Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 55 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI THỬ TĨT NGHIỆP THPT NĂM 2021

Mơn: Ngữ văn

Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện các u cầu:
CỔ THỤ
Khơng biết mình mấy chục người ơm
Khơng biết bóng mình trùm rộng, hẹp
Khơng biết mình nghìn năm tuổi…
Da thịt bọc kín những vết sẹo
Xanh rờn cùng gió mưa
Lúc nào lộc cũng tươi như đời mới bắt đầu.
Hoa cứ dâng hương sắc về phía nắng
Quả cứ thơm về phía đợi gieo mầm
Chim làm tổ phía sau giông bão
Những vết thương trong ruột thành trầm.
Kẻ giản đơn đo cây bằng thước tấc
Cắt da thịt cây để đếm vịng đời
Nghiền hoa quả tính độ đường, độ muối
Cây lặng im miền cành gãy, lá rơi.
(Nguyễn Minh Khiêm – vannghenamdinh.com)
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. Tìm và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu.
Câu 3. Câu thơ “Những vết thương trong ruột thành trầm” khiến anh/chị liên tưởng đến một


con người có tính cách, phẩm chất như thế nào?
Câu 4. Ấn tượng sâu đậm nhất của anh/chị về hình ảnh cổ thụ trong bài thơ trên là gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bản lĩnh sống
của con người được gợi ra từ bài thơ trong phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm)
Nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tơ Hồi, tác giả
Đỗ Kim Hồi khẳng định: “Tấm lòng yêu thương của nhà văn vẫn nhận ra: bên trong hình ảnh
của một con rùa ni trong xó cửa kia, đang cịn một con người”(Giảng văn văn học Việt
Nam, NXB Giáo dục, 2000).
Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
….….HẾT…….
Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.................................................................;Số báo danh: ..................................



TỔ: NGỮ VĂN

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
NĂM HỌC 2020 - 2021

(Đề thi gồm 01 trang)

Mơn: NGỮ VĂN - LỚP 12
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT


I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nền tảng của sự thành cơng nằm ở tính kỷ luật tự giác và được thể hiện thông qua sự tự
chủ. Tự chủ là lòng can đảm được sử dụng đúng lúc, là khả năng tự chế ngự và kiểm soát tất cả các
trạng thái cảm xúc của bản thân. Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là
bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Người hạnh phúc
nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân.
Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự tự chủ. Người giữ được điềm tĩnh luôn ẩn
chứa trong mình nguồn sức mạnh to lớn. Điềm tĩnh giúp con người giữ được sự sáng suốt trong khi
những người khác khơng cịn kiên nhẫn. Khi bị ai đó đổ lỗi, khi mọi lời chỉ trích đều dồn về bạn, khi
bạn liên tục vấp ngã hay khi bị bạn bè quay lưng…ấy là những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự
điềm tĩnh. Biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được bình yên cũng như sẵn
sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình. Hãy cố gắng giữ được vẻ bình tĩnh và cái
tâm bình thản, sáng suốt trong mọi tình huống, bạn nhé!
(Khơng gì là khơng có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ cho văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được những gì?
Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính
tự chủ chính là bánh lái”?
Câu 4. Thơng điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao?
II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ
trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tự chủ của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong tuỳ bút Người lái đị sơng Đà, Nguyễn Tuân có viết: “Cuộc sống của người lái đị
Sơng Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có
nhiều lúc trơng nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một .” (Nguyễn Tuân - Ngữ văn
12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.187).

Phân tích hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đị Sơng
Đà được giới thiệu như trên.
.----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh: …………..................................……….............………....; Số báo danh: ……...................…….....
Chữ kí của giám thị 1:………........................................…....
Chữ kí của giám thị 2: …............................………………


HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm này có 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án - Thang điểm này để đánh giá
tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong
quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án - Thang điểm phải được thống nhất
trong Tổ chấm và đảm bảo khơng sai lệch với tổng điểm tồn bài.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0.25; khơng làm trịn điểm.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần
Câu
Nội dung
I
Đọc hiểu
1
Phong cách ngơn ngữ: Chính luận/ ngơn ngữ chính luận/ chính luận
2
Theo tác giả, biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ
có được:

- bình yên ( 0.25)
- sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình.(0.25)
3
Hiểu câu nói: “Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự
chủ chính là bánh lái”
- Tính tự chủ giúp ta chủ động, tự kiểm sốt, điều khiển suy nghĩ, lí
trí, tình cảm, thái độ, hành động của chính mình.(0.5)
- Tự chủ giúp mỗi người đi đúng hướng cuộc đời, tỉnh táo, kiên nhẫn
vượt qua khó khăn, giơng bão để có được thành cơng. (0.5)
4
HS có thể nêu 1 thơng điệp mà mình tâm đắc nhất (0.5), đồng thời có
lí giải hợp tình, hợp lí (0.5)
II
Làm văn
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một
đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa của sự tự
chủ của con người trong cuộc sống.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự tự chủ của
con người trong cuộc sống.

Điểm
3.0
0.5
0.5

1.0

1.0


2.0

0.25
0.25

c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề 1.0
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự tự chủ của
con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau:
-Tự chủ là khả năng tự bản thân mình đưa ra quyết định sáng suốt,
khơng bị ép buộc, tự chủ trong lời nói, suy nghĩ, tình cảm, tự chủ với
hành vi của mình trong mọi hồn cảnh. Tự chủ là đức tính tốt cần phải
rèn luyện trong q trình hồn thiện bản thân.
- Ý nghĩa của sự tự chủ của con người trong cuộc sống.
+Người có tính tủ chủ thì trong mọi trường hợp, mọi vấn đề đều có
thái độ bình tĩnh, tự tin. Tự tin vào khả năng, năng lực của bản thân,
tin vào điều bản thân sẽ làm và tin vào kết quả mình mang lại.
+Khi rèn luyện được tính tự chủ, con người hình thành lối sống đúng
đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa hơn.
+ Tự chủ khiến ta tự tin, mạnh mẽ vượt qua khó khăn, cám dỗ.
+Tự chủ còn mang lại cho con người nhiều cơ hội cao, dám ước mơ,
dám thể hiện khả năng bản thân ở mọi lĩnh vực và sẽ thành công
+ Phê phán những ai thiếu tự chủ, dựa dẫm trong cuộc sống.


2

- Bài học: Mỗi người phải có ý thức cao, trách nhiệm trong mọi cơng
việc, tích cực tham gia học tập và rèn luyện bản thân thật tốt.
d. Sáng tạo
0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn
đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25
câu.
Trong tuỳ bút Người lái đị sơng Đà, Nguyễn Tn có viết: “Cuộc sống
5,0
của người lái đị Sơng Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên,
một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trơng nó thành ra diện mạo và tâm địa
một thứ kẻ thù số một .” (Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2018, tr.187).
Phân tích hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc chiến đấu hằng ngày của
người lái đị Sơng Đà được giới thiệu như trên.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được
vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và 0,25
cuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đị Sơng Đà, phong cách tài hoa và un
bác của Nguyễn Tuân.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc 4.00
và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “NLĐSĐ”, nêu vấn đề chính: hình
ảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đị Sơng Đà
(Trích dẫn ý kiến).
- Nêu ý phụ: phong cách tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân.
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát sơ lược về tác phẩm cần cảm nhận: 0.25 đ
b. Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và cuộc chiến đấu hàng
ngày của người lái đò SĐ 2.25

* Vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo của con sông Đà.
- Cảnh tượng đá bờ sông dựng vách thành gây cảm giác sợ hãi, ớn lạnh vì
chống ngợp.
- Đoạn ghềnh Hát Loóng với hàng cây số nước, gió, đá xơ đập vào nhau tạo
nên lưu tốc kinh hồng đầy thử thách.
- Quãng Tà Mường Vát với những cái hút nước khổng lồ, dễ dàng nuốt
chửng, nghiền nát những bè gỗ vững chắc chỉ trong “mươi phút”.
- Nguy hiểm nhất là đoạn vượt thác: tiếng nước gầm lên những âm thanh ghê
rợn,kì bí, rống lên kinh hồng; sóng nước như qn liều mạng lao vào tấn cơng
ơng đị và con thuyền bằng những địn hiểm độc, chí tử; đá trên sơng được giao
nhiệm vụ qua ba vịng vây thạch trận với mục tiêu duy nhất: dìm chết cái
thuyền...
=> một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trơng nó thành ra diện mạo và
tâm địa một thứ kẻ thù số một.
* Vẻ đẹp trong cuộc chiến đấu của ông đị
- Ơng đị có lai lịch, ngoại hình như gắn chặt với dịng sơng; hay nói đúng
hơn dịng sơng hung bạo đã tôi luyện thể chất, bản lĩnh và giúp ơng tồn tại mưu
sinh trên dịng sơng dữ.
- Ơng lái đò thuộc lòng những ghềnh thác SĐ; nắm vững quy luật của thần
sông thần đá -> yếu tố quan trọng để bước vào cuộc chiến.


- Hình ảnh ơng đị giữa cuộc chiến với thác dữ hiện lên như vị dũng tướng
với nhiều vẻ đẹp:
+ Sự tự tin, mạnh mẽ: đương đầu với những luồng sóng “vơ sở bất chí” với
những hành động táo bạo nhưng vơ cùng chuẩn xác; dù có lúc đau đến méo bệch
gương mặt bởi những đòn âm đòn tỉa nhưng ông vẫn ghì chặt cuống lái vì “cưỡi
lên thác SĐ phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”.
+ Trí dũng tuyệt vời: Dù thủy thần, hà bá liên tục thay đổi chiến thuật bằng
những dàn đá méo mó, quái dị nhưng người lái đị vẫn có những đấu pháp linh

hoạt: đứa thì rảo bơi chèo mà tránh xa, đứa thì sấn lên mà tiến tới, đứa thì chặt
đơi để lao đi như một mũi tên tre phóng qua màn nước; mỗi cửa tử ông đều nhận
ra âm mưu của bọn đá thác và đánh sập trận địa của chúng một cách tài tình.
+ Tay lái tài hoa nghệ sĩ: con thuyền dưới sự điều khiển của ơng đị đã trở
thành con tuấn mã hiểu ý chủ; với sự điều khiển của ơng nó khơng cịn bơi mà
như đang lướt, đang bay trên mặt nước cuộn sóng.
=> cuộc chiến đã làm nổi bật tài nghệ, trí dũng của con người trong cơng
cuộc chinh phục thiên nhiên.
* Những đặc sắc nghệ thuật:
-Hình tựng dịng sơng hiện lên như một sinh thể có linh hồn, tính cách; sử
dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực với trường liên tưởng phong phú; từ ngữ, hình
ảnh sống động; câu văn dồn dập, gay cấn.
- Phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.
=> Vẫn là sự tài hoa, uyên bác hiếm thấy trên văn đàn nhưng tùy bút của NT
sau Cách mạng đã thoát ly khỏi ám ảnh về vẻ đẹp “vang bóng một thời”. Nhà
văn đã đem cái tài, cái tơi của mình để hịa vào cuộc sống lao khổ nhưng vĩ đại
của nhân dân, của đất nước.
3.3.Kết bài: 0.25
- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
- Nêu bài học liên hệ: ý thức xây dựng đất nước, bảo vệ môi trường, tình u lao
động.
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ khơng
tính điểm này)

0,25
0,25



MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
MÔN NGỮ VĂN

Mức độ
Chủ đề
Đọc hiểu: 01
Đoạn trích văn
bản nghị luận
khoảng 200 chữ
Số câu

Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Phong cách Giải thích ngắn Nêu một thông
ngôn ngữ văn gọn một quan điệp mà mình
bản.
điểm đặt ra tâm đắc
trong đoạn trích
2
1
1
1.0
1.0
1.0
10%
10%
10%

Nghị luận xã hội Kiểu bài nghị Các khái niệm Huy động kiến Lời văn săc sảo,
luận xã hội
liên quan đến thức về đời sống cảm xúc sâu.
vấn đề nghị xã hội làm rõ
luận.
vấn đề.
Số câu
1
2.0
Tạo lập bài văn
Nghị luận văn .
nghị luận văn học
học
phân tích một tác
phẩm, đoạn trích
văn xi.
Nhận biết

Thơng hiểu

Số câu

4
3.0
30%

1
20%

Tổng số câu


2

1

3

1
50%
6

Tổng số điểm

1

1

8

8

10%

10%

80%

100%

Tỉ lệ


1
1

Cộng


SỞ GD&ĐT AN GIANG
TRƯỜNG THPT CHI LĂNG
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2021
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể phát đề)

Đọc đoạn trích sau:
Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ. Đó là lời Giáo sư Ngơ Bảo Châu, khi kể về một câu
chuyện lúc ông học cấp hai. Thầy giáo phát hiện áo mưa của mình xếp trên bàn đã bị cuộn thành quả
bóng dưới chân bạn Huy. Khi thầy truy hỏi, chỉ có bạn Huy nhận lỗi. Ơng thầy thốt lên: “Tơi rất
buồn, vì nhiều người khác khơng dám nhận lỗi”. Khi đó, Ngơ Bảo Châu rất xấu hổ vì làm sai mà
khơng dám nhận. Về sau, ông và vợ mình đều rút ra bài học: muốn thành người tử tế, phải biết xấu
hổ.
Tại sao con người cần biết xấu hổ khi làm điều sai, việc xấu, hay nói cách khác, khi phạm lỗi?
Câu hỏi này rất quan trọng, vì cách xử sự của một người đối với sự xấu hổ sẽ biểu hiện nhân cách
người đó…
Trong quá trình đấu tranh giữa thiện - ác, xấu - tốt trong một con người, sự xấu hổ khi làm
điều sai quấy có vai trị đặc biệt. Con người khơng là thần thánh, nên ai cũng từng lầm lỗi, lớn nhỏ,
nặng nhẹ. Sự xấu hổ là cái mà xã hội văn minh gọi là “lương tâm cắn rứt”. Nếu người ta để cho sự
xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ
dần dần biến mất.

(Trích Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt! - Trương Trọng Nghĩa, Báo Người đô thị)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Theo tác giả, sự xấu hổ có những vai trị gì đối với con người?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần
cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lịng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao
nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ơi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn
mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dịng nước mắt... Biết rằng chúng nó có ni
nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo
đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới
lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thơi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng
được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó,
chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":
- Ừ, thơi thì các con đã phải dun phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra
sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông
giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về
sau.”

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 28-29)
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn trên.


SỞ GD&ĐT AN GIANG
TRƯỜNG THPT CHI LĂNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2021
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp
án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo khơng sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và
được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0.5 (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0
điểm).
II. Đáp án và thang điểm
Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
I. ĐỌC - HIỂU
3.0
0,5

1 - Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận
- Theo tác giả, sự xấu hổ sẽ khiến con người ngần ngại khi phạm lỗi; là lực cản để người
ta không dấn sâu hơn vào tội lỗi, và giúp người ta trở lại làm người tử tế vào một lúc
0,5
2 nào đó, khi có một cơ hội nào đó.
xấu hổ: là cảm giác hổ thẹn khi thấy mình có lỗi; chai lỳ: là sự trơ, lỳ của cảm xúc. Cả
câu: Khi để cho cảm giác hổ thẹn trơ đi, lỳ đi, con người sẽ làm những việc xấu, ác mà
3
không cảm thấy day dứt hay có lỗi và những điều tốt đẹp trong họ sẽ dần mất đi.
1,0
Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc khơng đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục về mối
1,0
4 quan hệ giữa người tử tế và cảm xúc xấu hổ
Tổng điểm Phần Đọc – hiểu
3,0
II Câu II. LÀM VĂN
7.0
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.
2.0
a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc
xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.

0,25

0,25


c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng
cần làm rõ ý nghĩa của những việc tử tế đối với con người và xã hội. Có thể theo những
hướng sau:
- Việc tử tế là những việc làm đúng đắn, tích cực, tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
- Việc tử tế đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc chính đáng cho những người sống quanh
mình và cho chính mình.
- Việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng
đồng xã hội tốt đẹp, văn minh.

1,0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Câu 1

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0,25


e. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận
Tổng điểm Câu 1
Câu 2. Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong
đoạn văn trên.
I.MỞ BÀI

0,25
2,0


- Vợ nhặt là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, viết về cuộc sống ngột ngạt của nhân dân ta mà
tiêu biểu là gia đình bà cụ Tứ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
0,25
-Ngòi bút nhân đạo của Kim Lân vừa thể hiện ở sự phát hiện khẳng định vẻ đẹp tinh
thần ẩn giấu sau cái bề ngoài xác xơ vì đói khổ của nhân vật.
0,25
-Trong ba nhân vật của truyện (bà cụ Tứ, Tràng và người đàn bà vợ Tràng), cụ Tứ, mẹ
Tràng, là nhân vật có tâm trạng phức tạp mà nhân hậu vô cùng di thể hiện nổi bật nội
dung nhân đạo sâu sắc, cảm động trong tác phẩm.
0,25
Ngòi bút tài hoa của Kim Lân đã diễn tả rất thành cơng trạng thái tâm lí đó
0,25
II. THẢN BÀI
1. Sự ngạc nhiên đến sững sờ
- Tình huống đặc biệt làm cho bà cụ Tứ ngạc nhiên, ây là việc con trai mình lấy vợ. Bà
cụ ngạc nhiên vì con mình nghèo, xấu xí, dân ngụ cư lại đang thời buổi đói khát, ni
thân chẳng xong.
-Tràng cịn dám lấy vợ, rước thêm miệng ăn. Khi bà cụ đi làm về muộn, thấy người đàn
bà ngồi ở đầu giường con mình rất ngạc nhiên, càng ngạc nhiên hơn khi được người đàn
bà chào bằng u và được Tràng giới thiệu: “Kìa nhà tơi nó chào u”..”Nhà tơi nó mới về
làm bạn với tôi đấy u ạ”. Bà ngạc nhiên đến mức khơng cịn tin được vào mắt và tai
mình : “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn thì
phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lẫn nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay sang
nhìn con tỏ ý không hiểu”.
2. Vừa mừng vừa tủi
Câu 2

- Khi đã vỡ lẽ, đã hiểu ra con mình “nhặt” được vợ, bà “cúi đầu nín lặng”. Bà liên tưởng
đến bao cơ sự “ối ăm” “ai ốn” “xót thương” cho số kiếp của đứa con mình. Bà liên

tưởng đến người chồng quá cố, đến đứa con gái đã qua đời, lòng bà trĩu nặng tủi buồn,
xót xa.
- Bà cụ Tứ mừng cho con từ nay yên bề gia thất, tủi thân làm mẹ không lo nổi vợ cho
con. Giờ đây giữa lúc người chết đói “như ngả rạ" lại có người theo con trai bà về làm
vợ. Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn. Biết lấy gì để
cúng tổ tiên, đế trình làng khi con đã có vợ. Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì
thương con dâu khơng biết làm sao vượt qua nổi khó khăn này.
-“Trong kẽ mất kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt”. “Chúng mày lấy nhau
lúc này, u thương q!...” “ừ thơi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng
mừng lòng...”. “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Bao nhiêu tình
yêu thương chân thành tha thiết của ngưòi mẹ thể hiện trong những lời giản dị mộc mạc
ấy.
- Bà cụ xót xa thương dâu, thương con, tủi phận mình: “bà cụ nghẹn lời khơng nói được
nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Bao nhiêu lo lắng ngổn ngang trong lòng.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

3. Nỗi lo
- Bà cụ Tứ lo lắng thực sự cho con trai, con dâu, lo cho cái gia đình nghèo túng của

0,25



bà giữa lúc đói kém này liệu có ni nổi nhau? Tương lai rồi sẽ ra sao... Bà chấp nhận
cái “hạnh phúc” ối ỗm éo le của gia đình. Ngẫm cái phận nghèo bà tự nhủ: “Có gặp
bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ
được..”. Bà chỉ biết khun con, khuyên dâu thương yêu nhau, ăn ở hoà thuận với nhau
để cùng vượt qua cơn khốn khó.
-Đó là nỗi lo, nổi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời có tấm lịng sâu thẳm đối với
mình. Trong sự lo lắng tủi hờn vẫn nhen nhóm một niềm tin.
4. Niềm tin
- Trong cái mừng, cái tủi, cái lo, người đọc vẫn thấy được niềm vui của cụ. Một niềm
vui tội nghiệp không sao cất cánh lên được, cứ bị cái buồn, cái lo níu kéo xuống. Nhưng
bà cụ Tứ cố vui và gắng làm cho con, cho dâu vui.
+ Vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai: “Rồi ra may mà ông giời cho khá…” ai giàu ba
họ ai khó ba đời. Có ra thì con cái chúng mày về sau. Bà cụ “nói tồn: chuyện vui, tồn
chuyện sung sướng sau này".
+ Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa. Bà cụ giẫy cỏ cho sạch vườn. “Cái
mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa”.
+ Vui trong bữa cơm sáng, bữa cơm đầu liên có con dâu đó là một bữa “tiệc với món
cháo lỗng và món “chè khối” đắng chát - một bữa ăn ngày đói rất thảm hại nhưng bà
cụ cố tạo ra niềm vui để động viên an ủi con trai, con dâu.
- Mặc dù cuộc sống khắc nghiệt, ngặi nghèo đến tàn bạo đã đầy đoạ mẹ con bà. Bà vẫn
cố tạo khơng khí hồ thuận ấm cúng trong gia đình và kể chuyện làm ăn, ni gà... tươi
cười đon đả múc cho con dâu những bát cháo cám.
-Tuy nhiên cái vui ấy, dù là rất nhỏ bé mà vẫn mong manh, vẫn chìm đi trong cái tăm tối
hiện tại: Tiếng khóc, mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết đói. Bà cụ nghĩ đến
ơng lão, đến đứa con út, đến cuộc đời cực khổ dài dặc dặc của mình, đến cái “đói to”
trước mắt. Bà cụ phấp phỏng nghĩ về con trai, về con dâu.
Nhân vật bà cụ Tứ mang nét đạo lí truyền thống:
- Trong cái thân hình khẳng khiu, tàn tạ, với “cái mặt bủng beo, u tối” '"bà vẫn nung
nấu một ý chí sống mãnh liệt. Bà là hiện thân của những người mẹ nghèo khổ mà từng

trải, hiểu biết: hết lòng thương yêu con, yêu thương những cảnh đời tội nghịêp, oái oăm.
Bà nung nấu một khái vọng về cuộc sống gia đình hạnh phúc.

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

III. KẾT BÀI
-Qua nhân vật bà cụ Tứ, với những diễn biến tâm trạng phức tạp - dưới ngòi bút nhân
đạo của Kim Lân - nội dung nhân đạo sâu sắc, cảm động của “Vợ nhặt” đã động chạm
đến nơi sâu thẳm nhất của lòng người, bắt độc giả phải khóc, phải cười, phải sống cùng
nhân vật của mình.
0,25
Tổng điểm Câu 2
5,0
Tổng điểm toàn bài
10,00



THIẾT LÂP KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPTQG
2020 – 2021
MƠN NGỮ VĂN

Mức
độ

Nhận biết

Thơng hiểu

Vận dụng

Vận dụng
cao

Cộng

Chủ đề
I. Đọc hiểu

- Nhận biết:

- Ngữ liệu: + Phương thức
01 đoạn trích biểu đạt của văn
hoặc văn bản. bản.
-Tiêu chí:
+Dài khoảng
200 chữ.


+ Phát hiện cụm
từ ngữ chứa nội
dung theo yêu
cầu của đề.

+ Nội dung

- Hiểu được nghĩa - Nhận xét, đánh
của từ, câu, hình giá tư tưởng, quan
ảnh… trong văn điểm, tình cảm…
bản

của tác giả trong

- Nhận ra biện

văn bản.

pháp tu từ và hiểu - Trình bày suy
được vai trị, ý nghĩ của bản thân
nghĩa

của

pháp tu

biện về vấn đề đặt ra
từ đó trong văn bản

trong câu/ đoạn


đề cập những

văn.

vấn đề gần
gũi, phù hợp
với tâm lí,
trình độ học
sinh.
Số câu

02

01

01

04

Số điểm

1,0

1,0

1.0

3,0



Tỉ lệ
II.

10%

10%

10%

30%

- Hiểu vấn đề cần

- Vận dụng những

- Biết rút ra bài

nghị luận

hiểu biết về xã hội

học đối với bản

về nội dung,

và các thao tác lập

thân.


hình thức nêu

luận để đánh giá,

trong đề bài.

phân tích vấn đề

Phần

Làm văn
1. Viết đoạn - Nhận biết
văn

nghị được yêu cầu

luận xã hội

hợp lí, thuyết phục
Số câu

01

01

Số điểm

0,5

0,75


0,5

0,25

02

Tỉ lệ

5%

7,5%

5%

2,5%

20%

2. Nghị luận
văn học
Văn

bản

“Người lái đị
Sơng Đà” của
Nguyễn Tuân

- Nhận biết


- Hiểu được

- Vận dụng kiến

- Cảm nhận

những nét chính những yếu tố liên

thức đã học, trình

tổng hợp về vẻ

về tác giả, tác

quan đến ngữ liệu

bày cảm nhận về

đẹp đối lập

phẩm và phạm

trích dẫn: vị trí

vẻ đẹp của hình

nhưng thống

vi u cầu nêu


đoạn trích, nội

tượng Sơng Đà

nhất trong

trong đề bài

dung chủ đạo,

trong hai đoạn văn

hình tượng

hình tượng nghệ

Sơng Đà cùng

thuật và đặc điểm

nét đặc sắc

của nó, các

phong cách

phương tiện biểu

nghệ thuật


đạt…

Nguyễn Tuân.
01

01

Số câu
Số điểm

1,5

1,75

1,0

0,75

5,0

Tỉ lệ

15%

17,5%

10%

7,5%


50%


Cộng

3,0

3,5

2,5

1,0

10

30%

35%

25%

10%

100%


SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG

KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I


TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NĂM 2020 - 2021

NGUYỄN TRÃI

Bài thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 10/1/2021

ĐỀ THI THỬ

Thời gian: 120 phút (khơng kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây:
Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích
cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng
thất bại như là một cơng cụ để học hỏi và hồn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ
phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả
năng của chính mình.
Tơi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút
kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc
đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành cơng
bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản
từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô
cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện
ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood.

Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó
cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như
“Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp
thêm sức mạnh để ta vươn tới thành cơng.
(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt
Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn
trích.


Câu 2 (0,5 điểm) Theo đoạn trích, mặt tích cực của thất bại mà “người thành cơng
ln dùng” là gì?
Câu 3 (1,0 điểm) Việc trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling,
Ngơi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì đối với lập luận của tác giả?
Câu 4 (1,0 điểm) Anh /Chị có đồng tình với ý kiến “thất bại là động lực tiếp thêm
sức mạnh để ta vươn tới thành cơng” khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải biết chấp
nhận thất bại trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về hình tượng Sơng Đà trong hai đoạn văn sau:
… “Hùng vĩ của Sông Đà không chỉ có thác đá. Mà nó cịn là những cảnh đá bờ
sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách
đá thành chẹt lịng Sơng Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném
hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ
kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm

thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào
trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện…”
… “Cảnh ven sơng ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông
này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô mới nhú lên
mấy lá non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra
những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ
sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích
tuổi xưa. Chao ơi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp - lê của một
chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ
ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tơi lừ lừ trơi trên một mũi
đị. Hươu vểnh tai, nhìn tơi khơng chớp mắt mà như hỏi tơi bằng cái tiếng nói
riêng của con vật lành: “Hỡi ơng khách Sơng Đà, có phải ơng vừa nghe thấy một
tiếng cịi sương?”
(Trích: “Người lái đị Sơng Đà” – Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, năm 2019, trang 186 - 191)


ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN NGỮ VĂN
Phần
I

Câu
1
2

3

4


II
1

Nội dung

ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Mặt tích cực của thất bại mà những người thành công
luôn dùng: coi thất bại như là một cơng cụ để học hỏi và
hồn thiện bản thân
Việc trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison,
J.K.Rowling, Ngơi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng
đối với lập luận của tác giả:
- Là dẫn chứng minh họa cho luận điểm: người thành
công luôn dùng thất bại như một cơng cụ để học hỏi và
hồn thiện bản thân.
- Tăng sức thuyết phục cho lập luận của tác giả, khẳng
định sự cần thiết của việc rút kinh nghiệm từ những lần
thất bại.
- HS có thể đồng tình/ phản đối/ đồng tình một phần
+ Đồng tình vì: Khi thất bại, con người càng khao khát
thành công nên sẽ nỗ lực hành động hơn nữa. Ngoài ra,
thất bại cũng giúp con người có được những bài học bổ ích
để tăng khả năng thành cơng ở những lần sau.
+ Phản đối vì: Thất bại dễ tạo cảm giác chán nản, mất
niềm tin vào bản thân và mọi người, khơng cịn nhiệt tình
và nỗ lực hành động nữa…
+ Đồng tình một phần: kết hợp hai cách lí giải trên
LÀM VĂN
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ

của bản thân về sự cần thiết phải biết chấp nhận thất
bại trong cuộc sống.
a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,
qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải
biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để

Điểm
3,0
0,5
0,5

1,0

1,0

7,0
2,0

0,25

0,25
1,25


triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải
làm rõ sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc

sống.
Có thể theo hướng:
- Chấp nhận thất bại là gì?
Là thừa nhận những điều mình chưa làm được mà khơng
né tránh,phủ nhận nó.
- Biểu hiện: khơng ảo tưởng, không rơi vào trạng thái
hoang mang lo sợ khi không đạt được điều mong muốn.
- Sự cần thiết phải chấp nhận thất bại:
+ Là nhận thức đúng về quy luật của cuộc sống: con
đường đến với thành công không dễ dàng, đơn giản mà
phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách
+ Giúp con người tìm lại sự thanh thản, bình n trong
lịng sau một q trình nỗ lực hành động nhưng khơng đạt
mục tiêu đề ra.
+ Giúp con người có khả năng nhìn nhận khách quan
những mặt cịn hạn chế của bản thân, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm, tìm ra những phương cách khắc phục, sửa
chữa.
- Bài học: Cần biết chấp nhận thất bại để vươn lên, đạt
thành cơng trong tương lai.

2

d. Chính tả, ngữ pháp và sự sáng tạo
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
- Có những cách kiến giải mới mẻ
Cảm nhận về hình tượng Sơng Đà trong hai đoạn trích

0,25


0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,
Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
0,5
Hình tượng Sơng Đà trong hai đoạn trích
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ
và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút 0,5
“Người lái đị Sơng Đà”.
Nguyễn Tn là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc


đáo, sở trường về thể tùy bút.
Tùy bút “Người lái đị Sơng Đà” là kết quả của chuyến đi
thực tế lên Tây Bắc năm 1958 của tác giả với mục đích
phát hiện và ngợi ca “chất vàng” của thiên nhiên và “chất

vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn người lao động”.
Trong tùy bút này, tác giả đã tập trung khắc họa vẻ đẹp
của hình tượng Sơng Đà với hai nét tính cách đối lập
nhau: hung bạo và trữ tình. Điều đó được thể hiện qua
những đoạn văn miêu tả quang cảnh đơi bờ
* Cảm nhận hình tượng Sơng Đà trong hai đoạn trích
Đoạn văn 1:
- Vị trí: nằm ở phần đầu đoạn trích, miêu tả tính cách
hung bạo của Sông Đà qua quang cảnh bờ sông.
- Hung bạo của Sông Đà được gợi ra từ cảnh đá bờ sông
dựng vách thành thẳng đứng như bức tường thành che
khuất ánh sáng nên “mặt sơng lúc đúng ngọ mới có mặt
trời”.
- Lịng sơng trở nên hẹp và sâu. Độ sâu đó được tác giả
ước lượng bằng thị giác: “nhẹ tay ném hịn đá qua bên
kia vách”… và dùng một hình ảnh của cảm giác: “Ngồi
trong khoang đò…đèn điện”. Câu văn là kết quả của sự
liên tưởng, so sánh độc đáo, bất ngờ. Qua đó khắc sâu ấn
tượng về sự dữ dội của dịng sơng và cảm giác ớn lạnh
của lịng người trước sức mạnh tự nhiên.
-> Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh tế, trí tưởng
tượng phong phú và ngơn từ giàu sức tạo hình của tác giả.
Câu văn ngắn, ngắt nhịp và co duỗi linh hoạt.
Đoạn văn 2:
- Vị trí: nằm ở phần cuối đoạn trích, miêu tả vẻ đẹp trữ
tình của dịng sơng qua cảnh vật đôi bờ.
- Cảnh vật bên bờ sông mang vẻ đẹp của một sự sống mới
bắt đầu: non tơ, tinh khiết. Tác giả đã khéo chọn những
hình ảnh gợi ra vẻ tươi non, mỡ màng của cỏ cây như: “cỏ
gianh đồi núi đang ra những nõn búp, đàn hươu cúi đầu

ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm…”. Bức tranh khung
cảnh thấm đẫm chất thơ và họa được vẽ bằng cả tâm hồn
rộng mở với thiên nhiên.
- Khung cảnh yên tĩnh như ngưng đọng thời gian để tác
giả nảy sinh những liên tưởng tới quá khứ: “Hình như từ

2,5
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25


đời Lí đời Trần đời Lê, qng sơng này cũng lặng tờ đến
thế mà thôi”. Suy tư hướng nội kết hợp so sánh liên
tưởng độc đáo, bất ngờ.
- Thiên nhiên hiền hịa, thanh bình như thuộc về một thế
giới khác: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ
sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Phép
0,25
so sánh độc đáo, dùng không gian để gợi mở thời gian,
mở rộng biên độ làm nổi bật vẻ đẹp hồn nhiên, trong
sáng, nguyên thuỷ của buổi sơ khai. Trong khung cảnh

êm đềm đó, con người và thiên nhiên như có mối giao
cảm, để tác giả tưởng tượng đến tiếng nói riêng của con
vật lành:“ Hỡi ơng khách Sơng Đà, có phải ơng vừa nghe
thấy một tiếng cịi sương?”
- Trước vẻ thanh bình của cảnh vật, tác giả thể hiện suy tư 0,25
hướng nội: khao khát được thấy sự hiện diện của văn
minh cơ khí để dịng sơng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống
của con người: “Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì
một tiếng cịi xúp - lê…”
0,25
- >Đoạn văn sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng
bất ngờ thú vị, cấu trúc câu văn trùng điệp. Từ ngữ chọn
lọc, độc đáo, gieo vần ngắt nhịp như thơ. Hình ảnh lãng
mạn, bay bổng. Sử dụng kiến thức hội hoạ, thơ ca để
miêu tả. Tất cả đã giúp Nguyễn Tuân tái hiện được vẻ trữ
tình và thơ mộng của Sông Đà.
* Đánh giá
0,5
- Hai đoạn văn thể hiện sự vận động của hình tượng Sơng
Đà: dịng sơng hùng vĩ, thác ghềnh giữa đại ngàn Tây Bắc
nhưng lại rất đỗi trữ tình, thơ mộng, từ đó làm nổi bật hai
nét tính cách đối lập: hung bạo và trữ tình.
Đó cũng chính là “chất vàng” của thiên nhiên Tây Bắc mà
tác giả đã cất cơng tìm kiếm.
- Đặc sắc phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa,
uyên bác, với những trang viết đầy trí tuệ về vẻ đẹp cảnh
sắc non sơng, đất nước.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách

0,25
0,5


diễn đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM

Người duyệt đề:
1. Nguyễn Thị Hoàng Hải
2. Đinh Thị Ngọc Vân

10,0

Người ra đề và soạn đáp án:
Nguyễn Thị Thu Trang


SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2021 LẦN I
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (Khơng kể thời gian giao đề)

Họ, tên thí sinh:…………………………………….…Số báo danh………………………...
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Một người trẻ nói: “Tơi vốn quen sống ngẫu hứng, tôi muốn được tự do. Kỷ luật không
cho cuộc sống của tơi điều gì”. Bạn có biết khi quan tâm quá nhiều đến điều có thể nhận được
sẽ khiến bản thân mê đắm trong những điều phù phiếm trước mắt. Kỷ luật chính là đơi cánh lớn
nâng bạn bay lên cao và xa. Người lính trong quân đội được học từ những điều cơ bản nhất của
kỷ luật như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn cơm đúng bữa, gấp quân trang đúng cách,… cho
đến những kỷ luật cao hơn như tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, đồn kết trong tập
thể,…Tất cả những điều đó để hướng tới một mục đích cao hơn là thao trường đổ mồ hôi chiến
trường bớt đổ máu, là tất cả phục vụ vì nhân dân vì đất nước. Đó là lý tưởng của họ. Thành
cơng đến cùng tính kỷ luật tạo dựng sự bền vững lâu dài. Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc
mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần khơng bỏ cuộc. Nó
giúp bạn giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Khơng
những vậy, kỷ luật cịn là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn. Người thầy ln đặt
ra những thử thách rèn bản thân sống có nguyên tắc hơn nhắc nhở bản thân từ mục đích ban
đầu khi ra bước đi là gì. Kỷ luật khơng lấy đi của bạn thứ gì nó đem đến cho bạn nhiều hơn
những điều bạn tưởng.
(Nguồn />Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Trong văn bản, rất nhiều thứ mà kỷ luật mang đến cho bạn là những thứ gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Kỷ luật chính là đơi cánh lớn
nâng bạn bay lên cao và xa.
Câu 4. Anh, chị có đồng tình với quan điểm của một người trẻ ở phần đầu văn bản
khơng? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về sức mạnh của
tính kỷ luật trong cuộc sống con người được gợi ở phần Đọc hiểu.


Câu 2: ( 5,0 điểm)
“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ
Sơng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình u
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước mn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng khơng biết nữa
Khi nào ta u nhau”
(Trích “Sóng”, Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét quan niệm mới mẻ và hiện đại về
tình yêu của tác giả Xn Quỳnh.
………………………………..Hết…………………………………..
( Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)


SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM


THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2021 LẦN I

NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN

Nội dung
Điểm
Phần Câu
I
ĐỌC HIỂU
3.0
0.5
1
Phương thức biểu đạt chính : Phương thức nghị luận / Nghị luận
Trong văn bản, rất nhiều thứ mà kỉ luật mang đến cho bạn là: 0.75
2
- niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc;
- giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can
đảm thực hiện tới cùng;
- là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.
0.75
3
- Biện pháp tu từ: so sánh (kỷ luật so sánh với đôi cánh lớn)
- Tác dụng: gợi hình ảnh cụ thể, giúp mọi người hình dung
được ý nghĩa của kỷ luật. Kỷ luật giúp chúng ta thực hiện nguyện
vọng cá nhân, chắp cánh cho ước mơ của mỗi người.
HS có thể đồng tình/khơng đồng tình/ đồng tình một phần trên 1.0
4
cơ sở lập luật chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Khẳng định đồng tình/khơng đồng tình/ đồng tình một phần
(0.25)
- Trình bày ngắn gọn nguyên nhân ( 0.75)
Gợi ý:
-Trường hợp khơng đồng tình: Vì cách sống của cá nhân là
do mỗi người tự quyết định. Nếu bạn muốn sống một cách tự do,
ngẫu hứng thì điều này khơng ai có thể ngăn cản hoặc bắt bạn sống
theo cách khác. Nhưng nếu nói kỷ luật khơng cho cuộc sống của tơi
điều gì thì hồn tồn sai. Kỷ luật mang đến cho ta sự quyết tâm, tinh
thần không bỏ cuộc, làm cho ta trở thành con người sống có nguyên
tắc hơn và bạn vẫn có thể sống một cách tự do, ngẫu hứng nhưng có
kỷ luật.
- Nếu đồng tình hoặc đồng tình một phần: có lí giải hợp lí.
II

1

LÀM VĂN
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ về sức
mạnh của tính kỷ luật trong cuộc sống con người được gợi ở phần
Đọc hiểu.

7.0
2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 0.25
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.



2

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của tính kỷ luật
trong cuộc sống con người
c. Triển khai vấn đề nghị luận: có thể theo gợi ý sau:
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh của tính kỷ
luật trong cuộc sống con người. Có thể triển khai theo hướng sau:
- Tính kỷ luật là: sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong
công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc.
- Sức mạnh của tính kỷ luật: Giúp con người xác định rõ mục
tiêu cần hướng đến, rèn luyện được tinh thần kiên trì, khơng bỏ
cuộc, vượt qua mọi khó khăn để với tới được sự thành cơng.Tính kỉ
luật có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác.
- Hiểu được sức mạnh của tính kỷ luật, rèn luyện ý chí, quyết
tâm chinh phục những điều lớn lao. Phê phán những người sống
thiếu kỷ luât, vô tổ chức, sống thiếu nghị lực và quyết tâm.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét quan
niệm mới mẻ và hiện đại về tình yêu của tác giả Xuân Quỳnh.

0.25

1.0

0.25

0.25
5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài 0.25
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình tượng sóng và tâm
trạng của người phụ nữ đang yêu trong đoạn thơ, nhận xét quan 0.25
niệm mới mẻ và hiện đại về tình u của tác giả.
c. Triển khai vấn đề:
Có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giới thiệu chung:
- Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng

0.5

- Giới thiệu hình tượng Sóng, tâm trạng người phụ nữ đang u.
2. Cảm nhận về hình tượng sóng và tâm trạng người phụ nữ
đang yêu
- Bài thơ dựa trên sự tương đồng, hịa hợp giữa hai hình tượng sóng
và em. Sóng chính là ẩn dụ của em- người phụ nữ đang u. Sóng
giống như em và sóng cũng chính là em. Với mỗi khám phá về sóng,
em lại thấy có mình ở trong đó.

2.25


×