa bất
lực.
Phản ánh khát vọng giải phóng, tự
do được là chính mình.
III, ghi nhớ (SGK).
IV, Luyện tập.
1. Bài 1
4. Củng cố: (4p)
Bài thơ cho em hiểu gì về tâm trạng của Thế Lữ? Vì sao tác giả có tâm
trạng đó?
5. Hướng dẫn học, chuẩn bị bài: (1P)
Học bài: Học thuộc bài thơ, đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: Câu nghi vấn. Trả lời câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày giảng: 8B-04;8A-06/01
Ngữ văn – Bài – Tiết 75
CÂU NGHI VẤN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Nhận thức được đặc điểm, hình thức của câu nghi vấn.
- Nhận biết được chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
3. Thái độ
Ý thức sử dụng câu nghi vấn đúng quy định.
II. Các kỹ năng sống cần đạt được:
1. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
2. Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức
nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa...

III. Chuẩn bị:
- GV: giáo án, SBT, bảng phụ
- HS: soạn bài theo câu hỏi, chuẩn bị SGK.
IV. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:
Rèn theo mẫu
V. Tổ chức giờ học:
HĐ 1. Khởi động: (1’)
*Cách tiến hành:
.* GTB: Ta thường gặp những kiểu câu dùng để biểu đạt tình cảm , để
hỏi han ...Vậy đặc điểm của kiểu câu hỏi như thế nào ta vào nghiên cứu bài học
hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (19’)
- Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm hình thức và chức năng chính .
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
- Cách tiến hành:
HS đọc các BT SGK .
GV ghi BT lên bảng phụ.
Câu nào là câu nghi vấn
HS xác định
Dựa vào đặc điểm nào để cho đó là câu
I. Đặc điểm hình thức và chức
năng chính .
1, Bài tập:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×