Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TINH THẦN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI HỌC LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.62 KB, 31 trang )

SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
TINH THẦN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI HỌC LỊCH SỬ
1/ Đặt vấn đề
Dân tộc Việt Nam trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì, vĩ đại, một dân tộc
nhỏ bé đã đánh bại hai kẻ thù tầm cỡ quốc tế, vang dội năm châu, chấn động địa
cầu. Cả thế giới thán phục Việt Nam. Tại sao một dân tộc nhỏ bé lại làm nên điều
kì vĩ đó? một trong những yếu tố hết sức quan trọng để làm nên thắng lợi là Đảng
ta đã phát huy tốt đạo đức cách mạng trong mỗi con người Việt Nam
Hơn 30 năm sau khi đất nước sạch bóng quân xâm lược, Việt Nam lại phải
vượt qua vô vàn khó khăn để xây dựng đất nước, nhất là thời đổi mới, hội nhập ,
con đường phía trước còn đầy chông gai... mục tiêu của nước ta trong giai đoạn
hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm đưa đất nước ra khỏi
tình trạng kém phát triển và phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. NQ đại hội X của Đảng đã xác định nhiệm vụ “ Phát
huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới”rất cần sự
chung tay góp sức của cả dân tộc. Ta thắng Pháp, Mĩ vì Đảng ta đã phát huy tốt
tinh thần đạo đức cách mạng. Ngày nay với công cuộc xây dựng, đổi mới, hội
nhập ta rất cần phát huy truyền thống tốt đẹp này để xây dựng quê hương đất
nước, chúng ta phải khơi dậy truyền thống đạo đức cách mạng của người đi
trước, giáo dục thế hệ trẻ để họ hiểu, học tập và thực tiễn là đóng góp sức mình
để xây dựng đất nước quê hương trong thời hiện đại
Giáo dục là một trong những diễn đàn tuyên truyền, giáo dục tốt nhất, nhất
là những minh chứng lịch sử có tính thuyết phục rất cao.Bằng các sự kiện lịch sử
chân thực, sinh động, lịch sử gợi dậy trong các em sự rung cảm mạnh mẽ về quá
khứ, kích thích suy nghĩ và hành động của các em về trách nhiệm đối với đất
nước.Lịch sử giúp các em nhận thức đúng về quá khứ, rút ra những bài học cho
hiện tại và tương lai. Lịch sử cũng góp phần giúp các em nhận thức đúng quan
điểm đường lối của Đảng để các em có một niềm tin vững chắc vào con đường
xây dựng đất nước theo định hướng XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn


Xuất phát từ yêu cầu đó, là một giáo viên dạy bộ môn lịch sử ở bậc trung học cơ
sở, tôi đã thường xuyên lồng ghép việc: Giáo dục đạo đức cách mạng, tinh thần
đóng góp xây dựng quê hương đất nước thông qua các giờ học lịch sử
2/ Cơ sở lí luận
Trong giờ học lịch sử đầu tiên, học sinh lớp 6 đã biết: Lịch sử là những gì
đã trải qua, đã diễn ra...học sinh hiểu lịch sử là quá khứ. Từ quá khứ con người sẽ
rút ra bài học kinh nghiệm xương máu, bổ ích cho hiện tại và tương lai. Không
hiểu biết về quá khứ thì việc xây dựng hiện tại khó biết bao? Nó giống như cách
mạng nước ta trước khi có Đảng vậy, con người phải mò mẫm từ vạch xuất phát.
1
SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
Do đó “lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai” Là “triết lý của việc noi
gương”. Trong trang đầu tác phẩm “Lịch sử nước ta” Bác Hồ đã viết
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà mới hay”
Trong di chúc người căn dặn “ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức
cách mạng cho họ( thanh niên) đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức
mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc. Người cho rằng có tài
mà không có đức là người vô dụng, nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó. Đức là gốc.
Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, chủ nghĩa yêu nước đã giữ vai
trò to lớn, là sức mạnh vô địch có ý nghĩa quyết định. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khái quát “ Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi
nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay có cơ hội và thách
thức lớn, rất cần phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
Việc hiểu biết lịch sử dân tộc không chỉ góp phần làm phong phú đời sống
tinh thần – văn hoá mà còn rất cần thiết cho nhận thức và hoạt động thực tiễn cho

mỗi người. Học lịch sử, con người sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý
báu để xây dựng hiện tại, nhưng điều quan trọng( đặc biệt là đối với giáo viên
lịch sử ) là phải biết khai thác quá khứ như thế nào và vận dụng nó vào thực tiễn
ra sao cho có hiệu quả. Hồ Chí Minh nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
trong lịch sử và trách nhiệm của người làm công tác tuyên truyền “ Tinh thần yêu
nước cũng như các thứ của quý có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình
pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương trong
hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm
cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành...”
Giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách
sống cho các em, một nhân cách sống bao dung, độ lượng, mình vì mọi người.
Các em biết yêu thương những người thân, thầy cô, bạn bè.....có tinh thần tương
thân tương ái, có ý thức học tập vươn lên để xây dựng quê hương đất nước ngày
càng giàu đẹp.
Bộ môn lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cách mạng,
giáo dục tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách cho lớp trẻ.
3/ Cơ sở thực tiễn
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của dân tộc, là hiện thân
của đạo đức cách mạng Việt Nam, là tấm gương sáng cho cả dân tộc noi theo.
Đảng, nhà nước ta đã phát động trong toàn quốc cuộc vận động “ Học tập và làm
2
SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được nghành giáo dục hưởng ứng tích
cực, thực hiện có hiệu quả thông qua nhiều hình thức, trong đó có vai trò tích cực
của giáo viên lịch sử.
Đạo đức cách mạng là truyền thống cao đẹp của dân tộc, nó đã tạo ra
những điều thần kì khi được khơi dậy, phát huy đúng lúc, cũng chính sức mạnh
này đã tạo ra những mốc son chói lọi. Ngày nay đất nước đã hoà bình, thống
nhất, toàn Đảng, toàn dân đang tập trung xây dựng đất nước ngày càng đàng

hoàng, to đẹp hơn đúng như mong mỏi của chủ tịch Hồ Chí Minh. Để hoàn thành
sứ mệnh này rất cần sự đồng tâm hợp lực của cả dân tộc.
Thế hệ trẻ của nước ta hôm nay ngày ngày được cắp sách đến trường trong
hoàn cảnh đất nước thống nhất, thanh bình, không có chiến tranh, chính vì vậy
các em chưa hiểu hết được giá trị của những gì mà các em đang được hưởng thụ,
các em có thái độ thờ ơ, lãnh đạm với quá khứ, các em không hiểu được rằng để
có được cuộc sống thanh bình hạnh phúc như ngày hôm nay đã có biêt bao mồ
hôi, xương máu của những người đi trước đổ xuống mảnh đất này.
Thực tế trong xã hội hiện nay, sự nhận thức của các tầng lớp nhân dân về
đạo đức cách mạng, về đóng góp để xây dựng quê hương đất nước vẫn còn nhiều
khác biệt, chưa đồng nhất, chính vì thế vẫn còn nặng về “chủ nghĩa cá nhân”
“vị kỷ”, xem cái “Tôi” còn quá lớn, ngại đóng góp nhưng lại rất yêu sách, đòi
hỏi quyền lợi cá nhân. Nơi tôi giảng dạy là một xã miền núi, trình độ dân cư còn
thấp. Thông qua giao tiếp với phụ huynh, với học sinh , tôi nhận thấy đa số nhận
thức của họ về tinh thần đóng góp xây dựng quê hương đất nước còn rất kém.
Những cuộc vận động đóng góp của địa phương, của phân hội phụ huynh,
người dân tham gia thiếu tự giác, thiếu tích cực. Chính nếp nghĩ này đã ảnh
hưởng đến cả đối tượng học sinh đang ngồi trong ghế nhà trường, nhiều em
thường lánh nặng tìm nhẹ, ngại đóng góp, có những nhận thức lệch lạc về các
cuộc vận động, tuyên truyền mang tính cộng đồng của đoàn, đội phát động. Là
một giáo viên lịch sử tôi rất trăn trở về điều này, muốn khơi dậy trong họ truyền
thống đạo đức cách mạng của cha ông để họ hiểu, noi theo, đóng góp sức mình
cho quê hương đất nước. Nơi tôi bắt đầu là những học sinh, những thế hệ tương
lai của đất nước, phương pháp là thông qua những bài giảng, những nhân vật
những sự kiện lịch sử..
Trong các giờ văn, giờ sử giáo viên cũng đã nói nhiều về truyền thống đạo
đức cách mạng của dân tộc, nhưng còn nặng về lý thuyết và chưa có sự liên hệ
lồng ghép với thực tế để giáo dục các em. Cuộc vận động “ Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có tạo ra những chuyển biến nhất định trong
đội ngũ cán bộ, công nhân viên, giáo viên... nhưng đối với học sinh, các em chỉ

mới làm theo phong trào, chưa có một sự nhận thức thật sự sâu sắc để rồi áp dụng
vào cuộc sống thực của mình. Việc nhận thức về đạo đức cách mạng của học sinh
trung học cơ sở còn rất mơ hồ, chưa thấy được bản chất, ý nghĩa của vấn đề, nên
3
SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
vai trò của giáo viên lịch sử là hết sức quan trọng , trong bài nói chuyện ở trường
cấp III Quảng An đồng chí Lê Duẩn đã nói “ Dạy sử, dạy văn là phải khơi động
được lòng tự hào của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam, làm cho học
sinh hiểu được truyền thống, ý chí tự lập, tự cường của dân tộc, là phải khắc vào
trí nhớ của học sinh những tình cảm cách mạng, ý chí dời non lấp biển và những
thành tựu huy hoàng của nhân dân ta trong lao động sản xuất, trong sự nghiệp
xây dựng tự do, độc lập của mình.....”.
Từ yêu cầu của đất nước, quê hương, cần sự nhận thức, đóng góp của tất cả
các tầng lớp trong công cuộc xây dựng đất nước. Xuất phát từ thực tế giảng dạy ở
trường học, từ đặc trưng của bộ môn lịch sử, tôi đã thường xuyên kết hợp giáo
dục với giáo dưỡng, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cách mạng, tinh thần
đóng góp xây dựng quê hương đất nước vào trong các bài giảng lịch sử để học
sinh học tập, noi theo.
*Tóm lại: Trong bối cảnh thế giới và trong nước với những diễn biến phức
tạp như hiện nay, việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh có ý nghĩa thực
tiễn rất lớn. Một mặt nó góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức,
hình thành nhân cách cho các em, đúng với mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Mặt khác nó làm thức tỉnh trong các em ý thức trách nhiệm, đóng góp sức mình
vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát huy những truyền thống quý báu của cha
ông, ghi tiếp những trang sử vẻ vang cho lịch sử dân tộc Việt Nam trong thời kì
mới, thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà chính các em là những
chủ nhân tương lai của đất nước
4/ Nội dung
4.1 Nội dung đạo đức cách mạng cần giáo dục cho học sinh
Đạo đức cách mạng là truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, được

hình thành và phát triển qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
Đạo đức cách mạng là: Lòng yêu nước, tinh thần hy sinh tự nguyện đóng góp vì
lợi ích dân tộc, nghị lực vượt qua khó khăn, gian khổ, tin vào tương lai cách
mạng của dân tộc
Đạo đức cách mạng được thể hiện qua những tấm gương về sự hy sinh
đóng góp cho tổ quốc qua các thời kì lịch sử: Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Anh Trỗi, Anh Trương Đình
Nam....Các chiến sĩ ngoài mặt trận: cái đói, cái khát, cái chết ...không quật ngã
được họ, họ vẫn kiên trì bám giặc, chiến đấu anh dũng, giành thắng lợi vẻ vang.
Quần chúng ở hậu phương: hy sinh của cải cho kháng chiến, nhịn ăn, nhịn mặc
để ủng hộ kháng chiến, tham gia thanh niên xung phong thông đường cho xe ta ra
trận, vận chuyển hàng hoá, đạn dược lên chiến trường...hi sinh cả tuổi thanh xuân
của mình, khuyên chồng con đi tòng quân, đem vàng góp vào quỹ của chính
phủ...
4
SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
Nội dung đạo đức cách mạng cần tập trung giáo dục cho học sinh thông
qua các giờ học lịch sử là lòng yêu nước, tinh thần hi sinh đóng góp to lớn của
nhân dân qua các thời kì của đất nước.
4.2 Nội dung chương trình giảng dạy lịch sử có thể lồng gép giáo dục
đạo đức cách mạng cho học sinh
Đạo đức cách mạng được hình thành qua một thời gian lâu dài của quá
trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho
học sinh cũng phải bắt đầu bằng những câu chuyện kể lịch sử đơn giản từ thời
tiểu học như: chuyện kể về cuộc đời Bác Hồ, về những tấm gương anh hùng:
Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Trần Quốc Toản...
Ở bậc trung học cơ sở, trong hầu hết các bài lịch sử dân tộc, giáo viên đều
có thể khai thác, lồng ghép việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh. Bằng
các sự kiện lịch sử chân thực, sinh động, những tấm gương anh dũng tuyệt vời
của các anh hùng qua các giai đoạn lịch sử, những trận đánh quyết tử, những

chiến thắng vẻ vang, những đóng góp vật chất lẫn tinh thần của những người đi
trước để khơi dậy trong các em sự rung cảm mạnh mẽ về quá khứ, từ đó các em
hiểu được rằng, để có được cuộc sống thanh bình, hạnh phúc như ngày hôm nay,
đã có biết bao người ngã xuống trên mảnh đất này, giành giật từng tấc đất cho
quê hương.
Ở đây tôi chỉ lấy mỗi khối lớp một ví dụ, tập trung một số bài ở lich sử lớp 9
*Lịch sử lớp 6
Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
Nội dung đạo đức cách mạng cần được giáo dục cho học sinh là: Lòng yêu nước,
ý chí kiên quyết đấu tranh, tinh thần hy sinh anh dũng của hai bà và sự tham gia
đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân
*Lịch sử 7
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên(TK XIII)
Nội dung đạo đức cách mạng cần được giáo dục cho học sinh là: Tinh thần yêu
nước, chiến đấu hy sinh anh dũng của tướng sĩ Đại Việt dưới thời Trần, sự đóng
góp hy sinh to lớn của các tầng lớp nhân dân
*Lịch sử lớp 8
Bài 26:Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ
XIX
Nội dung đạo đức cách mạng cần được giáo dục: Tinh thần yêu nước, thương
dân, ý chí nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ, chấp nhận mọi nguy hiểm, quyết
tâm chống quân xâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc
*Lịch sử lớp 9
-Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân
dân( 1945-1946 )
5
SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
Nội dung đạo đức cách mạng cần nhấn mạnh giáo dục các em ở bài này là
tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng, sự hy sinh về vật chất, đóng góp xây
dựng quê hương đất nước

Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp( 1946-1950 )
Nội dung đạo đức cách mạng cần lồng ghép giáo dục học sinh trong bài
này là: Tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu anh dũng, tinh thần hy sinh về vật
chất của nhân dân đóng góp vào cuộc kháng chiến để đi đến thắng lợi
-Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết
thúc( 1953-1954 )
Nội dung đạo đức cách mạng cần giáo dục các em: Lòng yêu nước, tinh
thần chiến đấu ngoan cường dũng cảm của bộ đội, tinh thần khắc phục khó khăn,
vượt qua mọi gian khổ, sự đóng góp to lớn của mọi tầng lớp nhân dân, đặt lợi ích
của cách mạng, của dân tộc lên trên hết
-Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước( 1965-1973 )
Nội dung đạo đức cách mạng cần lồng ghép giáo dục các em: Lòng yêu
nước, tinh thần tự nguyện, tự giác đóng góp sức người, sức của to lớn của nhân
dân cả nước cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.......
4.3 Phương pháp tổ chức hoạt động để lồng ghép nội dung lịch sử có
tính giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh
Giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh là một hoạt động giáo dục có ý
nghĩa thiết thực, mang tính nhạy cảm, nặng về nhận thức tình cảm và cần tính
thuyết phục cao.Việc làm này không phải ngày một ngày hai, một tiết học, một
bài học... mà nó phải được giáo viên lồng ghép thường xuyên vào bài học để giáo
dục các em
Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh còn phụ thuộc vào thái độ,
tư cách, phẩm chất đạo đức của người giáo viên lịch sử. Người giáo viên lịch sử
không chỉ truyền thụ kiến thức cho các em mà bản thân mình phải rung cảm thực
sự với những tấm gương anh dũng, những đóng góp to lớn của những người đi
trước. Giáo viên lịch sử phải nhập thân với quá khứ, phải có lập trường kiên định,
phải nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động mà chính mắt các em học sinh thấy
được. Sẽ không có tác dụng giáo dục học sinh nếu lời giảng của thầy trên lớp
không phù hợp hoặc trái ngược với lời nói và hành động trong cuộc sống hàng

ngày của thầy. Việc làm cho kiến thức lịch sử trở thành niềm tin trước hết phụ
thuộc vào tính chất giao tiếp giữa giáo viên và học sinh về mặt tinh thần, phụ
thuộc vào phẩm chất của người làm công tác giáo dục.
Giáo viên lịch sử phải biết xác định được những bài có thể lồng ghép giáo
dục đạo đức cách mạng cho các em, kết hợp một cách sáng tạo các phương pháp
đặc trưng của bộ môn lịch sử như: lời nói sinh động, các hình ảnh trực quan, các
6
SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
đoạn tư liệu minh hoạ...có tính thực tế cao, có ý nghĩa giáo dục đạo đức cách
mạng, xây dựng hệ thống câu hỏi nhận thức và liên hệ bản thân của các em
Ví dụ về một số bài tôi đã thực hiện lồng ghép giáo dục đạo đức cáh mạng
cho học sinh qua tiết dạy
*Lịch sử 8-bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những
năm cuối thế kỉ XIX
Nội dung đạo đức cách mạng cần giáo dục học sinh: Tinh thần yêu nước
thương dân, ý chí nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ, chấp nhận mọi nguy
hiểm, quyết tâm chống quân xâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc.
Trong quá trình soạn giảng giáo viên cần xác định nội dung cần giáo dục các em
trong bài này là tấm gương, hành động yêu nước của hai nhân vật: Tôn Thất
Thuyết và vua Hàm Nghi
Trước hết giáo viên tổ chức hoạt động dạy học dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh để các em nắm bắt được kiến thức cơ bản của bài
Trong quá trình chuyển tải kiến thức, giáo viên lồng ghép phần kiến thức có tính
giáo dục đạo đức cách mạng. Sau khi cho học sinh tìm hiểu về cuộc phản công
của phái chủ chiến ở kinh thành Huế, giáo viên đặt câu hỏi nhận thức:-Em có
nhận xét như thế nào về hành động của Tôn Thất Thuyết và phe chủ chiến? học
sinh sẽ nhận thức đây là hành động mang tính tự vệ, là hành động chính nghĩa.
Khi học sinh tìm hiểu về phong trào cần vương, giáo viên lồng ghép giáo dục đạo
đức cách mạng bằng các câu hỏi nhận thức và liên hệ:-Hành đông của TTThuyết
và vua Hàm Nghi là hành động yêu nước được đánh giá cao, vì sao ? sau khi học

sinh đưa ra ý kiến nhận thức của mình, giáo viên khẳng định: bởi vì hành động
của hai ông là hành động vì quyền lợi dân tộc, từ bỏ vinh hoa, phú quý, ngai
vàng, chấp nhận mọi gian khổ để lãnh đạo nhân dân kháng chiến cứu nước – giáo
viên bình: một ông vua không có ngai vàng, không có vương quốc. Qua câu hỏi
nhận thức, lời nói sinh động của giáo viên đã giáo dục học sinh về lòng yêu nước,
tinh thần vượt khó, sự hy sinh cao cả, tất cả vì tổ quốc vì nhân dân, từ nhận thức
này giúp các em có suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Lịch sử 9-bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân
chủ nhân dân( 1945-1946 )
Nội dung đạo đức cách mạng cần giáo dục cho các em: Tinh thần yêu
nước, tinh thần cách mạng, sự hy sinh về của cải, vật chất, đóng góp to lớn để
xây dựng đất nước sau ngày độc lập
Giáo viên tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh để các em nắm được kiến thức cơ bản của bài. Trong quá trình
chuyển tải kiến thức giáo viên lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng thông qua
kiến thức lịch sử: Sau cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước vô vàn khó
khăn: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và khó khăn về tài chính, tình hình nước
ta lúc đó như “ngàn cân treo sợi tóc” tưởng chừng không vượt qua nổi. Nhân dân
7
SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
cả nước đã đồng tâm hiệp lực vượt qua khó khăn với các phong trào: “ngày Đồng
tâm”, “hũ gạo tiết kiệm”, “tuần lễ vàng”. Giáo viên có thể cung cấp cho các em
một số thông tin: có cụ bà tặng cả đôi khuyên vàng sắm từ hồi con gái. Có bà cụ
80 tuổi mang tới một gói lụa điều bên trong là nén vàng gia bảo nặng hơn 17
lạng. Có gia đình quyên góp toàn bộ tư trang của những người trong nhà. Chỉ
trong một thời gian ngắn, đồng bào đã góp được 20 triệu đồng bạc và 370 kg
vàng. Giáo viên liên hệ: Ở địa phương Đại Lộc, nhân dân cũng tham gia rất tự
nguyện, tích cực vào phong trào “tuần lễ vàng”, “tuần lẽ đồng”, nhiều gia đình
tộc họ ủng hộ cả thau, nồi và nồi hương cúng bằng đồng. Nhiều mẹ, nhiều chị đã
hiến cả tư trang như: vàng, nhẫn, hoa tai vừa mới được tặng trong đám cưới, tiêu

biểu như bà Mai Thị Khôi ở thôn Quảng Đại( Đại Cường) đã quyên góp một trái
cau bằng vàng nặng hơn một lượng, bà Phó Quán ở Hoá Đại( Đại An ) ủng hộ
một kiềng bằng vàng... kết quả: qua một tuần cả huyện đã góp được 2,2 kg vàng
và 1,5 tấn đồng.Chính nhờ sự đóng góp to lớn này mà đất nước vượt qua được
thời kì khó khăn. Khi được cung cấp những thông tin này các em đều tỏ vẻ thán
phục, tự xem lại ý thức tinh thần của mình về đóng góp xây dựng quê hương đất
nước ngày hôm nay.
Giáo viên nêu yêu cầu nhận thức cho học sinh: Em có nhận xét gì về những đóng
góp của nhân dân trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ ? học sinh sẽ nêu nhận
thức của mình: sự tự nguyện đóng góp rất ro lớn, thể hiện tinh thần yêu nước cao
cả.Giáo viên bình tiếp: trong điều kiện cuộc sống khó khăn, họ đã đóng góp rất to
lớn để xây dựng quê hương đất nước.
Giáo viên nêu yêu cầu liên hệ: Ở địa phương, gia đình, bản thân em đã có những
đóng góp gì để xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu đẹp ? Học sinh sẽ nêu ý
kiến nhận thức của mình.Giáo viên liên hệ thực tế, giáo dục ý thức đóng góp xây
dựng quê hương, đất nước cho các em. Năm học 2008-2009 vì điều kiện nhà
trường khó khăn, không có kinh phí, nên kêu gọi phụ huynh và học sinh đóng
góp xây dựng nhà để xe cho học sinh, cuộc vận động này gặp nhiều khó khăn
trước thái độ so đo tính toán thiệt hơn của một số phụ huynh và học sinh. Tôi
nghe một số giáo viên chủ nhiệm lớp 9 than phiền về tinh thần đóng góp của một
số học sinh, nên khi dạy bài này tôi liên hệ giáo dục các em một cách hêt sức
thực tế: nhờ tinh thần đóng góp to lớn của người đi trước chúng ta mới có ngày
hôm nay.Hiện nay các em vẫn chưa phát huy được tinh thần này, cô nghe nói một
số em tính toán, so đo không chịu đóng góp xây dựng nhà xe phục vụ cho chính
mình, như vậy các em thấy mình đã xứng đáng với cha ông chưa ? Những hoạt
động liên hệ, giáo dục đạo đức trong giảng dạy lịch sử như thế này nó đã tác
động đên nhận thức của các em rất nhiều, từ đó giúp các em có suy nghĩ về trách
nhiệm của mình đối với nơi mình đang sinh sống, với đất nước,việc lồng ghép
giáo dục như thế đã đem lại hiệu quả thực tế rất cao( giáo viên chủ nhiệm lớp 9
8

SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
nói không hiểu sao sau này không thấy các em kêu ca, kì nèo nữa mà lại rất tự
nguyện đóng góp để xây dựng nhà xe )
Lịch sử 9-bài 27 : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp
xâm lược kết thúc ( 1953-1954 )
Trong bài này giáo viên cần lồng ghép, giáo dục các em: Lòng yêu nước,
tinh thần chiến đấu hy sinh dũng cảm của bộ đội, tinh thần khắc phục khó khăn
vượt qua gian khổ, sự đóng góp to lớn của mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc
chiến chống thực dân Pháp
Giáo viên cung cấp cho các em những hình ảnh: thanh niên xung phong
mở đường vào trận địa, những đoàn dân công tải đạn, gánh luơng thực ra chiến
trường, bộ đội kéo pháo, xe đạp thồ chở hàng cho bộ đội...những đoạn phim tài
liệu về Điện Biên Phủ, cung cấp những thông tin về tinh thần chiến đấu dũng cảm
quyết liệt của bộ đội ở trận Điện Biên Phủ như Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô
Vĩnh Diện... bằng những lời nói sinh động giáo viên nói về nhưng chiếc xe đạp
thồ chở tới 325 kg trên đường núi, sự vất vả, vượt khó của bộ đội trong việc xây
dựng hệ thống giao thông hào quanh cứ điểm Điện Biên Phủ, việc kéo pháo vào
trận địa vất vả như thế nào, có chiến sĩ đã quên cả thân mình để cứu pháo... giáo
viên có thể mượn lời thơ của Tố Hữu trong bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” để
nói lên tinh thần bất tử này
Những hình ảnh, sự kiện lịch sử chân thực, sinh động , những tấm gương
đóng góp, hy sinh anh dũng tuyệt vời này sẽ tác động mạnh đến tư tưởng, tình
cảm, suy nghĩ của các em, tạo cho các em cách nhìn nhận đúng đắn toàn diện về
quá khứ, về các giai đoạn lịch sử của dân tộc và hiểu được giá trị của hiện tại
mình đang có, từ có sẽ có suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Lịch sử 9-bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước
( 1965-1973 )
Nội dung đạo đức cách mạng cần giáo dục cho các em: Lòng yêu nước,
tinh thần hy sinh, tự nguyện, tự giác đóng góp sức người, sức của to lớn của nhân
dân cả nước cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Giáo viên tổ chức hoạt động dạy học để học sinh nắm được kiến thức cơ bản
theo yêu cầu của bài
Giáo viên chọn thông tin, tư liệu, hình ảnh để phục vụ cho mục đích giáo
dục đạo đức cách mạng: Nhân dân miền Bắc đã vì miền Nam ruột thịt “mỗi
người làm việc bằng hai” “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một
người”. Thanh niên, học sinh miền Bắc dùng máu của mình viết những lá đơn
tình nguyện vào Nam chiến đấu, bỏ dở cả sự nghiệp của mình. Thanh niên xung
phong bỏ quên cả tuổi thanh xuân của mình ở rừng Trường sơn vì sự nghiệp
chống Mĩ cứu nước .
Anh Nguyễn Văn Thạc, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm và sự hy sinh thầm lặng
của 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc.... là những tấm gương sáng để các em noi
9
SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
theo.Từ năm 1965-1968 miền Bắc đã đưa 300.000 cán bộ, bộ đội vào Nam chiến
đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá, gởi vào Nam hàng chục tấn vũ khí, đạn dược,
quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật
dụng khác...
Sau khi đã cung cấp các hình ảnh, tư liệu cho học sinh, giáo viên nêu yêu
cầu nhận thức cho học sinh: Em có suy nghĩ gì về những việc làm của nhân dân
miền Bắc đối với nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước?
Học sinh sẽ nêu ý kiến, giáo viên hoàn chỉnh: Những đóng góp hết sức to
lớn, thể hiện truyền thống yêu nước cách mạng của cha ông, thể hiện tình cảm
ruột thịt của miền Bắc đối với miền Nam, đóng góp này có tính chất quyết định
thắng lợi của cuộc kháng chiến
Bước tiếp theo, giáo viên nêu yêu cầu liên hệ: Hiện nay gia đình, bản thân em đã
làm gì để phát huy truyền thống đó, tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước?
Học sinh sẽ nêu nhận thưc của mình: Học tập tốt, làm theo tấm gương đạo
đức của Bác Hồ, cống hiến xây dựng quê hương đất nước. Gia đình thì sẽ thực
hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng trong thời kì đổi mới.

5.Kết quả nghiên cứu
Bằng việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cách mạng vào bài giảng
lịch sử thông qua các nhân vật lịch sử, các tư liệu, các hình ảnh, bài thơ, đoạn
văn...cùng với việc liên hệ tình hình thực tế đang diễn ra nơi các em học, nơi các
em sống, những việc các em đã làm...giáo viên lịch sử đã giúp các em rút ra bài
học kinh nghiệm, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đạo đức cách mạng,
hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Bằng nghiệp vụ sư phạm tôi đã linh động
lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cách mạng vào bài học lịch sử một cách
phù hợp , gần gũi nhất, giúp các em nhận thức đúng, đầy đủ về đạo đức cách
mạng của lớp người đi trước và các em phải làm gì để phát huy truyền thống đó .
Khi các em nhận thức tốt, các em sẽ sửa sai từ nhận thức cho đến hành động,
nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực đóng góp, góp phần xây dựng quê hương
đất nước, các em còn là những nhà tuyên truyền nhỏ, tác động đến gia đình,
những tầng lớp khác ngoài xã hội, sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong nhận thức
của những người kém hiểu biết, huy động được cả xã hội cùng chung tay góp sức
xây dựng quê hương đất nước.
Bằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua
bài học lịch sử, giáo viên đã chọn lọc cung cấp cho các em nhiều tấm gương
sáng, nhiều sự kiện, hình ảnh lịch sử..... làm phong phú kiến thức của các em, tiết
học sinh động hơn. Với việc liên hệ thực tế, nêu yêu cầu nhận thức để giáo dục
đạo đức cách mạng , giúp việc giáo dưỡng mang tính thực tế hơn và nếu duy trì
được việc làm này thì việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh cũng mang
tính thường xuyên hơn.
10
SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
6.Kết luận
Để thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng, tinh thần
đóng góp xây dựng quê hương đất nước cho học sinh thông qua bài học lịch sử,
giáo viên cần thực hiện những bước sau:
-Xác định nội dung đạo đức cách mạng cần lồng ghép để giáo dục cho học

sinh là gì?
-Chọn bài có nội dung phù hợp để lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng
-Lựa chọn phương pháp để đạt được mục đích mình cần đạt ( giáo viên cần
phải xây dựng được hệ thống câu hỏi nhận thức, liên hệ để thăm dò suy nghĩ và
những việc làm của các em, để giúp các em sửa sai điều chỉnh những suy nghĩ và
việc làm của mình đối với trường, lớp, xã hội...)
-Giáo viên phải có những con số biết nói, những hình ảnh, tư liệu thực nhất
để đưa vào bài thì mới có tính thuyết phục cao, từ đó học sinh mới tin và làm
theo
-Phải thường xuyên tìm hiểu( thông qua giao tiếp, giáo viên chủ nhiệm,
tổng phụ trách......)để nắm bắt được những suy nghĩ, việc làm của các em, để việc
liên hệ giáo dục của giáo viên mang tính thực tế hơn
-Giáo viên lịch sử phải là tấm gương sáng về đạo đức bằng những việc làm
cụ thể ở trường, ngoài xã hội mà học sinh thấy, lời nói mới có tính thuyết phục,
đem lại hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh
Trong xã hội hiện nay trong giới trẻ đang có nhiều biểu hiện suy thoái về
đạo đức, có lối sống vị kỷ, đề cao “cái tôi” của mình, thờ ơ với tình hình của đất
nước. Nếu giáo viên lịch sử làm tốt việc này một cách thường xuyên thì sẽ góp
phần đẩy lùi sự suy thoái, thức tỉnh nhận thức của các em, hướng các em đến
những việc làm có ích góp phần xây dựng quê hương đất nước.
11
SKKN: Trương T. M. Yến – Nămhọc: 2009-2010
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT TÊN TÁC
GIẢ
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
NHÀ XUẤT
BẢN
Năm

XB
1 Nguyễn hải
Châu
Những vấn đề chung
về đổi mới GDTHCS
NXB giáo dục 2007
2 Nguyễn Hữu
Châu
Một số vấn đề đổi
mới phương pháp
dạy học
NXB giáo dục 2008
3 Phạm Hồng
Việt
Góp vào việc giảng
dạy lịch sử VN
Khoa sử
trường đại học
SP-Huế
1985
4 Viện Mác-Lê
Nin
Hồ Chí Minh tòan
tập 1951-1954
Nhà xuất bản
sự thật-Hà Nội
1986
5 Bộ giáo dục
và đào tạo vụ
giáo viên

Đạo đức, giảng dạy
và giáo dục đạo đức ở
trường THCS
Nhà xuất bản
giáo dục
1996
12

×