Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 6,7 trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.96 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ CHO HỌC SINH LỚP 6,7 TRƯỜNG THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục thể chất trong học đường có một vị trí quan trọng của
phong trào thể thao quần chúng nói chung, nhưng do đối tượng là tuổi trẻ, học
sinh, sinh viên đông đảo, được học và tập luyện theo chương trình bắt buộc, có bài
bản và nề nếp cho nên giáo dục thể chất trong trường học được coi là một thành
phần, một bộ phận cơ bản của nền thể dục thể thao. Nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát
triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc
phịng.
Từ khi chưa có hướng đổi mới phương pháp dạy học, thì tất cả các môn học
khác cũng như bộ môn thể dục thường dạy theo lối cũ, giờ học đơn điệu, tẻ nhạt,
giáo viên thiếu nhiệt tình, chưa năng động, dụng cụ tập luyện thiếu, học sinh vận
động quá ít, chưa tích cực năng động, chơi nhiều nên chưa đạt yêu cầu lượng vận
động cần thiết đối với lứa tuổi học sinh, thành tích thấp. Điều này đã ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của cơ thể học sinh, chưa thúc đẩy sự phát triển tồn diện ở
các em, kết quả đạt được cịn thấp, nó thể hiện rõ qua việc đánh giá kểt quả học
tập ở cuối học kì, cuối năm học.
-1-


Bản thân tôi được tiếp cận và giảng dạy chương trình thay sách mới từ lúc
bắt đầu cho đến nay. Qua đó, phần nào đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ
nhưng đã đem lại hiệu quả khá cao trong cách dạy bài Đội hình đội ngũ. Vì vậy,
tơi chọn chuyên đề: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
Đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 6,7 trong trường THCS ”, để cùng trao đổi,
bàn bạc với các bạn đồng nghiệp nhằm đưa ra những kinh nghiệm góp phần giúp
cơng việc giảng dạy của chúng ta mang lại hiệu quả cao hơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ:


+ Giáo dục ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất, đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật,
xậy dựng niền tin, lối sống lành mạnh sẵn sàng phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
+ Trang bị cho học sinh một vốn kiến thức về thể dục thể thao, kỹ năng vận động
và kỹ thuật cơ bản của một số mơn thể thao. Trên cơ sở đó làm phương tiện tự rèn
luyện tăng cường sức khoẻ.
+ Góp phần tăng cường sức khoẻ cho cộng đồng xã hội, phát triển toàn diện cân
đối, đáp ứng các tiêu chuẩn văn hố xã hội.
* Các giải pháp mới cải tiến:
Tơi đã vận dụng những biện pháp sau : Ngay từ giờ dạy đầu tiên của bộ môn
nhất thiết phải gây hứng thú cho học sinh với bộ môn bằng nhiều phương pháp
-2-


khác nhau, nói chuyện ngoại khố, kể chuyện về các mơn thể dục, thể thao. Thành
tích thể thao từng mơn của thế giới và quốc tế vài năm gần đây qua đó tạo nên sức
hấp dẫn kích thích tính tị mị ham hiểu biết, thích thể thao, muốn tập luyện.
Cho các em thấy được tác dụng của đội hình đội ngũ ( trong các nghi lễ lớn
của đất nước). Để gây được hứng thú bộ môn tôi bỏ khá nhiều cơng sức về vấn đề
này trong nhiều giờ sau đó (xen kẽ trong các giờ học) vừa học kiến thức cơ bản
vừa dẫn dắt tìm hiểu thực tế ở một số trường qua các hội khoẻ cụm, huyện, tỉnh,
quốc gia và thành tích thể thao của thế giới .
Bên cạnh đó người thầy phải làm thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức
trong bài giảng nhanh nhất, dễ nhớ và nhớ lâu. Muốn thực hiện được điều cơ bản
này bên cạnh việc nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài soạn chu đáo còn
phải xác định rõ phương pháp dạy ở từng bài (từng buổi tập) từng phần.
Để hướng dẫn các em thực hiện tốt bài đội hình đội ngũ. Tôi đã thực hiện các
bước như sau.
Đứng nghiêm, đứng nghỉ:
- Khẩu lệnh: “ Nghiêm…!”.

- Động tác: Người đứng thẳng, ngay ngắn, mắt nhìn thănge về trước, ngực
ưỡn căng, hai tay duỗi thẳng theo hai bên đùi, bàn tay hơi khum lại, các ngón tay

-3-


sát vào nhau và hơi áp nhẹ vào hai bên đùi, hai chân thẳng, hai bàn chân chếch
chữ V.
- Khẩu lệnh: “ Nghỉ!”
- Động tác: Toàn thân hơi chùng gối, đồng thời dồn trọng tâm vào một chân,
chân kia hơi co gối, người thả lỏng, hai tay buông tự nhiên. Khi mỏi, đổi chân
Chú ý: Khi đứng nghỉ, không bước một chân về trước.
Đứng nghiêm, đứng nghỉ: Là hai động tác đơn giản nhưng khi giảng dạy
các em tư thế nghiêm ln ln thực hiện trước sự trang nghiêm, kính trọng và lễ
độ (như chào cờ đầu tuần, tiếp chuyện với người lớn tuổi, thầy cơ …). Nắm được
tính chất quan trọng đó các em sẽ thực hiện tốt động tác nghiêm.
Tập hợp và điềm số báo cáo:
- Tập hợp (hàng dọc, hàng ngang, giãn cách và dóng hàng)
Đây là nội dung phát huy tính nhanh nhẹn, dứt khốt và tinh thần kỷ luật.
Trước khi luyện tập nội dung này giáo viên cần phân tích rõ từng khẩu lệnh và nêu
rõ tầm quan trọng của từng khẩu lệnh. Khẩu lệnh dứt khốt to, rõ, sẽ giúp tổ,
nhóm thực hiện đều, đẹp và đồng loạt. Giáo viên diễn giải khẩu lệnh có 2 vế, đó là
dự lệnh và động lệnh, tất cả học sinh phải nắm được
Ví dụ: khẩu lênh “Nhìn phải … thẳng !”.

-4-


“Nhìn phải” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh, hơ dự lệnh giọng nhẹ hơn
động lệnh. Khi học học sinh cần nắm rõ giáo viên đưa ra các khẩu lệnh thường

dùng trong tập luyện đội hình đội ngũ đó là:
“ Thành 1, 2, 3, 4 … hàng ngang …tập hợp !”;
“ Thành 1,2, 3, 4 … hàng dọc tập hợp !”;
“ Nhìn phải…thẳng !”;
“ Nhìn trước… thẳng !”;
“ Tiến 3 bước… bước !”;
“ Lùi 2 bước … bước !”;
“ Sang trái 1 bước … bước !”;
“ Sang phải 2 bước – bước !”.
………………………………
Học sinh nắm được các khẩu lệnh, giáo viên sẽ gọi bất kì học sinh nào để
hơ các khẩu lệnh và phân biệt dự lệnh, động lệnh. Yêu cầu tất cả học sinh trong
lớp đều nắm được, có như vậy học sinh sẽ tập hợp nhanh hơn, tốt hơn,
Về tinh thần kỷ luật: giáo viên cần đưa ra một số biện pháp như: đứng trước
lớp xin lỗi, xin lỗi cả lớp về sự chậm trễ của mình làm ảnh hưởng đến nhóm và
lớp. Như vậy học sinh mới ý thức được tính kỷ luật trong tập luyện.
-5-


Hoàn thành các nội dung trên tốt tin rằng khi tập hợp lớp, nhóm, sẽ nhanh
và đội hình đẹp như ý muốn của mình.
- Điểm số báo cáo:
Đội hình:

Khi tập hợp đội hình nhanh đẹp, đến phần điểm số và báo cáo, khơng chỉ
lớp trưởng, cán sự, các nhóm trưởng báo cáo tốt mà tất cả các thành viên trong lớp
đều nắm được cách điểm số và báo cáo.
* Theo tôi điểm số nhanh nhất được thực hiện như sau: Đội hình bốn hàng
ngang cán sự hơ khẩu lệnh “Cả lớp từ 1 đến hết… điểm số !”, hàng ngang đầu tiên
học sinh đứng gần cán sự làm động tác quay mặt qua trái ra sau và hô to 1 , học

sinh kế tiếp hô 2 và cứ thế đến bạn cuối cùng của hàng ngang thứ 1. Nếu đủ 4 bạn
thì hơ số của mình và hết, nếu chỉ có 1, 2, 3 bạn thì hơ lấy số liền trước và lẻ 1, 2,
3 hết.
Ví dụ :
Lớp sĩ số 39 chúng ta có:

-6-





 
CH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ( 9 lẻ 2 hết)
Cán sự tính nhẩm 9 x 4 = 36 lẻ 2 là 38 với mình là 39 lớp đủ. Nếu vắng 2
học sinh thì học sinh cuối cùng hô 9 hết, vắng 3 học sinh thì bạn cuối cùng hơ 8 lẻ
3 hết.
* Báo cáo
Qui tắc trước khi báo cáo cán sự cho lớp nghiêm, tất cả đều đứng nghiêm và
khi lớp trưởng báo cáo, nếu có học sinh vi phạm nói chuyện, đứng khơng nghiêm
giáo viên quan sát và nhắc nhở sau khi báo cáo, nếu tái phạm sẽ cảnh cáo trước
lớp. Thực hiện như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao trong lúc báo cáo và nhận lớp của
giáo viên.
Quay phải – quay trái – quay đằng sau:
- Khẩu lệnh: “ Bên phải…quay !”;
“ Bên trái…quay !”;
“ Đằng sau…quay !”.
-7-



- Những động tác quay khơng khó, nhưng mức độ đều, đẹp thì cần phải tập
luyện nhiều lần, từ chậm đến nhanh. Ví dụ “quay phải” thì dùng gót chân phải mũi
chân trái xoay 90o về bên phải. Giáo viên cho học sinh cả lớp đứng tư thế
“nghiêm” nhấc mũi chân phải lên, khiễng gót chân trái, đạp nhẹ mũi chân trái
xoay người 90o sang phải một cách chậm không để cả bàn chân chạm đất, hai tay
áp sát đùi ( Chú ý khi quay giữ người thẳng, ngay ngắn). Như vậy học sinh sẽ làm
quen với thao tác đúng dần dần tập nhanh và dứt khoát, quay bên trái và quay
đằng sau cũng dùng phương pháp tương tự. Muốn đội hình quay đúng, đẹp thì cán
sự là nhân tố quyết định ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích của nhóm. Vì vậy
khâu chọn nhóm trưởng cũng rất quan trọng.
Giậm chân tại chỗ,đi đều, đi đều vòng các hướng, đổi chân khi đi đều sai
nhịp.
Giậm chân tại chỗ:
- Khẩu lệnh: “ Giậm chân tại chỗ…giậm !”.
Giảng dạy thao tác tay đánh như thế nào? Giáo viên cần luyện tập học sinh
thực hiện tốt. Theo tôi cho học sinh tập tại chỗ đánh tay đúng biên độ và thao tác
vẫn điếm nhịp như giậm chân. Khi tay đánh tốt sẽ phối hợp với giậm chân, ở đây
động tác giậm chân, gối nâng ở mức độ nào giáo viên cần cho học sinh tập đúng
có thể sử dụng dây làm giới hạn để học sinh nâng đùi đúng độ cao. Nhịp một chân
trái, nhịp hai chân phải, động tác lập đi lặp lai như vậy một cách nhịp nhàng, đúng
-8-


nhịp, khoẻ mạnh, khơng căng thảng, gị bó, mặt hướng phía trước. Học sinh thực
hiện theo nhóm và phải biết mình sai hay đúng, nếu sai dừng lại sửa sai.
Đi đều vòng các hướng:
- Trước khi đi đều vòng các hướng giáo viên cần cho cả lớp điếm theo khẩu
lệnh.
+ Vòng bên phải: Khẩu lệnh “1-2, 1-2, vòng bên phải ngừng một nhịp
– bước 1-2, 1-2.

+ Vòng bên trái: Khẩu lệnh “1-2, 1-2, 1, vòng bên trái, ngừng một
nhịp – bước 2-1, 2-1, 2.
Giáo viên ra hiệu bằng tay cả lớp đồng loạt hô khẩu lệnh lặp đi lặp lại nhiều
lần. Đến khi nào học sinh thuần thục khẩu lệnh vòng bên phải, vòng bên trái mới
cho học sinh thực hiện. Vì khi nắm được khẩu lệnh thì mỗi học sinh tự thực hiện
đúng theo khẩu lệnh của chỉ huy mà khơng bị mất tập trung khi vịng các phía, học
sinh tự tin trong di chuyển, nếu có sai chân thì học sinh sẽ tự nhận thấy sai nhịp so
với khẩu lệnh của người chỉ huy.
Đổi chân khi đi đều sai nhịp:
- Sai nhịp: Khi đang đi đều, chân trái bước về trước chạm đất vào nhịp 2
hoặc chân phải vào nhịp 1 là sai nhịp

-9-


- Động tác đổi chân: Thay bằng bước chân sau về trước như bình thường,
thì nhanh chóng chuyển thành một bước trượt để chân trước tiếp tục bước về
trước, sau đó tiếp tục đi đều một cách bình thường. Nếu đổi chân một lần chưa
được, tiếp tục thực hiện bước trượt thứ hai hoặc thứ ba cho đến khi chân trái bước
về trước đúng vào nhịp 1 là được.
Đây là thao tác tương đối khó, nhưng học sinh cố gắng trong tập luyện vẫn
sẽ mang lại hiệu quả cho học sinh thực hiện bước trước nhiều lần tại chổ mức độ
chậm để tạo cảm giác dần dần thuần thục sẽ thấy đơn giản khi đổi chân trong đi
đều khi sai nhịp.
Trên đây là những điểm để hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các nội dung
đội hình đội ngũ lớp 6. Ngồi ra cịn một yếu tố khơng thể thiếu để thực hiện
những nội dung trên. Đó là giáo viên phải chọn được những cán sự thật sự đủ
năng lực quản lý lớp, nhóm . Khi đội ngũ cán sự, nhóm trưởng phát huy tốt năng
lực và năng khiếu sẽ là nền tảng cho một tiết dạy tốt và một lớp học tốt.
Tổ chức kiểm tra, cho điểm:

Nội dung: Mỗi học sinh phải thực hiện tổng hợp một số kĩ năng đã
học( khơng báo trước), trong đó có một số kĩ năng trọng tâm mà học sinh nào
cũng phải thực hiện bao gồm: tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số ( hoặc tập
hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số), quay phải, quay trái, quay đằng sau, đi đều.
Tổ chức và phương pháp kiểm tra:
- 10 -


- Kiểm tra nhiều đợt, mỗi đợt 5-6 học sinh.
- Những học sinh đến lượt kiểm tra thực hiện theo các khẩu lệnh của giáo
viên.
- Mỗi học sinh tham gia kiểm tra một lần, trường hợp đặc biệt bị điểm kém,
giáo viên có thể cho kiểm tra lần 2. Khi kiểm tra lại lần 2, điểm tối đa không được
quá 8
2.2.5.3 Cách cho điểm: Điểm kiểm tra cho theo mức độ thực hiện động tác
của học sinh.
- Điểm 9-10: Thực hiện chính xác, đẹp các kĩ năng quy định( theo khẩu lệnh
của giáo viên).
- Điểm 7-8: Thực hiện đúng, nhưng chưa đẹp.
- Điểm 5-6: Có 1-2 kĩ năng thực hiện sai.
- Điểm 3-4: Thực hiện sai từ 3 kĩ năng trở lên.
* Xếp loại: - Xếp loại Đạt( Đ) từ điểm 5 trở lên
- Xếp loại Chưa đạt( CĐ) dưới điểm 5
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Dạy đội hình đội ngũ cho học sinh khơng chỉ nhằm mục đích rèn cho học
sinh có nề nếp, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật. Nó khơng chỉ là một cơng cụ để
- 11 -


thực hiện có hiệu quả các hoạt động thể dục thể thao và các hoạt động tập thể

khác, mà nó cịn có tác dụng rèn luyện tư thế cơ bản đúng cho học sinh, khắc phục
được một số hạn chế về điều kiện sống và học tập hiện nay.
Có nhiều cách để truyền thụ cho học sinh kiến thức và kỹ năng động tác.
Tuy động tác có khó nhưng nếu chúng ta chọn phương pháp phù hợp với nội dung
kiểu bài sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao sức
khoẻ cho học sinh. Từ đó tinh thần minh mẫn, phát triển trí tuệ, phục vụ cho các
môn học khác.
Người thực hiện
Đặng Thị Huyền Trang

- 12 -



×