Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu Ẩm thực Thái Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.59 KB, 20 trang )

I. Ẩm thực Thái Lan
Thái Lan là một nước nông nghiệp lớn, ngũ cốc, rau, thịt và tất cả các loại thực phẩm
đều được sản xuất tại đây với giá cả rất hợp lý. Bên cạnh đó, động vật, thuỷ sản, hải
sản có thể dễ dàng tìm mua được từ biển và nhiều con sông. Nguyên liệu tươi ngon, dồi
dào cùng với nghệ thuật nấu ăn tài tình của người Thái đã làm cho Thái Lan trở thành
một thiên đường cho những người yêu thích ẩm thực.
Cũng giống như các nước châu Á khác, Thái Lan mang đến cho thực khách trên thế
giới một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc và tinh tế. Mỗi món ăn Thái đều là sự pha trộn
tinh tế giữa vị chua, cay, mặn, ngọt và đơi khi có cả vị đắng... Nhiều món ăn thậm chí
có thể rất hăng và cay với rất nhiều tỏi, ớt, và các loại thảo mộc tươi. Ẩm thực Thái
Lan khơng chỉ ngon, mà cịn tốt cho sức khỏe vì ít chất béo và hàm lượng dinh dưỡng
cao trong các thành phần thảo dược của món ăn.
Ẩm thực là một phần tạo nên nét văn hóa truyền thống của Thái Lan. Lòng hiếu khách,
sự thân mật trong giao tiếp và niềm đam mê đối với nghệ thuật ăn uống của người Thái
đã đưa ẩm thực Thái lên một tầm cao mới, trở thành người bạn thân thiết của tất cả mọi
người.
1. Những nét chung về văn hóa ẩm thực Thái
Nét văn hóa ẩm thực Thái chính là sự kết hợp giữa ẩm thực phương Đông và phương
Tây, đặc biệt là các nước lân cận như Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Trung Quốc… Đó là
sự hịa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống để tạo nên một phong
cách ẩm thực riêng biệt, độc đáo được kết tinh qua nhiều thế kỷ.
Người Thái sử dụng các loại rau thơm hay còn gọi là thảo mộc (đinh hương, nghệ tây,
rau mùi, húng quế, lá bạc hà, gừng, ớt, sả, lá chanh…) để chế biến món ăn, vừa làm
tăng thêm mùi vị cho món ăn vừa có lợi cho sức khỏe.
Hương vị món ăn đậm đà, là sự kết hợp giữa độ chua, mặn, ngọt và đặc biệt là độ cay.
Tuy món ăn được chế biến từ rất nhiều gia vị nóng nhưng lại phối hợp cùng nhiều loại


rau quả, thực phẩm tươi, ngon, hàm lượng chất béo thấp khiến cho món ăn có sự hài
hịa, hấp dẫn. Đơi khi món ăn nóng bỏng, cay xé lưỡi, khi lại là một món chua chua,
mằn mặn… Các món thường khơng thể thiếu mùi sả và mùi chanh, đó dường như là


món quà thiên nhiên dành cho họ, vừa giúp ích cho hệ tiêu hóa vừa làm sảng khối tinh
thần.
Màu sắc món ăn vơ cùng hấp dẫn và bắt mắt nhờ màu sắc từ rau củ, quả. Đó là sự kết
hợp các loại rau củ và gia vị có màu sắc khác nhau trong một món ăn nên trơng bắt
mắt. Màu đỏ của ớt, màu vàng của nghệ, màu tím củ dền, màu xanh của lá dứa, của rau
và trái.
2. Đặc trưng 4 vùng miền ẩm thực của Thái
Nhắc đến ẩm thực Thái là nhắc đến ẩm thực cung đình xa xưa và ẩm thực của 4 vùng
miền trên đất nước. Mỗi vùng đều có nét đặc trưng riêng trong cách chế biến truyền
thống ẩm thực.
- Miền Bắc: ảnh hưởng từ Myanmar, món ăn của người miền Bắc thường là món vừa
chín tới, ít gia vị nồng, ít cay và hầu như khơng có vị ngọt và chua. Xơi là món ăn được
ưa thích cùng nhiều loại nước chấm (namprik noom, namprik dang, namprik ong) các
loại súp cay khác nhau (gang hangle, gang hoh, gang kae). Các món ăn phổ biến: kaeng
hang le: món cà ri chế biến từ thịt lợn, gừng, me, nghệ và món khao soy: cà ri nấu với
mì trứng, thịt cùng hành tây, bắp cải dầm dấm và lá chanh thái chỉ. Người miền Bắc
thích ăn thịt lợn nhất, sau đó là thịt bị, gà, vịt, chim…hải sản có rất ít.
- Miền Đơng Bắc: ảnh hưởng từ Lào, xơi là món ăn chính, kết hợp cùng với thịt, tiết
lợn, nộm đu đủ, cá nướng, gà nướng…Cá và nước ngọt là nguồn cung cấp protein chủ
yếu của miền này. Người Đơng Bắc thích ăn thịt rán như cóc, thằn lằn, rắn, chuột đồng,
kiến đỏ, cơn trùng…, ngồi ra thịt lợn, bị, gà cũng được ưa thích.
- Miền Trung: ẩm thực miền Trung là sự kết hợp những món ngon nhất từ các vùng.
Người miền Trung thích ăn cơm gạo tẻ thơm, trung bình có từ 3 -5 món như gang phed


(cà ri đỏ Thái), tom yam (canh chua), rau, nước mắm, cá trích, trứng rán theo kiểu
Thái, thịt lợn nướng. Thức ăn được nấu theo kiểu Hoàng gia: cách chế biến phức tạp,
phong cách nghệ thuật nấu nướng cầu kỳ hơn, món ăn thường được nấu mềm nhừ và
thiên về độ ngọt và cách bày biện món ăn cũng mang tính nghệ thuật.
- Miền Nam: Ẩm thực miền Nam ảnh hưởng của Ấn Độ và Indonesia như món kaeng

matsaman, món cà ri mang phong cách Ấn nấu cùng bạch đậu khấu, đinh hương, quế
và những xiên thịt nướng với nước xốt đậu phộng cay bắt nguồn từ Indonesia. Thường
món ăn rất cay, sử dụng nhiều gia vị. Các món ăn mang hương vị đặc trưng của miền
Nam là các món canh xúp, cà ri (gang liang, gang tai pla) , món khao yam gồm cơm
trộn với nước sốt budu. Hải sản tươi sống phổ biến như: cá, tôm, tôm hùm, cua, mực
ống, sị, trai.
Về cơ bản, cách thưởng thức món ăn Thái là cách gộp chung hai hay nhiều người
cùng ăn chung những món ăn khác nhau. Vì vậy, số lượng thực khách tại một bàn ăn
thường lớn hơn số lượng các món ăn. Những món ăn được ăn cùng nhau cho phép các
thực khách thưởng thức được hết hương vị của toàn bộ bữa ăn. Bữa cơm người Thái
ngồi quây quần theo vòng tròn ngay trên nền nhà, xung quanh một cái bàn nhỏ và thấp.
Một bữa ăn điển hình của Thái Lan bao gồm một món súp, món chiên, salad nóng
(yam), cà ri hoặc nhúng với cá chiên và rau tươi. Bên cạnh đó, các món ăn Thái thường
được phục vụ với nhiều loại gia vị và nước sốt, ví dụ như nước mắm với ớt và giấm với
ớt.
3. Bữa cơm của người Thái
Món canh chua nóng sốt là món khơng thể thiếu trong bữa ăn Thái. Canh chua được
nấu trong nồi đất và được đặt ngay giữa bàn. Cơm được xới vào từng chén nhỏ cho
từng người. Kèm theo một chén riêng để múc canh từ trong nồi vào.
Theo truyền thống một mảnh vải được trải trên nền nhà và trong nhà người Thái ln
có một phịng lớn đủ chứa nhiều người. Người phụ nữ ngồi gập chân về một phía, cịn
người đàn ơng thì ngồi khoanh chân. Tất cả các món ăn sẽ được bày lên cùng một lúc,


nên mọi người có thể lấy thức ăn từ một đĩa đựng thức ăn lớn chung vào đĩa của mình,
trên mỗi đĩa của mỗi người đều đã có sẵn cơm.
Nếu bạn đang cố gắng thử các món nóng của Thái Lan lần đầu tiên, bạn nên uống
nhiều nước, bạn cũng nên tránh ăn ớt, đặc biệt là loại ớt màu đỏ hoặc màu xanh lá cây
nhỏ được gọi là phrik when nu, là một thành phần chính trong món cà ri, salad và các
món chiên cay nóng. Món ăn Thái được ăn với một cái nĩa và một cái thìa, người Thái

khơng dùng dao vì tất cả các thành phần đã được cắt lát hoặc cắt khối nhỏ.
4. Món ăn truyền thống Thái
Hương vị cay cay, chua chua, ngòn ngọt là nét đặc trưng trong các món ăn của Thái.
Món Thái bao giờ cũng có vị đậm đà, và có sự kết hợp của nhiều loại gia vị khác nhau:
từ ớt, tiêu, rau mùi, húng quế, gừng, bạc hà, nước cốt dừa…
- Canh chua tom yam gung: được nấu với tơm hoặc hải sản. Vị chính trong món là lá
chanh. Canh chua có nước cốt dừa khiến cho vị canh chua dịu dàng hơn chua miền
Nam với chua me, mạnh hơn chua miền Trung và gắt hơn chua miền Bắc một chút.
- Cà ri Thái: không quá nồng mùi quế hồi, không nhiều thịt như cà ri Ấn, cà ri Thái có
vị béo và thơm nhẹ của nước cốt dừa với nhiều loại rau như măng tre, cà pháo, cà tím,
lá chanh, ớt xanh, hành tỏi, sả, riềng nấu với hải sản, gà hoặc bò. Sự đa dạng về nguyên
liệu khiến cho món cà ri có mùi thơm nồng nàn, rất lạ mà vẫn giữ được nguyên hương
vị nguyên thủy của các món rau.
- Lẩu Thái: là món ăn được nhiều thực khách ưa chuộng. Lẩu Thái không thể thiếu vị
cay của ớt tươi, vị thơm của lá chanh, gừng tươi và một chút vị ngọt của đường; hương
vị dễ quen, và dễ “ghiền”. Những thành phần không thể thiếu trong món lẩu là tơm sú
bóc vỏ, nấm rơm, cà chua, ớt tươi, ngò, tỏi, hành, lá chanh, sả, riềng, rau muống…
Ngồi ra cịn có lẩu hải sản với cua biển, mực tươi, sị điệp, tơm sú, cá chẻm, hỗn hợp
hải sản, hành, lá chanh, cà chua, húng quế, nấm rơm, ớt tươi, gừng, đường, nước
chanh.
- Các món ăn làm từ cơn trùng: Ở Bangkok bất kì một con phố nào bạn cũng có thể tìm


thấy hàng đồ nướng với rất nhiều thứ đồ ăn khác sau: thịt xiên, tơm, cá, rau củ quả…,
nóng hổi, cay xè. Nhưng có 1 thứ thường kích thích sự tò mò của du khách Việt Nam
và du khách phương tây cũng rất thích nhưng chỉ dừng lại ở việc chụp ảnh chứ khơng
dám nếm đó là những món ăn làm từ côn trùng: châu chấu, ve sầu, dế cơm, cà cuống,
bò cạp… vàng rộm, giòn tan, béo ngậy. Đây là những món ăn bổ dưỡng, giàu chất đạm
được người dân Thái rất ưa thích.
- Các món gỏi của Thái ngon tuyệt với vị chua, cay, mặn như món gỏi xồi cá trê, từng

sợi thịt cá trê chiên giịn thấm đẫm trong nước sốt xoài xanh, điểm thêm vị béo giịn
của những hạt đậu phộng, vị đậm đà của tơm khơ. Món gỏi miến tơm thịt chua chua
cay cay, gỏi đu đủ cùng mắm ruốc hay tôm khô hoặc ba khía đều hợp.
- Cá chình nướng: cá được ướp với hàng chục loại gia vị cho thấm trước khi được bọc
giấy bạc nướng cùng húng quế. Từng miếng cá nướng vàng ươm, mùi thơm phưng
phức của gia vị, lá quế xanh, xả trắng, ớt đỏ tươi khiết ai cũng phải xuýt xoa khen ngợi.
- Cua xào cà ri với trứng: là món ăn hết sức cầu kỳ với những màu sắc bắt mắt, thịt cua
chắc ngọt quyện với vị béo của trứng, hương cà ri quen quen, là lạ.
5. Hải sản
Thái Lan không chỉ là một vương quốc của các loại trái cây mà còn là một vương quốc
thủy hải sản. Bất cứ ai đã từng biết đến hải sản của Thái Lan sẽ dễ dàng đồng ý với sự
đa dạng tuyệt vời của nó, hương vị ngon và mùi vị ngọt ngào.
Thái Lan có một bờ biển dài, Bangkok, Pattaya, Phuket và nhiều thành phố khác gần
biển là nguồn cung cấp cá, cua, tôm, tôm hùm, hàu và và các loại sị ốc tươi ngon ln
có sẵn và khơng khó để nhận thấy là chúng rất ngon miệng với tất cả mọi người, từ
những thực khách sành ăn đến những thực khách bình thường.
Các món hải sản thường được cung cấp tại hầu hết các nhà hàng Trung Quốc. Tại
Bangkok, các khu vực, nơi có rất nhiều nhà hàng hải sản là Yaowarat (phố Tàu) và
Silom.
6. Món ăn vặt


Món tráng miệng của Thái cũng rất phong phú với xơi kết hợp cùng hoa quả: xồi, sầu
riêng... và nước cốt dừa; bánh lọt sữa dừa, thạch khoai môn nước cốt dừa. Đặc biệt
thực khách không thể quên được hương vị món xơi xồi: nếp được nấu mềm trong
nước cốt dừa, béo thơm và ngọt ăn kèm xồi chín vàng.
6.1. Bánh Takoh
Đây là một món bánh truyền thống của người Thái. Đằng sau lớp lá xanh ấy là cả một
bất ngờ dành cho người thưởng thức. Khi bạn cắn miếng đầu tiên, nước dừa ngầy ngậy
và mằn mặn sẽ tan chảy ra.

Miếng thứ hai sẽ là phần nhân ngô cực kỳ ngọt ngào. Sự kết hợp đầy thú vị này rất
đáng để chúng ta bỏ ra 10 - 15 baht (7 - 10k) cho một phần bánh Takoh đấy.
6.2. Bánh rán Kanom Buang
Món bánh rán này được nướng giịn rụm trên một mặt chảo lớn, sau đó người bán sẽ bỏ
nhân ngọt hoặc mặn tùy theo ý thích của bạn. Nếu muốn đặc biệt hơn, du kháchcó thể
thử nghiệm phiên bản Kanom Buang với nước cốt dừa đặc.
Vị béo của dừa và vị ngọt của bánh làm món ăn ngon khơng thể chối từ ln ấy.Vỏ
bánh giịn rụm và nhân bánh ngọt ngào tan trên đầu lưỡi.
6.3. Kem dừa
Những viên kem ngọt thanh, lạnh buốt nơi đầu lưỡi sẽ khiến bạn “sáng bừng sức sống”
ngay lập tức sau vài giờ đồng hồ tung tẩy shopping tại Chatuchak. Vì bạn đang ở đất
nước Thái Lan, do đó món này chắc chắn được làm từ trái dừa xiêm trứ danh rồi.
Một phần kem dừa thơm ngon chỉ khoảng 35 baht (22k) với nhiều loại topping khác
nhau, mặc sức mà chọn luôn nhé: hạt bắp, bí đỏ luộc, thốt nốt, sirơ dâu, cốm, đậu
phộng, đậu đỏ... Du khách thoả sức mà lựa chọn topping ăn kèm nhé.
6.4. Mango Tango
Là một thương hiệu có tiếng về các món tráng miệng được làm từ xồi của Thái Lan,
Mango Tango đủ sức mê hoặc teen mình ngay từ món bất kì nào được làm từ cửa hàng
này.


Một phần tráng miệng đủ để bạn no chỉ từ 45 baht trở lên (khoảng 30k). Giá cho một
set này chưa tới 150 baht (khoảng 100k).
6.5. Trà sữa truyền thống Thái Lan
Có 2 vị cho du khách lựa chọn đó là trà xanh và trà đỏ. Đặc trưng của thức ăn và thức
uống Thái là khá ngọt nên món trà sữa này cũng khơng phải là ngoại lệ. Bạn có thể dặn
người bán hàng cho thêm ít đá và khuấy kỹ trước khi uống.
6.6. Chuối bọc chocolate
Một trái chuối lạnh nhúng với chocolate lỏng ngọt ngào và phủ cốm hoặc đậu phộng sẽ
làm tan chảy tất cả vị giác của du khách đến nơi đây. Món này rất hợp với các bạn hảo

ngọt. Giá cho một que chuối bọc chocolate ngào ngạt hương thơm này là 30 - 40 baht
(20 - 27k).
II. Ẩm thực Singapore
- Singapore được thế giới biết đến là đất nước xanh sạch nhất thế giới nhưng đảo quốc
xinh đẹp này còn được biết đến với nền ẩm thực phong phú, nơi mà cách nấu nướng và
hương vị các món ăn của các dân tộc đã có những ảnh hưởng lẫn nhau qua nhiều thập
kỷ.
- Ẩm thực Singapore là sự hội tụ các phong cách ẩm thực Trung Hoa, Malaixia, Ấn Độ,
…Tuy nhiên, những mốn ăn được người Singapore chấp nhận thì đều biến tấu phù hợp
với khẩu vị và trở thành những món “quốc hồn quốc túy” mang phong cách đặc biệt
của nền ẩm thực riêng. Món ăn Trung Quốc khơng cịn nhiều dầu mỡ, măn gắt và ngọt
đậm như chính quốc nữa mà nhẹ nhàng ít béo hơn. Món ăn Ấn Độ khơng cịn sặc mùi
nữa mà chỉ giữ lại hương vị đặc trưng thôi.
- Chính bởi sự phong phú đa dạng và là kết tinh của nhiều nền ẩm thực nổi tiếng nên có
thể nói thưởng thức các món ăn Singapore, thực khách sẽ cảm thấy như mình đang trải
nghiệm một cuộc du lịch đầy hấp dẫn và thú vị.Những món ăn nổi tiếng của singapore
như Cơm gà Hải Nam, cua sốt ớt, sườn bak kut tek,…đã nổi tiếng khắp thế giới.
* Một số món đặc sản.
a. Cơm gà Hải Nam:
Là một ứng viên cho ‘món ăn dân tộc .. Singapore’, cơm gà Hải Nam có thể tìm thấy


trong các quán ăn đường phố cũng như các nhà hàng khách sạn ở đảo quốc này . Món
này này được du nhập vào Singapore theo những người nhập cư đến từ đảo Hải Nam,
Trung Quốc, và đã phát triển thành món ăn khối khẩu của người dân Singapore ngày
nay, tới độ được gọi luôn là .. cơm gà Singapore .
Món ăn này rất đơn giản gồm có thịt gà hấp chặt vừa miếng, cơm trắng dẻo được nấu
từ gạo rang sơ qua với mỡ gà và nấu bằng nước luộc thịt gà, nước tương sáng hoặc đậm
màu, và một ít tiêu xay cộng với xốt gừng thơm ngon.
Đối với món Cơm gà Hải Nam để được thơm ngon một cách trọn vẹn thì các thành

phần phải đảm bảo chất lượng và bổ trợ cho nhau. Trên thực tế, gia vị ớt xay ăn kèm có
thể tơn vinh hoặc làm hỏng món ăn, q cay sẽ làm món ăn khơng ngon, quá nhạt sẽ
làm món ăn trở nên nhạt nhẽo.
Quá trình chuẩn bị món ăn thơm ngon này khá kỳ cơng. Đầu tiên phải hấp cho gà chín
kỹ rồi ngâm ngay vào trong nước lạnh. Bước này làm ngừng quá trình nấu thịt nhưng
đảm bảo thịt vẫn mềm, đó cũng là lý do vì sao thịt ln được bảo quản ở nhiệt độ
phịng ổn định.
Món này có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều ở khắp các quán ăn ở Singapore như Trung
tâm ẩm thực Maxwell Road Hawker Centre, nhà hàng Checkers.
b. Cua chiên ớt:
Du khách đến Singapore luôn cho rằng món cua chiên ớt là một trong những phát kiến
nấu ăn tuyệt vời của người Singapore. Cua chiên ớt cũng là món ăn đầu tiên mà những
nhân vật nổi tiếng thường gọi khi họ tới Singapore.
Ra đời từ những năm 1950, món cua chiên (sốt) ớt có rất nhiều cách chế biến khác
nhau, cho đến 1995, được chuẩn hoá công thức bởi bếp trưởng Sam Kong, cua
chiên(sốt) ớt trở thành món quốc hồn quốc tuý của Đảo quốc Sư tử ngày nay.
Món cua chiên(sốt) ớt lừng danh được thực khách vơ cùng u thích bởi hương vị
thơm ngon, hấp dẫn.
Vị thơm ngon của loại nước xốt màu đỏ được tạo nên từ hương vị dịu nhẹ của tỏi và
dấm gạo, trong khi đó bột mì sệt và vân trứng làm cho món nước xốt này trở thành một
hỗn hợp mịn và đầy hấp dẫn.
Để có thể chắc bụng và thưởng thức lâu hơn, bạn hãy gọi thêm một ít bánh bao chiên
hay còn gọi là bánh màn thầu để chấm nước xốt đậm đặc. Mặc dù loại cua sống trong
bùn (mud crabs) thường được sử dụng để chế biến món này nhưng các loại khác như


cua mai mềm cũng có thể dùng thay thế được. Nếu là người u thích hải sản thì đây
là món ăn bạn nhất định phải thử khi ở Singapore.
Một số địa điểm tốt nhất có thể đến thưởng thức món ăn hấp dẫn này là Nhà hàng hải
sản No Signboard Seafood, Jumbo Seafood, Long Beach Seafood ở East Coast Lagoon

Food Village nằm ngay trên bờ biển tại công viên East Coast.
c. Bánh Roti prata:
Là một trong những món ăn sáng phổ biến nhất của người Singapore, bánh Rotiprata
hay còn gọi là RotiCanai theo tiếng Mã Lai là một loại bánh mỳ dẹt mỏng như bánh
kếp có thể được dùng làm khai vị hoặc tráng miệng.
Roti prata bắt nguồn từ cách làm bánh kếp từ xa xưa của người Pakistan và Ấn Độ, là
một món ăn rất được ưa chuộng ở Singapore. Roti có nghĩa là “bánh mì”, và prata có
nghĩa là “phẳng, bẹt”, nhưng thực ra nó giống bánh kếp ở chỗ bột có vị thơm nhẹ và
ngọt khi ăn mang lại cảm giác nhẹ nhàng phấn chấn, đặc biệt là vào các buổi sáng.Tuy
thường được ăn kèm với súp đậu dhal hoặc cà ri, nhưng hiện nay, món này còn được
sáng tạo thêm với nhiều kiểu ăn kèm như với sầu riêng, kem, pho mát, chocolate và
chuối. Tất cả đều rất hấp dẫn cho một bữa ăn tối đầy tính khám phá. Ngồi ra cũng
khơng có gì lạ khi thấy người dân địa phương ăn món prata với đường rắc lên trên vì
như vậy giúp món ăn có được hương vị tự nhiên hơn.
Hình ảnh người thợ chế biến bánh prata cũng rất đáng xem. Hãy ngắm nhìn những
ngón tay thoăn thoắt củahọ; một cú tung bánh lên trên không; đập mạnh xuống và
nhào kỹ trước khi cán bột thật dẹt và mỏng.
Và nhớ đừng ăn món này bằng dĩa hay thìa. Cách tốt nhất để nếm món prata kỳ diệu
này là dùng tay nhúng bánh vào nước xốt cà ri ăn kèm (thường là cà ri thịt cừu hoặc
cá). Chỉ khi đó bạn mới thực sự hiểu được ý nghĩa cụm từ “Vị ngon trên từng ngón
tay!”
Ngồi ra, bạn cũng sẽ nhận thấy cách pha bột cũng khác nhau giữa các quán ăn Prata,
từ mềm và dai đến giịn tan nhưng đa phần thì trộn bột theo mức vừa phải. Những
người thích ăn trứng cũng nên ăn thử món prata trứng cũng rất phổ biến với người dân
địa phương.
Món roti prata có thể gặp ở bất kỳ đâu trên khắp nẻo đường Singapore, và nếu có cơ
hội bạn sẽ tìm ngay được một quán ăn bán prata chỉ cách khách sạn vài bước chân.


Nhân viên tiền sảnh khách sạn chắn chắn có thể chỉ đường cho bạn đến đó vì người

Singapore ln tự hào là họ biết những nơi tuyệt nhất để thưởng thức những món ăn
ngon
Gà tần Singapore cũng được tần cùng thuốc bắc nhưng mỗi vị thuốc đều được chọn lựa
cẩn thận, mang công dụng khác nhau nhưng không được “khắc” nhằm tạo cho món ăn
có hương vị độc đáo và bổ dưỡng nhất. Gà không được quá non hay quá già, tẩm ướp 2
tiếng và được gói giấy bạc hầm cách thủy trong 2 tiếng nữa mới cho ra được món gà
tần Sigapore đúng kiểu. Tất cả tinh túy, vị ngon ngọt và bổ dưỡng của món ăn đều được
giữ lại trong con gà.
d. Satay:
Thịt nướng thì khơng có gì lạ nhưng thịt nướng Singapore đặc biệt bởi cách ướp gia vị
vào thịt, những miến thịt có màu vàng vàng như nghệ chứ không phải là màu thịt
nướng thường thấy. Có các loại thịt: gà, bị và cừu, ăn chung với hành tím và dưa leo
Điều thú vị là nước xốt đậu phộng, được làm từ hỗn hợp các loại gia vị và đậu phộng
xay, lần đầu tiên xuất hiện ở Philippin - nơi món ăn này được giới thiệu bởi các lãnh
chúa thực dân là người Tây Ban Nha. Đổi lại, họ mượn cơng thức chế biến món ăn này
trong suốt thời gian sống ở Nam Mỹ.
Ngày nay, các xiên thịt nướng satay là những que tre được sản xuất cơng nghiệp, cịn
trước đây hàng thế kỷ, que xiên chính là những cuống lá khơ bình thường của lá dừa.
Được nướng trên một bếp than hồng rực cháy, thịt xiên nướng satay thường được tẩm
một lớp dầu để có màu vàng rộm ngon mắt.
Là một trong những món ăn Mã Lai nổi tiếng nhất ở Singapore, satay là món ăn “nhất
định phải thử”, và được phục vụ ở rất nhiều nhà hàng, quán ăn và trung tâm ẩm thực
như East Coast Food Lagoon và chợ ẩm thực 24 giờ nổi tiếng Lau Pa Sat Festival
Market - nơi có khơng dưới một tá quầy hàng ăn chỉ bán món satay. Những năm gần
đây xuất hiện thêm món satay thịt heo được bán bởi những người Hoa đem lại cho món
ăn hàng trăm năm tuổi này một sự thay đổi thú vị.
e. Bánh cà rốt chiên:
Được làm từ một công thức chế biến từ thời xa xưa, phổ biến từ người Triều Châu ở
Singapore và là món ăn ưa chuộng của địa phương trong thời gian qua, món bánh cà
rốt cũng được biết đến với tên gọi khác là chai tow kueh gồm những miếng bột gạo và

củ cải trắng đem hấp lên, rồi đem chiên như trứng ốp lếp và trang trí với hành lá. Món


này có thể ăn riêng (“trắng”) hoặc “sẫm” (khi ăn kèm với nước tương đậu nành), và rất
lý tưởng cho những người muốn một bữa ăn nhanh nhưng không kém phần ngon lành.
(Nhưng xin lưu ý: Đây là một món khơng có lợi lắm cho hệ tim mạch và dạ dày nên
bạn nhớ ăn chừng mực, vừa phải).
Bạn có thể thưởng thức những miếng bánh cà rốt ngon nhất tại khu ẩm thực
Makansutra Gluttons bên Vịnh Marina gần Nhà hát Esplanade, hoặc Trung tâm ẩm
thực Newton Food Centre. Còn các nhà hàng như Hai Tien Lo thường phục vụ kiểu
bánh cà rốt chiên giòn của người Quảng Châu thường được ăn với củ cải tươi, “lup
cheong” (lạp xưởng Trung Quốc) và tơm, trong những miếng hình chữ nhật lớn được
hấp lên sau đó bỏ vào chảo để chiên.
Q trình chế biến món bánh cà rốt này cũng rất thú vị. Người bán thái nhỏ món bánh
giống trứng, tráng trên những chiếc đĩa nóng thành những miếng vng; những âm
thanh vang lên, tiếng dao thái và một chút phong cách nghệ thuật, khiến bạn phải chăm
chú ngắm nhìn món ăn của mình đang được chuẩn bị như thế nào.
f. Laksa:
Laksa là món ăn truyền thống của người Peranakan, thường được xem là món ăn họp
mặt gia đình trong những ngày cuối tuần. Có 2 loại laksa chính: curry laksa với nước
dùng là nước cốt dừa nấu cà ri, khá giống cà ri Việt Nam và assam laksa với nước dùng
từ cá nấu chua. Assam là nguyên liệu chính tạo ra mùi vị chua nhẹ đặc trưng của assam
laksa.
Cả hai loại laksa về cơ bản khác nhau ở nước sốt. Nếu như assam laksa có vị chua nhẹ,
khi ăn phải kèm theo dưa leo xắt sợi rắc lên bề mặt, dùng kèm với sa tế tơm cay xè đặc
biệt của Malaysia, thì curry laksa lại có vị ngọt và béo của nước cốt dừa. Ngày nay trên
đất Singapore có rất nhiều quán laksa, mỗi quán có một phong cách riêng với cách nêm
nếm vị cà ri và nước cốt dừa khác nhau, nhưng nếu laksa mà khơng có sị huyết và rau
răm thái nhỏ phơi khô rắc lên trước khi dội nước cà ri đang sơi sùng sục vào, thì nhất
định khơng còn là laksa nữa.

Quán laksa đầu tiên tại Singapore, là quán 328 Katong Laksa nằm tại số 51-52 East
Coast Road. Dù là quán đầu tiên, có từ đầu thế kỷ 20, nhưng tới giờ vẫn còn tồn tại và
được xem là quán laksa ngon nhất tại Singapore. Quán có cái tên 328 là tại vì hồi xưa
nó nằm ở căn nhà số 328 Joo Chiat Road. Sau Thế chiến II, chủ quán dời đến khu
Katong, định cư hẳn và phát triển thương hiệu lớn mạnh cho tới bây giờ, vượt biên giới


Singapore có mặt tận New York (Mỹ).
Laksa 328 hay ở chỗ cái gì cũng có đủ, nhưng cái gì cũng vừa phải, ngay cả đến nước
cà ri ngán đến vậy, mà ở đây làm cũng rất thanh, ngọt nhẹ, béo nhẹ, nhưng vẫn khá
đậm đặc và thơm lạ lùng. Nghe nói nước laksa chính gốc phải nấu từ nước hầm tôm,
chả cá, sốt tôm Peranakan, curry gravy và laksa sauce cơ đặc. Laksa khơng có rau, mà
chỉ có giá, được trộn chung với bún sợi to, chả cá thái sợi, tơm nõn tươi, sị huyết tươi,
được để lên bề mặt sao cho khi dội nước curry đang sôi sùng sục vào, thì tơm và sị
cũng vừa chín tai tái, nhai sần sật, và ngọt lừ. Laksa không nêm bằng hành hay ngị, mà
chỉ được rắc một ít rau răm thái nhuyễn như bột, đem phơi khô, khi ăn chỉ cho một
lượng vừa phải, kèm theo sa tế tôm được xào từ ớt bột và sốt tôm Peranakan.
Laksa ở 328 không sử dụng đũa. Dù có xin kiểu nài nỉ “chú ơi cho con đơi đũa” thì chủ
qn cũng miễn cưỡng lắm mới đưa đũa cho bạn, tại vì kiểu ăn laksa chính gốc, người
ta khơng dùng đũa. Hỏi sao kỳ vậy, ăn bún mà khơng ăn đũa lấy gì gắp bún? Thì ăn
bằng thìa thơi. Việc này bắt đầu từ một câu chuyện khẩu truyền từ xưa. Ở cái quán
laksa này, hồi mà nó cịn là cái qn tồi tàn xập xệ số 328 Joo Chiat road, có một vị
quan chức cải trang thường dân đi ăn laksa.
Thật ra đi ăn laksa khơng có gì phải xấu hổ mà phải cải trang làm gì cho khổ, nhưng vị
này có một thú thưởng thức laksa rất bình dân, là ăn bún mà cứ quăng đũa sang một
bên, lấy thìa húp xì xụp xì soạp, tới khi trong tơ chỉ cịn nước thì bưng lên húp cho sạch
sẽ ln thể. Một lần đi ăn, ơng vừa quệt mồm đứng lên, thì có một tên người hầu ở đâu
chạy đến lạy bẩm ông về mau bà đang tìm. Thế là bà con mới nhận ra ông này là quan.
Sẵn vừa tức vừa quê, ông ra một mệnh lệnh là sau này ai mà ăn laksa chỉ được ăn với
thìa, thế mới thấm hết được cái tinh hoa của nước cà ri! Vậy mà hay, ăn bằng thìa, khi

vừa ăn xong thì trong tơ nước cà ri cũng cạn sạch, chỉ còn việc quệt miệng đứng lên
vươn vai khoan khối.
g. Bak Kut teh:
Món canh sườn heo bak kut the có nghĩa là “thịt xương trà” có từ thế kỷ 19 do những
người cơng nhân người Hoa từ các tỉnh Quảng Châu, Tứ Xuyên mang đên Singapore.
Món này gồm có sườn heo nhiều thịt được hầm trong một thứ nước dùng đặc biệt làm
từ thảo mộc và gia vị. Việc sử dụng đinh hương, quế, hồi, thì là và rau mùi trong món
ăn này thể hiện các ảnh hưởng văn hóa đa dạng của Singapore. Món ăn được cải tiến


như vậy để tăng thêm năng lượng cho những bữa ăn đạm bạc thiếu dinh dưỡng của
những người phu bốc vác thời xưa.Thế nhưng, loại súp màu sẫm với nhiều hương liệu
và gia vị chỉ là một trong hai kiểu nấu của món bak kut teh. Nếu bạn thích món canh ít
thảo mộc hơn thì chắc chắn sẽ rất thích kiểu chế biến thứ hai - món canh nước trong và
có hạt tiêu.
Những kiểu chế biến khác nhau của món ăn phổ biến này phản ánh cách mà con cháu
những người nhập cư từ khắp các miền khác nhau của Trung Quốc đã ứng dụng và biến
đổi món bak kut teh để phù hợp khẩu vị của họ. Người Quảng Châu có thói quen thích
ăn súp có nhiều gia vị nên họ có xu hướng cho thêm nhiều thảo mộc vào món ăn, trong
khi người Phúc Kiến lại ưa thức ăn có vị mặn nên thường cho thêm nước tương đậu
nành để nhuộm màu cho món bak kut teh của họ.
Mặc dù có nhiều quầy bán hàng ăn trải dọc dãy phố nổi tiếng của Singapore như đường
Mohammad Sultan phục vụ các món bak kut teh nóng hổi đến tận tối muộn, nhưng
cũng có thể tìm thấy những địa chỉ nổi tiếng nhất có món bak kut teh dọc đường Joo
Chiat phục vụ món ăn này cả ngày. Bạn có thể ăn với cơm hoặc bún, và phổ biến nhất
là ăn với you tiao (giò cháo quẩy).
Một bát bak kut teh thường đi kèm với sườn heo, rau xanh và tàu hũ ky om, tất cả tạo
nên một lựa chọn vừa túi tiền, có lợi cho sức khỏe và có thể ăn vào bất kỳ thời điểm
nào trong ngày.
Cách chế biến món bak kut teh phổ biến ở Singapore đến nỗi ngày nay đây là hương vị

cho các loại mì ăn liền và thậm chí có cả một bộ ngun liệu nấu ăn tự chế biến DIY
(Do-It-Yourself) có một gói súp làm sẵn. Đây là một món quà ẩm thực lưu niệm thú vị
từ đất nước Singapore.
h. Otak otak:
Đây là đặc sản của người Peranakan(những người Hoa định cư ở eo biển Malacca) là
một món ăn chơi rất thú vị bao gồm thịt cá xay nhuyễn trộn với một hỗn hợp đậm đặc
nước cốt dừa, tương ớt, nghệ tây, tỏi. Sau đó, món ăn được bọc lá chuối đã được làm
mềm bởi hơi nước trước khi được nướng nhẹ trên than hồng.
Sau đó, món ăn được bọc lá chuối đã được làm mềm bởi hơi nước, trước khi được
nướng nhẹ trên than hồng. Món ăn này nổi tiếng ở một số vùng Châu Á, và mặc dù
otak otak có nghĩa là “trí não” trong tiếng Mã Lai, thì tên nó bắt nguồn từ tính chất
mềm, xốp. Tuy món otak otak cá là phổ biến nhất, nhưng bạn có thể tìm thấy các biến


thể khác làm từ tôm, mực, cua và đầu cá.
Otak otak ngon nhất là được ăn riêng như một món ăn chơi, và là một món ăn phụ
tuyệt vời cho các món ăn địa phương được ưa thích khác như laksa và nasi lemak.
Những ai chưa từng thử món này có thể thấy đây là một sở thích do thói quen mà có,
nhưng otak otak nổi tiếng ở Singapore đến nỗi mọi trung tâm ẩm thực đều có một hoặc
hai quầy ăn phục vụ món này cho các dịp như tiệc riêng hoặc bữa trưa văn phịng.
i. Char kway teow:
Món hủ tiếu xào cực kỳ nổi tiếng này có một lịch sử rất thú vị. Ngày trước, Char Kway
Teow hầu hết được bán bởi những ngư dân và nông dân làm nghề bán đồ ăn rong vào
buổi tối để kiếm thêm thu nhập. Họ thường dùng những thức ăn thừa từ các bữa ăn để
làm nên món ăn này, do đó nó có sự pha trộn rất nhiều nguyên liệu.
Char kway teow, được hiểu nôm na là “những sợi bánh gạo xào”, được làm từ mì gạo
cán dẹt (tương tự như món mì sợi Ý) xào lên dùng với nước xốt trắng hoặc sẫm màu,
một chút belachan (mắm tôm), nước xốt me, giá, lá thơm Trung Quốc, lạp xưởng và sị.
Theo cơng thức nấu ăn ban đầu, thì mì gạo cũng được xào với mỡ heo và sử dụng
những miếng tép mỡ giòn tan tạo ra một hương vị béo ngậy đặc trưng.

Trong những năm gần đây, món ăn đã được cải tiến theo hướng có lợi cho sức khỏe
hơn khi những đầu bếp cho thêm nhiều rau xanh và giảm bớt dầu mỡ. Điều này khơng
chỉ làm cho món ăn tốt hơn cho sức khỏe mà rau xanh và giá còn mang đến vị tươi mát
và giòn, làm tăng chất lượng cho món ăn được ưa chuộng từ xa xưa này. Tiếng chảo
kêu lách tách khi mỡ sôi và mùi thơm tỏa ra từ món ăn sẽ kích thích tất cả các giác
quan của bạn, từ thị giác đến khứu giác và thính giác; và tất cả điều đó có thể diễn ra
thậm chí trước khi bạn được thực sự nếm món ăn này!
Char kway teow có thể dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các trung tâm ẩm thực ở Singapore
như Maxwell Road Hawker Centre, và đó cũng là món ăn đặc trưng tại Princess
Terrace Café. Hãy chọn sị hoặc tơm để ăn kèm với đĩa char kway teow nóng hổi. Nếu
bạn đang trên đường tới vũ trường Zouk thì hãy ghé vào Trung tâm ẩm thực Zion Road
Hawker, bạn sẽ nhìn thấy ngay hàng dài các thực khách đang háo hức chờ đợi để có
được một đĩa char kway teow hảo hạng từ một quầy hàng có tiếng ở đây.
j. Cà ri đầu cá:
Món cà ri đầu cá Singapore nổi tiếng là kết quả của sự pha trộn tổng hợp các nền văn
hóa Ấn Độ, Trung Hoa và Malayxia.


Được sáng tạo đầu tiên bởi người Malayalee của Singapore (một dân tộc thiểu số ở
bang Kerala phía Nam Ấn), món ăn này nấu bằng cách ninh đầu cá ikan merah (cá
hồng biển) trong nước cà ri cay nồng cùng với các loại rau và vị me chua tạo nên nét
đặc trưng khơng thể lẫn vào đâu được.
Thực khách có thể dùng cà ri đầu cá ăn với cơm hay ăn như người Hoa là nhúng bánh
bao vào nước cà ri. Vị ngọt của miếng bánh giúp làm dịu vị cay xè của nước cà ri, đây
là một cách thưởng thức món ăn tuyệt vời nếu bạn khơng ăn được cay.
Người Hoa có xu hướng ăn món này cùng với một chút rau và thịt; hãy dạo bước
xuống khu phố McCullum ở trung tâm thành phố để thưởng thức món ăn tại nhà hàng
Ocean Fish Head Curry nổi tiếng.
Người Ấn cũng thường ăn món này theo cách tương tự, ăn với cơm, pappadams và dưa
chua Ấn; hãy tìm đến nhà hàng Banana Leaf Apolo ở Khu Tiểu Ấn, hay quán Muthu’s

Curry nổi tiếng trên đường Race Course chỉ cách đó vài bước chân.
Hãy nhâm nhi miếng thịt mềm và nếm phần mắt cá, thưởng thức hương vị cay nồng kết
hợp với một vại bia Kingfisher (bia Ấn) hay một ly nước chanh đá. Đây là một món ăn
nữa bạn nhất định nên ăn khi tới Singapore, bởi bạn sẽ không thể tìm thấy món ăn
tương tự ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
k. Ice Karang:
Món tráng miệng mát lạnh đầu tiên có mặt từ rất lâu ở Singapore là những viên đá
nhỏ, những sợi đá bào đẹp mắt khốc trên mình một lớp áo nước đường xirơ có màu
sắc sặc sỡ, thường được ăn bằng tay. Món tráng miệng đá viên này thường thấy vào
những năm 50, 60 của thế kỷ 20 và được bán ở những quán cóc vỉa hè bởi những người
bán rong bằng xe đẩy muốn tăng thêm thu nhập ít ỏi của họ.
Món ice kachang, do đó, là kiểu chế biến hiện đại, cơng phu hơn của món đá viên –
được làm từ thạch, đậu đỏ (theo tên gọi; kachang có nghĩa là hạt đậu theo tiếng Mã
Lai), bắp ngọt và attp chee (hạt cọ) là chủ yếu, và được trang trí bên trên bằng các lớp
đá bào, nước xirơ có màu sắc sặc sỡ và một chút sữa đặc. Món này được cho vào trong
tô hoặc cốc dài. Ngày nay, ice kachang thậm chí cịn dùng với rượu cocktail trái cây,
thạch lơ hội và phía trên trang trí đẹp mắt với chocolate và sầu riêng để thỏa mãn khẩu
vị khó tính của những người sành ăn tại Singapore. Bạn có thể tìm thấy món tráng
miệng thú vị (nếu được đựng trong bát, thì nó thường có hình chóp núi, và tất cả những
ngun liệu đáng yêu này được giấu dưới những lớp đá bào; nên rất thú vị khi phải


“đào bới” để lấy được những miếng ngon phía dưới) và nhiều màu sắc này có ở khắp
mọi nơi trong thành phố như Trung tâm Maxwell Road Hawker nổi tiếng ở Khu
Chinatown.
Hãy nhớ thưởng thức món tráng miệng đáng yêu này một cách chậm rãi, nếu khơng:
Bạn sẽ hóa đá! Sẽ thật khó để du khách có thể phân biệt cốc ice kachang ngon hay dở.
Nhưng hãy nhớ rằng: Một cốc ice kachang ngon là cốc mà đá được bào nhẵn thành
những hạt nhỏ xíu; nhỏ đến mức để khi bạn xúc một miếng cho vào miệng thì viên đá
sẽ tan cùng với vị ngọt của nước xirơ. Cịn về phần ngun liệu, càng đa dạng càng

ngon; khơng gì tuyệt bằng được ăn hỗn hợp nhiều thứ trong từng thìa chè xúc lên.
l. Ayam Buah keluak:
Đây là món ăn chính rất được ưa chuộng của người Peranakan (người Hoa định
cư dọc eo biển Malacca) và thực sự khó có thể quên bởi hương vị rất thơm ngon
của món ăn này. Truyền thống lâu đời đã sản sinh công thức nấu ăn vàng được
truyền từ thế hệ này đến thế hệ kia, làm nên một món ăn thực sự đậm chất
Peranakan.
Được làm từ những miếng thịt gà (cũng có khi là thịt lợn) kết hợp với hạt
“keluak” (một loại hạt đặc trưng với vỏ cứng nhưng bên trong tiết ra một thứ
nước hơi cay cay), món ăn có hương vị thật độc đáo và quyến rũ mà phải thử nếm
mới tin được.
Món ăn được chế biến khơng đơn giản chút nào; chỉ riêng một loại
bộtrempah cũng đã được làm từ bảy loại nguyên liệu và mất nửa ngày để sao khô.
Sau đó, bạn phải kì cọ từng hạt keluak, ngâm trong nước hai ngày, bỏ một đầu
hạt và lấy phần thịt màu đen bên trong ra.
Sau đó bạn phải giã nhỏ hoặc trộn với một số loại gia vị khác. Bạn phải giữ khe hở
trên hạt thật khéo léo bằng một con dao sao cho có thể đưa được phần thịt màu
đen của hạt vào trở lại sau khi trộn xong gia vị.
Cuối cùng, bạn đặt các hạt đã nhồi phần cùi, thịt gà và bột rempah vào nồi hầm
trong khoảng nửa ngày nữa cho nước xốt đặc lại. Một món ăn thật kỳ cơng, vì vậy
hãy thưởng cho cơng sức nặng nhọc ấy bằng cách tới ngay một trong những trung
tâm ăn uống của người Peranakan để thưởng thức.
Những nhà hàng như The Blue Ginger, Spice Peranakan (nếu bạn có thời gian
xuống tận vùng ngoại ô Buona Vista) và Baba Inn & Lounge là một số nhà hàng


Peranakan nổi tiếng nhất có phục vụ món ăn này ở Singapore.
Món này ăn ngon nhất khi dùng với một tơ cơm, trứng chinacalok (món trứng
tráng tơm hấp dẫn) và sambal kangkong (rau bina nước) - một sự kết hợp thực sự
cầu kì chưa từng có.


IIi. Ẩm thực Trung Quốc
Trung Quốc - một đất nước rộng lớn, đông dân nhất thế giới, có truyền thống phát triển lâu đời vì thế
văn hóa về ẩm thực cũng vơ cùng phong phú. Ẩm thực Trung Hoa được coi là ẩm thực mang đậm nét
Phương Đông. Đến với thế giới ẩm thực Trung Hoa là đến với những món ăn truyền thống từ mọi
miền đất nước của họ. Mỗi một vùng miền lại mang trong mình một nền văn hóa ẩm thực với những
nét đặc sắc riêng. Tất cả đã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực Trung Hoa đa dạng, phong phú. Chính
vì điều đó, mà hầu như đi bất cứ nơi đâu, từ Á sang Âu bạn đều có thể dễ dàng thưởng thức được
những món ăn mang đậm hương vị Trung Hoa.
Trung Quốc cũng như Việt Nam và các nước Trung Đông khác là một đất nước thiên về nơng nghiệp,
nên hai thành phần chính trong phong tục ẩm thực của họ là gạo, mì hay màn thầu và các món cung
cấp các chất dinh dưỡng khác như rau, thịt, cá hoặc các món bổ sung. Người Trung Hoa rất xem trọng
việc ăn uống, điều này dễ dàng nhận ra trong từng món ăn của họ, chúng hội đủ cả “vị” và “mỹ”.
Người Việt Nam chúng ta có câu “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”, cũng đủ thấy cái thú vị khi
thưởng thức món ăn của người Trung Hoa, ngay cả trong các món ăn cũng phải thể hiện ý nghĩa đầy
đủ đó. Các món ăn từ cá thường được chế biến nguyên con, gà được chặt thành miếng rồi xếp đầy đủ
lên đĩa… Sự tinh tế trong các món ăn chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị đến cách bày biện,
trang trí. Các món ăn khơng chỉ ngon, đẹp mắt mà cịn bổ dưỡng bởi sự kết hợp rất tài tình giữa các
thực phẩm và các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc. Vì vậy, hầu hết các món ăn đều góp thêm phần
giúp chữa bệnh.
Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn và lịch sử lâu đời nên ở đây hình thành 8 trường phái ẩm thực khác
nhau: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tơ và An Huy.
Mỗi trường phái có một cách chế biến, khẩu vị và điểm đặc sắc khác nhau tùy theo sự ảnh hưởng của
từng vùng. Người ta đã ví rằng: ẩm thực Giang Tô và Chiết Giang như một cô gái Phương Nam xinh
đẹp, ẩm thực Sơn Đông, An Huy như một chàng trai khỏe mạnh, ẩm thực Quảng Đơng, Phúc Kiến
như một chàng lãng tử, cịn ẩm thực của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì như một danh sĩ tài hoa. Điều đặc
biệt là có một nơi hội đủ cả tất cả các trường phái trên, đó là Thành phố Bắc Kinh – Thủ đô của Trung
Quốc.



1. Sơn Đông
Nổi tiếng nhất Trung Quốc là ẩm thực Sơn Đông, nơi đây là một trong những cái nôi văn hóa Trung
Hoa cổ đại. Tỉnh Sơn Đơng nằm ở hạ lưu sơng Hồng Hà, với sự ưu đãi của tự nhiên mà nơi đây trở
thành vựa lúa mì của Trung Quốc và nổi tiếng với trái cây và rau quả tốt tươi. Ẳm thực Sơn Đông bao
gồm hai trường phái chính là Tế Nam và Dao Đơng. Đặc điểm món ăn mang vị nồng đậm, nặng mùi
hành tỏi (hai nguyên liệu bắt buộc phải có trong ẩm thực Sơn Đơng), nhất là những món ăn hải sản.
Nơi đây có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn nổi tiếng của Sơn Đơng là cá chép
chua ngọt và ốc kho và nơi đây mạnh về các món rán, nướng, hấp với màu sắc tươi và đậm. Cũng
chính vì sự bắt mắt, tươi ngon và phong phú mà đã đưa ẩm thực Sơn Đông trở thành đệ nhất ẩm thực
của Trung Quốc
2. Quảng Đông
Ẩm thực Quảng Đông có 3 trường phái là Quảng Châu, Triều Châu và Đơng Giang, trong đó bếp
Quảng Châu rất nổi tiếng và phong phú về thành phần và cách chế biến tinh tế và khá phức tạp, món
ăn Quảng Châu mang hương vị dịu nhẹ. So sánh với ẩm thực của các trường phái khác thì người
Quảng Đơng dùng ít gia vị hơn, khi nấu người ta tập trung vào cách thức chế biến món ăn làm sao giữ
được mùi vị nguyên thủy, muốn vậy thời gian nấu và độ nóng của lị rất quan trọng nên cần phải
chính xác. Tuy món ăn Triều Châu và Đông Giang không nổi tiếng bằng nhưng vẫn mang phong cách
riêng.

3. Tứ Xuyên
Trong các món ăn của Trung Quốc thì món ăn Tứ Xun được phổ biến rộng rãi nhất. Nó gồm hai
trường phái chính là Thành Đô và Trùng Khánh. Ẩm thực Tứ Xuyên rất nổi tiếng vào các đời vương
triều của lịch sử Trung Hoa. Đặc điểm của các món ăn này là có hương vị cay nồng, mặn mà với các
món ăn chế biến từ cá, chè, mật ong và hoa quả. Đặc biệt, nơi đây rất nổi tiếng với món vịt quay Tứ
Xun với lớp da chín màu bánh mật giịn rụng, thịt mềm như trứng luộc, kết hợp với nước chấm tiết
ra từ vịt, hương vị rất tuyệt.
4. Hồ Nam
Truyền thống ẩm thực Hồ Nam được hình thành từ thời nhà Hán vì thế những thực đơn và nghệ thuất
nấu nướng của các món ăn Hồ Nam rất tinh tế và hoàn mỹ. Ẩm thực Hồ Nam được chia thành ba
trường phái là Hương Giang, Động Hình và núi Hồ Nam. Trong đó, Hương Giang là đại diện tiêu

biểu của ẩm thực Hồ Nam, khi nấu thì chú trọng nhiều chất béo,chua, cay và tươi. Ở đây, họ sử dụng
nhiều ớt, tỏi, hẹ tây và sử dụng nước sốt để tăng thêm hương vị cho món ăn. Món ăn có tiếng ở đây là
kho vây cá.
5. Phúc Kiến
Món ăn Phúc Kiến đặc biệt bởi sự tinh tế về thực đơn và sự chuẩn bị công phu. Được chia thành ba


khu vực: Phúc Châu, Hoan Châu và Hạ Môn, nhưng nhìn chung thì món ăn Phúc Kiến hơi ngọt và
chua, ít mặn; trong đó nguyên liệu chính là hải sản và các món ngon của vùng núi. Phúc Kiến, món ăn
ngon cẩn thận của họ trong một loạt qui trình chế biến từ chọn nguyên liệu, pha trộn hương vị, thời
gian nấu ăn và kiểm soát nhiệt độ. Ở đây nổi tiếng với món Phật nhảy tường.
6. Chiết Giang
Chiết Giang là vùng đất của cá và gạo, bao gồm những đặc sản của Ninh Ba, Hàng Châu và Thiệu
Hưng. Đặc điểm món ăn Chiết Giang là khơng dầu mỡ, chú trọng đến độ tươi ngon, mềm mại và
hương thơm dịu dàng. Trong đó, ẩm thực Hàng Châu là nổi tiếng nhất trong 3 trường phái trên. Nó
nổi bậc với việc chuẩn bị và kĩ thuật nấu ăn đa dạng. Thức ăn Hàng Châu có vị tươi và sắc nét, khác
nhau theo mùa. Quá trình nấu ăn rất được xem trọng vì thế khơng chỉ hương vị ngon mà cách trình
bày cũng vơ cùng bắt mắt. Các món ăn nổi tiếng Hàng Châu như là thịt lợn Đông Pha, thịt gà nướng
Hàng Châu, tôm nõn Long Tĩnh, cá chép Tây Hồ..
7. Giang Tơ
Giang Tơ là một trong những trường phái chính của ẩm thực Trung Hoa, bao gồm phong cách ẩm
thực Dương Châu, Nam Kinh, Tơ Châu và Trấn Giang. Nó rất nổi tiếng về phong cách và mùi vị đặc
biệt, đặc biệt phổ biến ở hạ lưu sông Dương Tử. Đặc điểm của món ăn Giang Tơ là tay nghề tinh xảo,
hình dáng thanh lịch và đa dạng. Các nguyên liệu điểm hình để chế biến món ăn Giang Tơ là thủy sản
tươi sống, là trà, măng, nấm,..Ngoài ra, kỹ thuật gọt tỉa, trang trí cũng đóng vai trị quan trọng. Nơi
đây nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần; họ chú trọng nhiều về các món canh, giữ được hương vị tự
nhiên.
8. An Huy
Ẩm thực An Huy bắt nguồn từ các nấu ăn căn bản của người dân bản địa khu vực dãy núi Hoàng Hà.
Tương tự như Giang Tô, ẩm thực An Huy cũng được biết đến qua việc sử dụng các nguyên liệu hoang

dã và các loại thảo mộc. Nó bao gồm ba khu vực chính là sơng Dương Tử, sơng Hồng Hà và miền
Nam An Huy; trong đó ẩm thực miền Nam An Huy giữ vai trò chủ chốt với vị mặn, thơm ngon,
hương thơm dễ chịu. Nó đảm bảo quản được hầu hết các dinh dưỡng ban đầu của vật liệu. Đặc sản
của An Huy là món Vịt hồ lơ rất nổi tiếng.
Mỗi trường phái đều có một nét đặc sắc, hương vị riêng, nhưng tất cả đã cùng xây dựng nên một
thương hiệu mà cả thế giới đều biết đến, đó là “ẩm thực Trung Hoa”.

* Một số món ăn tiêu biểu:
- Dimsum
Là món ăn truyền thống từ lâu đời của người Trung Hoa với hàng trăm món với vơ số cách chế biến
khác nhau. Ngun liệu chính của món ăn này là bột gạo, bột mì, các loại hải, và các loại rau. Các
món Dimsum được đa phần được hấp chín trong cách rổ làm bằng tre như: há cảo, xíu mại, bánh bao


Nam Hàn, bánh bao xá xíu… có một số món chiên như bánh khoai môn chiên, tàu hủ ky chiên giòn…
Dimsum được ăn với một loại sốt gọi là “Seafood sauce” và tương ớt. Ngày nay các món Dimsum có
mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, nơi nào có người Hoa sinh sống là nơi đó có Dimsum. Tuy nhiên
các món Dimsum được làm bởi các nguyên liệu, gia vị của người Trung Hoa luôn mang một hương vị
khác, đậm đà hơn và ngon hơn.

- Sủi cảo
Cũng giống như Dimsum, Sủi cảo là món ăn truyền thống nổi tiếng của người Trung Hoa, nhưng món
ăn này đặc biệt hơn và được ăn trong những dịp đặc biệt như ngày lễ, tết và trong các bữa tiệc…
Nguyên liệu chính là bột gạo, bột mì, hải sản và các loại rau. Cách chế biến món Sủi cảo cũng rất
cơng phu và địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức. Chính vì vậy món ăn này người dân Trung Hoa chủ
yếu dành để tiếp đãi những du khách quý và rất thân thiết. Ngày nay món Sủi cảo được chế biến theo
nhiều phong cách khác nhau ở nhiều nơi đặc biệt là người Hoa ở Việt Nam. Tuy nhiên món Sủi cảo
truyền thống mang đậm hương vị của phong cách ẩm thực Trung Hoa chỉ có ở trên đất Trung Hoa đó
là lý do mà khơng ít du khách quốc tế tới đây chỉ với một mong muốn là được thưởng thức món Sủi
cảo truyền thống.


- Vịt quay Bắc Kinh
Là món ăn đặc sản nổi tiếng ở phía Đơng Bắc Trung Quốc đặc biệt là thủ đô Bắc Kinh. Cùng với
Kinh kịch, Vịt quay Bắc Kinh đã trở thành thương hiệu cho văn hóa của thu đơ hoa lệ này. Món vịt
quay Bắc Kinh được chế biến rất cầu kỳ và công phu, chỉ những con vịt to béo mới được chọn để làm
nguyên liệu. Sau đó ướp gia vị, sơ chế rất tỉ mỉ và đưa vào lò nướng. Vịt Bắc Kinh được phục vụ da
và thịt riêng, da ăn trước kẹp với bánh tráng, dưa leo, hành, ớt chấm với một loại nước tương đặc biệt,
thịt thì được chế biến làm món canh, chiên với cơm ăn cũng rất thơm ngon.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×